Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Mùa Đông Pleiku


Tôi như con chim nhặt bông cỏ trên đồng
Chiều chập choạng giật mình bay tìm tổ
Nghe xao xác cành nghiêng và lá đổ
Tiếng tàn thu và se lạnh đông về

Dã quỳ vàng rắc nắng ngập lối đi
Dìu dặt gió con bướm vàng bỡ ngỡ
Lại một mình thôi! Chiều loang hơi thở
Đông Pleiku – thương đến lạ ơi người!

Em xúng xính trong khăn quàng áo ấm
Thong thả gót, phố nghiêng nhìn ngơ ngẩn
Sương mỏng mảnh buông mờ bụi phấn
Vút tầng không mây trắng cánh bông xòe

Tôi tìm về hơi ấm giữa tình thương
Ly cà phê nồng nàn thơm đắng ngọt
Gặp chút lạnh mà xao lòng câu hát
Chín mùa đông cho môi má em hồng

Pleiku, 11/2013
Hương Ngọc

Bảy Điều Tôi Học Từ Cuộc Sống


1. Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi không thể bắt người khác yêu mến mình, tất cả những điều tôi có thể lảm là cố gắng trở thành một người đáng được yêu mến..

Cuộc sống muôn màu, hãy biết sống và yêu thương nó.

2. Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi có thể đúng khi giận dữ ai đó nhưng không thể chấp nhận bất cứ lý do nào cho việc tôi biến thành một kẻ tàn nhẫn với người khác...

3. Tôi đã học được từ cuộc sống: cho dù bạn bè tôi tốt như thế nào cũng sẽ có lúc họ làm tôi bị tổn thương và tôi phải biết tha thứ cho điều đó...

4. Tôi đã học được từ cuộc sống: trước khi muốn tha thứ cho người khác, tôi phải tập tha thứ cho chính bản thân mình...

5. Tôi đã học được từ cuộc sống: khi một người không yêu mến tôi như tôi như tôi mong muốn, không có nghĩa là họ không yêu mến tôi hết lòng...

6. Tôi đã học được từ cuộc sống: mình phải mất nhiều năm để tạo lòng tin nơi người khác nhưng lại có thể đánh mất nó chỉ trong một giây...

7. Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi phải luôn cẩn trọng vì những lỗi lầm tôi gây ra trong một khoảnh khắc, có thể làm tôi hối hận cả một đời....

Vũ Thị Bạch Hằng Sưu tầm

Sư Phạm Vĩnh Long Họp Mặt Kỳ 15 Lớp 6 Khóa 8 -Bến Tre 2011



Quay phim và Thực Hiện: Huỳnh Hữu Đức 

Nhớ



Chiều trôi mấy lượt chiều trôi
ngậm ngùi nhìn dáng ngày đời dần phai
cơn mưa đ hạt thưa dày
mây giăng màu xám kín đầy hoàng hôn

Xanh xao khoảng trống tâm hồn
mà nghe nhưng nhức nỗi lòng nhớ nhau
người xa mấy dặm giang đầu
vời trông mòn mỏi nhịp cầu chung đôi

Vầng trăng lơ lửng buông lơi
Xác xao vàng võ còn vơi dáng ngà
đêm hoang vu, đêm ngừng qua
vọng tìm cuối nẽo người xa ngút ngàn

Cuộn dâng nỗi nhớ ngập tràn
chòng chành giấc ngủ chiếu chăn quạnh lòng
vòng tay ôm giữa hư không
giọt sầu rơi rụng cay nồng mắt khuya...

Trần Thị Dã Quỳ

Thơ Tranh: Café Một Mình


Thơ & Thơ Thanh: Nam Chi

Giọt Cà Phê Môi Em




Lá xanh như áo mới
Em qua đạp nắng vàng
Gót son dừng bước đợi
Cơn gió lẻ bay sang
Giọt thơ vương mái tóc
Long lanh mắt gợn tình
Em nhìn cây lá ướt
Tiếng chim gọi bình minh
Hoa tươi khoe sắc nhớ
Cà phê nhỏ giọt thương
Nụ cười thơm hoa nở
môi ngon mùi vấn vương
Em gieo chùm hạnh phúc
làm hoa bướm ngây say
Gió mân mê cảm xúc
nơi hồn anh nắng mai

Phạm Tương Như


Aug.  17  2013

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Kỹ Thuật Một Thời-Thơ Kim Phượng-Diễn Ngâm Hương Nam

Thương tặng Chị của em và tất cả Học Trò Chị 
Kỷ niệm một thời rất đỗi dễ thương! Ngày xưa và mãi mãi......


(Cho các học sinh Kỹ Thuật dễ thương của tôi!)
Bàn tay nào chép bài thơ
Ai người dám bảo văn thơ vụng về
Áo xanh lấp cả lối về
Em thêu lại những hẹn thề trên khăn


Ngây thơ mười sáu tròn trăng
Chàng Kỹ nghệ họa băn khoăn ngượng ngùng
Cổng vào dẫn lối đi chung
Ban Toán - Chuyên Nghiệp không chung một đường


Giờ học bài toán bình phương
Cộng thêm nhân lại, tình thương học trò
Qua rồi giờ học âu lo
Sân trường Kỹ Thuật thầy trò thung dung


Phượng hồng rực sắc não nùng
Trên cành hoa sứ trắng ngần đoan trang
Cầu yêu bắc nhịp đôi đàng
Mùa hè năm ấy ngỡ ngàng xa nhau


Bao năm còn đó nỗi đau
Thời gian phủ lấp đổi màu áo xanh!?
Bầy chim vỡ tổ lìa cành
Ngày xanh còn lại tình anh dại khờ


Thơ: Lê Thị Kim Phượng - Cựu Giáo Sư Kỹ Thuật
Diễn Ngâm:Hương Nam - Cựu Học Sinh Kỹ Thuật  
Hình Ảnh: 
Trương Kỳ Quốc - Lớp 12E, Niên khóa 1974-1975  
Trần Văn Hữu - Lớp 10 " i ", Niên khóa 1974-1975 
Thực Hiện: Kim Oanh

Nhân Đọc Haiku Mà Sinh Chuyện


      Nhân bài viết về thơ Haiku một thể thơ đặc trưng Nhật Bản của anh Huỳnh Hữu Đức, đăng hai bài trên trang nhà, tôi cũng được chút hứng nối ý.

      Dân Nhật thắm nhuần Thiền vị, kinh qua Phật Đạo, họ nhập Thiền cũng như Thiền thấu nhập họ, nên nghệ thuật cắm hoa thành hoa đạo, vào gươm đao trở nên kiềm đạo, vào thư họa nên môn phái Mặc Hội, vào văn thơ hiện thời chúng ta được thưởng thức thể thơ Haiku, nghe nói Tổng Thống Nga hiện thời cũng là cao thủ Haiku.

      Sau công nguyên, các đoàn quân của nước Nhật (ông cha mở mang bờ cõi), vượt biển sang Cao Ly (Triều Tiên), vào luôn Trung Hoa, khi trở về mang theo vật phẩm có cả dân hai nước Cao Ly và Trung Hoa làm người hầu cho giới quan lại. trong số người bị bắt dùng cho mọi công việc của Hoàng thân quốc thích có vài vị là Cao Tăng.
Đạo Phật vào Nhật bằng con đường đó, đúng vào nhu cầu tâm địa của dân Nhật, nên vào thời thái tử Shotoku (574-662) cầm quyền đã có 46 ngôi chùa, và số tăng ni 376 vị, thực ra chánh thức Đạo Phật xuất hiện vào năm 538 sau Công Nguyên.

      Hai dòng Thiền chánh truyền vào đất nước Phù Tang là:

      Dòng thiền Thanh Nguyên hành tư . Từ lục tổ Huệ Năng truyền dài đến thiền sư Tào Sơn (840 – 901) nên danh môn phái Tào Động Tông, truyền nhiều đời đến Đạo Nguyên (1004) truyền vào Nhật.

      Dòng Thiền Lâm Tế, cũng sau nhiều đời đến Sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (1683-1768) truyền sang Nhật, vị này để lại cho đời bài thi mang tên Tọa Thiền Ca. Ngoài ra còn có Tông phái Hối Đường với vị sư khai sáng là Hối Đường Tổ Tâm (1024-1110) truyền cho Vinh Tây rồi cũng vào Nhật.

      Thơ riêng của Nhật là thể thơ Wata, Saigyo là nhà thơ lớn về thể thơ này cũng như thể thơ Renku (liên cú), Saigyo cũng là nhà sư du hành, đến đâu là thơ tuôn đến đấy, mãi đên gần 500 năm sau Saigyo mất Basho mới sinh ra, ông là đệ tử tục gia, và thơ thì vị thầy dìu dắt là Kitamura Kigin với thể thơ gọi là Haikai, ông vừa là nhà thơ cũng là nhà bình thơ danh tiếng thời đó, không uổng công truyền thừa, đệ tử Basho với cảm hứng sắc bén, tính cách du hành của tiền bối Saigyo, chúng ta có dòng thơ thiền vị hiện tiền HAIKU.

Tượng của Basho

      Tôi rất thich hai bài thơ Haiku của Basho qua dòng bút dịch của TUỆ-SĨ hiện ông là Hòa Thượng, nhà thơ, nhà văn học Phật giáo, thông thạo nhều ngoại ngữ, dịch nhiều thể loại sách, trong số đó có hai quyển Trung và Hạ Thiền Luận của Suzuki, mà ông biên dịch sau khi cụ Trúc Thiên vừa dịch, in xong quyển thượng thì lâm trọng bệnh qua đời
      Mời các bạn thưởng thức hai bài thơ Haiku của Basho qua nét dịch tài hoa đầy động cảm gợi tình thiền vị

Một cành cây trụi lá
Một con quạ đậu trên cành
Chiều thu sng
Một lữ khách
Xin gọi tên tôi là thế
Cơn mưa thu này
Một vũng lầy hiu hắt
Một con ếch nhảy vào
Và tiếng nước: Ôi chao!


      Và đây các bạn thưởng thức bài thơ của Saigyo, người mà năm trăm năm trước đã ảnh hưởng manh đến cách nhìn và vân du, Saigyo (Tây Hành)

Gió cuốn lên
Khói mờ trên Phú Sĩ
Bay mắt người xa xăm
Ai biết về đâu nhỉ
Cõi lòng tôi cùng lang thang


      Riêng với Basho, vốn tục gia đệ tử, học Thiền với Phật Đỉnh Quốc sư (Buccho Kokushi), một hôm Quốc Sư đến viếng ông rồi hỏi
- Lúc này con ra sao ?
Basho trả lời:
- Sau cơn mưa vừa qua rong rêu xanh hơn trước
Phật Đỉnh
- Trước khi rêu xanh thì Phật pháp là gì ?
Basho:
- Con ếch nhảy vào nước, kìa tiếng động

      Theo dân gian, người ta nói kể từ đó Haiku bắt đầu, bởi trước thời Basho Haiku chỉ là lối chơi chữ chứ không liên hệ chi đến đời sống, chỉ đến thời Basho cùng với Thiền tâm đã tạo nên những Haiku bất hủ, lay động tâm con người.

      Vào thời Vu Lan ghi lại, dựa theo hai quyển Thiền luận trung và hạ do Tuệ Sĩ dịch.

Trương Văn Phú


Thơ Tranh: Chiều Tà


Thơ & Chụp Ảnh: DTTN ( Biện Công Danh)
Thơ Tranh: Kim Oanh

Muối Mặn Gừng Cay



Ca dao muối mặn gừng cay
Bẻ ra hạt muối làm hai chấm gừng
Hai mình từ thuở người dưng
Gặp nhau là cứ ngập ngừng nhìn nhau


Bây giờ trầu quấn thân cau
Cau thì bổ sáu têm trầu quệt vôi
Trót đem muối xẻ làm đôi
Thì đừng nói chuyện chia phôi mai nầy


Ngàn năm gừng vẫn còn cay
Trăm năm hạt muối chia hai mặn lòng.



Vĩnh Trinh

Đêm Đêm Ngồi Ngắm Sao Trời



Đêm đêm ngồi ngắm sao trời
Hỏi lòng có phải là người Việt không?
Nếu dòng Hồng Lạc Tiên Rồng
Cớ sao lại phải sống rong xứ người?

Ngổn ngang dỡ khóc, dỡ cười
Nỗi buồn man mác không lời lâng lâng
Vong mệnh,vong quốc,vong thân
Cuộc đời dâu bể phong trần đôi vai

Thương cho thân phận lạc loài
Nỗi sầu viễn xứ biết ai thấu cùng?
Dẫu quê xa cách nghìn trùng
Lòng ta ôm ấp tâm trung bóng hình

Tuy nghèo ta vẫn thấy xinh
Ruộng đồng tươi tốt thắm tình quê hương
Vẫn còn nhớ những con đường
Ngày ngày cắp sách đến trường tung tăng

Màu hoa tim tím bằng lăng
Bụi tre xào xạc gốc măng sau nhà
Rung rinh dưới ánh trăng ngà
Hàng cây mướp đắng,khổ qua trên giàn

Ngày xuân lộng lẫy mai vàng
Những tràng pháo nổ rộn ràng đâu đây
Dẫu còn lưu lạc phương Tây
Phương Đông vẫn nhớ những ngày ấu thơ

Thời gian đâu có đợi chờ
Tóc xanh nay đã bạc phơ một màu
Chấp tay khấn nguyện trời cao
Tấc lòng thành được xin trao cho Người

Việt Nam thương nhớ muôn đời
Cánh chim phiêu lãng trên trời  bơ vơ

Lê Phạm Trung Dung
November 22, 2013

Hòn Non Bộ Tạc Từ Sách - Guy Laramee

Sách vở ích gì cho buổi ấy 
Áo cơm nghĩ lại thẹn thân già
(Xuân Nhật Thị Chư Nhi)
Nguyễn Khuyến

      Thật khó để tin những hòn non bộ này được khắc từ những cuốn sách bách khoa toàn thư. Nghệ sĩ Guy Laramee đã biến những cuốn sách thông tin nặng nề thành những phong cảnh núi non, hang động hùng vĩ. Những khối bê tông, những vách đá sừng sừng bổng trở nên mềm mại và uyển chuyển dưới bàn tay khéo léo của Guy Laramee.

      Có hai bộ tác phẩm theo chủ đề The Great Wall and Biblios – Vạn lý Trường Thành và Những cuốn sách ( ma thuật), được điêu khắc tỉ mĩ từ những cuốn sách cũ. Vì sao chủ đề lại là những núi đá? Chúng ta cùng nghe anh tâm sự:

      “Một núi kiến thức không được sử dụng nữa sẽ chỉ được gọi là “núi”. Núi khi bị xói mòn sẽ trờ thành những ngọn đồi, sau đó đó trở thành những đồng bằng và như nó chưa bao giờ tồn tại. Một khối đồ sộ các cuốn bách khoa toàn thư khi không sử dụng nữa thì nó nên trở về như bản chất của nó”

      Chuyên gia điêu khắc này đã tham gia trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. 30 năm lao động miệt mài, Laramee đã từng co nhiều hoạt động nghệ thuật bao gồm thiết kế nhạc cụ, sáng tác âm nhạc, hội họa, điêu khắc, sân khấu. Những hoạt động nghệ thuật tiếp đến của ông sẽ được tổ chức tại Galerie d’Artd’Outremont trong tháng 4 năm 2012.





































Guy Laramee
Đặng Anh Tuấn - Sưu tầm


Thơ Ngâm:U Tình - Thơ Vũ Hoàng Chương - Mai Hiên diễn ngâm (HQ)


Thơ: Vũ Hoàng Chương
Diễn Ngâm:Mai Hiên
Thực Hiện: Quang Võ

Cây Tre Trăm Mắt




Ngày xưa, có một anh nông phu nhà rất nghèo, phải đi ở cho một phú ông. Phú ông tính rất keo kiệt. Đối với kẻ ăn người ở, hắn có rất nhiều mánh khóe để bòn công mà không phải trả thêm tiền. Trong nhà hắn có một cô con gái chưa gả chồng. Thấy anh đầy tớ tuổi đã lớn mà chưa có vợ, hắn vờ vịt:

- Cứ cố làm việc đi con ạ! Lão sẽ gả con gái cho!

Vốn tính thật thà nên khi nghe lời đường mật của chủ, anh chàng bỗng nuôi hy vọng làm rể phú ông. Từ đó, anh đổ sức ra làm việc không biết mệt. Trời chưa sáng anh đã lội bì bõm ở ngoài đồng; cho đến tận khuya vẫn còn trần lực xay lúa giã gạo, kéo trục, bện thừng, v.v... Bao nhiêu công việc của chủ giao, dù khó khăn nặng nhọc thế nào, anh cũng không từ chối.

Phú ông thấy mưu mình đắt thì mừng lắm. Đứa con gái của lão đời nào lão lại chịu gả cho hạng người như anh. Lão đã nhận lời gả cho con một nhà giàu ở làng bên cạnh vừa mang trầu cau đến chạm ngõ.

Song để giấu anh, lão bắt mọi người phải giữ kín. Còn anh, anh vẫn không nghi ngờ gì cả, vẫn quần quật làm việc và gửi gắm hy vọng vào ông chủ.

Lật đật mà ngày cưới của cô gái đã đến. Hôm ấy trong nhà phú ông người ta bày bàn dọn ghế, giết lợn mổ gà tấp nập. Để cho anh đầy tớ khỏi sinh sự lôi thôi làm lỡ cuộc vui của con mình, phú ông gọi anh đến và bảo:

- Con làm việc khá lắm, lão rất ưng ý. Hôm nay lão đã sửa soạn cỗ bàn rồi đây. Nhưng mà con cũng phải có gì làm sính lễ mới được. Ta không đòi tiền bạc ruộng vườn gì cả. Cứ lên rừng chọn cây tre nào có một trăm đốt chặt mang về đây, lão sẽ cho làm lễ thành hôn. Nếu không có thì lão gả cho người khác đấy!

Anh chàng đứng ngẩn người ra một lúc, nhưng sau đó người ta thấy anh cầm rựa cắm cúi ra đi. Lên rừng, anh cố tìm những bụi tre cao rồi lách vào mà chặt. Nhưng mỗi một cây tre ngả xuống là một lần anh thất vọng. Tre trông cao ngất ngưởng là thế nhưng nhiều lắm cũng chỉ đến bốn mươi đốt là cùng.

Tuy vậy, anh vẫn không chịu nản. Anh lại luồn vào những nơi hiểm hóc có những bụi tre già, và mặc cho gai tre tua tủa cào rách cả áo, toạc cả da, anh vẫn không bận tâm, chỉ mong có một cây tre trăm đốt để mang về làm lễ dâng lên bố vợ. Anh giơ cao rựa chặt lấy chặt để. Nhưng tất cả những cây ngả xuống, đếm đi đếm lại cũng chỉ hơn những cây trước chừng dăm bảy đốt là cùng. Buồn rầu quá đỗi, anh quẳng rựa xuống đất, ngồi khóc nức nở.

Tiếng khóc của anh vang động cả núi rừng. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên trước mặt, hỏi:

- Con là ai? Cớ sao lại ngồi đây mà khóc?

Anh gạt nước mắt kể lể sự tình cho Bụt nghe. Nghe đoạn, Bụt bảo:

- Con đừng khóc nữa. Hãy đi chặt lấy một trăm đốt tre mang về đây cho ta.

Anh nông phu lập tức làm theo lời Bụt dặn. Nhưng khi mang đủ một trăm đốt tre về, thì anh lại khóc:

- Sao con lại khóc?

Anh trả lời Bụt:

- Phú ông bảo con chặt cây tre có một trăm đốt, chứ không phải chặt một trăm đốt tre!

Bụt yên ủi, rồi bày cho anh sắp một trăm đốt tre lại thành một hàng và hô mấy tiếng: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Anh làm theo lời thì màu nhiệm thay, khi mấy tiếng hô vừa phát ra, anh đã thấy tất cả các đốt tre dính vào nhau như là từ một cây sinh ra vậy. Hết sức mừng rỡ, anh vội chạy lại định mang tre về, nhưng dù lấy hết gân sức, cũng không tài nào đỡ lên vai và quay trở được. Loay hoay mãi, cuối cùng anh buông tre rồi ngồi phịch xuống đất khóc. Bụt lại hỏi:

- Làm sao con lại khóc nữa?

- Cây tre dài quá, anh đáp. Con không làm sao mà đưa về nổi.

Bụt lại bảo anh hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Anh vừa hô xong thì cũng mầu nhiệm không kém gì lần trước, những đốt tre tự nhiên rời ra ngay. Anh mừng quá, hết lời cảm ơn Bụt, rồi xếp tre làm hai bó, quảy ra khỏi cửa rừng.

Anh về đến nhà, giữa lúc hai họ đang cỗ bàn linh đình, cô dâu chú rể sắp bước vào lễ cưới. Anh lẳng lặng đặt gánh tre giữa sân rồi gọi phú ông ra nhận sính lễ. Thấy các đốt tre, phú ông vội quát:

- Tao bảo mày chặt cho được một cây tre trăm đốt, chứ có phải chặt một trăm đốt tre đâu! Rõ ngớ ngẩn!

Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghễu. Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy. Phú ông kêu la ầm ỷ. Tiếng kêu oai oái làm cho hai họ hốt hoảng đổ ra sân. Chàng rể là người đầu tiên chạy đến định gỡ cho hố vợ, nhưng hai tiếng "khắc nhập" của anh nông phu lại làm cho người hắn dính liền vào cây và đội phú ông lên đầu. Đến lượt ông thông gia đến gỡ con ra cũng bị dính vào nốt. Tiếp đó, họ nhà trai nhà gái cứ mỗi người xông vào gỡ là một lần bị dính cứng vào tre. Trong khi mọi người sợ xanh cả mắt thì anh đầy tớ vẫn bình thản đứng ở góc sân để đợi phú ông trả lời. Cuối cùng, phú ông đành phải van lạy xin được thả ra và hứa sẽ gả con gái cho anh, không dám nuốt lời nữa.

Bấy giờ anh chàng bèn hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Lập tức, phú ông và mọi người rời khỏi cây tre. Sau đó chàng rể cùng họ nhà trai cắp gói ra về. Còn anh nông phu từ đó được vợ như mong ước[1].



  KHẢO DỊ 
Tình tiết người dính vào tre lằng nhằng một lũ tương tự với tình tiết người dính vào ngỗng kéo nhau đi một đoàn của một truyện cổ tích Đức do Grim (Grimm) sưu tầm: Con ngỗng vàng. Đại khái có một chàng ngốc vào rừng đốn củi, nhờ chia bánh và rượu cho một ông tiên trá hình nên được ông cho một con ngỗng có bộ lông bằng vàng (Trước đó, hai người anh của chàng ngốc vì xấu bụng không chia bánh và rượu nên chỉ bị thương mà không được gì). Về đến quán nghỉ có ba cô gái con chủ quán lần lượt đến định nhổ trộm lông nhưng bị dính chặt vào ngỗng. Anh mang ngỗng đi, kéo theo cả ba cô. Cha xứ và những người khác đến gỡ hộ cũng bị dính vào thành một chuỗi dài. Đến kinh đô, một công chúa cả đời không cười, thấy thế thì cười ầm lên. Để cho chàng ngốc không lấy được công chúa như đã hứa trước đây (gả công chúa cho người nào làm cho nàng cười được), vua lần lượt bắt anh phải uống một hầm rượu, ăn một núi bánh, chế ra một con tàu đi được cả trên cạn lẫn dưới nước. Nhờ có ông tiên, anh đã giải quyết được cả ba việc, và sau đó được kết duyên với công chúa[2].




Chú thích:

[1] Theo lời kể của người miền Bắc.

[2] Trong Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt-nam, tập IV, có kể truyện Con ngỗng kỳ lạ cũng có những nét gần với truyện trên. Như sau:

Một người nghèo đông con, một hôm lên rừng bỗng thấy một tiên ông đánh nhau với một con quỷ. Anh giương ná toan bắn vào quỷ. Quỷ sợ bỏ chạy. Tiên ông thoát nạn, tặng anh một con ngỗng, dặn khi nào đói thì bắc nồi lên bếp hô: - "Ngỗng vào nồi đi!" ngỗng sẽ rùng mình rụng hết lông nhảy vào nồi. Ăn xong bỏ xương lại một đống rồi hô: - "Ngỗng đứng dậy!" thì ngỗng sẽ sống lại. Từ đó nhà anh không lo đói.

Lão nhà giàu nghe tin anh có con ngỗng lạ, đòi mua nhưng anh không bán. Lão đến bắt trộm nhưng khi được ngỗng, dẫu hô hết hơi, ngỗng vẫn không làm theo ý mình. Tức mình lão dùng gậy đánh. Không ngờ gậy vừa giáng xuống thì dính liền vào ngỗng, còn đầu kia dính vào tay lão, không dứt ra được. Thấy lão kêu cứu, vợ lão chạy ra gỡ lại bị dính vào gậy, lũ con gái xông vào cũng bị dính nốt. Ngỗng lôi cả nhà lão nhà giàu ra chợ rồi lôi về nhà chủ. Anh chờ cho lão nhà giàu cầu khẩn chán chê mới hô mấy tiếng: - "Ngỗng vào nồi đi" để giải thoát cho lão nhà giàu và vợ con lão.

Chúng tôi ngờ rằng truyện này ít nhiều có chịu ảnh của chuyện kia.


Huỳnh Hữu Đức sưu tầm
( Theo  http://maxreading.com/ )

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Nguyên Chương, Tâm Khúc Thở Dài


1/Những Gì Còn Lại - Ca Sĩ Nguyên Khang

2/ Hình Như Là Tình Yêu - Ca Sĩ Anh Dũng
3/ Hãy Yêu Lại Từ Đầu - Ca Sĩ Thùy Dương

Nhạc Sĩ: Nguyên Chương
Cảm Tác Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh

Độc Vận: Quê Nhà


Bỏ nước mà đi, xa quê nhà!
Xa quê càng thêm nỗi nhớ nhà
Càng xa, càng nhớ lòng quay quất
Nhìn đâu cũng tưởng bóng quê nhà.
Năm tháng dần qua, nhớ phôi pha
Chút tình quê cũ, chút tình nhà
Giờ nơi quê lạ, nhà xa lạ...
Biết gọi nơi đâu : chốn quê nhà!?!



Nam Chi

Họp Mặt CHS Phan Thanh Giản - Cái Răng - Cần Thơ 25/11/2013

Vì lý do kỹ thuật, chúng tôi không thể tổ chức đúng ngày Nhà Giáo VN 20/11. Tuy nhiên, hết sức cố gắng chúng tôi cũng tổ chức được buổi họp mặt nhân thầy chúng tôi là Gs Mạc kỉnh Trung từ Mỹ về và nhân dịp có bạn Đỗ chiêu Đức về VN lo chuyện gia đình.
Chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện :


- Gs Mạc kỉnh Trung từ Jackson MI - USA
- Chs Gs Đỗ chiêu Đức từ Houston TX - USA
- Bạn Nguyễn viết Tân từ Seine – Saint Denis - Fr.
- Chs Gs Lê minh Phán
- Chs Gs Nguyễn kim Quang
- Chs Ngũ Hài
- Chs Nguyễn lương Sinh
- Chs Lương thị Lệ Quỳnh
- Chs Quách thị Phụng
- Chs Vương thủy Tùng
- Chs Lê thị Thảo
- Chs Nguyễn kim Tiền
- Chs Trần huỳnh Mai


CHS Nguyễn Kim Quang thay mặt nhóm, mừng tuổi thầy và chúc sức khỏe thầy luôn luôn mạnh giỏi, vui vẻ.
Chúng tôi đã hàn huyên tâm sự như pháo ngày Tết. Một lúc chia nhóm ra để nói chuyện, tâm sự cho dễ hơn.
Mỗi người tự chọn món ăn, cà phê và sau cùng dùng trái cây.
Một vài bạn có hảo ý đóng góp cho buổi ăn sáng nầy và về sau khi có họp mặt… nhưng nhóm chúng tôi từ chối – vì họp mặt nhóm đã thành thông lệ.

Sau đây là vài hình ảnh chúng tôi ghi nhận :

Từ trái: Tân – Tùng – Sinh – Hài – Gs Đức – Gs Trung


Từ trái: Thảo – Phụng – Mai – Quỳnh – Tiền – ChsGs Quang


CHS, GS Kim Quang thay mặt nhóm mừng tuổi Thầy MKT
Từ trái: Hài – CHS, GS Đức – GS Trung và CHS, GS Kim Quang



Chs Gs Đỗ chiêu Đức vui mừng trò chuyện với các bạn cùng chợ
Từ trái: Lệ Quỳnh – Kim Tiền – ChsGs Đức – Chs Gs Kim Quang



      Sáng 25/11/2013, nhóm cựu học sinh PTG Cần Thơ vùng Cái Răng tổ chức buổi họp mặt, ăn sáng tại nhà hàng Ngọc Lan thuộc quận Cái Răng, vinh danh các Thầy Cô nhân ngày nhà giáo VN 20/11/2013.      
Từ trái: CHS, GS: Đức - Phán – Gs Trung – anh Nguyễn Viết Tân

Buổi họp mặt kết thúc lúc 10 giờ sáng cùng ngày.

Dương Hồng Thủy

(25/11/2013)

Hai Giọt Nước Mắt


Giọt nước mắt sắp rơi
Ngày vui đã xa vời
Mặt trời như đen tối
Cay đắng tận bờ môi

Giọt nước mắt đang rơi
Yêu đương vội xa rời
Sao vẫn còn luyến tiếc
Tình ra đi biền biệt

Giọt nước mắt sắp rơi
Kia rồi bình minh tới
Chim muông vui hót ca
Khiến lòng thêm rộn rả

Giọt nước mắt đang rơi
Đón chào tình yêu mới
Trăm hoa như hé nở
Lòng đẹp tựa bài thơ

Hai giọt nước mắt rơi
Cho những hai cuộc tình
Một vui tình yêu mới
Một khóc tình xa bay

Tình đời là thế đấy
Yêu phải chấp nhận thôi

Quên Đi



Thơ Tranh: Huế Xưa Ơi


Thơ: Hoàng Dũng
Thơ Tranh: Kim Oanh 

Khi Trở Lại




Khi trở lại và dòng sông vẫn mở
Bên bờ xưa một hình bóng bơ vơ
Con nước lớn chảy lan tràn thương nhớ
Từ bao năm cây lá đứng mong chờ.


Khi trở lại trong mắt nhìn tê tái
Bên kia bờ heo hút cả trời mây
Và đâu đó dăm mảnh đời thơ dại
Bỗng chiều nay chung một lượt thở dài.

Người trở lại nghe một bờ sông hát
Chuyện cây bần cây mắm lá xanh um
Mùa nước mặn thương đời con tép bạc
Phút giây nào sinh tử rất vô tâm.

Con nước lớn và ròng vô tận
Cuộc trầm luân vô lượng sóng luân hồi
Hỡi em thơ bên bờ cố-quận
Có mùa nào khô ráo cả buồn vui. 

 
Lý Thừa Nghiệp 

Bên Kia Sông -Thơ Nguyễn Ngọc Thạch- Nhạc Nguyễn Đức Quang - ĐànHát Suối Dâu



Thơ: Nguyễn Ngọc Thạch
Phổ Nhạc: Nguyễn Đức Quang 
Thực Hiện & Đàn Hát: Suối Dâu

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Hướng Đạo Việt Nam - Vĩnh Long 1967-1974

      Anh Bảy Hiệp dẫn cô em gái thứ Chín gia nhập Hướng Đạo vào dịp Hè 1972, tại vườn Tao Đàn Sài Gòn, nơi sinh hoạt của Hướng Đạo vào mỗi sáng Chúa Nhật.
      Chị Ba Phương may cho chiếc Jupe xếp màu xanh rất kheó, chị Sáu Phượng may cho chiếc áo màu xanh lơ tay ngắn.
      Sau ba tháng hè, trở lại Vĩnh Long, Chín Oanh lại tiếp tục sinh hoạt, cũng vào những ngày Chúa Nhật ở tại sân Vận Động đường Nguyễn Huệ.
      Ngày tháng ấy đã ghi lại trong tâm hồn những hình ảnh rất đẹp, học hỏi được nhiều điều hay, mới, lạ, bỏ bớt được tính nhút nhát, rèn luyện một ý chí kiên cường có thể vượt qua những chướng ngại, chấp nhận khó khăn trên bước đường đời.
      Sói Con rất dễ thương và ngoan, các em tập cho mình lòng dũng cảm, không bao giờ rơi nước mắt khi vấp ngã trong các trò chơi và tìm phương hướng không cần đến La Bàn. Rất tài!
       Các em luôn chứng tỏ sự thông minh, nhạy bén  khi đánh morse hay thắt nút dây.

       Chiếc khăn quàng cổ này là kỷ vật duy nhất tôi còn được là nhờ Ba Má cất kỷ, Ba Má mang sang Úc trong chuyến đi đoàn tụ gia đình năm tháng 4/1984.
        Ba Má là Người rất quý trọng những kỷ niệm và kỷ vật của các con. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, chạy loạn đến đâu, vẫn giữ bên mình không rời. 
        Ba Má ơi! Chúng con mãi nhớ công ơn Ba Má, luôn trân quý và tiếp tục giữ gìn gia tài Ba Má để lại cho chúng con. 
        Một gia tài vô giá!
         
Khăn choàng Ngành Ấu
Ngành Ấu: Sói Con Lê Kim Hữu ( Em trai út)
Trưởng Ngành Ấu: Kim Oanh, Phương Thanh, Thu Cúc, Chị Phước năm 1973
Thiếu Sinh: Lê Kim Hội (Anh Tám)
Thiếu Đoàn Trương Vĩnh Ký - Vĩnh Long
Buổi cắm trại ở Miếu Phan Thanh Giản 
Nữ: Akêla Mai, Bạch Hằng (Bầy trưởng Chim Non),Kim Oanh, Chị Phước, Phương Thanh( Bầy trưởng Sói Con)
Nam: Hùng, ..., ...., ...
Kha Đoàn Xuyên Sơn - Đạo Gia Lai
Cắm Trại khu Dinh Điền tại Pleiku
Kha sinh: Lê Kim Hiệp (Anh Bảy)

Kim Oanh

Chị Năm Trầu

  
(Viết bài nầy để riêng tăng các bạn đồng khóa còn ở Việt Nam
 và các bạn đã định cư ở các nước Tự Do trên khắp thế giới)


      Nhìn qua tựa bài, các độc giả lớn tuổi chắc hẳn hình dung ra nhân vật Năm Trầu là một người đàn bà luống tuổi, ghiền trầu, còn những vị nào mê tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh lại mường tượng cảnh bà Hội Đồng nào đó đang bỏm bẻm nhai trầu, miệng thì ra lịnh cho đám người ăn kẻ ở hết chuyện này đến việc khác. Đối với các bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở ngoại quốc đó là hình ảnh quá xa lạ, có thể bạn ấy chưa từng gặp qua.
       
       Sự thực nhân vật trong truyện không hề biết ăn trầu, cũng có thể chưa bao giờ biết têm trầu. Chị là một người bạn lâu đời của tác giả. Nhắc tên Năm Trầu để nhớ đên giọng nói của chị: khi thì rề rề, lúc lên giọng cao vút y hệt như nhân vật Bà Năm Trầu của tác giả nào đó được Ban Chiêu Hồi của đài Phát Thanh Quốc gia phát sóng hằng ngày vào khoảng từ một hai giờ trưa, trước khi mất nước.


       Năm 1958 chị và một số bạn nữa học lớp Sư Phạm Cấp tốc đầu tiên ở Vĩnh long với tác giả.  Lớp học bốn mươi bảy người chỉ có mười bốn nữ. Chị xuất thân trong gia đình danh giá ở Vĩnh long, ba chị là công chức, các anh đều có địa vị dưới thới Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc đời công chức của chị phải nói hoàn toàn như ý, không gian truân hay bị trù dập như một số người khác, chị luôn được ở chỗ tốt. Những năm đầu chị cũng  dạy chỗ xa nhà nhưng có xe đò sáng đi chiều về, không bị nạn đắp mô hay chận xe như một số đia danh trong tỉnh, lần hồi về tỉnh lỵ trong khi đó một số bạn của chị phải lặn lội nơi đèo heo hút gió ít nhứt cũng đôi ba năm mới  mò về gần tỉnh.

Việc bổ nhiệm công chức đặc biệt giáo chức thời bấy giờ có thể nói là rất công bằng, không có cảnh chạy chọt, lo lót hay bị làm tiền. Bên cạnh đó vấn đề nể nang hay quen lớn không nhiều thì ít chắc chắn phải có. Chị được thuận lợi trên  đường nghề nghiệp chắc nhờ sự quen biết từ những người thân trong gia đình.
          Đường nghề nghiệp rất hạnh thông, trái lại tình duyên không mấy ưng ý, nghe đâu lúc trẻ chị đã một lần dang dở, nói tóm gọn mối tình đó bằng mấy từ đơn giản nhưng đau lòng “,tình chị duyên em” câu chuyện thầm kín do một số bạn thân của chị tiết lộ. Với người ngoài chị kín đáo không bao giờ hở môi. Chị kết hôn với anh Đ..một thư sinh, sau một thời gian ngắn anh vào quân đội. Nhà binh rày đây mai đó, tuy vậy anh chị vẫn có hai trai hai gái. Đứa út chào đời không lâu anh đền nợ nước.Tang chồng chưa mãn lại đến tang của đất nước. Nghề  gõ đầu trẻ không còn đất dụng võ cho vợ sĩ quan chế độ cũ. Bất đắc dĩ,chị phải chuyển sang các nghề khác như làm vườn, buôn bán, nhưng đó chỉ là công việc tạm bợ, vì thiếu kinh nghiệm lẫn tiền bạc nên rớ chỗ nào cũng không xong.

 Các con ngày một lớn, tương lai mờ mịt. Bây giờ chị càng tủi thân khi vô kế khả thi, những gia đình khác các con trông cậy vào cha, đàng nầy con của chị chỉ biết trông chờ ở chị. Chính chị là người ban phát cho chúng ; hoặc tới nơi chúng có thể học hành thành người hữu dụng hay là bám lấy quê hương mà các loa ra rả gọi là “anh hung”để rồi suốt đời làm thuê làm mướn vì lý lịch của cha và mẹ chúng không còn chỗ nào để hy vọng, để bám víu.
Một người bạn học cùng trường với chị thủa xưa, có ý định tổ chức vượt biên. Anh cho gia đình con cái chị cùng đi. Thật đúng mong ước của chị. Thôi đành đánh cuộc với số mệnh. Con gái nhà giàu, lên xe xuống ngựa có ai thèm để ý đên ghe xuồng, nếu bất đắc dĩ dùng tới ghe thì phải ghe loại lớn, ghe hầu dành cho chủ cả hồi trước. Số mạng đưa đẩy phải khăn gói lên thuyền (ghe )băng qua biển rộng. Ngoài biển nào phải trong sông,khi thì trời yên biển lặng, nhưng rất hiếm, sóng to gió lớn, ghe nhỏ tròng trành, nhấp nhô theo từng lượn sóng, khi thì thuyền như bay bổng trên cao, bất thần rớt xuống tưởng chừng như chiếc ghe vở tan.  Đàn ông còn khiếp vía huống hồ thân phận nữ nhi. Hoảng sợ không ai tránh khỏi, riêng chị cố giữ bình tỉnh trấn an mấy con. Những người đàn bà khác vượt biên cùng chồng con, ông chồng quán xuyến mọi việc. Nhìn những người đó, chị cảm thấy mình bơ vơ, lạc lõng. Bất chợt chị nhớ lại câu:

          Người ta đi biển có đôi
          Còn tôi đi biển mồ côi một mình.

      Anh bạn, ngoài chăm sóc cho hai con, thỉnh thoảng cũng an ủi chị như đưa cho chị viên thuốc say sóng, rót cho ly nước. Những khi trời yên biển lặng,anh tìm đến ngồi bên chị, nói chuyện bâng quơ, đầu Ngô mình Sở không ngoài mục đích giết thì giờ, cầu mong cho con thuyền mau đến bến bình an.
      Hồi còn là học sinh, anh Luận cũng là một trong những cây si, mỗi khi gặp chị anh cứ ấp a ấp úng nói chuyện trời trăng mây nước, trong khi vấn đề chính anh lại quên mất hoặc nói vòng vo, dân đi học phê là” lạc đề”. Cơ hội không đến hai lần, mối tình nhen nhúm của Luận theo thời gian cũng phôi pha. Anh theo lịnh cha mẹ lập gia đình với người khác, chị lên xe hoa cùng người mình yêu. Cuộc đời khá trớ trêu, anh chị vẫn thỉnh thoảng gặp nhau, vì tỉnh Vĩnh long nhỏ hẹp, hơn nữa anh chị lại ở cùng xóm.
     Ai đã từng vượt biển, mới cảm nhận sự gian nguy luôn rình rập, con người trên thuyền vượt biên thật mong manh nhỏ bé, một cơn sóng cũng đủ nhấn chìm thuyền.



      Ngoài ra còn có thể chết vì thiếu ăn, thiếu uống khi tàu bị hư máy, hêt xăng, gặp hải tặc v.v.. Do vậy khi tới trại tỵ nạn thuyền nhân cảm thấy như mình vừa được tái sanh.  Một hớp nước trên biển khi gặp nguy cấp còn hơn một gia tài, một lời an ủi, động viên trên thuyền giữa biển khơi khiến người nhận như mang ơn to tát. Chị Dung anh Luận, định mệnh khiến xuôi anh chị cùng chung gian khổ trên con đường  tìm tự do. Sau mấy tháng ở trại tỵ nạn, anh được đi định cư đến một Tiểu Bang nhỏ,  ít người, nửa tháng sau chị Dung  và gia đình cũng về cùng Tiểu bang  với anh Luân. Bây giờ hai anh chị đều độc thân tại chỗ. Khi xưa duyên tình của họ vừa nhen nhúm lại tắt, nay đâu còn trở ngại nào ngăn cách họ. Ban đầu anh nhà anh, tôi nhà tôi. Sống như vậy thêm tốn kém tiền mướn nhà, chợ búa. Luận đề nghị chị sống chung nhà. Lúc còn trẻ  người ta thường sử dụng thuật ngữ I love you, tuổi càng cao mỗi khi toan xài câu trên lại thấy ngượng nghịu. Lời đề nghị sống chung bao hàm ý tưởng bao quát hơn nghĩa nghèo nàn vốn có của các  từ vừa nói.
      Hai anh chị vào thời gian nầy không còn gì ràng buộc. Theo quan niệm ĐôngPhương, chồng chết phải thủ tiết ba năm, bây giờ đã quá thời gian. Con anh, con chị đã chung sống nhau trong lúc vượt biên đầy nguy nan và gian khổ, chúng coi nhau như anh em một nhà. Anh chị bây giờ gương vở lại lành họ chung sống thật hạnh phúc.
     Trong Truyện Kiều,khi Từ Hải gặp Kiều,  gắn bó với nàng, nhưng Từ Hải là con người hiếu động, sống với Kiều chỉ được nửa năm;

          Nửa năm hương lửa đương nồng
          Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

      Anh Luận sống với chị Dung được hai năm, anh lại động lòng, không phải vẫy vùng cho thỏa chí bình sanh như Từ Hải, anh chợt nghĩ đến quê nhà còn nhiều gắn bó ràng buộc,trong nhất thời anh cương quyết ra đi, nay thấy bao nhiêu người về quê vẫn an toàn, nên anh cũng nôn nao, mấy đứa con bên Mỹ tương lai đầy hứa hẹn nếu chúng chịu khó học hành, còn số phận những đứa con còn ở Việt Nam thì sao? Phải chăng lúc ra đi anh còn thủ con đường an toàn nếu chuyến đầu thất bại. Chính vì tính toán quá kỹ nên bây giờ anh nôn nóng trở về thăm!
Không biết phải do số mệnh, anh về dăm hôm lại vướng căn bịnh nghiệt ngã: tai biến mạch máu não. Anh vĩnh viễn ra đi!  Chị Dung một lần nữa lại để tang chòng. Cuộc đời góa bụa lại càng cô đơn, chit bóng. Hồi tưởng những câu kệ trong lúc sắp sửa động quan  của vị sư già hồi đám tang anh Đức, người chồng trước, bất chợt chị nghe lòng mình tê tái.

          Hồi nào vợ vợ chồng chồng…
          Bấy giờ trăng khuyết con mong chi tròn…



      Cuộc đời vô thường.!! Mới hôm nào còn anh anh, em em, nay mỗi người mỗi ngã.
Những tháng ngày tang khó, dường như chị Dung thấu rõ cuộc đời vốn ngắn ngủi,  vô thường .
      Lúc trước ai mời chị đi đâu chị ngại xa, ngại khó. Sau ngày anh Luận mất, chị lần lượt đi thăm tất cả bạn bè. Ai gặp chị đều nhận thấy một biến đổi lớn nơi chị. Dường như chị quyến luyến với tất cả bè bạn. Trước kia đôi khi chị còn giận còn hờn.  Nay ai chị cũng trân quý, chị luôn là người hàn gắn mọi hiểu lầm của các bạn. Nơi nào có chị họp mặt , bao giờ cũng nghe tiếng cười ròn rã. Sự biến chuyển tâm lý khiến bạn bè tinh ý thêm âu lo. Đó là điềm báo chị Dung sắp sửa xa lánh bạn bè chăng? Lo sợ nhưng không ai tin đó là sự thật.

      Tôi đang làm việc lặt vặt bỗng có điện thoại, người gọi là con gái của chị. Cháu cho biết là mẹ cháu bịnh nặng cần gặp tôi. Tôi gọi lại,  chị nói chuyện có vẽ mệt nhưng còn tỉnh táo, chị yêu cầu nói chuyện với vợ tôi. Chị yêu cầu chúng tôi cầu nguyện cho chị.  Chúng tôi vẫn đinh ninh một vài hôm chị sẽ bình phục . Than ôi, ngày hôm sau tức ngày 21 tháng hai dương lịch lúc 12giờ 48 trưa chị trút hơi thở cuối cùng. Chị thanh thản ra đi đã để lại tiếc thương cho bạn bè và những người thương mến chị. 
      Chúng tôi cầu mong chị sớm vãng sanh nơi miền Cực Lạc.

Viết xong November 4-2013

Nguyễn Thành Sơn