Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Hướng Đạo Việt Nam - Vĩnh Long 1967-1974

      Anh Bảy Hiệp dẫn cô em gái thứ Chín gia nhập Hướng Đạo vào dịp Hè 1972, tại vườn Tao Đàn Sài Gòn, nơi sinh hoạt của Hướng Đạo vào mỗi sáng Chúa Nhật.
      Chị Ba Phương may cho chiếc Jupe xếp màu xanh rất kheó, chị Sáu Phượng may cho chiếc áo màu xanh lơ tay ngắn.
      Sau ba tháng hè, trở lại Vĩnh Long, Chín Oanh lại tiếp tục sinh hoạt, cũng vào những ngày Chúa Nhật ở tại sân Vận Động đường Nguyễn Huệ.
      Ngày tháng ấy đã ghi lại trong tâm hồn những hình ảnh rất đẹp, học hỏi được nhiều điều hay, mới, lạ, bỏ bớt được tính nhút nhát, rèn luyện một ý chí kiên cường có thể vượt qua những chướng ngại, chấp nhận khó khăn trên bước đường đời.
      Sói Con rất dễ thương và ngoan, các em tập cho mình lòng dũng cảm, không bao giờ rơi nước mắt khi vấp ngã trong các trò chơi và tìm phương hướng không cần đến La Bàn. Rất tài!
       Các em luôn chứng tỏ sự thông minh, nhạy bén  khi đánh morse hay thắt nút dây.

       Chiếc khăn quàng cổ này là kỷ vật duy nhất tôi còn được là nhờ Ba Má cất kỷ, Ba Má mang sang Úc trong chuyến đi đoàn tụ gia đình năm tháng 4/1984.
        Ba Má là Người rất quý trọng những kỷ niệm và kỷ vật của các con. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, chạy loạn đến đâu, vẫn giữ bên mình không rời. 
        Ba Má ơi! Chúng con mãi nhớ công ơn Ba Má, luôn trân quý và tiếp tục giữ gìn gia tài Ba Má để lại cho chúng con. 
        Một gia tài vô giá!
         
Khăn choàng Ngành Ấu
Ngành Ấu: Sói Con Lê Kim Hữu ( Em trai út)
Trưởng Ngành Ấu: Kim Oanh, Phương Thanh, Thu Cúc, Chị Phước năm 1973
Thiếu Sinh: Lê Kim Hội (Anh Tám)
Thiếu Đoàn Trương Vĩnh Ký - Vĩnh Long
Buổi cắm trại ở Miếu Phan Thanh Giản 
Nữ: Akêla Mai, Bạch Hằng (Bầy trưởng Chim Non),Kim Oanh, Chị Phước, Phương Thanh( Bầy trưởng Sói Con)
Nam: Hùng, ..., ...., ...
Kha Đoàn Xuyên Sơn - Đạo Gia Lai
Cắm Trại khu Dinh Điền tại Pleiku
Kha sinh: Lê Kim Hiệp (Anh Bảy)

Kim Oanh

Chị Năm Trầu

  
(Viết bài nầy để riêng tăng các bạn đồng khóa còn ở Việt Nam
 và các bạn đã định cư ở các nước Tự Do trên khắp thế giới)


      Nhìn qua tựa bài, các độc giả lớn tuổi chắc hẳn hình dung ra nhân vật Năm Trầu là một người đàn bà luống tuổi, ghiền trầu, còn những vị nào mê tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh lại mường tượng cảnh bà Hội Đồng nào đó đang bỏm bẻm nhai trầu, miệng thì ra lịnh cho đám người ăn kẻ ở hết chuyện này đến việc khác. Đối với các bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở ngoại quốc đó là hình ảnh quá xa lạ, có thể bạn ấy chưa từng gặp qua.
       
       Sự thực nhân vật trong truyện không hề biết ăn trầu, cũng có thể chưa bao giờ biết têm trầu. Chị là một người bạn lâu đời của tác giả. Nhắc tên Năm Trầu để nhớ đên giọng nói của chị: khi thì rề rề, lúc lên giọng cao vút y hệt như nhân vật Bà Năm Trầu của tác giả nào đó được Ban Chiêu Hồi của đài Phát Thanh Quốc gia phát sóng hằng ngày vào khoảng từ một hai giờ trưa, trước khi mất nước.


       Năm 1958 chị và một số bạn nữa học lớp Sư Phạm Cấp tốc đầu tiên ở Vĩnh long với tác giả.  Lớp học bốn mươi bảy người chỉ có mười bốn nữ. Chị xuất thân trong gia đình danh giá ở Vĩnh long, ba chị là công chức, các anh đều có địa vị dưới thới Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc đời công chức của chị phải nói hoàn toàn như ý, không gian truân hay bị trù dập như một số người khác, chị luôn được ở chỗ tốt. Những năm đầu chị cũng  dạy chỗ xa nhà nhưng có xe đò sáng đi chiều về, không bị nạn đắp mô hay chận xe như một số đia danh trong tỉnh, lần hồi về tỉnh lỵ trong khi đó một số bạn của chị phải lặn lội nơi đèo heo hút gió ít nhứt cũng đôi ba năm mới  mò về gần tỉnh.

Việc bổ nhiệm công chức đặc biệt giáo chức thời bấy giờ có thể nói là rất công bằng, không có cảnh chạy chọt, lo lót hay bị làm tiền. Bên cạnh đó vấn đề nể nang hay quen lớn không nhiều thì ít chắc chắn phải có. Chị được thuận lợi trên  đường nghề nghiệp chắc nhờ sự quen biết từ những người thân trong gia đình.
          Đường nghề nghiệp rất hạnh thông, trái lại tình duyên không mấy ưng ý, nghe đâu lúc trẻ chị đã một lần dang dở, nói tóm gọn mối tình đó bằng mấy từ đơn giản nhưng đau lòng “,tình chị duyên em” câu chuyện thầm kín do một số bạn thân của chị tiết lộ. Với người ngoài chị kín đáo không bao giờ hở môi. Chị kết hôn với anh Đ..một thư sinh, sau một thời gian ngắn anh vào quân đội. Nhà binh rày đây mai đó, tuy vậy anh chị vẫn có hai trai hai gái. Đứa út chào đời không lâu anh đền nợ nước.Tang chồng chưa mãn lại đến tang của đất nước. Nghề  gõ đầu trẻ không còn đất dụng võ cho vợ sĩ quan chế độ cũ. Bất đắc dĩ,chị phải chuyển sang các nghề khác như làm vườn, buôn bán, nhưng đó chỉ là công việc tạm bợ, vì thiếu kinh nghiệm lẫn tiền bạc nên rớ chỗ nào cũng không xong.

 Các con ngày một lớn, tương lai mờ mịt. Bây giờ chị càng tủi thân khi vô kế khả thi, những gia đình khác các con trông cậy vào cha, đàng nầy con của chị chỉ biết trông chờ ở chị. Chính chị là người ban phát cho chúng ; hoặc tới nơi chúng có thể học hành thành người hữu dụng hay là bám lấy quê hương mà các loa ra rả gọi là “anh hung”để rồi suốt đời làm thuê làm mướn vì lý lịch của cha và mẹ chúng không còn chỗ nào để hy vọng, để bám víu.
Một người bạn học cùng trường với chị thủa xưa, có ý định tổ chức vượt biên. Anh cho gia đình con cái chị cùng đi. Thật đúng mong ước của chị. Thôi đành đánh cuộc với số mệnh. Con gái nhà giàu, lên xe xuống ngựa có ai thèm để ý đên ghe xuồng, nếu bất đắc dĩ dùng tới ghe thì phải ghe loại lớn, ghe hầu dành cho chủ cả hồi trước. Số mạng đưa đẩy phải khăn gói lên thuyền (ghe )băng qua biển rộng. Ngoài biển nào phải trong sông,khi thì trời yên biển lặng, nhưng rất hiếm, sóng to gió lớn, ghe nhỏ tròng trành, nhấp nhô theo từng lượn sóng, khi thì thuyền như bay bổng trên cao, bất thần rớt xuống tưởng chừng như chiếc ghe vở tan.  Đàn ông còn khiếp vía huống hồ thân phận nữ nhi. Hoảng sợ không ai tránh khỏi, riêng chị cố giữ bình tỉnh trấn an mấy con. Những người đàn bà khác vượt biên cùng chồng con, ông chồng quán xuyến mọi việc. Nhìn những người đó, chị cảm thấy mình bơ vơ, lạc lõng. Bất chợt chị nhớ lại câu:

          Người ta đi biển có đôi
          Còn tôi đi biển mồ côi một mình.

      Anh bạn, ngoài chăm sóc cho hai con, thỉnh thoảng cũng an ủi chị như đưa cho chị viên thuốc say sóng, rót cho ly nước. Những khi trời yên biển lặng,anh tìm đến ngồi bên chị, nói chuyện bâng quơ, đầu Ngô mình Sở không ngoài mục đích giết thì giờ, cầu mong cho con thuyền mau đến bến bình an.
      Hồi còn là học sinh, anh Luận cũng là một trong những cây si, mỗi khi gặp chị anh cứ ấp a ấp úng nói chuyện trời trăng mây nước, trong khi vấn đề chính anh lại quên mất hoặc nói vòng vo, dân đi học phê là” lạc đề”. Cơ hội không đến hai lần, mối tình nhen nhúm của Luận theo thời gian cũng phôi pha. Anh theo lịnh cha mẹ lập gia đình với người khác, chị lên xe hoa cùng người mình yêu. Cuộc đời khá trớ trêu, anh chị vẫn thỉnh thoảng gặp nhau, vì tỉnh Vĩnh long nhỏ hẹp, hơn nữa anh chị lại ở cùng xóm.
     Ai đã từng vượt biển, mới cảm nhận sự gian nguy luôn rình rập, con người trên thuyền vượt biên thật mong manh nhỏ bé, một cơn sóng cũng đủ nhấn chìm thuyền.



      Ngoài ra còn có thể chết vì thiếu ăn, thiếu uống khi tàu bị hư máy, hêt xăng, gặp hải tặc v.v.. Do vậy khi tới trại tỵ nạn thuyền nhân cảm thấy như mình vừa được tái sanh.  Một hớp nước trên biển khi gặp nguy cấp còn hơn một gia tài, một lời an ủi, động viên trên thuyền giữa biển khơi khiến người nhận như mang ơn to tát. Chị Dung anh Luận, định mệnh khiến xuôi anh chị cùng chung gian khổ trên con đường  tìm tự do. Sau mấy tháng ở trại tỵ nạn, anh được đi định cư đến một Tiểu Bang nhỏ,  ít người, nửa tháng sau chị Dung  và gia đình cũng về cùng Tiểu bang  với anh Luân. Bây giờ hai anh chị đều độc thân tại chỗ. Khi xưa duyên tình của họ vừa nhen nhúm lại tắt, nay đâu còn trở ngại nào ngăn cách họ. Ban đầu anh nhà anh, tôi nhà tôi. Sống như vậy thêm tốn kém tiền mướn nhà, chợ búa. Luận đề nghị chị sống chung nhà. Lúc còn trẻ  người ta thường sử dụng thuật ngữ I love you, tuổi càng cao mỗi khi toan xài câu trên lại thấy ngượng nghịu. Lời đề nghị sống chung bao hàm ý tưởng bao quát hơn nghĩa nghèo nàn vốn có của các  từ vừa nói.
      Hai anh chị vào thời gian nầy không còn gì ràng buộc. Theo quan niệm ĐôngPhương, chồng chết phải thủ tiết ba năm, bây giờ đã quá thời gian. Con anh, con chị đã chung sống nhau trong lúc vượt biên đầy nguy nan và gian khổ, chúng coi nhau như anh em một nhà. Anh chị bây giờ gương vở lại lành họ chung sống thật hạnh phúc.
     Trong Truyện Kiều,khi Từ Hải gặp Kiều,  gắn bó với nàng, nhưng Từ Hải là con người hiếu động, sống với Kiều chỉ được nửa năm;

          Nửa năm hương lửa đương nồng
          Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

      Anh Luận sống với chị Dung được hai năm, anh lại động lòng, không phải vẫy vùng cho thỏa chí bình sanh như Từ Hải, anh chợt nghĩ đến quê nhà còn nhiều gắn bó ràng buộc,trong nhất thời anh cương quyết ra đi, nay thấy bao nhiêu người về quê vẫn an toàn, nên anh cũng nôn nao, mấy đứa con bên Mỹ tương lai đầy hứa hẹn nếu chúng chịu khó học hành, còn số phận những đứa con còn ở Việt Nam thì sao? Phải chăng lúc ra đi anh còn thủ con đường an toàn nếu chuyến đầu thất bại. Chính vì tính toán quá kỹ nên bây giờ anh nôn nóng trở về thăm!
Không biết phải do số mệnh, anh về dăm hôm lại vướng căn bịnh nghiệt ngã: tai biến mạch máu não. Anh vĩnh viễn ra đi!  Chị Dung một lần nữa lại để tang chòng. Cuộc đời góa bụa lại càng cô đơn, chit bóng. Hồi tưởng những câu kệ trong lúc sắp sửa động quan  của vị sư già hồi đám tang anh Đức, người chồng trước, bất chợt chị nghe lòng mình tê tái.

          Hồi nào vợ vợ chồng chồng…
          Bấy giờ trăng khuyết con mong chi tròn…



      Cuộc đời vô thường.!! Mới hôm nào còn anh anh, em em, nay mỗi người mỗi ngã.
Những tháng ngày tang khó, dường như chị Dung thấu rõ cuộc đời vốn ngắn ngủi,  vô thường .
      Lúc trước ai mời chị đi đâu chị ngại xa, ngại khó. Sau ngày anh Luận mất, chị lần lượt đi thăm tất cả bạn bè. Ai gặp chị đều nhận thấy một biến đổi lớn nơi chị. Dường như chị quyến luyến với tất cả bè bạn. Trước kia đôi khi chị còn giận còn hờn.  Nay ai chị cũng trân quý, chị luôn là người hàn gắn mọi hiểu lầm của các bạn. Nơi nào có chị họp mặt , bao giờ cũng nghe tiếng cười ròn rã. Sự biến chuyển tâm lý khiến bạn bè tinh ý thêm âu lo. Đó là điềm báo chị Dung sắp sửa xa lánh bạn bè chăng? Lo sợ nhưng không ai tin đó là sự thật.

      Tôi đang làm việc lặt vặt bỗng có điện thoại, người gọi là con gái của chị. Cháu cho biết là mẹ cháu bịnh nặng cần gặp tôi. Tôi gọi lại,  chị nói chuyện có vẽ mệt nhưng còn tỉnh táo, chị yêu cầu nói chuyện với vợ tôi. Chị yêu cầu chúng tôi cầu nguyện cho chị.  Chúng tôi vẫn đinh ninh một vài hôm chị sẽ bình phục . Than ôi, ngày hôm sau tức ngày 21 tháng hai dương lịch lúc 12giờ 48 trưa chị trút hơi thở cuối cùng. Chị thanh thản ra đi đã để lại tiếc thương cho bạn bè và những người thương mến chị. 
      Chúng tôi cầu mong chị sớm vãng sanh nơi miền Cực Lạc.

Viết xong November 4-2013

Nguyễn Thành Sơn


Độc Vận: Nhớ Quê




Ba mấy năm trời xa cố hương
Lòng hằng mơ tưởng đến quê hương
Bâng khuâng nhung nhớ ngàn thơ chữ
Thành khẫn hoen sầu một nén hương
Ai ước tìm về bao cảnh đẹp
Ta mơ gặp lại những mùi hương
Xóm làng thân thuộc tình xưa đó
Vương vấn từng ngày đậm sắc hương

Hoàng Dũng


Độc vận: Tứ Tuyệt

Chào Hoàng Dũng,
Suối thơ thẩn cùng anh nì:


Gạt lệ thôi đành xa cố hương
Ra đi trăm nhớ với ngàn thương
Quê người lưu lạc thân viễn xứ
Mơ ngày hạnh ngộ trên quê hương


Suối Dâu
11/11/13

Tương Tư Sầu

Anh Hoàng Dũng ơi
Hôm nay Kim Oanh mới biết thêm độc vận: Nhớ Quê, độc vận Tứ Tuyệt là vầy.
Để cho vui cùng anh và anh Suối Dâu, Kim Oanh thẩn thơ tiếp nhe.



Mơ về núi Ngự Sông Hương
Tiếng hò non nước đêm trường vấn vương
Nghẹn lòng đất khách hoài hương
Dáng O sương mỏng tình tương tư sầu

Kim Oanh


Tàn Thu




trời cuối Thu rồi em đang ở đâu
hàng bần sông xưa chiều vàng hiu hắt
nước nổi mưa tuôn ngập mềm mặt đất
cũng như tim anh… ướt át vô cùng !

nhớ ngày xưa hai đứa còn thẹn thùa
bên gốc dừa cạnh bờ sông bến nước
em gội tóc làm đất trời say khước
hơi thở anh cũng loạn nhịp đam mê.

ngày hai buổi ta chung lối đi về
con đò nhỏ cùng sang dòng sông rộng
những chuyến phà ngang mang nhiều ước vọng
phải chi trời cho được mãi gần nhau.

thời thế đổi thay – xa mối tình đầu
anh rời trường lớp – động viên đi lính
miền Trung heo hút tháng ngày vô định
em quê nhà hớn hở lên xe hoa…

anh được tin khi lặn lội miền xa
mưa phố núi nghe lòng buồn man mác
cũng phải thôi – chuyện tình mình chẳng khác
nhóm máu khác nhau
nên không thể dung hòa !

Dương Hồng Thủy

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Chờ Ai



Em chờ ai giữa cơn mê
Cho tôi lạc mất lối về phố xưa
Mưa từ cõi nhớ đong đưa
Còn không kỷ niệm như vừa chợt qua

Em ngồi đếm hạt mưa sa

Mười năm tình lỡ... ngỡ là còn đây
Tôi theo cơn gió đùa mây
Mà nghe tim vẫn đong đầy nhớ thương

Em tìm gì cõi buồn vương

Cuối thu lá úa bên đường tung bay
Tôi còn chưa tỉnh cơn say
Ngẩn ngơ ngày tháng lưu đày không em

Khiếu Long


Bảo Yến




1/ Chiều Hạ Vàng - Nguyễn Bá Nghiêm 

2/ Đây Thôn Vĩ Dạ - Thơ Hàn Mạc Tử - Phổ Nhạc Phan Huỳnh Điểu

3/ Đưa Em Vào Hạ - Nhạc Sĩ  Trầm Tử Thiêng 

Thơ : Suối Dâu
Thơ Tranh: Kim Oanh

Thơ Tranh: Người Của Muôn Năm Cũ




Thơ: Hồ Việt Kim Chi
Thơ Tranh: Kim Quang

Hình Như


Gió buồn níu lấy chân mây
Rảnh rang tính tháng tính ngày quen nhau
Đôi môi ấm, nụ ngọt ngào
Để tình e ấp dạt dào nhớ thương

Đôi mi cong ướt mù sương
Đủ làm cho ý thêm hương đậm đà
Làm sao gởi bản tình ca
Phương trời em ở thật xa bước đời

Vậy mà nghe rõ giọng cười
Tiếng trong phone ấm, ai mời mà đi
Gặp rồi chớp nhẹ bờ mi
Ửng hồng đôi má nói gì nữa em

Nói gì khi nhịp con tim
Chuyển dòng máu thắm thật êm ngọt tình
Mây trời nhẹ chuyển sắc xanh
Cảnh mây dời đổi có hình của em

Nửa khuya hứng giọt sương đêm
Giọt rơi trên má ngọt mềm môi ai
Nhớ em mới biết đêm dài
Trong tâm vết khắc tháng ngày rõ in

Hình như trong một chữ tình
Thẩn thờ ý nhớ một mình bâng khuâng


Thy Lan Thảo


Thôi Nặng Lòng Chi Nữa




Đợi chờ tiếng yêu thương tha thiết
Lòng nghe lòng luyến tiếc duyên mơ

Ai còn dệt mãi vần thơ
Để ai buồn bã ngẩn ngơ mất hồn

Trong cô lẻ bồn chồn muốn biết

Tình yêu kia da diết dường nào
Niềm riêng cứ mãi nghẹn ngào
Ai nào hay biết dat dào trong tim

Phận thuyền quyên lặng nhìn gối mỏi

Xuân trôi qua vòi vọi trông chờ
Buồn thương năm tháng vật vờ
Khép duyên mơ lại bên bờ qua sông

Chiều cuối thu ai trông ai ngóng

Câu thơ buồn lạnh cóng tim côi
Lỡ rồi duyên phận để trôi
Lỡ rồi một kiếp xa xôi tình đầu

Nay thơ nhuộm một mầu luyến ái

Ngậm ngùi trong tê tái duyên xa
Tình riêng ai chẳng phôi pha
Nặng lòng chi nữa xót xa bẽ bàng

Vanessa Le


Về Thăm Trường Cũ



Dấu sau đôi môi mím, là em trẻ dại
tóc đuôi gà, nhí nhảnh dưới hàng me
vô duyên đâu thờ thẩn nét cong môi
mắt chạm mắt, hồn si khờ mông muội

Sau hàng mi dài, em khép lại mùa thu
anh chưa kip nhặt cho mình chiếc lá vàng, thơ ấu
chưa hết kiếp phong trần, thời thanh niên mất dấu
dở khóc, dở cười nặng nợ nụ cười em

Ngày trở về trường, anh già hơn người thầy cũ
muốn tìm em bờ tóc mượt học trò
xác phượng đỏ bầm không còn tươi như thời cặp sách
những vết nhăn buồn chìm nổi tiếc ngày xanh

Bài thơ bây giờ mất rồi chất ngây ngô
thiếu mực tím học trò,và màu phấn trắng
thiếu bốn mùa hồn nhiên, nhớ thương,thương nhớ
vụng dại lá thơ tình tốt nghiệp vẫn chưa trao

Em tung tăng, đánh rơi mất tuổi thơ
anh phiêu bạt, buị đường thay bụi phấn
kỷ niệm cũ, long lanh về trong nắng
ngày thăm trường, anh lẩn thẩn thương thân

Viên Nguyên


Vĩnh Long Một Ngày Mưa Cuối Năm 2009 - Phần 1

Ngã ba Cần Thơ, cửa ngỏ vào thành phố Vĩnh Long từ Saigon ở hướng Bắc và Cần Thơ từ phía Nam.
Chợ Tân Bình, sát bên Ngã ba Cần Thơ.
Vài cơ sở giáo dục của Vĩnh Long có từ ngày xưa: trường Kỹ Thuật và trường Sư Phạm.
Một khối nhà của trường Sư Phạm kề bên Sân Vận Động của thị xã.
Cầu Tân Hữu trên đường đi Cần Thơ.
Đặng Anh Tuấn
 

Vĩnh Long Một Ngày Mưa Cuối Năm 2009 - Phần 2

      Cuối năm có dịp ghé về Vĩnh Long. Một ngày mưa nhưng vẫn ghi được vài tấm hình, gởi bà con xem chơi để lưu lại vài kỷ niệm của năm 2009.
Cầu Ngã Tư Long Hồ
Chợ Long Hồ
Bến xe Khách Long Hồ.
Con đường đi qua trung tâm thị trấn Long H
Đồng ruộng quen thuôc của vùng quê Vĩnh Long
"Ngã tư Cầu Ông Me, cửa ngỏ vào thành phố Vĩnh Long từ ngã Long Hồ (hoặc từ miệt Trà Vinh xa hơn về phía Đông Nam)"

Đặng Anh Tuấn

Vĩnh Long Một Ngày Mưa Cuối Năm 2009 - Phần 3

Con đường lớn dẫn vào thành phố Vĩnh Long: đại lộ Phạm Thái Bường (đường Khưu văn Ba cũ)
Thành phố Vĩnh Long nhìn từ trên Cầu Lầu
Thành phố Vĩnh Long bên dòng sông Long Hồ nhìn từ hướng cầu Thiềng Đức
Con đường nhà của tôi ngày xưa: đường Trưng Nữ Vương
Thị xã Vĩnh Long luôn được sông rạch bao quanh, với nhiều chiếc cầu xưa cũ. Đây là cầu Cái Cá.
Nhà Thờ Chính Tòa Vĩnh Long, một tác phẩm của kiến trúc sư danh tiếng Ngô Viết Thụ.

Đặng Anh Tuấn
 

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Quên Đàn Lão Ngâm


Hai mươi mấy năm lão bỏ quên đàn 
Đàn cầm tay lão bảo quên đàn 
Giờ lão đàn Lão đàn đàn hay đàn đàn lão 
Lão đàn đàn sao bảo quên đàn
Đàn đàn lão có rằng quên lão 

Lão đàn đàn hay lão đàn lão 
Đàn đàn lão hay đàn đàn đàn 
Tơ đàn vang hay ruột lão vang

Cầm đàn đây lão bảo nhớ đàn 

Ngồi nhà đây lão bảo nhớ nhà 
Trước trường đây lão bảo nhớ trường 
Đàn vẫn đàn xưa Nhà chẳng nhà xưa 
Đó chẳng trường xưa Sông chẳng thấy sông xưa 
Người không giống... người xưa 
Nghĩ vẫn nghĩ vơ lão đàn đàn
Ngụm cuối cùng, lão... xỉn đàn quên 

Quên đàn lão ngâm: "Ta có nghìn năm đợi một người (trộm thơ Du Tử Lê)"

CHS Nguyễn Trường Tộ
 

Thơ Tranh: Mùa Nước Nổi


Thơ: Lê Kim Hiệp
Thơ Tranh: Kim Oanh


Đợi Nắng



Mưa dầm nắng trốn đi đâu
Bằng lăng hè phố bạc đầu nhớ ai
Phiêu du gió đậu song cài
Ai hay sâu thẳm u hoài mình tôi

Cánh chim bạt gió lưng trời
Sau duyên cười nụ lệ rơi mấy hàng
Bao giờ vàng nắng mới sang
Phôi phai hoa tím lỡ làng mùa trăng

Hương Ngọc

Nụ Hoa Của Anh



Nụ hoa của anh nở từ sáng sớm
Như mặt trời rạng đông mỗi bình minh
Đánh động niềm vui để anh tồn sinh
Hoa ngậm hạt sương phơi mình đợi nắng

Nụ hoa của anh ướt tình bướm trắng
Nhụy đài tươm mật, ngọt hương môi trần
Cánh bướm mê ly mộng mị khát thèm
Anh lụy mắt ai ngước nhìn đắm đuối

Nụ hoa của anh sáng trưa chiều tối
Nở giữa vườn tim mỉm nụ cười xinh
Tiếng chim uyên ương em hát giọng tình
Đời chuốc mộng, câu thơ chìm nỗi nhớ

Khuya thức giấc mơ hồ quen tiếng thở
Hoa của anh hé nhụy tỏa mùi hương
Tình tự liêu trai, tỉnh giấc chiếu giường
Cơn mê thiếp dật dờ thương bóng lẻ

Phạm Tương Như
sept. 11 2013

Tình Khúc Tháng Sáu -Ngô Thụy Miên - Tiểu Thu Ca


Nhạc Sĩ: Ngô Thụy Miên
Tiếng hát: Tiểu Thu(Canada)
Thực Hiện: Bùi Phương

Thao Thức Mỗi Khi Đông Về




Mây giăng giăng trên đầu-bất an quần quanh óc
Giọt nào chng nặng sầu-tim nào chng thổn thức

Mầm vươn giữa mưa nắng-ta phôi dựng dục tình
Trong nôn nao quạnh vắng-hình người chợt thoát sinh

Dục vọng một tay thắt-dấu chay đá đâu màng
Việc đời vi
c quờ bắt-nghìn vết cứa hoang mang
Ai yêu thêm gia vọng-ai yêu nặng tấm lòng
Ai chạy theo dáng bóng-ai ngẫm vào tâm sâu

Em yêu biết sao nhiều- dưới gót hài hoa rụng
Niềm tin ta cũng tiêu-nghĩa tình ta nát vụn

Tạ em người tình nhỏ-nhưng làm ta đau to
Một lần một đời tận- cùng ám ảnh khôn dò


Trương Văn Phú

 

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Thơ Tranh: Câu Hò Xứ Vĩnh



Thơ: Quên Đi
Thơ Tranh: Kim Oanh

Vấn Đề Định Hướng Và Phát Triển Năng Khiếu Mỹ Thuật Thiếu Nhi

Bé Jacquelyn Ngô trên tờ Sydney Morning Herald

    Các cháu thiếu nhi ở độ tuổi từ 5-7 tuổi có khuynh hướng rất thích vẽ. Khi các cháu có trong tay viên phấn hay cây viết là lập tức sẽ vẽ ngay vào bất cứ nơi nào thuận lợi nhất! Do đó, các bậc phụ huynh chúng ta nên chú ý đến vấn đề định hướng và phát huy khả năng tiềm tàng của từng đứa trẻ qua các lứa tuổi. Ở lớp tuổi từ 5 đến 7, năng khiếu hội họa của trẻ được thể hiện qua việc trẻ thường xuyên chú ý đến thế giới quan chung quanh chúng (người, vật, ảnh) rồi vẽ lại trên mặt đất hay trên giấy, bảng những nét thô sơ, ngoằn ngoèo. Với những trẻ này, phụ huynh nên đưa các cháu đến các Câu lạc bộ Mỹ thuật dành cho Thiếu nhi hoặc đăng ký cho các cháu học thêm môn Mỹ thuật để định hướng và phát triển năng khiếu. Nếu được định hướng tốt và lâu dài, lớn lên các cháu sẽ có điều kiện tiếp cận với những ngành nghề mang tính khéo tay, kỹ thuật cao như:
Kiến trúc, Kỹ thuật đồ họa, Mỹ thuật trang trí, Hội họa chuyên ngành, Thiết kế thời trang…

      Ở nước ta hiện nay, trong các trường Mẫu giáo, Tiểu học và Phổ thông Cơ sở, đã có thay đổi về môn Giáo dục Mỹ thuật rất nhiều. Giáo án mới hình thành, chú tâm đến phát triển năng khiếu là chính. Hiện tại, các lớp vẽ thiếu nhi tại các tỉnh thành cũng có những cách huấn luyện trẻ theo một tiêu chí mới. Tiêu chí đó gồm các phần sau:

- Trước tiên, tập cho các cháu nhìn và ghi nhận lại cách vẽ tự phát: Giáo viên để cho trẻ tự phác họa, vẽ qua một đề tài mà giáo viên gợi ý (vẽ mẹ cha, cảnh vật, các con thú…). Rồi thông qua bài vẽ, giáo viên sẽ phát hiện ra năng khiếu của trẻ ở cấp độ hay lĩnh vực nào! Có cháu thiên về trang trí mang tính kỹ thuật, có cháu thiên về vẽ mỹ thuật chuyên ngành. Trong quá trình này, chúng ta không nên nhúng tay can thiệp vào bản vẽ của trẻ.
- Tiếp theo, cho trẻ tham dự vào cách thể hiện đề tài theo quan điểm riêng của trẻ: Đa số trẻ em đều thể hiện tranh của mình bằng không gian đồng hiện và góc nhìn thị điểu. Không gian đồng hiện có nghĩa là không tính đến luật thấu thị về đường tầm mắt. (Chẳng hạn, không gian đồng hiện trong các tranh dân gian ở các phù điêu cổ).
      Qua sự tưởng tượng, tất cả đều hiện ra trên một mặt phẳng, chi tiết nhân vật quan trọng được vẽ to ở trên hoặc chính giữa. Các chi tiết khác được thể hiện trên bình diện phẳng chung quanh. Riêng góc nhìn thị điểu có nghĩa là nhìn sự vật như cách nhìn của loài chim: nhìn từ trên cao nhìn xuống. Một bức vẽ qua góc nhìn thị điểu sẽ giống như một tấm bản đồ.

- Kế đến, giáo viên sẽ hướng dẫn thêm cho trẻ, đồng thời phát huy cách vẽ này theo một bố cục đẹp và hài hòa mà trình độ của người hướng dẫn đã có. Tuyệt đối không dạy cho các cháu cách vẽ bắt chước hiện thực, gợi khối nổi ba chiều như hội họa của người lớn.
- Bước tiếp theo, ta nên tập cho các cháu tự quen với bảng màu (tô màu bằng màu sáp, màu pastel, màu nước…). Ta cũng nên cho trẻ biết về cách kết cấu bảng tuần hoàn màu, thế nào là màu trung gian chuyển tiếp. Song song đó, ta cũng chấp nhận cho trẻ xử lý màu theo kiểu tự phát, kể cả việc tô màu lạnh kề bên màu nóng. Sau đó, chúng ta chỉ cần hóa giải cho tranh của các cháu bằng cách dùng màu đen, hoặc trắng hay lam để viền nét.
- Phát huy năng khiếu của trẻ qua cách tôn trọng và gợi ý cho các cháu vẽ theo cách nghĩ của mình. Chúng ta không nên can dự quá sâu vào hoặc chỉnh nét theo khuynh hướng vẽ hiện thực.
- Sau cùng, ta nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt dã ngoại, mục đích giúp trẻ quen nhìn cảnh vật thay đổi. Nhìn không gian bên ngoài, sẽ tạo sự hưng phấn giúp các cháu có sự đam mê và phát triển tốt năng khiếu.
Bé Jacquelyn Ngô và tác phẩm của mình
Thông qua những nhận định trên, ta không nên để quá trễ trong giáo dục về năng khiếu. Khi trẻ ở độ tuổi đã lớn, các cháu sẽ tiếp cận với nhiều thông tin trên mạng xã hội, trên các hệ thống thông tin truyền thông. Khi này, tâm hồn các cháu rất dễ bị chệch hướng, bị thu hút đi vào chiều hướng xấu. Vì thế, sự định hướng cho các cháu không gì tốt cho bằng là từ ở độ tuổi từ 5 đến 7.
      Hiện nay, theo xu hướng hội nhập quốc tế, việc sớm định hướng và phát triển khả năng của trẻ em theo đường hướng đúng đắn là công việc mà các bậc phụ huynh nên đầu tư dài lâu, theo đúng tinh thần “vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Tác phẩm của Bé Jacquelyn Ngo 6 tuổi - Sydney Úc Châu

Tín Đức
(15/11/2013)

Cô Kim Phượng & Học Sinh Kỹ Thuật Vĩnh Long - Lớp 12E, NK 1974-1975

Lớp 12e Kỹ Thuật Vĩnh Long niên khoá 74/75 .
Từ trái sang phải Hàng ngồi: Hải, Hoà ,Hiếu, Thuận ,Khiêm, Hai.
Hàng đứng: Định,( khôngnhớ tên), Quốc, Huyện, Xứng, Trực, Xuân, Chảy, Thu, (ba ngươì đứng phiá sau), Kha, Hoàng, Phát.

Trường Kỹ Thuật Vĩnh LongCô Lê Thị Kim Phượng Lớp 12E - Niên Khóa 1974-1975

Lớp Đệ Ngũ -  Ban Cơ Khí Ô Tô - 1970
Hàng đứng: Lê Tấn Lộc 56, Quên tên
Hàng  ngồi: Phạm Văn Xứng, Lê Văn Tô Bia, quêntên...,Lê Tấn Lộc 54, Quên tên,Tống Hữu Tự,Trương Kỳ Quốc, Nguyễn Văn Hiếu
Hàng Trước: Định , Khiêm, quên....,Trương Kỳ Quốc, Trung, quên..., Xứng, quên...., Thuận, Thầy Phan Phi Hùng
Hàng sau: Xuân, Hoàng, quên ...., quên ....., Hiếu, Đinh Trung Trực


Hàng trước:Hải, Xuân, Trung, Huyện, Minh Hoà, Thuận, Thầy  Dương Xuân Phát (dạy mônHoá), Phụng, Kỳ Quốc Khiêm, Thu
quên, Phụng, Cao Quang Kha.Hàng sau: Dương Văn Phát, Quên tên, quên tên, Hiếu, quên tên, Xứng, Trực, quên tên, Kha, Hoàng.


Hàng trước: Quên tên, Nguyễn Trung Thu, Huỳnh Văn Huyện,Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Văn  Thuận, Thầy Dương Xuân Phát (dạy môn Hoá) ,Nguyễn Văn Khiêm, Trương Kỳ Quốc. Nguyễn Văn Hoàng, Dương Văn Phát.
Hàng sau:Quên, quên, Xuân, Hải, quên, Đỗ Thọ Trung, Lê Minh Hoà, Định, Xứng, ĐinhTrung Trực,

quên, Phụng, Cao Quang Kha.


( Một số bạn đã quên tên, ai còn nhớ xin cho biết , cám ơn )

Trương Kỳ Quốc
 (CHS Kỹ Thuật Vĩnh Long)