Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Dàn Hoa Tím




 Dàn Hoa Tím dịu dàng đua nở
Cạnh mộ phần nhắc nhở chuyện xưa
Đời oan trái đưa em vào giấc
Đã lâu rồi mất cánh Phượng yêu

Hàng Me,Phượng thắm mỗi lần chiều
Tà áo trắng dập dìu trường tan
Ve có còn báo dấu rộn ràng
Tuổi ôm mơ mộng vàng tương lai

Khóc thương em một giấc ngủ dài
Me tàn Phượng mất ngày em đi
Đường xưa dấu tích vẫn còn ghi
Gót hồng nhỏ có khi trở về

Non cao buồn thăm thẳm sơn khê
Chim én nhỏ mãi mê lạc đường
Dàn Hoa Tím như vườn chờ đợi
Đón em về gợi giấc mơ xưa !

Pleiku 22-7-2011

Lê Kim Hiệp
* Chú thích
Dàn = Trải rộng ra



Thùy Dương




Nhạc Sĩ: Phạm Đình Chương
Tiếng Hát: Thùy Dương
Cảm Tác Thơ Tranh: Suối Dâu

Kỷ Niệm Khó Phai


      Ngày xửa ngày xưa lúc tôi khoảng mười hai, mười ba tuổi, tôi hãy còn ngây thơ lắm.Tôi nhớ Mỵ Hùng, Phuốn Hùng con tiệm hủ tiếu Thành Công, lúc đó chúng tôi thân nhau lắm. Ở ngoài sau nhà tôi có con hẻm nhỏ, chúng tôi thường chơi nhảy cò cò và chơi đánh đủa, thẩy ba cục nơi đó.....
      Sau khi thi tiểu học đã xong, để bước lên trung học. Tôi và một số bạn đã trở lại thăm cô giáo Sương (Vợ thầy Diệp dạy toán sau nầy). Tôi nhớ lúc đó vào thăm cô mà chúng tôi cà lắp và ló vì cô đang dạy và gần tới giờ ra chơi. Cô gặp chúng tôi cười nụ cười thật là hài lòng và hiền lành. Cô nói với tôi : Có em na hả Điều? Chúc mừng em nhe.
      Tóc cô đánh thành hai cái bím thả dài xuống trước ngực, cô mặc cái áo dài hoa sen màu hồng. Nhìn thấy cô là tôi thương cô như mẹ tôi vậy. Nhưng lúc đó tôi sợ cô lắm, vì mỗi lần làm bài mà phải đưa phấn bảng lên để trả lời nhưng hôm đó tôi quên mang theo bảng. Cô đánh vào mông tôi năm roi để chừa tật tôi đã quên mang theo bảng khi đi học. Tôi nhớ tôi vừa khóc mà vừa đi bộ về nhà để mang bảng trở lại trường, tôi khóc ngon ngọt và ấm ức lắm. Nhưng tôi không giận cô mà tôi nể và mến thương cô. Đó là một kỷ niệm đáng nhớ.
       Thi đậu vào được trường Tống Phước Hiệp là một vinh dự cho gia đình tôi. Chị tôi cũng thế, chị học hơn tôi ba lớp. Tôi nhớ giờ ra chơi chị Đẹp, chị Tồn, chị Chi gặp tôi lúc đó vào năm 1966. Chị Đẹp đã nói với tôi: “Điều ơi!Em có biết là chú Cuội, cô Hằng của em đã không còn tồn tại na. Vì phi thuyền Apolo lên trên đó và trên đó toàn là đá không hà! Chị cho em biết đó"
      Tôi nghe mà buồn não nuột, suốt trong buổi học lúc đó. Buồn vì cô Hằng và chú Cuội, chuyện thần tiên của tôi đã sụp đ. Eo ui! Còn gì là thần tượng của tôi nữa.....
        Tôi học không giỏi nhưng khá. Tôi ngồi hàng đầu bàn, nên cũng không thích giỡn, gần cô thầy sẽ chăm học hơn. Tôi nhớ mỗi lần giờ ra chơi là có tiếng trống của bác Năm già. Học sinh túa ra sân. Người mơ mộng, người còn trong lớp, người thì tới quán nước uống giải khát.. kẻ thì tụ năm tụm ba nói chuyện với nhau. Nhìn như một bức tranh vui và hạnh phúc trên thiên đàng vậy. Sân trường thật tuyệt vời. Những dãy hành lang lớp học thứ tự, tầng một, tầng hai rất xinh. Trường trồng hoa phượng, mỗi lần hoa phượng nở là gần đến hè. Tôi hay nói với Lệ Hồng: “Ta sẽ ép hoa phượng để dành nhiều nhiều để ta dán vô tập thơ và nhựt ký của ta". Lệ Hồng nói : “Mi làm vậy thích lắm vì mình sẽ có k niệm đó “. Mỗi lần hè đến là chúng tôi tặng nhau hình và có dịp làm bích báo cuối năm. Tôi nhớ hai câu thơ thật là mộc mạc dễ thương ghi sau tấm ảnh:
“ Dù cho tấm ảnh phai màu
Xin đừng xé bỏ mà lòng tôi đau"
      Có những năm Đệ thất, Đệ lc, Đệ ngũ, Đệ tứ tôi nhớ mãi những bài Toán, Sử Ký, Địa Lý, Công Dân Giáo Dục, Quốc Văn,Thêu thùa... Không có môn nào mà tôi lãnh hội hết được. Riêng Nhạc lý và Vẽ là tôi lãnh hội nhiều nhất. Tôi nhớ thầy Thành dạy tôi hát bài Clementine, Lý ngựa Ô, Hái Hoa...v.v... Tôi mê Văn và Nhạc lý lắm. Nên mỗi lần trường phát thưởng cho học sinh đều có tổ chức Văn Nghệ trường.      
      Mỗi năm đều có mặt tôi hát hoặc vũ hoặc đóng hoạt cảnh. Tôi mê văn nghệ lắm. Mà cũng phải năm Đệ Tam, mới mười sáu tuổi, tôi dợt ca bài “Giết Người trong mộng", tôi dợt với ban đàn trống của anh Trung và anh Đại. Bài đó tôi ca hay lắm. Mà cô Lan khen tôi tuy nhiên cô nói: Em còn nhỏ tuổi quá để ca bản nầy. Nhưng tôi một mặt cứ ca cho được bản nầy. Hôm lãnh phần thưởng. Tôi lên ca mà không biết run và nao núng chi cả. Nhưng tôi thiệt là mắc c vì thầy Hiệu trưởng đã  nói lời với các giáo sư và phụ huynh học sinh: “Em Điều hát bài nầy là để sẽ lãnh phần thưởng cho năm tới vì thầy nghĩ "Giết người trong mộng" của em bây giờ là các phần thưởng nầy vậy". Trời ơi! Tôi mắc cười mà mặt tôi đỏ ké vì mắc c quá đi thôi. Nhưng trong lòng tôi lúc đó cũng cảm ơn thầy đã đở cho tôi được trở thành đứa học trò ngoan ngoãn .
      Mỗi lần làm văn nghệ, sau hậu trường thật là vui nhộn, người thì trang điểm, kẻ thay trang phục, có nhóm dợt vũ và người cố gắng thuộc lòng trước khi ca. Chúng tôi gồm sáu đứa: Hương Lan, Chiêu Hằng, Ngọc Hoa, Hồng, Thúy Hiền, Ngọc Gõ và tôi. Cả bọn chúng tôi dợt vũ bài Tiếng Sáo Thiên Thai. Lúc đó chúng tôi mặc áo dài trắng, quần trắng và có mang cánh Voile trắng, tóc kết hoa đẹp như những thiên thần trong cõi thiên thai vậy. Chúng tôi chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của cô Ngọc Lan và cô Chi. Ngoài ra tôi cũng có đóng hoạt cảnh: Ngàn Thu Áo Tím cùng với Ngọc Gõ nữa.
      Tôi làm trưởng ban Văn Nghệ và Báo Chí những năm ấy song song cũng có Chiêu Hằng giỏi tài ca hát, viết văn và làm thơ, nàng cũng làm trưởng ban Văn Nghệ và Báo Chí mấy năm liền như tôi vậy.
      Nhớ mỗi lần giờ ra chơi tôi và Anh Đào thích nói chuyện vi nhau. Tôi thấy Anh Đào trầm ngâm, tôi nói: “Mi đang nghĩ gì vậy? Còn ta sao thấy buồn quá“. Nàng nói với tôi: “Mi thật là hay thay đổi, sáng mi khác còn bây giờ mi khác rồi“. Tôi nói “Vì mỗi lần ra chơi ta nhìn hoa phượng trong sân trường ta buồn quá, có l sắp bãi trường rồi nên ta buồn vu vơ vậy thôi nhỏ ạ“. Rồi hai đứa tôi cùng im lặng mỗi đứa một suy nghĩ riêng tư.
      Có hôm Anh Đào cho tôi hay là có sự viếng thăm của một người bà con từ Sài Gòn về. Anh ấy hay tắm sông và thích bơi lội lắm. Không ngờ vài hôm sau không đầy một tuần lễ, Anh Đào nói với tôi là anh ấy đã chết vì tắm sông. Nước xoáy cuốn anh ấy chết.....Tôi sững sờ như si khờ và tôi nói với Anh Đào: “Thôi trời ơi! Ta hết biết luôn. Gia đình anh ấy biết chưa? “ ......Một ni buồn lạ hn đã xăm chiếm tôi từ đó cho tới vài ngày sau. Đến bây giờ cũng còn và bàng hoàng vô kể.
 

      Sau năm 1975 tôi chán nản bỏ thi Tú Tài phần hai, sau đó tôi ghi danh vô Sư phạm học được 6 tháng và ra đi dạy cấp tiểu học. Tôi và Mai dạy tuốt miệt vườn của Bình Minh, cách Cần Thơ mười cây số.....Và kể từ đó tôi đã lớn khôn. Những hẹn hò, những buổi ngồi cạnh bạn trai đi uống nước, ăn kem. Có BCH đã trao tập thơ cho tôi, và tôi mê mệt đọc thơ của chàng ấy. Rồi đến L cũng mết tôi và có sau nầy qua tìm tôi bên Pháp.

      Tôi vẫn hằng mong được đoàn tựu gia đình bên Canada nầy và cuối cùng tôi đã được đoàn tựu gia đình tôi.Có ba mẹ tôi và anh em. Nhưng cuộc đời không như mình mơ ước và êm đềm mãi. Rồi thì anh tôi bệnh mà mất trước. Sau đó đến lượt Ba tôi và hai năm sau thì Mẹ tôi mất. Hiện tại tôi chỉ còn Văn, một đứa em trai ở cùng nơi và một người chị gái ở phương trời Âu xa xôi lắm.
      Tôi đã có gia đình từ lâu, con tôi đã lớn và chúng tôi ba người sống trong căn nhà nhỏ thôi nhưng giờ đây hạnh phúc tôi tràn đầy. Tôi không bao giờ quên được những kỷ niệm thời còn đi học vì đó là phần sung sướng nhất của đời mình. Ký ức mỗi khi nghĩ đến đều tê tái lòng, rồi khóc hết nước mắt, nước mắt cứ rơi.... cứ rơi.....
Lục Lạc

Tranh Vẽ Tín Đức: Mùa Trăng

1/ Mơ
2/ Mùa Trăng
3/ Trăng

 Họa Sĩ Tín Đức

Bỗng Nhớ



Đời chai sạn, hóa thân thành sỏi đá
Như cây già chờ đếm tuổi đi qua
Đất căn khô, chưa hò hẹn mưa rào
Lặng lẽ đứng trơ mình trên hoang đảo

Rồi một ngày…Ôi nắng hồng thật ấm
Nhỏ xuống hồn tôi từng giọt thật nồng
Êm ái, gởi hương về thêm đậm.
Và ráng chiều, xua hết tiết mùa đông…

Lòng rộn rã, hoa hồng đua nhau nở
Nhẹ nhàng như suối chảy ở trong thơ
Tiền kiếp nào vang lên tiếng gọi mời
Nghe thổn thức dâng tràn không biên giới

Một thoáng nghe…hình như rất lạ
Mà trong lòng chợt thấy thiết tha
Lung linh thấp thoáng dường như đã
Biển nhớ càng thêm vị mặn mà

Trót sinh ra, nào phải cho nhau
Tuổi thơ gặp gỡ có khi nào...?
Hờ hững lạnh lùng như chẳng biết
Trôi nổi cuối đời bỗng nhớ nhau

Kim Quang



Đau Dây Thần Kinh Tọa



Thực Hiện: Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Sưu Tầm: Nguyễn Lữ

Bóng Ảo


Cõi trần gian luôn luôn mờ mờ biến ảo
Kiếp con người sinh lão bệnh tử luân hồi
Cuối đường ta đi là khoảng trống hư vô
Không một dấu tích ngoài linh hồn hiện hữu

Ta hiện hữu bằng linh hồn vĩnh cửu
Qua hình hài thân xác vật hay người
Ta chịu sống khổ đau hay sung sướng
Thế gian này, địa ngục hay thiên đàng

Cuộc sống trầm luân sướng vui buồn khổ
Lẽ vô thường chi phối cả đời ta
Có tình yêu rồi cũng mất thôi mà!
Mong ước lắm chỉ thêm sầu tiếc nhớ

Ta cứ sống bình thường như vẫn sống
Một mình ta ôm trọn cuộc đời ta
Tha hồ bay trong vũ trụ bao la
Không vướng mắc sợi tơ tình ràng buộc

Can đảm lên những tâm hồn lẻ bóng
Vì chung quanh còn có bạn bè thân
Hãy yên vui với cuộc sống nhân quần
Sẽ không cảm thấy đời ta cô độc

Biết đâu đó trên đường đời hội ngộ
Một người yêu đi nốt chặng hành trình
Có cũng được mà không thì cũng được
Muốn hay không chẳng mãi ở bên mình

Và hư vô là thế giới của sinh linh!

ChinhNguyen/H.N.T 

Nov3/2013

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Phong Kiều Dạ Bạc - Trương Kế


Cảnh về khuya, nơi bến Phong Kiều đã khiến Tác giả đi sâu vào giấc ngủ buồn,thật ra Tác giả muốn nói đến con người đang đắm mình trong bể khổ trầm luân.
Quá nửa đêm, tiếng chuông từ chùa Hàn San khiến Tác giả giật mình tỉnh giấc, đó cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh con người rời khỏi bến mê quay đầu là bờ, tìm về cõi phúc.
                
                  楓橋夜泊
 
月落烏啼霜滿天
江楓魚火對愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘聲到客船

Phong Kiều dạ bạc

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
                                     Trương Kế
Dịch Nghĩa:
Neo thuyền bến Phong Kiều

Trăng lặn, tiếng quạ kêu, sương rơi phủ đầy trời
Nơi bến Phong le lói ánh đèn thuyền chài, khiến khách chìm vào giấc ngủ buồn.
Bên ngoài thành Cô Tô có ngôi chùa Hàn San
Quá nửa đêm, tiếng chuông chùa vang vọng đến khách trong thuyền.

   Bản dịch 1

Sương xuống quạ kêu bóng nguyệt buông
Bến Phong le lói giấc mơ buồn
Thành Tô vắng lặng Hàn San Tự
Quá nửa đêm về vọng tiếng chuông


Bản dịch 2

Quạ kêu sương phủ vầng trăng lặn
Phong bến đèn câu giấc ngũ về
Thành ngoại Hàn San chùa khuất bóng
Nửa đêm chuông vọng tỉnh cơn mê

                                                  Quên Đi  

Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn     
                                   

Mùa Hoa Dại Vàng



Mùa dã quỳ lại nở rồi anh !
Phố núi mình vàng thêm sắc mới
Em thơ thẩn chôn chân chiều đón đợi
Nắng miệt mài soi rọi mấy đài hoa

Nỗi nhớ vun đầy cho người đi xa
Tán lá nhẹ lay, bàn tay ai vẫy
Hơi thở gió chợt nghe lòng thức dậy
Nửa tươi nguyên nửa còm cõi thân già

Ôm nỗi buồn bởi năm tháng phôi pha
Em tính tuổi theo mùa vàng quỳ nở
Bông hoa dại mà rối lòng trăn trở
Mình thương nhau nên vơi bớt ưu phiền

11/2013

Hương Ngọc


Thơ Tranh: Mẹ Bảo Con Đừng Nhìn Qua Cửa Sổ


Thơ : Minh Đức Hoài Trinh
Thơ Tranh: Kim Quang


Bài Thơ Lục Bát - Rời




Ta còn nửa chén rượu đời
Nếu em không ngại ta mời sớt chia
Uống đi , để thấy não nề
Nhân gian vị đắng, đắng tê cả hồn .

***
Cạn nhau một chén quan hà
Rồi mai sau đó mình là cố nhân
Buồn chi em, chốn bụi trần
Bể dâu biến đổi ai lần không qua.

****
Sang sông sợ nước lớn ròng
Xoáy con thuyền mục giữa dòng chơi vơi
Muốn trao ai đó một lời
Nhưng ta lại ngại tiếng đời thị phi.

****
Em còn đọng giấc mơ hoa
Ta như vạt nắng vàng pha cuối chiều
Tình đời còn lại bao nhiêu
Gặp cơn gió lộng cánh diều sẽ băng  


Vĩnh Trinh


Nguyễn Trường Tộ Bãi Trường,Lớp Đệ Tứ - NK 1964-1965- Phần1

Ngày Bãi Trường - Lớp Đệ Tứ - NK 1964-1965
alt
Hu, Long, Rành, Đô(chết) (2 o nhớ, Phú ,o nhớ, Sự, Thật, Cương, Bi, Hiền
alt
Một đống bạn mà giờ không còn nhớ nổi phía sau nhà thờ
alt
Ràng, Phú ,Đô ,Tuấn ,Thật
alt
Đi trước bên trái là bầy cô hồn các đảng Đô, Sự, Ràng, Long, Phú, Thật
Phía sau là ngũ vị tiên cô vo vãnh mỏ chuẩn bị ó ré Huỳnh Hoa, Trân, Huê,
Điệp, Hường
cả bọn bên trường bà cuối năm tứ
(hè sang phượng nở , rồi chẳng gặp nhau) thơ PTT
alt
hè sang phượng nở, rồi chng gặp nhau
ôi mối tình đầu, như đi trên cát (thơ Phạm Thiên Thư)
đâu d
nhòa mau <tui thêm>
alt

Cái cô bạn nhân chi sơ tính bổn ác không biết giờ ở phương nào
bên trái qua (
Đào, Cẩm, Hu
ỳnh Hoa ,Lý, Dung, Liên, Phú, Tài, Tuấn, Bi, Long Hiền, Cương, Đô, Hu, Thật, Sự, 0 nhớ)


Trương Văn Phú


Nguyễn Trường Tộ Ngày Bãi Trường, Lớp Đệ Tứ - NK 1964-1965 - Phần 2

Ngày Bãi Trường - Lớp Đệ Tứ - NK 1964-1965

hè sang phượng nở, rồi chng gặp nhau
ôi mối tình đầu, như đi trên cát (thơ Phạm Thiên Thư)
đâu d
nhòa mau <tui thêm>
ảnh chụp sau buổi biểu diễn cua ông  Nguyễn Thành Nhơn và ông Hô Cẩm Ngạt
Thầy Bá , Thầy Phong 
Ông Cương chụp dưới bóng cây mà run tay
Nhóm bạn n chơi thân nhau thành cp -(Trân Huê)-(Hồng Miền)- (Điệp Huỳnh Hoa), riêng chị Hồng đã mất, ngồi giữa có lẽ là hường đang đưa hai tay cho ai vậy ta
Trong khu vực trường bà cuối năm lớp tứ rất nhiều bạn chia tay cùng lớp tìm xưa quẩn quanh  ai mang bụi đỏ dáng em nho nhỏ, trong cõi xa mờ (thơ ptt )

Trương Văn Phú


Luật Thơ: Lục Bát - Song Thất Lục Bát



Lời mở đầu:

      Trong chúng ta, đôi lúc có máu thơ thẩn, thích làm thơ để trải lòng, nhưng lại không dám thực hiện. Vì sao?
Chúng tôi xin phép được suy bụng ta ra bụng người, để trả lời. Chúng ta ngần ngại vì bởi không biết rõ luật thơ, luôn e sợ lỡ sai luật.
      Chính vì lý do đó, ngoài sự hiểu biết, đến việc cố công sưu tầm và tổng hợp một số bài viết từ Internet
Với chủ ý cùng nhau trao đổi, chúng tôi đã chọn lọc một số bài của Thân Hữu. Những Cây Viết Nghiệp Dư này đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thi phẩm để mang ra thí dụ, hầu dẫn chứng về Luật của các Thể Thơ.
      Do khả năng hạn chế, kính mong quý độc giả góp ý và bổ sung để chúng ta có được một bài viết đầy đủ hơn

Phần 1:

A - Thơ Lục Bát

1 - Luật Bằng Trắc
2 - Cách gieo vần:
a. Cách gieo vần 1
b. Cách gieo vần 2
c. Trường hợp ngoại lệ

B -Thơ Song Thất Lục Bát

Phần 2

A - Thơ Mới:
1 - Phan Khôi và bài thơ Tình Già
2 - Cách gieo vần :
a. Vần Tiếp ; b. Vần ôm
c. Vần Tréo ; d. Vần ba chữ
e. Vần lưng ; f. Vần cùng một câu

B - Thơ Tự Do:
1 - Sự khác biệt với Thơ Mới
2 - Những bài thơ thí dụ

Phần 3: Thơ Đường Luật:

A - Thơ Đường Luật Tứ Tuyệt:
1 - Luật Niêm
2 - Luật Bằng Trắc và Gieo Vần :
a. Luật Bằng vần Bằng
b. Luật Trắc vần Bằng
c. Luật Bằng vần Trắc
d. Luật Trắc vần Trắc

B - Thơ Đường Luật Bát Cú:
1 - Luật Niêm
2 - Bố cục bài thơ
3 - Luật Đối
4 - Luật Bằng Trắc:
a. Luật Bằng vần Bằng
b. Luật Bằng vần Trắc
c. Luật Bằng vần Trắc
d. Luật Trắc vần Trắc

C - Các Niêm Luật khác trong thơ Đường Luật

Phần 4 :
A - Thơ Cổ Phong
B - Câu Đối:
1 - Đối ý và đối chữ:
a. Đối ý
b. Đối chữ
c. Số chữ và các thể câu đối

2 - Luật Bằng Trắc
a. Câu Đối Tiểu
b. Câu Đối Thơ
- Câu đối theo thơ Ngũ Ngôn
- Câu đối theo thơ Thất Ngôn
c. Câu Đối Phú

- Câu đối song quan
- Câu đối cách cú
- Câu đối hạc tất hay gối hạc

Lời cảm Tạ:
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ :
- Những Tác giả có thi phẩm được sử dùng trong bài viết này.

* * *
Luật Thơ : Lục Bát & Song Thất Lục Bát


A - Thơ Lục Bát

Thơ Lục Bát là một thể thơ thuần túy của Việt Nam, rất êm dịu, nhẹ nhàng, giống như bản chất hiền hòa của dân tộc ta. Phạm Quỳnh cho rằng: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn .”
Câu này mang hàm ý: "Thơ Lục Bát còn dân dộc Việt còn, thơ Lục Bát mất dân tộc Việt mất."Bởi vì, Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được viết bằng Chữ Nôm theo thể thơ Lục Bát (nguyên tác là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân).
Chính vì thế, là con cháu, chúng ta cần nên gìn giữ tinh hoa văn hóa của ông cha lưu truyền, nhất là hạn chế việc làm biến dạng hình thức của thể Thơ Lục Bát. Đó một thể thơ đại diện cho tinh hoa dân Việt chúng ta.

1 - Luật Bằng Trắc

- câu 6 chữ : b B t T b B
- câu 8 chữ : b B t T b B t B
Những chữ có dấu huyền hay không dấu là vần Bằng.
Thí dụ: đi, về
Những chữ có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng là vần Trắc
Thí dụ: bát, trả, chữ, nợ .
Những chữ in lớn (B, T) là bắt buộc phải theo luật được qui định

2 - Cách giao vần

a - Cách gieo vần 1
Trong thơ Luc Bát thông thường chỉ sử dụng vần Bằng.
- Bắt đầu từ chữ cuối của câu 6 chữ, gieo vần với chữ thứ 6 của câu 8 chữ. Cách gieo vần này gọi là Vần Lưng (yêu vận), nghĩa là gieo vần ở giữa câu.
- Tiếp đến, chữ cuối của câu 8 chữ, gieo vần với chữ cuối câu 6 chữ tiếp theo. Gọi là Vần Chân(Cước vận).
Cứ thế tiếp tục mãi và số câu trong bài thơ không giới hạn.

Thí dụ: Bài thơ sau đây:

Mộng Đêm Thu

Men hương ấp ủ thu về
b B t T b B
Muôn cành lá rụng đê mê nổi buồn
b B t T b B t B
Không gian một chút loạn cuồng
Gặp nàng thơ diện cành buông trăng thề...
(Lục Lạc)

b - Cách gieo vần 2
Ngoài ra, chúng ta có thể gieo vần như thế này : từ chữ cuối câu 6 chữ, ta gieo vần với chữ thứ 4 của câu 8 chữ

Thí dụ :
Anh đi ghe rổi chín chèo
Bởi anh thua bạc nên nghèo nợ treo
Nợ treo kệ mặc nợ treo
Em bán bánh bèo trả nợ nuôi anh
(Ca Dao)

Hoặc:
Ăn no rồi lại nằm quèo
Thấy giục trống chèo vội vã đi xem
(Ca Dao)

3 - Trường hợp ngoại lệ
Tuy nhiên, trong thơ Lục Bát vẫn có những trường hợp phá cách, không theo qui luật trên.
a - Thí dụ :
Trách
Nghìn dậm nhớ dáng trong mơ (chữ thứ hai vần trắc)
Bên ngoài Mai rụng ta chờ người sang
Giờ thấm thoát xuân đã tàn
Bóng người biền biệt hạ vàng đến nơi
Đâu tăm cá đâu chim trời
Nên ta còn đứng đợi người về đây
(Quên Đi)

b - Hoặc là sử dụng vần TRẮC

Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi mầy đi đằng nào
(Ca Dao)

Tình thương gươm trường không sợ
Sét đánh bên mình duyên nợ không buông
(Ca Dao)

Đêm năm canh ngày sáu khắc
Thương nhớ chàng không một giấc nào nguôi
(Ca Dao)

Qua cầu một trăm cái nhịp
Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng
(Ca Dao)

B - Thơ Song Thất Lục Bát

Thơ Song Thất Lục Bát cũng là thể thơ của Việt Nam, gồm hai câu Bẩy chữ, kế đến một câu Sáu và một câu Tám chữ. Cứ như thế tiếp tục, không giới hạn số câu.

Luật Bằng Trắc và cách gieo vần :

" b , t " : không bắt buộc
" T " : Vần Trắc bắt buộc
" B " : Vần Bằng bắt buộc

Trong thơ Song thất Lục Bát, chữ cuối của câu Thất trên gieo vần với chữ thứ 5 của câu Thất thứ hai.
Chữ thứ 7 câu thất thứ hai gieo vần với chữ cuối của câu Lục. Chữ cuối của câu Lục gieo vần với chữ thứ Sáu của Câu Bát. Chữ cuối của Câu Bát sẽ gieo vần với chữ thứ Năm của câu Thất đoạn hai.
Cứ tiếp tuc như thế và không giới hạn số câu trong một bài thơ.

Câu Thất 1 : b bT t B b T
Câu Thất 2 : t t B b T t B
Câu Lục : b B t T b B
Câu Bát : b B t T b B t B

Đoạn hai và tiếp.. :

b b T t B b T (giống 4 câu trên )
t t B b T t B
b B t T b B
b B t T b B t B

Thí dụ :
Vầng Trăng Khuyết

Khép nép giữa dòng vầng trăng khuyết
Ai tình nhân biền biệt phương nao
Để người thơ thẩn ra vào
Trăng không tròn vẹn bến nào trăng neo
Trên sông vắng trăng theo sóng nước
Thuyền có về chở được hay không
Chớ gieo hy vọng chờ mong
Để trăng lại nhớ đau lòng cho trăng
(Quên Đi)

Tuy nhiên, trong thơ Song Thất Lục Bát luật Bằng Trắc cũng có ngoại lệ :

Khúc Hát Sai Mùa

Thả tâm hồn vô thinh lá đổ (Chữ thứ ba vần Bằng)
Ngơ ngác đời bể khổ mù bơi...
Chuông ngân thánh thoát nhẹ rơi...
Cửa thiền mở rộng luân hồi... nhân sinh
( Kim Oanh)


Huỳnh Hữu Đức


Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Ngày Tháng Hạ - Nhạc Sĩ Phạm Duy- Ca Sĩ Khánh Hà

      Mùa Hạ trở về mang theo nỗi chán chường,Cái nắng đã buồn mà cơn mưa mùa hạ lại càng buồn thêm,Những kỹ niệm với cô học trò nhỏ năm xưa như tràn về trong ký ức.Làm người về bổng càm thấy bơ vơ khi nhìn lại chốn cũ mà buồn cùng mùa Hạ với trong những cơn mưa dài lê thê . . .


Nhạc Sĩ: Phạm Duy
Ca Sĩ: Khánh Hà
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình


PPS: Chinh Phụ Ngâm - Thuở Trời Đất Khách Má Hồng


Phổ Nhạc & Thực Hiện: Nhạc Sĩ Quách Vĩnh Thiện

Thơ Tranh: Cõi Sầu



Thơ: Kim Oanh
Thơ Tranh: Suối Dâu

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Hóa Chất Không Dính - Teflon

  
Cho đến nay, hầu hết dân chúng trên thế giới đều biết đến hóa chất Teflon đặc biệt là trong các công việc bếp núc. Tính chất đặc thù của hóa chất nầy là không làm thức ăn dính vào nồi niêu xoong chảo sau khi đã được phủ một lớp mõng bên trong. Nhưng trong những năm gần đây, tại Hoa Kỳ đã xảy ra những vụ kiện của dân chúng về những tính độc hại của Teflon. Tuy đây chỉ là những vụ kiện đơn lẻ, nhưng tầm quan trọng của vấn đề cũng đáng cho chúng ta cần lưu tâm đến.

Đặc tính của Teflon

Teflon là tên thương hiệu của một chất polymer do nhà khoa học Roy Plunkett (1910 – 1994) khám phá vào năm 1938. Sản phẩm nầy được hãng DuPont tung ra thị trường từ năm 1946. Đây là một hóa chất hữu cơ chứa fluor, có tính chất chịu nhiệt và không kết dính.
      Khoảng 50 năm về trước DuPont đã bắt đầu sản xuất đủ loại sản phẩm dùng trong nấu nướng có phủ một lớp Teflon. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng nấu nướng làm cho dịch vụ nầy được thực hiện dễ dàng và thâu ngắn thời gian làm bếp của những ông bà nội trợ. Các dụng cụ bếp núc mới tiếp tục ra đời, ngay cả lò nướng và xoong chảo bằng điện. Hiện tại, 70% dụng cụ nấu nướng ở Hoa Kỳ là thuộc loại không dính.
      Chất Teflon không dính là do một tính chất đặc biệt của hóa chất nầy. Teflon chỉ là một tên thương hiệu dùng để gọi thay thế tên hóa chất của một loại polymer polytetrafluoroethy lene viết tắt là PTFE. Đặc tính độc đáo của PTFE là hệ số cọ sát (coefficient of friction) của chất nầy thấp nhất đối với tất cả các kim loại hiện diện trên trái đất. Do đó nó có thể được dùng như một lớp áo tráng bên trong nồi niêu trong kỹ nghệ nấu nướng.
      Độ nóng chảy của PTFE là 3270°C. Vì hệ số cọ sát thấp, PTFE còn được dùng trong kỹ nghệ không gian và trong kỹ nghệ tinh luyện uranium, áo giáp chống đạn, vật cách điện v.v… Bốn năm sau khi tung ra thị trường từ năm 1950, hảng DuPont đã sản xuất trên 500 tấn PTFE tại cơ xưởng ở Virginia.
 
Nguy hại của Teflon

      Với những tiện lợi đã nêu trên nhất là trong việc nấu nướng, tuy nhiên Teflon cũng cho thấy nhiều mặt tiêu cực khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Xin nhắc lại một lần nữa là khi áp dụng một hóa chất nào trong đời sống, chắc chắn chúng ta sẽ phải chấp nhận nhiều điểm thuận lợi và cũng có những bất lợi kèm theo sau. Trường hợp của Teflon cũng không là một ngoại lệ nào cả.
      Từ những ứng dụng trên đặc biệt trong kỹ nghệ nấu nướng, nếu các chảo không dính được đun ở nhiệt độ cao, khí độc có thể bốc lên tùy theo nhiệt độ đang đun. Khí nầy có thể là một vũ khí có thể giết chết chim chóc, và ảnh hưởng lên con người qua cảm giác như bị bịnh cúm (flu-like), làm cơ thể bị nóng sốt trong vòng một tuần lễ tùy theo cung cách và cường độ bị tiếp nhiễm. Việc tiếp nhiễm có thể xảy ra khi chảo Teflon vẩn còn trên bếp nóng ở trong một gian nhà bếp nhỏ, ít thoáng khí và không có máy hút khói. Trong trường hợp hệ trên, nghĩa là lớp Teflon bị nun nóng quá độ, Teflon sẽ bị phân hủy và khí thoát ra có thể gây tử vong cho người. Teflon bắt đầu bị phân hủy từng phần ở khoảng 5000°F (tương đương 2600°C), và bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ 6600°F (3500°C).
Để có thể có một khái niệm để so sánh, dầu mở hay bơ bắt đầu chảy và sôi cùng ra khói vào khoảng 3920°F (2000°C), còn thịt bị cháy khi được nun nóng đến khoảng 400 – 4500°F (200 – 2300°C). Chúng ta cũng cần nên nhớ rằng khi đạt đến các nhiệt độ kể trên thì nhiệt độ của đáy chảo sẽ cao hơn khoảng 3000°F, nghĩa là lớp Teflon có thể đã bắt đầu phân hủy rồi.
Năm 2005, Hội đồng Cố vấn Khoa học (SAB) của Cơ quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (USEPA) đã khám phá rằng hóa chất perfluorooctanoic acid (PFOA), một hóa chất dùng để điều chế Teflon là dường như gây ra ung thư (likely carcinogen). Suzan Hazen, Phụ tá Hành chánh của EPA, sau khi nhận được một báo cáo khoa học công bố rằng đã có chỉ dấu của hóa chất PFOA trong máu của 90% người HK, tuyên bồ rằng: ”Mặc dù nguồn gốc của sự tiếp nhiễm nầy còn mơ hồ, nhưng các dụng cụ nấu nướng không dính đang là một nghi vấn lớn”. Và EPA cũng đã nghiên cứu vấn đề nầy để có thể đem ra thảo luận trong các hội nghị chuyên đề sắp tới.

Trường hợp điển hình

      Có hai trường hợp được nêu ra đây, đó là việc ảnh hưởng lên súc vật và người của hóa chất vừa kể trên. Vào tháng 6, 1999 tại West Virginia, gia đình Tennent đã kiện hãng DuPont vì đã làm chết 280 con bò của gia đình nầy do hóa chất PFOA phế thải vào bãi rác lộ thiên, không độc hại ở gần nơi cư trú của gia đình. Nước rỉ của bãi rác trên đã đi vào rãnh nước xuyên qua khu đất nuôi bò. Vụ kiện đã được dàn xếp nội bộ, nhưng số tiền bồi thường không được công bố.
      Vụ thứ hai, vào năm 2004, DuPont đã phải trả 300 triệu Mỹ kim để dàn xếp một vụ kiện khác do các cư dân sống chung quanh nhà máy sản xuất Teflon ở Ohio và West Virginia căn cứ vào nguồn nước ngầm ở hai nơi nầy bị ô nhiễm vì hóa chất trên, và một số người dân bị tiếp nhiễm và sức khỏe bị ảnh hưởng cũng như có một số chỉ dấu liên quan đến mầm móng ung thư.
      Tuy nhiên, Cơ quan EPA HK vẫn chưa có một quyết định dứt khoát nào về hóa chất PFOA nầy, là vì các cơ quan y tế và nghiên cứu chưa thu thập đủ dữ kiện để kết luận tính chất ung thư của hóa chất. Sự thận trọng nầy rất cần thiết và áp dụng cho mọi trường hợp. Ngoài ra, có thể còn có những sức ép khác đặt trên căn bản kinh tế-chính trị ảnh hưởng lên các kết luận của cơ quan y tế HK ngoài vấn đề ảnh hưởng lên sức khỏe và môi trường.
Cho đến nay 2006, hóa chất nầy vẫn chưa được EPA liệt kê vào danh sách hóa chất có nguy cơ gây ra bịnh ung thư. Báo Washington Post ngày 23/12/2005 có loan tải tin tức như sau: “EPA đang cứu xét sự kiện hóa chất PFOA có nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe con người và phải được qui định thành luật. Hóa chất nầy là một trong những hóa chất hữu cơ sinh tụ và không phân hủy (bio-accumulative persistent organic pollutants – POPs)), liên quan đến bịnh ung thư và phát sinh dị hình dị dạng nơi thú vật; do đó, có thể gây ra ung thư cho con người”. Như vậy chúng ta đã thấy EPA Hoa Kỳ rất thận trọng trong lãnh vực làm luật.
      Đối với trách nhiệm của những nhà sản xuất, trong trường hợp hãng DuPont, ngoài hóa chất PFOA, hóa chất dùng để sản xuất Teflon, hãng nầy còn sản xuất một hóa chất rất nổi tiếng là CFC viết tắt của tên hóa chất chlorofluorocarbon. Đây là một hóa chất dùng trong kỹ nghệ lạnh và là một hóa chất gây ảnh hưởng đến tầng lớp ozone của bầu khí quyển, còn gọi là hiệu ứng nhà kính.
      Trong quyết định của 189 nguyên thủ quốc gia ở kỳ nhóm họp tại Montreal năm 1989, Nghị định thư Montreal ra đời với kết luận là phải chấm dứt việc sản xuất hóa chất CFC vào năm 2006. Chính hãng DuPont vào năm 1992 cũng đã tuyên bố là sẽ chấm dứt việc sản xuất chất CFC càng sớm càng tốt. Nhưng hãng nầy vẫn tiếp tục tung ra thị trường hóa chất trên. Tiếc thay, điều nầy nói lên được sức ép của những thế lực tư bản ở đất nước nầy, và các thế lực trên có khả năng khuynh đảo những luật lệ đã được quốc tế đồng thuận.
      Trở qua việc sản xuất PFOA, kể từ đầu năm 2006, hãng DuPont, công ty duy nhất sản xuất chất PFOA tại HK, chiếm 25% mức sản xuất trên thế giới đã đồng ý tiết giảm dần dần sự phát thải của chất nầy vào môi trường và hứa chấm dứt vào năm 2015. Hãng cũng hiện đang nghiên cứu một loại hóa chất khác để điều chế Teflon như tổng hợp trực tiếp fluor và ethylene. Chúng ta cũng khó biết hãng nầy có giữ được lời hứa hay không, hay cũng giống như trường hợp của chất CFC.

Thay lời kết
      Như đã trình bày trên đây, các dụng cụ nấu bếp có Teflon đem lại nhiều tiện lợi trong việc nấu nướng; tuy nhiên những thuận lợi đó có thể mang lại cho chúng ta phiền não nếu xử dụng không đúng cách.
      Trong cung cách nấu nướng của Việt Nam, chúng ta thường hay nấu ở nhiệt độ cao, và chưng hay hầm thức ăn trong một thời gian dài. Điều nầy có thể làm cho lớp Teflon bị phân hủy mà chúng ta không nhận biết được. Do đó, ảnh hưởng lên sức khỏe có thể xảy ra trong một thời gian dài sử dụng mà có rất ít người lưu tâm đến. Vì đây là những chất hữu cơ bền vững, không bị phân hủy theo thời gian, sẽ tích tụ trong cơ thể chúng ta. Một khi liều lượng đã đạt đền mức gây nhiễm độc, khả năng được chữa trị lành sẽ rất thấp.
      Vì vậy, đề nghị trong công việc nấu nướng, chúng ta cần thận trọng khi sử dụng các dụng cụ có lớp Teflon, cũng như không nên dùng lại các dụng cụ trên khi thấy có những vết trầy hay lớp Teflon trên mặt không còn trơn láng nữa. Điều sau nầy nói lên mức độ phân hủy của Teflon rất cao vì không còn có lớp bảo vệ trên mặt nữa.
DR Mai Thanh Truyết
( Lê Quan Vinh sưu tầm)

Thơ Tranh: Chiều Buồn



Thơ: Thiên Thu
Thơ Tranh: Kim Oanh

Nhánh Lá Bâng Khuâng


       Buổi sáng đến sở bằng lối đường quen thuộc, Chàng rẽ phải để rời xa lộ.Tia nắng đầu ngày của mặt trời ửng hồng vừa nứt ra từ những khung mây cuối chân trời Đông. Con đường có hai hàng cây xanh mượt mà thay áo mới. Mấy thảm cỏ non bên đường còn ngậm sương đêm, đưa những ngón tay lá liễu vẩy gọi trong gió sớm như chào đón dòng xe cộ lướt chạy miết về hướng ngả tư đường


      Phía trước cổng vào sở, bên trái con đường là một khoảng gương trong, không có áng mây nào lãng đãng in bóng soi gương. Đó chính là mặt hồ rộng thật tĩnh lặng. Ở giữa hồ là một ốc đảo nhỏ đầy phi lau và cây hoang mờ nhạt trong làn sương mỏng màu trắng đục.Chung quanh hồ là những dãy chung cư đang còn ngái ngủ, núp dưới bóng hàng cây cổ thụ .Những cái bóng to đùn nằm ngược đầu dưới đáy hồ của mấy dãy chung cư và hàng cây khiến khung cảnh lặng lẽ quanh đây càng thêm tĩnh mịch. Mấy con vịt lông trắng như đàn thiên nga đang tụm năm tụm ba, thả nổi trên mặt nước hồ. Chúng nhìn bâng quơ, không chia xẻ với nhau một lời nào. Hình như chúng không muốn làm khuấy động sự yên tĩnh đến huyền diệu của buổi bình minh. Cỏ hoang như chìa những cánh tay chằn chịt che dấu mấy lối mòn từ con đường cái dẫn tới bờ hồ.

      Nhiều chùm hoa blue bonnet màu xanh ngọt lịm như được pha sắc từ màu trời và lá cây xanh, còn đội lớp sương thật mỏng của đêm, chúng lặng lẽ giương mắt xanh nhìn lên bầu trời trong veo dễ chừng để nhớ về một Nữ Hoàng đã tạo tác và nuôi dưỡng mình. Đó chính là Lady Bird Johnson , một Nữ Hoàng của nhan sắc thiên nhiên . Bà là Đệ Nhất Phu Nhân của triều đại Tổng Thống Johnson. Bà đã gieo biết bao nhiêu hạt giống của những loài hoa dại ven các đại lộ thênh thang  thuộc xứ sở cao bồi Texas này.

      Lối vào cổng chính có hai dãy hoa màu hồng nhạt, tím than  lẫn lộn với những chùm hoa lài trắng nhỏ, nở ra như cánh bướm. Những cánh bướm mong manh đang đậu xuống miền tương tư trong lòng Chàng, như còn níu giữ giấc mơ tình ái của đêm qua.

      Chung quanh sở là hàng cây lá xanh đang dan rộng tàn lá, che dù cho những thảm cỏ non. Cơn gió nhẹ không có mây để đuổi bắt đang vươn ngón tay vô hình , khải lên những cành lá, tạo thành tiếng nhạc lao xao. Hai con chim sẻ đang chuyền cành, cất tiếng hót, không phải để ca ru mà như điệu gọi tình của đôi trai gái nào đó ở miền ruộng rẫy sông nước quê hương.

      Cơ xưởng là mấy dãy phòng ốc dài có hành lang rộng, chạy mãi đến cuối bờ rào phía sau cũng nằm im lìm bất động như biểu hiện sức chịu đựng bền bĩ với nắng mưa sương gió và thời gian. Mấy cánh cửa khép kín kiên cố như chưa từng đưa đón, mở ngõ cho bao nhiêu nhân viên và khách hàng có cơ hội thiết lập kỹ thuật máy móc và đời sống đầy sinh động.

      Khoảng sân rộng cũng là chỗ đậu xe được phủ bởi những tàn cây chung quanh. Nhánh lá xum xuê chưa bị vạt nắng và làn gió đánh thức nên còn u mê trong giấc mộng đêm. Hình như vuông sân và cả cơ xưởng còn chìm đắm trong sự quạnh quẽ của thời khắc giao tiếp , chưa kịp đổi màu giữa đêm và ngày. Sự quạnh hiu trống vắng đến hụt hẫng chắc đang khát khao, chờ đón đôi gót chân son mềm mại, dịu dàng dẫm lên đọt cỏ non. Những bước chân nhẹ nhàn có chút ngập ngừng như còn do dự, không muốn rẽ đôi vùng nắng gió bình yên của khoảng không gian còn ngây ngất hương đêm

      Nàng là mặt trời hay mặt trăng mà đồng điệu với thiên nhiên? Chưa bao giờ trang điểm mà ửng hồng đôi má. Một bên má có lún đồng tiền như thể e ấp khoe duyên với mấy cánh hoa vừa lén nở trong đêm qua. Chiếc răng khểnh dư sức làm duyên nụ cười. Đôi mắt đen nhung và đôi môi ướt đượm một chút vui, chút buồn của khung trời và nhánh lá thiên nhiên bốn mùa mưa nắng.. Mái tóc buông xuôi làm con suối nhỏ chảy ngang miền cát trắng của đôi vai. Dòng tóc còn óng ánh một lớp lụa mỏng của trăng đêm. Mùi tóc là hương rừng buổi sáng, hương hoa buổi tối, hương lúa chín buổi chiều hay hương thoảng mơ trong mộng tưởng mà thoáng ngửi một lần là ngất ngây tha thiết trăm năm tình nhớ. Ánh mắt nàng không là trời biển rộng mà xa xăm muôn trùng. Mắt nhìn sâu thẳm như cõi sông vô tận để lượn sóng tình xô đuổi mải mê, không vớt được cái lung linh của bóng sao chìm trong lòng Chàng. Đôi môi Nàng ngon như vết son cắn vào mùa trái chín đang chờ bờ môi lạ đậu xuống những đam mê. Chiếc áo len xanh nhạt màu biển trời vẫn thường ôm ấp, bám sát vào vùng thịt da, thân thể con gái như những đài hoa non búp còn dấu yêu  ôm mãi nhụy vàng.

      Buổi sáng và Chàng chờ đợi dấu hài ôm lấy gót chân son, khua nhẹ bước đi trên miền thạch thảo của cô gái vóc dáng học trò, gương mặt còn giữ nét hồn nhiên dễ thu hút lòng người để gieo từng nỗi nhớ! Có lẻ con nước rong lắng đọng phù sa trên cánh đồng lúa mới ở quê hương xa cũng chỉ đẹp và trìu mến như đời thiên nhiên đầy ắp hương tình Nàng gửi lại quanh đây.

      Nàng không là cỏ cây hoa lá xin đừng đổi thay vì thiên nhiên bốn mùa.Xin tóc đừng là mây; hơi thở đừng là gió; mắt ngó đừng là ánh trăng; áo thôi là là lớp sương mù và miền thịt da không trỡ thành trái chín. Một nỗi niềm bâng khuâng đang len lén đi qua cổng đời Chàng bỏ ngõ. Một cảm giác không đồng điệu như hai cơn gió nhẹ ngược chiều, tạo thành con trốt nhỏ vấy chút bụi mờ.

      Hàng cây không chỉ in bóng nước hồ sâu mà còn thả những chiếc lá rơi cho mặt hồ dấy động, làm rạn nứt bóng cây đang trầm mình tắm mát. Lòng người con gái như dòng sông thiên nhiên lặng lẽ đưa con nước quá khứ ưu tư về biển sâu quên lãng. Có ai âm thầm góp nhặt hương yêu còn lãng đãng quanh đây để dấu kín kỹ niệm một khoảng đời tình vào giấc mơ để rồi gửi gấm tâm tư vào những vầng thơ lãng mạn. Hạt bụi cát có bay rồi cũng chìm lắng vào bãi cát mịn. Lớp sương tan sẽ mang đi đâu những nước mắt buồn tênh?  Mái tole và những nhánh lá quanh đây sẽ khô đi vết ướt sương đêm như ngôi trường xưa và sân trường cũ sẽ mờ dần trong ký ức học trò.

      Phải rồi! Nàng đã đỗ đạt, bước chân lên cuộc đời. Bầu trời rộng mênh mông những ước mơ, có con chim vổ cánh bay về phía chân trời xa thẳm.


      Phòng làm việc sáng nay bỗng nhiên xa vắng lạ.Tách càfe không chờ đối ẩm.  Hương tóc thôi bay; không ai quên áo trên thành ghế; không ai ngủ hờ ở bàn viết, vắng cả ánh mắt bờ môi và tiếng nói thỏ thẻ mộng đời cho những dòng thơ thêm chút linh hồn. Chiếc đồng hồ treo tường cứ êm đềm lời réo gọi như cố ý gỏ vào tâm tư Chàng  cho dậy niềm mong nhớ. Quá khứ và kỹ niệm rồi sẽ theo dòng thời gian trôi, đưa mỗi cuộc đời về hướng lảng quên, sẽ ẩn hiện tan biến vào vòm trời nhớ thương luyến tiếc ngậm ngùi.

      Chàng thẫn thờ bước vòng quanh sân cỏ. Vài hạt sương từ phiến lá rụng xuống đôi vai làm Chàng giật mình, chìa mấy ngón tay nắm bắt, cảm giác lành lạnh như mùa Thu và nỗi buồn còn ở trọ quanh đây. Đang là mùa mưa của những ngày hè, mưa nhiệt đới hay đến rồi đi bất chợt, có khi tạo thành giông bão tơi bời, nhất là đối với người xa quê hương , xa cả người tình.

      Chàng lặng lẽ đứng nhìn mấy chiếc lá rơi chao đảo, chòng chành rồi nhẹ mình nằm yên trên thảm cỏ, lòng bâng khuâng tiếc nuối miền tuổi thơ và những êm đềm đã qua.  Cuộc đời sao giống những phiến lá đổi vàng từ tạ cây cành !. Đang còn mùa hè sao lá lại tả tơi? Đang còn đời sao tim lòng tan nát? Một chút lệ sương còn ươn ướt phiến lá rơi! Có chiếc cầu nào bắt ngang qua vùng sáng tối cho kẻ ở gặp lại người đi? Cho tất cả lối mòn tìm lại vết chân xưa. Cho cơn gió tìm được áng mây. Cho mái tóc tìm lại vai gầy. Cho cỏ lá xanh tìm lại khung trời thẳm. Buổi sáng nắng về bắt gặp heo mai…

      Và cây đời còn mãi nhánh lá bâng khuâng!

Phạm Tương Như