Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Thuyền Thúng


Không biết thuyền Thúng có từ thời nào? Nhưng chắc là một phát minh lớn của tộc Việt! Có lẽ nó có sau thuyền Độc Mộc của người Thượng, vì thuyền độc mộc lúc đầu chỉ là khúc cây hay cây chuối (?) Nếu kết thành bè thì bè lau cũng đủ cho một người ngồi (?). Cái thuyền thúng đã được phát minh và cải tiến đều đều theo trí thông minh của người Việt ! Nó rất tiện dụng và hữu ích khi đem lại công việc và miếng ăn của người ta. 

Tôi không hiểu khi nào thì nó trở thành một công cụ câu, kéo, đánh bắt dọc sông, sông lớn và ven biển . Mãi tới ngày nay nó vẫn còn sống mạnh! Ngày nay tôi đã thấy những chiếc thuyền có đường kính tới ba mét, rất bắt mắt, đậu hoành tráng tại bờ biển ở một số tỉnh!!! 

Cái nghệ thuật tạo tác thì thật là tuyệt vời! Người ta chẻ mỏng tre nứa, rồi đan rồi gò , rồi làm cạp bằng tre nứa , đôi khi bằng mây, song … rồi quét bằng sơn Ta (Tôi không hiểu sao cái sơn ta nó quá hay như thế mà ngày nay ít phát triển). Người ta khoan một lỗ bằng khoan tay ( cũng như xe đạp gọi xe máy đạp) tay trái cầm mũi khoan cho ngay, tay phải quay vòng bên cho mũi khoan hoạt động. Khi đã có lỗ khoan sâu vừa y, người ta vót một mũi tre cho vừa, nhúng sơn ta, đóng vào lỗ đó! Cái đinh tre này chắc và bền gấp trăm lần cái đinh bằng sắt ấy chứ!!! 

Hồi còn bé tôi thường ngồi trên thuyền thúng lớn hơn cái thúng một chút ra ao hái bông sen hay củ ấu. Củ ấu khi già thì xuống đáy ao, nhưng khi chúng còn non, bằng ngón tay cái, ta vớt lên ăn thì nó vừa giòn vừa ngọt , thật tuyệt vời . 

Lớn lên, tôi đọc du kí của người Anh, Pháp , Hòa Lan… thời Trịnh, thấy vẽ các thuyền ở trên hồ! mà mắc cười quá xá!!! Thuyền dài chừng 3 mét, rộng 2 mét rất đơn sơ, có lẽ là thuyến nan (!( trên “ boong “ thuyền, cao hơn một chút có ghế (!) và có lọng! Hẳn nhiên đây là du thuyền để rong chơi! Thăm nhau! … chứ không phải thuyền để chiến đấu !!! ??? 

Trong chiến tranh Tây Sơn – Gia Long , Ta thấy ông Hoàng Nguyễn Ánh không có thuyền lớn đâu . Bốn ông Tây chỉ là 4 cai đội và thuyền của họ vào sâu thì … không hữu hiệu. Khi nước cạn, thuyền của họ phải đậu ngoài… thì Lê văn Duyệt phải bắt lính khiêng thuyền (thuyền nhỏ, lính ta) vượt qua bãi lầy để vào Huế !!! 

Mãi sau này Minh Mệnh sai người đi Battavia mua tầu lớn ( một chiếc duy nhất ) để ở kinh thành ngắm chơi! Lâu lâu đi bổ hàng ở Hồng Kông, Ma Cao, Battavia! 

Có một lần , khi còn giành từng tấc đất với Quang Trnng . Gia Long muốn tập kích “bất ngờ“, Gia Long đã phài “Giả Làm Thuyền Của Tây Sơn“ vì … thuyền của Tây Sơn gọn nhẹ, đi nhanh và … đi ngược nước được??? 

Tóm lại! Theo tôi thì thuyền nan rất tiện , rất hữu hiệu không những cho dân mà cho cả binh lính. 
Thuyền Nan chở lương, có khi dùng chèo, có khi kéo dây, có khi đẩy, khiêng qua bãi cạn và cũng có khi lật úp , đội trên đầu để tránh cung tên kẻ địch… 

Chân Diện Mục
18-10-2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét