Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2024

Vũ Trụ Có Mấy Chiều?


Máy hình vi tính hoặc thiết bị nghe nhìn là không gian 3 chiều (mặt phẳng hai chiều và thời gian) của các loại video, TV, phim truyện. Còn cuộc sống trên đời của chúng ta bị giới hạn trong 4 chiều (3 chiều không gian và 1 chiều thời gian.) Tất cả chỉ là một thế giới ảo, như mộng như huyễn, mà chúng sinh đang mộng du (day dreaming.) Ngay vũ trụ cũng là ảo ảnh (holography,) và trong thế giới Strings có tới 10 chiều (9 chiều không gian và 1 chiều thời gian, mà gravity cũng không hiện hữu. In 1997, theoretical physicist Juan Maldacena proposed that an audacious model of the Universe in which gravity arises from infinitesimally thin, vibrating strings could be reinterpreted in terms of well- established physics. The mathematically intricate world of strings, which exist in nine dimensions of space plus one of time, would be merely a hologram: the real action would play out in a simpler, flatter cosmos where there is no gravity.

Toàn bộ vũ trụ có thể qui về lượng tử, đó là một thể đồng nhất mà các nhà khoa học nhìn nhận. Nhưng đối với Phật Giáo, lượng tử chưa phải là rốt ráo, chưa phải là bất nhị, lượng tử chỉ mới là vô thủy vô minh mà thôi, còn cái tâm niệm của con người là nhất niệm vô minh. Chính nhất niệm vô minh phối hợp với vô thủy vô minh thành cái mà chúng ta gọi là vũ trụ vạn vật và cuộc sống thế gian. Cái sức mạnh chi phối lượng tử để tùy ý vẽ nên vũ trụ vạn vật mới thực là rốt ráo, đó chính là tâm bất nhị, là tâm giác ngộ, là Phật Tánh, là cái nhất thể của vạn vật. Đức Phật A Di Đà đã điều khiển lượng tử để hình thành cõi giới Tây Phương Cực Lạc là một ví dụ cho thấy sức mạnh của tâm giác ngộ. Khi kiến được thế giới là ảo hóa và biết tâm có một sức mạnh không cùng. Hiện nay chưa có sức mạnh vật chất nào đủ sức phá vỡ hiện tượng giam hãm của hạt proton và hạt neutron, nhưng sức mạnh tâm linh của có thể biết và làm được những việc phi thường không thể tưởng tượng nỗi mà khoa học chưa thể chứng minh được.

Nhà triết gia Hy Lạp Aristote quan niệm, vật lý bên ngoài là có thật. Vật chất (matter) thực tại đó tự nó tồn tại độc lập với chúng sinh. Trước khi có con người thì vũ trụ đã luôn hiện hữu. Aristote không nghĩ tới, vũ trụ hiện hữu có thật sau khi con người xuất hiện trên cõi ta bà, biết suy tư, và kết luận, vật chất có thật. Hay nói theo Phật Giáo, vật chất tự tâm tạo ra. Mà vật chất có thật vì tâm nghĩ là thật, không tức thị sắc.

Newton, một thiên tài lỗi lạc, đã đưa “lực” (force) vào trong phép tính toán của ngành vật lý. Ông xem không gian và thời gian là hai yếu tố tuyệt đối, vật chất thì vận động trong không gian và thời gian. Vật chất đối với ông là vật chất có khối lượng. Thế giới quan của Newton hết sức đơn giản và dễ hiểu, được gọi là thế giới quan cơ giới. Trong thế kỷ thứ XVIII, XIX, những ngành học khác, như ánh sáng, nhiệt, thủy động học đều được quy vào mô hình đó: vật chất là những hạt nhỏ có khối lượng, có năng lượng, vận động trong không gian và thời gian. Người ta có thể tính toán sự vận động của vật thể mà không cần tới một thế lực siêu nhiên nào cả. Từ nhận thức này đã hình thành nên quyết định luận, tất cả vạn vật xuất hiện như nó phải là chứ không hề có một sự ngẫu nhiên gì trong đó.

Laplace

Người bảo vệ quyết định luận nổi bật nhất là nhà toán học Laplace. Ông đã từng trả lời Đại Đế Napoleon, “Tôi không cần đến giả thuyết về Thượng đế [God, Dieu.] Chúng ta chỉ cần không gian, thời gian, vận tốc đầu…, chúng ta sẽ tính được tất cả.” Nền vật lý cơ giới của Newton đứng vững đến ba trăm năm cho đến thế kỷ thứ XIX, khi người ta bắt đầu phát hiện những hiện tượng về điện trường, từ trường, điện từ trường, phát hiện một sự vận động mới trong ngành vật lý. Ở đây ta thấy có một dạng vận động khác, không có vật có khối lượng di chuyển. Khi chúng ta thả một viên đá xuống mặt hồ, sau đó thấy những gợn sóng lăn tăn đi vào bờ hồ. Cái đi vào bờ hồ đó không phải là nước, mà nước chỉ nhích lên hạ xuống, cái chạy từ nơi thả viên đá đi vào bờ hồ là “sự quấy nhiễu,” là năng lượng quấy nhiễu. Tức là chủ thể đi vào bờ hồ không phải là nước mà là một cái vô hình vô ảnh, không có khối lượng. Đó là sự vận động theo dạng sóng (wave,) hoàn toàn khác với loại vận động theo dạng hạt (matter) của Newton.

Cuối thế kỷ thứ XIX, lý thuyết vận động của Newton không còn là dạng vận động duy nhất, bởi ngoài vận động hạt còn có một loại vận động khác, đó là vận động sóng.

Nhưng cả hai mô hình về vận động này vẫn tồn tại song song, bổ sung nhau để giải thích các hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Cùng lúc đó, khái niệm trường điện từ, một đơn vị độc lập, tự nó có sự ảnh hưởng chung quanh nó, khác với trọng trường của Newton.

Đến lúc đó, người ta thấy vật chất không chỉ có dạng “hạt” mà còn có dạng “trường.” Từ trường và hạt là hai mô hình song hành, được thừa nhận trong ngành vật lý. Đó là những nét chính của vật lý cổ điển.

Đến đầu thế kỷ XX, có sự phát triển kỳ lạ trong vật lý với hai phát hiện lớn, đó là thuyết Tương Đối (Relativity) và thuyết Lượng Tử (Quantum Mechanics.) Với thuyết Tương Đối, Einstein xuất phát từ kết quả thực nghiệm là ánh sáng mặt trời di chuyển với vận tốc bất biến. Einstein đã nghiên cứu và khám phá ra rằng muốn trả lời hiện tượng đó thì phải từ bỏ tính chất tuyệt đối của không gian và thời gian. Sau đó ông tiến tới một lý thuyết cho rằng nội khối lượng của một vật nằm trong không gian cũng đã làm cho không gian và thời gian xung quanh nó cũng bị biến dạng, méo mó, ngắn dài không giống nhau. Không gian và thời gian đối với Newton là tuyệt đối, nhưng đối với Einstein thì không còn tuyệt đối nữa, nó là tương đối. Công thức nỗi tiếng nhất của thuyết tương đối là mối liên hệ e = mc2, giữa khối lượng và năng lượng có một mối liên hệ hết sức vĩ đại bất ngờ.

Max Planck

Sau Einstein khoảng hơn hai mươi năm thôi, người ta lại khám phá ra những điều mà ngày nay người ta vẫn còn thảo luận hết sức căng thẳng, đó là thuyết lượng tử. Khoảng năm 1901, Max Planck khám phá ra nhiệt lượng tỏa ra từ một vật không liên tục. Nói chung thì sự xuất hiện của vật chất trong mức độ vi mô là phi liên tục. Mới nghe, điều này không có gì đặc biệt cả, nhưng với mô hình đó, người ta đi sâu nghiên cứu cấu trúc của nguyên tử, nhân nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử (hạt cấu thành nguyên tử,) lúc đó người ta thấy nơi mà người ta cho là cơ cấu cuối cùng của vật chất đó rất kỳ dị. Đối với người quan sát, nó xuất hiện một cách rất ngẫu nhiên, khi có khi không, khi chỗ này khi chỗ khác.

Dĩ nhiên tính ngẫu nhiên này chỉ xuất hiện trong mức độ nhỏ nhất của vật chất. Heisenberg nói, cái thiên nhiên (nature) dường như xuất hiện theo cách chúng ta hỏi nó. Bởi vì khi thì nó xuất hiện theo dạng từng hạt nguyên tử (subatomic) lúc thì xuất hiện theo dạng sóng (wave,) về mô hình, hai dạng này không tương ứng với nhau. Nhưng nếu chúng ta mở một thí nghiệm khảo sát hạt thì nó có vai trò của hạt thật. Nhưng nếu chúng ta đo để xem vật chất có phải là sóng hay không thì nó cũng là sóng thật. Thiên nhiên là gì thì chưa biết, nhưng dường như nó trả lời theo cách mà chúng ta hỏi nó.

Hình như, ý thức con người có ảnh hưởng lên thiên nhiên – tâm ta (Phật gọi là Tâm, Bồ Tát gọi là Thức) tạo ra sự thật, we have created our own reality, và vũ trụ sẽ cho mình tất cả những gì mình muốn. Muốn là được! Vouloir c'est pouvoir! Nếu chúng ta “biết muốn.‟ Dường như thực tại là cái gì đó “liên quan mật thiết” với ý thức, chúng có sự tác động lẫn nhau. Nhưng tác động như thế nào thì người ta chưa chứng nghiệm rõ ràng được. Nếu thế thì trước thế kỷ XVIII, giới khoa học chưa biết tới nguyên tử thì không lẽ lúc đó không có nguyên tử? Phải chăng lúc chúng ta nghiên cứu cái gì, thấy cái gì thì cái đó mới là thực tại?

Như vậy những điều mà mình khám phá nó chỉ là không nhưng tâm mình làm cho nó có?


Khoảng 150 năm về trước, triết gia Đức, Immanuel Kant đã nêu lên một luận đề rất quan trọng. Ông cho rằng “thực tại tự nó” chúng ta đừng có hòng mà biết được nó. Cái mà ta thấy và kết luận là thực tại, trở thành hiện hữu thể theo ý thức và trình độ hiểu biết của chúng ta về nó. Phát biểu của Kant ban đầu chẳng được ai để ý, cho đến khi khoa học lượng tử (quantum mechanics) ra đời. Ông Weizsäcker, nhà vật lý học của Đức, mới nói rằng, chúng ta không thể hiểu vật lý học lượng tử nếu trước đó chúng ta không đọc Kant. Có thể nói Kant là người đưa đường dẫn lối để chúng ta hiểu về thực tại được đề ra bởi vật lý lượng tử.

Vật lý học lượng tử thật là nhất quán và xuất sắc khi trả lời những biến cố có tính chất thống kê. Do đó các hệ thống điện từ vận hành đúng như con người tính toán và tiên đoán. Nhưng khi tìm hiểu sự vận hành của các đơn vị vật chất riêng rẽ, thì tính ngẫu nhiên trong vật lý lượng tử không thỏa mãn được lối suy nghiệm nhiều nhà vật lý. Do đó, Einstein mới phát biểu, nếu như vật lý học lượng tử cho rằng có một yếu tố về ngẫu nhiên thì không phải tự nó tình cờ mà ngẫu nhiên đâu. Thượng đế không thảy xúc xắc, mà tại vì có một cái gì đó chúng ta chưa sờ chạm đến được, tức là vật lý học lượng tử có một cái gì đó thiếu sót, không hoàn chỉnh mà chúng ta chưa giải thích được?

We don’t know don’t know! Thực tại tự nó, chúng ta không bao giờ biết rõ được qua sự suy luận và hiểu biết giới hạn trong lý nhị nguyên và hữu thường của khoa học biện chứng. Khoa học không chứng minh được Phật Giáo mà ngược lại. Nơi nào khoa học dừng bước, nơi đó Phật Giáo tiếp tục. Khoa học ngày nay mới gõ cửa chân như nhưng vẫn chưa qua khỏi cổng vô tự quan của chân như. Khoa học đã thấy cái không, và sự thay hình đổi dạng của vật chất nhưng đa số những khoa học gia không thật sự ngộ (enlighten) được chữ không (emptiness of emptiness) và bất nhị (non-dualism) của Phật Giáo. Thấy vậy mà không phải vậy; nói vậy mà không như vậy; nghe vậy mà không phải vậy. Mà nó thực như vậy. Nói mà không nói, nghe mà không nghe, thấy mà không thấy. Như Thực Tri Kiến. Bất Khả Tư Nghi.

Lê Huy Trứ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét