Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Bây Giờ, Ngày Hôm Nay ( Thẻ Học Sinh Tống Phước Hiệp NK 62-69)



Bao nhiêu năm mới trở về
Bên Thầy, bên Bạn tràn trề niềm vui
Ôi! Ơn Thầy - Tình bằng hữu
Tóc bạc pha sương: tình càng thắm
Má hóp nhăn nheo: Nghĩa vẫn tròn
Răng rụng lưa thưa: còn vài cái
Thế mà thương lắm! Đẹp làm sao!
Nói làm sao hết bạn hiền ơi!
Phượng thắm, tình son thuở thiếu thời.
Về đây mới biết tình chưa dứt
Nho nhỏ trong tim những bóng hình!

Bạch Tuyết
(Viết cho lần Họp Mặt CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 ngày 14-12-2014)

Họp Mặt Lần 6 Của Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp NK 1962-1969- Phần 1


Thành Phần Khách Mời
Trong lần họp mặt lần thứ 6 này, Ngoài những Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long Niên Khoá 1962-1969, còn có sự hiện diện của Quý Thầy và Bạn :
Thầy Lê Minh Thuận , thầy Lê Tương Ứng, thầy Lê Quang Liêm, Thầy Lê Thiện Quí, Thầy Nguyễn Nhã, Thầy Nguyễn Bá Tường đương nhiệm Hiệu Trưởng trường Lưu Văn Liệt, Anh Trần Ngọc Tuyến.

Ngọc Hoa, Thế Lang, Mui, Tuyết Nga, Sương, Hồng,Hạnh 49.
Từ Trái sang phải:
Hàng đứng : Thơ, Mui, Điệp (Lê), Thầy Nhã, Hồng, Tuyết Nga.
Hàng ngồi : Ngọc Hoa, Bạch Tuyết, Sương.
Hàng đứng : Ngọc Hoa, Thơ, Mui, Hồng, Thầy Nhã, Tuyết Nga.
Hàng ngồi : Đức, Bạch Tuyết, Sương.
Từ trái sang phải : Thầy Quí, Thầy Thuận, Thầy Nhã, Thầy Liêm.
Thầy Tường, thầy Ứng, thầy Quí, thầy Thuận.
Từ trái sang phải : Phụng (Lưu), Thông, Mẫn, thầy Tường, thầy Ứng.
Thầy Thuận, thầy Nhã, thầy Liêm, Đức, Thới.
Hên, Khanh, Hiền, Định.
Xuyên, Tuyến, Hiếu, Xuân.
Hạnh 49, Lệ Tuyết, Mỹ, Phỉ.
Thế Lang, thầy Ứng, Khải (Dương)
Sương, Duyên, Chí Thanh,Ánh, Chúc.
Thầy Thuận, thầy Nhã đang quay hình, thầy Liêm.
Phía sau, Thơ và Đức đang trao đổi chương trình trong buổi tiệc.
Bạch Tuyết, Trường, Hồng, Chi.
Ngọc Hoa (đứng) và Bạch Tuyết (ngồi) đang chuẩn bị máy để tác nghiệp!
Thơ (đứng phía sau Tuyết), Phỉ (mặc áo xanh) .
Thông, Mẫn, Tường, Khai.
Thới, Phụng, Thông, Mẫn, Khai.
Thầy Quí, thầy Thuận, thầy Nhã, thầy Liêm.
Phía sau là thầy Ứng, Chí Thanh và Điệp (Lê).
Thới, Phụng, Thông, Mẫn.

Huỳnh Hữu Đức

Khoảng Lặng…

1.
      Mùa Giáng sinh vừa rồi hai người bạn phương xa bất ngờ gửi quà về cho chúng tôi.

      Đứa nào cũng hai thứ tóc trên đầu; vậy mà lạ chưa cả ba vẫn háo hức, vẫn hồi hộp mở quà. A! Toàn chocolate! Năm loại chocolate! Có ba loại gọn nhẹ dễ chia. Còn hai loại do Thế và Sen quá bận rộn nên chúng tôi chưa khui.

      Mỗi chúng tôi tạm nhận một phần quà. Đó là những chai rượu xinh xắn quấn giấy bạc xanh, đỏ, vàng, tím… Những chai rượu được làm bằng chocolate đen, nhân là một chút rượu tạo cảm giác say nhẹ. Đó còn là những miếng chocolate đen, chocolate trắng nhân lạc, nhân hạt điều hay một loại hạt nào đó. Chịu! Tôi không nhận biết được. Chỉ thấy chúng giống kẹo lạc Việt Nam nhưng không phải là đường với lạc mà chocolate đen- trắng và lạc. “Thực bất tri kì vị”, đừng buồn tôi, nhé các bạn!
      Hai loại chocolate còn lại một loại được đựng trong lọ màu tím rất đẹp, bạn nói chocolate này nhân là hạt nho khô, ăn khá ngon. Loại nữa trong bì. Không đoán được chocolate gì. Tiếp tục đợi vậy…
      Từng món quà được bạn tỉ mẩn xếp vào thùng với những dòng chữ viết tay dặn dò thân thương. Từng món quà bạn gửi như ngầm muốn chúng tôi được thưởng thức những loại kẹo chocolate đặc sản của nước Úc. Nào là chocolate đắng, chocolate ngọt; nào là chocolate nhân rượu, nhân nho khô, nhân là các loại hạt…Riêng chocolate hình chai rượu xinh xắn để chúng tôi mở uống mừng Giáng sinh và năm mới, phải thế không?

      Các bạn của chúng tôi vẫn luôn ân cần và chu đáo. Bạn không biết hạt dẻ Úc, lập tức gửi về và không quên chỉ vẻ cách nướng, cách luộc hạt dẻ! Thấy dưa leo Nam Úc trái thuôn dài khác ở bên nhà bèn lục tung trí nhớ tìm mọi mối thân quen để xin bằng được hạt giống gửi về cho bạn trồng. Nghĩ xà lách Úc tốt cho người bị bệnh ung thư (vì ngọn lá có màu phơn phớt tím) là mơ mộng bạn mình sẽ nhân giống và trồng bạt ngàn rồi bán. Tiền vô như nước. Những mộng mơ dễ thương sao…

2.
      Một lần Kim Oanh hỏi tôi địa chỉ Nhung. Dễ quá. Nhưng tôi vẫn có một chút băn khoăn liệu có thể im lặng cho mà không hỏi ý Nhung chăng. Khi biết mỹ ý của Kim Oanh, tôi đã vui vẻ bí mật “bật mí”. Và rồi một món quà từ Kim Oanh, Kim Phượng đã đến với Nhung-món quà như từ trên trời rơi xuống.
      Không thể diễn tả hết sự ngạc nhiên và xúc động của Nhung khi được mời ra nhận quà. Bưu tá viên đã đi khuất, Nhung vẫn nâng niu hộp quà trên tay. Khẽ khàng mở quà mà Nhung cứ mãi băn khoăn sao Kim Oanh và Kim Phượng lại biết địa chỉ. Mãi đến khi đọc thư, Nhung mới biết có sự tiếp tay của nội gián. Nhung đưa thư cho tôi, tôi lắc đầu. Nhưng nói: “ Đọc đi! Gửi cả cho mày đó”. Ồ, hai chị em Kim Oanh quả là đắc nhân tâm! Cả tôi cũng có quà! Vui ghê!

      Quà là hai phong chocolate đen- loại chocolate đắng mà Nhung rất thích và ba cái khăn quàng cổ: một màu nâu nhạt, hai cái màu tím nhưng chất liệu vải và hoa văn khác nhau. Nhung chia mỗi đứa một phong chocolate, còn khăn quàng cổ thì Nhung ưu tiên cho tôi chọn. Tôi chọn khăn màu nâu, hai cái tím phần Nhung- tím là màu ruột của Nhung mà. Hai chị em Kim Oanh gửi quà cho Nhung, tôi hưởng ké. Một phong chocolate, một khăn quàng cổ là được rồi. Vả lại sau này tôi muốn ăn vèn phần chocolate hay lấy chiếc khăn quàng nào khác của Nhung thể nào Nhung chẳng nhường …

3.

      Mới đây là món quà của một người bạn trong nhóm G7 của Nhung- những cô bạn học đại học không phân biệt tuổi tác- những người bạn vong niên!
      Nhóm G7 trước kia đều ở Pleiku. Giờ con cái có vợ có chồng lập nghiệp nơi xa, một số đã lên chức bà ngoại. Vậy là tạm xa Pleiku để giúp con cháu. Cô bạn vừa gửi quà về cho nhóm ở tận Sài Gòn nhưng luôn nhớ sinh nhật của từng người. Đặc biệt là bao giờ cũng tặng quà cho cả nhóm.

      Lần trước là một lẵng hoa cho người có ngày sinh nhật và nước hoa cho cả nhóm. Các bạn tập trung chúc mừng rồi ăn bánh với yaourt trái cây. Những hộp nước hoa được đánh số và từng người hí hửng rút số nhận quà. Những tiếng reo, tiếng cười rộn rã. Bao muộn phiền, bao mệt mỏi như tan biến.
Lần này là confiture. Một thùng chín lọ mứt từ mứt dâu đỏ, mứt dâu đen, mứt chanh dây, mứt nho, mứt cam, mứt thơm, mứt phúc bồn tử, mứt việt quất…Quà gửi về nhà và cô bạn nhỏ đã không quên tôi.

      Nói sao cho hết sự tinh tế, ân cần, chu đáo của những người bạn. Sự tinh tế đã tạo bao khoảng lặng cho người nhận…

Tháng1.2015

Nguyễn Thị Đức 
                                                                                         

Họp Mặt Lần 6 Của Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp NK 1962-1969- Phần 2


Thầy Tường, Thầy Quí, Thầy Ứng, Thầy Nhã, Thầy Thuận, Thầy Liêm.
Lệ Tuyết, Nga, thầy Tường, thầy Quí, thầy ứng, thầy Nhã,thầy Thuận, Mui, Xuân Mai.
Thầy Quí, thầy Ứng, thầy Nhã, thầy Thuận, thầy Liêm.

Mui, Thế Lang, Sương, Điệp (Bùi)
Tuyết Nga, Thế Lang, Sương, Điệp (Bùi).
Hiền, Định, Thu, Thành, Xuyên, Tuyến.
Nga, Thế Lang, Chí Thanh (đứng), Điệp (Bùi), Xuân Mai.
Đứng: Hồng, Mui, Lang.
Ngồi: thầy Quí, thầy Thuận, thầy Nhã.

Huỳnh Hữu Đức

Có Khi...


Có khi qua góc phố xưa
Nhìn hàng me cũ nghe mưa trong lòng
Từng giờ từng phút chờ mong
Những ngày tháng hạ đi rong cuộc đời
Có khi chợt thấy hoa cười
Dù trong giây phút nhưng rồi không quên
Cuộc tình chưa đã đặt tên
Về đâu mái tóc bồng bềnh ngày xưa
Nắng chiều trên lá đong đưa
Phố xưa còn đợi, người chưa trở về...

Biện Công Danh
13/12/2014
Hình phụ bản - Góc phố Vĩnh Bình -Ảnh của tác giả ghi lại

Họp Mặt Lần 6 Của Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp NK 1962-1969- Phần 3



Trần Thị Hồng mang đến cho mọi người nỗi buồn sâu lắng qua ca khúc "Buồn Tàn Thu" với giọng ca thật truyền cảm.
Võ Thị Tuyết Nga tha thiết ngọt ngào qua bài hát "Trường Cũ Tình Xưa"
Thầy Lê Tương Ứng đang đọc bài thơ do Thầy sáng tác"Bến Xưa" đứng kế bên là Chí Thanh và Điệp (Lê)
Thầy Nguyễn Nhã mang Hồn Việt đến buổi Họp Mặt với các tác phẩm: Phở Việt, Ẩm Thực Hà Nội, Ẩm Thực Huế do Thầy chủ biên. 
Thầy cũng được xác nhận lập kỷ lục Việt Nam về "Công trình nghiên cứu và tập hợp hồ sơ tài liệu về chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam để dịch sang tiếng Anh nhiều nhất"
Hiệu trưởng trường Lưu Văn Liệt, thầy Nguyễn Bá Tường giới thiệu khái quát về việc xây dựng mới ngôi trường. Theo Thầy cho biết, Thầy đã cố gắng giữ lại những cây Huỳnh Đàn cổ thụ, đã gắng liền với bao thế hệ học sinh của trường. Ngoài ra Thầy cũng xin với Uỷ Ban Tỉnh được giữ lại Ngôi Mộ Công Thần Triều Nguyễn có từ năm những năm đầu của thập niên 20 thế kỷ 20.(dường như năm 1923)

Đoàn Ngọc Hoa sâu đậm với quê hương tuổi thơ qua bài thơ "Chợ Lách Thân Thương".
Nguyễn Thị Bạch Tuyết dạt dào tình cảm Thầy và Bạn với bài thơ "Bây Giờ, Ngày Hôm Nay"
Về Thăm Trường Cũ.




Đang xây dựng Phòng truyền Thống và Văn Phòng





Hàng Đứng: Thế Lang, Lệ Tuyết, Thơ, Phỉ, Sương, Mỹ, Mui, Điệp (Lê), thầy Nhã, thầy Tường, Nga.Hàng ngồi: Bạch Tuyết, Khai, Đức, Ngọc Hoa, Hồng.


Ảnh kỷ niệm nơi quán nước Khởi Nguyên trước khi chia tay.
Ảnh Kỷ Niệm Họp Mặt Lần 6 ngày 14-12-2014

Huỳnh Hữu Đức