Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Hóa Chất Không Dính - Teflon

  
Cho đến nay, hầu hết dân chúng trên thế giới đều biết đến hóa chất Teflon đặc biệt là trong các công việc bếp núc. Tính chất đặc thù của hóa chất nầy là không làm thức ăn dính vào nồi niêu xoong chảo sau khi đã được phủ một lớp mõng bên trong. Nhưng trong những năm gần đây, tại Hoa Kỳ đã xảy ra những vụ kiện của dân chúng về những tính độc hại của Teflon. Tuy đây chỉ là những vụ kiện đơn lẻ, nhưng tầm quan trọng của vấn đề cũng đáng cho chúng ta cần lưu tâm đến.

Đặc tính của Teflon

Teflon là tên thương hiệu của một chất polymer do nhà khoa học Roy Plunkett (1910 – 1994) khám phá vào năm 1938. Sản phẩm nầy được hãng DuPont tung ra thị trường từ năm 1946. Đây là một hóa chất hữu cơ chứa fluor, có tính chất chịu nhiệt và không kết dính.
      Khoảng 50 năm về trước DuPont đã bắt đầu sản xuất đủ loại sản phẩm dùng trong nấu nướng có phủ một lớp Teflon. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng nấu nướng làm cho dịch vụ nầy được thực hiện dễ dàng và thâu ngắn thời gian làm bếp của những ông bà nội trợ. Các dụng cụ bếp núc mới tiếp tục ra đời, ngay cả lò nướng và xoong chảo bằng điện. Hiện tại, 70% dụng cụ nấu nướng ở Hoa Kỳ là thuộc loại không dính.
      Chất Teflon không dính là do một tính chất đặc biệt của hóa chất nầy. Teflon chỉ là một tên thương hiệu dùng để gọi thay thế tên hóa chất của một loại polymer polytetrafluoroethy lene viết tắt là PTFE. Đặc tính độc đáo của PTFE là hệ số cọ sát (coefficient of friction) của chất nầy thấp nhất đối với tất cả các kim loại hiện diện trên trái đất. Do đó nó có thể được dùng như một lớp áo tráng bên trong nồi niêu trong kỹ nghệ nấu nướng.
      Độ nóng chảy của PTFE là 3270°C. Vì hệ số cọ sát thấp, PTFE còn được dùng trong kỹ nghệ không gian và trong kỹ nghệ tinh luyện uranium, áo giáp chống đạn, vật cách điện v.v… Bốn năm sau khi tung ra thị trường từ năm 1950, hảng DuPont đã sản xuất trên 500 tấn PTFE tại cơ xưởng ở Virginia.
 
Nguy hại của Teflon

      Với những tiện lợi đã nêu trên nhất là trong việc nấu nướng, tuy nhiên Teflon cũng cho thấy nhiều mặt tiêu cực khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Xin nhắc lại một lần nữa là khi áp dụng một hóa chất nào trong đời sống, chắc chắn chúng ta sẽ phải chấp nhận nhiều điểm thuận lợi và cũng có những bất lợi kèm theo sau. Trường hợp của Teflon cũng không là một ngoại lệ nào cả.
      Từ những ứng dụng trên đặc biệt trong kỹ nghệ nấu nướng, nếu các chảo không dính được đun ở nhiệt độ cao, khí độc có thể bốc lên tùy theo nhiệt độ đang đun. Khí nầy có thể là một vũ khí có thể giết chết chim chóc, và ảnh hưởng lên con người qua cảm giác như bị bịnh cúm (flu-like), làm cơ thể bị nóng sốt trong vòng một tuần lễ tùy theo cung cách và cường độ bị tiếp nhiễm. Việc tiếp nhiễm có thể xảy ra khi chảo Teflon vẩn còn trên bếp nóng ở trong một gian nhà bếp nhỏ, ít thoáng khí và không có máy hút khói. Trong trường hợp hệ trên, nghĩa là lớp Teflon bị nun nóng quá độ, Teflon sẽ bị phân hủy và khí thoát ra có thể gây tử vong cho người. Teflon bắt đầu bị phân hủy từng phần ở khoảng 5000°F (tương đương 2600°C), và bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ 6600°F (3500°C).
Để có thể có một khái niệm để so sánh, dầu mở hay bơ bắt đầu chảy và sôi cùng ra khói vào khoảng 3920°F (2000°C), còn thịt bị cháy khi được nun nóng đến khoảng 400 – 4500°F (200 – 2300°C). Chúng ta cũng cần nên nhớ rằng khi đạt đến các nhiệt độ kể trên thì nhiệt độ của đáy chảo sẽ cao hơn khoảng 3000°F, nghĩa là lớp Teflon có thể đã bắt đầu phân hủy rồi.
Năm 2005, Hội đồng Cố vấn Khoa học (SAB) của Cơ quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (USEPA) đã khám phá rằng hóa chất perfluorooctanoic acid (PFOA), một hóa chất dùng để điều chế Teflon là dường như gây ra ung thư (likely carcinogen). Suzan Hazen, Phụ tá Hành chánh của EPA, sau khi nhận được một báo cáo khoa học công bố rằng đã có chỉ dấu của hóa chất PFOA trong máu của 90% người HK, tuyên bồ rằng: ”Mặc dù nguồn gốc của sự tiếp nhiễm nầy còn mơ hồ, nhưng các dụng cụ nấu nướng không dính đang là một nghi vấn lớn”. Và EPA cũng đã nghiên cứu vấn đề nầy để có thể đem ra thảo luận trong các hội nghị chuyên đề sắp tới.

Trường hợp điển hình

      Có hai trường hợp được nêu ra đây, đó là việc ảnh hưởng lên súc vật và người của hóa chất vừa kể trên. Vào tháng 6, 1999 tại West Virginia, gia đình Tennent đã kiện hãng DuPont vì đã làm chết 280 con bò của gia đình nầy do hóa chất PFOA phế thải vào bãi rác lộ thiên, không độc hại ở gần nơi cư trú của gia đình. Nước rỉ của bãi rác trên đã đi vào rãnh nước xuyên qua khu đất nuôi bò. Vụ kiện đã được dàn xếp nội bộ, nhưng số tiền bồi thường không được công bố.
      Vụ thứ hai, vào năm 2004, DuPont đã phải trả 300 triệu Mỹ kim để dàn xếp một vụ kiện khác do các cư dân sống chung quanh nhà máy sản xuất Teflon ở Ohio và West Virginia căn cứ vào nguồn nước ngầm ở hai nơi nầy bị ô nhiễm vì hóa chất trên, và một số người dân bị tiếp nhiễm và sức khỏe bị ảnh hưởng cũng như có một số chỉ dấu liên quan đến mầm móng ung thư.
      Tuy nhiên, Cơ quan EPA HK vẫn chưa có một quyết định dứt khoát nào về hóa chất PFOA nầy, là vì các cơ quan y tế và nghiên cứu chưa thu thập đủ dữ kiện để kết luận tính chất ung thư của hóa chất. Sự thận trọng nầy rất cần thiết và áp dụng cho mọi trường hợp. Ngoài ra, có thể còn có những sức ép khác đặt trên căn bản kinh tế-chính trị ảnh hưởng lên các kết luận của cơ quan y tế HK ngoài vấn đề ảnh hưởng lên sức khỏe và môi trường.
Cho đến nay 2006, hóa chất nầy vẫn chưa được EPA liệt kê vào danh sách hóa chất có nguy cơ gây ra bịnh ung thư. Báo Washington Post ngày 23/12/2005 có loan tải tin tức như sau: “EPA đang cứu xét sự kiện hóa chất PFOA có nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe con người và phải được qui định thành luật. Hóa chất nầy là một trong những hóa chất hữu cơ sinh tụ và không phân hủy (bio-accumulative persistent organic pollutants – POPs)), liên quan đến bịnh ung thư và phát sinh dị hình dị dạng nơi thú vật; do đó, có thể gây ra ung thư cho con người”. Như vậy chúng ta đã thấy EPA Hoa Kỳ rất thận trọng trong lãnh vực làm luật.
      Đối với trách nhiệm của những nhà sản xuất, trong trường hợp hãng DuPont, ngoài hóa chất PFOA, hóa chất dùng để sản xuất Teflon, hãng nầy còn sản xuất một hóa chất rất nổi tiếng là CFC viết tắt của tên hóa chất chlorofluorocarbon. Đây là một hóa chất dùng trong kỹ nghệ lạnh và là một hóa chất gây ảnh hưởng đến tầng lớp ozone của bầu khí quyển, còn gọi là hiệu ứng nhà kính.
      Trong quyết định của 189 nguyên thủ quốc gia ở kỳ nhóm họp tại Montreal năm 1989, Nghị định thư Montreal ra đời với kết luận là phải chấm dứt việc sản xuất hóa chất CFC vào năm 2006. Chính hãng DuPont vào năm 1992 cũng đã tuyên bố là sẽ chấm dứt việc sản xuất chất CFC càng sớm càng tốt. Nhưng hãng nầy vẫn tiếp tục tung ra thị trường hóa chất trên. Tiếc thay, điều nầy nói lên được sức ép của những thế lực tư bản ở đất nước nầy, và các thế lực trên có khả năng khuynh đảo những luật lệ đã được quốc tế đồng thuận.
      Trở qua việc sản xuất PFOA, kể từ đầu năm 2006, hãng DuPont, công ty duy nhất sản xuất chất PFOA tại HK, chiếm 25% mức sản xuất trên thế giới đã đồng ý tiết giảm dần dần sự phát thải của chất nầy vào môi trường và hứa chấm dứt vào năm 2015. Hãng cũng hiện đang nghiên cứu một loại hóa chất khác để điều chế Teflon như tổng hợp trực tiếp fluor và ethylene. Chúng ta cũng khó biết hãng nầy có giữ được lời hứa hay không, hay cũng giống như trường hợp của chất CFC.

Thay lời kết
      Như đã trình bày trên đây, các dụng cụ nấu bếp có Teflon đem lại nhiều tiện lợi trong việc nấu nướng; tuy nhiên những thuận lợi đó có thể mang lại cho chúng ta phiền não nếu xử dụng không đúng cách.
      Trong cung cách nấu nướng của Việt Nam, chúng ta thường hay nấu ở nhiệt độ cao, và chưng hay hầm thức ăn trong một thời gian dài. Điều nầy có thể làm cho lớp Teflon bị phân hủy mà chúng ta không nhận biết được. Do đó, ảnh hưởng lên sức khỏe có thể xảy ra trong một thời gian dài sử dụng mà có rất ít người lưu tâm đến. Vì đây là những chất hữu cơ bền vững, không bị phân hủy theo thời gian, sẽ tích tụ trong cơ thể chúng ta. Một khi liều lượng đã đạt đền mức gây nhiễm độc, khả năng được chữa trị lành sẽ rất thấp.
      Vì vậy, đề nghị trong công việc nấu nướng, chúng ta cần thận trọng khi sử dụng các dụng cụ có lớp Teflon, cũng như không nên dùng lại các dụng cụ trên khi thấy có những vết trầy hay lớp Teflon trên mặt không còn trơn láng nữa. Điều sau nầy nói lên mức độ phân hủy của Teflon rất cao vì không còn có lớp bảo vệ trên mặt nữa.
DR Mai Thanh Truyết
( Lê Quan Vinh sưu tầm)

Thơ Tranh: Chiều Buồn



Thơ: Thiên Thu
Thơ Tranh: Kim Oanh

Nhánh Lá Bâng Khuâng


       Buổi sáng đến sở bằng lối đường quen thuộc, Chàng rẽ phải để rời xa lộ.Tia nắng đầu ngày của mặt trời ửng hồng vừa nứt ra từ những khung mây cuối chân trời Đông. Con đường có hai hàng cây xanh mượt mà thay áo mới. Mấy thảm cỏ non bên đường còn ngậm sương đêm, đưa những ngón tay lá liễu vẩy gọi trong gió sớm như chào đón dòng xe cộ lướt chạy miết về hướng ngả tư đường


      Phía trước cổng vào sở, bên trái con đường là một khoảng gương trong, không có áng mây nào lãng đãng in bóng soi gương. Đó chính là mặt hồ rộng thật tĩnh lặng. Ở giữa hồ là một ốc đảo nhỏ đầy phi lau và cây hoang mờ nhạt trong làn sương mỏng màu trắng đục.Chung quanh hồ là những dãy chung cư đang còn ngái ngủ, núp dưới bóng hàng cây cổ thụ .Những cái bóng to đùn nằm ngược đầu dưới đáy hồ của mấy dãy chung cư và hàng cây khiến khung cảnh lặng lẽ quanh đây càng thêm tĩnh mịch. Mấy con vịt lông trắng như đàn thiên nga đang tụm năm tụm ba, thả nổi trên mặt nước hồ. Chúng nhìn bâng quơ, không chia xẻ với nhau một lời nào. Hình như chúng không muốn làm khuấy động sự yên tĩnh đến huyền diệu của buổi bình minh. Cỏ hoang như chìa những cánh tay chằn chịt che dấu mấy lối mòn từ con đường cái dẫn tới bờ hồ.

      Nhiều chùm hoa blue bonnet màu xanh ngọt lịm như được pha sắc từ màu trời và lá cây xanh, còn đội lớp sương thật mỏng của đêm, chúng lặng lẽ giương mắt xanh nhìn lên bầu trời trong veo dễ chừng để nhớ về một Nữ Hoàng đã tạo tác và nuôi dưỡng mình. Đó chính là Lady Bird Johnson , một Nữ Hoàng của nhan sắc thiên nhiên . Bà là Đệ Nhất Phu Nhân của triều đại Tổng Thống Johnson. Bà đã gieo biết bao nhiêu hạt giống của những loài hoa dại ven các đại lộ thênh thang  thuộc xứ sở cao bồi Texas này.

      Lối vào cổng chính có hai dãy hoa màu hồng nhạt, tím than  lẫn lộn với những chùm hoa lài trắng nhỏ, nở ra như cánh bướm. Những cánh bướm mong manh đang đậu xuống miền tương tư trong lòng Chàng, như còn níu giữ giấc mơ tình ái của đêm qua.

      Chung quanh sở là hàng cây lá xanh đang dan rộng tàn lá, che dù cho những thảm cỏ non. Cơn gió nhẹ không có mây để đuổi bắt đang vươn ngón tay vô hình , khải lên những cành lá, tạo thành tiếng nhạc lao xao. Hai con chim sẻ đang chuyền cành, cất tiếng hót, không phải để ca ru mà như điệu gọi tình của đôi trai gái nào đó ở miền ruộng rẫy sông nước quê hương.

      Cơ xưởng là mấy dãy phòng ốc dài có hành lang rộng, chạy mãi đến cuối bờ rào phía sau cũng nằm im lìm bất động như biểu hiện sức chịu đựng bền bĩ với nắng mưa sương gió và thời gian. Mấy cánh cửa khép kín kiên cố như chưa từng đưa đón, mở ngõ cho bao nhiêu nhân viên và khách hàng có cơ hội thiết lập kỹ thuật máy móc và đời sống đầy sinh động.

      Khoảng sân rộng cũng là chỗ đậu xe được phủ bởi những tàn cây chung quanh. Nhánh lá xum xuê chưa bị vạt nắng và làn gió đánh thức nên còn u mê trong giấc mộng đêm. Hình như vuông sân và cả cơ xưởng còn chìm đắm trong sự quạnh quẽ của thời khắc giao tiếp , chưa kịp đổi màu giữa đêm và ngày. Sự quạnh hiu trống vắng đến hụt hẫng chắc đang khát khao, chờ đón đôi gót chân son mềm mại, dịu dàng dẫm lên đọt cỏ non. Những bước chân nhẹ nhàn có chút ngập ngừng như còn do dự, không muốn rẽ đôi vùng nắng gió bình yên của khoảng không gian còn ngây ngất hương đêm

      Nàng là mặt trời hay mặt trăng mà đồng điệu với thiên nhiên? Chưa bao giờ trang điểm mà ửng hồng đôi má. Một bên má có lún đồng tiền như thể e ấp khoe duyên với mấy cánh hoa vừa lén nở trong đêm qua. Chiếc răng khểnh dư sức làm duyên nụ cười. Đôi mắt đen nhung và đôi môi ướt đượm một chút vui, chút buồn của khung trời và nhánh lá thiên nhiên bốn mùa mưa nắng.. Mái tóc buông xuôi làm con suối nhỏ chảy ngang miền cát trắng của đôi vai. Dòng tóc còn óng ánh một lớp lụa mỏng của trăng đêm. Mùi tóc là hương rừng buổi sáng, hương hoa buổi tối, hương lúa chín buổi chiều hay hương thoảng mơ trong mộng tưởng mà thoáng ngửi một lần là ngất ngây tha thiết trăm năm tình nhớ. Ánh mắt nàng không là trời biển rộng mà xa xăm muôn trùng. Mắt nhìn sâu thẳm như cõi sông vô tận để lượn sóng tình xô đuổi mải mê, không vớt được cái lung linh của bóng sao chìm trong lòng Chàng. Đôi môi Nàng ngon như vết son cắn vào mùa trái chín đang chờ bờ môi lạ đậu xuống những đam mê. Chiếc áo len xanh nhạt màu biển trời vẫn thường ôm ấp, bám sát vào vùng thịt da, thân thể con gái như những đài hoa non búp còn dấu yêu  ôm mãi nhụy vàng.

      Buổi sáng và Chàng chờ đợi dấu hài ôm lấy gót chân son, khua nhẹ bước đi trên miền thạch thảo của cô gái vóc dáng học trò, gương mặt còn giữ nét hồn nhiên dễ thu hút lòng người để gieo từng nỗi nhớ! Có lẻ con nước rong lắng đọng phù sa trên cánh đồng lúa mới ở quê hương xa cũng chỉ đẹp và trìu mến như đời thiên nhiên đầy ắp hương tình Nàng gửi lại quanh đây.

      Nàng không là cỏ cây hoa lá xin đừng đổi thay vì thiên nhiên bốn mùa.Xin tóc đừng là mây; hơi thở đừng là gió; mắt ngó đừng là ánh trăng; áo thôi là là lớp sương mù và miền thịt da không trỡ thành trái chín. Một nỗi niềm bâng khuâng đang len lén đi qua cổng đời Chàng bỏ ngõ. Một cảm giác không đồng điệu như hai cơn gió nhẹ ngược chiều, tạo thành con trốt nhỏ vấy chút bụi mờ.

      Hàng cây không chỉ in bóng nước hồ sâu mà còn thả những chiếc lá rơi cho mặt hồ dấy động, làm rạn nứt bóng cây đang trầm mình tắm mát. Lòng người con gái như dòng sông thiên nhiên lặng lẽ đưa con nước quá khứ ưu tư về biển sâu quên lãng. Có ai âm thầm góp nhặt hương yêu còn lãng đãng quanh đây để dấu kín kỹ niệm một khoảng đời tình vào giấc mơ để rồi gửi gấm tâm tư vào những vầng thơ lãng mạn. Hạt bụi cát có bay rồi cũng chìm lắng vào bãi cát mịn. Lớp sương tan sẽ mang đi đâu những nước mắt buồn tênh?  Mái tole và những nhánh lá quanh đây sẽ khô đi vết ướt sương đêm như ngôi trường xưa và sân trường cũ sẽ mờ dần trong ký ức học trò.

      Phải rồi! Nàng đã đỗ đạt, bước chân lên cuộc đời. Bầu trời rộng mênh mông những ước mơ, có con chim vổ cánh bay về phía chân trời xa thẳm.


      Phòng làm việc sáng nay bỗng nhiên xa vắng lạ.Tách càfe không chờ đối ẩm.  Hương tóc thôi bay; không ai quên áo trên thành ghế; không ai ngủ hờ ở bàn viết, vắng cả ánh mắt bờ môi và tiếng nói thỏ thẻ mộng đời cho những dòng thơ thêm chút linh hồn. Chiếc đồng hồ treo tường cứ êm đềm lời réo gọi như cố ý gỏ vào tâm tư Chàng  cho dậy niềm mong nhớ. Quá khứ và kỹ niệm rồi sẽ theo dòng thời gian trôi, đưa mỗi cuộc đời về hướng lảng quên, sẽ ẩn hiện tan biến vào vòm trời nhớ thương luyến tiếc ngậm ngùi.

      Chàng thẫn thờ bước vòng quanh sân cỏ. Vài hạt sương từ phiến lá rụng xuống đôi vai làm Chàng giật mình, chìa mấy ngón tay nắm bắt, cảm giác lành lạnh như mùa Thu và nỗi buồn còn ở trọ quanh đây. Đang là mùa mưa của những ngày hè, mưa nhiệt đới hay đến rồi đi bất chợt, có khi tạo thành giông bão tơi bời, nhất là đối với người xa quê hương , xa cả người tình.

      Chàng lặng lẽ đứng nhìn mấy chiếc lá rơi chao đảo, chòng chành rồi nhẹ mình nằm yên trên thảm cỏ, lòng bâng khuâng tiếc nuối miền tuổi thơ và những êm đềm đã qua.  Cuộc đời sao giống những phiến lá đổi vàng từ tạ cây cành !. Đang còn mùa hè sao lá lại tả tơi? Đang còn đời sao tim lòng tan nát? Một chút lệ sương còn ươn ướt phiến lá rơi! Có chiếc cầu nào bắt ngang qua vùng sáng tối cho kẻ ở gặp lại người đi? Cho tất cả lối mòn tìm lại vết chân xưa. Cho cơn gió tìm được áng mây. Cho mái tóc tìm lại vai gầy. Cho cỏ lá xanh tìm lại khung trời thẳm. Buổi sáng nắng về bắt gặp heo mai…

      Và cây đời còn mãi nhánh lá bâng khuâng!

Phạm Tương Như


Mẹo Vặt Y Khoa



BỊ ONG ĐỐT: hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích. 

CAO MÁU: ăn nhiều rau cần (Celery). 

CHÁN ĐỜI: uống B-complex và amino acid. 

CHOLESTEROL: uống sinh tố E. 

HAY QUÊN: hãy uống nhân sâm (gingsen) hay ginko biloba. 

HÔI NÁCH: hãy ăn nhiều rau ngò (parsley). 

KHÓ CHỊU TRƯỚC KINH KỲ: hãy uống sinh tố B6. 

KHÓ NGỦ: uống sinh tố B6 sẽ dễ ngủ hơn. 

LÊN CƠN SUYỂN: hãy uống ngay 1 ly cà phê đậm. 

MUỐN HẾT NGÁY: Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái. 

MUỐN KHÔNG BỊ MUỖI CHÍCH: uống nhiều sinh tố B1. 

MỎI LƯNG: hãy uống sinh tố B5 và B-complex. 

MỤN: hãy ăn nhiều đậu. 

MỤT CÓC: dùng sinh tố A sẽ hết. 

MẮT CƯỜM: dùng sinh tố B2. 

NẤC CỤC: Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức. 

NHỨC RĂNG: Để một cục nước đá trên huyệt Hợp cốc giữa ngón trỏ & ngón cái sẽ bớt 80%. 

NỔI MỤT TRONG MIỆNG: lành trong 1-2 ngày với chất kẽm (Zinc). 

NÔN MỬA: Uống trà gừng hoặc nhai sống vài lát gừng sẽ hết. 

RÁCH KHOÉ MÔI: lành trong 1-2 ngày với sinh tố B6. 

SẠN THẬN: tự chữa khỏi với sinh tố A và B6.

 SAY SÓNG: bấm mạnh vào cổ tay sẽ hết. 

SÌNH BỤNG: dùng bột nổi. 

SỔ MŨI: Súc miệng bằng nước muối sẽ hết. 

VỌP BẺ: Hãy bấm mạnh vào môi trên sẽ hết ngay.


Ngô Minh Trí - Sưu tầm



__._,_.___

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Một Số Nhận Định Về Ca Khúc Phổ Thông Việt Nam



Nền Âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ XX là một nền âm nhạc không cân đối. Nó rất mạnh về hoạt động ca khúc phổ thông nhưng rất yếu về hoạt động khí nhạc và ca khúc nghệ thuật.
Trong thực tế, cả hai thể loại này đều cần thiết. Một loại nhắm đến việc phục vụ những nhu cầu hàng ngày, còn một loại nhắm đến việc nâng cao và cách tân nghệ thuật.

Âm Nhạc Phổ Thông (Popular Music) Là Gì?

Đó là tên gọi của các ca khúc mà chúng ta hát, chúng ta nghe hàng ngày. Là loại âm nhạc không đòi hỏi người sáng tác phải nỗ lực đưa ra những phát kiến mới về kỹ thuật và mỹ thuật âm nhạc. Trong nhạc phổ thông, người sáng tác có thể thoải mái sử dụng những yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật âm nhạc sẵn có từ trước và được quần chúng yêu thích. Xét về bản chất, âm nhạc phổ thông cũng giống như văn chương phổ thông, chủ yếu nhắm đến những mục đích mang tính xã hội, chính trị hoặc thương mại thay vì nhắm đến mục đích thuần túy nghệ thuật. Khi nghe một bản nhạc phổ thông, đọc một bài thơ bình dân, một tiểu thuyết phổ thông hay xem một bức tranh bình dân thì người nghe, người đọc hoặc người xem không cần phải được trang bị vững vàng về vốn liếng kiến thức, cũng không cần phải vận dụng trí năng để hiểu và cảm thụ tác phẩm. Nói tóm lại, một tác phẩm phổ thông, dù là nhạc, văn, thơ hay họa, cũng đều là việc sử dụng những công thức, những nguyên tắc sẵn có. Do đó, nó dễ hiểu và dễ cảm thụ. Hay nói cách khác, nó dễ sáng tác và dễ tiêu thụ.

Âm Nhạc Nghệ Thuật (Art Music) Là Gì? 

Là tên gọi chung của các tác phẩm giao hưởng, concerto, những bài độc tấu, song tấu, tam tấu, hợp xướng… dành để biểu diễn cho các loại nhạc cụ như guitar, piano, violon…
Một tác phẩm âm nhạc nghệ thuật đích thực thì đầy tính sáng tạo, mới lạ và khó khăn. Âm nhạc nghệ thuật là một thử thách to lớn về nhiều phương diện đối với người sáng tác lẫn người nghe. Nó đòi hỏi nơi khán thính giả sự tập trung lắng nghe; đồng thời, cũng phải có kiến thức về âm nhạc, bao gồm cả ký âm pháp.

Hiện tượng ca khúc phổ thông đầu tiên xuất hiện ở nước ta vào những năm 1930 với một số ca khúc mới được sáng tác và ghi lại theo ký âm pháp Tây phương. Trong những ngày đầu, hầu hết những người sáng tác ca khúc đều tự học hoặc chỉ có trình độ nhạc học căn bản. Các tác phẩm của họ chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa lãng mạn Pháp cuối mùa về lời ca và không khí phòng trà bên trời Tây về âm nhạc. Rồi các nhạc sĩ có thể pha thêm vào tác phẩm của họ một chút thang âm ngũ-cung bình-quân-luật trong giai điệu và ít nhiều tính cách dân tộc chủ nghĩa trong lời ca. Nhưng đối nghịch với những đặc trưng của dân ca cổ truyền, đặc trưng của ca khúc phổ thông Việt Nam là việc các nhạc sĩ ấy đã sử dụng các yếu tố nhạc tính Tây phương trong hòa âm, trong thang-âm bình-quân-luật, trong bố cục theo dạng A-B-A, trong việc sử dụng nhóm nhạc nhẹ để đệm cho giọng hát và trong việc xây dựng tiết tấu trên sườn của các điệu khiêu vũ phổ thông như tango, cha cha cha, rumba, slow…

Trong giai đoạn này, có thể những nhạc sĩ đầu tiên của nền Tân nhạc không nhắm vào mục đích thương mại. Nhưng do vốn liếng âm nhạc của họ bị hạn chế, nên giá trị tác phẩm của họ chỉ ngang với, hoặc kém hơn các các ca khúc phổ thông ở Tây phương thời bấy giờ. Qua một giai đoạn tình ca, ca khúc phổ thông được sử dụng để tác động vào tinh thần kháng chiến chống thực dân, đế quốc. Sau thời kỳ đó, nó lại quay về với những cảm nghĩ bình thường, trở thành một món giải trí hàng ngày cũng như đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng giống hệt như hiện tượng ca khúc thương mại ở Tây phương và đạt đến đỉnh điểm trong hậu bán thế kỷ XX.

Như thế, sự ra đời của ca khúc phổ thông chính là sự ra đời của nền Tân nhạc Việt Nam. Ngay từ đầu, nó đã nhanh chóng nắm vai trò thống lĩnh trong hoạt động âm nhạc ở nước ta và vẫn còn giữ vị trí ấy cho đến ngày nay. Quả thực, khán thính giả Việt Nam đã bị choáng ngợp bởi hiện tượng này đến độ, đối với đại đa số người, khái niệm “âm nhạc” hoàn toàn đồng nghĩa với khái niệm “ca khúc phổ thông”. “Nhạc” chỉ còn có nghĩa là “bài hát”.
Nếu xét trên ba phương diện: tổng thể âm thanh, thái độ trình diễn, thưởng ngoạn và ý niệm về vai trò của âm nhạc, ta có thể thấy những điều sau đây:

- Về tổng thể âm thanh, ngay từ đầu ca khúc phổ thông đã mang nặng vẻ Âu hóa. Và đến nay, gần như hoàn toàn Âu hóa, chỉ còn mơ hồ những nét giả-Đông-phương trong những thang âm ngũ-cung bình-quân-luật.

- Thái độ trình diễn và thưởng ngoạn cũng bị Âu hóa ở mức độ đó! Việc kết hợp ca khúc với ban nhạc nhẹ và sinh hoạt khiêu vũ là một bằng chứng rõ ràng. Ca khúc phổ thông cũng mang một ý niệm về vai trò của âm nhạc: hầu như hoàn toàn xa rời với truyền thống ca hát dân gian ngày xưa. Trong khi truyền thống ca hát dân gian bao gồm những bài hát trong lao động, hát ru con, hát lễ bái, hát giao duyên… thì ca khúc phổ thông hôm nay chỉ chủ yếu là sinh hoạt giải trí và mang tính tiêu dùng.
Khi nghe ca khúc phổ thông, hầu hết đa số chúng ta không “lắng nghe” phần nhạc mà chủ yếu là theo dõi bằng lời. Về phần nhạc, khán thính giả chỉ nghe một cách dễ dãi, nhàn tản. Hơn nữa, do không có kiến thức âm nhạc nên không nhận ra hay không quan tâm đến tính cách Âu hóa nặng nề của phần nhạc. 
Trong khi đó, ngay từ đầu người viết ca khúc phổ thông cũng không nhắm đến việc tạo nên những tác phẩm âm nhạc nghệ thuật, một loại âm nhạc đòi hỏi nơi khán giả sự tập trung lắng nghe và phải có kiến thức về âm nhạc. Thực tế cho thấy, một số ca khúc được viết với chủ ý nghiêm túc về nghệ thuật âm nhạc và giá trị văn học trong ca từ đã không thể trở thành phổ thông. Để tác phẩm được phổ thông, tác giả chỉ cần nhắm tới việc sáng tác ra những lời hát chuyên chở những tâm tình mà khán thính giả muốn và dễ dàng thu nhận. Những bài hát này, tốt nhất nên được đặt vào những mô thức giai điệu đơn giản và dễ nhớ. Chính điều này, đã đẩy phần âm nhạc trong ca khúc phổ thông xuống hàng thứ yếu.

Đối với các nhạc sĩ viết ca khúc nghệ thuật, phần nhạc đệm đóng vai trò rất quan trọng. Trong khi đó, các nhạc sĩ viết ca khúc phổ thông hầu như không bao giờ có ý niệm gì về nhạc đệm. Để rồi khi hát lên, người hát thường chỉ hát trên nền nhạc ứng diễn của ban  nhạc nhẹ, hoặc nền nhạc được phối khí, mà người phối khí thường không phải là tác giả. Bản phối khí ấy thường rập khuôn theo các công thức thịnh hành và hầu như lệ thuộc hoàn toàn theo thẩm mỹ chủ quan của người phối khí, thậm chí trái ngược với quan điểm mỹ học của tác giả. Nói cách khác, mỗi ca khúc có thể được trình diễn trên vô số nền nhạc khác nhau, thậm chí hoàn toàn tương phản nhau trên nhiều phương diện.

Thực tế cho thấy, phần lời quan trọng đến độ có nhiều nhạc sĩ đã phân loại ca khúc của chính mình căn cứ theo chủ đề của phần lời chứ không phải theo cấu trúc của phần nhạc. Tất nhiên, nếu chỉ căn cứ theo phần nhạc, chúng ta sẽ thấy giữa các “thể loại” ca khúc của họ không có sự dị biệt nào đáng lưu ý trong âm nhạc. Sự đối nghịch giữa phần ý và phần lời trong ca khúc phổ thông Việt Nam đã có từ lâu, nhưng do phần lớn khán thính giả Việt Nam chỉ tập trung chú ý vào phần lời nên không nhận ra sự đối nghịch này! Hơn nữa, không chỉ khán thính giả, mà phần lớn các nhạc sĩ sáng tác ca khúc cũng chỉ chủ yếu tập trung vào phần lời. Phần nhạc chủ yếu chỉ được dùng như phương tiện để chuyên chở phần lời.


Sự quan trọng của phần lời còn dẫn đến một số hiện tượng đáng lưu ý. Một là, xảy ra hiện tương bình luận ca khúc như bình thơ; trong đó, người bình luận chỉ hoàn toàn bàn về phần lời và gạt bỏ phần nhạc, hay cùng lắm là phát biểu vài ý nghĩ đầy cảm tính và hoàn toàn phi nhạc học. Hai là, hiện tượng xuất bản những tuyển tập lời ca thuần túy không có dòng nhạc. Và ba là, hiện tượng lời ca tạo ảnh hưởng đến văn học. Qua đó, chúng ta có thể thấyrất nhiều tác phẩm thơ và văn chương trích dẫn hay vay mượn lời ca. Tuy nhiên, cho dù lời ca đóng vai trò quan trọng như thế nào, giá trị văn học của lời ca thường kém hẳn về phẩm chất nghệ thuật nếu so với thơ. Tính cách hấp dẫn của lời ca đối với quần chúng không chủ yếu nằm trong nghệ thuật, tạo nên cái mới lạ như thơ mà ngược lại, nằm trong sự truyền cảm trực tiếp qua trung gian cái quen thuộc và đầy khuôn sáo của lời ca cộng với sự hỗ trợ của những giai điệu dễ nhớ. Điều này, có thể giúp chúng ta hiểu tại sao một dân tộc có truyền thống thơ lâu dài như Việt Nam, đến hôm nay lại bị quyến rũ bởi lời ca phổ thông hơn là thơ. Chính cái quen thuộc và đầy khuôn sáo mới là cái chuyên chở những cảm nghĩ gần gũi nhất đối với con người bình thường. Do đó, họ yêu và cần chúng! Thế nhưng, không nhất thiết ai cũng yêu ca khúc phổ thông chủ yếu vì phần lời. Ta có thể nhìn thấy những con người không cần lưu ý đến cả phần lời, mà chỉ cần một thứ âm thanh và vài ngôn từ nào đó, nhẹ nhàng hay kích động để được thoải mái mơ màng hay chuyển động gân bắp theo điệu khiêu vũ.

Được xem là một loại hình chủ đạo ở Việt Nam, ca khúc phổ thông đã có những thành tựu đáng kể. Trong đó, thành tựu đầu tiên là thành tựu về phương diện âm nhạc. Nhờ sự ra đời của nó, chúng ta mới có ý niệm về nhạc sĩ (composer). Trước đây, âm nhạc cổ truyền Việt Nam tồn tại chủ yếu nhờ truyền khẩu, bởi ký âm pháp quá thô sơ nên không thể ghi chép chính xác âm nhạc. Do không ghi âm lại cũng như không chép xuống giấy được, nên chúng ta vừa không có nhạc sĩ, vừa phải chịu nạn thất truyền. Cả những sườn giai điệu đơn giản cũng phải bị mất mát hết vì ký ức con người có hạn!
Nhưng dẫu sao, việc thu nhận ký âm pháp Tây phương để sáng tác ca khúc phổ thông cũng là một bước tiến quan trọng, tạo tiền đề cho ý thức sáng tạo âm nhạc và là nhịp cầu để chúng ta hiểu biết âm nhạc thế giới, để những yếu tố văn hóa đặc thù Việt Nam không hiện trên bề mặt nông cạn theo kiểu bày hàng quảng cáo mà tiềm ẩn bên dưới những cấu trúc hình tượng, ý tưởng hết sức phức tạp và trừu tượng. Đó là những tác phẩm nghệ thuật đương đại mang tính quốc tế, nghệ thuật của “một” thế giới “đa” văn hóa. Trong đó, tính cách Việt Nam đan quyện vào những tính cách khác một cách hết sức tinh tế và sinh động. Chúng ta cũng nhất định phải biết ơn những nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên đã mạnh dạn bước ra khỏi nền Âm nhạc Dân tộc Cổ truyền để bước vào nền Tân nhạc.

Tín Đức

Cựu Học Sinh Nguyễn Thông Lớp Nhị B 1959 -1960

Trường Trung Học Nguyễn Thông tiền Thân Trường Trung Học Tống Phước Hiệp
Buổi Tất Niên của Lớp Nhị B - Năm 1960
Kỷ Niệm Ngày Lễ Hai Bà Trương của Nữ Cựu Học Sinh Lớp Nhị B 1960
 Kỷ Niệm Ngày Lễ Hai Bà Trương của Nam Cựu Học Sinh Lớp Nhị B 1960

Lê Quan Vinh


Bệnh Viêm Gan



Thực Hiện: Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Sưu Tầm: Nguyễn Lữ

Thơ Tranh: Ở Đâu Đây


Thơ & Chụp Ảnh: Trương Văn Phú

Hương Thơ

Mùa thu lặng ngắm mây trời
Có người em gái tình thơ năm nào
Anh về cửa ngõ đón chào
Bài ca tấu khúc tình vào trăm năm

Lục Lạc

Nếu Ngày Nào Đó




 Nếu ngày nào đó anh hết yêu em
Xin em hãy đốt tình thư ngày cũ
Em hãy viết nốt bài thơ dang dở
Để cho lòng dịu bớt nỗi chua cay.

Nếu ngày nào đó em hết yêu anh
Nhớ báo trước để anh không thổn thức
Anh cố gắng quên đi niềm ray rức
Lỡ yêu rồi tình cũng nhẹ mong manh.

Nếu hai ta cùng nghĩ : phụ sao đành
Em hãy cố gắng nâng niu cuộc sống
Anh cũng cám ơn trời cao đất rộng
Được âm thầm thương mến chỉ mình em.

Nếu ngày nào đó ta gần bên nhau
Em hãy hạnh phúc đón chào Xuân mới
Dù hai ta vạn trùng khơi cách trở
Nhưng đôi tim vẫn mở lối đi về.

Nếu lòng em không qua được cơn mê
Chỉ vọng tưởng người ngày xưa thuở trước
Em hãy nói đi - vài lời chân thật :
Không yêu anh – cho bỏ ghét…dại khờ !

Dương hồng Thủy
(Chủ Nhật 21/10/2012)


Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Tang Lễ Thầy Trần Văn Phong - Cựu Giám Học Trường Nguyễn Trường Tộ Vĩnh Long

Lễ An Táng Cựu Giám Học Trường Trung Học Tư Thục Nguyễn Trường Tộ - Vĩnh Long
Giusê TRẦN VĂN PHONG 23/3/1921- 04/11/2011
Nghĩa Trang Tân Ngãi Vĩnh Long







 Đặng Anh Tuấn

Trường Tương Tư - Lương Ý Nương

     

     Sau triều Đường (618-907), đến thời Ngũ Quý còn gọi là Ngũ Đại (907-960). Các triều Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Hán, Hậu Chu, lần lượt thay nhau nắm quyền. Cuối cùng, Triệu Khuông Dẫn diệt Hậu Chu lập nên nhà Tống (960-1279).

      Trong "Tình sử" có chép như sau: Vào cuối triều nhà Chu đời Ngũ Quý (Ngũ Đại), có người con gái của Lương Tiêu Hồ 梁瀟湖 tên Ý Nương 意娘, cùng với Lý Sinh 李生 là họ hàng con cô con cậu. Lý Sinh thường qua lại rất nhiều. Nhân ngày Trung Thu ngắm trăng, ngầm hẹn ước với Ý Nương, lưu luyến không rời. Sự việc lâu ngày lộ ra, Tiêu Hồ nổi giận, ngăn cấm hai người gặp nhau. Gặp tiết đang thu, Ý Nương viết bài thơ này :

  長相思                       Trường Tương Tư 

落花落葉落紛紛       Lạc hoa lạc diệp lạc phân phân
盡日思君不見君       Tận nhật tư quân bất kiến quân.
腸欲斷兮腸欲斷       Trường dục đoạn hề trường dục đoạn,
淚珠痕上更添痕。   Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngân.
我有一寸心,           Ngã hữu nhất thốn tâm,
無人共我說。           Vô nhân cộng ngã thuyết.
願風吹散雲,           Nguyện phong xuy tán vân,
訴與天邊月。           Tố dữ thiên biên nguyệt.
攜琴上高樓,           Huề cầm thượng cao lâu
樓高月花滿。           Lâu cao nguyệt hoa mãn.
相思未必終,           Tương tư vị tất chung
淚滴琴玄斷。           Lệ trích cầm huyền đoạn.
人道湘江深,           Nhân đạo Tương giang thâm
未抵相思畔。           Vị để tương tư bạn.
江深終有底,           Giang thâm chung hữu để
相思無邊岸。           Tương tư vô biên ngạn.
我在湘江頭(*)          Ngã tại Tương giang đầu (*)
君在湘江尾(*)          Quân tại Tương giang vỹ. (*)
相思不相見,           Tương tư bất tương kiến
同飲湘江水。           Đồng ẩm Tương giang thuỷ.
夢魂飛不到,           Mộng hồn phi bất đáo
所欠唯一死。           Sở khiếm duy nhất tử.
入我相思門,           Nhập ngã tương tư môn
知我相思苦。           Tri ngã tương tư khổ.
長相思兮長相思,   Trường tương tư hề, trường tương tư,
長相思兮無盡極。   Trường tương tư hề, vô tận cực.
早知如此罫人心,   Tảo tri như thử quải nhân tâm
迴不當初莫相識       Hồi bất đương sơ mạc tương thức.                    
               梁 意 娘                              Lương Ý Nương

Dịch Nghĩa: Mãi Nhớ Nhau

Hoa rơi, lá rơi rơi thật nhiều
Suốt ngày nhớ Chàng nhưng không gặp được Chàng
Ruột muốn đứt như muốn đứt từng đoạn
Giọt lệ tuôn mãi mãi tuôn rơi
Thiếp đây chỉ có một tấc lòng
Không có ai nghe thiếp giải bày
Những mong gió xua tan mây
Để nói với trăng trên trời
Cầm đàn lên lầu cao
Lầu cao đầy trăng hoa
Nhớ nhau không hề dứt
Dây đàn đứt lệ tuôn
Người nói sông tương sâu
Nhưng sao bằng thương nhớ
Sông sâu còn có đáy
Tương tư thì không ranh không bờ
Thiếp ở đầu sông Tương
Chàng thì cuối sông Tương
Nhớ nhau nhưng chẳng được gặp nhau
Cùng uống chung nước sông Tương
Trong mộng hồn vẫn không bay đến được
Chỉ có chết mà thôi
Bước vào cửa nhớ thương nhau
Thiếp mới biết là đau khổ
Nhớ nhau kéo dài, kéo dài nỗi nhớ nhau
Nhớ nhau mãi không bao giờ hết 
Nếu biết rằng lòng đau khổ thế này
Thì buổi ban đầu đừng quen biết nhau



Dịch Thơ:

 Trường Tương Tư

Hoa lá lìa cành rụng tả tơi
Nhớ ơi là nhớ thấy đâu người
Phút bồi hồi dạ đau như thắt
U uẩn buồn mắt đẫm lệ tuôn

Luống ngậm ngùi thân đơn bóng chiếc
Biết lấy ai cạn nỗi niềm riêng
Những mong nhờ gió xua mây chuyển
Cùng với trăng sao tỏ tấc lòng

Tĩnh mịch không gian cất tiếng đàn
Lầu cao vằng vặc nhuốm màu trăng
Trùng trùng nỗi nhớ ôi day dứt
Đàn đứt dây tơ khúc đoạn trường

Ví thử Tương giang thẳm thẳm sâu
Sánh sao thương nhớ buổi ban đầu
Sông sâu còn biết đâu lòng đáy
Tơ tưởng rồi trăn trở chẳng nguôi

Kẻ bến giang đầu mộng thả trôi
Ai kia tận cuối mấy xa xôi
Gặp nhau chẳng đặng trao vào nhớ
Uống nước chung dòng một ước mơ

Dệt mộng đan mơ mộng trống không
Lỡ làng duyên kiếp cõi tơ lòng
Trái ngang ngăn cách chia đôi ngã
Phận bạc má hồng  ngậm đắng cay

Năm tháng thiên thu vạn vạn sầu
Trói vào hồ dễ có quên đâu
Biết yêu chẳng trọn yêu là khổ
Gặp gỡ làm gì để biệt ly
                                 Kim Phượng

Vẫn Mãi Nhớ Nhau


Hoa lá ngập nơi nơi
Dạ luống những tơi bời
Nhớ chàng nào đâu thấy
Lệ sầu mãi tuôn rơi
Giữa đêm khuya lạnh vắng
Tâm sự ngỏ cùng ai
Mênh mông mỗi chị Hằng
Hiểu nỗi lòng thiếp chăng
Nhung nhớ mãi dâng trào
Thổn thức tận lầu cao
Cung tơ giờ đứt đoạn
Như dạ này nặng đau
Sông sâu còn có đáy
Thương nhớ thật mang mang
Sông kia có thể cạn
Tình yêu khó thể lường
Cùng uống chung dòng nước
Thiếp ở Tương Giang đầu
Chàng nơi Tương Giang vỹ
Bao giờ được gặp nhau
Vào mộng chàng đâu hỡi
Tơ tình trót đậm mang
Lòng đau như ruột thắt
Tiếc gì chốn thế gian
Nếu biết tình đau khổ
Dằn dật suốt tháng ngày
Buổi đầu thôi gặp gỡ
Không phải lụy vì ai
                           Quên Đi


Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn


Lưu Dấu



Như màu hoa lưu lại chút vấn vương
dù đã úa rụng rơi từng cánh mỏng
như trang kinh vô tự với hư không
vẫn còn mãi trong bao câu niệm tụng

Cho dẫu là 
cứ năm tháng trôi qua cùng nhật nguyệt
những chuyển dời biến hiện cõi trần ai
chuyện lòng người luôn phân chia hơn thiệt
dòng chảy đời ảo ảnh tựa bóng mây

Nhưng anh ạ
lời trái tim vẫn là lời rất thật
dẫu thế nào máu cũng thắm đỏ tươi
nên
câu nguyện ước đợi chờ không thể khác
sông xa nguồn dõi về biển chảy xuôi

Từ ngàn xưa người chờ người hóa đá
câu thơ buồn đẫm sương lạnh  hồn đau
dã quỳ - em trong đêm chưa vội nở
đợi tay người, đông lạnh đã về chưa ???

Trần Thị Dã Quỳ


Thơ Tranh: Mảnh Sầu


Thơ: Mặc Thái Thủy
Thơ Tranh: Kim Oanh

PPS:Trong Nỗi Nhớ Muộn Màng


      Cuộc tình đã chia tay rất lâu rồi, mà những kỹ niệm vẫn mãi quay về trong tâm tưởng,dù thời gian bây giờ đã quá xa .xa lắm . .của một thời dĩ vãng,mà cứ ngỡ người xưa vẫn còn ở quanh đây.nhưng tìm hoài không thấy...Nên bây giờ nỗi nhớ người yêu xưa dù có trể có muộn màng nhưng tình yêu cũ vẫn không phai mờ vì mối tình ấy rất đẹp nhiều kỹ niệm nó đã trở thành bất tử..thầm kín trong ký ức.của một đời người. . . .


Nhạc Sĩ: Ngô Thụy Miên
Tiếng hát: Ý Lan
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình


Pháp Độ


Vải lỡ dệt bằng canh mâu chỉ thuẩn
Đã mặc vào thay đổi cả hình dong
Từ cổ độ hình nhi chưa đứng vững
Tựa cuộc tình dao nhọn bọc gấm nhung

Vải lỡ dệt bằng canh mâu chỉ thuẩn
Hương cũng thôi phấn nhạt lạnh son môi
Lỡ e ấp lỡ dồi rồi lỡ buổi
Trời cuối đông mang nước bọt bèo trôi

Vải lỡ dệt bằng canh mâu chỉ thuẩn
Chợt nửa chiều đôi giọt nhẹ rưng rưng
Thời kinh sám mõ chuông chiều sương rụng
Hình hài khô máu cũng cạn độ chừng

Vải lỡ dệt bằng canh mâu chỉ thuẩn
Chim xác khô chao ngã cánh-đi-về
Trời vẫn rực đôi mắt mờ chỉ những
Núi chiếu sông tim mãi dựa tình mê

Trương Văn Phú

 

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Hình Ảnh Buổi Cơm Thân Mật CHS Tống Phước Hiệp Vĩnh Long


Buổi Cơm Thân Mật Của Các Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp & Thủ Khoa Huân & Nguyễn Thông. Nhân Chị Kim Phượng Về Việt Nam

Đứng:Kim Vân, Kim Đính, Ngọc Nhan, Ngọc, Ánh Hồng
Ngồi: Kim Phượng, Hữu Đức, Kim Hiệp

Ánh Hồng, Khim Phượng, Ông xã Ánh Hồng

Ngọc Nhan, Kim Phượng, Ngọc

Ánh Hồng, Ngọc Nhan, Kim Phượng, Kim Vân
Tạ Thị Ánh Hồng


Ngộ Tình



ngày hôm kia cõi trầm luân tĩnh
xóa can qua khổ ải lụy phiền
thâu đêm niệm sân si ái ố
yêu là dây oan trái tại mình

ngày hôm kìa lần tay bấm quẻ
bói căn duyên nhân quả khó lường
tình vay nóng kiệm lời phổ độ
suối cam lồ lòng dục nhiểu nhương
.
ngày hôm qua kiếp luân hồi nhớ
trước tiền căn viên tịch tham quan
phạm sắc giới tham tình dối bạn
nay hậu sanh đời khổ gian nan
.
sáng sớm nay giữa đường thiên trúc
giác ngộ ra,,xa thẳm bồng lai
đành hồi bước mót tình hỷ xã
chút tình già,,,chay,mặn...còn ai?

Phủ Hiền


Trên Đường Về



Hôm ta về xếp đôi tờ giấy trắng
Xếp làm tư làm tám giữ trên tay
Xếp như gói bóng hình ở lại
Trên vai ta đằm thắm tóc em dài

Sông là để những thuyền hoa về bến
Đời có khi nào con nước xuôi
Có chèo chống một mình qua nước ngược
Thì khóc theo sông bên lỡ bên bồi

Hôm ta về như qua dòng sông cũ
Xếp trên tay tờ giấy trắng em trao
Xếp như gói đời ta ở lại
Với dòng sông bến bắc năm nào

Hôm ta về là hôm ta ở lại
Đường phố xa hạt bụi nhớ thêm gần
Em chắc biết ly café lặng lẽ
Nói dùm ta về một nỗi bâng khuâng.

Lâm Hảo Khôi
(12/11/13)


Thơ Tranh: Bỗng Nhớ


Thơ: Kim Quang
Thơ Tranh: Kim Oanh


Lỡ Hẹn



Hai năm ở trọ nhờ đi học
Một chút tình con thật dễ thương

Ngất ngưởng theo em về xóm nhỏ
Ngày đi hai buổi, đạp chung đường.

Mỗi sáng gọi đò em bước xuống
Chiều về nhường nhịn lối đi lên
Giữa sông áo trắng bay như bướm
Tóc rũ bờ vai sóng dập dềnh.


Guốc mộc em đi khua lốc cốc
Có khi vắng tiếng buồn mênh mang
Đến trường đứng đợi bên hè phố
Nắng dưới hàng cây em chửa sang.


Chiều qua đến bến sông ngày đó
Vắng bóng đò ngang của độ nào
Quay về trường cũ rong rêu quá
Hàng phượng bâng khuâng cũng úa màu.


Lỡ hẹn với em từ dạo ấy
Cùng trường cùng ngõ chẳng duyên trao
Em ơi ngày cũ đâu còn nữa
Thoi thóp buồng tim luống nghẹn ngào.


Dương hồng Thủy
(10/10/2012)


Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Là Em



            
Em về điểm phấn tô son
Tay anh kẻ nhẹ đôi dòng mắt xanh...
Sương Đêm

Tình em ánh mắt long lanh
Chứa bao nguyện ước duyên lành lứa đôi
Khen em đẹp - Em mỉm cười
Nắng ngoài sân bỗng như tươi thắm nhiều...

Thương làm sao dáng mỹ miều
Người yêu anh đó - Anh yêu suốt đời
Núi kia dù có di dời
Bước tình hai đứa khó rời được nhau

Em trao anh lời ngọt ngào
Buồn ly hương cũng xuyến xao tâm lòng
Một ngày nắng đẹp pháo hồng
Ước nguyền trọn ước vợ chồng đẹp duyên

Bao nhiêu năm tháng muộn phiền
Tình em anh giữ của riêng trong lòng
Ngọt ngào thuận vợ thuận chồng
Lòng anh chỉ một bóng hồng . ..LÀ EM

Thy Lan Thảo


Giận Hờn




Thu về vàng lá khắp sân
Quên đi hờn giận còn ngân trong lòng
Ai về cho nhắn đôi dòng
Tình thu ấp ủ vương dòng lệ sa



Lục Lạc

Thơ Tranh: Dáng Thơ


Thơ: Lục Lạc
Thơ Tranh: Kim Oanh


Cùng Em Uống Cà Phê

                        

Cùng em đi uống cà phê
Quán “Văn” tre trúc phủ che quanh mình
Cạnh bàn nhiều cặp thật xinh
Tiếng cười khe khẻ lung linh ánh đèn.

Tay em – tay anh đan xen
Mà run như đá dế mèn ngày xưa
Phải rồi – hôm đó trời mưa
Chờ cho dứt hột – buổi trưa mới về.

Dọc đường nửa tỉnh nửa mê
Bên em – em xỏa tóc thề tung bay
Em về - anh ngây ngất say
Anh về - em có nhớ ai không nào ?

Em cười hồng thắm má đào
Tay trong tay nắm thì thào bên nhau
Trăng đêm e ấp đón chào
Tiển em đầu ngõ – lối vào bến sông.

Chia tay – chẳng dám đèo bồng
Mắt môi em nháy cong vòng bờ mi
Thẩn thờ anh bước chân đi
Giọt cà phê đắng – còn gì trong em ?

Dương hồng Thủy


Ngô Văn Lân - Vị Tiền Hiền Lập Làng Tân Giai


NGÔ-VĂN-LÂN
Vị tiền-hiền đứng lập làng Tân-Giai.
(Thuộc Quận Châu Thành)

          Tìm hiểu nhân vật thời xưa của Vĩnh-Long mà không nhắc đến cụ phó Ngô-Văn-Lân là một điều thiết sót đối với nền sử học sau này.

          Cụ sanh trưởng trong một gia đình nho phong, cụ ra chào đời vào năm 1837 tại Vĩnh-long, lúc bấy giờ thuộc về nhà nước cựu trào, đất đai còn hoang vu chưa phân định từ vùng rõ rệt, làng xã chưa có nhiều, cụ Ngô-văn-Lân là người địa phương mới đứng ra lập làng Tân-giai và khai khẩn đất cát quanh vùng. Đầu tiên những việc làm của cụ là mở lộ, đào kinh, đốn phá cây cối sầm-uất, từ làng này đến làng kia, làm cho sự giao-thông qua lại dễ-dàng. Quy tụ dân chúng về sanh-cơ lập nghiệp trong khu vực vừa mới tân tạo. Chính cụ là vị tiền-hiền có công khai hoang dựng ấp, xây-dựng nên làng Tân-giai trù phú như ngày nay.

          Kẻ hậu sinh ăn trái nhớ kẻ trồng cây, chúng tôi có bổn phận nêu lên những bực hữu công, vì nhớ quê hương dân tộc, vì dãy gấm vóc của tiền nhân ta đã dày công xây đắp, hy-sinh xương máu, giữ từ tấc đất chống xâm lăng, bảo vệ mảnh đất thân yêu đem hạnh phúc cho giống nòi. Cụ Ngô-văn-Lân không màng nguy hiểm, vượt qua bao trở ngại xung phong làm cái công việc khai sơn phá thạch, nối chí người xưa, lưu lại cho đời nhắc nhở.

          Năm 1877 cụ ra làm Phó-tổng cho chánh-phủ tân trào, cụ được nổi tiếng liêm-chánh sở dĩ cụ ra làm việc là muốn dựa vào chức vụ sẵn có mà làm những việc hữu ích cho tổng làng, binh vực quyền lợi cho người dân thấp cồ bé miệng không dám đến nha môn để kêu ca những điều oan ức. Tiếng cụ đồn xa, dân tình đều nức lòng cảm mến, người Pháp lúc bấy giờ bắt đầu nghi ngờ cụ, có lẽ cụ là người ở trong đảng cựu triều đình len lỏi vào để dọ dẫm ; biết như thế nhưng cụ vẫn bình tĩnh, thản thiên như người vô sự, vẫn tiếp tục làm phận sự, lòng cụ đã biểu lộ sự ngay chánh trong trắng, người Pháp phái người theo dõi hành động của cụ luôn, biết rõ con người của cụ đầy khí tiết, đâm ra kính nề và khen thầm người miền Nam như cụ có một tinh thần bất khuất, năng làm hơn nói, gặp việc phải thì nói ngay cho ra lẽ không úp mở, lúc nào cũng tỏ ra con người cương trực và đứng đắn, từ đây chúng càng thêm mến phục qua đức độ của cụ.

          Thật ra, đời cụ ra làm quan không vì danh lợi, mục đích là phụng sự cho quê hương, bênh vực lợi quyền cho dân nghèo, dám đương đầu nhiều trở-lực trên chính trường.

          Tỉnh Vĩnh-long có hai vị Phó tổng được nổi tiếng : một là phó tổng Tống Hữu-Định tục danh là phó mười hai và cụ Ngô-văn-Lân đáng cho người đời tôn sùng nhắc nhở, chúng tôi xin nói thêm cụ Ngô-văn-Lân có người con là ông Ngô-văn-Công cũng nối chí cụ, góp công xây dựng tỉnh nhà. Chính ngôi đình Tân-giai  lúc trước bị ngọn nước sông Cổ-chiên xoáy lở, cụ đứng ra dời qua mé đất liền như chúng ta đã thấy hiện nay. Cụ còn làm công việc đáng ngợi, là khuyến khích kẻ thất học, dẫn đến trường giúp đỡ mọi nhu cầu cho học trò nghèo, cụ còn làm những việc âm đức, tu cầu bồi lộ mở đường xây cất trường học v.v…

          Theo lời các bô-lão kể lại nơi đình Tân-giai có thờ bài vị cụ Phó tổng Ngô-văn-Lân, vị tiền hiền sáng lập làng Tân-giai. Thật ra đất lành trổ sanh cây quí, đất Vĩnh-long từ xưa đến nay lắm bực tài trí đứng ra kiến thiết xây-dựng đình làng, làm những điều công ích. Chúng tôi cần gợi lại hiến quý bạn đọc biết qua sơ lược về ông Ngô-văn-Lân vị tiền hiền trên đất Vĩnh của thời quá khứ.

         Ngày nay mỗi lần cúng tế các kỳ lão và hương chức đều tưởng niệm ông Ngô-văn-Lân một cách kích cẩn.

(Theo Vĩnh-long Xưa và Nay - Xuất bản 1967)

Tác giả HUỲNH MINH
Tống Ngọc Nhan sưu tầm