Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Nỗi Lòng Rau Răm


Xướng: Nỗi Lòng Rau Răm

Gió đưa cây cải lặng về trời
Giọt nắng trần gian, vẫn rạng soi 
Sự sống sục sôi tràn lũng núi 
Nguồn xanh ngăn ngắt phủ nương đồi
Tịnh không kẻ đoái, buồn dăm phút
Nào có ai thương, cảm một lời
Chỉ mỗi rau răm sầu ở lại…
Đắng cay hứng vạ, mặt trơ đời…

Cao Bồi Già
13-06-2018
***
Các Bài Họa:

Sau Lời

Chẳng tiếng kêu thương động cửa trời
Rau răm ở lại,...mặc săm soi
Chìm trong sương trắng tràn đồng bãi
Lặng giữa cây xanh ngợp núi đồi!
Thấm cay men lá nghe chua vị
Ngậm ngọt bồ hòn ngẫm đắng lời!
Cây cải vô tình theo gió cuốn
Chỉ răm tự biết nỗi đau đời!?

13-6-2018
Nguyễn Huy Khôi
***
Tích Xưa Chuyện Cũ

Bị cha bức tử, Cải lên trời
Lòng dạ ngay tình sử sách soi
Yêu nước, mẹ Răm soi sáng thế
Rạng danh, rau mọn mọc xanh đồi
Giận chồng mê muội tin vào giặc
Hận lũ xâm lăng uất nghẹn lời
Thân xác đọa đầy, gương rực rỡ
Tích xưa truyền tụng mãi muôn đời.

Sông Thu
(*) Cây Cải- Rau Răm là câu chuyện về Hoàng tử Cải và mẹ là
bà phi Răm, vợ của Nguyễn Ánh (vua Gia Long). Khi Nguyễn Ánh đánh thua 
Nguyễn Huệ, muốn giao hoàng tử Cải làm con tin để cầu viện quân Pháp, bị bà phi Răm phản đối, liền ném Hoàng Tử xuống biển và giam bà phi vào ngục thất.
Người đời sau ca ngợi tinh thần yêu nước của bà phi Răm và chê trách hành động " cõng rắn cắn gà nhà" của vua Gia Long.
***
Răm Vào Danh Sử

Hoa Cải đành bay họa tới trời 
Lâu rồi gương ấy hãy cùng soi
Ngai vàng một thoáng vùi bao mộng
Điện ngọc vừa đây rải mấy đồi
Máu chảy ruột mềm đau vạn kiếp
Nồi da xáo thịt hận muôn lời
Cành Răm từ ấy vào danh sử
Cổ lục buồn đau suốt cả đời…

Phan Tự Trí
***
Chung Phận

Rau răm ở lại, cải lên trời
Tình nghĩa vậy thôi, chớ xét soi
Cay đắng cùng chung khi giữa trận
Ngọt bùi chia sẻ lúc lưng đồi 
Cuộc vui chấm dứt, đâu cần rượu
Thế sự đổi thay, mãi cạn lời
Kẻ ở chân trời còn lận đận
Quê nhà cam chịu, sống qua đời

Thanh Trương
***
Vết Nhơ

Thoảng nghe câu hát vút ngang trời
Để lại ngàn sau ngẫm xét soi
Phận mọn hết lòng gìn đất nước
Thân hèn quyết dạ giữ vùng đồi
Biển sâu bối rối nên nghẹn tiếng
Tù ngục bi ai nỏ thốt lời
Hậu thế cười chê sao cạn nghĩ
Vết nhơ còn đó, trải bao đời

Hồng Phượng
***
Lời Răm

Vô đạo phải đâu lỗi ở trời?
Còn kia sử liệu tỏ tường soi
Hại nhà chớ mộng than thành ngọc
Bán nước đừng mơ vũng hóa đồi.
Bức tử Tử Hoàng ô uế tiếng
Giam cầm Phi Nữ chát chua lời!
Bệ Rồng gác tía,...như mây thoảng
"Cõng rắn cắn gà"...nhục mãn đời!?

15-6-2018
Nguyễn Huy Khôi
***
Duyên Nợ Rau Răm

Cùng bao rau quý ngắm mây trời
Rải lá xanh màu để nắng soi.
Răm giãi ít nơi dường khác nết
Cải vươn mọi chốn cả leo đồi
Bên này nghĩa rộng luôn ngời ý
Phía nọ tình thưa khó đẹp lời
Tại vị thơm cay đòi khéo hợp
Riêng anh vịt lộn kết duyên đời 

Trần Như Tùng

***
Nỗi Buồn Vương Phi* 

Phu phụ lìa xa chẳng oán trời 
Phi về nương rẫy, bóng trăng soi 
Quân vương lạc lối...đau lòng thiếp 
Binh sĩ phơi thây...trắng núi đồi 
Cõng rắn, rước voi ..."dày xéo nước" 
Đày dân, lệnh họ..." cấm buông lời" 
Vàng son rồi cũng theo dòng nước 
Tiếng xấu ngàn năm mãi để đời! 

Thy Lệ Trang 

*Sách Việt Nam Phong Sử của Nguyễn Văn Mại (tủ sách Cổ Văn, phủ Văn Hóa, Sài Gòn 1972, trang 126), do Tạ Quang Phát phiên dịch, ghi như sau:
Gió đưa cây cải về trời
au răm ở lại chịu lời đắng cay.

"Thơ phong sử này thuộc tỷ. Cải rau cải có thể làm dưa, tháng mùa đông bắt đầu gieo hột mà trồng. Trời, thiên triều, triều nhà Thanh bên Tàu. Nước ta trải các đời đều chịu triều đình Trung Quốc phong cho, cho nên gọi Trung Quốc là thiên triều. Răm, thứ rau có vị cay, mọc ở chỗ đất thấp. Theo Sử ký, Nguyễn Thị Kim, người ở làng Tỳ Bà, huyện Lương Tài, là cung phi của vua Lê Mẫn Đế.

Lúc ấy quân Tây Sơn chiếm cứ thành Thăng Long, vua Lê Chiêu Thống và Hoàng Thái Hậu với cung phi chạy lên Cao Bằng, nếm mọi nỗi đắng cay.

"Đến khi vua Chiêu Thống sai người sang cầu cứu với nhà Thanh thì trước hết bí mật khiến người hộ tống Thái Hậu và Nguyên Tử (con trai trưởng của vua) đi sang Tàu.

"Còn Cung Phi Nguyễn Thị Kim đi theo không kịp, phải buồn hận trở về, âm thầm ẩn tránh trong dân gian lo việc làm ruộng nuôi tằm, dệt vải để sống bằng sức lực của mình.

"Ngày xưa sống với phấn sáp cung trang, ngày nay nàng trở thành người đàn bà quê với áo vải hoa gai, vua thì chạy đi, nước thì tan mất, nỗi đắng cay không xiết được, cho nên làm thơ phong dao để tự ví mình.

Cải, là thứ rau có vị đắng, ví với Thái Hậu
Rau răm cũng có vị đắng, ví với Cung Phi

“Ý nói là Thái Hậu đi xa sang Thiên Triều chưa biết kham khổ ra sao. Một mình Cung Phi ở lại trong đất giặc chiếm đóng phải chịu những nỗi cay đắng ấy. Đấy cũng là lời than thở.
“Về sau vua Chiêu Thống ở Yên Kinh bị bịnh mà chết.
Sau khi lấy được nước và định quốc đô, Triều Nguyễn ta xin nhà Thanh đưa linh cữu vua Lê Chiêu Thống về nước.

"Cung Phi Nguyễn Thị Kim đến trước linh cữu lạy khóc rồi uống thuốc độc mà chết. Thương thay! Trung thần liệt nữ từ xưa đều thế” (trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét