Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Nhớ Mẹ -Thơ Hồng Thúy -Phổ Nhạc Trần Bảo Như


Thơ: Hồng Thúy 
Phổ Nhạc: Trần Bảo Như  

Tìm Thoáng Dư Hương


Đông đang trên lối đi về
Đêm thâu cánh gió bốn bề lao xao
Cành thu chiếc lá phai màu
Còn treo trên những nhánh sầu phơi sương

Rưng rưng nhớ kỷ niệm thương
Mùa đông thứ nhất quê hương xứ người
Mừng vui nhìn tuyết trắng rơi
Nhẹ nhàng hái nụ hoa trời lung linh

Thời gian là chuỗi vô hình
Là triền nước chảy cuốn tình nổi trôi
Trăng mơ lạc giữa sông đời
Hoa lòng lả cánh mộng ngời từ khi…

Nắng mưa nhuộm úa xuân thì
Thềm khuya một bóng tay ghì khói sương
Để tìm lại thoáng dư hương
Ta quên sót lại trong vườn mùa qua…

Yên Dạ Thảo
06/12/2015

Hôm qua...


Hôm qua đi dọc bờ kim cổ
chợt thấy dòng sông cũng có tim
chợt thấy em bay trong nỗi nhớ
ngày xưa hai đứa đuổi nhau tìm.

Hôm qua trên chuyến đò sang sông
đứa lữ hành đưa đứa phấn hồng
sông có buồng tim nên gợn sóng
đau lòng bần bật nổi cơn giông.

Hôm qua soi mặt vào gương vỡ
vết ấn giang hồ gợn tóc xanh
ngắm cánh bèo trôi về cố xứ
ngậm ngùi cổ tích đã tan tành.

Hôm qua suốt mặt đất quanh co
em lại bay trong nỗi hẹn hò
đứa lữ hành mừng đứa phấn nhạt
run run mái tóc bạc bơ phờ.

Phạm Hồng Ân

Nội San Ái Hữu 72 Tập 3 - Gợi Nhớ


Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp -NK 1972
Nội San Phát Hành 1974


Thử Đoán Xem, Người Phụ Nữ Nói Câu Gì?


Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất một chỗ ngồi. Lúc này người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân mình nhảy lên thuyền cứu hộ .
Người phụ nữ đứng trên thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu ….
Kể đến đây thầy giáo hỏi học sinh:
- Các em đoán xem người phụ nữ ấy nói câu gì?
Tất cả học sinh phẫn nộ nói rằng:
- Em hận anh, em đã nhìn lầm người rồi.
Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh ngồi mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói:
- Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: nhớ chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:
- Em nghe qua câu chuyện này rồi à?
Cậu học sinh lắc đầu:
- Dạ chưa ạ! Nhưng mẹ em trước khi mất cũng nói với ba em như vậy.
Thầy giáo xúc động:
- Trả lời rất đúng!
Người đàn ông được cứu sống đã trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau anh ta mắc bệnh và qua đời , người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện cuốn nhật ký của bố. Hoá ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc thuyền ấy , người mẹ đã mắc bệnh nan y. Trong giây phút quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình.
Trong cuốn nhật ký viết rằng:
« Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ một giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi! »
Kể xong câu chuyện phòng học trở nên im lắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa của câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt. Bởi vậy, đừng nên dễ dàng nhận định người khác.
Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả. Mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.
Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải bởi vì người ta ngốc. Mà là người ta hiểu được ý nghĩa của trách nhiệm.

Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai. Mà là người ta trân trọng người bên cạnh mình.
Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì. Mà là người ta xem người đó là bạn!

ST
Hoàng Trần sưu tầm

Bến Cũ Chờ Mong


Gặp nhau bến cũ tưởng " nằm mơ ",
Ngày ấy đò ngang mắc mối tơ.
Sông nước xuôi dòng em ngóng đợi,
Thuyền xưa gió bão lạc xa bờ.

Đôi ta lỗi hẹn buồn ngăn cách,
Mây trắng trời thanh nhớ tuổi thơ.
Nhân chứng cây đa xanh nhánh lá,
Nước trong lẻ bóng lạnh phai mờ...

Thổn thức trong tim lại ước mong,
Cảm thông tuổi trẻ vẫn long đong...
Cây đa đứng đợi chờ sum họp,
Thiếu nữ vời trông một tấm lòng...

Cám cảnh tình ta thấy mất tăm,
Thương ai cách biệt lệ rơi thầm.
Hoài công bến cũ người xưa vắng,
Nhan sắc tàn phai trải tháng năm!


Mai Xuân Thanh 
(họa thơ " Lỡ Chuyến Đò Ngang " - vhp. Hải Vân)
Ngày 15 tháng 07 năm 2015

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Bến Cũ


Thơ: Mặc Thái Thủy
Thơ Tranh: Kim Oanh

Khất Tình



Đêm kia chết mơ làm hành khất
Hỏi xin em nửa kiếp cơm tình
Tim rướm máu hãy mở lòng vá víu
Dìu ta qua cửa ải cực hình

Đêm hoa mộng rượu sầu sắp tỉnh
Đến vay em chút lửa hương thừa
Dẫu mặn ngọt, ta hồn nhiên đổi chác
Vốn ân tình ngữa mặt chờ trông

Đêm nay mơ giật mình sống lại
Đứng chờ ai giữa ngả ba đời
Bỏ chăn chiếu ái ân ngang trái
Cơn mưa tình.....xót lạnh bầm môi

Phủ Hiền

Tôi Và Ái Hữu

Ái Hữu 1972-2012:  

Ái hữu đã được 40 năm , con người đã, đang , sắp vào tuổi 60.Khi còn ngồi ghế nhà trường nghe cô Tùng giảng bài liên quan đến “ Lễ Lục Tuần “ , tôi nghĩ đến các cụ ông , cụ bà lụm khụm gần đất xa trời . Giờ đây ở tuổi này “Ái hữu “ chúng ta vẫn còn phong độ giống như các cô cậu học sinh TỐNG PHƯỚC HIỆP ngày nào.
Đối với các bạn đang còn công tác hay miệt mài trong kinh doanh, thời gian là vàng bạc, nhưng vẫn còn dành một chút riêng tư cho nhóm bạn cũ,đó là điều đáng trân trọng, nhất là những tình cảm chân thành dành cho nhau. Không biết các bạn thế nào? Riếng tôi, mỗi khi nhìn thấy hình ảnh cũ,hay đọc lại các bài báo trong “ Nội San Ái Hữu “lập tức những thước phim thời học sinh 10B3, 11B3,12B3 lần lượt hiện về: HỈ, NỘ,ÁI,Ố đều có cả.

Lớp 10B3 ( 1970-1971 ):
Ích, tứ 5: Tâm,Sương, Thơ,...,Thúy
Vì nhà tôi khá xa trường (so với thời đó), nên ngày đầu tiên đến lớp có trể so với các bạn,tới nơi thật bối rối khi cả dãy lớp 10 đầy nam sinh đứng lấp kín các hành lang lối vào lớp, không gì lạ đây là lần đầu nam, nữ trường này học chung theo phân ban, nên có lẽ các đấng nam nhi xem thử các cô bạn gái lớp mình thế nào có "Chằn ăn, Trăn quấn"hay không? mà cũng có thể các chàng đang chấm “ hoa khôi cho khối "? Rất may, tôi nhìn qua thấy nụ cười thân quen của anh Cả Thái Sơn, AH Phùng Ích ( vì cuối năm đệ Tứ , hai lớp tứ 5 và tứ 11 tổ chức cắm trại chung ở khu vườn nhà tôi). Khi đến cửa lớp lại bất ngờ gặp AH Thủy Tiên nhiệt tình kéo vào bàn nhất ngồi chung ( tôi và AH T.Tiên quen nhau từ mối giao hảo của 2 gia đình).
Thật tình mà nói cả 3 năm cấp 3 vào lớp học tôi không dám nhìn xuống lớp vì toàn là con trai, do đó có nhiều khuôn mặt tôi không nhớ lắm nếu bạn không phá phách hay nghịch ngợm hoặc không có dịp trò chuyện với tôi, tôi chỉ biết các bạn khi được thầy cô mời lên trả bài , còn nam sinh nào “ đình đám “lắm như A.H. 18 Lương văn Trường( học giỏi nhất lớp, Thầy Lê Quang Ánh hay mời lên giải toán); anh Cả Thái Sơn hay đóng góp ý kiến, A.H Đặng Phùng Ích với nụ cười có răng khểnh dễ thương, nghệ sĩ cây đàn A.H Nguyễn Hữu Hải …Riêng bạn Đặng Công Luận mặc dù chỉ học chung lớp đệ tam, tôi vẫn có ấn tượng, cụ thể là: sau gần 30 năm gặp lại tuy có nhiều thay đổi, nhưng 1 chút suy nghĩ tôi kịp nhận ra và nhớ rõ cả họ tên, bạn biết tại sao không?
- Vì tôi ngồi bàn nhất, cạnh cửa lớp, mỗi lần bạn đi ra hay vào ngang bàn tôi, bạn đều gât đầu
chào …( không biết bạn chào hay thói quen gật đầu ???), nên tôi nói với Tâm và tìm hiểu tên bạn .Không ngờ hơn 30 năm sau và cho đến bây giờ chúng ta có dịp cùng 1 số bạn cũ kết chặt tình thân hữu.
Ngày Tất niên, nào món mặn, món ngọt, văn nghệ ( tôi, Duyên, chị Hà, anh Hải phải tập dợt 1 buổi sáng tại nhà chi Hà), bất ngờ hơn là Trường cũng lên hát 1 bài ( có hình lưu đến bây giờ ). Màn ảo thuật do Thời và anh Tánh thực hiện làm cả lớp cười vỡ bụng vì trò lường gạt của Thời .Vinh dự có thầy Đinh Văn Thạnh ( dạy Lý Hóa ) và thầy Hiệu Trưởng Đào Khánh Thọ đến dự.

Lớp 11B3 ( 1971-1972 )

Có nhiều kỷ niệm nhất đối với tôi.
-Hội chợ xuân của trường, gian hàng “ BẾN XUÂN “ của lớp đạt giải nhất nhờ đóng góp của tập thể lớp,mỗi người đều có nhiệm vụ để làm và tất cả nhiệt tình tham gia . Bọn con trai tôi không rành lắm nhưng bọn con gái phải chuẩn bị trước khá lâu , vì chúng tôi có quá nhiều sáng kiến phục vụ cho gian hàng ( làm nón , thiệp chúc xuân , sản phẩm thủ công làm từ lon bia, từ que tâm, chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi câu chai nước ngọt ….). Trong thời gian này có 1 sự cố xảy ra đối với tôi: vì tối gian hàng không còn gì để phục vụ khách, kem của tiệm chị Hà cũng hết, nên tôi bàn về nhà chị tôi gần đó lấy thêm , nhưng ai đi theo để phụ tôi?, có 1 bạn đồng ý đi cùng.Lúc trở lại trường không thể vào được, tôi phải qua nhà A.H T.Tiên , nhờ anh của Tiên giúp cách leo qua bờ tường, không ngờ mới leo qua tường, đứng trên nóc nhà xe Thầy Hiệu Trưởng và ThầyTỏ ( tổng giám thị) nhìn thấy, cả hai đi đến, tim tôi nhảy “ lô tô “ vì sợ bị kỹ luật,sẽ thông báo về gia đình, tôi vội ngồi thụp xuống,nhưng rất may hai Thầy không la mắng mà nhẹ nhàng bảo chúng tôi tìm cách xuống, một phen hú hồn.Thật tình là tôi không nhớ ai đã cùng tôi chịu cảnh ngộ này, nhưng hơn 30 năm sau tình cờ gặp lại bạn và được nhắc về chuyện này tôi mới biết đó là bạn, xin lỗi Bữu Hội nhé vì sự vô tình này, nhưng tôi đã nói lớp đông nam sinh, bạn cũng quá “ hiền lành, không nghịch ngợm, phá phách không là học sinh Cá Biệt ( bệnh nghề nghiệp ). Bây giờ gặp lại , bạn hay nhắc chọc quê tôi hoài , tôi ngượng lắm đấy .
Hội chợ này để lại nhiều kỹ niệm đối với mỗi h.s tham gia cùng lớp , nếu đọc lại bài Việt Hùng viết “ Hồi Tưởng riêng tặng cho Tùng “ trong nội san, các bạn sẽ tìm lại được khái quát hoạt động trại Bến Xuân và vài kỹ niệm khó quên về đêm của các bạn nam ở lại giữ trại.
-Chia tay lớp bằng 1 buổi picnic tại Cồn Cát Cái Tàu có cô Dương Vương Thị Tùng tham gia , cùng nhau xăng quần ngâm nước mò hến , kết quả được cả 1 thúng to hến ,thế là cả lớp được thưởng thức liền tại chổ 1 nồi cháo hến nóng hổi ,xong rồi còn bắt thăm trao quà dưới sự giám sát với cây roi mây của cô Tùng nữa chứ!Bây giờ nếu có dịp trở lại nơi cồn cát này chắc chúng em và cô không dám ngâm mình cả buổi dưới nước mò hết , và mặc luôn đồ từ ướt cho đến khô như ngày dó cô nhỉ!Tiếc cho 1 số bạn vì lý do nào đó không tham gia, thôi thì nhìn lại hình ảnh cũ cũng hiểu được niềm vui khi đó.
-Thi Tú Tài 1 tại trường Thủ Khoa Huân:Tôi, Duyên ở nhà T. Tiên trong thời gian thi. Tội nghiệp Bác gái ( mẹ Tiên ) lo các bữa cơm ngon cho chúng tôi để yên tâm thi cử. Chúng con cám ơn Bác vô cùng.

Lớp 12 B3( 1972-1973)
- Thiếu vắng 1 số bạn cũ, thêm vào 1 số bạn mới, lớp không còn vui như xưa, áp lực học tập, tương lai sau khi rời trường Tống Phước Hiệp , có vào đại học được không? ngành nghề sẽ chọn là gì? lo lắng là thế, nhưng bọn con gái vẫn có những kỹ niệm cuối cấp . Giờ học Triết của Thầy Khiêm chúng tôi ( tôi, Tâm, Tiên ,Duyên)thường xin phép ra ngoài, rồi lẻn qua nhà Tiên hái mận ăn cho hết giờ. Tội nghiệp Thầy Rượu ( g.v dạy Địa ), thường vào lớp với sĩ số học sinh khiêm tốn, ngày cuối năm bọn tôi cũng định cúp cua như các bạn khác, vừa xuống cầu thang, thấy Thầy ôm sổ lên , biết là sẽ chấm điểm hạnh kiểm, chúng tôi vội vàng quay vào lớp ngồi như ngoan lắm, khi Thầy đọc đến tên để chấm điểm tôi cảm thấy có lỗi với Thầy quá ( xin lỗi Thầy ).
- Tuy 1 số các bạn chuyển qua trường sư phạm, nhưng vẫn còn tình cảm với bạn bè , nên ai đó đã đề nghị lập ÁI HỮU 72 , nhờ vậy chúng mình mới có mối liên hệ lâu dài mãi đến hôm nay.

Bốn mươi năm sau 

Gần hết một đời người ( theo bài hát 60 năm cuộc đời ), điểm lại các gương mặt trong số 20 Ái Hữu , chỉ còn lại mối thân tình của: Hà & Nở, Tiên, Duyên, Sương,Tâm& Hồng,Trường, Dũng và các bạn đang sống nơi xứ người: Thái Sơn, Tùng, Ích & Yến, Hải, nay có thêm sự góp mặt của 2 bạn Luận và Hội. 
Các bạn ở nước ngoài tuy xa nhưng vẫn còn liên lạc, mỗi khi về VN các bạn vẫn tìm gặp bạn cũ, đó là điều đáng quý.A.H Phan tấn Lộc tuy gần nhưng lại khó tìm. phải chăng em muốn tránh mặt các bạn trong A.H?Đừng như thế Lộc nhé, Các A.H nhất là các chị luôn nhắc về em trong các buổi họp mặt .Nhớ thời gian còn đi học, Lộc, Tùng, Ích, đôi khi có anh Hải thường đến nhà chị chơi, chúng ta ra vườn hái xoài, mận, ăn mắm đường, nói chuyện dốc Lộc còn nhớ không? Bộ 3 Lộc –Tùng –Ich thường chơi chung không rời,nay Tùng, Ích vẫn còn liên lạc nhưng Lộc thì xa cách A.H quá???
Trong số A.H hầu như cắt đứt liên lạc như Việt Hùng hay Hùng Sơn, chúng ta cũng biết được các bạn ấy đang sống ở đâu, vì còn gia đình ở Vĩnh long .Riêng anh Tánh đang ở đâu? Anh còn nhớ bài viết gửi cho A.H đăng trong nội san A.H ? “ Rừng Chí Linh 24/8/73 “ với những tâm sự chân thành anh gửi cho các bạn A.H, gợi trong tôi nỗi buồn man mác.
Anh Tánh ơi ! Theo như anh viết thì anh còn nợ bạn bè 1 câu trả lời “ tại sao anh rời Đ.H. Hòa Hảo để vào quân trường “. Dự đoán của anh sau 4 hay 5 năm sau ( so với mốc 1973)sẽ có 1 ngày “ họp mặt đầu tiên không thiếu ai “, nhưng ngày đó không bao giờ xãy ra anh Tánh à! Nếu có phép màu hy vọng anh sẽ xuất hiện tìm lại A.H . Anh và Luận học chung chỉ 1 năm lớp đệ tam, rồi cả 2 lần lượt biệt tăm , nhưng sau 30 năm duyên bạn bè đã đưa Luận gặp lại bạn xưa . Còn anh khi nào xuất hiện hay gửi tin tức về, các bạn vẫn nhắc về anh.
Ái Hữu mến ! từ giờ trở đi, thời gian còn lại đối với chúng ta càng ngắn dần, “kỷ niệm A.H 50 năm sau “không biết sĩ số có còn duy trì như hôm nay không? Bài này tôi viết cho Ái Hữu với bao tình cảm yêu mến, tình cảm này nhân đôi dành cho các A.H nữ, mong muốn mọi điều tốt đẹp luôn đến với gia đình mỗi bạn thân, hy vọng chúng ta giữ mãi “ tình cảm chân thật ‘ dành cho nhau, đó cũng là “món quà tinh thần quý báu ‘ không gì sánh bằng ./.

Phan Thị Sương
Ái Hữu 72

Thơ Thiết Tha



Dù đã mất thời hồn nhiên tuổi trẻ
Dù âm thầm lặng lẽ góc trời xa
Nhưng tôi sống không kêu ca buồn tẻ
Vì tình người vẫn vui vẻ thiết tha

Thơ tôi viết không ngoằn ngoèo khúc chiết
Lời thật thà tha thiết nghĩa yêu thương
Như mặt biển trùng dương màu xanh biếc
Như ngày nào tôi biết một sắc hương

Thơ là nắng mơn man bờ môi mọng
Thơ ngọt ngào rung động trái tim ngoan
Là làn gió mênh mang khung trời rộng
Là trăng ngà ươm mộng cánh dạ lan

Dù lưu lạc nhưng tình thơ ngây ngất
Vẫn mượt mà trong ánh mắt vu vơ
Như những buổi bâng quơ nhìn trời đất
Chú nai vàng chưa mất dòng suối mơ

Thơ tôi viết gởi hồn trong con chữ
Nên nồng nàn những từ ngữ đam mê
Để đôi lúc ủ ê còn gìn giữ
Một mảnh đời cô lữ nhớ về quê

Dù mất mát những ngày xưa ngang dọc
Nhưng cuộc đời không cô độc với tôi
Thơ tôi viết xa xôi như mời mọc
Mời bạn hiền cùng đọc thơ thế thôi ...

Đỗ Hữu Tài 
7 - 7 - 2010

Người Có Đôi Mắt Vua Hàm Nghi


Amandine là cháu gái 5 đời của Vua Hàm Nghi 

Mái tóc bồng bềnh, cặp mắt đẹp, cái nhìn thẳng thắn, sôi nổi, Amandine Dabat mang đến cảm giác ấm áp, dễ chịu trong đối thoại.

Tôi tìm gặp Amandine ở Paris vào một buổi chiều ngày 13 tháng 11/2015 vì luận án tiến sĩ của cô đề cập đến chủ đề dễ gây sóng gió.
Đó là hai vấn đề gai góc: thẩm định lại chỗ đứng của vua Hàm Nghi (1871-1943) trong lịch sử mà còn đặt một câu hỏi về vị trí của ông trong hội hoạ Việt Nam tương lai sẽ ra sao.

Cách đây 5 năm, vào ngày nhận bằng tiến sĩ về khảo cổ Amandine được mẹ tặng cho một kỷ vật của gia đình.
Đó là một bài thơ nhan đề "Tử Xuân".
Những vần thơ ấm áp, trữ tình của bài này do nữ văn sĩ đầu tiên bước vào Hàn lâm viện Goncourt Pháp là bà Judid Gautier làm tặng cho cụ năm đời của em.
Tử Xuân đồng thời cũng chính là nghệ danh của vua Hàm Nghi.
Người mẹ đã không nghĩ rằng bà đã vô tình đặt lên đôi vai gầy gò của con gái mình một gánh nặng lớn.
Một câu hỏi nhức nhối bật ra, vì sao một người phụ nữ quý tộc Pháp chót vót trên tháp ngà văn bút cũng như địa vị xã hội lại nặng tình như thế với thân phận một người tù?
Thế là hết những chuyến phiêu lưu trên biển Egee xanh biếc, hết những cuộc tìm kiếm những vần thơ Hy Lạp trên đá hoa cương trắng ở Acropol.
Những chuyến đi đến đảo Santorini đen như than với hoàng hôn diễm lệ nhỏ máu bị bỏ qua một bên. Amandine ghi tên học tiếng Việt tại Viện Đông Dương bác cổ và cắp sách đến đây trong ba năm.
Một trong những chiếc chìa khoá để tìm lại gốc rễ của mình theo cô chính là ngôn ngữ.
Kiến thức nhận được giúp Amandine đọc rành rẽ những tài liệu và tự giao tiếp trong những lần thoi đưa với mảnh đất suốt 55 năm lưu đầy vua Hàm Nghi đã không một lần được nhìn lại.
Từ sử thành xử
Vị Hoàng đế Đại Nam bị đi đày ở Algerie tới khi qua đời 

Giáo sư Dân tộc học Đinh Trọng Hiếu vui vẻ chở tôi với đến gặp cô cháu đời thứ năm của Hoàng Đế An Nam xong lại cứ nằng nằng đòi về.
Ông biết nhiều, chắc chắn, song ít bộc lộ. Điều đó chinh phục tôi nên đề nghị ông ở lại cùng chuyện trò với Amandine.
Tôi đùa: "Ít ra cũng được nghe một vài nhận xét khách quan, không chi phối bởi tình cảm".
Song tôi lo lắng thừa. Bởi tình cảm viển vông không có chỗ trong luận án dầy hơn 600 trang của Amandine. Tất cả đều rành mạch, chính xác như những nét dao mổ.
Amandine nghĩ rằng lịch sử là viết lại từ những sự việc thật và không chệch hướng trong phân tích, sàng lọc dữ kiện.
Cô không để cho những áp lực, những đường lối tuyên truyền vớ vẩn, những cái tên lóng lánh và ngay cả sự không đồng ý, chấp thuận ngay trong gia đình làm chệnh hướng công trình nghiên cứu.
Chuyện trò với cô, tôi nhìn thấy một vua Hàm Nghi hoàn toàn khác. Một ông vua rất đời, rất thật, như chạm vào được.
Song le lói trong ngỡ ngàng thú vị một chút đắng cay về những ngộ nhận của bản thân đã dễ bị những trang lịch sử xuyên tạc tác động.
Câu nói nhỏ nhẹ trong phiên bảo vệ luận án của cô trước ban giám khảo đọng lại trong trí nhớ của tôi sự cay đắng:
"Sử liệu ở Việt Nam không chắc chắn."
Amandine đã chứng minh ngày tháng năm sinh của vua Hàm Nghi theo giả phả dòng họ Nguyễn Phước Tộc không chính xác, những ghi chép của Đại Nội Huế cũng không chuẩn.
Việc Tự Đức nhận Hàm Nghi làm con nuôi cũng không phải nốt. Nghĩa là Hàm Nghi lúc đó còn là hoàng tử Ưng Lịch không có trong danh sách ứng cử lên ngôi vua.

Trong thời gian lưu đày, vua Hàm Nghi trở thành một nghệ sỹ 

Những sách báo và cách nghi chép tư liệu phía Việt Nam đặc biệt từ năm 2000 phản ánh đậm xu hướng chính trị. 
Có cả những quyển truyện tranh cho thiếu nhi từ góc nhìn sử học của Amandine là khiên cưỡng và lên gân lộ liễu. 
Những người viết sử không dùng đúng chữ sử mà họ đã xử các nhân vật.
Hàm Nghi một nghệ sĩ
Luận án của Amandine Dabat đã trả lại cho lịch sử hội hoạ Việt Nam chân dung một người nghệ sĩ lớn. Đi kèm gần 600 trang viết là hai phụ lục minh hoạ những tác phẩm tranh sơn dầu và điêu khắc của Hoàng đế Hàm Nghi.
Việc bỏ từ 'hoàng đế' cũng được phân tích vì sao. Đó là dụng ý của phía Pháp hạ thấp vai trò của triều đình Huế sau hoà ước Patenotre 1884 và chỉ coi các hoàng đế là 'vua' (roi).
Khối lượng đồ sộ cả về chất lượng và số lượng được chị phân tích từng bức một bút pháp của một hoạ sĩ về mầu sắc và ánh sáng.
Thời điểm ra đời của những bức hoạ này trước những tác phẩm của các hoạ sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương sẽ chỉnh đốn lại trật tự vốn định hình lịch sử mỹ thuật hội hoạ, điêu khắc Việt Nam cuối thế kỷ 19.
Một duyên kỳ ngộ đã đưa đẩy Hàm Nghi gặp gỡ và trở thành học trò của nhà điêu khắc thiên tài Pháp Auguste Rodin.
Amandine đã chỉ cho tôi xem bức phác hoạ ông gửi cho nghệ sĩ này đang được bảo quản trong bảo tàng Rodin tại Paris có chữ ký 'Hoàng tử An Nam' của vua Hàm Nghi.
Với 5034 trang tài liệu cá nhân của gia đình, Amandine dẫn chúng ta đến những bí ẩn hoàn toàn chìm trong bóng tối giai đoạn lưu đầy tại Alger của ông hoàng An Nam như tên chính thức của vua trên chiếc hộ chiếu số 7426.

Một tranh sơn dầu của Vua Hàm Nghi trong sưu tập gia đình cô Amandine Dabat 

Cô cũng phác hoạ rõ nét những nhân vật cả Pháp lẫn Việt trong vòng xoáy đan chéo những bước ngoặt quyết định những năm tháng tại Algerie của ông. 
Hàm Nghi không phải là ông vua duy nhất bị người Pháp bắt đi lưu đày.
Có thể kể đến vua Béhanzin (1845-1906) của nước Bénin, Nữ hoàng Ravanalona III (1861-1917) của Madagascar,
hay Duy Tân, Thành Thái của Việt Nam đều bị biệt xa cố quốc.
Song có lẽ chúng ta đã may mắn vì tiếng gọi xa thẳm của vua Hàm Nghi đã được người cháu gái nghe thấy và thuật lại. Một trường hợp duy nhất.
Tôi như nhìn thấy trên kè đá của cầu cảng Alger, chàng Vialar choàng chiếc áo khoác sĩ quan của mình lên vai chàng thanh niên Việt Nam 18 tuổi Hàm Nghi.
Họ cười với nhau và tình bạn nẩy nở sánh vai đến tận những ngày cuối cùng. Vialar đã cùng với toàn quyền Algerie bảo vệ Hàm Nghi, cự lại những hằn học của Toàn quyền Đông Dương và cả tại chính quốc.

Điều gì đằng sau vậy? Thắc mắc của tôi được giáo sư Đinh Trọng Hiếu giải đáp.
"Vua có một sức hút đặc biệt, gần như ông chinh phục được những người xung quanh rất tự nhiên. Ngay cả người vừa làm phiên dịch, vừa làm mật thám như Trần Bình Thanh cũng thay đổi thái độ sau một thời gian ở với vua. Đáng tiếc chúng ta không có may mắn được những ông vua anh minh như thế."
Amandine lấy cho tôi chụp lại một bức chân dung vua Hàm Nghi vẽ bằng sơn dầu.
Đây là quà của Hoàng tử Minh Đức, con trai chính thức của vua Hàm Nghi. Tôi chợt rùng mình. Ánh mắt Amandine hệt như cái nhìn đầy ắp tiếng vọng xa thẳm ánh mắt của vua Hàm Nghi.
Tôi chụp một vài bức ảnh và nói sẽ dùng cho bài viết này. Amandine vùng vằng:
"Xin đừng, vì em không đẹp trong đó."
Tôi nói vì sau chọn góc độ này và nụ cười của Amandine. Tôi muốn tiếng cười lanh lảnh của cô xoá đi nỗi buồn day dứt quá của những bức tranh để lại.
Tôi muốn ánh mặt và nụ cười rạng rỡ mang đến những sắc màu u uẩn kia cái nắng vàng đang tràn qua của sổ Amandine sưởi ấm lại những nét cọ dữ dội, trầm mặc.
Không Amandine ạ, Amandine rất đẹp. Cám ơn Amandine!

Bài viết thể hiện cách nhìn của nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris, Pháp.
Phạm Cao Phong Gửi tới BBC - Ngày 11 tháng 12 2015
(Lê Kim Thành sưu tầm)

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Thành Kính Phân Ưu Chị Hai Của Bạn Mạc Tích Đức Qua Đời


Chúng tôi được tin trễ Chị Hai của Bạn Mạc Tích Đức Cựu học sinh Tống Phước Hiệp,
niên khoá 1962-1969 đã mãn phần tại California USA Hưởng Thọ 86 tuổi.
Chúng tôi xin Thành Kính chia buồn cùng bạn Tích Đức và Tang quyến. 
Nguyện cầu cho Hương Linh Cụ Bà sớm về Cõi Vĩnh Hằng. 

Đồng Kính Phân Ưu 
Giản Kim Dung
Lê Thị Tuyết
Nguyễn Thị Hạnh
Nguyễn Thi Hồng Điệp
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
Lê Thị Kim Phượng
Huỳnh hữu Đức

Nguyễn Thị Sương cùng các Bạn lớp B1 TPH Vĩnh Long

Thành Kính Phân Ưu Cậu Của Chị Giản Kim Dung Qua Đời


Chúng tôi vừa được tin Cậu của Chị Giản Kim Dung Cựu học sinh Tống Phước Hiệp, niên khoá 1962-1969 đã mãn phần tại Sài Gòn Việt Nam.
Chúng tôi xin Thành Kính chia buồn cùng bạn Kim Dung và Tang quyến.
Nguyện cầu cho Hương Linh Cụ Ông sớm về Cõi Vĩnh Hằng.

Đồng Kính Phân Ưu

Nguyễn thị Hồng Điệp
Lê Thị Tuyết
Nguyễn thi Hạnh
Lê Ngọc Điệp
Hoàng Thị Thơ
Nguyễn Thị Ngọc Sương
Lê Thị Kim Phượng
Hoàng Xuân Khải
Mạc Tích Đức
Huỳnh Hữu Đức

Nguyệt Ca - Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn - Tiếng Hát Ân Nguyễn

Vườn năm xưa em đã đến nay trăng quá vô vi
Giọt sương khuya rụng xuống lá như chân ai lần về
Trịnh Công Sơn

Nhạc: Trịnh Công Sơn
Tranh: Họa sĩ Đinh Cường
Đàn Hát & Thực Hiện: An Nguyen

Tự Quân Chi Xuất Hỹ 自君之出矣 - Trương Cửu Linh Và Cao Bá Quát


1/
Tự Quân Chi Xuất hỹ
Trương Cửu Linh (673 - 740) 


Tự quân chi xuất hỹ,
Thiên san chỉ đẳng nhàn.
Thác dữ tương tư mộng,
Nhất tiêu sổ hồi hoàn.

Tự quân chi xuất hỹ
Bất phục lý tàn ky.
Tư quân như nguyệt mãn
Dạ dạ giảm quang huy

Dịch Xuôi: Từ Ngày Chàng Ra Đi 
PKT 11/29/2015

Từ ngày chàng ra đi
Núi non đều trông vẫn vậy,vẫn như xưa
Chỉ có thiếp nhớ chàng
Có không một đêm nào thấy được nhau trong mộng cho thỏa

Từ ngày chàng ra đi
Cái khung dệt hư không buồn sửa nữa
Nhớ chàng như vầng trăng tròn đầy
Đêm rồi đêm ánh sáng tàn úa đợi chờ

Tự Quân Chi Xuất Hỹ

PKT 11/29/2015

Từ dạo chàng xa vắng
Núi non buồn ngẩn ngơ
Tương tư đêm gửi mộng
Mòn mỏi nỗi mong chờ

Từ dạo chàng xa vắng
Cửi canh chẳng ngó ngàng
Trăng tròn đầy nỗi nhớ
Đêm lại đêm võ vàng


Phạm Khắc Trí


2/
Tự Quân Chi Xuất Hỹ
Cao Bá Quát (1808 - 1855)


Bản Hán Tự Phiên Âm Hán Việt:

自君之出矣 Tự Quân Chi Xuất Hỹ

自君之出矣 Tự quân chi xuất hỹ
夜夜守空床 Dạ dạ thủ không sang
海月照孤夢 Hải nguyệt chiếu cô mộng
江風生暮涼 Giang phong sinh mộ lương
小鏡寄遠篋 Tiểu kính ký viễn khiếp
寒衣留故房 Hàn y lưu cố phòng
特此各自慰 Đặc thử các tự úy
不遣兩相忘 Bất khiển lưỡng tương vong
高伯适        Cao Bá Quát
***
Tự quân chi xuất hỹ
Dạ dạ thủ không sàng
Hải nguyệt chiếu cô mộng
Giang phong sinh mộ lương
Tiểu kính ký viễn khiếp
Hàn y lưu cố phòng
Trì thử các tự úy
Bất khiển lưỡng tương vương

Dịch Xuôi: Từ Ngày Chàng Ra Đi
PKT 11/29/2015

Từ ngày chàng ra đi
Đêm đêm nằm với chiếc giường trống
Giấc mộng cô đơn trong ánh trăng biển khơi
Vùng trời cô tịch trong gió sông chiều lạnh
Chiếc gương nhỏ thiếp gửi cho chàng mang theo để ở trong tráp
Tấm áo lạnh của chàng thiếp vẫn cất giữ ở nơi phòng cũ
Lúc xa cách thấy các vật ấy cũng là an ủi phần nào
Để khiến cho chúng ta mãi mãi đừng có quên nhau

Tự Quân Chi Xuất Hỹ

PKT 11/29/2015

Từ dạo chàng xa vắng
Đêm nằm tủi chiếu hoa.
Trăng khơi soi mộng lẻ
Gió bến lộng chiều tà.
Gương thiếp bóng hình cũ

Áo chàng chăn gối xưa.
Vật nào an ủi được
Thương nhớ nói sao vừa.


Phạm Khắc Trí
LỜI THÊM: Ôi cái tình vợ chồng khi xa cách. Dường như ngôn ngữ nên có giới hạn ở đây. 
Lời thêm nữa là thừa. PKT 11/29/2015
***
Phỏng Dịch từ bài: Tự Quân Chi Xuất Hỹ - Cao Bá Quát 


Từ Chàng Ra Đi

Từ chàng cất bước vắng xa
Chăn đơn gối lẻ chiếu hoa lạnh lùng
Trăng soi huyễn mộng mông lung
Bến chiều gió lộng một vùng tịch liêu
Gương thiếp hình bóng ấp yêu
Xếp tàng y giữ hương khêu nhớ chàng
Xa nhau tín vật ủi an
Làm sao tỏ hết vô vàn nhớ thương

Kim Oanh
***
Từ Khi Chàng Ra Đi

Từ buổi chàng xa vắng
Giường đêm cảnh quạnh hiu
Biển trăng sầu mộng lẻ
Sông gió lạnh trời chiều
Gương nhỏ xin chàng giữ
Áo choàng thiếp ấp yêu
An lòng bên kỷ vật
Vẫn mãi nhớ nhau nhiều

Quên Đi

Tình Anh



( Cảm xúc qua bài thơ "Đời Là Hợp Ttan" của Y Thái Le)

Làm sao nhặt hết lá vàng rơi!
Để đốt thành tro gởi đến người
Thuyền cũ xa bờ...đâu dám mộng
Bến xưa đò tách...cách hai nơi
Bâng khuâng nuối tiếc thời quen biết
Mòn mỏi tình em có nhạt vơi
Thấm thoát bao Thu rồi vẫn đợi
Hỏi ai còn nhớ mãnh tim côi???

Song Quang

Tình Dang Dở


Cuộc đời dang dở lụy thăng trầm
Tình đã xa rồi vắng biệt tăm
Người bước phiêu bồng đời lữ khách
Tôi về ray rứt kiếp con tằm
Bao năm tri ngộ nhiều vui vẻ
Một chốc xa lìa lắm nghiệt căm
Còn lại vần thơ buồn thương tưởng
Xót xa phận bạc đứt duyên cầm 


Hoàng Dũng

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Trang Blog Long Hồ Vĩnh Long Thành Kính Phân Ưu Gia Đình Nhà Thơ Phong Tâm




Trang Blog Long Hồ Vĩnh Long được tin buồn anh Nguyễn Tôn Nhân, con trai của nhà thơ Phong Tâm đã mãn phần 
. Lúc 11 giờ trưa 
Ngày 7/12/2015, 
Tại  Huyện Chợ Lách, Tỉnh Vĩnh Long - Việt Nam
Hưởng dương 54 tuổi. 
.Tang lễ được cử hành tại tư gia 
 .Di quan lúc 11 giờ ngày 9/12/2015 và hỏa thiêu 
 Toàn thể biên tập viên Trang Long Hồ xin thành thật chia buồn cùng nhà thơ Phong Tâm và tang gia trong nỗi đau mất mát to lớn này
Nguyện cầu Hương Linh anh Nguyễn Tôn Nhân được yên nghỉ nơi Cõi Vĩnh Hằng.

Thành Kính Phân Ưu

BBT longhovinhlong.blogspot.com

Thành Kính Phân Ưu Cùng Gia Đình Nhà Thơ Phong Tâm

Nguyện cầu Hương Linh anh Nguyễn Tôn Nhân con trai của Thi Sĩ Phong Tâm được sớm  siêu thoát nơi Miền Cực Lạc


Còn Chút Gì Để Nhớ-Thơ:Vũ Hữu Định - Nhạc: Phạm Duy

Bài hát ra đời trong thời chiến, có một anh lính trẻ dừng chân Pleiku trong một buổi chiều sương xuống mờ ảo, phủ thành phố. Dạo một bloc phố dốc lên dốc xuống thì về lại chốn cũ, rồi tình cờ gặp người con gái má đỏ môi hồng của phố núi đã cho anh tình yêu, trong buổi chiều sương giăng khắp nẻo đã làm cho lần ghé lại Pleiku lần này trở nên ấm áp vì cô gái đã cho anh tình yêu. Chỉ vậy thôi, tình yêu mong manh ấy không biết mai này khi anh lính trẻ đi về miền biên giới có còn trở lại với em gái má đỏ môi hồng với mái tóc đẩm sương của phố núi nữa hay không?


Thơ:Vũ Hữu Định
Nhạc: Phạm Duy
Ca Sĩ: Sĩ Phú
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Nếu Ngày Nào Đó


Nếu ngày nào đó anh hết yêu em
Xin em hãy đốt tình thư ngày cũ
Em hãy viết nốt bài thơ dang dở
Để cho lòng dịu bớt nỗi chua cay.

Nếu ngày nào đó em hết yêu anh
Nhớ báo trước để anh không thổn thức
Anh cố gắng quên đi niềm ray rức
Lỡ yêu rồi tình cũng nhẹ mong manh.

Nếu hai ta cùng nghĩ : phụ sao đành
Em hãy cố gắng nâng niu cuộc sống
Anh cũng cám ơn trời cao đất rộng
Được âm thầm thương mến chỉ mình em.

Nếu ngày nào đó ta gần bên nhau
Em hãy hạnh phúc đón chào Xuân mới
Dù hai ta vạn trùng khơi cách trở
Nhưng đôi tim vẫn mở lối đi về.

Nếu lòng em không qua được cơn mê
Chỉ vọng tưởng người ngày xưa thuở trước
Em hãy nói đi - vài lời chân thật :
Không yêu anh – cho bỏ ghét…dại khờ!


Dương Hồng Thủy
(Chủ Nhật 21/10/2012)

Chiều - Hồ Dzếnh


Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây

Có phải sầu vạn cổ
Chết trong hồn chiều nay?

Tôi là người lữ khách
Mây chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây

Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây

Hồ Dzếnh
(An Nguyen sưu tầm)

Vàng Thau Lẫn Lộn


Nực cười tráo trở vàng thau,
Đêm đen bùn lạch giống màu con lương
Tình yêu nồng không ngại đèo heo hút,
Vượt đường xa mong thấy mặt chàng trai
Mối tình thơ còn đọng mãi chưa phai
Em chung thủy một lòng qua khó nhọc
Nơi thao trường phong sương xanh mái tóc,
Trận mạc đó thắng thua cũng mất tăm
Nén đau thương buồn tủi mấy mươi năm.
Em nhan sắc mặn mòi thương quay quắt,
Biển tình đầy một tấm lòng son sắt,
Tháng Bảy buồn giọt ngâu rớt lệ mưa
Chờ em bến đợi ... xế trưa
Cây đa chốn cũ tình xưa mô rồi
Hẩm hiu tủi phận duyên tôi!

Mai Xuân Thanh
Ngày 20 tháng 08 năm 2015

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Chúc Mừng Nhạc Sĩ Lam Phương 60 Năm Âm Nhạc Và Ra Mắt Sách Nhạc Và Đời

Chúc mừng buổi kỷ niệm "Lam Phương 60 Năm Âm Nhạc" và tặng sách "Nhạc Và Đời", được tổ chức ngày 6 tháng 12, năm 2015 tại thành phố Westminster, California.

Kính tặng Nhạc Sĩ Lam Phương như một lời tri ân những tình khúc bất hủ
và chúc Nhạc Sĩ dồi dào sức khoẻ, vạn sự may lành.(KimOanh)

1/ Ba, Ba Ơi! - Thơ Jennifer Bích Hằng( Ái nữ của Nhạc Sĩ Lam Phương)


2/ Kính tặng Nhạc Sĩ Lam Phương cảm xúc từ những "Ca Khúc" của Nhạc Sĩ. - Thơ Kim Oanh


3/ Kính tặng Nhạc Sĩ Lam Phương cảm xúc từ những "Ca Khúc" của Nhạc Sĩ. - Thơ Kim Oanh


 4/ Nhạc Sĩ Anh Bằng chúc mừng


 5/ Giáo Sư Lưu Trung Khảo chúc mừng


 6/ Ông Bà Nguyễn Quang& Minh Đức Hoài Trinh


 7/ Lời chúc mừng của Cung Trầm Tưởng & Kim Liên


Thiệp Chúc Mừng: Nhạc Sĩ Anh Bằng, Ông Bà: Lưu Trung Khảo, Nguyễn Quang&Minh Đức Hoài Trinh,Cung Trầm Tưởng& Kim Liên
Thơ: Jennifer Bích Hằng( Ái nữ của Nhạc Sĩ Lam Phương), Kim Oanh
Thơ Tranh: Kim Oanh



Thực Hiện:STBN 

Thu Muộn - Nỗi Niềm


   Thu Muộn - Nỗi Niềm


Thôi hết những ngày nắng đỏ gay 
Đã nghe trong gió giọng u hoài 
Làn sương phơn phớt vương vương nắng ,
Đáy nước im lìm ấp ủ mây .
Hiu hắt  trong vườn con bướm lượn 
Chập chờn trên cánh phấn hoa rây 
Phong linh réo rắt hồn ai ngỡ 
Một tiếng chim kêu nhớ ngập đầy 

Ngập đầy thương nhớ mắt ai cay 
Tan tác vàng bay xác lạc loài 
Rừng vắng chiều hoang muôn lá đỗ 
Núi mờ mây xám mấy thành xây 
Tuổi già đất khách liên miên rụng!
Cánh hạc lưng trời lặng lẽ bay 
Thu muộn quê người sầu lắng đọng 
Bên đèn hiu hắt những đêm dài 

Mailoc
Cali 11-29-15
***
Các Bài Thơ Họa:

Chớm Vào Đông & Niềm Riêng 

Mùa Thu sắp hết có ai hay ???
Chiếc lá vàng rơi...cứ nhớ hoài !
Nhường chỗ mặt trời đi ngủ sớm
Dành nơi bóng tối phủ chân mây
Đồi hoang cỏ úa buồn hiu hắt
Vườn vắng hoa tàn bụi phấn rây
Ngọn gió đầu Đông lòng giá buốt
Màn sương che lối đã giăng đầy !
                                                  
Giăng đầy suối lệ mắt nên cay
Bởi tiếc thương cho kiếp lạc loài
Xuân đến xum xuê cành hé nụ
Đông về trơ trụi  lá vàng bay
"Nhân sinh tự cổ thùy vô tử" (*)
Lẽ sống vô thường tựa`khói mây
Tâm sự tỏ bày trang giấy trắng
Niềm riêng trút cạn đủ dông dài

Song Quang                                         

(*) "Chí Làm Trai" của Nguyễn Công Trứ

***
Tiễn Thu

Thu tàn mặt nhựt bớt hồng gay
Nhớ những ngày qua thấy cảm hoài
Lá đổ vàng sân lòng khắc khoải
Trời buồn gió lặn thẩn thờ mây
Ôm chi giấc ảo tình kia đã
Mộng đến một thời sắc cũ rây
Để mỗi đêm về nghe trống vắng
Tim dường như buốt dưới sương đầy.

Sương đầy ướt lạnh mắt nồng cay
Nhung nhớ nào riêng chỉ một loài
Hoa đợi xuân về khoe sắc thắm
Ta chờ em đến mộng tình xây
Thời gian lặng lẽ thu tàn lụn
Dĩ vãng êm đềm tựa khói bay
Tên lỡ khắc sâu vào kỷ niệm
Nên lòng ray rức tháng năm dài.

Quên Đi
***
Thu Còn Nấn Ná Chưa Chịu Đi...

Thu tàn nhạt nắng hết còn gay,
Nặng gánh tương tư vẫn nhớ hoài.
Cái thuở bên nhau mình dạo phố,
Bây giờ ly tán kẻ chân mây...
Vườn hoang bướm lượn hoa tươi thắm,
Ngõ vắng ong bay phấn tỏa rây...
Lê gót chân gầy khom lụ khụ,
Rơi châu giọt lệ mắt đong đầy.

Đong đầy nước mắt thật chua cay,
Lá rụng bay theo bước lạc loài...
Thu đến rồi đi buồn ảm đạm,
Mây trôi dồn đống tưởng như xây.
Cao niên xế bóng quy tiên sớm,
Tuổi hạc tha hương thoảng gió bay.
Xế bóng quạnh hiu thôi giã biệt
Thu tàn thao thức trắng canh dài...


Mai Xuân Thanh 
Ngày 30 tháng 11 năm 2014
***
Thu Muộn - Nỗi Niềm

Chiều thu vi vút nắng thôi gay,
Se sắt hơi thu gợi cảm hoài.
Mờ mịt sương thu hoa ngỡ mặt,
Long lanh thu thuỷ bóng vờn mây.
Lạnh lùng thu hết còn ong lượn,
Hiu hắt thu đầy chẳng phấn rây.
Cả một trời thu man mát gió,
Tình thu tha thiết nhớ thương đầy !

Thương đầy thu muộn mắt như cay,
Thu đến tang thương khắp mọi loài.
Xào xạc lá thu tan tác rụng,
Chập chờn thu sắc ngẩn ngơ xây.
Nai thu chiều vắng lang thang bước,
Cánh vạc đêm thu đơn lẻ bay.
Hờ hững nàng thu sầu lặng ngắt,
Đâu đây thườn thượt tiếng thu dài!


Đỗ Chiêu Đức
***
Đông Sầu

Ánh nắng dịu dần, thôi gắt gay
Gió từ đâu đến cứ qua hoài
Hàng cây xơ xác trơ cành lá
Mặt nước im lìm in bóng mây
Đỉnh núi mờ xa, vầng nguyệt khuất
Ngôi chùa ẩn hiện, hạt sương rây
Nỗi buồn chất chứa khôn bày tỏ
Nhật ký năm xưa lệ thấm đầy

Thấm đầy nỗi nhớ lẫn chua cay
Sầu muộn lan đi đến mọi loài
Hoa thắm ngày nao đà rũ héo
Tổ ong  buổi ấy đã ngưng xây
Xa quê, lữ khách âm thầm bước
Trốn lạnh, đàn chim chấp chới bay
Mờ mịt sương giăng đầy khắp chốn
Màn đêm lạnh lẽo cứ thêm dài.

Phương Hà

Tăng Biệt 贈別 - Đỗ Mục

" Ôi, Cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy ! ". Câu nói trong " Quốc Văn Giáo Khoa Thư " ngày xưa mới đơn giản nhưng thấm thía làm sao! Biệt ly là một trong Sanh Ly Tử Biệt, là đề tài muôn thuở của nhân sinh, thi nhân từ ngàn xưa đến nay đều không bỏ qua đề tài nầy, Đỗ Mục cũng không ngoại lệ, ta hãy cùng đọc một bài Thất ngôn Tứ tuyệt tuyệt tác về biệt ly của ông nhé!

贈別                         TẶNG BIỆT
多情卻似總無情, Đa tình khước tự tổng vô tình,
唯覺樽前笑不成。 Duy giác tôn tiền tiếu bất thành.
蠟燭有心還惜別, Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt,
替人垂淚到天明。 Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh !
杜牧                         Đỗ Mục

XUẤT XỨ CỦA BÀI THƠ :
Năm Đại Hòa thứ 9 ( khoảng năm 835 ) Đỗ Mục từ chức vụ Hoài Nam Tiết Độ Sứ Chưởng Thư Ký thăng nhậm Giám Sát Ngự Sử, nên phải rời Dương Châu về lại Trường An. Đây là bài thơ TẶNG BIỆT ông làm để nói lên cái tình quyến luyến của mình khi phải chia tay cùng một hồng nhan tri kỷ là một cô ca kỷ xinh đẹp ở Dương Châu.

CHÚ THÍCH:
TẶNG BIỆT: hay Tống Biệt, Tiễn Biệt đều có nghĩa là Tiễn Đưa, Đưa Tiễn một ai đó.
KHƯỚC TỰ: Lại giống như, Ý chỉ một nghĩa ngược lại.
TIẾU BẤT THÀNH: là Không cười nổi. Cười hổng nổi.
LẠP CHÚC HỮU TÂM: Ngọn nến có tim. Cây đèn cầy cũng có tim đèn cầy như tim của con người vậy.
TÍCH BIỆT: Thương tiếc cho nổi biệt ly.
THẾ: là Thay. Ta có từ kép Thay Thế.
THÙY LỆ: Chảy nước mắt. Rơi lệ.

NGHĨA BÀI THƠ:
Rất đa tình mà lại phải làm như là rất vô tình vậy. Chỉ cảm thấy rằng trước chén rượu chia tay thì không thể nào gượng cười cho nổi. Ngay cả ngọn nến kia cũng có cái tim ở giữa như con người, cho nên cũng tiếc thương cho nổi biệt ly mà thay người nhỏ lệ thâu đêm suốt sáng !
Đọc 2 câu:
Đa tình khước tự tổng vô tình,
Duy giác tôn tiền tiếu bất thành.

làm ta nhớ đến một vế thơ trong bài " Giây Phút Chạnh Lòng " của Thế Lữ:

Rồi bỗng ngừng vui cùng lẵng lặng,
Nhìn nhau bình thản lúc ra đi,
Nhưng trong khoảnh khắc ơ thờ ấy,
Thấy cả muôn đời hận biệt ly!

và ... 2 câu :
Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt,
Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh!

Làm ta nhớ đến câu:
Lạp cự thành hôi lệ thuỷ can.
( Lệ nến chảy tan hết thành tro thì lệ lòng mới cạn )
trong bài thơ VÔ ĐỀ thất ngôn bát cú cuả Lý Thương Ẩn.
và ... câu thơ của Ngân Giang Nữ Sĩ thời Tiền chiến là:
" Đêm nay lệ nến rơi thành chữ ! "

DIỄN NÔM:
TẶNG BIỆT

Đa tình lại tựa giống vô tình,
Trước rượu cười vui tiếng chẳng thành.
Nến nọ có lòng nên cũng biết...
Thay người nhỏ lệ suốt năm canh!

Lục bát:
Đa tình phải giống vô tình, 
Bồi hồi chén tiễn lặng thinh nói cười.
Nến kia cũng tựa như người,
Suốt đêm nhỏ lệ ngậm ngùi biệt ly! 

Đỗ Chiêu Đức Biên Soạn

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Phần 1 Họp Mặt CHS Tống Phước Hiệp NK 62-69 Lần 7 Ngày 06/12/2015

Mỗi năm, vào đầu tháng 12, chúng tôi đều có một buổi gặp gỡ thân mật, cùng sự hiện diện của Thầy cũ.
Năm nay, Thầy Lê Tương Ứng yếu nhiều, lại thêm Cô mất hồi tháng 5, càng khiến sức khoẻ Thầy suy sụp nhanh, nên Thầy không thể đến dự. Thầy Nguyễn Nhã bận đi Hà Nội, cũng không thể, chỉ gởi về một số sách của Thầy để tặng Học Trò cũ. 
Trong lần họp mặt năm nay, chúng tôi đã ngậm ngùi báo tin cho mọi người: 
"Các bạn Nguyễn Trí Hiếu, Nguyễn Kỷ Khuyên và Thái Trứ Danh đã vĩnh viễn ra đi".


Từ trái sang phải: Sương, Mui, Hồng, Thu, Vân (chồng chị Hồng), Dung, Đinh, Thơ, Hoa.
Nam: Định, Đức, Khai, Dũng.
Nữ: Sương, Mui, Hồng, Thu, (đứng trước Hồng), Tuyết Nga, Bạch Tuyết, Dung, Thơ, Điệp (Lê), Ngọc Hoa.
Hoa, Nô, Hạnh 49, Hồng, Trường, Bạch Tuyết, Huẩn, Lệ Tuyết.
Hiền, Đức, Em, Định, Dung, Thơ, Điệp.

Nguyệt, Huẩn, Đức, Minh.
Đứng: Hồng, Tuyết Nga, Mui, Bạch Tuyết.
Ngồi: Thầy Quý, Thầy Thuận.
Định, Huệ, Em, Dũng.
Dũng, Hên, Thới, Diệu.
Diệu, Hiền, Hiển. Chị ngồi xa phía sau là Tước.
Hiển, Trường, Định.
Dương Thanh Khải, chị Nô, Thu.

Hết Phần 1

Ảnh: Hoàng Xuân Khải - Huỳnh Hữu Đức.