Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Bài Thơ Tháng 6


Gởi tặng em bài thơ tháng Sáu
Cơn mưa buồn tháng Sáu ngập hồn ai

Tháng Sáu đến đến cùng cơn mưa lạnh
Lạnh ngoài trời và lạnh cả lòng Em
Ta nhắm mắt hình dung em run rẩy
Melbourne buồn lòng ta cũng buồn lây.

Mưa tháng Sáu mưa sâu vào nỗi nhớ
Trời cũng buồn như nhắc lại đau thương
Ta lặng lẽ tưởng chừng tim ngưng động
Muốn cùng em chịu đựng khối buồn vương.

Mưa tháng Sáu khắc trong em nỗi nhớ
Làm sao quên hình bóng kẻ đi xa
Đoạn đường qua đầy kỷ niệm vui buồn
Nhưng phía trước em ơi luôn tươi đẹp

Mưa tháng Sáu Em ơi vơi sầu thảm
Phong ba nào rồi vẫn phải trôi qua
Đoạn đường kia đời ai cũng một lần
Em có thấy bình minh dần ló dạng?

Quên Đi

8 Bài Lục Bát Ngắn Về Bóng & Hình


1-
đưa tay níu bóng níu hình
đừng cho cái bóng cái tình lìa nhau
bởi hình là bóng mai sau
2-
tay nào ve vuốt bóng tình
thịt da nào cũng của mình của ta
em đừng bỏ bóng hình nha
3-
em đừng mong mỏi nơi tôi
từ lâu hình đã phai phôi lâu rồi
bóng hình xa cách hai nơi
tôi em cũng vậy lắm lời càng đau
4-
trăm năm bóng chẳng thấy hình
ngàn năm bóng vẫn một mình cô đơn
đời còn chiếc bóng nào hơn
khi hình xa bóng bóng còn một thân

5-
hình mong bóng trở lại nhà như xưa
dù trời bão tố nắng mưa
thì hình vẫn đợi vẫn chờ trăm năm

6-
bóng hình một bữa cách xa
hình ôm chiếc bóng khóc òa trong mê
bao năm bóng chưa thấy về

7-
bóng đi khuất bóng chân trời
còn hình ở lại một đời hắt hiu
bóng hình là ảo ảnh thôi

8-
đêm còn giết bóng hoàng hôn
như em từng giết linh hồn của ta
dù rằng tình cũ cách xa
ái ân ngày trước hôm qua vẫn còn
vẫn còn hơi ấm nụ hôn
dù trăm năm nữa mùi son vẫn nồng

Trần Phù Thế
(Trích từ Thi Tập Cõi Tình Mong Manh)

Thơ Tranh: Cảnh Giới Hoa Nghiêm

Tặng Đặng Thị Quế Phượng


Thơ:Hồ Trường An 
Thơ Tranh: Kim Oanh


Tình Yêu Xây Dựng


Tôi có tình yêu yêu thiết tha
Yêu ngôi nhà nhỏ dáng hiền hòa
Bên khu cao ốc đầy kiêu hãnh
Sau cổng rào thưa điểm sắc hoa.

Yêu mảng tường lam bóng đổ thềm
Nương nhờ hàng cột đứng uy nghiêm
Sê nô thẳng tắp che bờ mái
Lam chạy song song cắn mặt diềm.

Yêu màu xám mịn của xi măng
Gắn bó keo sơn em cát vàng
Ôm ấp lòng son cô gạch đỏ
Vì con người bền sức thi gan.

Yêu hòn đá nhỏ dáng thân thương
Đeo bám nâng niu chú sắt tròn
Đứng với trời cao đầy thử thách
Chí con người tuế nguyệt phong sương

Yêu bác thợ hồ đứng múa bay
Bên chàng thợ phụ dựng dàn xây
Cùng cô thợ sắt bàn tay khỏe
Em gái trộn hồ lưng dẻo dai

Tôi yêu từ những vật thô sơ
Đan kết sức người tạo ước mơ
Hạnh phúc phát ra từ mái ấm
Tâm hồn nhân bản dệt trời thơ!

Nguyễn Đắc Thắng
20140323

Đường Về Quê Cũ - Lối Về Xóm Cũ


Đường Về Quê Cũ

Sau ly loạn một chiều về thăm lại 
Quê nhà xưa lòng mãi nhớ thương đầy 
Con đường mòn vắng vẽ nắng chiều rây 
Hồn lắng đọng ngất ngây hương đồng nội 

Cây đa cổ bao năm mưa nắng gội 
Chùa Linh Sơn u tối ngóng ai về 
Bến đò xưa quán cóc chợ đồng quê 
Tiếng bìm bịp lê thê chiều nước lớn 

Sân đình rộng trẻ trong thôn đùa giởn 
Mái tranh nghèo mơn mởn mấy liếp rau 
Những nhà xưa gạch gổ mái phai màu 
Trong hoang phế điêu tàn sầu ôm mộng 

Dừa xõa tóc mơn man theo gió lộng 
Ngôi trường làng vắng bóng gốc phượng xưa 
Lòng bùi ngùi hồi tưởng những hè trưa 
Xác phượng đỏ như mưa trên sân vắng 

Chiều dần xuống hàng cây còn vương nắng 
Mùi phân trâu cỏ mục bốc nặc nồng 
Hương hoa cau hoa bưởi thoảng trên không 
Lúa vàng ối mênh mông cò vạc múa 

Nhà Bác Tám vang vang tiếng chó sủa 
Vài trẻ con đen đúa tủa ra xem 
Bên bờ kia ai đó lạ hay quen ?
Rồi hối hả thuyền sang người vừa tới 

Tiếng ếch nhái côn trùng trời sắp tối 
Ngọn đèn dầu hiu hắt đuổi bóng đêm 
Người hàn huyên sum hợp phút êm đềm 
Ôi kỷ niệm ! một trời xưa thân ái 

Mailoc
5-25-15
( Trở về Cao Lãnh sau Hiệp Định Genève 1954 )
***

Lối Về Xóm Cũ

Lối về xóm cũ mãi không quên
Bến nước đò xưa máy nổ rền
Gốc phượng sân trường nay đã cỗi
Hàng dừa mép ruộng đứng chênh vênh
Cây đa cổ thụ đâu còn nữa !
Lộ đá quanh co hết gập ghềnh
Xa xứ lâu ngày nay trở lại
Quê hương còn nhớ: lạ hay quen ??/

Song Quang

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Vĩnh Long Một Thời Để Nhớ


( Sa Đéc)
      Tôi được ra đời và lớn lên tại Sa Đéc, một địa danh có liên hệ gần gặn với danh từ đa âm của người Kmer như Ông Nguyễn Hữu Hiếu của Hội Sử Học tỉnh Đồng Tháp từng nhận xét nhưng tôi vẫn muốn được nhận mình là người Sa Đéc một cách thân thương và vẫn thích được xem như là người của sông Sa hiền hòa, nói cách khác là người Sa Giang cho có vẻ nên thơ vậy mà?

      Tuy chủ đề được tản mạn xoay quanh thành phố Vĩnh Long, nơi đã từng cưu mang tên nhóc con như tôi suốt cả chiều dài bốn năm từ khi chập chững bước vào ngưỡng cửa Trung học nhưng tôi vẫn miên man nghĩ đến tỉnh Sa Đéc luôn gắn liền với tỉnh Vĩnh Long như anh em một nhà vì ngay từ ngày còn bé tí tẹo, lúc tôi vừa khoảng trên mười tuổi thôi, tôi vẫn thường nghe danh xưng ba tỉnh của đồng bằng sông Cửu thường được ghép chung với nhau, dĩ nhiên có cả tỉnh Sa Đéc của tui nữa, là Sa Đéc- Vĩnh Long- Trà Vinh mà hệ thống giáo dục được đặt dưới quyển kiểm soát của vị Thanh Tra Học Chính Liên Tỉnh, lúc bấy giờ gọi là Inspecteur Inter-Provincial trong đó gồm có Sa Đéc, Vĩnh Long và Trà Vinh nên tôi cũng cảm thấy hãnh diện vì Sa Đéc của tui được đứng ở hàng đầu (cái hãnh diện rất ngây thơ của tuổi con nít lú bấy giờ. Đến khi tôi nhận được quyển Đặc san Phù Sa Sông Cửu Xuân Quý Tỵ 2013 của Hội Ái Hữu Vĩnh Long-Vĩnh Bình-Sađéc do anh Lê Tấn Lộc, người bạn đồng môn cùng lớp với tôi từ ngày mới thành lập Collège de Vĩnh Long năm 1949 gởi tặng thì tôi thấy cái tỉnh Sa Đéc của tui nhảy xuống hạng “bét dèm”, tôi chỉ nói đùa chớ thứ hạng nào cũng vậy thôi có ăn nhậu gì đâu mà âu với sầu, cũng tương tự như cái tên Vĩnh Bình hay Trà Vinh thì cũng na ná như thế. Nói vậy chớ khi nhắc đến tỉnh Trà Vinh thì tôi rất tâm đắc với tựa đề “Một Thoáng Trà Vinh” mà người tiểu muội đa tài trường Đoàn Thị Điểm Nguyên Nhung đã phỗng tay trên” trong Đặc san Xuân Ất Mùi 2015 mất rùi nên tui làm sao bắt chước được nữa?

 (Collège de Vĩnh Long) 
      Như đã nói ở trên, hồi ở bậc Cao Đẳng Tiểu Học (Trung Học Đệ Nhất Cấp), tôi học ở Trường Cao Tiểu Vĩnh Long (Collège de Vĩnh Long) trong bốn năm từ 1949, một thời gian không quá dài nhưng cũng đủ lưu lại trong trong tôi nhiều kỷ niệm thật trẻ con, thật êm đềm và thú vị về tỉnh Vĩnh Long vì đang ở trong giai đọan mới phát triển của tuổi học trò.

      Ngày ấy, chỉ riêng tỉnh Trà Vinh là tôi ít có dịp ghé thăm nhiều lần vì không có bà con thân thích cư ngụ tại đây, mãi đến khi tôi vào quân đội và phải trầy da tróc vảy leo lên đến cấp đại úy (sau gần 8 năm mang cấp Trung úy thời Đệ Nhứt Cộng Hòa) vào đầu năm 1966 mới có cô cháu con bà chị ruột tốt nghiệp kỹ sư Công Chánh được bổ nhiệm về làm Trưởng Ty Công Chánh tỉnh Vĩnh Bình thì lúc bấy giờ thỉnh thoảng tôi cùng Nhà Tôi tôi mới có dịp ghé thăm tỉnh này. 

      Riêng hai tỉnh Vĩnh Long và Sa Đéc có nhiều quan hệ mật thiết dây mơ rễ má với nhau qua một thời gian dài xem như hai tỉnh anh em. Ngược dòng thời gian, vào thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, Sa Đéc là một tỉnh riêng biệt cũng ngon lành lắm chớ có thua ai đâu, nhưng đến ngày 8/10/1957, khi khổng khi không tỉnh Vĩnh Long được tái tổ chức thành 6 quận trong đó lại có sự sát nhập của tỉnh Sa Đéc của tui nữa, sau đó vào ngày 2/8/1969, tỉnh Vĩnh Long lại tăng lên thành 7 quận với quận Châu Thành và các quận Chợ Lách, Tam Bình, Bình Minh, Minh Đức,Trà Ôn, và Vũng Liêm, gạt bỏ chàng nhóc tì Sa Đéc “ra rìa” để Sa Đéc trở thành một tỉnh như trước đây.


(Ngã Ba Cần Thơ- Vĩnh Long)
      Vĩnh Long chỉ cách Sa Đéc có 24 cây số nên việc qua lại giữa hai tỉnh rất nhanh chóng, đôi khi chỉ đi bằng xe đạp cũng rất dễ dàng, nhứt là vào dịp cuối tuần hay ngày lễ mà tôi đã có dịp mô tả khi tôi cùng anh bạn cùng lớp hớn hở chạy u từ Vĩnh Long về Sa Đéc bằng xe đạp qua các nẻo đường từ cầu Cái Cam, Cái Côn, chạy ngang qua ngã ba cầu Bắc Mỹ Thuận, rồi qua Cái Tàu Hạ, v.v. Khi đên Nha Mân chỉ còn cách Sa Đéc có 8 cây số, nơi có chợ Nha Mân khang trang và một địa danh gọi là Chuồng Dê (có tiếng là nguy hiểm vào Tết Mậu Thân 1968) là chúng tôi bắt đầu tăng tốc độ như những cu-rơ nhà nghề vậy. Chúng tôi càng háo hức chạy nhanh hơn khi đến khu Xẽo Vạc, Cái Xếp với một dãy lò gạch nối tiếp nhau, khi ấy chúng tôi đã thấy khu chợ Sa Đécthấp thoáng ở phía xa xa dọc theo dòng sông Sa thì chúng tôi gò lưng chạy thật nhanh để mong sớm về đến nhà gặp mặt cha mẹ thân yêu mà tôi biết chắc mẹ tôi sẽ mừng rỡ vô cùng khi thấy bóng dáng cậu con trai út của mình.

      Ngày trở lại Vĩnh Long không vui nhộn như bận đi nên tốc độ chạy xe có phần chậm hơn nhưng cuối cùng chúng tôi cũng về đến nơi trọ để chuẩn bị cho ngày học mới. 

     Nhắc đến Vĩnh Long chắc hẵn chúng tôi không thể nào quên những địa danh rất quen thuộc như Cầu Lộ khi vừa vừa qua Ngã Ba Cần Thơ rồi quẹo trái đến Cầu Cái Cá mà tôi có rất nhiều kỷ niệm với xóm chài vì ở đây có vài anh bạn cùng quê đang trọ học, đặc biệt có anh Hoàng người bé tí tẹo nhưng lại là là một tay bơi cự phách khi anh dám bơi một lèo qua Sông Cái rộng mênh mông không cần phải nhờ đến chiếc ghe mà chúng tôi thường mướn chở thức ăn để qua bên kia sông. Cũng trên chiều dài con sông này tôi có một kỷ niệm thật êm đềm, trước hết là tạo cơ hội cho tôi thực hành bơi đường trường với lý do đơn giản là trên đoạn sông dài này thường có một cô bạn học cùng trường chuyên ngồi học bài trên căn nhà sàn mỗi buổi chiều, và đó là dịp may để tôi tung tăng thực tập bơi ngang qua chỉ để vẫy tay chào “người đẹp” một hai cái rồi tiếp tục bơi luôn như trong phim “The River of No Return”, cũng nhờ vậy mà sau này tôi cũng lượm được một vài huy chương về bơi đường dài? Nhưng eo ơi, cũng chính tại con sông này, gần bên nhà thờ Vĩnh Long, có một lần khi vừa bơi ra khỏi bờ khoảng 10 thước thì tôi thấy một vật gì nổi lềnh bềnh phía trước, bất giác khi định thần nhìn kỹ thì đó là “thằng chổng chết trôi” (thây ma đó mà) nên tôi lính quýnh vội vã bơi vô bờ nhưng có lẽ vì tôi ráng bơi nhanh nên nước cuốn cái thây ma làm như nó muốn rượt theo tôi, cũng may tôi không bị vọp bẻ nên đã may mắn vô được bờ bình an vô sự thì sau đó cái thây ma cũng tấp vào bờ luôn nên tôi mừng hú vía và không dám tiếp tục bơi để chiêm ngưỡng cô bạn học nữa trong một thời gian dài. Trên giữa khoảng đường từ Cầu Cái Cá đến nhà thờ có một nhà in tên Long Hồ Ấn Quán cạnh nơi đó có hai chị em học cùng trường, người chị tên Huỳnh Mai và người em tên Điểu học ngang lớp với tôi mà thuở ấy tôi rất thích nhìn cặp mắt to và đen láy của cô chị, để làm gì có trời mà biết?

(Nhà Thờ Chính Tòa Vĩnh Long)
      Vĩnh Long có khá nhiều cầu, không chỉ có Cầu Lộ, Cầu Cái Cá mà còn có Cầu Thiền Đức cạnh nhà giáo sư Phạm Văn Thàn, thân phụ của cô nữ sinh Henriette ngày xưa (sau này là giáo sư Phạm Thị Kim Chi, hiệu trưởng trường nữ trung học Đoàn Thị Điểm Cần Thơ) và Cầu Lầu (gần nhà thầy Lê Văn Sĩ, giáo sư hội họa, bác của anh bạn học phá như quỹ của tui là Lê Tấn Hội và cũng là cậu của cô Kim Chi) trên đường đi Trà Vinh.

      Lúc mới nhập học Collège de Vĩnh Long, tôi ở trọ nhà cô giáo Nam dạy học ở Ecole Francaise de Vĩnh Long. Nhà cô ở ngang đất thánh Tây mà người địa phương thường gọi là cimetìère. Nơi đây đã gieo rắc trong tôi tính đa cảm đa sầu vì lâu lâu tại đây có đám tang mấy quân nhân Pháp với tiếng kèn đồng buồn não nuột khiến tôi lâu lâu lại nằm khóc một mình giữa đêm vắng do buồn và nhớ nhà vì mới ở lứa tuổi 12, 13. Lúc bấy giờ, ở nhà trọ, ngoài cô hiệu trưởng Nam còn có người em gái là cô Tám, tốt nghiệp trường Sorbonne, Pháp cùng người cháu gái rất dễ mến là chị Sáu và cô Châu là phu nhân của Đại tá Điềm (Pháo Binh) sau này. Tôi vẫn còn nhớ rõ như in là vào mỗi buổi sáng có ông “cò-mi” tên Phép ỏ cùng đường thường đi ngang qua nhà chúng tôi và cất tiếng chào các cô rõ to “Mes hommages, Mesdames”. Ngoài ra, cô Châu có người em ruột tên Bảng cũng ở trọ chung với chúng tôi cùng với bạn Trực học sau tôi một lớp. Bạn Trực là con của thầy ruột tôi là ông Đốc Nguyễn Văn Lãnh ở Sa Đéc, anh hiền lành nhự cục bột trong khi bạn Bảng rất lém lỉnh, bạn Trực và tôi thường bị anh ấy ăn hiếp, sau này anh theo học khóa 10 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, cuối cùng mang cấp bậc Trung tá của Bô TTM. Kế nhà trọ của chúng tôi còn có anh bạn học cùng lớp tên Nguyễn thế Hưởng rất hài hước và vui tính là một hảo thủ đánh bi-da nổi tiếng của Vĩnh Long mà thân phụ anh ấy là kỹ sư chuyên sản xuất dầu thơm cho tỉnh nhà.
(Cầu Lộ)
      Nhắc đến quý thầy cô và quý đồng môn, như tôi đã có lần nhắc đến khi trường mới thành lập, trước tiên phải nhắc đến giáo sư Nguyễn Văn Kính với biệt danh thân thương là Mơ-xừ Te (Inspecteur Interprovincial/Thanh Tra Liên Tỉnh Sa Đéc-Vĩnh Long-Trà Vinh) kiêm Ông Đìa (Directeur/Hiệu Trưởng). Phần nữ giáo sư chỉ độc nhứt có mỗi một cô là giáo sư Nguyễn Thị Sương rất trẻ đẹp là phu nhân của giáo sư âm nhạc khét tiếng Trần Văn Khê với hai người con trai mà ông dùng biệt danh này để gọi tên ông (Hải Minh) khi nói đến âm nhạc. Như bạn Lê tấn Lộc đã mô tả,, trước 1975, cô dạy học ở trường Gia Long, sau sang Pháp đoàn tụ với chồng rồi trở về Việt-Nam sống với hai con Quang Hải và Quang Minh. Trước ngày sang Mỹ tị nạn chính trị, bạn Lê tấn Hội và tôi có đến từ giả Cô tại cư xá Ngân Hàng bên kia cầu Xa Lộ khiến Cô mừng rỡ vô hạn, lúc ấy Cô vẫn còn nét đẹp cao quý ngày nào. Cách đây khoảng hai năm, chúng tôi nghe tin Cô vừa qua đời ở lứa tuổi gần 90 (?) Về phía nam giáo sư thì phải kể Giáo sư Phạm Văn Thàn, ông thầy ruột của tôi và cũng là thân phụ của cô Henriette học rất giỏi, nay là giáo sư Phạm Thị Kim Chi, hiệu trưởng trưởng nữ trung học Đoàn Thị Điểm Cần Thơ.
      Kế đó phải nhắc đến vị giáo sư dạy Pháp văn tuyệt vời là thầy Phạm Văn Tệt, thân phụ của bạn Triều học cùng lớp với tôi sau này sang du học bên Pháp. Ngoài ra còn có giáo sư Phạm Văn Thiết (gia đình họ Phạm hơi nhiều?) tốt nghiệp trường Sorbonne (Pháp) dạy Sử Địa mà tôi còn nhớ lúc bấy giờ thầy giao trọng trách cho chi Khiêm (bị cận thị nặng) lớp con gái và tôi vẽ một bàn đồ thế giới “pự tổ chảng” ngay tại tư gia của chị để thày dạy học mà tôi không nhớ nó mất tiêu lúc nào hổng biết, có lẽ nó quá đẹp hay quá xấu chăng? Thuở ấy còn có vị giáo sư trẻ tên Khiêm dạy tóan thật xuất sắc, sau đó cả hai thầy Thiết và Khiêm đều vào Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, trước 30.4,1975 thầy Thiết là trung tá Quân Cụ còn thầy Khiêm là dại tá Pháo Binh. Ngoài ra còn có giáo sư dạy Việt văn là thầy Dương văn Tường và thầy Tư Hón dạy Thể dục với sự hỗ trợ tận tâm của thầy Tổng giám thị Nguyễn văn Kỹ Mậu và thầy Giám thị Nguyễn văn Mẫn (?).
(Trà Vinh 1962)

      Về phía nữ học sinh (suýt tí nữa tôi phải nhảy qua lớp nữ nếu không nhờ thầy Phạn văn Thàn cứu “trò” cho trở về lớp “đực rựa”) tôi chỉ còn nhớ loáng thoáng mấy “cô nương” gốc Vĩnh Long như chị Liễu, Gấm, Henriette/giáo sư hiệu trưởng “Kim Chi”, Lê thị Cẩm Hồng, Lê thị Cẩm Vân, chị Nhơn, Tương, Điểu, Xuân Lan, Nguyễn thị Trưởng Nhi, Lê thị Lý (bác sĩ), Nguyễn thị Lý (Cán sự Điều dưỡng) chị Điểu, Khiêm, Xuân Lan, Oanh, Loan, Thường, Nguyệt, Trương thị Cẩm, Cam thị Mỹ, Lê thị Bửu, v.v., phía Sa Đéc có các chị Trịnh thị Mai, Trần thị Hường, Lê thị Bằng, Trương thị Lan Anh (vừa mới mất cách đây mấy hôm (tháng 5/2015) tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ), v.v.

     Về phe các đực rựa, ngoài hai cây cổ thụ đứng đầu lớp Nguyễn văn Vẹn và Lương ngọc Ẩn chuyên môn học nhảy lớp, sau này trở thành giáo sư Toán và Pháp văn của trường mẹ được cải danh thành Nguyễn Thông-Tống Phước Hiệp, có các nam học sinh quê ở Vĩnh Long gồm những bạn Lễ (Petit Lễ), Lê tấn Lộc, Thục, Bếp, Bảy (Phi Vấn), Nguyễn thế Hưởng, Võ ngọc Các, Võ trung Thứ, Giáo, Giác, Lê an Lòng, Lê hoàng Tông,Võ minh Kiểng, Bùi thế Xương, Tiết, Ba (gà cồ), Hòa, Triều, v.v. Về phần học sinh quê ở Sa Đéc của tui gồm có các bạn Giêng, Thoại, Phẩm, Trọng, Hội, Cang, Dẫu, Dược, Thiết, Thiện, Phước, và tui là Trần bá Xử mà bạn Lê Tấn Lộc cùng một số bạn ưu ái tặng thêm hỗn danh là Hà Bá Xử cho có vẻ oai hùng và dữ tợn. Không riêng gì tôi mà một vài bạn khác trong lớp tôi cũng được sửa đổi tên như bạn Bùi thế Xương thành Bò Té Sông, Trần văn Giêng thành Trần văn Điên, Lê an Lòng thành Lê ăn…., “Sáu” Trọng, “Các dùi đục”, “Bảy Bùi”, “Thoại tiệm vàng”, “Ba Tàu Tông”, “Hưởng-dầu thơm hay bi-da”, Nhựt “thòi lòi”, chị N. “hột mít”…cùng một dọc tên vui nhộn như “Các-Thứ-Lòng-Tông-Giáo Giác. Đặc biệt tỉnh Trà Vinh chỉ có một “ngoe” là bạn Lê văn Lộc để phân biệt với Lê tấn Lộc, bạn Lộc (Trà Vinh) sau này theo học khóa 10 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt như một số bạn cùng lớp và tử trận ở Sa Đéc với cấp bậc Trung tá.

(Cần Thơ)
      Ngày xa xưa ấy, đã hơn sáu mươi năm rồi còn gì, trong những ngày cuối tuấn, tôi thường đi rong chơi bằng xe đạp qua khỏi ngả ba Cần Thơ gần một cây số trên đường đi Cần Thơ thì có những mảnh vườn hay ruộng dọc đường có trồng dưa gan mà tôi rất thích ăn với đường thẻ. Tôi thường tạt qua để mua một hai trái để ăn, nếu dưa chưa chin tới thì tôi đem về ngâm vào lu nước để hôm sau lấy ra thì mùi thơm lừng làm tôi thèm nhỏ dãi. Đôi khi tôi có thú vui tiếp tục đạp xe mải miết rong chơi gần đến Ba Càng thì mới quay về, không dám thách quá giá để chạy tới Cái Vồn, Cần Thơ sợ đôi giò làm reo hổng chịu đi nữa thì mệt!

      Cũng trong những ngày ấy, có khi ba tôi xuống Vĩnh Long thăm tôi thì tôi có dịp đi ăn tiệm ở gần bến xe mà cạnh bên trường Ecole Francaise của cô Nam có một nơi (gần tòa án) chuyên bán món “civet lapin/xi-vê thỏ” mà thuở ấy tôi chưa bao giờ được nếm qua, nhưng tôi chú ý thấy ông chủ người Ấn Độ lột da con thỏ rất lành nghề chỉ trong giây lát thôi, bấy giờ tôi chỉ biết phục tài ông chủ nhưng chưa hề nghĩ đến việc tội nghiệp chú thỏ đáng thương!

      Thời gian qua nhanh quá, từ một cậu bé học sinh 12, 13 tuổi nay đã ngót ngét bát tuần, tôi bùi ngùi nhớ lại một thời đã qua mà chiều dài vượt quá ba phần tư đời người, hình dung lại những gương mặt thân thương ngày nào, hồi tưởng xem ai còn ai mất mà lòng thấy rưng rưng khi đặt dấu chấm hết ở đây.

Miền Đông Bắc Hoa Kỳ vào cuối Hạ 2015
Trần Bá Xử

Trăng Sơn Cước - Văn Phụng - Ngọc Hạ

      Nơi núi rừng bạt ngàn Tây nguyên mối tình thơ ngây giữa cô gái và chàng trai đêm nào dưới ánh trăng bên suối thật thơ mộng. Rồi thời gian qua đi, chàng trai đi mà không về như lời giao ước,khiến cô gái xót xa cho duyên tình xưa, cô mõi mòn trông đợi suốt đêm dài một mình dưới trăng vàng bên bờ suối nơi mà hai người đã thề non hẹn biển năm xưa. Ngày này qua ngày khác, nhưng cô gái vẫn hy vọng ngày nào đó người yêu sẽ về,duyên tình sẽ nối lại và cả hai sẽ hạnh phúc bên nhau suốt đời . . .


Nhạc Sĩ: Văn Phụng
Ca Sĩ: Ngọc Hạ
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Tán Gái



Hôm qua vừa bước ra đường,
Thấy cô con gái dễ thương quá chừng.
Tuổi thời đang độ thanh xuân,
Cặp môi đo đỏ, má hồng hây hây
Tóc cô chẳng ngắn chẳng dài,
Thân hình thanh mảnh, trông hoài cũng ưa.
Hỏi cô đi sớm về trưa,
Có ai đi đón đi đưa không này?
Cô cười: "Anh hỏi mới hay,
Ai đưa ai đón chi đây hở trời ?"

Ừ, tôi chỉ hỏi thế thôi,
Nếu chưa ai đón thì tôi đón giùm.
Nhỡ khi giông gió mịt mùng,
Cô về có kẻ đi cùng với cô.
Cô mà về trễ, tôi chờ.
Cô mà về sớm, tôi mơ suốt ngày.
Trên trời có mấy vầng mây,
Tôi đem góp lại để xây mộng vàng.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây cho kín hết thiên đàng của tôi.
Bên trên thì có ông trời,
Bên dưới thì có một người tôi thương.

"Anh ơi, tôi hiểu đàn ông,
Nói ra thì lắm miệng mồm khó tin.
Chi bằng anh hãy về nhanh,
Cho tôi thong thả sau anh, tôi về."

Nguyễn Đức Tuấn

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Vẫn Hoài Mưa Tháng Sáu



Mưa tháng Sáu trong âm thầm mong đợi
Đồi đau chùng lầy lội tiếp qua mau
Hàng cây xanh reo nén tiếng rì rào
Dáng cô phụ lẫn sâu màng mưa lệ

Ngày dài tháng tan mê bao ước vọng
Đời cho em thêm cuộc sống nồng say!?
Hay bắt đưa mãi nối kiếp đọa đày
Cho tháng Sáu mưa hoài trong nỗi nhớ

Khóc! Chơi vơi dòng âm thanh dang dở
Người vội đi trăn trở chuỗi ngàn
Trời vào đông giăng mắc khúc u tình
Mưa tháng Sáu bóng hình từng kỷ niệm!

Những nghiệt ngã mưa vùi hồn tắt liệm
Đìu hiu xa ngược nước trải phiêu bồng
Gió lũ lượt đưa vầng hồng thoáng chốc
Tâm cảnh nghiêng vẫn hoài mưa tháng Sáu

Kim Phượng

Vẫn Hoài Mưa Tháng Sáu - Mưa Chiều Tháng Sáu


 Vẫn Hoài Mưa Tháng Sáu

Mưa tháng Sáu trong âm thầm mong đợi
Đồi đau chùng lầy lội tiếp qua mau
Hàng cây xanh reo nén tiếng rì rào
Dáng cô phụ lẫn sâu màng mưa lệ

Ngày dài tháng tan mê bao ước vọng
Đời cho em thêm cuộc sống nồng say!?
Hay bắt đưa mãi nối kiếp đọa đày
Cho tháng Sáu mưa hoài trong nỗi nhớ

Khóc! Chơi vơi dòng âm thanh dang dở
Người vội đi trăn trở chuỗi ngàn
Trời vào đông giăng mắc khúc u tình
Mưa tháng Sáu bóng hình từng kỷ niệm!

Những nghiệt ngã mưa vùi hồn tắt liệm
Đìu hiu xa ngược nước trải phiêu bồng
Gió lũ lượt đưa vầng hồng thoáng chốc
Tâm cảnh nghiêng vẫn hoài mưa tháng Sáu

Kim Phượng
***
Mưa Chiều Tháng 6


(Từ Vẫn Hoài Mưa Tháng 6 của Kim Phượng - Úc Châu)

Cuối Hạ mưa về chợt nhớ ai
Gió đưa hạt nước trắng u hoài
Tâm tư đánh thức người trong mộng
Hò hẹn bên hồ vai nối vai…

Bây giờ ngồi đây chiều bơ vơ
Mưa rì rào sóng sánh con đò
Bóng ai thấp thoáng trong làn gió
Tưởng chừng hò hẹn cõi hư vô

Mưa chiều tháng 6 thật là buồn
Cần Thơ còn nhắc nhớ người thương
Hoa Cau quán - hẹn đêm về sáng
Đưa đón người quen mấy đoạn đường

Mưa đến rồi đi rực nắng tà
Nhớ em e ấp chiều qua phà
Bến xưa mua rớt trôi hình bóng
Yểu điệu đi về tận cõi xa

Tháng 6 chiều mưa cũng … qua mau
Tương tư rồi cũng nhạt, phai màu
Chỉ còn vương vấn hương thừa cũ
Mỗi độ mưa về nghe xót đau!

Dương Hồng Thủy
(04/06/2015)

Thơ Tranh: Vẫn Hoài Mưa Tháng Sáu

Sáu thương, em chia sẻ với nỗi buồn tháng sáu....


Trích Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh; Kim Oanh

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Một Buổi Sinh Hoạt Hướng Đạo


Hồn quê đặt ở trên môi
Tưởng nghìn cây số xa xôi vọng về
(Lê Minh Quốc)

Một góc hội trường. Một chiếc bàn hình chữ nhật bày khay, nĩa, bột làm bánh, các loại nhân mặn & ngọt rồi trái thơm, cà chua, hành tây, ớt Đà lạt, tương ớt…Bầy Sói con đứng quanh bàn. Đó là một trong rất nhiều buổi sinh hoạt hướng đạo của người Việt ở Úc châu.

Trước mặt mỗi sói lúc này là một chiếc khay, một cái nĩa. Trưởng bầy sói- bạn Thu Hương năm xưa của chúng tôi- đưa hai chiếc bánh mẫu lên hỏi: “ Các em có biết đây là loại bánh gì không?” Các sói im lặng tròn xoe mắt. Bạn  dùng song ngữ Việt- Anh giảng giải: “ Đây là loại bánh có vỏ ngoài như vỏ bánh Pate’chaud, nhân có thể mặn hay ngọt. Hôm nay chị sẽ bày các em làm bánh nhân ngọt nhé!”. Các sói háo hức nhìn theo tay bạn. Vỏ bánh được tách ra từng miếng phát đến tay mỗi em. Sau đó bạn cho nhân confiture vào giữa một vỏ bánh và tươi cười yêu cầu các em tự làm nhân cho chiếc bánh của mình. Sói con nô nức làm theo. Rồi  bạn lại khéo léo gấp đôi  thành hình chiếc gối chữ nhật xinh xắn và ân cần hướng dẫn các em dùng những chiếc nĩa làm viền cho bốn cạnh của bánh. Cuối cùng là công đoạn nướng. Từng em, từng em nâng niu đặt chiếc bánh vừa làm lên giấy lót, tự tay bỏ vào lò rồi thích thú dõi tìm quan sát...

Trong khi chờ bánh chín, bạn khéo léo dạy Tiếng Việt cho bầy sói qua bài hát. Thật không ngờ mấy chục năm rồi mà  giọng người hát solo trong bản hợp ca: “ Đợi anh về” dưới mái trường TH Pleime vẫn thật hay. Bạn bắt giọng “ Ngon là ngon quá. Ngon là ngon ghê. Ngon không chê chỗ nào. Ngon không chỗ nào chê”. Rồi: “ Vui là vui quá. Vui là vui ghê. Vui không chỗ nào chê…”Những câu hát bắt đầu vang lên với các tone thật thấp rồi cao hơn, cao hơn và cao vút theo nhịp tay của bạn. Những khuôn mặt ngây thơ. Những ánh mắt trong veo. Những đôi môi xinh xắn say mê hát.
Mùi thơm phưng phức của bánh lan tỏa khắp phòng. Từng em, từng em háo hức nhận chiếc bánh mình làm và thích thú thưởng thức. Tiếng reo, tiếng cười nói vui vẻ  không ngớt vang lên. Mỗi bé cảm nhận bánh một vẻ. Có bé ăn hết vèo, tưởng như nếu có cái thứ hai cũng xơi sạch; có bé ăn từ tốn; có bé lại vui sướng đưa bánh lên khoe với các huynh trưởng trước khi nhâm nhi; có bé chỉ ăn một phần, phần còn lại  gói mang về nhà( hẳn là để khoe với mẹ về món bánh handmade đầu tiên của mình).

Thời gian còn lại bạn giới thiệu cách làm bánh Pizza. Bạn đưa từng mẫu vật lên để dạy các sói trái thơm, cà chua, hành tây, ớt Đà Lạt…Khi dạy từ trái thơm, ngoài việc mở rộng các từ đồng nghĩa: thơm/ dứa/ khóm; lúc  gọt thơm bạn còn nêu lên một câu hỏi: “ Đây là mắt thơm. Vì sao thơm có mắt, hôm sau chị Hương sẽ kể nhé!”. Chà! Bạn nêu vấn đề hấp dẫn qúa. Sao thơm lại có mắt? Hẳn là chưa bé nào cắt nghĩa được. Buổi sinh hoạt sắp tới sẽ thu hút được nhiều sói hơn đây…
 Xong việc cho các sói luyện phát âm từ ngữ mới và tập nhận dạng mặt chữ- bạn đã cất công viết sẵn những từ này trên giấy- thì đến khâu  chuẩn bị làm bánh. Bạn vùa lột hành tây vừa giảng giải cho các sói biết hành tây có vị cay, lột & cắt không khéo mắt sẽ cay xè và nước mắt sẽ chảy giàn giụa. Ít phút sau, thơm, hành tây, ớt, cà chua đã được bạn thoăn thoắt thái hạt lựu. Xong đâu vào đấy, bạn bắt đầu bày các sói làm bánh Pizza. Công đoạn nào bạn cũng làm mẫu xíu xiu rồi để các sói lần lượt tự làm. Từ việc rưới đều tương cà chua, tương ớt lên mặt bánh đến việc rải đều hành tây, thơm, cà chua, ớt Đà Lạt và cuối cùng là đặt những sợi phô mai thành hình thoi lên mặt bánh. Phô mai gặp nhiệt sẽ chảy ra kết dính các loại nhân với nhau, làm bánh thơm ngon hơn,  hấp dẫn hơn, bắt mắt hơn.
Vậy là buổi sinh hoạt hôm nay các sói được thưởng thức, được tự tay mình làm  hai loại bánh. Lại được hát những bài hát Việt ngữ rất vui rất dễ nhớ và làm quen với các từ trái thơm, hành tây, cà chua, ớt Đà Lạt…


Không bảng đen phấn trắng, không bàn ghế, không sách vở bút thước, không phải chép bài, không làm bài tập, không trả bài. Học mà chơi- Chơi mà học! Từng buổi, từng buổi nhóm hướng đạo Úc châu đã tiến hành sinh hoạt thật nhẹ nhàng nhưng giúp bầy sói gốc Việt có thể nói viết được tiếng Việt, bắc được một nhịp cầu để các em phần nào hiểu được văn hóa truyền thống của ông cha. Ngoài ra với phương châm: Học vui- Vui học, hướng đạo Úc châu còn rèn luyện cho các sói những kỹ năng cần có trong cuộc sống như biết quan tâm đến cha mẹ và người xung quanh, biết chia sẻ việc nhà với mẹ, biết tự phục vụ mình: tự làm bánh, tự thu dọn khay nĩa sau khi ăn, có ý thức về làm việc theo nhóm…
Bao niềm vui, bao điều bổ ích từ những buổi sinh hoạt hướng đạo  thời Sói- Thiếu- Kha-Tráng. Làm sao mà quên được…

Nguyễn Thị Đức

Lục Bát Thu


1.

Hiu hiu ngọn gió Thu về
Vàng bay ngập lối lê thê bóng chiều
Biết còn được mấy mùa yêu
Rượu đào chưa rót, bóng chiều đã phai
Chợp mơ đã thấy đêm dài
Chưa say đã thấy đền đài ngã nghiên
Ai người gởi được niềm riêng
Cất giùm tôi mớ ưu phiền chiều Thu?

2.

Vàng bay nhuộm nẻo tà dương
Hồn ta xác lá ngập đường chiều Thu
Chờ người vàng giấc chiêm bao
Lòng tơ tình mãi xanh xao nỗi niềm
Biết người còn nhớ hay quên
Mà nghe ký ức chòng chềnh dòng thơ
Hồn Thu mây phủ sương mờ
Hồn ta chừ cũng bơ vơ cõi người

3.

Chiều Thu ra đứng nhìn trời
Đón heo may lại gởi lời nhớ thương
Người đi xa tít dặm trường
Còn nghe vương vấn mùi hương Thu về
Bên trời liễu khuất sương che
Ngóng theo tin nhạn, chẳng hề nhạn tin
Biết người còn nhớ hay quên!
Có hay nắng sắp tắt bên kia đồi?

Vĩnh Trinh

Dâng Hoa Cho Đức Mẹ - tháng Năm 2015

Học trò của cô chụp hình gởi cho cô nữa nè, em và các chị bạn múa Dâng Hoa cho Đức Mẹ


Ảnh: Vũ Thị Bạch Hằng

Một Thoáng


Dòng thơ nhỏ với nỗi lòng bỏ ngõ
Vẫn âm thầm theo gió vẩn vơ bay
Theo mây trôi về nơi chẳng còn ai
Và lan tỏa cùng tháng ngày quạnh vắng

Cũng là thế...ở nơi nào xa lắm
Có một người thầm lặng với bâng khuâng
Mãi ưu tư và câu hỏi bao lần
Yêu hay nhớ ?
Mà lòng nhiều cay đắng.

Ừ !
Thì cứ gửi một chút tình trong nắng
Để rồi theo gió cuốn với mây trôi
Về nơi ai ở tận cuối chân trời.
Tình thơ hỡi
Có chăng người đón nhận ?

Cuộc nhân thế vẫn luôn hoài lận đận
Những tình duyên - trăn trở - những yêu thương
Bao ước mơ luôn cứ mãi sầu vương
Ừ !
Thì thế
Cũng chỉ là một thoáng...

Tú_Yên

Nghe Đồn Rằng - Thơ Quách Như Nguyệt - Nhạc Văn Sơn Trường


Thơ: Quách Như Nguyệt
Nhạc: Văn Sơn Trường
Hòa âm: Quang Đạt
Trình bày: Thúy Huyền
Karafun by: Dĩ Vãng Buồn


Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Mưa Tháng Sáu


Mưa tháng Sáu mưa rơi vào nỗi nhớ
Từng hạt buồn tan vỡ bản tình ca
Làn nước mắt chia xa lần hạnh ngộ
Tiễn đưa người hồi cố mảnh trời quê

Biển mênh mông vẹn thề lời nguyện ước
Hạt hóa thân ngược nước bám mạn thuyền
Sóng bạc đầu vỗ nhịp giấc cô miên
Cõi yên bình men đường tìm một chuyến

Lời mộng thực như tình còn lưu luyến
Hương khói thơm trầm quyện vẽ vòng bay
Màn mưa bụi u hoài giăng giăng lối
Người khuất rồi riêng mỗi khoảng trời xa

Mưa tháng Sáu mưa nhạt nhòa mong đợi
Vòng tay xuôi tầm gửi kiếp phù sinh
Trời vào đông biển hát khúc u tình
Mưa tháng Sáu mưa rơi vào kỷ niệm

Kim Phượng

Nối Tình Xưa


Tình em neo bến sông tương
Thuyền anh chở nặng yêu đương tìm về
Sông trăng dẫn lối câu thề
Lần vào cõi mộng chẳng hề lìa đôi
Mấy chục năm đua đòi vật chất
Khiến cuộc đời lạc mất tình thương
Trúc mai ly biệt hai đường
Duyên chẳng trọn sầu đương nỗi nhớ
Để mỗi đêm cùng trăng than thở
Rồi từng ngày lệ đẫm lưng tròng
Ôi xuân thì với những ước mong
Giờ gặp lại chờ chi người hỡi
Hồn như đang lạc lỏng chơi vơi
Tim đang rung động như thời mới yêu
Cuộc đời mình đã nhiều dâu bể
Vẫn say mê ta nối khúc nhạc xưa
Yêu nhau biết mấy cho vừa...

Quên Đi

Xướng Họa: Hoài Niệm Bốn Mùa


Anh hẹn đầu xuân đi chọn mai
Cành tơ, nụ khỏe, nhánh vươn dài
Bao nhiêu may mắn trong năm mới
Tụ đến nhà ta, hạnh phúc thay !

Hái phượng mùa hè, nhớ thuở xưa
Mối tình vừa chớm đẹp như thơ
Chung trường, chung lớp và chung lối
Chung cả cuộc đời, trọn ước mơ.

Thu ngắm lá vàng chấp chới bay
Sắc vàng hoa cúc, một trời say
Nhớ tà áo lụa em ngày ấy
Quấn quít hồn anh trong ngất ngây.

Đêm đông đối ẩm chén trà nồng
Bảo Lộc ngày xưa...nhớ ngập lòng
Thơm ngát xanh trong, trà Đỗ Hữu
Ánh trăng bàng bạc khắp không trung.
...........................................................
Bây giờ xuân hạ lẫn thu đông
Nào có còn ai để ngắm cùng
Hoa nở đầy trời...thôi, cũng mặc
Quanh năm sương giá ngập trong lòng

Mỗi mùa ép một nhánh hoa khô
Nhật ký từng trang đẫm lệ mờ
Trà cúc - hai ly - ngồi độc ẩm
Trong đêm trăng sáng suốt bao mùa...

Phương Hà
 * * *
( Riêng tặng Phương Hà với lòng thương cảm qúi mến)

Nai vàng Xuân ấy bỏ rừng Mai
Trăng úa sương khuya gió thở dài
Tí tách giọt sầu trăn trở mãi
Xuân tàn Hạ đến lạnh lùng thay!

Hè về Phượng vĩ vẫn như xưa
Nhặt xác hoa tàn dệt ý thơ
Run rẩy cánh hồng trên mặt đất
Tiếc thời lộng lẫy giữa trời mơ

Nàng Thu lửng thửng lá vàng bay
Sương xuống mơ màng Cúc đắm say
Gió thoảng hồn ai xào xạc lá
Đêm tàn hương cũ vẫn còn ngây

Ngày ấy đêm Đông phút ấm nồng
Trong ta réo rắt tiếng đàn lòng
Đêm nay gió ghẹo hôn làn tóc
Cho mắt môi nầy mãi nhớ nhung

Thắm thoát Xuân tàn Hạ đến Đông
Ba sinh hương lửa nhớ vô cùng
Vô thường sinh tử ai gieo rắc?
Một kiếp phù sinh nát cõi lòng

Qúa khứ giờ đây chiếc lá khô
Như mây như khói đã phai mờ
Năm châu được có bao thi hữu
Xướng hoạ niềm vui trải bốn mùa 

Mailoc
5-12-15

Chân Trần Ta Đi Mỏi

 

Sydney ơi! Em là cụm mây mềm mại
Ta một thời giữ lại ở trên tay
Chợt gió bay mây rụng xuống góc trời
Ta tê tái ngỡ đời như băng hoại. 

Ta khờ dại yêu rồi không ngần ngại
Kéo tơ buồn quằn quại những đêm thâu
Mắt hoằn sâu tơ tưởng một bóng hình
Ôm sợi nhớ một mình nghe đau nhói. 

Em đừng nói dù là lời ly biệt
Kẻo nơi này oan nghiệt lấp đời ta
Hãy giăng hoa như tình vẫn đượm nồng
Để ta tưởng mây hồng còn ươm nắng. 

Cho tóc trắng bạc dần cùng hiu quạnh
Tim khô cằn, môi lạnh, thân héo hon
Giấc ngủ ngon... thèm lắm... nhưng chẳng về
Bởi đuổi bắt lời thề trên trên gió. 

Sydny ơi! Dáng em còn tha thướt
Tóc lưng mềm, mắt biếc, vành môi cong
Nhớ gì không kỷ niệm của hôm nào
Ngày gặp gỡ má đào em ửng đỏ. 

Con lộ nhỏ phơi mình nơi phố lạ
Đã mấy mùa nắng hạ rớt trên tay
Ta mê say một giấc mộng bình thường
Qua bên ấy... phố phường thêm nhộn nhịp. 

Nhưng không kịp... em ơi không còn kịp
Tiếng tơ lòng lỡ nhịp từ bấy lâu
Những vết khâu rướm máu vẫn chưa lành
Mong manh quá sau đành khơi tình dậy. 

Sydney ơi! Chân trần nay đi mỏi
Âm thầm về đá sỏi cũng băn khoăn
Chiếc xe lăn lặng lẻ đứng ngại ngần
Sydney hỡi! chân trần ta đi mỏi.

Đỗ Hữu Tài
(Trong tập thơ Có Những Đêm)

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Bốn Mùa Nghiệt Ngã!


Tôi đến thành phố Melbourne một ngày nắng ấm, mùa của yêu thương và rộn rã tiếng cười..khi người người nhộn nhịp đón xuân tươi.

Mùa hạ đến sao hắt hiu lạnh cóng, tháng mười hai chẳng giống quê tôi, sao dư vị mặn đắng trên môi, mặt lã chã đầm đìa nước mắt, bao hy vọng...ngọn đèn vụt tắt.

Bao mươi thu lòng thêm quặn thắt, biết phải bắt đầu từ bước nào đây, nỗi muộn phiền như lưới bủa vây, ụp xuống không thể nào vùng vẫy.

Cuộc đời ơi! Xin đừng phụ rẩy, hãy lắng nghe từ đáy con tim. tiếng yêu xưa vẫn mãi đi tìm, đừng tàn ác nhận chìm ký ức.

Mùa đông ơi! Vì ta hãy thức, soi nắng lên đừng bức tử đời, lùa gió sang một chút lã lơi, khơi mầm sống cuối đời ... oan nghiệt.

Thành phố sáng nay buồn da diết, chiếc lá rơi tháng sáu rã rời, tiếng yêu đầu từng nhịp nhặt lơi... bay ... bay ...hết ... theo chân người ....mất dấu!!!!
Kim Oanh

10/6/2011

Hoài Niệm Bốn Mùa


Anh hẹn đầu xuân đi chọn mai
Cành tơ, nụ khỏe, nhánh vươn dài
Bao nhiêu may mắn trong năm mới
Tụ đến nhà ta, hạnh phúc thay !

Hái phượng mùa hè, nhớ thuở xưa
Mối tình vừa chớm đẹp như thơ
Chung trường, chung lớp và chung lối
Chung cả cuộc đời, trọn ước mơ.

Thu ngắm lá vàng chấp chới bay
Sắc vàng hoa cúc, một trời say
Nhớ tà áo lụa em ngày ấy
Quấn quít hồn anh trong ngất ngây.

Đêm đông đối ẩm chén trà nồng
Bảo Lộc ngày xưa...nhớ ngập lòng
Thơm ngát xanh trong, trà Đỗ Hữu
Ánh trăng bàng bạc khắp không trung.
...........................................................
Bây giờ xuân hạ lẫn thu đông
Nào có còn ai để ngắm cùng
Hoa nở đầy trời...thôi, cũng mặc
Quanh năm sương giá ngập trong lòng

Mỗi mùa ép một nhánh hoa khô
Nhật ký từng trang đẫm lệ mờ
Trà cúc - hai ly - ngồi độc ẩm
Trong đêm trăng sáng suốt bao mùa...

Phương Hà
 * * *
 Các bài cảm tác:Hoài Niệm Bốn Mùa

Trời có bốn mùa cứ đổi thay
Còn ta,một chổ chẳng hề xoay!
Vào Xuân, khi thấy đào ra nụ
Đến Hạ ,vừa trông Phượng đỏ đầy
Lá rụng Thu vàng xao xác cánh
Tuyết rơi Đông xám lạnh lùng bay
Đong đưa nuối tiếc lòng ngơ ngẩn
Ngày tháng âm thầm nuốt đắng cay!

Song Quang
 * * *
Đổi Thay Theo Mùa

Xuân nghe phơi phới nước xanh trong,
Rực rỡ ngàn hoa thỏa ước mong...
Nắng Hạ rộn ràng vui tuổi trẻ,
Ve sầu tấu khúc nhạc ven sông.
Thu buồn man mát sương bay trắng,
Chợt nhớ quê hương chạnh cõi lòng...
Gió lạnh mùa Đông ôi giá buốt,
Mưa dầm gió bấc cuối năm xong...

Mai Xuân Thanh
* * *
Hương Sắc Bốn Mùa


Nếu nghĩ xuân về không có mai
Cuộc đời buồn thảm chẳng ai hay
Vạn thọ vẫn vàng tươi sắc thắm
Âm thầm nuôi mộng dệt tương lai!

Nếu nghĩ hạ về thiếu vắng lan
Như cơn nắng tắt tự xa ngàn
Chí nguyện hướng dương tràn sức sống
Hãy nghe rạo rực tiếng mùa sang!

Nếu nghĩ thu về phai dáng cúc
Giọt mưa ngâu đổ tuôn sùi sụt
Cho lòng thương nhớ mãi về nhau
Đêm đốt lửa hồng mơ hạnh phúc!

Nếu nghĩ đông về thui lạnh trúc
Giá băng thấm suốt mà không gục
Giấc mơ màu nắng bước phiêu du
Xuân ấm trời nam đầy thuyết phục!

Nguyễn Đắc Thắng
20150603***
Hoa Nở Bốn Mùa


Nụ xuân tươi vừa hé
Từ lòng mẹ ấm êm
Tuổi thơ hoa rạng rỡ
Thân tầm gửi dây leo

Theo tháng ngày dần trôi
Ve inh ỏi tiếng lời
Ới ời hoa sắc thắm
Rực trời hạ mùa sang

Thướt tha gầy dáng mỏng
Dập vùi trước bão giông
Nỗi lòng hoa sương phụ
Thu đất người hắt hiu

Mơ nhiều lắm sầu đau
Nặng nợ hoa u sầu
Cành yêu trơ trụi lá
Tình đã chết vào đông

Qua một thời để sống
Làm sao hoa chẳng tàn
Vẫn âm thầm hương tỏa
Cùng khắp cả muôn phương

Vườn vô ưu tặng đời
Một đóa hoa từ tâm
Bốn mùa hoài trộm nở
Chan chứa tấm chân tình

Kim Phượng


U Cư - Vi Ứng Vật


U cư 

Quý tiện tuy dị đẳng, 
Xuất môn giai hữu dinh. 
Độc vô ngoại vật khiên, 
Toại thử u cư tình. 
Vi vũ dạ lai quá, 
Bất tri xuân thảo sinh. 
Thanh sơn hốt dĩ thự, 
Điểu tước nhiễu xá minh. 
Thời dữ đạo nhân ngẫu, 
Hoặc tùy tiều giả hành. 
Tự đương an kiển liệt, 
Thùy vị bạc thế vinh. 

Vi Ứng Vật

Chú thích: Năm 779 tác giả Vi Ứng Vật đang làm huyện lệnh huyện Hộ, bị đổi đi làm huyện lệnh huyện Lịch Dương. Ông cáo bệnh không đi và từ quan luôn, ở ẩn. Ông làm bài này trong giai đoạn đó. 
 Dịch nghĩa:  

Ở Ẩn 

Quý phái và bần tiện tuy hai đẳng cấp khác nhau, 
nhưng đã ra khỏi cửa đều phải mưu cầu dinh dưỡng. 
Chỉ mình ta không bị ngoại vật trói buộc, 
nên thỏa tình sống nơi vắng vẻ an nhàn. 
Đêm qua vừa có trận mưa phùn, 
chẳng cần biết cỏ xuân tươi tốt. 
Nắng bỗng bừng trên núi xanh, 
chim chóc bay quanh nhà đua hót. 
Đôi khi bạn cùng đạo sĩ, 
hoặc đi theo tiều phu [vào rừng]. 
Tự yên lòng làm thân thấp kém; 
[vì coi ] đạm bạc, vinh hoa trên đời có là cái gì đâu. 

 Bản dịch của Mai Lộc 

Ở Ần

Tuy khác biệt nghèo hèn – sang trọng 
Ra khỏi nhà cái sống lo toan 
Riêng ta ngoại vật chẳng màng 
Sống nơi thanh vắng an nhàn lòng ưa 

Đêm vừa qua cơn mưa lất phất 
Đâu cần hay cỏ ngát xuân tươi 
Núi xanh bỗng rực sáng ngời 
Chim muông lảnh lót đến chơi quanh nhà 

Có khi đến lân la đạo sĩ 
Khi cùng tiều thủ thỉ rừng sâu 
Yên lòng thấp kém bản thân 
Giàu sang-đạm bạc để tâm làm gì?

Mailoc

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Biển: Sóng Và Bờ Cát


1Theo nhip điệu thiên nhiên từ khai-thiên-lập-địa
Từng đợt sóng xô bờ liên tục suốt ngày đêm
Cát e ấp uốn thân mình yểu điệu
Nước trong xanh thoáng phủ lớp môi mềm.
 
2- Lời tình tự thì thầm hương gió ngát
Hồn Tiên-Dung, Chử-đồng-Tử giao hòa
Sóng ra khơi, sóng trở vào trong khoảnh khắc
Điệp khúc ru tình vĩnh cửu lại hoan ca.
Nhịp điệu chậm, nhạc êm đềm biển lặng
Khi tình yêu lướt nhẹ mặt trùng dương 
Nhịp điệu mạnh, nhạc sóng thần trỗi dạy  
Khi tình yêu nổi bão tố điên cuồng. 
Vang tiếng vọng từ không gian vô tận
Những thanh âm huyền bí của thời qua
Kiếp luân hồi ẩn hiện chốn Ta-bà
Tồn tại khoảng trăm năm rồi biến mất!
Một thời điểm: có và không  cùng hiện hữu
Một sát-na: không thành có, có thành không
Vô số thiên hà trong vũ trụ mênh mông
Đang chuyển dịch không ngừng theo nhịp điệu. 
Nhịp điệu thiên nhiên vô hình nhưng có thực
Thời gian hiện tại là ảo giác, hư vô
Quá khứ, tương lai trôi về hai đối cực
Biển vẫn dạt dào vỗ nhịp bản tình ca. 

3- Biển vũ trụ ngợi ca tình yêu miên viễn.
Như đợt sóng xô bờ tồn tại thiên thu
Như vòng môi cát nước cất lời ru
Theo nhip điệu thiên nhiên từ khai-thiên-lập-địa.

ChinhNguyên/H.N.T.   
Apr.2015

Bâng Khuâng - Vòng Bâng Khuâng - Mơ



Bâng Khuâng

Giọt sầu được kéo xuôi dòng
Tim nay lại thắt thêm vòng bâng khuâng
Tình xa mà ngỡ như gần
Người thương lại chẳng nợ nần chi nhau
Yêu cuồng trong giấc chiêm bao
Trở về thực tại mà ngao ngán lòng
Cành cao trổ muộn nụ hồng
Tim nay lại thắt thêm vòng bâng khuâng


Kim Phượng
***
Vòng Bâng Khuâng

Thân tặng 2 cô KP và KO đã cho SQ biết được 2 câu thơ:
" Cành cao trổ muộn nụ hồng
Tim nay lại thắt thêm vòng bâng khuâng"
Kim Phượng

Vòng bâng khuâng ai giăng ai kéo?
Để bây giờ tim héo lại tươi
Phải chăng tim có dấu người
Nụ hồng nở muộn ngắt rồi phải không ??

Vòng bâng khuâng càng đong càng lắc
Sẽ có ngày tim ắt nở hoa
Nụ hồng thơm ngát mặn mà
Dù hoa nở muộn chan hòa tình thương

Vòng bâng khuâng còn vươn nút thắt
Mở ra rồi vẫn ngát mùi hương
Thắp lên ngọn lửa yêu thương
Đốt lò hương cũ ,tình vương vấn nhiều !

Vòng bâng khuâng đáng yêu đến thế !
Sao lắm người đổ lệ thì sao ??
Nhớ người khiến dạ nao nao
Hương thừa còn giữ xin trao trả người .

Song Quang
***

Có người lặng lẽ trong mơ
Nụ hồng mãi ngắm thẩn thờ mê say
Tình trong tim ủ bao ngày
Lòng luôn thổn thức dáng ngoài gượng tươi
Hoa còn chưa chịu hé cười
Lời yêu chưa trọn nên người vẫn mơ

Quên Đi


Tang Lễ CHS Tống Phước Hiệp Nguyễn Trí Hiếu NK 62-69









Hoàng Xuân Khải

Ông Giáo Già, Ngôi Trường Cũ Và Khoảng Cách 60 Năm

Riêng gửi các em học trò cũ 1955-1962.


Một trưa nắng hạ, trời im gió , tôi về thăm lại ngôi trường xưa. Bước vào lớp ,giờ dạy toán đầu tiên,60 năm về trước, tôi thật sự ngỡ ngàng. Lớp trống vắng, nhưng quang cảnh vẫn y như ngày nào. Bảng đen, bục giảng, bàn giáo sư, và từng dãy bàn ghế gỗ mộc sơn đen. Tưởng như trước mắt, các em học trò yêu quí đã ngồi ngay ngắn, náo nức chờ đón bài giảng đầu tiên của thầy. Sáu chục năm qua rồi thật sao. Tôi chìm vào trong hồi tưởng.

Thuở mới vào đời, nổi trôi đến một tỉnh nhỏ, tôi đã tin là đã tìm được chốn giữ thân cho qua thời khói lửa. Ngày ngày an phận, dạy học, tình nguyện làm ông giáo làng ,đưa trẻ qua sông, bỏ mộng khoa bảng, không luyến tiếc cử nhân, tiến sĩ, kỹ sư hay bác sĩ. Thật sự, khoảng thờI gian đầu, tôi đã tìm thấy ở nơi đây một không gian còn giữ được ít nhiều "quân sư phụ", ngày tháng miệt mài lo dạy học, hết dạy cho lớp các anh các chi. rồi lai lo đến lớp các em của mấy đứa học trò, cứ ngỡ là nếu không có mình thì tội nghiệp, chắc chúng nó không thể có được một ông thày dạy toán nào " hay" như vậy. Lại thêm, được sự quí mến của phụ huynh học sinh, ban giám hiệu, và các bạn đồng nghiệp, ông giáo tôi làm sao nghĩ đến chuyện thay đổi ,bỏ đi nơi khác được. Ôi chao tuổi trẻ, hồn nhiên ,giản dị, ngây thơ thật dễ thương đến tội nghiệp của tôi!

"Bố ạ, thôi ta về, bố bước lên bục giảng cho con chụp tấm hình làm kỷ niệm ". Tiếng nói của người con trưởng kéo tôi về với thực tại. Ông giáo già, ngôi trường cũ, và khoảng cách 60 năm. 

Ông Giáo Già, Ngôi Trường Cũ Và Khoảng Cách 60 Năm
Một trưa nắng hạ,trời im gió 
Tôi về thăm lại ngôi trường xưa 
ThờI gian như đọng từng viên gạch
Trên lối đi mòn dấu nắng mưa 

Chân bước ngỡ ngàng vào lớp học 
Ô hay , bụi phấn vẫn còn bay 
Bảng đen, bục giảng, y như cũ 
Sáu chục năm rồi, đâu có hay 

Dãy ghế, dãy bàn đầy vết mực 
Gái trai cùng lớp học chung nhau 
Ngày xanh lưu bút còn đây đó 
Đám học trò xưa nay ở đâu?

Ngơ ngẩn nhìn ra ngoài cửa vắng 
Tưởng như lũ trẻ còn ham chơi 
Chuông reo đã báo, chưa vào lớp 
Phải phạt "công xin" mấy đứa thôi 

Đang đứng mơ màng con bướm trắng 
Tiếng người con trưởng vẳng bên tai 
Ta đi bố ạ, kẻo về tối 
Ông giáo tôi xưa, những cảm hoài 

Phạm Khắc Trí
20/5/2015

Chú Thích:

1 - "Công xin" , từ tiếng Pháp "consigne", ở đây có nghĩa là "cấm túc",
phạt học trò vài giờ ở lại trường, ngoài giờ học.

2 - "Mơ màng con bướm trắng" ý nói tâm trạng lẫn lộn giữa thực 
và mộng . Từ câu chuyện Trang Tử nằm mơ hoá bướm, khi tỉnh dậy 
lơ mơ,lại tự hỏi mình là bướm đang mơ thành người hay sao đây.
                           
* * *
Nhớ Thầy

Một buổi trưa hè trời lặng gió
Bần thần nhớ lại ông thầy xưa
Áo quần chửng chạc đầu láng mướt
Lầm lũi hành lang dẫu gió mưa.

Thầy bước nhẹ nhàng vào lớp học
Bụi mưa vai áo vẫn còn vương
Bảng đen mừng rỡ, tay thoăn thoắt
Nhả ngọc phun châu như khói sương.

Xưa lắm bàn cây còn dấu mực
Học trò nam nữ ngồi gần nhau
Thầy quên gần hết hàng trăm đứa
Nhưng nhớ từng tên, giờ ở đâu ?

Thầy đứng thẩn thờ ngoài hiên vắng
Chuông reo đã báo, còn ham chơi
Trò còn mãi miết ngoài sân bóng
Chắc bị phạt rồi – cũng phải thôi!

Thầy bận mơ màng ngoài cửa lớp
Người con nhắc nhở bố bên tai
Người con lừng lẫy oai danh lớn
Vẫn bước theo cha nặng cãm hoài.

Đất khách - thầy đi lâu biết mấy
Quê nhà - trò cũ ngắm mây bay
Đứng bên trường vắng nhiều nhung nhớ
Vóc dáng thầy xưa – thầy có hay?!

Dương Hồng Thủy

(24/05/2015)