Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

Xóm Nhỏ Sài Gòn Chiều 28,29 Tết


Chiều 28 thángChạp, bà con lại hẹn nhau cùng nấu bánh ăn Tết. 
Nhà phố chật hẹp, cứ đem nồi ra trước cửa...
Kê vài cục gạch, thêm ít củi ván vụn ... 
Nồi bánh phải canh củi lửa suốt đêm ...
Nhưng già trẻ, ai cũng thích thú...
 Cả xóm có dịp chung vui thâu đêm
Và rạng sáng hôm sau, 29 thángChạp,
Vài nồi bánh vẫn còn bốc khói với những chiếc bánh đầu tiên
Vớt hết ra thôi
Bánh tét bánh chưng xong lại đến hoa kiểng
 Chuẩn bị cho ngày Tết Ất Mùi sắp đến.

Nếu không tiện thức đêm nấu bánh thì cũng chẵng sao...
Mời bạn cùng thưởng thức hương vị ngày Xuân: 

Đặng Anh Tuấn

Chia Buồn Cùng Gia Đình Phan Thị Anh Minh



Chia Buồn
      Được tin anh Bùi Công Phiệt, Chồng của bạn Phan Thị Anh Minh, sau thời gian bạo bịnh đã trút hơi thở cuối cùng lúc 16 giờ 40 ngày 16-02-2015. Hưởng thọ 71 tuổi.
      Tang lễ được tổ chức tại tư gia 227/17 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
       Lễ hoả táng vào lúc 8 giờ ngày 18-02-2015 tại Bình Hưng Hoà.
      Nhóm bạn Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp NK 62-69 - Cựu Giáo Sinh Sư Phạm Vĩnh Long lớp 6 khoá 8, ở Vĩnh Long thành tâm chia buồn cùng bạn Phan Thị Anh Minh cùng các Cháu.
      Cầu mong hương hồn anh Bùi Công Phiệt sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.

Các Bạn: Điệp Bùi, Chí Thanh, Thơ, Duyên, Điệp Lê, Khai, Ngỡi, Việt, Sương-Xuân, Nhung-Phụng, Đức-Liên.


Đồng Chia Buồn

Chia Buồn cùng Phan Thị Anh Minh



Được tin buồn 

          Phu quân của bạn Phan Thị Anh Minh từ trần lúc 16 giờ 40 phút ngày 16/02/2015 trong sự thương tiếc của gia đình. Hưởng thọ 71 tuổi.
          Chúng tôi, Cựu Giáo Sinh lớp 6 khoá 8 Sư Phạm Vĩnh Long, chân thành chia buồn cùng Phan Thị Anh Minh và Tang quyến.
            Nguyện hương linh anh Bùi Công Phiệt sớm được tiêu dao nơi cõi phúc.
    - Các Bạn ở Sài Gòn: Xiềm, Tài (Sài Gòn)
   - Các Bạn ở Mỹ Tho, Bến Tre: Hạnh, Anh, Chánh, Tài (Bến Tre), Huệ, Vinh.
    - Các Bạn ở Cao Lãnh: Xàng-Minh Thành, Hồng- Phỉ.
    - Các Bạn ở Cần Thơ: Đẹp, Hồng-Tư.
    - Các Bạn ở An Giang: Cúc, Hưởng, Lài, Hưng, Lượm.

Đồng Phân Ưu

Câu Đối: Cánh Én Mùa Xuân - Kim Phượng


Câu Đối: Kim Phượng
Trình Bày: Kim Oanh

Xuân Cửa Thiền


Thời gian trôi không bao giờ quay lại
Chớ tưởng rằng “Xuân bất khứ lai”
Xuân của đất trời trôi đi, đi mãi
Với tâm lành, Xuân vĩnh viễn ở tương lai..
 Hiên chùa trăng sáng bao la
Mùa Xuân của Đạo nở hoa nhiệm mầu
Hương thiền hàn gắn khổ đau
Ngỏ tu phúc huệ, đường vào Chân như..

Hư không hòa nhịp bể mù
Sắc không, không sắc, nghìn thu phai dần
Một lòng tu niệm điệu đàng
Nghiệp trần đoạn dứt, đạo tràng dừng chân!

Đài sen sắc tỏa trong ngần
Phật tâm, Phật tánh ngày xuân trở về
Giã từ sân hận u mê
Tâm thanh tịnh đã, cõi về lành an..
Trải bao phiền não võ vàn
Tự mình thắp đuốc soi đàng mà đi!
Lời kinh “ bất khả tư nghì”
Mùa xuân chánh niệm, diệu kỳ trần gian ...

Virginia, đón Xuân Mậu Tý 2008
Nguyên Hậu Bùi Thanh Tiên

Chúc Mừng Năm Mới


Trăm hoa khoe sắc chào xuân đến
Non nước tưng bừng đón xuân sang
Niềm vui rộn rã phố đến làng
Trẻ con hớn hở tà áo mới
Cụ già đủng đỉnh áo quần tươm

Sân đình lễ hội mừng năm mới
Bà con niềm nở chúc mừng nhau
Năm cũ qua đi nhiều khốn khó
Năm mới xuân về vạn điều may

Chúc bác nông dân mùa xanh tốt
Chúc bác dân chài mẻ cá to
Chúc anh công nhân nhiều sản phẩm
An toàn lao động năng suất cao

Chúc anh chiến sĩ chân vững bước
Biên cương gìn giữ nước non nhà
Chúc bác lái xe chạy đường xa
An toàn lăn bánh đường thiên lý
Niềm vui hạnh phúc của mọi nhà

Chúc cho trăm họ xuân an lạc
Năm mới làm ăn phát lộc tài

Pleiku –Xuân Ât Mùi 2015
Ngô Quang Diệp

Sự Tích Bánh Dầy Bánh Chưng

MỞ ĐẦU:

Cứ mỗi độ Xuân về là mỗi độ hoa đào nở rộ để chào đón Tết Nguyên Đán đầu năm, Năm nay cũng như những năm khác hoa đào vẫn nở để cháo đón Chúa Xuân về vui Tết như xưa.  Người dân Việt Nam chúng ta có tục lệ Cổ truyền từ những thời xa xưa của Cha Ông để lại là cuối năm giáp Tết thì gói Bánh Chưng giã Bánh Dầy để Mừng Tết Đón  Xuân kính cáo Tổ tiên ngày đầu năm mới.


VÀO ĐỀ:

Tập tục ấy xuất phát từ đâu, nguyên cớ nào, và ý nghĩa của hai chiếc Bánh này, có những động lực nào thúc đẩy trong lòng người dân chúng ta,mà đã bao đời mưa gió đổi thay thu tàn đông lụi mà mọi người vẫn còn ghi nhớ mãi mãi không quên, đến nay thì lại càng phổ biến hầu như khắp hoàn cầu, bởi chỗ nào có người dân Việt Nam sinh sống là nơi ấy có Bánh Dầy Bánh Chưng vào dịp đón Xuân đầu năm Âm lịch.  Xin thưa : Vào đời Vua Hùng Vương thứ sáu, thiên hạ thái bình.dân giầu nước mạnh, ngũ cốc phong đăng, mọi người dân ai nấy đều an cư lạc nghiệp, nhà Vua lúc ấy muốn kén chọn một người con nào có tài đức biết yêu nước thương nòi, chăm lo mọi việc cho dân, để truyền ngôi cho, Ngài mới định ra một cách tuyển chọn khá ly kỳ độc đáo, để tránh sự tranh giành ngôi báu cao sang của các người con sau khi được Vua truyền ngôi cho, Ngài bèn ra lệnh cho tất cả mọi người con trai ở trong gia đình đều phải tham dự “Cuộc Thi Làm Bánh Khéo”, để Vua Cha kính Ông Bà Tổ tiên, cùng Vui Xuân Chúc Tết Ngyên Đán đầu Năm Mời, ngày Thi vào đúng lúc Giao thừa, dưới sự Chủ toạ của Vua Cha cùng Bá quan Văn Võ làm giám khảo chấm điểm và định đoạt, ai hội đủ điều kiện trúng giải sẽ được Vua truyền ngôi cho.

Điều kiện Thi Làm Bánh Khéo như sau:
1- Chiếc Bánh phải bao hàm cả Âm Dương Vũ Trụ, và nói lên rõ nét Tứ Tượng vã Ngũ Hành
2- Chiếc Bánh phải bao hàm cả Bốn mùa Tám tiết và  sự trồng cấy hoa mầu Chính, Phụ của nhân dân.
3- Chiếc Bánh phải nói lên được sự bao hàm của phép Tỉnh điền cho mọi người nhìn thấy.
4- Trong Chiếc Bành phải có một bài thuốc đặc biệt của dân gian đã kinh nghiệm trị bệnh.
5- Chiếc Bánh phải làm hoàn toàn bằng những vật liệu thực phẩm cây nhà lá vườn của đất nước Việt Nam
6- Chiếc Bánh phải nói lên được sự yêu nước thương nòi mô tả đựợc bốn chữ Nhân Nghĩa Lễ Trí và Tam Cương Ngũ thường của đạo Khổng phu tử.
Người con nào đạt được những yêu cầu trên sẽ được công nhận tài năng đức độ và tuyên bố trúng giải Thi Bánh, người ấy sẽ được Vua cha truyền ngôi cho, thay Trời trị nước an dân.

Ý THỨC RIÊNG:
Lệnh nhà Vua ban ra người con nào cũng hớn hở ghi danh dự thi trong bầu không khí hoan hỷ trang nghiêm,
Nhưng mỗi người đều có một ý nghĩ riêng, kẻ lên rừng tìm sơn hào, người xuống biển kiếm hải vị,người thì lại đi khắp bốn phương thu mua những của ngon vật lạ đem về làm bánh những mong kết qủa được như ý muốn của Vua Cha.
Trong đám người con ấy có một người tên là Lang Liêu
con của bà thứ phi đã qua đời từ lúc Lang Liêu hãy còn nằm nôi, khi lớn lên Ngài rất hiếu thảo với Cha Mẹ, Mẹ Ngài tuy đã khuất bóng non xanh, mỗi khi nhìn lên bài vị Mẹ Ngài lại bùi ngùi than thở cho số phận hẩm hiu của mình, Ngài thường nói với mọi người trong nhà rằng, thờ Vua không hết lòng là bất trung, thờ cha mẹ không tròn bổn phận làm con là bất hiếu, ăn ở như thế thì con người còn ra thể thống gì nữa, đối với mẹ khi tối đến thí chăng màn quạt muỗi bữa thì đích thân dâng cơm không bữa nào biếng nhác cả, Nay theo lệnh Vua Cha Lang Liêu cũng phải ghi danh tham dự lễ thi bánh
như mọi người con.

NỖI BUỒN RIÊNG
Ngài thầm nghĩ điều kiện thi bánh của Vua ban ra thì chỉ riêng làm bánh đã thấy khó mà chi tiết thì lại càng khó hơn, nên ngày đêm lo âu buồn bã, thường ngày trông lên hình mẹ mà khấn vái cầu nguyên xin mẹ phù hộ cho mong sớm nghĩ ra được một đường lối làm bánh dễ dàng, nhưng thời gian đi nhanh như thoi cửi, sáu bẩy tháng trời chôi qua mà Lang Liêu vẫn chưa nghĩ ra được một ý kiến nào hay, và cũng chưa nghĩ ra làm chiếc bánh như thế nào để đạt yêu cầu, bỗng một đêm Lang Liêu nằm mộng thấy mẹ ngài hiện về nói rằng con là người hiếu thảo trên trung Vua cha dưới hiếu kính cha mẹ, hoà thuận với anh em, lòng hiếu thảo ấy đã lọt đến tai Thượng Đế ở cửu trùng, rồi đây mẹ sẽ chỉ dẫn cho con cách làm bánh để kịp ngày dâng lên Vua Cha dự thí, Lang Liêu nghe nói mừng qúa dạ lên một tiếng thật to, giật mình tỉnh dậy hoá ra một giấc chiêm bao, Lang liêu từ đêm ấy trở đi lòng càng phân vân nghĩ ngợi nửa lo nửa mừng, may ra mẹ sẽ có ý kiến gì hay chỉ bảo, ví chiêm bao mộng mị vẩn vơ, người đời thường nói Đêm Dài Lắm Mộng cũng có thường, biết đâu là sự thật mà đợi chờ!

HỒN MẸ HIỂN LINH

Đang lúc vui buồn luẩn quẩn trong lòng, bỗng ngoài cửa có một ông lão già đầu râu tóc bạc dáng điệu mảnh mai đứng trước cửa xin ăn, Lang liêu liền mang đồ ăn ra cho, vừa nhìn thấy chủ nhà ông Lão già nói, Người đang có việc gì bận tâm mà qúa ưu tư đến nỗi nét mặt hiện ra điều lo lắng vui buồn, thấy ông lão nói đúng tâm trạng của mình bèn nói, chính ta đang bận tâm về việc Thi Làm Bánh Khéo của Vua Cha đặt ra mà hiện ra nét vui buồn đó, Lão ông nói Người có thể cho lão biết được không may ra lão có phương cách giúp người được phần nào chăng, Lang Liêu nghe nói bèn mời ông lão vào trong nhà đem việc Thi bánh ra nói cho ông lão nghe, những điều kiện Thi làm bánh, ông lão nghe xong trầm ngâm xuy tư một hồi lâu rồi bảo Người đem dấy bút ra đây ta chỉ cho, chép lấy rồi thực hiện làm bánh, Lang Liêu nghe ông lão nói thủng thỉnh nửa như đang xuy tư nửa như có ý dè dặt thì trong lòng lại càng bối rối nôn nao, nhưng đã chót nói ra thì chi bằng hãy cứ bình tâm biên chép, biết đâu lại có điểm nào hay chăng, Ông Lão hiểu ý nói Bánh không cần làm nhiều mà chỉ hai chiếc là đủ Lang Liêu nghe nói dạ càng bối rối xuy tư cả một Triều đình to lớn dưới Vua còn có hàng trăm bá quan văn võ lẽ nào chỉ có hai chiếc Bánh mà đạt được yêu cầu hay sao, càng nghĩ càng bối rối tay cầm bút chép run rẩy như bị gió lay, Ông Lão nói chép đi:

BÁNH DẦY

1-  Làm môt chiếc Bánh hình tròn to bằng cái mâm, tượng trưng cho hình Thái Cực tên là Bánh Dương Âm vì nó bao hàm cả Âm Dương và Vũ trụ gọi nôm là Bánh dầy, vì nó dầy hơn các bánh khác.
Sự tác động của bánh Dầy là nếu gặp hơi nóng của lửa là bánh phồng to lên khác thường.
Vật liệu bằng gạo nếp thơm giã kỹ cho gạo trắng nõn rồi chọn lấy những hạt nguyên không gẫy không có hột khác lẫn vào, cân đủ 10 kí, đem vo đãi cho sạch hết bụi cám bám vào gạo, rồi đem ngâm vào nước lạnh thật trong một đêm, sáng mai vớt gạo ra vo lại để cho ráo hết nước đi ,rồi đem hấp chín nhừ thành xôi, cho vào cối giã cho thật nhiễn. dùng một trái trứng gà con so luộc lên lấy lòng đỏ trứng đem nghiền ra với rượu rồi dùng rượu trứng mà coa tay trở bánh thì tay đỡ nóng của hơi xôi bốc lên, mà bánh sẽ lên hương, khi giã được bánh thì đùng lá chuối tươi lau rửa sạch đặt lên môt cái mâm lớn để lót bánh cho khỏi rính xuống mâm, bên ngoài đùng thân cây chuối trẽ ra khoanh tròn to bằng hình cái mâm, rồi lấy Bánh ra đặt vào khuôn ấy, đùng tay thấm rượu trứng mà xoa lên mặt Bánh bánh sẽ nổi mầu bóng loánng như ánh mặt trời toả ra hào quang buổi bình minh, chờ một lát sau Bánh ráo hơi lấy tấm lụa Hà đông phủ lên mâm bánh cho khỏi bụi bay vào, chờ ngày giờ dự thí.chiếc Bánh nói trước mà làm sau.

PHẦN DẪN GIẢI:

Lang Liêu xin Ông Lão chỉ cho những tác dụng của chiếc bánh có những điển nào nói lên được  những điều kiện dự thi không ? 
Ông Lão nói :
Tất cả mọi điều lệ đều nằm gọn trong chiếc Bánh này.  Lang Liêu càng không hiểu, xin chỉ dẫn kỹ cho, Ông lão nói được rồi ta chỉ đây lắng nghe cho kỹ để ngày dự thi sẽ tường tấu Vua Cha :
Chiếc Bánh hình tròn là tương trưng cho Thái Cực mà Thái Cực tức là mặt trời, trong Thái cực bao hàm cả hai khí Âm, Dương, Lưỡng nghi, Tứ tượng, và Ngũ hành, Bốn mùa Tám tiết xoay quanh vòng Ngũ hành sinh khắc mà tạo nên bốn mùa Xuân qua Hạ tới, Thu lụi Đông tàn, với những thời tiết ấm lạnh mưa gió sấm chớp của mỗi chu kỳ, người xưa thường ví: Nếu không có cảnh đông tàn, thì sao có cảnh huy hoàng mùa xuân, chiếc Bánh còn bao hàm cả tám quẻ Bát Quái của Vua Phục Hy, mà ông Thiệu Khang Tiết nói:  Ly Nam Khảm Bắc Thiên Địa trung chính chi giao, Chấn đông Đoài Tây, thời lệnh xuất nhập chi tự, có nghĩa là: Qủe Chấn ở phương Đông Nam là lúc mặt trời mọc, Quẻ Khảm ở Tây Bắc là lúc mặt trời lặn, quẻ Ly ở chính Nam qủe Khảm ở chính Bắc là hai chỗ Trời Đất giao hợp,Tiết Đại hàn là lúc trời đất không giao nên lạnh nhiều hơn nóng, Bánh dầy còn là một phương thuốc bồi dưỡng cho Tỳ Vị của con người hay làm lương khô để dành cũng được, Bánh dầy còn chứa một bài thuốc chữa chứng ho độc đáo mà dân gian đã kinh nghiệm lâu năm là dùng Bánh dầy còn giẻo để chà lông đào trước khi ăn cho khỏi ho vì lông đào làm ngứa phổi mà sinh ra ho, gạo nếp là thứ hoa mầu chính, lá chuối là hoa mầu phụ, chiếc bánh hình tròn chia tứ tuợng là chữ Điền đó là bao hàm phép tỉnh điền, thân chuôi lá chuối lụa hà đông dệt bằng tơ tằm đều là những vật liệu sản phẩm của dân gian, Chiếc Bánh làm xong dâng lên kính cáo Thiên Địa và các vị Thần linh, sau kính ông bà cha mẹ, sau chia cho mọi người là tỏ lòng yêu nước thương nòi, Bánh còn dùng làm lễ để đón Xuân tặng thân nhân bạn hữu là nói lên bốn chữ Nhân Nghĩa Lễ Trí đấy. mỗi độ xuân về tết đến là vợ chồng cha con anh em xúm nhau lại để gói bánh đón xuân thế là thuận vợ thuận chồng, nền tảng từ một gia đình hoà thuận trở lên, trong sách Khổng Mạnh có câu :Tự thân nhi gia nhi quốc nhi Thiên hạ, thứ đệ tương thừa:  nghĩa là Tự sửa mình đến lo việc nhà rồi lo việc nước việc thiên hạ theo thứ tự mà đi lên đấy là Đạo của Khỗng Phu Tử, rõ ràng là đủ cả sáu điều lệ trong chiếc Bánh d0ủ rồi.

BÁNH CHƯNG

2- Chiếc Bánh thư hai: Gói chiếc Bánh thứ hai hình vuông to như một cái khay lớn bự. (Bánh này làm trước vì nhiều thì giờ làm hơn nên gói trước ).
Vật liệu Gao nếp Hương 5 ký vo sạch ngâm một đêm sáng mai vớt ra để cho ráo nước, Thịt heo 2 kí, hột tiêu cay I gam, hành củ 50 gam, đậu canh bõ vỏ hấp chín dã nhiễn 2 kí , muối trắng 3 gam, lá dong rừng tửa sạch lau khô, lạt dang nhuộm đỏ một bó, dùng một cái khuôn gỗ vuông to đặt lá dong vào mà gói ngoài dùng lạt dang mà buộc cho chặt rồi cho vào nồi mà chưng môt đêm hay một ngày là được, bánh vớt ra dùng khăn tay thấm nước lạnh mà lau khô nắn góc lại cho vuông vắn, chỉnh tề, là được, Người xưa ví von chiếc bánh:

Nhà xanh, cùng với đỗ xanh,
Chung quanh trồng hành, giữa thả heo con,
Muối, Tiêu, tán nhiễn, rang ròn,
Dân hai nhăm triệu vẫn còn nhớ rai

Khi chiếc bành đã hình thành thỉ đem bánh đặt vào nồi lớn đổ nước cho ngập bánh mà luộc trong mười tiếng là chín.

PHẦN GIẢI THÍCH

Chiếc Bánh này tên là Phương Bính, gọi nôm là Bánh Chưng vì nó phải đun lâu mới chín nhừ được, Gạo nếp, Thịt heo thuộc âm, hành củ, và Hột tiêu, hai thứ này thuôc Dương như vậy là chiếc Bánh đã bao hàm hai khí Âm Dương, trong Vũ trụ, Hình vuông là một ô trong chữ Tỉnh, đó là bao hàm phép Tỉnh điền. Lá dong, Đậu xanh là những hoa mầu phụ của dân gian, thịt heo là vật nuôi trong nhà, lạt dang và lá dong là vật liêu lấy trong rừng khắp nước nơi nào cũng có.
Bánh chưng hình vuông có bốn góc là Đông Tây Nam Bắc, trục giữa là hành thổ đó là bao hàm cả Ngũ hành, Ngũ hành xoay quanh bốn phương mà tạo ra bốn mùa tám tiết là Xuân Hạ Thu Đông nằm trong 24 tiết khí mỗi tiết 15 ngày tạo thành mưa gió sấm sét ấm lạnh, trong bánh có sẳn một bài thuốc giải tửu độc mà dân gian đã bao đời kinh nghiệm, là ngày xuân qúa chén thì ăn một vài miếng Bánh Chưng là hết say bởi lá dong là vị thuốc giải tửu độc đấy, Ngày Xuân gói Bánh Chưng kính cáo Thiên Địa Thần linh và tổ tiên là có lòng yêu nước nhớ cội nguồn, Bánh chưng đem kính biếu bè bạn là tỏ lòng thương nòi giống Lạc Hồng, thực hiện những chữ Nhân Nghĩa Lễ Trí, trong nhà thụân vợ thuận chồng vui việc nhà nông cha con hòa thuận anh em kính mến thế là tam cương ngũ thương ở đấy, trong sách Khổng tử có câu Tự thân nhi Gia nhi Quốc, nhi Thiên hạ thứ đệ tương thừa, có nghĩa là trước hết là sửa mình lo việc nhà, sau lo việc nước rồi bình thiên hạ thứ bậc mà học lên, thế là nói lên cái đạo Khổng Mạnh đấy.
Lão ông nói hết cho Lang Liêu nghe và chép xong thì cáo từ Lang Liêu cố giữ lại nhưng Lão ông từ chối đứng lên chào mà lui ra Lang Liêu theo tiễn khách ra đến ngoài sân bỗng tai nghe tiếng gió vi vu như có tiếng nói thôi mẹ đi đây lang Liêu quay lại thì Lão ông cũng vụt mất.

PHẦN THỰC HIỆN

Lang Liêu trở vào nhà bắt tay thực hiện xắp xếp những vật liêu làm Bánh sẵn sàng chờ ngày giáp Tết là thực hiện:  Lang Liêu theo lời Ông Lão chỉ dậy bắt tay thưc hiện vật liệu làm Bánh trước, Thực hiện chiếc Bánh Chưng trước vì làm Bánh phải mất thời gian lâu dài giờ hơn chiếc Bánh Dầy, lại phải nấu chưng kỹ tới 10 tiếng đồng hồ, Chiếc Bánh Chưng (Phương Bính) hay là Bánh Âm Dương được thực hiện vào sau lễ tiễn Táo Quân chiều Thiên Ba ngày (28-29 tết) lúc gió đông về hoa đào chớm nở, bánh nấu một đêm cho tới sáng, Chiếc Bánh Dầy ( tên  là Bánh Thiên Can ) hay là Bánh Dương Âm, Thực iễn vào chiều ngày Ba mươi, Lang Kiêu thực hiện xong, hoàn tất mọi thủ tục  hai chiếc Bánh Thi thì cũng đúng vào lác giờ Tuất tức là 9 giờ tối ngày Ba mươi,nên Bánh vẫn còn hơi nóng ấm.

PHẦN DỰ THI:

Vào lúc nửa đêm Ba mươi lúc sắp Giao Thừa giữa năm cũ và năm mới,  đón Tết Nguyên Đán của Nước Việt Nam khởi đầu cuộc Thi Làm Bánh  Khéo .
Ba hồi chiêng trống vang động kinh thành, cửa thành mở rộng mở để các người con đem Bánh vào Cung Đình Dự Thí,
Lúc ấy các người con ai cũng vui mừng hớn hở vói những công trình và kỹ thuật làm Bánh của mình,
Lang Liêu liếc mắt nhìn thấy:

1- Có mâm Bánh tượng hình:      Hồng Lạc Thiệu Cơ,
2- Có mâm Bánh Nhan đề:         Văn Lang Kiến Quốc.
3- Có mâm Bánh hình tượng      Phong cảnh Hồ Động Đình
4- Có mâm Bánh nhan đề:          Long Phụ Tiên Mẫu,
5- Có Mân Bánh đề:                   Nhất bào sinh Bách Tử,
6- Có mâm Bánh đề:                  Hình tượng Núi Tản Viên,
7- Có Mâm Bánh để:                 Đồ hình Vịnh Hạ Long,
8- Có mâm Bánh nhan đề:         Đế Đô Bạch Hạc,
9- Có mâm Bánh đề:                  Thành quách Phong Châu,
10- Có mâm Bánh nhan đề:       Thổ dân vẽ mình
11- Có maâm Bánh tưa đề:       Chữ Đồng Tửa ẩn mình
12- Có mâm Bánh đề tích:        Phù đổng Thiên Vương
13- Có mam Bánh đề:               Mam dân quăng chài.
14- Có mâm Bánh đề:               Nhuộm răng ăn trầu
15- Có mâm Bánh đề:              Trầu cau sính lễ
16- Có mâm Bánh có hình đồ chia ruộng hình chữ Tỉnh
17- Có mâm Bánh nhan đề:      Tiên Dong Du Thuyền
18- Có mâm Bánh nhan đề:      Lạc hầu, Lạc tướng,

Ôi biết bao là cái lạ cái tài cái khéo được đem ra phô bầy dưới hình thức mâm bánh dự thi, không sao tả hết.
Lang Liêu nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, bánh đã nhỏ đã ít lại thiếu cách trưng bầy, nhưng biết làm sao được đây, thôi xũng đành liều cho số phận rủi may,
Đúng giờ Tý giữa lúc Giao thừa loa truyền cuộc Thi Bánh bắt đầu, ai nấy đều hồi hộp lo âu, mắt nhìn đăm đăm vào mâm Bánh chờ đến lượt mình,
Loa truyền đến lượt Lang Liêu đệ trình Bánh thi, Bánh vừa được mở ra trên từ Vua cha dưới đến văn võ bá quan ai cũng ngạc nhiên, sao mâm bánh lại không có trưng bầy hoa lá chim muông và đề tài của mâm Bánh, như mọi người, mà chỉ có hai chiếc bánh một hình vuông và một hình tròn trơ trọi Vua tức thời cho đòi Lang Liêu lên tấu trình về lai lịch bánh và dẫn chứng những điều kiện Vua đã đinh ra.

Lang Liêu đựôc lệnh  liền buớc ra sân rồng qùy tâu :Muôn tâu Phụ Hoàng
Chiếc Bánh hình tròn kia là tượng trưng của hình Thái cực, tên là Âm Dương Bính, gọi nôm là Bánh Dầy, vì nó có chiều cao dầy hơn những bánh khác, bánh này có đủ Sáu điều kiện của Vua Cha đã đặt ra .
              
Phần Giải Thích;

Điều lệ thứ nhất.
Chiếc Bánh phải bao hàm cả âm dương và vũ trụ

Muôn tâu: Hình tròn là tượng hình của Thái cực (Tức là mặt Trời), Khi Thái cực được ông Châu Diễn chia Âm Dương, và Tứ tượng, thì Thái cực bao hàm Thiên can, là
Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Thân Nhâm Qúy.  Khi Thái cực chia ra lưỡng nghi,Tứ tượng, thì nủa phải  là Âm nửa trái là Dương, cho nên gọi tên là Âm Dương Bánh,Tứ tương, là Đông Tây Nam Bắc bốn phương trời,và trung ương, Tứ tượng là Môc Hoả Kim Thủy trung ương là Thổ, thế là chiếc Bánh đã bao hàm cả Âm Dương (Can, Chi) trong Vũ trụ.

2- Điều thứ hai:
Chiếc Bánh phải bao hàm cả bốn mùa tám tiết và sự trồng cấy hoa mầu chính,phụ của nhân dân,

Muôn tâu Phụ Hoàng.
Trong Bánh có Ngũ hành tứ tượng Can & Chi theo lối tương sinh xoay tròn thành ra bốn mùa tám tiết và hai mươi bốn hậu, gió hoà mưa thuận, ứng dụng cho nhà Nông trồng trọt hoa mầu (Phụ) và cấy lúa (Chính) cùng chăn nuôi gia súc trong sách Tứ thư có nói “ Kê Đồn Cẩu Trệ chi súc, bất thất kỳ thời, thất thập giả khả dỉ ý bạch thực nhục” nghĩa là các vật chăn nuôi trong nhà và trồng ngô khoai lúa mạ, nuôi Chó gà trâu dê heo bò cùng trồng cấy không mất mùa thì những người trong nhà bẩy mươi tuổi đều mặc lụa ăn thịt dư giả,

Tám Tiết:
Lấy Bát quái của Phục Hy mà tính thì:
Tiết Đông chí ứng với quẻ Khảm thàng 8, 9, nông lịch,
Tiết Lập Xuân ứng với quẻ Chấn tháng 10 nông lịch,
Tiết Lập Xuân ứng với qủe Khôn tháng 11,12 nông lịch,
Tiết Lập Hạ ứng với quẻ Cấn vào tháng 1 nông lich
Tiệt Hạ chí ứng với quẻ Ly vào tháng 2,3, nông lịch
Tiết Lập Thu ứng với quẻ Đoài tháng 4, nông lịch
Tiết Thu Phân ứng vào quẻ Càn tháng 5, 6 nông lịch
Tiết Tiết Lập Đông ứng vào quẽ Tốn tháng 7 nông lịch
Phân tách một tiết hậu Lập xuân làm điển hình:
5 ngày đầu của tiết - Gió đông thổi làm tan băng giá
5ngày giữa tiết - Cá ngôi lên mặt băng
5 ngày cuối tiết - Chim oanh hót líu lo

Phần Gió Mùa:
Gió Mùa Chính Phong:
Tiết Đông chí gió bắc ( thường gọi là gió heo may, lạnh giá )thổi sang nam (Từ Khảm sang Ly) 45 ngày
Gió Phụ:
Tiết Lập xuân có gió Tây bắc thổi sang Đông nam 45 ngày (Quẻ Chấn sang quẻ Đoài, thánh 10 âm lịch)
Gió Mùa Chính Phong:
Tiết Xuân Phân gió Đông thổi sang Tây 45 ngày ở quẻ
Càn sang quẻ Ly vào giữa tháng 11- 12
Gió Phụ:
Tiết Lập Hạ có gió Đông Nam thổi sang Tây Bắc trong 45 ngày ứng tháng 1 cung Dần (Từ Cấn sang Tồn) tương truyền rằng khổng Minh cầu gió Đông giúp Chu Du ở vào thời tiết này .
Gió Mùa Chính Phong
Tiết Hạ Chí có gió Nam Nóng từ quẻ Ly thổi sang quẻ khãm lạnh trong 45 ngày vào giữa tháng 2, 3 nông lịch)
Gió Phụ :
Tiết Lập Thu, có gió Đông Nam thổi sang Tây Bắc trong 45 ngày (tháng 4-10 quẻ Đoài sang Chấn) (dương cực)
Gió mùa Chính Phong:
Tiết Thu Phân vào khoảng tháng 5-6 thì có gió chính Tây thổi từ tây sang Đông (ấm- nóng) (Qủe Càn sang Khôn).
Gió Phu:
Tiết Lập Đông ứng vào tháng 7 nông lịch có gio Tây Bắc thổi sang Đông Nam trong 45 ngày từ Tốn sang quẻ Cấn, (Nóng ấm)
Những gió mưa này mà theo thứ tự tuần hành đều đặn thì gọi là mưa thuận gió hoà nhân dân an lạc ít bệnh tật ngũ cốc phong đăng người người no ấm thiên hạ tháu bình quốc gia thịnh trị,

Điều Ba (3)
3- Chiếc bánh phải nói lên được sự bao hàm củ phép Tỉnh điền.
Muôn tâu Phụ Vương.
Chiếc Bánh hình tròn lại có có Tứ tượng ở giữa vòng tròn bọc lại  tức là chữ Điền , ai ai cũng đều nhận thức được thế là nói lên sự bao hàm của phép Tỉnh Điền, (+)

Điều Bốn (4)
4- Chiếc Bánh phải có một Bài thuốc trị bệnh có hiệu qủa đã được kinh nghiệm phổ biến khắp dân gian từ lâu đời.
Muôn tâu Phụ Vương.
Trong bánh có chứa một bài thuốc đôc đáo mà dân gian kinh nghiệm đã lâu đời là Bánh Dầy còn giẻo dùng để chà cho hết lông trái đào trước khi ăn để khỏii ho vì lông đào làm cho ngứa cổ mà sinh ra ho bài thuốc ngừa ho độc đáo này đã được phổ biến khắp dân gian từ bao đời ông cha truyền lại đến nay, chứng nghiệm là Hội Bàn đào của Tậy Vương Mẫu trên Đế đình đã dùng Bánh dầy còn giẻo để chà sạch lông đào trước khi quần Tiên thưởng thức. Ngoài phố phường những người bán Đào đều có bán những cặp bánh dầy nhỏ để chà lông đào

5- Điều Năm.
Chiếc Bánh phải làm bắng những vật liệu và thực phẩm cây nhà lá vườn ở trong nước ,

Muôn tâu Phụ Vương:
Bánh Dầy làm bằng Gạo nếp Hương cấy vào mùa tháng Mười hàng năm, bên ngoài Bánh dùng thăn cây chuối tẻ ra làm đai bọc chung quang giữ bánh cho tròn, lá chuối  lót đáy bánh, đều là cây nhà lá vuờn, trong dân gian nhà nào cũng có trồng, lại dùng một trái trứng gà con so luộc chín lấy lòng đỏ trứng hòa với chút rượu để xoa tay trở bánh, nặn bánh, xoa mặt bánh cho đở nóng mà bánh sẽ lên hương, những thực phẩm và vật liệu này toàn dùng cây nhà lá vườn mà hết thẩy dân gian trong nước nơi nào cũng có cả.  Dân miền Nam có câu hát du con ngủ:  À à ơi ! Gió đưa tầu chuối sau hè, Cha ham vợ bé bỏ bè con thơ, Ù ù ơ,……….

6- Điều lệ thứ Sáu (6)
Chiếc Bánh phải nói lên được lòng yêu nước, thương nòi và tôn kình các bậc tiền nhân, cùng với 4 chữ Nhân nghĩa lễ trí và tam cươg ngũ thường của Khổng Mạnh.
 Muôn tâu Phụ vương:
Bánh được làm ra trước là Dự Thi sau để Vua kính tế Trời Đất và các Linh Thần cùng Tổ tiên trong Văn Miếu, khi kính tế xong chia cho mọi ngừoi dùng thử như vậy là Tôn kính các bậc Tiền nhân cùng yêu nước thương nòi, đó là Nhân Nghĩa, Lễ, Trí có đủ, Nơi đồng quê chồng cầy vợ cấy con tát nước be bờ, trong lối xóm đến mùa cấy cấy người ta thường đổi công nhau có khi bè bạn thân quyến cũng giúp nhau để xuống đồng cho đúng với thời tiết của mùa cấy gặt mới có gạo làm Bánh Dầy này, và các thứ bánh khác, thế là nổi lên ý nghĩa tam cương ngũ thường, với lòng yêu nước thương nòi.


Phần Giải Thích chiếc Bành  thứ hai


Muôn tâu Phụ vương:
Chiếc Bánh hình vuông này là tượng hình của Đồ Hình Địa chi có 12 ô vuông, gọi là Phương Bính hay Bánh Chưng, vật liệu gồm có Lá dong Gạo nếp Thịt heo Đậu xanh, Hành hoa, và muối, hột tiêu, dùng một cái ô vuông bằng gỗ làm khuôn rồi đặt lá dong vào, gao nếp vo sạch để cho ráo nước rồi đổ vào khuôn trải đậu xanh cho đều đặt thịt heo và hành hoa vào giữa rồi rắc muối tiêu lên trên lại đổ thêm một lần gạo nữa rồi hgói lại ngoài dùng lạt dang nhuộm đỏ mà buộc mỗi bên hai lạt Hình như chữ tỉnh, buôc xong nhấc bánh ra khỏi khuôn nắn lại cho mịn rồi xếp vào nồi đổ nước cho ngập bánh mà đun một đêm hay một ngày là chín.
Bánh được xếp vào nồi đồng to (Kim), đổ đầy nước lạnh cho ngập bánh (Thủy), lại dùng ba cục đất lớn bác làm bếp, (Thổ) dùng củi khô để đun (Mộc) dùng lửa (Hỏa) để nấu chín bánh, đó là sử dụng Ngũ hành để nấu Bánh khác gì Thái thượng Lão Quân dùng lò Bát Quái của Phục Hy nấu thuốc trường sinh.

Phân Tách
Muôn tâu Phụ Hoàng

Điều lệ thứ Nhất (1):
Chiếc Bánh phải bao hàm cả Âm Dương cà Vũ Trụ
Chiếc Bánh hình vuông lạt buộc hình chữ Tỉnh, tượng hình của Địa chi, bao hàm cả, Tiên Thiên Hậu Thiên đồ, bánh này gồm đủ Âm Dương và Vũ trụ.  Gạo nếp, Thịt heo, Đậu xanh thuộc Âm, Hành hoa, Muối Tiêu sọ thuộc Dương, Tượng hình Địa Chi là Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi, Đem Thiên Can là Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý, Can Chi hợp lại thành ra  Năm tháng, ngày, giờ. (Năm Tý, Tháng Tý, Giờ Tý… Năm Sửu tháng Sửu Ngày Sửu Giờ Sửu …..) Bốn mùa ở cả trong can chi, Trong sách có câu :  Thiên Khai ư Tý, Địa tịch ư Sửu Nhân sinh ư Dần, Trời mở Hội từ Tý, Đất mở ra từ Sửu, Người sinh ra từ Dần,
Trong Bánh có chứa cả Ngũ vận(Dương) Lục khí (Âm) âm dương này được phân chia ra Chủ Vận và Khách vận, Chủ Khí và Khách khí, Chủ vận thì Giáp Ất thuôc Mộc Bính Đinh thuộc Hoả……..Khách vận thì Giáp Kỷ hoá Thổ, Ất Canh Kim, Chủ khí thì Đại hàn Mộc vận thủy hành sơ, Thanh minh tiền tam Hỏa vận cư…………Khách khí, Tý Ngọ Thiếu Âm Quân Hỏa Thiên, (coi sáu tháng đầu năm) Dương Minh Táo Kim ưng tại Tuyền (coi sáu tháng cuối năm) năm nào khách trên chủ thì hòa bình chủ trên khách là nghịch thế là bánh bao hàm cả Âm Dương Vũ Trụ,

Điều lệ thứ Hai (2):
Chiếc Bánh phải bao hàm đủ ý nghĩa bốn mùa tám tiết và sự trồng cấy hoa mầu chính và phụ, của nhân dân.
Muôn Tâu
Trong Bánh đã có năm tháng ngày giờ có bốn mùa tám tiết và 24 hậu như sau:  Bốn Mùa,
Đầu mùa xuân là tháng Giêng(1) đầu mùa Hạ là tháng Tư (4) đầu mùa Thu là Tháng Bẩy, đầu mùa Đông là tháng Mười (10)
Tám tiết là: Lập Xuân - Xuân phân, Lập Hạ - Hạ chí,
Lập Thu - Thu phân,       Lập Đông- Đông chí.

Hai mươi bốn Hậu khí như sau:
Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết ,Đông chí,
Tiểu hàn, Đại hàn. Nằm cả trong đồ hình Địa chi này.  Nhân dân theo mùa tiết đó mà trồng cấy hoa mầu chính như lúa nếp, lúa tẻ, ngô khoai, đậu mè…  Ngoài những việc cầy cấy trồng hoa mầu ra, dân gian còn dựa theo thời tiết mà nuôi các gia súc trong nhà như trâu bò gà heo chó dê, lấy thịt làm thức ăn hàng ngày.

Đem Bát Quái đồ của Phục Hy mà đặt vào Địa chi thì qủe Càn ở cung Hợi, quẻ Khảm ở cung Tý, quẻ Cấn ở cung Dần, quẻ Chấn ở cung Mão, quẻ Tốn ở cung Tị,
quẻ Ly ở cung Ngọ, quẻ Khôn cở cung Thân, quẻ Đoài ở cung Dậu, ông Thiệu Khang Tiết nói: Ly Nam Khảm Bắc, thiên địa trung chính chi giao, Chấn đông Đoài Tây
thời lệnh xuất nhập chi tự nghĩa là quẻ Ly ở Nam quẻ Khảm ở Bắc là nơi trời đất giao hợp, quẻ Chấn ở Đông là lúc mặt trời mọc (Sáng), quẻ Đoài ở Tây là lúc mặt trời lặn (Tối) bốn mùa tám tiết thay đổi ở hai chỗ này.  Bát quái còn ứng với thời tiết mưa gió sấm sét như sau:
Gió chính cung:
Hàng năm lấy quẻ khảm làm tiết Đông chí, thời tiết này có Gió Bắc thổi sang chính Nam trong một chu kỳ 45 ngày (quẻ Khảm thổi sang quẻ Ly) vào tháng 8 và 9, N.L.
Gió phụ:
Quẻ Chấn ứng vào tiết Lập Xuân lúc này gió từ quẻ Chấn thổi sang quẻ Đoài 45 ngày, vào tháng 10
Gió Chính Cung :
Tiết Xuân phân gió từ quẻ Khôn thổi sang quẻ Càn thời gian 45 ngày  vào tháng 11-12 nông lịch.
Gió Phụ:
Tiết Lập Hạ gió Đông nam thổi sang Tây Bắc trong 45 ngày từ qủe Cấn sang quẻ Tốn vào tháng Giêng nông lịch
Gió Chính cung
Thời tiết tháng 1-3 có gió Chính Nam thổi từ quẻ Ly sang quẽ Khãm trong 45 ngày
Gió Phụ:
Thời tiết tháng 4 nông lịch có gió Đông nam thổi sang Tây bắc thời gian 45 ngày từ quẻ Đoài sang Chấn
Gió Chính cung :
Thời tiết thàng 5 và 6 có gió chính tây thởi sang chính Đông thời gian 45 ngày từ quẻ Khôn sang quẻ Đoài
Gió Phụ :
Thời tiết tháng bẩy gúi tây bắc thỗi sang  Đông Nam trong 45 ngày quẻ tốn sang quẻ Cấn,
Nói tóm lại tám thứ gió là Gió la đông tây Nam Bắc và Đông nam tạy nam Đông bắc Tây bắc, gío này mà thuận hành thì nhân dân ít đau ốm bệnh tật súc vật sinh nở nhiều hoa trái thóc gạo nhiều nhân dân no ấm thiên hạ thái bình muôn phương an lạc,

Điều lệ thứ Ba (3):
Chiếc bánh phải nói lên được sự bao hàm của phép Tỉnh Điền;                  Muôn tâu
Chiếc Bánh gói hình vuông, ngoài dùng 4 sợi lạt giang nhuộm đỏ buộc mỗi chiều hai sợi thành ra chữ Tỉnh, thế là bao hàm cả chữ Tỉnh và chữ Điền mà mọi người đều dễ nhìn thấy rõ (Bốn chiếc lạt buộc Bánh chập lại thành hai thì là chữ thập ở trong hình vuông bánh là chữ Điền Không chập lại là chữ Tỉnh ).

Điều lệ thứ Bốn (4):
Chiếc Bánh phải bao hàm một bài thuốc trị bệnh độc đáo của dân gian đã từng kinh nghiệm.
Muôn tâu
Bánh dầy còn là một bài thuốc ngừa chứng Ho độc đáo mà dân gian đã bao đời kinh trị, là dùng Bánh Dầy còn giẻo để chà hết lông trái đào trước khi ăn cho khỏi ho, vì lông đào làm cho ngứa cổ mà sinh ho,phương thuốc trị ho này dân gian đã bao đời kinh nghiêm truyền lại đến nay, người bán đào là có bán cả Bánh dầy còn giẻo, để lau chùi cho đào sạch lông và phấn. Khi xưa hội nghị Bàn đào của Bà Tây Vương Mẫu ở trên Đế đình đã dùng Bánh Dầy còn giẻo để lau lông đào trước khi quần Tiên thưởng thức.

Điều lệ thứ Năm (5):
Chiếc Bánh phải làm hoàn toàn bằng vật liệu thực phẩm cây nhà lá vườn, của đất nước Việt Nam,

Muôn tâu
(Phương Bính= Chưng) Bánh này gói bằng gạo nếp hương, gặt vào tháng Mười Nông lịch, giữa bánh có thịt heo, đậu xanh hành hoa và mối tiêu ngoài dùng bốn lá
dong lạt dang rừng mà buộc lại cho chặt, rồi xếp vào nồi to đổ nước cho ngập bánh mà luộc một ngày là chín
Gạo nếp, Thịt heo, đậu xanh thuộc âm, hành hoa muối tiêu thuôc dương,như thế là chiếc bánh đã bao hàm cả âm dương, trong lòng đất có hoả diệm sơn thì trong lòng bánh cũng cò hành hoa tiêu sọ là hai thứ dương phục trong âm như thế là bao hàm cã vũ trụ và không gian, những thực phẩm và vật liêu làm chiếc bánh này hoàn toàn bằng hoa mầu chính phụ và cây nhà lá vườn của nhân dân, khắp trong nước nơi nào cũng có cả.

Điều lệ thứ Sáu (6):
Chiếc Bánh phải nói lên được sự yêu nước thương nòi, tôn trọng các bậc tiền nhân, và luôn luôn giữ vững bốn chữ Nhân Nghĩa Lễ Trí, và Tam cương Ngũ thường của đạo Khổng Mạnh.ai trúng giải sẽ được truyền ngôi báu cao sang để thay trời trị nước an dân
Muôn tâu Phụ Vương:
Chiếc Bánh vuông này trong lòng bánh có nhân bằng đậu vàng, ngoài dùng lạt dang nhộm dỏ để buộc, đó là tượng trưng cho Máu Đỏ Da Vàng, tỏ lòng yêu nước thương nòi, Bánh thi xong dâng lên Kính tế Trời Đất Thần Linh và Tổ Tiên như vậy là tôn kính các bậc tiền nhân, Bánh còn làm qùa biếu tặng cho thân quyến bạn bè xa gần thế là nhân nghĩa lễ trí, trong gia đình cha con chồng vợ anh en hoà thuận chăm lo việc trồng cấy thì hoa mầu được tăng trưởng thu hoạch nhiều, thực hiện câu dân dĩ thực vi tiên. quốc dĩ dân vi bản, nghĩa là Nước lấy dân làm gốc, dân no cơm ấm áo là vui, trong sách Khổng tử có nói tự thân.  nhi gia nhi quốc, nhi thiên hạ, thứ đệ tương thừa, nghĩa là tự mình phải biết lo cho mình, lo cho gia đình cha mẹ vợ con mình, sau đo mới lo đến việc nước, và việc thiên hạ từng bước từng bậc mà lên thế là thực hiện Đạo Khổng Mạnh ở trong bánh.  Xin hết.

Nhà Vua cùng bá quan văn võ nghe Lang Liêu tấu trình.  Cặp Bánh Âm Dương xong nhà Vua phán Lang Liêu đệ bản tấu trình lên để ban Giám khảo cuộc Thi xét duyệt, Lang Liêu tức thì trình diện Thánh, Sau một khắc thì nhà Vua và Quần thần cùng Ban Giám khảo đồng lọat ra tuyên bố Lang Liêu trúng giải Thi Bánh Khéo, những tràng pháo tay lẫn tiếng reo hò vui mừng vang đông cả kinh thành, cùng lúc ấy thì tiếng chuông trống chùa đình khắp trong kinh thành báo hiệu năm mới đã về, mọi người đều hân hoan đón chào năm mới, sau một phút đón Xuân về Vua bèn sai thị thần dâng Bánh trúng giải lên bàn thờ để Vua Kính tế Trời Đất Thần Linh và các bậc Tiền Vương trong Văn Miếu.  Bánh kính tế xong Vua truyền đem cắt ra để mọi người cùng nếm thử, ai cũng khen ngon và khéo Vua bèn truyền lệnh cho dân gian từ đây về sau nên làm bánh này để đón mừng năm mới và kính cáo Tổ tiên, từ đấy dân gian thành tục lệ ngày Tết là giã bánh dầy và gói bánh chưng đón xuân.  Sau đó Vua truyền cho Bộ Lễ chọn ngày lành tháng tốt thực thi lời cam kết trong điều lệ thi Bánh cho Lang Liêu.


Để kết thúc Sự tích Bánh Dầy Bánh Chưng ,Viên Ngoại cảm tác như sau:

                     Tết mà thiếu cặp Bánh Chưng
                     Là quên nòi giống con Rồng cháu Tiên
                     Khắp Trung Nam Bắc ba miền
                     Dân hai nhăm triệu còn truyền đến nay
                     Ăn quả thì phải yêu cây
                     Uống nước thì phải nhớ đây là nguồn
                     Ngoài trời gió giật mưa tuôn
                     Tết về, vẫn giữ y nguyên Bánh Dầy.

PHIẾM LUẬN:
Tại sao Bánh chưng ngày Tết ăn lại ngon hơn những ngày thường, Xin thưa Bánh Chưng phải có gió Đông nam, hoa đào nở rộ, Hoá công về, thì ăn mới ngon năm nào Hoá công tới trễ, hay qúa sớm, thì bánh chưng ngày tết ăn thường không ngon, ngoài chợ bán không mấy người mua. 
Tại sao Bánh chưng khi vớt ra đem rửa nước lạnh mà nước không ngấm vào Bánh.  Theo truyền thuyết thì xưa kia ngày đầu năn kinh thành có giặc nhà vua sai cất giấu lương thực bánh Chưng lúc ấy đem quăng xuống ao để dấu, khi giặc lui rồi dân gian trở về tìm lại lương thực đã cất dấu, bánh Chưng vớt lên thì lạ thay bánh ngâm đã mấy ngày mà nước không thấm vào Bánh, thấy có sự lạ sau này dân gian nấu Bánh khi vớt ra đem rửa nước lạnh phải chăng cũng là ghi nhớ lại tích cũ ngày xưa đó chăng.

Mùa Hạ tháng 12 ngày mồng 7 -  năm 2010
Tháng 11 năm Canh Dần mồng 2 tại nước Úc
Viên Ngọai Thái Hanh - sưu tầm & Biên soạn

Thơ tranh: Từ Em


Tự Mừng Năm Mới 2015


Tay cầm tờ lịch cuối rơi
Thế là năm mới đến rồi lẹ sao
Pháo hoa rực sáng trời cao
Chúc người vạn hạnh lẽ nào không vui
Mừng ta thêm một tuổi đời
Tay chưa chống gậy nụ cười còn xanh
Xế chiều giọt nắng mỏng manh
Nhìn đâu cũng thấy chòng chành gió mây
Nghĩa tình ấp ủ trên tay
Mong đừng giông bão tháng ngày trôi đi

Bao thơ em có lì xì
Bỏ vào ánh mắt nhu mì xa xưa
Bỏ vào những tiếng guốc khua
Dọc con phố đợi bao mùa dòn tan
Dòng sông bến hẹn mơ màng
Dấu tình trên cát lang thang bãi bờ

Xế chiều vọng động câu thơ
Rẽ ngang, rẽ ngược đường tu xa vời
Trái tim còn bấy nhiêu thôi
Treo xuân biết có đâm chồi nụ non?
Chúc xuân tình nghĩa vuông tròn
Tím mưa hồng nắng mãi còn hồn xuân

Trầm Vân

Làng Quê Tháng Chạp


Tháng Chạp lúa trổ đầy đồng
Chim gù rẫy đậu, cải ngồng hoa mang
Cổ xe gặt lúa thơm vàng
Rạ bay lún phún như làn khói lên.

Nương cà, rẫy bắp, con kênh
Dưa gang, dưa hấu dựa bên cánh đồng
Chất đầy lúa xe công nông
Có cô thôn nữ thong dong gọi người.

Làng quê tràn ngập tiếng cười
Trúng mùa lúa - được mùa khoai vui vầy
Trẻ em đùa giởn buổi mai
Đường làng phố chợ hàng cây hữu tình.

Hôm qua lễ hội đầu đình
Sương chào đầu ngõ, nắng bình minh lên
Điệu hò khúc hát vang rền
Tình quê trĩu nặng dập dềnh mùa trăng.

Dương Hồng Thủy

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Tôi Cưới Vợ


      Hồi học lớp đệ tứ (lớp 9 bây giờ), tôi có đọc đâu đó truyện ngắn tựa là "Lấy vợ miền quê", của tác giả nào tôi quên. Tôi rất khoái truyện ngắn nầy và định bụng lớn lên mình cũng “lấy vợ miền quê” như tác giả kia. 
      Nói thì hơi xấu hổ, vừa đậu Tú Tài phần hai, lúc đó tôi mới 18 tuổi tây, tức 19 tuổi ta, mà tôi đã..."muốn vợ"! Con trai mà “muốn" chuyện gì thì thường vòi vĩnh với mẹ, như chiếc xe đạp, đồng hồ, quần áo mới, kể cả chiếc solex cáu cạnh tôi đang chạy, mà chỉ hàng “thiếu gia”... ở tỉnh như tôi mới có. 

      Những thứ đó tôi đều manh dạn nói với mẹ, và lần nào cũng vậy, mẹ tôi không cần suy nghĩ mà “ô kê” liền. Còn cái vụ "muốn vợ" nầy, tôi có miệng mà chẳng thốt nên lời! Tôi định bụng lúc nào mẹ vui và khi chỉ có hai mẹ con ở nhà thì tôi "tâm sự" liền. Mẹ lúc nào lại không vui! 
Vả lại tôi là con một trong gia dình, chỉ cần ba tôi đi uống cà phê hay đi đâu đó thì có biết bao nhiêu dịp… may! 
Thế mà khi thấy mẹ ngồi, tôi vừa xề lại thì bao dũng khí đã tiêu tan! 
Bao lần như vậy, dường như bà để ý, giọng ngọt ngào cố hữu: 
- Gì đó con trai cưng? Muốn gì nữa phải không? 
Lúc đó tôi chỉ cần một “gờ-ram” dũng khí, thêm một tiếng "vợ" sau tiếng "muốn" của me tôi thì đòn cân cục diện đâu lại vào đấy rồi. 
Đàng nầy tôi lại nhút nhát, rụt rè! – Điều nầy, vốn không phải là bản tính của tôi: 
- Dạ... có "muốn" gì đâu mẹ! 
      Trả lời xong tôi thấy ấm ức, giận mình sao quá yếu gan! Thì may thay, vợ chồng anh hai Trân tới chơi. Anh với tôi là chú bác ruột tôi. Hai Trân là con trai trưởng của bác hai, còn cha tôi đến thứ chín, nên ảnh nhỏ hơn cha tôi chẳng bao nhiêu. Anh rất vui tính, cởi mở, lẹ làng, sốt sắng. Cái gì cũng chịu hoạch toẹt, không chịu úp úp mở mở, nên có khi hơi lố lố. Vậy mà tôi lại quý mến anh ở điểm nầy nhất, mới lạ! 
Chưa chào hỏi mẹ tôi, anh nhìn tôi bôm bốp: 
- Đậu (Tú Tài ) rồi hả mậy? Là người lớn rồi, cưới vợ được rồi đó nghen! 
Thuở đó đậu Tú Tài cũng oai lắm, kiếm việc làm dễ như chơi. Trong thân tộc có người đậu tú tài là niềm hãnh diện chung. Nghe anh nói, tôi khoái chí tử, nhưng cũng làm bộ: 
- Mới bây lớn mà có vợ gì anh ơi! 
- Sao lại “bây lớn"? Hồi tao cỡ mầy là con cu biết gáy rồi. Mầy hỏi chú chín.... 
Chị hai thúc mạnh vào hông chồng: 
- Nói bậy không hà! Thím chín kìa!.. Chú nó còn nhỏ... 
- Nhỏ nhỏ cái gì? Cỡ tuổi nó tôi có con rồi! 
Tôi mỉm cười, thấy thích anh lạ! Anh hai quay sang mẹ tôi: 
- Thím chín! Em lớn rồi nghen thím. “Nam đại bất hôn như liệt mã vô cương”đó thím. Em nó đẹp trai, học giỏi, nhà giàu, mà thím không chịu cưới vợ cho nó là có ngày có người bồng cháu nội về cho thím nuôi đó! 
Chị hai nạt: 
- Nói bậy không hà! Cái tật không bỏ! 
Anh hai nói chuyện thường chêm vào mấy câu chữ nho, những lần đó tôi cũng bực mình, vì có câu tôi cũng không hiểu nghĩa rõ ràng. 
Câu anh vừa nói tôi hiểu, xem ra nó cũng hay đó chứ! Còn chị hai, là người phụ nữ nết na, đẹp lại hiền, hay kìm chế chồng những khi anh quá trớn. Đặc biệt lần nầy tôi lại thấy chị hơi… quá trớn! 
Mẹ mỉm cười: 
- Biết nó chịu không mà cưới? 
Tim tôi đập thình thịch. Không ngờ diễn tiến lại thuận lợi như vậy. Mẹ nói thế tức là nếu tôi "chịu" thì mẹ cưới chứ gì? Ôi con đường... cưới vợ sao mà hanh thông như vậy! 
Anh hai quyết liệt: 
- Sao lại hổng chịu thím? Hỏng lẽ nó muốn vợ nó lại la làng lên sao? 
Hồi trước con muốn vợ, con cũng đâu dám nói cho má con mà phải nhờ chú chín mở hơi giùm. Thím quên rồi sao? 
Quay qua tôi, anh dịu giọng: 
- Nè cưng, anh hai hỏi thiệt nghen, cưng có muốn cưới vợ không? 
Phải nói là nhờ anh hai mà lòng tôi tràn dũng khí. Tôi quyết không bỏ lỡ cơ hội. Chỉ cần tôi nói một tiếng "muốn" là bài toán có đáp số ngay, và bao nhiêu đè nén trong lòng bấy lâu chắc chắn giờ đây tan biến! 
Nhưng như vậy xem phàm phu quá! Tôi cười cười, đợi cho mọi người chờ một lát, thần khẩu xui tôi phát ra một câu quá tuyệt vời: 
- Thì hồi trước anh hai sao thì giờ em vậy thôi! 
Mọi nghười cười rần và mang ý nghĩa khác nhau. Tôi cười cho... đở mắc cở. Chị hai cười xòa góp phần vui; anh hai cười ngất, cười sặc sụa của người thích chí; còn mẹ thì cười hiền hòa, sung sướng, lấy tay áo chậm hai khóe mắt rưng rưng. Tôi thấy thương mẹ vô cùng, sà vào lòng mẹ. Dù 
là một cậu tú, nhưng với mẹ, tôi vẫn thường thích mẹ vuốt ve như thuở lên ba. Mẹ vò tóc tôi, nói với anh chị hai: 
- Bây thấy hôn? Nó làm còn như nhỏ lắm vậy! 
Mẹ hỏi tôi: 
- Bộ con có để ý bạn gái nào ở trường hả? 
Tôi lắc đầu. Mẹ bảo: 
- Vậy thì mẹ biết ai mà cưới cho con? 
Anh hai nhanh nhẩu: 
- Thì làm mai! Hồi trước chú chín cũng vậy, con cũng vậy. Có ai thương yêu ai trước đâu? (liếc sang chị hai) Chừng về ở chung cũng khoái thấy mồ... 
Anh phủi bàn tay chị hai định nhéo vào hông anh: 
- Vậy chớ hỏng phải sao? 
Rồi quay sang tôi, anh lại ngọt ngào và xôm tụ: 
- Nè, bây giờ em chưa quen ai phải không? E hèm! Hồi trước anh cũng vậy thôi. Có sao? Nhưng em phải cho thím chín và anh chị hai đây biết mẫu người em ưng thế nào thì ở đây mới kiếm cho em được chứ! Thí dụ, hồi trước anh ra tiêu chuẩn là phải vừa đẹp, vừa hiền, vừa có chút học vấn. 
Em thấy hôn, chị hai đúng bon tiêu chuẩn đó, Anh thấy là khoái liền. 
Hề hề…! 
Tôi thấy mặt chị hai đỏ lên vì sung sướng: 
- Nói không biết mắc cở.... 
Sẵn đà, tôi tiếp: 
- Mà phải ở miệt vườn nữa em mới chịu. 
Anh hai có vẻ cụt hứng, còn mẹ thì có vẻ vui: 
- Phải đó à bây, con gái ở vườn nó nết na, thùy mị, giỏi giang. 
Anh hai cười. lại xông xáo: 
- Trúng tủ bả rồi! Mà cũng dễ thôi! Thím bán tạp hóa lớn, mối mang miệt vườn biết bao nhiêu, nhờ họ mối lái giùm. 
Chị hai: 
- Sao hăng hái dữ! Mai mốt anh hai chịu lạy đó nghen! 
- Tất nhiên! tất nhiên! 
Thói thường người ta tin tưởng vào những gì mình hy vọng, và sợ mất những gì mình có. Mẹ đã xong rồi, còn ba thì sao? Ba thường hay chìu ý mẹ dù đôi khi ý mẹ có đôi chút ông chẳng hài lòng, nhưng đó là những việc nhỏ đời thường, còn đây là "hôn nhân đại sự", liệu ba có còn chìu 
mẹ hay không? 
Ngày hôm sau, tôi thấy ba có vẻ khác khác - vậy là mẹ nói với ba rồi! 
Ba ít nói, có chiều nghĩ ngợi. Khi giáp mặt tôi, ba mỉm cười khó hiểu. Phúc hay là họa đây! 
Rồi ngày tôi chờ đợi cũng đến. “Phái đoàn” gồm ba mẹ, anh chị hai và tất nhiên có vai chánh là tôi. Thật khó tả được bao cảm xúc bồn chồn lo lắng, hồi hộp, đủ thứ lộn xộn trong lòng tôi. Mẹ tôi cứ dặn dò đủ mọi việc, hết chuyện nọ tới chuyện kia, đến nỗi khó mà nhớ hết; còn anh hai thì cứ lải nhải bên tai "bình tỉnh, bình tỉnh, đừng có run". Nhà ông nhạc tôi (tạm gọi vậy) ở xã Ngũ Hiệp, cách thành phố Mỹ tho 30 
cây số về hướng tây. Chợ Ngũ Hiệp nằm bên kia sông, muốn qua phải nhờ một phà nhỏ. Từ chợ, theo lời bà mai, chúng tôi phải đi bộ thêm gần ngàn mét nữa. Nghe vậy anh hai nói với tôi: 
- Như vậy là "vườn trong vườn" rồi phải không cưng? Tiêu chuẩn một đạt hai trăm phần trăm rồi hén! 
Chị hai cau mặt: 
- Cái ông nầy lúc nào cũng đùa được. 
Thật vậy, đây là vùng trù phú đất đai, cây lành trái ngọt. không biết cơ man nào là cây trái quả mọng trĩu cành! Cam, bưởi, sa bô, dừa, vú sữa, nhãn, chôm chôm... nhất là sầu riêng cây nào cây nấy chân tay đeo đầy nghẹt quả, theo gió thơm lừng. Bà mai chỉ tay về căn nhà ngói kiểu 
xưa (kiểu "chữ đinh") nói: 
- Nhà đó đó. 
Tất cả dừng lại “hội ý”. Mẹ khẩn trương thấy rõ, lại dặn dò: 
- Nhớ những gì mẹ dặn nghen con!” 
- Dạ! 
Anh hai cũng thì thào: 
- Nhà cất kiểu nầy mà gặp ông già củ tỏi thì mệt lắm à nghen! 
Chị hai nạt nhỏ: 
- Ông lo cái miệng ông đó. Vô đó nói bậy đi! 
Bà mai vô trước, mẹ sửa lại áo quần tôi chưa xong thì có người ra mời vào. Giờ phút nầy tôi càng thấy tình mẫu tử bao la như thế nào. Mẹ hồi hộp như sắp bước vào nơi hang hùm nọc rắn không bằng, lại điệp khúc "Nhớ nghe con!" lại phát ra! 
Vừa vào cỗng, tôi bị hốt hồn vì hơn hai chục cặp mắt, đủ hạng tuổi, nhiều nhất là trẻ em chăm chú vào tôi, một bà trạc tuổi mẹ có lẽ thông cảm được điều ấy, bèn rầy đám nhỏ: 
- Nè, mấy đứa làm gì tụ tập lại đây dữ vậy? Có đi hết không? 
Đám trẻ tản đi vài bước rồi bẽn lẽn đứng nhìn. Phòng khách được bài trí hai bàn. Bàn giữa gồm ba mẹ tôi, bà mai, ông 
bà nhạc và hai vị cao niên. Bàn bên có anh chị hai tôi và bốn người bên gái cùng trang lứa. 
Phần tôi nghe lời mẹ là không được ngồi, mà đứng sau ghế cha mẹ, hai tay xếp lại để dưới bụng (nếu đã mời trà xong), tư thế y như lính hầu ở phủ huyện, hay các thái giám ở cung đình hầu hạ đức vua! 
Theo cách nói chuyện… lại có dịp đứng trước nhạc phụ mẫu; tôi biết ông bà là người cởi mở, dễ tính. Câu chuyện của hai "sui" càng lâu càng khởi sắc tốt đẹp. Dần dà khách khí không còn, mà như đã quen nhau từ trước vậy. 
Bỗng Ông nhạc gọi: 
- Con hai đâu, châm trà mới đi con! 
Một tiếng "dạ" thảnh thót không kém Điêu Thuyền thời Tam Quốc từ nhà dưới vọng lên làm tim tôi rộn ràng. “Phái đoàn” nhà trai ai cũng hồi hộp chờ đợi. Bởi ai cũng biết bảo “châm trà” chẳng qua là lời nói khéo cho con mình ra chào để nhà trai “coi mắt” đó thôi! 
Mẹ quay lại nhìn tôi mỉm cười, thầm bảo ”hãy xem kỹ vì thời gian không lâu”. Tôi chưa kip mỉm cười với mẹ thì rèm hoa lay động, một kiều nữ vận bộ bà ba, không phấn không son mà má phấn môi hồng.Tóc dài phủ long gọn gàng bởi chiếc kẹp vàng có đính bông hồng chói lọi. Thoạt trông, tôi giật nẩy người, đến nỗi bố vợ nhìn thấy. Đợi giai nhân chăm 
trà xong, ông vội bảo: 
- À quên nữa, cháu qua bên ngồi uống nước, hay cứ ra ngoài dạo cho thoải mái. 
Mẹ lại quay ra tôi, nhướng mày, thầm bảo “hãy đi đi con”, vì thực ra, ông nhạc cũng ngầm ý cho tôi và vợ tôi gặp nhau để “tìm hiểu”, dù thời lượng ít oi, nhưng nếu tri túc ắt tiện túc mà thôi! Mọi sự đều được người lớn sắp xếp có bài có bản và, có màn có lớp hẳn hoi! 
Không khí bên ngoài thực thoải mái. Nhiều loại cây trái lớn nhỏ thi nhau che rợp ánh mặt trời làm mát rượi cả một không gian rộng. Vài tia sáng yếu ớt cố gắng chen vào đất tạo thành những đóm trắng lưa thưa đây đó tựa rãi hoa. Mùi sầu riêng thơm lừng. Hàng sa-pô thẳng tắp trái nặng sai oằn. Mấy nhánh ổi cho trái bóng láng no tròn, rục mềm rơi rụng tứ tung, tỏa hương thơm bát ngát. Chim hót líu lo, bướm vờn thẳng cánh. 
Đàn ong tranh nhau hút mật của trăm ngàn hoa đủ sắc đủ màu. Rõ ràng là vùng đất lành thừa mứa cây lành trái ngọt. 
Bên sau một giọng êm đềm: 
- Biết người ta ưng hay không mà dám đi hỏi vậy? 
Tôi quay lại, thì ra là vợ tôi, (tạm gọi vậy), mà cũng là Vi, người đã làm tôi kinh ngạc đến đánh thót cả người khi nãy! 
Vi là bạn học cùng lớp với tôi hồi năm đệ tứ. Hồi đó lớp đệ tứ được xem là cái “móc” của sự chia tay. Bởi con trai, nếu thi rớt thì cha mẹ thường cho nghỉ để học nghề, còn thi đậu (cấp bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp) thì cũng mỗi người một hướng đi: Vào sư phạm hoặc gành nghề nào đó, hoặc học tiếp ba năm nữa để lấy Tú Tài rồi lên đai học. Con gái thì ít người được học đến chốn đến nơi. Rớt hay đậu cũng th ường bị cha mẹ cho nghỉ mà lo phụ việc nhà, viện lẽ con gái “học cao” khó có chồng! Vi cũng nằm trong số phận nầy. Bởi vậy cuối năm đệ tứ, chúng tôi thường trao nhau lưu bút, mọi người đều nắn nót tuồng chữ cho trang mình thường tặng cả ảnh, dán vào giữa trang viết, dưới đề: 
"Thương nhau mới tặng ảnh nầy, 
Để làm kỷ niệm những ngày xa nhau' 
Dù cho ảnh có phai màu, 
Cũng đừng xé bỏ mà đau lòng người!” 


Không biết bốn câu thơ ấy là của tác giả nào, sáng tác tự bao giờ, mà đến nay, thỉnh thoảng tôi lại thấy sau bức ảnh ”tặng nhau” của các em cũng có đề như vậy. 
Hơi lạc đề, nhưng nói thêm cho vui: Hồi đó tôi cũng có quyển lưu bút, tất nhiên khi ai nhận thì cũng nắn nót từng chữ và giữ sạch sẽ như nói ở trên. Khi tôi đưa cho thằng Nhứt, ngày sau nó trả (thường thì vậy), nó viết vào trang đôi mấy chữ tổ bố: “Lưu niệm làm cái xê bình phương 
gì?" (2), rồi láu cá ký tên giáp cả hai trang giấy! 
Tôi xem giận run. Cự nó. Nó cười: “Để sau nầy mầy nhớ tao”. 
Tôi nghe cũng xìu lòng. Quả thật, đến giờ, nó là người tôi nhớ nhất. 
Và đến ngày cuối, chúng tôi tổ chức tiệc liên hoan cuối khóa tại lớp. 
Văn nghệ xung quanh các bài hát về “mùa chia tay”, “tạm biệt”, “nỗi buồn hoa phượng”... Tôi có sở trường ngâm thơ, ngâm hai bài thơ Đường luật, bài đầu của thầy H.C, giáo sư sử địa (3), bài nầy tôi chỉ nhớ hai câu cuối: 
“... 
Rồi đây nếu chẳng sau mùa phượng, 
Tất cũng mai kia ở chợ đời!” 

Và bài họa của tôi: 
"Việc cũ, ngàn sau vẫn đổi dời. 
Chút tình tâm huyết nói sao vơi? 
Luyến lưu kẻ ở đôi dòng lệ, 
Tiếc nhớ người đi một góc trời 
Chín tháng vui buồn trong một lớp, 
Vài giây ly biệt rẽ ngàn khơi, 
Đường mây một kẻ hanh thông bước, 
Một kẻ lang thang giữa chợ đời! 
(Thơ Kha Tiệm Ly) 

      Đám con gái mắt đỏ hoe, có đứa khóc thành tiếng. Chúng tôi lai tặng quà lưu niệm cho các bạn “nghỉ luôn”. Tôi tặng Vi cái kẹp tóc bằng vàng 14 (tôi là... “thiếu gia” mà! Vàng hồi đó rẻ lắm, đàn bà con gái chẳng thấy ai đeo, có đeo thì cũng sơ sài, đeo nhiều mắc cở, bị coi là “quê”; không thấy ai đeo cục cục như giờ. Vi tặng lai cho tôi cây bút Pilot nắp vàng, loại cao cấp nhất thời ấy. 
- Sao không trả lời? 
Vi nghiêm trang như thuở nào, tôi hơi chột dạ: 
- Thật lòng tôi không ngờ mình đi hỏi cưới Vi. Đã bao năm rồi, vả lại lúc đó mình còn nhỏ cả mà! 
- Bộ mấy năm qua không nhớ chút gì về Vi sao? 
- Vẫn nhớ về người bạn nhỏ hiền lành, nhiều nước mắt. 
Vi vừa đưa tay rút cây viết trên túi áo tôi, vừa nói: 
- Xin lỗi nghe, cho Vi mượn. 
Rồi xoay cán viết, nhìn những dòng chữ khắc trên ấy, Vi có vẻ xúc động: 
- Vẫn còn giữ của Vi à? 
Tôi không đáp, nhìn hai rèm mi chơm chớp, tôi thấy Vi đẹp não nùng. 
Tôi nắm lấy tay Vi: 
- Không ngờ lại gặp lại Vi. Chẳng phải không có duyên số hay sao? Vi đồng ý nhé! 
Vi tủm tỉm cười: 
- Nếu em không ưng thì sao? 
- Thì anh về, nhưng xin gởi trái tim anh lại. 
Lại cười: 
- Rõ là thi sĩ! Em đã đồng ý từ khi bà mai nói chuyện với ba mẹ, đâu phải đến bây giờ. 
- Không biết mặt làm sao ưng? 
Vi kéo mái tóc về phía trước ngực: 
- Khờ quá đi! Mọi người ở đây ai không biết con trai một của tiệm tạp hóa Vạn Phát, chứ em thì rành lắm. Vị “công tử” ấy còn tặng cho em chiếc kẹp xinh đẹp nầy nữa phải không? 
Trên đường về, mẹ luôn miệng với ba: 
- Con nhỏ xem nết na và lịch sự (4) ghê ông há?". 
Lại lo ngại: 
- Hổng biết nó có ưng thằng con trai cưng tôi không nữa?” 
Nãy giờ tôi lặng thinh, nhớ lại những lời nói của Vi mà thấy lòng hân hoan lạ. Nhưng thấy mẹ cứ lo lắng mãi, tôi mói nói: 
- Chắc ăn rồi mẹ ơi! Mẹ đừng lo! 
Mẹ nghi ngờ. Anh hai nói: 
- Hồi nãy ngoài vườn tụi nó nói chuyện, chỉ cần khi về, đá lông nheo một cái là kể như xong. Thím lo gì! 
Ba châm vào: 
- Hồi trước bả cũng vậy, sao bả mau quên quá! 
Không biết mẹ đánh hay phủi bụi cho ba:: 
- Cha già mất nết! 
oOo 

      Thế là chậm lắm khoảng một tuần, mươi ngày tôi đều đến tham nhạc gia, nhạc mẫu. Ba mẹ vợ tôi đều nhân hậu, nghiêm khắc với con cái nhưng xem chừng ”dễ” với thằng rể tương lai. 
Trước khi đi, ba tôi dặn. Con đến đó thấy cái gì làm được thì làm, chứ đừng lấy mắt ngó là không được! Ngày xưa trước khi cưới, phải làm rể ba năm: Chẻ củi, vác lúa, cày bừa, làm đủ thứ nặng nhọc, chứ chẳng phải chơi đâu! 
      Nhưng tôi biết cái gì mà làm, mà phụ? Lần đầu đến, tôi thấy ba vợ tôi đang chài cá, thấy tôi sựng rựng, ông hiểu ý, nói: 
- Con đứng chơi, ba vãi vài chài nữa ba vô. 
Thế coi sao được! Đợi mỗi khi ba kéo chài lên, tôi phụ gỡ cá, mà có được đâu! Tôi đụng tới con nào thì con ấy giãy rồn rột, rách cả tay, có khi phóng lại xuống mương; trong lúc ông bỏ vào giỏ lia lịa như bỏ đá vào vậy! 
      Một lần thì thấy ông đang chiết nhánh cây, cái nầy tôi càng mù tịt, nhưng cũng có việc làm là... đưa dây cho ba tôi cột “bầu”; cái công việc không cần người phụ tá! 
Ba vợ tôi rất điệu đời, ông thường bảo vợ tôi dắt tôi ra vườn xem có “cái gì nó thích thì hái nó ăn”. Tôi biết ba tạo điều kiện cho chúng tôi chuyện trò. Ông dư hiểu, bởi nói tiếng là thăm cha mẹ vợ, nhưng chủ yếu của chàng rể tương lai nào cũng là thăm... vợ cho đở nhớ mà thôi. 
Nếu không, tại sao mỗi lần đến thăm mà cha mẹ vợ đi vắng thì chàng rể lại hớn hở trong lòng!? 
Vườn nhà vợ tôi đủ loại cây nên có trái quanh năm, chúng chen chút nhau nên chỉ cách hơn mười thước là không thấy dáng người. Tôi có cảm tưởng như hoàng tử gặp công chúa trong rừng vậy! Đến hàng dừa tơ, quày ôn trĩu trái màu vang rực, sai oằn đụng tới mép mương, Vi đưa tôi dao, 
bảo: 
- Chặt dừa uống nhé! 
- Trái nào đây? 
- Thì tùy chọn 
      Khổ sở lắm tôi mới đem được hai trái dừa rời quày được. Dùng dao chặt phần đầu có cuống. Dao bén ngót mà tôi phạt năm bảy nhát liền mà vỏ dừa chỉ dập dập, trầy trầy, tung mấy miếng văm! Vi cười khoe hai hàm răng đều như hạt bắp: 
- Để nô tì giúp cho, thưa công tử! 
Giành lấy dao, Vi chỉ phập ba nhát nhẹ nhàng mà vỏ dừa tách ra từng mảng lớn, nhát thứ tư, nhẹ hơn, chạm vào gáo, Vi thuần thục lách nhẹ lưỡi dao, để lộ phần “cái” trắng bóc mịn màng, bao quanh phần nước sóng sánh trong veo! Một tay đưa dừa cho tôi, tay kia chỉ chỉ vào trái dừa 
bảo: 
- Chặt dừa phải chặt đầu lớn nầy nầy, Lưỡi dao phải để hơi xiêng. Ai đời ở trên bổ xuống... 90 độ. Làm sao đứt được? 
Lợi dụng tôi nắm lấy cổ tay tròn trịa mịn màng của Vi, ghé mũi xuống hít một hơi dài. Vi vẫn để yên nhưng bặm môi: 
- Có thấy con dao ở đây không thì bảo? 
Rồi cùng cười, tôi hít mũi chọc: 
- Còn ngọt hơn cả nước dừa! 
Đến địa phận chuyên canh sầu riêng. Ôi! hàng hàng thẳng tắp. Không biết cơ man nào là trái đậu trên cành! Toòng teng nhỏ to đủ cở, lủng la, lủng lẳng tầng thấp tầng cao, xem vô cùng ngoạn mục. Tôi hỏi: 
- Nghe nói sầu riêng chỉ rụng về đêm, phải không? 
- Sao lạ vậy? 
- Thì ... trời khiến để đừng bể đầu người! 
Vi cười ngoặt ngoẽo: 
- Sao trái dừa vẫn rụng ban ngày? Bộ trái dừa không làm bể được đầu người? Chủ vườn nòi vậy để cho mấy thằng ăn trộm không dám lẻn vào đó thôi! 
Rồi chỉ vào phía trước, bảo: 
- Có hai trái rụng kìa! Anh lại lượm đi! Coi chừng nó "bịch" một cái là hết có vợ đo.o..ó! 
Tôi nhìn lên, thấy hàng trăm trái lòng thòng, gai tua tủa, giống như những quả chùy của các võ tướng ngày xưa. Nói dại, nếu nó mà"phịch" xuống một cái như lời Vi nói thì dù không bể đầu, thì mặt mũi chắc cũng khó coi! Dợm chạy đi, bỗng luồng gió quái ác từ đâu lùa tới, bèn chột dạ, tôi dừng lại. Vi cười ngất: 
- Coi vậy mà cũng sợ mất vợ hén! 
Tôi chữa thẹn: 
- Vậy chớ vợ như Tây Thi thì chết sao dành! 
Má Vi càng đỏ thêm, nắm tay lại giá giá vào tôi: 
- Cái tật nịnh....... 
Tôi vừa dặt hai trái sầu riêng xuống thì Vi bảo: 
- Tách ra đi! 
Nói đoạn lại bờ rào tìm hái những nhánh bông. tôi lui cui lấy dao chặt phình phịch vào đầu lớn trái sầu riêng, dao cũng để xiêng một góc mà xem ra vỏ sầu riêng còn dai hơn cả vỏ dừa. Thật tình, sầu riêng tôi ăn có hàng trăm nhưng mỗi lần đều được mẹ bóc sẵn bỏ vào tủ lạnh, nên có biết gì đâu! 
Tôi lật qua, lật lại, chợt nhớ tới cái vỏ sầu riêng mẹ bóc xong đâu có trầy trụa, hay mất một góc đàng đầu trái, mà xem ra nó còn nguyên vẹn giống như một chiếc xuồng! Tôi sửa lại rồi dùng dao bổ theo chiều dọc, cũng chẳng ăn thua! Mệt, tôi định gọi cầu cứu, thì Vi đã đứng sát bên tôi bụm miệng cười tự lúc nào... 
Rõ ràng là Vi biết tôi không làm được mà cố chọc chơi! Bèn ngồi xuống, lấy dao, vừa làm vừa dạy đời: 
- Hồi nãy em bảo công tử “tách” ra chứ có bảo “chặt” đâu mà làm như bửa củi vậy? Đây nè, chỗ nầy lúc nào cũng có một khe hở. Chỉ cần để mũi dao vào đây rồi dùng đòn bẩy Ạc-Shi-Met là xong. Làm rể kiểu nầy mất vợ như chơi. 
Tôi bá lấy cổ Vi: 
- Giỏi quá, để anh thưởng cho một cái. 
Vi nhắm mắt, lắc đầu quầy quậy: 
- H..ô..ông..! 
Đợi khi tôi “chụt” xong, Vi mới mở mắt ra, chỉ tay vào vỏ sầu riêng, nói: 
- Cái vỏ sầu riêng nầy mà vô mặt thì còn hơn té thùng đinh nữa đó! 
Lần nào cũng có chuyện tương tự như vậy, thử hỏi sao tôi không khoái về thăm... ông bà nhạc? 
Gần tới ngày cưới, tội nghiệp Vi gầy thấy rõ. Sau nầy tôi mới biết, là con gái trưởng trong gia đình, Vi lo lắng sắp xếp mọi thứ, lại nghĩ tới ngày theo chồng, xa mẹ bỏ em nên đủ thứ tình cảm ray rức trong lòng. Vậy mà trò chuyện với tôi một hồi, mặt hoa lại rạng rỡ, nói nhỏ cho tôi vừa nghe, như một chuyện gì quan trong lắm: 
- Làm rể mà lỏng nhỏng không động móng tay, cứ đeo sát con gái người ta hoài không sợ bà con họ nói sao? 
Ba vợ tôi thường bảo tôi: “Con ở chợ không quen việc ở vườn. Con cứ về thăm, khỏi làm gì hết, đừng ngại, cứ coi như ở nhà con”. 
Tôi đem lời nầy nói cho vợ nghe, rồi châm thêm: 
- Vậy chứ anh có việc gì để làm? 
- Em chỉ cho. Gần tới ngày cưới rồi, phải có củi để nấu chứ! Hay là anh chịu khó ra chẻ một mớ.... 
- Ở đâu? 
Vi chỉ tay về một hàng củi được chất ngay ngắn từng ô một, dài chừng... vài chục mét, khúc nào khúc nấy cở bắp đùi... voi. Tôi chột dạ: 
- Chẻ hết sao? 
Vi làm mặt nghiêm: 
- Ừa!... thì tới đâu hay tới đó! Ngày còn dài mà!.... 
      Tôi xách búa đi mà tác phong rời rã như Hạng Võ tại bến Ô Giang! Nhưng muốn ăn phải lăn vào bếp, muốn cưới được vợ thì phải bửa củi, cày bừa… Thì ra lời ba tôi nói chẳng sai, bằng chứng là tôi cũng không ngoại lệ! 
      Tôi cởi áo sơ mi máng trên cành bưởi, còn lại chiếc áo thun ba lỗ trắng tinh, vốn là mô đen của con nhà giàu mới có áo lót bên trong. Dù là “công tử”, nhưng tôi thường tập tạ nên bắp thịt coi cũng ngon lành. 
      Tôi đếm thầm: Một, hai, “phập!”; một, hai “phập!” Có cái “phập” làm củi vỡ ra, có cái “phập” thì búa lại dính khắn vào củi, gỡ ra cũng tróc vải trầy vi! Khi độ mệt đã choáng váng mặt mày, nhưng còn đủ để nhận được tiếng ông nhạc ở sau lưng: 
- Bây làm cái gì vậy? 
Tôi quay lại chào ông bà vừa đi xóm về, rồi trả lời với giọng điệu của người vừa lập nên công trạng: 
- Dạ, vợ con biểu chẻ củi để khi đám cưới có mà xài! 
- Thôi, thôi! Bây “bị” nó rồi! Đi vô! Đi vô uống nước con! 
- Dạ, để con chẻ thêm một mớ nữa, ba! 
- Củi nầy ba để bán cho lò bánh mì, đâu cần chẻ! Còn củi dùng cho đám cưới thì để trong nhà kho kia, có xài mười đám cũng không hết! 
Bà nhạc lắc đầu: 
- Cái con nhỏ nầy… 
Vào nhà bà nhạc rầy Vi: 
- Chồng của mầy nó không quen làm việc nặng. Xúi dại rũi nó trợt chân trợt cẳng thì sao? 
      Bà nhạc dùng tiếng “chồng mầy” tôi thấy ấm áp lạ lùng! Còn vợ tôi thì chúm chím cười, còn liếc qua tôi với ánh mắt còn bén hơn... lưỡi búa, lại chu đôi môi đỏ ao chế nhạo. 
Thế là bao mệt mỏi trong tôi biến mất tiêu! 
      Phải nói trong đời thường, về sự thông minh, lúc nào vợ cũng hơn tôi một phép. Khi về làm dâu vợ tôi đã chứng minh đầy đủ điều đó. Ngoài sự hiếu thảo với cha mẹ chồng, vợ tôi còn nhiều đức tính như hân hậu, cần kiệm... 

      Thuở đó, ở thành phố “nhà giàu” mới có tủ lạnh (ti vi chưa có), còn dưới quê thì tuyệt đối không, bởi có điện đâu mà xài! Nên những ngày đầu, tủ lạnh đối với vợ tôi là một phát minh khoa học lớn lao, nó đủ công năng, nên có cái gì cũng “thồn” vô trong đó. Có lần mẹ tôi mở tủ lạnh, rồi nói với vợ tôi: 
- Tô mắm nêm nầy, con đừng có để vào đây, nếu không tất cả cái gì trong nầy đều có mùi mắm nêm hết. 
Chỉ chờ có dịp nầy, tôi cười hí hí: 
- Trái cây mà có mùi mắm nêm ăn càng ngon chứ sao mẹ? 
Mẹ cười, còn vợ tôi cứ đem cái sở trường là bắn nửa mắt vào tôi. 
Tôi khoái chí, nói theo kiểu đá banh thì “gỡ” được một, nhưng dường như chỉ có một mà thôi! 
Khi con chúng tôi đã lớn, tuổi có thể về quê thăm ngoại một mình, thế mà một tối cả nhà xem ti vi, không phải nhằm đoạn hài mà vợ tôi cười ngất. Con hỏi, “sao tự nhiên mẹ cười?” Một lát vợ tôi mới trả lời được: 
- Mẹ thấy bộ tướng ông thái giám đứng khúm núm kia giống"mấy thằng cha“ lần đầu coi mắt vợ quá!” Hi! Hi! 
Biết bị xỏ ngọt nhưng tôi biết gì hơn ngoài làm...thinh! May sao đến chương trình quảng cáo, quảng cáo tủ lạnh, tôi nói tỉnh bơ: 
- Tủ lanh đời mới coi bộ tốt à nghen! Nó tự khử mùi, dù “mấy con mẹ” ở vườn có để mắm nêm vô đó cũng không sợ hôi. Ha! Ha!... 
Tức thì vành tai tôi bị kéo ra cả thước, tiếp theo là một giọng tru tréo, muốn nổi da gà: 
- Trời..u.u..i! Chuyện cũ nhắc hoài! Nhắc hoài! 

     Vậy đó, “chuyện xưa” thì vợ tội nhắc được, còn “chuyện cũ” tôi nhắc thì như bị muốn nhai xương! 
      Có vợ miệt vườn, miệt quê là vậy đó!

Thái Quốc Mưu
Mailoc chuyển