Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Khung Trời Tự Do


Réveillon rộn rã tiếng cười
Đèn hoa rực rỡ khắp trời tự do
Phép mầu Đức Mẹ ban cho
Đời sống trần thế âm no hoà bình  

Kim Oanh

Giáng Sinh Xa Vời


Giáng Sinh ngày nao
Lời yêu ngọt ngào
Từng hồi chuông đổ
Tình lướt trăng sao
Giáng Sinh tưng bừng
Trời vui che chung
Bóng đêm bát ngát
Mùi hương thơm lừng
Giáng Sinh dịu êm
Ông già Nô En
Mang quà yêu đến
Nụ hôn ngọt mềm
Giáng Sinh thanh cao
Đôi lứa nguyện cầu
Tình tròn duyên đẹp
Thấm đẫm ơn sâu
Giáng Sinh chơi vơi
Lỏng bàn tay trời
Hồng ân bay lạc
Đôi bóng đôi nơi
Tiếng chuông vẫn rơi
Tình xa ngậm ngùi
Lời đồng ca vọng
Nghèn nghẹn bờ môi
Vẫn " Silent Night "
Tiếng hát phiêu bay
Gã chăn cừu ấy
Giờ trắng đôi tay
Giáng Sinh xa vời
Tuyết trắng xa xôi
Công viên ghế đá
Nỗi nhớ thương ngồi

Trầm Vân

Đánh Thức Tầm Xuân - Dương Thụ - Hồng Nhung

Cô gái mới lớn ví như nụ hoa sắp nở,như nụ hồng tinh khiết,hãy thức dậy đừng hoang dại trong cỏ cây muôn loài,để tô điểm cảnh vật thêm tuyệt vời trong ánh nắng buổi sớm mai,.Đó là khoảnh khắc chỉ có một lần của một bông hoa.Nó như là tình yêu trong sáng để cho kịp lúc bông hoa tươi thắm vừa hé nở,để tình yêu sẽ đến trong huyền diệu của thiên nhiên ban tặng cho con người,
Đó thời gian duy nhất và đẹp nhất,lúc các nụ hoa vừa chớm nở .Giây phút ấy mới đẹp và chỉ lúc ấy tình yêu đến với nhau thật tuyệt vời mà đóa hoa hay đời người chỉ được một lần thôi.Hãy trân trong những giây phút ấy . . .



Sáng Tác: Dương Thụ
Ca Sĩ: Hồng Nhung
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình


Sau Vườn Lãm Thúy - Viên Ngọại Nguyễn Khắc Nhân - Hồi Thứ Tám



SAU VƯỜN LÃM THÚY - TÁC GIẢ : VIÊN NGỌAI
Phỏng theo Nguyên tác Truyện Kiều của Nguyễn Du.



HỒI THỨ TÁM

Hộ tang quy Lãm Thúy, vấn an
Kim Quan đồng Hổ bảng danh đề
Tạm dịch Tìm sang Vườn Thúy hỏi han
Kim Quan cùng được bảng vàng đề tên.

Thúy Kiều từ ngày khuyên Từ Hải quy hàng bị Hồ Tôn Hiến ám hại, lại còn ép Kiều hầu rượu gẩy đàn, sự việc qúa sỗ xàng, phần sợ quan trên trông xuống, phần lo người dưới bàng quan, nên đem Kiều gán cho Thổ Quan, Kiều theo Thổ quan về dinh, thuyền ra đến Sông Tiền đường Kiều chợt nhớ lời Đạm Tiên dặn bèn nhẩy xuống Sông Tiền đường trầm mình, được Sư Giác Duyên đón vớt.

Giác Duyên vân du
211- Giác Duyên từ lúc giã Nàng quy
Quẩy níp đeo bầu dạo bước đi,
Chợt gặp Sư già dừng lại hỏi
Nàng Kiều hậu qủa sẽ ra chi

Sư Già nói
212- Sư rằng phúc họa bởi ông trời
Duyên nghiệp đa đoan bởi tại người
Sống đoạ thác đầy cho hết kiếp
Giác Duyên nghe nói, dạ bùi ngùi

Sư già nói
213- Sư rằng song cũng chẳng hề chi
Duyên nợ đầy rồi lại vợi đi
Có ý vớt người thì đến đó
Sông Tiền chỗ ấy gặp Kiều Nhi

Giác Duyên đến Tiền đường
214- Giác Duyên nghe nói cũng mừng lòng
Nửa nhớ nửa buồn ,vẫn đợi trông
Những tiếc những thương càng ảo não
Thúy Kiều Nàng hỡi có hay, không .

Lân la tìm thú
215- Đánh tranh che lợp mái thảo đương,
Nước biếc mây vàng dọi bóng gương
Ngư phủ vài người thuê chực sẵn
Kết chài giăng lưới dọc trường dương

Kiều gieo mình chôi qua
216- Kiều từ gieo xuống giữa dòng ngân
Nước chẩy sóng đưa đẩy lại gần
Kéo lưới Ngư ông may lại gặp
Nửa mừng nửa sợ những phân vân.

Vớt Kiều lên thuyền
217- Ngẫm nhời Tam Hợp dặn vưa qua
Lướt thướt trên mui ướt áo là
Lay gọi hồi lâu Nàng tỉnh lại
Trạc Tuyền còn tiếng vọng ngoài xa,

Kiều mở mắt nhìn
218- Giác Duyên nhận thật mặt Nàng rồi
Giấc điệp mơ màng chửa tỉnh thôi
Mở mắt nhìn coi nào thấy Đạm
Bên thuyền chỉ thấy Giác Duyên ngồi

Dọn thuyền cùng về
219- Thấy nhau mừng rỡ đủ trăm bề
Thuyền gác mái chèo đáy bỏ bê
Kinh kệ trong am ngày tháng lụn
Trào dâng trước mặt cạnh bờ đê

Khuây khỏa nỗi lòng
220- Nàng Kiều sạch nợ đoạn trường xong
Dưa muối nâu xồng chỗ quạnh không
Vãi Giác Trạc Tuyền thong thả cả
Mầu thuyền không sắc, sắc hoàn kh6ng,

Kim sang Lãm Thúy
221- Chàng từ muôn dậm để phù tang
Bối rối trăm đường dạ ngổn ngang
Hết trở vội vàng sang Lãm Thúy
Tìm Kiều thăm hỏi chữ bình an

Lãm Thúy vắng tanh
222- Tìm sang Vườn Thúy lúc ban trưa
Phong cảnh bây giờ khác hẳn xưa
Rèm nát gió lay càng xộc xệch
Bên thềm đám cỏ dãi dầu mưa

Lãm Thúy bài hai,
223- Trước sau nào thấy bóng ai nào
Chỉ thấy bên hiên một cội đào
Năm ngoái gió đông còn bỡn cợt
Bây giờ rêu phủ dấu dầy cao

Lãm Thúy thăm tin
224- Láng giềng có kẻ chợt đi qua
Vời lại thăm tin Thúy nội gia
Cho biết Vương ông vừa bị hoạ
Nàng Kiều, mãi thể chuộc, mình cha,

Thăm tin bài hai
225- Vương Quan cùng với Thúy vân à
Đều đã cùng nhau lánh bước xa
Viết mướn may thuê cầu độ nhật
Từ đây đến đó cách vài ga,

Kim Trọng tìm vào
226- Tỏ đường Chàng mới lại sang qua
Vách đất nhà tranh khốn khó gia
Lặng lẽ chung quanh nào thấy bóng
Đánh liều lên tiếng gọi… trong nhà…

Kim Vương hội ngộ
227- Nghe tiếng Chàng Vương vội chậy ra
Dắt tay rảo bước để vào nhà
Mái sau nghe tiếng ông bà đã
Trông thấy Chàng Kim lệ bỗng sa


Kim Trọng nghe tự sự
228- Ông Bà nức nở đoạn rồi thưa
Gia cảnh sui nên truyện chẳng vừa
Kiều phải bán mình mà chuộc vạ
Ra đi buồn bã khóc nhường mưa

Nghe tự sự bài hai
229- Chàng Kim về đó hỡi Kiều ơi
Nhớ rõ hôm xưa cất bước dời
Dặn lại em Vân thay Chi nó
Chút tình chất nặng khó khơi vơi,

Kim Trọng than
230- Châm quạt thề bồi lại thấy đây
Mà người xa cách có ai hay
Tỉnh rồi lại khóc hồn như sảng,
Đau khổ nào ai biết nỗi này

Vương gia về Liêu dương
23-Thổn thức trong lòng cất bước ra
Vội về sửa soạn chốn vườn hoa
Đón mời Viên ngoại cùng sang cả
Định tỉnh thay Kiều chữ nhạc gia

Đau nỗi biệt ly
232- Thấy Chàng thảm thiết qúa bi ai,
Dừng tiếng Vương ông mới ngỏ nhời
Thân ấy ngàn vàng sao nỡ bỏ
Em Vân thay chị đẹp duyên hài,

Kim Vân kết hợp
233- Bây giờ ván đã đóng thuyền rồi
Than khóc cho nhiều cũng thế thôi
Vội vã chọn ngày cho kết hợp
Trai tài gái sắc cũng vừa đôi

Càng âu duyên mới
234- Tình chị duyên em sắp sẵn rồi
Lại thêm châm quạt với thề bồi
Tình càng thắm thiết bao nhiêu nỗi
Thì bấy nhiêu điều nhớ chị thôi,

Kim Trọng tìm Kiều
235- Mực mài nước mắt chép thành thơ
Tìm tõi bao phen , vẫn lững lờ
Người ở một nơi. một nơi hỏi
Mênh mông khôn biết chữ ai ngờ…

Kim Vương đăng khoa
236- Chiếu trời ban xuống chế khoa văn
Quan ,Trọng, hai người chiếm bảng xuân
Ngõ hạnh hoa chào mừng hớn hở
Một nhà vinh hiển vẻ đai cân,

Vương Quan tạ ân Chung Lão
237- Chàng Vương nhớ đến truyện xa gần
Chung Lão ngày xưa, tới tạ ân
Hương lửa hôm nay đà kết hợp
Chung Vương hai họ kết Châu Trần

Kim Trọng nhớ Kiều
238- Ấy ai hẹn ngọc với thề vàng
Kim mã bây giờ đã hiển vang
Bèo sóng lạc loài tìm chẳng thấy
Mình thì hiển đạt chức quan sang

Kim Trọng Phó Nhậm
239- Vâng ra ngoại nhậm đất Lâm Truy
Ngàn dậm quan san dưới bóng kỳ
Năm trọn đường trường vừa tới sở
Tiếng đàn tiếng hạc vẫn không di,

Nàng Vân chiêm bao
240- Đêm thanh trướng rủ bức màn đào
Giối điệp Vân nường mộng đã cao
Tỉnh dậy thưa chàng hay tự sự
Thăng đường chàng hỏi , thử xem sao

Thăng đường dò la
241- Đêm rồi Bà lớn thấy chiêm bao
Câu truyên Kiều Nương nó thế nào
Tự sự nha này ai biết rõ
Đầu đuôi câu truyện xẩy ra sao

Đô Lại kể truyện
242- Cách đây vào khoảng ngoại mười niên
Tôi biết truyện Nàng biết cả tên
Mã Giám mua Kiều bên Lãm thúy
Ép nàng làm điếm , cực triền miên

Đô Lại kể tiếp
243- Sở Khanh giả dạng sót thương Nàng
Đưa kế đà đao, Tích Việt, sang
Tháo cũi sổ lồng cùng trốn chậy
Ngả ba Sở rẽ , mẵc thây nàng

Tú Bà hành hạ Kiều
244- Tú Bà tốc thẳng tới nơi rồi
Ép buộc nàng Kiều trở lại thôi
Bắt nhặt bắt khoan nhiều tội lỗi
Đánh Kiều gần chết thảm thương ôi..,

Kiều liều mình
245- Rằng tôi chút mọn phận đàn bà
Đành phải bán mình chuộc tội cha
Sống thác thân này đâu xa quản
Rút dao Nàng quyết hủy đời hoa,

Tiếng oan vỡ lỡ
246- Thương ôi tài sắc đến như vầy
Oan nghiệt dao này nỡ cắt dây
Xúm lại cùng nhau lo cứu tỉnh
Vực Nàng vào tạm chốn phòng tây

Mã Kiều chịu đoan
247- Bầy vai có Ả Mã Kiều ta
Thấy cảnh thương tâm sót ruột già
Liều mạng chịu đoan cho bạn để
Chiều lòng Mụ Tú, truyện vừa qua,

Thanh lâu gặp Thúc
248- Thiếp hồng vừa gởi đến Thanh lâu
Kiều Thúc hai người quấn quýt nhau
Mượn cớ thừa lương tìm cách chuộc
Cùng Chàng chung sống nửa năm sau

Kiều gặp xui
249- Nửa năm hơi tiếng mới dần dà
Bỗng thấy Nghiêm đường trở lại gia
Ép buộc Kiều nương về chốn cũ
Van nài chẳng được kiện lên nha

Qua cơn bĩ cực
250- Phủ đường nghiêm lệnh cuộc thôi tra
Xét thấy Kiều Nương quả thực thà
Xuống lệnh Mộc già cho hoạ thử
Vừa lòng Cụ lớn án thông qua,

Phủ quan khuyên Thúc Phụ
251-Dâu con đạo cả của gia đình
Thúc phụ cũng nên lượng thứ tình
Sắc ấy tài này đầy đủ cả
Để cho loan phượng được hoà minh

Kiều sui Thúc về Lâm Truy
152- Nửa năm hơi tiếng cũng vứa quen
Kiều bảo Thúc về để dọ tin
Bầy tỏ mối tình cù cát ấy
Để ngưòi chính thất hả lòng thêm,

Thúc về không dám nói thật với vợ cả
253- Thú quê thuần hức bấy lâu nay
Biết bao tưởng nhớ mấy năm chầy
Thương nghiệp dẫu rằng nhiều bận rộn
Tào khang nghĩ tới muốn về ngay

Hoạn thư đáp lời
254- Quạt nồng ấp lạnh bấy lâu nay
Chăn gối lẻ loi những tháng ngày
Thiếp vẫn một lòng trông đợi mãi
Để cùng ấm lạnh chút tình say

Họan Thư nói tiếp
255- Ít bữa Chàng về định tỉnh thôi
Kẻo Cha trông đợi tháng năm rồi
Thuần hức một lòng sau trước vẫn
Tấm lòng chung thủy chẳng chia đôi,

Thúc Sinh lai hàng
256- Đừng về muôn dậm nẻo sa săm
Ai biết lòng ai muốn hại ngầm
Về đến Lâm thành thì mới rõ
Mất kiều mất của lệ khôn ngăn

Thúc Sinh gọi hồn
257- Gần miền sẵn có một Ông Thày
Tam đảo Cửu tuyền truyện dở hay
Nói thật rõ ràng cho chủ biết
Tìm sang thiếp xuống hỏi Kiều ngay

Ông Đông trỏ về nòi
258- Nèn hương vừa ráo bỗng Thày hồi
Kể rõ tận tường để Thúc coi
Tam đảo , cửu tuyềnb tìm đủ cả
Nửa năm trời nữa biết tin thôi

Kim Trọng buồn
259- Chẳng qua đồng cốt loại ỉ quàng siên
Chết đã rõ ràng lại bảo yên
Năm nữa hay tin người ấy sống
Khác nào Lưu Nguyễn gặp nàng Tiên,

Thúc Sinh hồi trang
260- Sen tàn cúc mới trổ vài bông
Nhớ Cảnh nhớ Quê những trạnh lòng
Thưa với Nghêm đường xin cất bước
Về nhà khuây khỏa nỗi long đong

Thúc Sinh gặp Kiều
261-Nào có ngờ đâu Thúc thấy Kiều
Đầu bù tóc rối mặt nhãn nheo
Hoạn gọi con Tỳ ra lậy chủ
Vâng lời Nang phải dạ đi theo

Hoạn Thư hành hạ Kiếu trước mặt Thúc
262- Con kìa qùy xuống tháo dầy ra
Rồi lấy khăn bông rũ bụi qua
Thau nuớc kề bên lau rửa mặt
Chàng đang mệt mỏi cấm chùi đa

Hoạn bắt kiều cởi quần áo cho vợ chồng y
263- Con Tỳ trải chiêu mắc màn rồi
Quạt muồi buông màn đứng đấy thôi
Cởi cả áo quần cho chủ nữa
Đét đồn cho tỏ đứng mà coi

Hoạn thư bắt Kiều làm tờ khai
254- Bữa tiệc hôm nay có những gì
Con Tỳ nó cứ muốn quay đi
Cậy Chàng tra xét ra manh mối
Kẻo nữa sau này lắm thị phi

Thân cung
265- Kiều tôi quê quán bắc kinh thành
Gia biến cho nên phải bán mình
Mong được Chủ nhân cho đầu phật
Quãng đời còn lại khỏi chinh vinh,,,,,

Hoan Thư ưng cho Kiều xuất gia
266- Áo xanh truyền đổi tấm cà xa
Sạch nợ, Nô tỳ cất bước ra
Trạc Tuyền danh hịệu thường ngày gọi
Chuông mõ kệ kinh tháng vụt qua,

Tiểu thư quy ninh
267- Buổi đẹp trời kia Hoạn nói ra
Quy Ninh thăm Mẹ ở bên nhà
Thúc Sinh hớn hở lòng mừng rỡ
Chờ Hoạn đi rồi kíp lẻn qua,

Thúc Kiều tâm sư
268- Trên gác viết kinh Thúc vời Kiều
Cùng nhau tâm sự nỗi liêu điêu
Nợ duyên, duyên nợ bao nhiêu đó
Thôi quyết tìm đường , tránh hoạ theo,

Kiều trốn khỏi chùa
269- Tiếng gà sao sạc gáy trong đêm
Khăn gói bên mình buộc đã êm
Khánh bạc chuông vàng đem hộ vệ
Hướng tây chân bước nhẹ nhàng thêm,

Kiều vào am Chiêu ẩn
270-Cũng may Chiêu ẩn ở gần bên
Rảo bước săm săm gõ cửa liền
Nghe tiếng Trụ trì liền ra hỏi
Ai người khuya khoắt nói gì thêm,

Kiều lên tiếng
271- Tiểu Thuyền quán tại Bắc kinh xa
Lĩnh ý Sư Huynh cất bước ra
Đường xá xa sôi nên đến muộn
Xin Tháy mở cưa sẽ thưa qua

Giở đồ Chuông khánh
272- Vâng ý Sư Huynh đến cảnh đây
Vật này thành kính tặng Sư nay
Phải nơi Hằng Thủy là ta trọng
Xin hãy dừng chân đợi ít ngày…,

Kiều nương thân tại chiêu ẩn
273- Những mừng được chỗ tạm yên thân
Kinh kệ ngáy thường việc vẫn chăm
Tháng lụn năm chầy xem cũng lẹ
Bỗng người Đàn Việt ghé sang thăm

Kiều bị lộ tẩy
274-Chuông khánh khen thay đẹp qúa chừng
Giống y nhà Hoạn chữ sau lưng
Giác Duyên chột dạ đêm thanh hỏi
Kiều kể đầu đuôi .sự chẳng đừng

Giác Duyên hoảng hốt
275- Bây giờ sự đã rõ nhường này
Liên lụy mà còn khổ hại thay
Tìm cách gởi sang nhà Họ Bạc,
Rồi sau tính nước chỗ nào hay

Gởi Kiều sang Bạc Bà
276- Nhắn sang dặn hết một đôi đường

Tạm gởi Kiều sang tránh họa vương
Sau mới tìm phương đà cứu chữa
Để Nàng đến chỗ ,… thật, tình thương

Kiều bị Bạc Bà ép gả
277-Tội trộm chuông chùa qủa gớm thạy
Khôn đường dấu nhẹm ở nơi đây
Chi bằng gả quách cho xong truyện
Bạc Hạnh cháu ta cứu nỗi mày

Kiếu đòi biết mặt Bạc
278-Dù ai lòng cò sở cầu chăng
Cũng biết nhau rồi mới nói năng
Xin nguyện một lời cùng Thổ địa
Rồi sau kết nghĩa , đã mần răng

Kiếu Bạc kết hôn
279- Được nhời như cở tấm lòng riêng
Quét dọn bàn thờ để đốt hương
Qùy lậy hêt lời cùng Thổ Địa
Ước nguyện trăm năm đã rõ rường.

Kiều Bạc về Châu Thai,
280- Thành thân sau mới bước sang thuyền
Suôi gió, nhổ neo kíp kíp liền
Sang nẻo Châu Thai vừa cập bến
Bạc Sinh lên trước , dặn Kiều yên….

Bạc Sinh bán Kiều cho Tú Bà
281- Bạc Sinh tìm đến chỗ Thanh lâu
Mụ Tú nhìn Kiều định giá mau
Có vồn có lời là bán phắt
Tìm đường Bạc lánh chẳng nhìn nhau

Kiều theo Tú Bà vào lầu xanh
282-Thoãt trông Nàng đã biết thân mình
Cái kiếp tài hoa thật đủ vành
Vào thảm ra sầu cha cài kiếp ….
Lấm đầu nào quản Mẹ đời xanh..,

Kiều găp Từ Hải
283- Thanh lâu nổi tiếng có Kiều nhi
Tài sắc cầm thơ đủ mọi vì
Nghe tiếng râu xồm sang gặp mặt
Thấy Nàng tài sắc qúa cung phi

Cá Chậu, Chim lồng
284- Từ Kiếu đối diện qủa vừa đôi
Bên sắc bên tài cũng hỡi ôi
Duyên nợ ba sinh đà gắn bó
Chuộc Nàng ra khỏi chỗ tanh hôi,

Đô Lại ngưng lời
285- Tôi biết đến đây đã hết rồi
Phần sau xin hỏi Thúc Sinh thôi
Thiếp hồng mời Thúc qua dinh để
Tường tận Kiều nương đoạn hạ hồi,

Thúc Sinh kể tiếp
286- Trong quân tôi hỏi rõ ràng rồi
Từ Hải uy danh tiềng nức đời
Cho phép Kiều nương ân oán trả
Đoanh đồn đóng ở mé đông trời

Thúc sinh ngưng lời
287- Trải qua hồi ấy đến hôm nay
Không biết hồi sau chút dở hay
Bằn bặt phương trời tin tức vắng
Chỉ còn thoang thoảng gió cây lay…

Trọng được tin Kiều rõ ràng
288- Nghe tin ngơ ngác lại bồi hồi
Góc biển chân trời vẫn nổi chôi
Đọan chót quãng đời cần biết rõ
Quyết tìm gặp mặ thoả lòng tôi,

Khâm ban sắc chỉ
289- Năm mây bỗng có chiếu trời ban
Kim Trọng Lâm thành tới trị an
Vương cũng Hoài thành cùng phó nhậm
Hai nhà sửa soạn kíp thuyên quan

Trên đường qua Hàng Châu
290- Xẩy nghe thế giặc cũng vừa an
Phúc Kiến tro tàn, với Tích giang
Qua đất Hàng Châu nghe rõ truyện
Tiền đường chỗ ấy… mả Hồng nhan,

Kim Quan cùng bỡ ngỡ
291- Thật tin nghe được rõ ràng rồi
Ngày nọ trao binh đã lỡ thời
Trúng kế Hồ công, Từ tử trận,
Nàng Kiều trầm thủy thảm thương ôi,

Người Hàng Chau nói
292- Những thương lòng dạ của kiều Nương
Chữ Hiếu chữ Tình thật ngổn ngương
Vì một chữ Trung mà đến nỗi
Theo chân Tù trưởng đến Tiền đường…

Người Hàng Châu Kể tiếp
293- Ám hiệu bầy ra giết hại Từ,
Ngàn đời tiếng xấu vẫn còn dư ….
Hầu rượu, gẩy đàn vui suốt sáng
Nghĩ mình phương diện vội vàng thư..

Kim Trọng nghe xong khóc Kiếu
294- Ới hỡi Kiều Nương ới hỡi Kiều
Đôi ta Duyên Nợ có bây nhiêu
Trông vời dòng nước xa thăm thẳm
Cái nghiệp Đoạn trường hẳn cũng tiêu,

Khóc Kiều bài hai
295- Mực mài nước mắt biết bao phen
Tìm khắp Lâm Thành vẫn bặt tin
Nào biết Lâm Truy nơi nẻo ấy
Rầy vò thề sác bởi đòn ghen

Khóc Kiều bài ba
296-Một nhà vinh hiển chỉ riêng em
Lận đận quê người quá thập niên
Lấy hiếu làm trinh lòng trọn vẹn
Lấm đầu nào quản chút thân lươn,

Khóc Kiều bài bồn
297= Ấy ai hẹn ngọc lại thề vàng
Kim mã ngọc đường đã hiển vang
Chỉ một mình em là bất hạnh
Quê người chìm nổi, nỗi gian nan,

Khóc Kiều bài năm
298- Thề nguyện Thúy hiên, mới độ nào
Những là dầy ước lại mai ao,
Một nhà xum họp cho êm đẹp
Nào có ngời đâu, phận má đào …..


Kim Quan lập đàn chiêu hồn Kiều
299-Chiêu hồn thiết vị lễ thưởng rồi
Cắt kết, giải oan , sạch nợ đời
Lại nguyện hương hồn lên cõi Phật
Đời đời thoát khỏi chỗ tanh hôi,,

300-Bài Văn Kim Trọng Tế Kiều ở Tiền đường
Than ôi! Vật đổi, sao dời,
Sương rơi , tuyết sạch,
Bóng quang âm vùn vụt ngả về tây
Thân lưu lạc nỗi chôi nơi đất khách
Một bản điếu văn
Đôi đàng ngăn cách,
Nhớ Thúy Kiều người ước nguyện trăm năm của anh khi xưa
Phúc hậu hiền hoà
So bề tài sắc
Chữ tốt văn hay
Thi hoạ cầm kỳ,
Nết na thanh bạch,

Gặp cơn gia biến nên Nàng đành phải bán mình chuộc vạ cho cha về cùng Mã giám, Đạo làm con coi chữ Hiếu nặng tầy non , trao trâm quạt dặn rõ ràng minh bạch, Từ đấy: Góc bể bơ vơ,Chân trời lưu lạc,

Đất Liêu Dương Thúc Phụ mãn phần, nên Nghiêm Phụ gọi anh về hộ trở,
Lúc chia tay lòng dạ phân vân, Trên cật Ngực dặn em nên cẩn thận,
Khi mãn tang trở lại Thúy hiên thấy quạnh quẽ bốn bề im phăng phắc,
Người lối xóm đi qua vời lại hỏi thăm tin, thì mới biết rõ ràng thêm chút nữa,
Lần theo địa chỉ thăm dò, lên tiềng chàng Vương ra đón khách,
Vừa ngồi xuống Vương ông nhìn thấy, bỗng oà lên ới hỡi Kiều nhi,
Mới bước ra Vương Bà nhận thấy tỏ tường, cũng sùi sụt Chàng Kim về đó ……
Nọ châm quạt thề bồi còn trọn vẹn
Với kim thoa gắn bó hãy còn đây,
Vội trở về sửa soạn chốn hoa viên đón rước Nhạc gia sang phụng dưỡng,
Từ ngày ấy:
Cảnh sầu thảm khôn ngăn dòng lệ chẩy,
Bức tâm thư tím tõi mấy năm dòng
Người một nơi hỏi một nơi,sương pha mái tóc
Thư một nẻo , tìm một nẻo, lệ sầu khôn sạch
Cũng may thay!
Chế khoa rộng mở, Ngõ Hạnh hương bay,
Được tin phó nhậm , Nam Bình trọng trách
Cùng nhủVương Quan,Phó nhậm Hoài Thành,
Trên đường đất khách Qua đất hàng Châu,
Tỏ tường minh bạch
Nên mới :Lập đàn tế lễ, Cầu độ Hương linh,
Thoát bề khổ ách,
Những đau lòng:
Khối tình mang xuống chưa tan,sót người bạc mệnh,
Rẽ chân bèo sóng lạc loài, quê người đất khách, Thương ôi! Kim Trọng

Giác duyên qua Tiền đường
301-Giác Duyên từ tiết giã nàng Kiều
Quẩy níp đeo bầu hứng gió reo
Lũng thững Tiền đường nhìn nước chẩy
Trông lên đàn tế thấy tên Kiều,

Giác Duyên hỏi chủ đàn
302- Người đâu thân thích họ hàng sao ?
Cầu đảo đàn tràng ? nghĩa thế nao
Ai khóc người còn…, hay thế nhỉ
Muốn nhìn, rõ mặt bước theo tao,

Kim Trọng hỏi Sư Giác Duyên
303-Đàn tràng cầu đảo chình Kiêu Nương
Quê quán Bắc Kinh gặp đoạn trường
Xin hỏi Sư Bà cho biết rõ
Ở đâu mà lại có Kiều Nương ?

Kim Trọng thưa tiếp
304- Đây chồng, đây Mẹ với cùng cha,
Đó nọ em dâu, cũng ruột già
Xin hỏi Sư Thày tường tận nhé
Từ lâu tìm kiếm qủa không ra,

Giác Duyên đáp
305-Trả ân, ngày nọ ở Lâm Truy
Tường tận rẽ rành mọi thị phi,
Lại gặp Sư Bà Tam Hợp chỉ
Sông Tiền đến đó vớt Kiều nhi,

Giác Duyên kể tiếp
306-Trên mui lướt thườt áo là xanh
Lay gọi Trạc Tuyền vụt tỉnh nhanh
Gác mái, neo thuyền vế am ở
Cùng ta kinh kệ, cảnh am thanh,

Một nhà xum họp
307-Rẽ lau vạch cỏ để tìm đi
Qua rạng lau thưa đến trụ trì
Lên tiếng gọi Nàng ra hội ngộ
Cả nhà mừng rỡ lệ khôn di,

Nỗi mừng khôn tả
308-Trông xem đủ mặt cả gia đình
Cha Mẹ, hai em, với Kim sinh
Thêm nữa em dâu, Chung Lại đó
Mừng mừng, tủi tủi, thật linh tinh

Tạ Thày cùng về cố quận,
309-Cùng nhau qùy lậy tạ Sư Thày
Muôn đội tái sinh nghĩa nặng dầy
Nửa ở nửa về so sánh mãi
Sau cùng mới quyết trở về ngay,

Mừng chủ đoàn viên
310- Một nhà xum họp cả gia đình
Tủi tủi mừng giọt lệ sinh
Vật vã khóc than cùng kể lể
Giã Thày giã cảnh kíp về Dinh,

Mở tiệc đoàn viên
311-Tiệc mừng mở tại chỗ tư dinh
Hớn hở chung vui rất hậu tình
Cạn chén Nàng Vân bầy tự sự
Tái hồi Kim Trọng, thật là vinh

Phần tổng kết

312- Cho hay muôn sự bởi trời già
Sắp xếp thành khuôn khó biết a
Bĩ thái tuần hoàn thay đổi mãi
Xưa nay đâu có khác chi mà

Kết thúc
323-Chữ Tài chữ Mạnh biết đâu lường
Cái Nghiệp Đoạn Trường đã vấn vương
May, rủi, tại người khôn trách lẫn
Trà dư tửu hậu, đọc vài chương ./.


Sau Vườn Lãm Thúy chung.
Tiết Trung Thu Năm Kỷ Sửu,Tháng Ba ngày Cốc Vũ Dương lịch tháng Tư, ngày 29. năm 2009 Viên Ngoại Nguyễn Khắc Nhân tự Thái Hanh Giải Văn học năm 2005 tại Victoria Giải Cao niên xuất sắc năm 2008 tại liên bang Úc.

Mùa Thu Năm Kỷ Sửu sau tiết Cốc Vũ
Dương lịch ngày 29-4-2009
Viên Ngoại : Nguyễn Khắc Nhân(Thái Hanh)

HẾT

Mùa Đông Cali


Suốt mấy hôm nay gió bão bùng, 
Mưa dầm sũng nước ướt lung tung. 
Lái xe trơn trợt đường nguy hiểm, 
Cuốc bộ dù che bước lạnh lùng.

Báo động cho hay thời tiết xấu, 
Thông tin phổ biến nhắc lưu thông. 
Mọi người hiểu biết lo phòng tránh, 
Rét mướt mùa Đông chớ ngại ngùng.

Mưa rơi nặng hạt thấy buồn thiu, 
Nước trắng đường đi bước chậm nhiều. 
Đưa đón học trò nghe ướt át,
 Đứng chờ bọn trẻ thấy đăm chiêu.

Cuộc đời tóc điểm sương hiu quạnh, 
Xã hội đầu xanh trẻ nhỏ chìu.
Học giỏi Cali trường dạy khá, 
Tuổi thơ cơ hội biết bao nhiêu!

Mai Xuân Thanh
Ngày 11 tháng 12 năm 2014

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Thơ Tranh:Chúc Mừng Buổi Ra Mắt Tuyển Tập Thi Sĩ Minh Đức Hoài Trinh Chính Khí Của Người Cầm Bút - Ngày 14/12/2014

Lời chúc mừng của các Thân hữu: Tài Tử Kiều Chinh, Ca Sĩ Thanh Thúy, Thân Hữu Kim Phượng, Nhạc Sĩ Anh Bằng, Thi Sĩ Từ Mai, Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng&Kim Liên và Nhà Văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, mến tặng Thi Sĩ Minh Đức Hoài Trinh nhân ngày ra mắt Tuyển Tập của chị vào Chúa Nhật 14/12/14, tại Santa Ana, CA - Hoa Kỳ
Anh Trần Việt Hải cung cấp chi tiết và hình ảnh, Kim Oanh trình bày Thơ Tranh.  


1/ Xuân Vẫn Tha Hương - Minh Đức Hoài Trinh 


2/ Mẹ Bảo Ta Đừng Nhìn Qua Cửa Sổ - Minh Đức Hoài Trinh


3/ Kiếp Nào Có Yêu Nhau -  Ca Sĩ Thanh Thúy & Minh Đức Hoài Trinh


4/ Tài Tử Kiều Chinh tặng  Minh Đức Hoài Trinh


5/ Kim Phượng Úc Châu tặng chị Minh Đức Hoài Trinh Mừng Sinh Nhật thọ 85 tuổi


6/ Nhạc Sĩ Anh Bằng chúc mừng Sinh Nhật 85 tuổi của Minh Đức Hoài Trinh


7/ Nhà Thơ Cung Trầm Tưởng và Kim Liên chúc thọ Thi Sĩ Minh Đức Hoài Trinh


 8/ Nhà Thơ Từ Mai chúc thọ Thi Sĩ Minh Đức Hoài Trinh


9/ Nhà Văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh chúc thọ Thi Sĩ Minh Đức Hoài Trinh


 Kính quý niên trưởng cố vấn, quý giáo sư lưu tâm, quý thân hào nhân sĩ, quý ông bà anh chị em trong các phạm vị văn học, âm nhạc, nghệ thuật, báo chí truyền thông, quý mạnh thường quân yễm trợ viên,

Trong chiều hướng thực thi văn hóa khi Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ cố gắng thực hiện những điều tích cực, lợi ích cho cuộc sống khi phối hợp cùng những tổ chức thân hữu trong cộng đồng để vinh danh, tri ân những đóng góp quý báu của những tài năng văn hóa, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ tạo những tác phẩm ghi nhận những đóng góp thiết thực, tích cực của những nhà văn hóa đó, những tác phẩm như vậy sẽ nối kết những thân hữu trong các phạm vi khác nhau như văn, thơ, họa, nhiếp ảnh, nhạc, báo chí, truyền thông đại chúng, dù nhân sự đã thành danh hay chưa, tuổi tác khác nhau, nhưng mỗi người nhìn vấn đề trong ý tưởng của riêng mình qua tác phẩm chung như vậy, điển hình như Tập sách "Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút" được tổ chức vào ngày 14 tháng 12, 2014 tại nhà hàng Seafood Emerald Bay, khi Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ phối hợp cùng nhóm Thân Hữu Quảng Ngãi và nhóm Thân Hữu Văn Bút. Sự thành công, nếu có, là do sự đoàn kết hiệp lực của mọi người, một cá nhân khó làm nhiều công việc ở những chuyên môn khác nhau. Trần Việt Hải xin trân trọng cảm ơn mỹ ý của hai nhà văn trưởng thượng Minh Đức Hoài Trinh và Nguyễn Quang.

Điều những hậu bối trong khả năng giới hạn của anh chị em Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã và sẽ tiếp tục cố gắng thăm viếng hay tổ chức hay đồng tổ chức dịp vui hay sinh nhật của những văn nghệ sĩ cao niên như Thinh Quang, Nguyễn Hữu Thời, Lam Phương, Nguyễn Thanh Liêm, Minh Đức Hoài Trinh, Anh Bằng,... dù âm thầm hay nhỏ hẹp do quý trưởng thượng cho phép viếng tư gia, hay một điểm dưỡng bệnh mà nhóm bạn hữu thiện chí đã thực hiện vào dịp cuối tuần. 

Khi thời gian trôi qua, những niên trưởng văn nghệ sĩ, những bậc trưởng thượng văn hóa đối diện với tuổi hoàng hôn, tuổi chiều bóng xế càng ngày càng nhiều, trong cộng đồng khắp nơi đã có nhiều nhóm văn nghệ sĩ thăm viếng Viện Người Già hay Viện Dưỡng Lão, hay riêng tư như Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ xin phép thăm viếng quý niên trưởng văn hóa hay quý văn nghệ sĩ đau yếu tại những điểm thích hợp cho phép. Thiết nghĩ trong kiếp sống phù vân này những điều tích cực, những thành viên Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ sẽ tiếp tục lưu tâm.

Trân trọng kính chào.
Trần Việt Hải, một thành viên CLBTNS


Thiên Thai Tống Biệt - Tào Đường (? - ?)

Nhân mùa Lễ Giáng Sinh, gửi đến ngườI thân quí một bài thơ xưa để đọc cho vui. Đây không phải là dịch thơ mà chỉ là mượn ý mươn lời. Và, xin được phép riêng gửi về tuổi trẻ tôi, một thời, cứ ngỡ Thiên Thai là một nơi chốn đâu đó có thể đi đến được.
 Chúc Mừng Giáng Sinh An Lành Và Ơn Phước.
PKT 12/10/2014



Thiên Thai Tống Biệt - Tào Đường (? - ?)

Ân cần tương tống xuất Thiên Thai
Tiên cảnh na năng khước tái lai
Vân Dịch ký qui tu cưỡng ẩm
Ngọc Thư vô sự mạc tần khai
Hoa lưu động khởi ưng trường tại
Thủy đáo nhân gian định bất hồi
Trù trướng khê đầu tòng thử biệt
Bích sơn minh nguyệt chiếu thương đài

Phụ Chú : Căn cứ vào nguyên tác , chữ "cưỡng" ở câu 3 , tôi lại hiểu là chữ "cường".

Dịch Xuôi : Thiên Thai Tống Biệt

Dùng dằng tiễn nhau dời khỏi Thiên Thai về cõi trần
Tiên cảnh một lần xa là không còn quay trở lại được
Rượn tiên Vân Dịch hãy mang về để bồi dưỡng cho sức khỏe
Còn bí kíp Ngọc Thư xin giữ lấy để khi có chuyện cần hãy mở ra coi
Hoa nở ở cửa động sẽ còn tươi thắm mãi mãi đợi chờ
Nhưng nước chảy về trần rồi đâu chảy ngược trở lại nữa
Thẫn thờ bên suối từ đây vĩnh biệt
Núi biếc, rêu ngàn lấp lánh trong trăng

Thiên Thai Tống Biệt

Xót xa tiễn biệt chốn Thiên Thai
Tiên cảnh từ đây vắng bóng ai
Vân Dịch, tình nồng, hương rượu nhạt
Ngọc Thư, duyên lỡ, nét vàng phai
Hoa cài cửa động còn vương vấn
Nước chảy đầu khe vẫn miệt mài.
Bên suối, thẩn thơ, từ cách biệt
Rêu ngàn, cô quạnh, ánh trăng lay.


Phạm Khắc Trí

Sơ Lược Trường Trung Học Tống Phước Hiệp Qua Các Giai Đoạn

        Ngày xưa trường khi còn mang tên Elémentaire Superieur, trường chỉ có hai dãy lớp, một nằm bên hông Tiểu Chủng Viện Xuân Bích, và một đối diện với Thánh Thất Cao Đài Vĩnh Long trên đường Nguyễn Thái Học.

      Ngày 2 tháng 12 năm 1949, trường được chính thức mang tên Collège de Vinhlong, với " Hai Lớp Bổ Túc". Trường đã hợp thức hoá ngày 8-12-1949 dưới danh hiệu Trường Cao Tiểu Vĩnh Long.

      Theo nghị định số 189/GD-NĐ ngày 24 tháng 9 năm 1954, Collège de Vinhlong được đổi  thành Trường Trung Học Đệ Nhất Cấp, được mang tên mới Trung Học Nguyễn Thông, và bắt đầu được một vị Hiệu Trưởng chính thức điều khiển.

      Ngày 29-5-1956, Trường mới có một trụ sở xứng đáng.
      Nghị định số 249GD/NĐ ngày 14-2-1958 nâng Trường lên hàng Trung Học Đệ Nhị Cấp.

      Theo nghị định số 108/GD-NP, ngày 23-1-1961 trường Trung Học Nguyễn Thông được đổi tên thành trường Trung Học Tống Phước Hiệp, tên của một vị Công Thần đời Nguyễn đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của Vĩnh Long.


      Khi trường Tống Phước Hiệp dời về địa điểm mới - Số 106 Đường Gia Long.
      Trường chỉ có hai dãy lầu hình chữ L, một nằm dọc theo đường Hùng Vương và một nằm dọc theo đường Pasteur.
      Bên trong trường có một hồ bơi nằm giữa Phòng Khánh Tiết và dãy lớp dọc theo đường Hùng Vương, và một dãy trệt nằm dọc theo bên hông phố sau lưng tòa biệt thự của Thầy Cô Hiệu Trưởng.
      Năm 1972, trường xây thêm bốn dãy nữa, bao gồm Phòng Sinh ngữ, Thư viện và phòng Thí nghiệm.

      Theo tài liệu được ghi trong quyển Kỷ Yếu Tống Phước Hiệp 73-74. Giấy phép số 190/74 BDVCH/KSALP/TP cấp ngày 30-4-1974 in tại Thanh Bình Ấn Quán - 166 A Bùi Thị Xuân - Sài Gòn , với số lượng 1500 quyển, được phát hành ngày 8-5-1974.
      Ngôi trường với 4.225 học sinh này đã trải qua đúng một phần tư thế kỷ , với 76 lớp học, một Ban Giám Đốc nhiệt tâm và Ban Giảng Huấn hăng say gồm 112 vị Giáo sư.


Những vị Hiệu Trưởng qua các thời:

  - Từ 1949 đến năm 1954 Hiệu trưởng đầu tiên là Thầy Nguyễn văn Kính.
  - Từ năm 1954 đến 1957 Thầy Bửu Trí làm Hiệu trưởng
  - Từ năm 1957 đến 1959, Thầy Nguyễn Băng Tuyết làm Hiệu trưởng. Về sau Thầy đổi về Bộ Giáo Dục và giữ chức vụ quan trọng hơn.
  - Từ năm 1959 đến 1961, Thầy Lý Chánh Đức làm Hiệu trưởng. Về sau Thầy đổi về Bộ Giáo Dục và giữ chức vụ quan trọng hơn.
  - Từ 23 tháng 1 năm 1961 đến 1963 Thầy Trương văn Cao làm Hiệu trưởng. Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, cao trào chống đối đảng Cần Lao Nhân Vị lên cao, Thầy Trương văn Cao được thuyên chuyển về Sài Gòn.
  - Từ 1963 đến 1966, Thầy Nguyễn Hữu Lễ lên thay chức vụ Hiệu Trưởng. Sau đó thầy Nguyễn Hữu Lễ được thuyên chuyển về Bộ Giáo Dục.
  - Từ năm 1966 đến năm 1971 Thầy Đào Khánh Thọ lên làm Hiệu Trưởng. Năm 1971, thầy Đào Khánh Thọ được bổ nhiệm Trưởng khu Học Chánh Vùng 4.
  - Từ năm 1971 đến năm 1975 Cô Võ thị Ngọc Dung lên làm Hiệu trưởng.

     Trường Tống Phước Hiệp đã chứa nhiều sắc nét:Những phòng học khang trang, một Vườn Hoa xinh xắn, một sân Thể Thao đa dụng, một phòng Thí Nghiệm tối tân, một Thư Viện đầy đủ và nhiều phòng chuyên môn như phòng Sử Địa, Phòng Sinh Ngữ, Phòng Kinh Tế Gia Đình, Phòng Y Tế, 

 Thư Viện Tống Phước Hiệp.


      Hình thành từ năm 1965, Thư viện đã được phát triển toàn diện với 10.145 quyển sách qua 1987 nhan đề khác nhau và nhiềy tạp chí.Với 60 chổ ngồi chiếm một diện tích 100 mét vuông, Thư Viên mỗi ngày đón nhận khoảng 300 học sinh đến đọc sách và độ 200 học sinh mượn sách về nhà.
      Song song  với những sinh hoạt thường xuyên, Thư Viện còn tổ chức những buổi chiếu bóng, thuyết trình và triển lãm đặc biệt.
 Năm 1969, dưới sự bảo trợ của Phụ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hoá. Thư Viện đã tổ chức một cuộc triển lạm trong khuông khổ Tuần Lễ Văn Hoá cho toàn thể học sinh tỉnh Vĩnh Long thưởng lãm.

      Trong hai ngày 8 và 9 tháng 1 năm 1974, Thư Viện đã được chọn làm địa điểm cho khoá Hội Thảo Quản Thủ Thư Viện 16 Tỉnh Miền Tây. Trong dịp này, Thư Viện được hân hạnh đón tiếp Ông Giám Đốc Nha Trung Học, Phái đoàn Thư Viện Trung Ương. Vị Đại diên HĐVHGD cùng Ông Đào Khánh Thọ Khu Trưởng Khu VI Học Chánh. Cựu Hiệu Trưởng Tống Phước Hiệp, người đã đóng góp nhiều cho sự phát triển Thư Viện
      Kể từ niên khoá 1974, Thư Viện Tống Phước Hiệp được chọn làm Thư Viện mẫu cho Khu VI Học Chánh.

      Những vị phụ trách Thư Viện gồm có:
- Ông Đặng Ngọc Diệp
- Ông Trần Văn Lập
- Bà Lê Thị Liên Anh
- Ông Trần Văn Thành
- Bà Nguyễn Ngọc Hoa
- Cô Đặng Thị Thời
- Cô Huỳnh Thị Huynh
- Bà Lê Thị Hồng Hạnh

Phòng Thí Nghiệm

       Chiếm một diện tích bằng 3 phòng học với non 300 dụng cụ thuộc đủ các môn: Lý Hoá, Vạn Vật, phòng Thí Nghiệm Tống Phước Hiệp có thể thực hiện hầu hết các thì nghiệm Khoa Học, từ cấp 6 đến cấp 12.
       Hoạt động chính của phòng là yểm trợ dụng cụ Thí Ngiệm cho Giáo sư dạy lớp và trưng bày các Thí Nghiệm mẫu tại phòng.
Học sinh cũng có thể tự tay thực hiện các bài học thực tập ngay tại đây, sau khi học lý thuyết tại lớp, dưới sự chỉ dẫn của Giáo sư dạy lớp hay Giáo sư phụ trách các môn ở phòng Thí Nghiệm.
       Niên khoá 1973-1974 phòng đã thực hiện hai kỳ triển lãm, một về “ Nham và Động Vật Biển” một về “Động và Thực Vật vùng Đồng Bằng Cửu Long”, đồng thời đã thu góp được một số lớn mẫu vật do các học sinh mang đến.
       Phòng Thí Nghiệm Tống Phước Hiệp là một Phòng Thí Nghiệm lớn và đầy đủ cho một Trường Trung Học lớn.

Phòng Sinh Ngữ


       Phòng với hệ thống ghi phát âm là nơi mà học sinh tới học trong các giờ Sinh Ngữ. Những băng nhạc, lời, phim chiếu bóng và những tranh ảnh liên quan tới các Quốc Gia có sinh ngữ giảng dạy, được trình bày tại đây để học sinh gần hơn với thứ tiếng đang học.

Phòng Sử Địa


       Trong phòng với những bản đồ treo tường, một màn ảnh dung cho máy phóng hình và máy chiếu phim, đó là những trợ cụ đầu Tiên của Phòng Sử Địa mới được thiết lập. Một thế giới màu sắc và di động đã tăng thêm phần hứng thú cho các học sinh trong giờ Sử Địa.

     Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, theo vận nước nổi trôi, trường cũng bị đổi tên. Tuy nhiên trường có mang tên gì đi nữa thì trường Tống Phước Hiệp vẫn là kỷ niệm thương yêu và mãi mãi là một hồi ức đẹp của tất cả học trò đất Vĩnh Long nói riêng cùng người đồng hương nói chung.

    ( Những chi tiết sưu tầm được chắc chắn là chưa đủ. Nếu quý vị độc giả có biết thêm chi tiết, xin vui lòng bổ túc. Chân thành cám ơn!.) - Trân Trọng

Chú thích:

  * Chi Tiết Kim Oanh ghi chú trong ngày lễ Kỷ Niệm 55 năm Thành Lập Trường Tống Phước Hiệp tổ chức năm 2004 tại Vĩnh Long do Thầy Mai Phùng Võ đọc.(Cựu Hội Trưởng Hội Phụ Huynh Học Sinh - Trường Tống Phước Hiệp Vĩnh Long trước 1975)
** Chi tiết và hình ảnh trích từ Kỷ Yếu Tống Phước Hiệp 1973-1974 do Cựu học sinh Lương Tuyết Vân niên khoá 1969-1976  lưu giữ.

Lê Thị Kim Oanh 
Cựu học sinh Tống Phước Hiệp
Đệ Thất Lớp 6/8 - Đệ Nhất D8( Trước năm 1975 là Đệ Nhất Ban A)
Niên Khoá 1969-1976


Mùa Đông Chia Xa



Mùa đông phương xa
Mưa lạnh nhạt nhòa
Cây trơ trụi lá
Lạc dấu tình ca

Mùa đông xa xôi
Tuyết buốt lạnh rơi
Công viên trắng xóa
Ghế tuyết buồn ngồi


Mùa đông xa xưa
Nhớ mấy cho vừa
Bên nhau ấm áp
Dìu gót tình đưa

Mùa đông dịu êm
Se lạnh môi em
Tình hồng đôi má
Tóc nhớ dài thêm

Mùa đông Nô En
Thắp nến hồng đêm
Ấm lời cầu nguyện
Tình đẹp tơ duyên

Mùa đông xa nhau
Thương nhớ bạc đầu
Em rời xa xứ
Tình biết về đâu?

Mùa đông lênh đênh
Góc phố một mình
Gọi tên em mãi
Trời cứ lặng thinh

Mùa đông ngu ngơ
Tình đau vật vờ
Em xa vời vợi
Tình mõi mòn chờ

Trầm Vân

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Lời Người Ngoại Đạo


Ngày xưa sao hạn một thời
Bởi con ngoại đạo ngõ lời yêu em
Cũng từng quì gối đã thèm
Lâm râm khấn vái Chúa đem con về
Xa rời một kiếp u mê
Theo chân Chúa nạn nhiêu khê chẳng sờn
Chúa ban cứu chuộc hồng ơn
Cho con thoát khỏi cô đơn đường tình
Hằng năm nhớ đến Giáng Sinh
Chúng con dìu dắt luôn tin tưởng đời

Lê Kim Hiệp

Thơ Vui Cảm Tác: Đóa Quỳ


Đóa Qùy

Một sáng ra thăm đóa dã qùy
Sương mai còn đọng hạt lưu ly
Cũng màu sắc thắm khoe duyên ấy
Rộn rã con tim thuở dậy thì



Kim Phượng
***
 Dã Qùy




Ờ, đọc bài thơ Đoá Quỳ, anh có cảm tác một bài nè:

Anh ước hoá thân một "Quỷ Già" (*)
Mỗi ngày em đến gặp như hoa
Cho vơi nhung nhớ vì xa cách
Được thấy mắt đầy vẻ thiết tha


Quên Đi

(*) Âm nói láy của Dã Quỳ. Hay chưa
***
"Dĩ Hòa"


Ừa, em đọc xong cũng cảm tác nè

Em ước hoá Tiên để "dĩ hoà" *
Mỗi ngày miệng nở nụ cười hoa
Cho hai anh chị đừng cải cọ
Để đời tươi đẹp chớ có la 


(*) Âm nói láy của Dã Quỳ. Hay chưa hi...hi....
Kim Oanh

Thơ Tranh: Em Mơ Một Đóa Quỳnh


Tranh Vẽ: Họa Sĩ Thanh Trí
Thơ: Mai Xuân Thanh
Thơ Tranh: Kim Oanh

Xướng Họa: Giữ Ngọc Cho Nhau


Giáo già tuổi đời lụm cụm
Lưng còng năm tháng đẩy đưa
Nghễnh ngãng mắt mờ chân chậm
Ngu ngơ sáng nắng chiều mưa
Mỗi năm một lần họp mặt
Bạn quí trò yêu khắp nơi
Ròn rã tiếng cười cởi mở
Mừng vui nói sao nên lời
Bạn quí vẫn như thuở trước
Trò yêu vẫn như ngày nào
Thời gian trôi qua nhanh quá
Thương nhau biết nói làm sao
Tội lắm danh hờ tiếng hão
Tình xưa nghĩa cũ thâm sâu
Phải quấy nỗi đời đen trắng
Gìn vàng giữ ngọc cho nhau

Lời Thêm : "Gìn vàng giữ ngọc" chữ nghĩa lấy trong Truyện Kiều - Nguyễn Du ."Gìn vàng giữ ngọc cho hay / Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời ". Vàng ngọc ở đây ý nói về tình đồng môn , nghĩa sư đệ có được của các cựu học sinh và cựu giáo chức 2 trường Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm Cần Thơ ở hải ngoại , thể hiện qua các buổi họp mặt hàng năm và phát hành đặc san kỷ niệm ,sau gần 20 năm qua ở một số tiểu bang Hoa Kỳ, Canada , và Úc Châu. Họp mặt thường niên năm nay được tổ chức vào ngày 10/10/2014 tại Phoenix, Arizona. Cầu chúc quí anh chị em mấy ngày họp mặt thật vui ,như mấy năm trước đây, trong tình đồng môn nghĩa sư đệ , tiếp tục gìn giữ được cho nhau mối thân tình đã có từ bấy lâu nay, coi nhau như anh chị em một nhà, và...gìn vàng giữ ngọc cho nhau. Vâng, chỉ muốn được như vậy thôi. PKT 09/18/2014

Phạm Khắc Trí
*** 
Tình Bạn Văn Thơ Cuối Đời
( Họa bài Gìn Vàng Giữ Ngọc của Thầy PKT )

Đã qua quãng đời co cụm
Thơ viết không người nhận, dưa
Niềm vui thường luôn đến chậm
Như nắng hừng lên sau mưa
Bạn quí cuối đời gặp mặt
Bao năm xa cách đôi nơi
Vườn thơ chân tình rộng mở
Ngại ngùng chẳng thốt ra lời
Mà lại như quen từ trước
Kỷ niệm mới buổi hôm nào
Thời gian qua đi chóng quá
Tuổi già nhưng cũng có sao
Đọc thơ, cùng cười : " Hảo, hảo ! "
Nghĩa tình thoắt đã nặng sâu
Chứa chan quãng đời tóc trắng
Niềm tin gởi trọn về nhau ...

Phương Hà
( 04/10/2014 )
 *** 
Buồng Tim Rộng Mở

Ô hay ! ngoài bảy cụm
Thời gian như thoi đưa
Cái già không chầm chậm
Thê thãm những chiều mưa

Mong đến ngày họp mặt
Bạn bè cũ muôn nơi
Những buồng tim rộng mở
Những ánh mắt muôn lời

Tình sắc son sau trước
Tha thiết tự thuở nào
Như kim cương đẹp quá
Lấp lánh tựa ngàn sao

Không có gì tuyệt hão
Nhưng tình thì thâm sâu
Đẹp sao mái tóc trắng
Má hóp cười bên nhau!

Mailoc

Cali 10-04-14
*** 
 Ký Ức Một Thời

Thoáng quay lại những ngày xưa
Thời gian chảy ngược trôi đưa
Cậu học trò từng lí lắc
Nhưng ưa mộng những ngày mưa
Đã trở thành ông giáo trẻ
Đem dăm chữ rải nơi nơi
Tánh tình hầu như thay đổi
Câu nói giữ kẽ từng lời
Theo tác phong nhà mô phạm
Không buông thả như thuở nào
Để làm gương cho tốp nhỏ
Bạn bè chẳng hiểu vì sao
Mình hiên ngang trong nghiệp giáo.
Thế rồi kỷ niệm chìm sâu
Ký ức đi vào quên lãng
Đôi dòng thố lộ cùng nhau...

Quên Đi

Nhớ Nguyễn Hữu Nhật

 


Một lần bắt tay hẹn ngày tái ngộ
Nhiều dịp điện đàm mong ước đoàn viên
Nguyễn Huynh ơi ! Còn đó chuyến nhân duyên
Đất Mỹ, trời Âu đôi miền cách trở

Ai quên được thuở "Hoa Đào Năm Ngoái"*
Những ân tình thắm thiết " Hai Chị Em"*
Hồn Văn Thơ, nét vẽ ...hãy còn nguyên
Vòng cát bụi đành hiện tiền, khuất núi

Thơ Tỷ, Huynh tặng...Đệ in sách mới
Chưa kịp gửi đi đã hết đợi, thôi chờ
Nhận hung tin...lòng chết lặng, sững sờ
Tuôn nước mắt thay dòng thơ bật khóc

Đời cọ vẽ, đời thơ văn tinh lọc
Sẽ nghìn năm Văn Học sử lưu truyền
Nguyện Hương Linh an ngự cõi tịnh yên
Nụ cười ánh mắt từng an bình cõi tạm

Nén hương lòng Đệ vẽ vòng mây xám
Trời đang Thu hồn lá phả sương mù
Sống anh hùng, năm tháng chỉ phù du
Thắp hồi ức tiễn Huynh về miên viễn

Phạm Tương Như
12/15/2014
 

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Khi Em Về

 
 

Khi em về trời xanh và gió mát
Con đường mòn thơm lá mục quê hương
Vườn cải ngồng đỗ ong bướm về sân
Anh nằm đấy buổi trưa và tiếng nắng

Mặt đất mềm bước chân em chợt nặng
Lá tre vàng dồn thổi mùa thu đi
Luống huệ ấy xòe những vồng hoa trắng
Và đầy thềm lá rụng liếp phên che

Quê mẹ đấy ưu phiền nhiều quá lắm
Hàng cau già mo thương bẹ quắt queo
Anh nằm đếm những ngày rồi những tháng
Đi qua dần khi nước mắt buông theo

Kỷ niệm cũ vẫn còn nguyên vẹn đó
Trời tháng giêng, tháng bảy buồn như nhau
Gió vẫn thơm mùi hoa bưởi, hoa ngâu
Rồi tết đến, rồi lòng anh nhớ quá

Khi em về bước xưa chừng xa lạ
Và cỏ hoa tất cả đã vắng im
Giấc ngủ ấy một đời anh ao ước
Từ máu mình hoài rứt khỏi đường tim

Em đừng khóc, đừng buồn, đừng nhìn nữa
Cứ cúi đầu, cứ thế, rồi ra đi
Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết
Và dấu giầy mai sẽ lá sương che

Nguyễn Đình Toàn
(Suối Dâu sưu tầm)


Nghệ Thuật Vẽ Tranh Trên Đường Phố Ottawa - Canada 2011

Trong chuyến đi du lịch, Canada thăm gia đình chị thứ Năm, anh chị đưa em gái đi dạo phố.
Trời Oattawa trong veo và gió mát, cây xanh phủ khắp phố phường. Nhưng cũng bất chợt tìm được chiếc lá vàng sót lại trên lối đi của những bậc thang.
Thật tuyệt vời!!!!
Người nhặt lá đi xa nhớ mãi
Giữ trong tim ấp ủ đường dài
Mộng với thực vàng phai lưu luyến
Màu thời gian khắc khoải... hương nguyên.

Em tặng anh chị Năm - Kỷ niệm 8/2011 


 Người ơi chẳng thấy mặt người
Xin đừng che lá hãy cười cùng tôi ....Hi..hi..hi..

 "Cô vô tình lắm nhe! Cứ lo làm điệu nhìn ống kính, trong khi tôi tha thiết nhìn cô"
Có phải Tôtô nói thầm vậy không? Hi...hi....
" Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em......"

Kim Oanh

Hướng Về Anh


Hướng về anh! Hãy hướng về anh
Nghe tiếng thơ ru giấc ngủ lành
Nghe nguồn lửa hạ truyền hơi ấm
Để tóc xuân chiều vẫn mãi xanh

Để những chiều thu mưa đổ tuôn
Em không nghe tiếng lá rơi buồn
Anh gom lá ủ se trời lạnh
Chút lạnh nhẹ nhàng giấc ngủ suông!

Để lúc tàn đông giá xuống mau
Em nương lẫn tránh bóng đêm sầu
Anh nhen lửa sưởi lòng sương phụ
Dỗ giấc say nồng, mộng lắng sâu

Để buổi vào xuân thanh thản trông
Ngàn hoa khoe sắc rạng vầng hồng
Lòng ta khơi dậy niềm hy vọng
Rũ sạch u buồn dệt ước mong.

Em hãy vững tin vào ước nguyện
Lòng anh thanh bạch giữa không trung
Quê hương ta hai mùa mưa nắng
Nhưng lòng anh chỉ một lấm lòng.

Nguyện thề son sắt thủy chung!

Đắc Thu

Trở Về Bến Xưa


Ta đứng đợi trên bến chiều quạnh vắng
Dòng sông buồn con nươc lững lờ trôi
Chiều tàn phai vầng dương tắt sau đồi
Chim vỗ cánh chim bay về núi nhạn

Cho ta gởi thương yêu về thôn bản
Bên kia bờ mái rạ khói vươn cao
Hàng tre xanh nghiêng ngả gió lao xao
Bên chân ruộng ngọt ngào hương lúa mới

Ta đến đây biết bao lần mong đợi
Giọt nắng chiều rơi rụng bến sông xưa
Một sớm thu buồn tiếc nuối tiễn đưa
Em bước vội xuống đò về bên ấy

Đứng nhìn theo sao nao lòng đến vậy!
Người đi rồi quên hết quãng đường xưa
Giờ mình ta thơ thẩn dưới thu mưa
Nghe tâm thức dậy nỗi buồn thân phận

Ngô quang Diệp

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Vĩnh Long Cuối Năm 2014

Cuối năm, cùng ghé về thăm Vĩnh Long ...




Cùng “đưa em sang sông” ...
và cùng chuẩn bị chào đón Năm Mới ...

Đặng Anh Tuấn