Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Sau Vườn Lãm Thúy - Viên Ngọại Nguyễn Khắc Nhân - Hồi Thứ Tư

SAU VƯỜN LÃM THÚY - TÁC GIẢ : VIÊN NGỌAI
Phỏng theo Nguyên tác Truyện Kiều của Nguyễn Du.


HỒI THỨ TƯ

Khuyến quân ẩm tận Thiên bôi tửu
Dữ ngã đồng tiêu Thập Đoạn trường 


Tạm dịch : 

Khuyên ai cạn chén rượu đầy
Để ta bớt tủi, bớt ngây… phần nào?


Thúc Sinh hồi gia gặp mặt Kiều Nương nhưng không dám nhìn nhận e lụy đến Nàng, đành chỉ nhìn nhau mà nuốt tủi, để cho Hoạn Thư vừa lòng, đỡ hành hạ Kiều, Hoạn Thư lại bắt Kiều mời rượu Thúc Sinh, hàng trăm ngàn chén cho hả cơn ghen, cả hai cùng ngậm tủi nuốt sầu, cạn chén cho qua, tiệc gần tàn Hoạn thư băt Kiều gẩy đàn cho Thúc Sinh nghe, những âm thanh từ đáy lòng phát ra tay hoà với âm điệu,làm cho Thúc Sinh phải ngậm bồ hòn, Hoạn Thư lại hạch hỏi Kiều sao trong tiệc vui lại gẩy khúc Đoạn tràng, làm cho ông Chủ buồn lòng đó là lỗi tại ngươi, song tiệc rượu Hoạn Thư bảo bữa tiệc này con Thị Tỳ kia có ý không vui, thiếp cậy Chàng tra xét xem nó có ý tình chi mà không vui, Bất đắc dĩ Thúc Sinh phải tra hỏi Kiều , Kiếu làm tờ thân cung, xin xuất gia đầu Phật, Hoạn Thư bảo Thúc Sinh chọn ngày lành tháng tốt cho Kiều thí phát quy y tại Quan Âm các sau vườn, rồi ngầm sai hai thị nữ dò xét, một bữa nọ Hoạn Thư giả vờ về thăm Mẹ, Thúc sinh thừa cơ lẻn ra Chùa than thở cùng Kiều, Thúc Sinh bảo Kiều nên trốn đi,tình nghĩa đôi ta đã hết, không ngờ Hoạn thư rình nghe lén được, lên tiếng, Thúc Sinh vội lảng ra thì vừa lúc Hoạn Thư đi tới, Hoạn Thư hỏi Chàng ra hồi nào,Thúc Sinh nói xem hoa qúa bước xem Sư cô viết kinh, Thúc Hoạn uống trà rồi dắt tay nhau ra về không hỏi han gì, thấy lạ Kiều hỏi hai Thị Nữ mới biết Hoạn thư đến đã lâu Nàng đã nghe hết truyện nỗi ông vật vã nỗi Nàng thở than rồi và dặn tôi…….Kiều nghe nói giật mình lấy chuông khánh trốn đi.

Kiều mời rượu Thúc
104- Khuyên Chàng uống cạn chén này đi
Bà Chủ vừa lòng chẳng oán chi 
Tình nghĩa đôi ta sao trắc trở
Bồ hòn Chàng ngậm , ngọt như di. 

Hoạn Thư sai kiều gẩy đàn 
105-Tiếng tình,tiếng tính,tiếng khoan khoan,
Ả Lý, Nàng Oanh , đã rõ ràng 
Bên Hiếu bên tình sao trọn vẹn
Người đời khen ngợi đứa con ngoan 

Thúc Sinh nghe đàn
106- Trên tiệc lòng ai những rối bời
Tiềng đàn trầm bổng giọng đầy vơi
Mày chau mặt ủ thêm ngơ ngác
Nổi giận Hoạn Thư mắng hết lời,, 

Kiều ra đội đèn
107- Hoạn Thư ra lệnh bắt con Tỳ
Trải chiếu buông màn quạt muỗi đi
Thúc Hoạn, lên giừơng cùng ngủ nghỉ
Bắt Kiều soi đuốc , cấm quay đi,

Kiều đội đèn than thân,
108- Bây giờ mới rõ được tăm hơi
Cái máu hờn ghen thật lạ đời
Ghen cả chồng mình cùng với địch
Để sau lưu lại một trò cười

Hoạn Thư chất vần Kiều
109- Bữa tiệc vừa rồi lại kém vui
Cho ta biết rõ cả đầu đuôi
Nhược bằng dấu diếm ăn roi vọt,
Đừng có phàn nàn gặp lúc sui

Hoạn thư bảo Thúc Sinh tra hỏi Kiều
110- Cậy Chàng tra lấy thực tình đi 
Ăn ở sao mà lại vụng xuy 
Buồn cả chủ nhà trong bữa tiệc
Hẳn là ẩn ý cái chi chi,

Thúc Sinh tra hỏi Kiều
111- Tên tuổi là chi, can cớ chi,
Họ chi, gia cảnh, rõ ràng ghi,
Nỗi lòng buồn tủi cung đàn phổ
Tường tận đầu đuôi nạp tức thì,

Kiều làm tờ thân cung 
112- Bắc Kinh quê quán Họ Vương ,Kiều
Lỡ bước sa cơ thật đủ điều
Ý muốn xuất gia nương cửa Phật 
Để lòng thanh thản khỏi liêu điêu,

Hoạn thư xem thân cung
113- Tiểu thư rằng: Xem ý trong tờ 
Ước nguyên xuất gia tự bấy giờ
Âm Các vườn ta đà sẵn có 
Chàng xem ngày tốt dắt Nàng ra…

Kiều xuất gia
114- Áo xanh tự nguyện đổi Cà xa
Cho thoát trong vòng khỏi lụy ra
Trúng kế Hoạn Thư vừa sắp xếp
Trạc Tuyền danh hiệu Phật chùa ta 

Kiều ở Chùa
115- Nàng từ thoát khỏi chốn phồn hoa
Kinh kệ đêm ngày dậy tiếng ca
Chuông mõ sớm hôm cầu nguyện Phật
Trên mình khoác nặng tấm cà xa

Hoạn Thư giả vờ quy ninh 
116- Bấy lâu ngậm thở với ngùi than
Được dịp Tiểu thư sắp vấn an,
Mượn cớ Thúc Sinh ra Các gặp 
Thúc Kiều cùng kể nỗi gian nan

Thúc Kiều tâm sự
117- Sau bức rèm thưa Thúc với Kiều
Hai người tâm sự, có bây nhiêu
Trốn đi nơi khác cho yên truyện 
Tình nghĩa đôi ta, bóng xế chiều

Hoạn Thư nghe lén
118- Im hơi lặng tiếng đứng bên ngoài
Nghe rõ đầu đuôi hết mọi nhời
Lên tiếng bước ra vứa gặp Thúc 
Hỏi rằng Chàng mới lại đây chơi 

Thúc Sinh đáp 
119- Nhân lúc tìm hoa qúa bước đi
Vào Chùa xem kẻ mới quy y
Viết bao kinh kệ tay rành rẽ
Đọ thiếp Lan đình có kèm chi

Thúc Hoạn cùng về
120- Hồng mai vừa cạn chén trà xong 
Vui vẻ hai người tự cảm thông
Chẳng nói, chẳng rằng , như chẳng biết,
Ghen này , hồ dễ mấy ai …..? không

Kiều hỏi lại Thị Nữ
121-Trước sau bay thấy có ai không 
Nghe lén, nhòm ta, nấp cửa phòng,
Tường tận cho ta hay tự sự
Hoặc là có thấy, hoặc là không 

Thị Nữ trình bầy
122= Tiểu Thư đến trước đã lâu rồi
Lặng tiếng im hơi núp đó thôi,
Dặn kỹ chúng tôi đừng mách lẻo
Để Bà nghe lén hết đầu đuôi,

Kiều tự nghĩ
123- Người đâu sâu sắc đủ nước đời 
Chàng Thúc bó tay chịu đã rồi
Ta liệu thân ta tìm cách thoát
Miệng hùm nọc rắn qúa,… eo ôi,

Kiều ẵm Chuông khánh trốn 
124- Tiếng gà sào sạc gáy tàn canh 
Cất bước ra đi , vượt góc thành
Dấu cỏ cầu sương chi xá quản
Ngửa trông Chiêu Ẩn đại,Từ danh

Gặp Gíác Duyên
125- Săm săm gõ cửa mé bên ngoài
Nghe tiếng Trụ Trì khẽ hỏi ai, 
Khuya khoắt cớ gì kêu cửa vậy
Thưa rằng Tiện nữ cũng Thyền trai

Giác Duyên mời Kiều vao Chùa,
126- Trụ Trì nghe tiếng vội mời vô
Ni nữ Từ hà đáo cảnh ngô ? 
Chuông khánh bầy ra xin đính lễ
Phải nơi Hằng Thủy hậu tình hồ,

Giác Duyên nói
127- Những e đường xá một mình qua
Ở lại am đây cũng cảnh nhà
Chờ đợi Sư Huynh cùng lại tới
Nương mình cửa Phật khỏi lo xa,

Kiều mừng thầm
128- Những mừng được chốn tạm yên thân
Hãy cứ ở đây liệu tính dần
Kinh kệ việc thường quen lối cũ
Sư càng kính trọng, chẳng phân vân..

Mùa Thu Năm Kỷ Sửu sau tiết Cốc Vũ
Dương lịch ngày 29-4-2009
Viên Ngoại : Nguyễn Khắc Nhân(Thái Hanh)

Thơ Tranh: Cô Lái Đò


Thơ: Phương Hà
Thơ Tranh: Kim Oanh

Thu Hứng (Kỳ Nhất) - Đỗ Phủ (717-770)

Từ hai câu "tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ / cô chu nhất hệ cố viên tâm" trong bài Thu Hứng (Kỳ Nhất) của Đỗ Phủ , cụ Nguyễn Công Trứ (1778-1859) đã dịch ra là : "khóm cúc tuôn đôi dòng lệ cũ / con thuyền buộc chặt mối tình nhà " , tôi ngồi cặm cụi chuyển dịch thành Thu Cảm để chia sẻ với mọi người thân quí, ít nhiều phong cách biểu lộ cái tình, của ngườI xưa, qua chữ nghĩa. Cầu chúc an lành. PKT 10/03/2014



Thu Hứng (Kỳ Nhất

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu Sơn Vu Giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Hàn y xứ xứ thôi đao xích
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm
Đỗ Phủ (717-770)

Dịch Xuôi: 
Thu Hứng

Rừng cây phong ủ rũ, úa tàn trong sương thu
Núi Vu khe Giáp chìm trong khí núi bốc mờ mịt
Ngoài sông sóng động dâng cao ngất trời
Trên ải gió bay mây phủ tối sát đất
Đã 2 lần khóm cúc nở hoa là từ đã 2 năm khôn ngăn được nước mắt tha hương
Mỗi lần neo chiếc thuyền lẻ loi vào bến đỗ là mỗi lần da diết xót xa nỗi nhớ
Mùa lạnh sắp về ,nơi nơi rộn rịp lo dao kéo, thước đo để may áo rét
Vào buổi chiều ,từ thành Bạch Đế trên núi cao ,dồn dập nghe tiếng chày giặt vải 

Chú Thích:

1- Bài này là bài số 1 trong 8 bài Thu Hứng của Đỗ Phủ. Đại ý nói :trời thu , mùa lạnh sắp đến , tác giả đã 2 năm đất khách , nhớ nhà.
2- Ngọc lộ là sương thu.
3- Núi Vu Sơn thuộc huyện Vu Sơn ,tỉnh Tứ Xuyên.
4- Kẽm (hay Khe) Vu Giáp thuộc huyện Ba Đông ,tỉnh Hồ Bắc.
5- Thành Bạch Đế ở trên núi Bạch Đế thuộc huyện Phụng Tiết , tỉnh Tứ Xuyên.

Thu Cảm

Rừng phong thu úa chĩu sương sa 
Khí núi âm u bóng nhạt nhòa.
Sông lộng trời cao đầu sóng dữ 
Gió vờn mây xám cuối thôn xa.
Hai mùa cúc nở, thương vườn cũ 
Mấy lượt thuyền neo, xót nỗi ta 
Lo lạnh , nhà ai may áo rét 
Chày đâu vang động nắng chiều tà

Phạm Khắc Trí

Dạ Du Tuần Khúc


Đêm mộng du ta thành lãng tử
Lạc vào đêm trắng mây phiêu du
Gặp vần trăng khuyết tròn mấy độ
Kéo xuống chỗ nằm giữa rừng thu

Hỡi ơi trăng lạnh thêm sương lạnh
Vừa chạm môi thôi đã giật mình
Vì người trăng khuyết tà nửa mảnh
Đời dẫm nát ta vẫn động tình

Hôm nay lại gặp vầng trăng vỡ
Còn một nửa thôi như dáng thuyền
Thuyền trôi theo sóng mây tắt thở
Ta vỗ mái chèo hát khùng điên

Ước gì ta được làm mây nhỉ
Nguyện sẽ theo trăng đến tận cùng
Tiếc là trăng lạnh từ nguyên thủy
Ta vẫn một mình giữa trống không

Trăng đến một lần từ cõi mộng
Tan biến theo mây trắng đêm rồi
Mặc ngày gió táp mưa sa lộng
Ta vẫn chờ trăng từ viễn mơ

Thật ra người ảo và cảnh ảo
Mộng thực đôi bờ là sắc không
Vậy mà nhân thế còn xiêu đảo
Giữa biển trầm luân vẫn mơ hồng.

Túy Hà

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Nhớ Thu Xa


Hỏi EM Thu đến, mộng tơ vương
Anh vẫn nơi đây nhớ mái trường
Hổng lẻ chúng mình không có nợ
Hay là đôi đứa chẳng còn thương
Bao mùa lá rụng tràn đầy ngỏ
Mấy độ mưa rơi phủ ngập đường
Vắng bóng người xưa tìm khắp nẻo
Rượu thơ ngày tháng góp từng chương

Hoàng Dũng

Mưa Tinh Cuối Ðông - Trúc Hồ - Thùy Dương

Cơn mưa cuối đông làm cho lòng người thêm nhung nhớ người yêu cũ giờ đã không còn nữa, Nhưng kỹ niệm mối tình ấy vẫn còn quanh đây, mưa về lại càng thêm nỗi nhớ.Bài hát có giai điệu buồn nhẹ với giọng ca Thùy Dương nghe là lạ, nghe vài lần bổng thấy thích. . .


Sáng Tác:Trúc Hồ 
Tiếng Hát: Thùy Dương
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Yêu Thương

Những khi buồn tôi thường suy nghĩ tản mạn,viễn vông lắm Điều tôi thường liên tưởng đến nhất đó là sự Yêu thương giữa mình với mọi người trong cuộc sống này.
Tôi muốn viết ra những gì chan chứa trong lòng, nhưng tiếc thay tôi chỉ là nhà giáo bình thường chớ không phải một học giả hay một triết gia cao thâm nên khó viết ra cho dược rõ ràng, đầy đủ. Nếu có gì không đúng, không họp tình, họp lý mong quí bạn thông cảm cho .

Tôi nghĩ rằng nếu Thương Đế hỏi tôi: “Con hãy cho Ta biết cái gì con cho là đặc ân qúi báu nhất mà Ta đã ban tặng cho loài người chúng con ?”
Tôi sẽ sụp đầu lạy Ngài ba lạy và thưa rằng:” Thưa Thượng Dế ngoài hình hài đẹp đẽ và trí óc thông minh Ngài đã tạo nên con người chúng con, đặc ân qúi báu nhất chính là lòng yêu thương.mà Ngài đã ban tặng chúng con . Vì con nghĩ : nếu thế giới này không có tình thương thì nhân loại sẽ đi về đâu ? Nếu cuộc đời này thiếu tình thương thì còn ý nghĩa gì nữa? Và riêng con mỗi khi cảm thấy yêu thương và được yêu thương thì sung sướng và hạnh phúc hơn bao giờ cả... xin tạ ơn Thượng Đế”
Tôi cũng cảm thấy : tình thương sao nó rộng lớn quá, bao la quá khó cho mình định nghĩa rốt ráo được . Trong ta có biết bao nhiêu thứ tình : nào là tình thương đối với quê hương xứ sở, với gia đình, với bè bạn, với người yêu, với thiên nhiên vạn vật và một thứ tình thật mênh mông hơn nữa đó là tình thương giữa con người với con người với nhau, còn gọi là tình nhân loại.
Mỗi thứ tình đều có hương vị, sắc thái riêng của nó không thể lấy cái tình này thay thế cái tình kia được bao giờ . Tình ban không thể thay thế tình ỳêu, tình gia đình không thể thay thế tình quê hương, đất nước v..v...tôi cảm thấy như vậy


Tôi còn nhớ năm học lớp 12 một ông Thầy đã dạy chúng tôi về lòng yêu thương thế này : “ Các con ơi ! các con nên biết “ Yêu thương và được yêu thương “ là nhu cầu tình cảm thâm sâu nhứt , cần thiết nhứt của con người, thiếu nó ta sẽ hụt hẫng, cô đơn và khổ sở vô cùng . Đó là con đường , là bờ bến hạnh phúc gần nhứt để ta đi tìm.v...v....”

Về sau, tôi lai gặp ý nghĩa Yêu Thương giống như lời cuả ông Thầy ngày xưa trong hai quyển sách mà tôi rất ngưỡng mộ đó là quyển “ Đắc nhân tâm “ cuả triết gia Mỹ Dale Carnegie và quyển “Con dường hạnh phúc” của văn hào Pháp Victor Pauchet mà hai ông thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần ý nghĩa Yêu Thuong đó và đã gây nhiều ảnh hưởng trong đời tôi

Càng lớn lên ý thức được viêc đời thì tôi mới hiểu tại sao Phật Thích Ca , Chúa Jésus được người đời tôn thờ muôn thuở dù một người cầm bình bát đi khất thực , một người áo vải, dép rơm không tiền tài, thế lực chi cả . Nếu không phải là nhờ hai Ngài dạy điều cao qúi nhất trên thế gian này là lòng Yêu Thương hay sao ? Phật dạy ta lòng “Từ bi Hỷ xả, Chúa dạy lòng “Bác ái Vị tha, Kính Chúa Yêu Người”...chung qui cũng đều dạy ta tình thương đối với mọi người và vạn vật mà nhà Phật gọi chung là chúng sinh ..

Ông Lão Tử cũng có nói câu giống như vậy:“ Ngã hữu tam bữu trì nhi bảo chi : nhất viết từ, nhì viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên”
Có nghĩa là : Ta có ba điều qúi báu để gìn giữ : nhứt là Từ Tâm, nhì là cần kiệm hạn chế riêng tư và dục vọng tham muốn : thiểu tư quả dục ba là không cho thiên hạ cảm thấy ta trên trước hơn họ .

Trong những năm gần đây, tưởng cũng nên nhớ đến hai Vị được mọi người trên toàn thế giới tôn kính, tiếc thương, sau khi qua đời đó là : mẹ Térésa người Ấn Độ và công nương Diana người Anh, chẳng qua vì suốt đời hai vị tận tình hy sinh , cứu giúp những người nghèo khổ, bênh tật , trẻ em mồ côi.bơ vơ thiếu che chở, dưỡng nuôi, dạy dỗ.

Về Việt Nam tôi cũng thường gặp qúi Ni cô, qúi Soeur còn rất trẻ ở các trại : người mù, phong cùi, trẻ em mồ côi, người già khuyết tật.,..... Qúi vị ấy hy sinh tuổi trẻ của mình để suốt đời gần gũi săn sóc dưỡng nuôi những người bất hạnh hơn mình . Đừng tưởng họ buồn, không đâu ! họ vui vẻ lắm cơ ! Vì họ không sống cho mình mà cho người khác , sống có mục đích, có lý tưởng. Thật tình , trước họ tự nhiên tôi tự thấy mình quá bé nhỏ còn họ rất vĩ đại vi tôi không bao giờ có thể làm được như họ, vói cao lên bằng họ bởi đòi hỏi hy sinh quá lớn lao : thương người như thể thương thân ; quên mình để lo cho người khác. Tôi liên tưởng : dù qúi vị ấy bên ngoài không cần mặc áo cà sa, không khoác áo nhà dòng ....nhưng bằng hành động âm thầm như vậy, quả xứng đáng là những bậc Chân Tu nêu cao lẽ Đạo còn hơn là giảng kinh, thuyết pháp.

Đối với những người có lòng Nhân , có lòng quảng đại như vậy thì hạnh phúc đồng nghĩa với Từ Tâm rồi. Tôi vẫn nhớ câu nói này rất đúng :“Hạnh phúc khác nào nụ hôn, muốn có cần phải có hai người , ta và người khác cùng chia xẻ , chớ không thể đơn độc một mình mà có được.”

Phật cũng dạy: “ Hạnh cần có trước nhứt của người Phật tử phải là Từ Bi”tôi nghĩ người nào không biết thương ai thì tu uổng công thôi. Do lòng từ này mà Phật đã bỏ ngai vàng khổ công tìm Đạo để cứu nhân, độ thế. Do lòng từ này, Chúa chiu khổ hình trên thánh giá.
Dù không định nghĩa rốt ráo được tình thương nhưng tôi cũng xin mạo muội tìm xem những gì liên quan đến lòng yêu thương ra sao ? Xin lần lượt kể ra sau đây :

1-Yêu thương là tưởng nhớ:

Hễ yêu thương ai là ta luôn tưởng nhớ đến người ấy dù nghìn trùng xa cách đi nữa , “Tam tứ sông cũng lội , thập lục đèo cũng qua “ để được gặp nhau cho thỏa lòng tưởng nhớ, chứ sao
Ăn món gì ngon ta cũng nhớ đến người ấy. Đi chơi đâu cũng nhớ tới người ấy, nếu không có người ấy thì ta nghe thiếu vắng làm sao ! Nói gì khi cặp tình nhân sống xa nhau thì nhớ đêm nhớ ngày, nhớ quên ăn quên ngủ..... họ mắc chứng bịnh gọi là Tương Tư rồi . Cầu trời trong chúng ta đừng có ai mang chứng bịnh Thầy chạy này như Xuân Diệu than thở:

Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi !.

Hay câu ca dao:
Chàng về cho chóng mà ra
Kẻo em chờ đợi sương sa lạnh lùng.

Trước kia, sau khi người vợ hiền mất, tôi đau khổ quá không thiết sống nữa mới tìm đến một vị sư ông nhờ an ủi , khuyên lơn, sau đó được ông khuyên: “ Con có thương thì thương chớ đừng có nhớ ” Tôi nói thầm trong bụng : trời đất quỉ thần ơi ! thương là cha nội của nhớ làm sao tách làm hai bây giờ ? . Hễ thương thì bắt nhớ mà nhớ thì bắt thương .
Thiết tưởng trong tình bạn cũng như tình yêu khi xa cách nhau, nên dành khoảng thời gian nào đó để nhắc nhở , quan tâm đến nhau hầu giữ tình thương được đậm đà .. Đâu cần chi nhiều : vài lời hàn huyên tâm sự, một cú diện thoại hỏi thăm , một món quà nho nhỏ gởi tặng ... v..v..., từng ấy thôi cũng thầm nói lên được nhiều tình thương dành cho nhau mà ta còn tiếc rẻ sao?
Tôi biết có những người bỏ cả việc nhà, xao lãng cả công ăn việc làm mà quanh năm chỉ lo chạy kiếm tiền, lạc quyên xin quần áo, thực phẩm, quà vật.... vì họ luôn thương yêu, tưởng nhớ đến bao nhiêu người khổ sở đang chờ đợi họ
Dù khó khăn, vất vả biết bao nhưng lúc nào cũng vui vẻ tươi cười khiến tôi phải thầm kính phục

2.Yêu thương là chia xẻ, hiến dâng

Sau tưởng nhớ hai đặc tính rõ nét khác của lòng yêu thương phải nói là niềm mong muốn hiến dâng và chiếm đoạt, và hai mặt tình cảm này luôn mâu thuẫn, đối nghịch nhau vô cùng . Khi thương yêu ai tôi muốn ban tặng hay hiến dâng những gì tôi có cho người ấy mà không chút do dự, luyến tiếc dù họ không yêu cầu hay đòi hỏi chăng nữa . Ta tặng người bạn cái đồng hồ tay làm quà sinh nhựt chẳng han . Cảm thấy vui sướng trong lòng biết bao vì ta gởi tình thương đến người ta thương và cũng chưa chắc gì cái vui cuả người nhận, người được tặng bằng cái vui của người gởi tặng? Cha mẹ suốt đời tận tụy nuôi dưỡng , dạy dỗ mong “thành nhân chi mỹ” mà có bao giờ than thở, kể công đâu? Trái lại rất vui sướng trong lòng vì hy sinh tất cả cho con . Người con gái khi yêu có khi dám hiến dâng trinh tiết cho người tình dù biết rằng tiết trinh qúi báu nhất của đời mình . Người chiến sĩ xông pha nơi trận mạc coi thường cái chết là để bảo vệ Tổ Quốc mến yêu . Ôi sự ban tặng, hiến dâng làm cho con người thêm cao cả biết chừng nào ! Người bác gái bạn của mẹ tôi dạy tôi một bài học thật thâm thúy mà tôi nhớ đời : “ Làm việc gì con cũng nên nhớ chỉ có ba cách , đó là : Làm việc gì`có lợi cho mình mà hại cho người khác thì con đừng làm vì đó là việc ác – Làm gì có lợi cho người khác và cũng có lợi cho mình đó là việc tốt – Làm gì có lợi cho người mà thiệt thòi cho mình đó mới là việc thiện . Muốn thương ai, giúp ai dù một chuyện nhỏ nhặt chăng nữa mà con sợ mất thì giờ, sợ tốn công tiếc của thì không bao giờ con làm được cả Phải biết yêu thương và sống cho người khác con à.”
Thật vậy, khi yêu thương ai mà ta cứ tính toán, so đo lợi hại, hơn thiệt , làm ơn để mong được trả ơn.thì đâu có đúng nghĩa thật sự yêu thương .

Một du khách người Anh khi sang Tây Tạng về đã kể lại câu chuyện làm tôi không khỏi cảm động. Câu chuyện như sau: khi đi dọc đường ông ta gặp một bà lão ăn xin gầy yếu, xanh xao có vẻ đói khát . Sẵn có ổ bánh mì thịt mang theo, ông ta liền bẻ đôi chia cho cho bà lão . Ba cầm lấy cúi đầu cám ơn rồi nhai ngấu nghiến coi bộ rất ngon lành . Chợt đâu có con chó nhỏ chạy lại nhìn bà ăn mà tỏ vẻ đói khát, thèm thuồng lắm. Không chút do dự bà lão liền bẻ một phần bánh chia cho con chó Du khách liền nghĩ : ta lấy của dư tặng bà lão, còn bà lấy cái thiếu , cái cần để sống tặng cho con chó đói : vây việc bố thí bên nào có nhiều ý nghĩa hơn?

3.Biểu tương yêu thương là người phụ nữ:


Giờ đây, tôi thiết tưởng cũng cần nhắc đến bà Gina Lombroso nữ tác giả người Ý đã lảnh giải thưởng Nobel qua tác phẩm“ Tâm hồn Phụ nữ “ Trong quyển này có đoạn bà phân biệt rõ ràng hai đặc tính khác nhau như thế nào giữa nam giới và nữ giới ? Sau khi nghiên cứu và phỏng vấn vô số phụ nữ đủ các lứa tuổi và đủ giai cấp trong xã hội bà kết luận rằng :” Tình thuơng của người phụ nữ rất cao cả vì nặng phần hy sinh, hiến dâng hơn nam giới“
Đặc tính này đã biểu lộ rõ nét từ hồi còn nhỏ. Ta thấy thông thường em gái bé thích bồng ẳm búp bế, săn sóc con vật bị bịnh hay bi thương tích, trong khi đó thì cậu trai ta thì thích tranh đua, vật lộn ...v.v.v để được người khen.

Riêng tôi cũng nhận thấy:thông thường nam giới hễ một khi đối tương gây khổ, rắc rối cho mình quá thì bắt đầu có vẻ bực mình, chán nản rồi.Người cha cũng biết thương con nhưng làm những việc lắc nhắc không tên như cho con bú, thay tả, dỗ con ngủ, thức khuya dậy sớm săn sóc lúc con đau .....thì đa số không thế nào chịu khó bằng người mẹ. Người đàn bà trái lại càng khổ cực với đối tượng chừng nào thì càng yêu thương nhiều chừng nấy. Người mẹ sẽ yêu thương đứa con tàn tật nhiều hơn cả vì bà có nhiều khổ cực với nó. Trong chiến tranh nhiều nữ bác sĩ tài giỏi xinh đẹp lấy anh lính binh nhì tầm thương bởi vi tận tụy săn sóc lâu ngày từ chỗ thương hại biến dần thành tình yêu nam nữ. Bà G.Lombroso còn cho biết :” Người phụ nữ cảm thấy sung sướng nhất, hạnh phúc nhất không phải là lúc được thiên hạ vỗ tay hoan nghinh mà chính là lúc bồng con trong lòng âu yếm nó, cho nó bú; hay lúc được nằm trong vòng tay êm ái của người yêu , hay tựa đầu trên vai chồng.
Gương bà Trần tế Xương:
Quanh năm buôn bán ở ven sông
Nuôi lấy năm con với một chồng!

Ai bảo nuôi chồng con là khổ? Nuôi chồng con sung sướng lắm chử! Bà sẽ trả lời chúng ta như vậy! Riêng tôi thì tin rằng : Thượng Đế sinh ra người phụ nữ mỹ miều, kiều diễm, dịu dàng, thướt tha... tượng trưng cho sự che chở, yêu thương và làm đẹp cõi trần này .. Tại sao khi chúng ta đau khổ không tìm người đàn ông để cầu xin, kêu cứu mà tìm người đàn bà ? Thay vì tìm Phật tìm Chúa là đàn ông ta lại tìm Phật Bà Quán thế âm hoăc Đức Mẹ Eva Maria, đều là đàn bà cả? : Vị thần tình yêu (theo Tây phương) cũng là người đàn bà nốt đó là Nữ thần Aphrodite còn gọi là Vénus hay Vệ Nữ thật là họp tình họp lý quá đi thôi

Ngắm bức tượng điêu khắc La Piéta của Michael Angelo : Đức Mẹ bồng Chúa trên tay sau khi chịu khổ hình trên thánh giá, tôi vô cùng xúc động vì cảm nhận được lòng yêu thương, che chở của người Mẹ, người phụ nữ thật bao la, vĩ đại biết dường nào!
Xem trên mạn Internet hình ảnh gà Mẹ bảo vệ con xả thân chiến đấu với diếu hâu để bi xé xác; nai Me bảo vệ con để bi sư tử phân thây...không làm sao khỏi xúc động, thương tâm đồng thời thấu hiếu rằng tình mẫu tử thật vô cùng thiêng liêng không những đối với loài người mà với cả muôn loài.
Cũng có những hình ảnh cho thấy các em bé ôm chó, ôm mẻo ngủ, những người lớn sống chung với sư tử với cọp...nói lên rất nhiều tình thương giữa người và thú vật
Trong việc làm phước thiện cũng vậy, tôi vẫn thường thấy đa số là phụ nữ hăng hái tham gia , còn nam giới thì thưa thớt . Như vậy tình thương của nữ giới chẳng phải là vị tha nhiều hơn nam giới hay sao ?

Gẫm lại tình thương ta ban phát đâu bao giờ mất, nó sẽ thấm thía mãi trong lòng người như nước mát thấm vào lòng cây cỏ khô hạn . Đời là tấm gương mà : ta mỉm miệng cười thì trong gương sẽ mỉm miệng cười lại ; ta giơ quả đấm tay thì trong gương sẽ đáp lại ta giống hệt như vậy . Ta ban phát tình thương tất nhiên là cùng lúc ấy thu nhận được tình thương rồi cần gì phải chờ mong người đáp lại ? .Phải chăng tình thương cũng lây lan, truyền nhiễm nên có câu ca dao

Gió đưa trăng thì trăng đưa gió
Ta thương người, người đó cũng thương ta.

4. Mẫu người dễ thương

Để đúc kết, tôi xin kể chuyện về: mẫu người dễ thương như thế nào mà ai cũng qúi mến:
Trước kia, có ông Năm Tiên nhà ỏ cùng đường, cùng xóm với tôi thuộc làng Đại Học Thủ Đức . Khi tôi biết ông thì ông đã trên 80 tuổi rồi. Dù tuổi cao, dù ở biệt thự, dù giàu nhất xóm nhưng lúc nào ông cũng giữ thái độ lịch sự, nhã nhặn, nhún nhường ...., với mọi người dù già trẻ bé lớn , dù giàu hay nghèo không cần phân biệt . Gặp ai ông cũng luôn tươi cười, niềm nở hỏi chào. Ông thường cho gạo những người nghèo khổ trong vùng, đi chùa cúng Phật và sốt sắn tham gia những việc phước thiện giúp người tàn tật khốn khổ. Ông nhìn mọi người không phải bằng con mắt mà bằng con tim rộng mở. Một năm nọ vợ ông qua đời, dù chưa quen nhưng vợ chồng tôi có đến phúng điếu qua tình chòm xóm. Tưởng sao? vài hôm sau ông mặc áo dài, bịt khăn đóng trịnh trọng đến nhà tôi để cám ơn làm chúng tôi hết sức ngại ngùng và cũng hết sức cảm động .. Thời gian sau chúng tôi thường lui tới gần gũi ông nhưng chưa bao giờ nghe ông phê bình, chỉ trích hay nói xấu về ai cả. Lúc đó, ở cuối xóm có anh chàng tên Hùng khoảng gần 40 tuổi là dân bất lương, vô nghề nghiệp, nhiều tiền án trộm cắp mà mọi người gọi anh theo tiếng bình dân là “loại đá cá lăn dưa”. Anh ta luôn say sưa giấc mả, đánh vợ chửi con, ngang ngược không ai chịu nổi. Thế mà hôm đám tang vợ ông, anh ta đến lạy quan tài bà và khóc bù lu bù loa như mẹ chết .Chúng tôi phục ông Năm sát đất không biết làm cách gì mà ông thu phục được con người bất lương như vậy?. Khi đau nặng biết không còn sống bao lâu nữa ông bèn goi con cháu và kẻ ăn người làm mà trối rằng : ông đã già quá rồi nên thường lẩm cẩm Nếu ông có la rầy oan ức hay làm gì các con buồn thi bỏ qua cho ông ... Có lẽ nhờ sống với lòng chan hòa yêu thương như vậy nên ông thọ được 92 tuổi. Ông chết đi mọi người đều nhắc nhở thương tiếc và với chúng tôi ông mãi là người cha già để chúng tôi học tập cách sống ở đời.

Trước khi chấm dứt, xin mượn lời cuả đại văn hào Pháp Victor Hugo: “ Chúng ta tìm được tột đỉnh hạnh phúc là khi nào cảm nhận được rằng ta được mọi người yêu thương “

Cố nhạc sĩ Trịnh công Sơn có khuyên:“Ở đời ta nên có một tấm lòng và một tâm hồn” có lẽ Ông muốn ta nên có một tấm lòng để yêu thương và một tâm hồn để biết rung cảm mà biết thưỡng thức văn chương, nghệ thuật cùng cái đep trong cuộc sống, đó là hai vật quí còn hơn vàng ngọc mà trời ban cho chúng ta

Tôi cũng nhớ câu nói rất có ý nghĩa “ Làm sao khi ta sinh ra chỉ có mình ta khóc còn mọi người xung quanh lại cười ; còn khi ta chết đi, ta lại cười còn mọi nguời đều khóc”

Nếu một ngày nào đó khi vĩnh viễn ra đi, dù không dám tự hào chi cả nhưng nhất định tôi sẽ mỉm cười và cảm ơn Thượng Đế lần cuối rằng “ Con đã sống, đã biết yêu thương, yêu thương quê hương đất nước , yêu thương con người, vạn vật và yêu thương cả cuộc đời dâu bể này ...theo ý Ngài mong muốn, khi tạo ra loài người chúng con vậy ....”

5. Để kết thúc xin tặng qúi bạn bài thơ:


YÊU THƯƠNG

Ta nghe trong từ tâm
Thương Người như thương thân
Ít nhiều mong chia xẻ
Cảnh khổ cực, cơ hàn.

Rồi đi giữa xóm làng
Nghe Tình Quê chứa chan
Nhìn đồng bào nghèo khổ
Mà chua xót, xốn xang.

Và nghe tận đáy lòng
Tình Yêu thật mênh mông
Là nguồn thương, lẽ sống
Mà Trời ban đặc ân.

Sau cùng nghe trong tim
Tình Bạn thật êm đềm
Nơi ta tìm nương náu
Giữa cuộc đời đảo điên.

Trăm năm dường giấc mộng
Ta mê muội suốt đời:
Tiên tài và danh vọng
Như nước chảy, mây trôi.

Tuổi đời không trở lại
Mọi việc rồi cũng qua
Chỉ có tình thương là
Để lại đời mãi mãi.

Ngày mai ai biết được
Lẽ sinh tử vô thường
E kẻ còn, người mất
Chỉ còn biết tiếc thương.

Đời người rất ngắn ngủi
Biết còn gặp lại không?
Đừng chần chờ bạn hỡi
Hãy thương nhau hết lòng!

Mong quí bạn được nhiều Yêu Thương
Quang Tuấn

Lục Bát Cho Em


Gởi em một giấc mơ ngàn
Ngàn phương rớt lại thu vàng chớm qua
Lối xưa duyên khởi lụa là
Ân tình nở nụ ngọc ngà thân em…

Quen em mới có đôi ngày
Mà nghe như thể đọa đày từ đây
Anh thèm tay được cầm tay
Thèm nghe hơi thở hương bay ngọt ngào…

Bùi Thanh Tiên

Mưa Melbourne Mưa Sóc Trăng


Đất bỗng mưa và trời cũng mưa
Cỏ cây chim chóc khóc hay cười
Mưa reo như thể từ muôn biển
Mưa xuống đồi xanh mưa bốn phương.

Mưa cầu quay hay mưa cầu bon
Những con mắt nhớ đến xoe tròn
Đường qua cây điệp mưa nhiều ít
Những hàng phượng đỏ, những màu son.

Mưa có vòng qua đất Bãi Xào
Mình về gom hết gió xôn xao
Gởi người con gái như hồ điệp
Huyễn hoặc nghe sao cũng ngọt ngào.

Mưa có còn mưa ở hiên trường
Những người năm cũ bỗng như sương
Trăm năm về ngở như giây phút
Tấm áo ai bay ở cuối đường.

Mưa đầu sông, mưa cuối sông
Mưa sa tít tắp, mưa cay nồng
Tro tàn còn ủ bao nhiêu lửa
Đời cứ trôi theo con nước ròng

Cù lao dung, cù lao dung
Trái tim xanh mướt đến muôn trùng
Ngày đi con mắt không nhìn lại
Sóng vỗ mà nghe lệ ngược dòng.

Lý Thừa Nghiệp

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Happy Holloween - Canada 2014

Sáng nay con gái mặc costumse đến trường, và đi xin kẹo trong Ngày Holloween ở Canada
Buổi chiều, Mẹ thì cùng bạn và học trò, tham dự buổi khiêu vũ cho Ngày Halloween Dance  thường niên của Trường Gordon Bell
Hai con trai có nhiệm vụ cho kẹo, thông lệ 6 giờ chiều ở đây các trẻ em đi từng nhà xin kẹo. Nhìn các cháu hớn hở, cũng thấy vui lây...
Ngoài trời chưa có tuyết nhưng khí hậu lành lạnh
Mời quý thầy cô, anh chị, các bạn xem vài hình ảnh sinh hoạt của gia đình Phượng Trắng trong ngày Holloween.
Kính chúc một Ngày an vui và hạnh phúc.









Phượng Trắng
Canada 2014

Sau Vườn Lãm Thúy - Viên Ngọại Nguyễn Khắc Nhân - Hồi Thứ Ba


SAU VƯỜN LÃM THÚY - TÁC GIẢ : VIÊN NGỌAI
Phỏng theo Nguyên tác Truyện Kiều của Nguyễn Du.


HỒI THỨ BA:

Đoạn trường đa truân - Hồng Nhan hại thân Đoạn trường nhiêu lúc oái oăm, Sui người Bạc mạnh quẩn quanh trong vòng.
Kiều từ khi vào lầu xanh qua những cơn hành ha, dậy nghề ăn chơi, của Tú Bà, mắc lừa Sở Khanh, nay đã thư tâm nghĩ đến hai chữ Đoạn trường mà sởn gai ốc rùng mình, trước 

Lầu Ngưng bích đang than thở thì gặp Thúc Sinh, người Phủ Thường Châu theo cha sang (Lâm Truy) mở cửa hàng, nghe tin Kiều sắc nước hương trời lại đủ mùi thi hoạ ca ngâm,nên tìm đến mua hoa khi hai người gặp nhau thỉ cả hai cùng yêu vì nết trọng vì tài, tiệc vui đầy tháng trận cười suốt đêm,Thúc mượn điều thừa lương, dấu Kiều một nơi, rồi bắn tin cho Tú Bà đòi chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, Tú Bà sợ uy của Vệ Hoa Dương phải cho Kiều hoàn luơng, Kiều ở với Thúc được nửa năm thì Nghiêm thúc hồi gia bắt Thúc phải bỏ Kiêu Thúc sinh không nghe, Nghiêm Phụ cáo quan, quan cho đòi Thúc, Kiều,và Nghiêm Thúc bộ ba lên Nha tra hỏi, lại bắt kiều làm thơ Mộc già, Kiều làm thơ theo điệu Hoàng oanh Quan xem vừa lòng bèn tha và cho kết hợp, lại khuyên Thúc Ông bãi nại, gia đình hoà thuận, ở được nừa năm Kiều sui Thúc Sinh về quê nói vời vợ cả truyện lẽ mọn của mình , nhưng Thúc về lại bựng bít Hoạn thư, vì thế mà Hoạn Thư nởi cơn ghen, lập mưu hãm hại, làm nhục, làm khổ Kiều.

Thúc Kiều gặp gỡ
60-Canh thiếp vừa sang tới cửa phòng
Thúc Kiều hai ý cũng tương đồng
Bốc rời đâu quản điều hơn thiệt
Suốt sáng thâu đêm vẫn mặn nồng ,

Kiều đắn đo sau trước
61- Nhược bằng ý kiến của nhà Thông
Chẳng chịu cho ta hợp vợ chổng
Chính thất cũng cùng chung ý ấy
Thà đành chấm dứt khỏi long đong.
Thúc Sinh đáp lại
62- Đường xa chờ ngại chỗ ngô, lào,
Đã có ta đây chẳng đủ … sao
Tính quẩn làm chi cho mệt sức,
Đá vàng em quyết, để anh bao,
Thúc Kiều Thừa Lương
63- Mượn điều Trúc Viện để thừa lương
Kiều Thúc mưu mô tính toán đường
Mượn tiếng Hoa Dương mà ép buộc
Tú Bà thua cuộc , chịu hoàn lương


Kiều đắn đo Thúc Sinh
64- Đôi ta nghĩa gá, lại đèo bòng
Được ý nhà Thông việc mối xong
Chính Thất, dười trên cùng tốt đẹp
Xong rồi, mọi việc dễ như không,

Thúc Sinh qủa quyết
65- Nàng sao hay nói những đè chừng
Lòng đấy, lòng đây, cũng đã từng
Chỉ bể thề non, lòng quyết định
Hoàn lương một thiếp thế là mừng
Nghiêm Thúc hồi gia
66- Gió thu mát mẻ lúc chiều trời
Nghiêm Thúc hồi gia đã tới nơi
Nổi trận phong ba rồi buộc Thúc,
Dậy cho Má phần kíp rời thôi,


Thúc Sinh van nài
67- Rắng con biết tội đã nhiều rồi
Vì chót tay Chàm nhúng cả đôi
Sấm sét búa rìu xin chịu hết
Chuyến đò nên nghĩa, nỡ nào thôi

Thúc Ông cáo Quan
68= Thấy lời sắt đá cũng chi ly,
Nổi nóng ông liền cáo đến ty,
Quan phủ cho đòi nguyên bị đến
Mắng rằng quyến rũ phạt mười suy, (gậy)

Kiều bị khảo đả
69- Ba cây chập lại, một cành to
Khảo đả Kiếu nương đủ mọi trò
Chàng Thúc đứng bên chừng sốt ruột
Van nài Quan phủ kể nguyên do…

Thúc Sinh dãi bầy tự sự
70- Tại tôi hứng lấy một bàn tay
Đến nỗi Kiều nương phải đoạ đầy
Xuy trước nghĩ sau Nàng đã liệu
Theo đòi nghiên bút, ít nhiều đây,

Phủ Quan ra lệnh
71- Cười rằng đã thế cũng là may
Hãy thử Mộc già mấy chữ đây
Xem xét ý tình, hư thực rõ,
Bên tình bên lý chỗ nào hay

Quan Phủ xem thơ
72- Khen rằng giá đáng thịnh đường đây
Chỉ vị hiểu lẫm hoá chẳng hay
Bên sắc bên tài đều xứng cả
Lệnh truyền kết hợp tại Ty ngay
Quan khuyên Thúc Ông bãi nại
73- Dâu con đạo cả của gia đình
Đầy đủ nết na, lẫn tính tình
Nghiêm Thúc cũng nên dằn chút hận
Để cho xum họp được yên lành

Loan Phụng hài hoà
74- Thương vì nết, trọng cũng vì tài,
Nghiêm Thúc dằn lòng chẳng một hai,
Từ đấy cát cù duyên phận đẹp
Lửa hương đằm thắm, chút nào phai

Kiều khuyên Thúc hồi gia
75- Nửa năm hơi tiếng cũng vừa quen
Bỗng chốc Kiều nương cất tiếng lên
Khuyên Thúc hồi gia , bầy tự sự
Để người chính thất rõ tình thêm,

Khuyên Thúc bài 2
76- Phân bồ từ được vẹn chữ tòng
Năm tháng thoi đưa đã hết vòng
Bằn bặt tin nhà chưa được rõ
Chàng về bầy tỏ để cùng thông
Thúc Sinh hồi Vô Tích
77- Đường về Vô Tích cũng sa săm
Vó ngựa dậm trường mất nửa năm
Về đến quê nhà dò tự sự,
Miệng bình bưng kín, chẳng hè răng.

Đường về nhớ Kiều
78- Chén đưa nhớ bữa , dặn hôm nào
Đất khách quê người dạ những nao
Mưa nắng thân vàng, cùng ấm lạnh
Bên giường gối chiếc hẳn chiêm bao,

Kiều ở nhà nhớ Thúc
79- Trên yên dầu dãi tháng ngày xa
Không biết rằng ai có nhớ nhà
Gối chiếc bên màn trông ngóng đợi
Nửa vành trăng khuyết , nóng lòng qua,

Thúc Sinh về đến nhà
80- Vó câu lận đận nứa năm trời
Dậm liễu đường hòe đã tới nơi
Trước cửa Hoạn Thư chào đón rước
Hai người hai ý, những chơi vơi,
Thúc Hoạn đối diện
81- Bấy lâu xa cách nhớ cùng thương
Hý gió ngựa Hồ, dạ vấn vương
Ấm lạnh quạt nồng , thương nghiệp trọng
Nhớ về thuần hức chốn quê hương
Hoạn Thư trả lời
82- Khen rằng hiếu tử đã nên rồi
Mượn chén tẩy trần tạm nghỉ ngơi
Ít bữa lai hàng lo đỡ việc
Thần hôn định tỉnh , được như lời

Thúc sinh về Lâm Truy
83- Được nhời như cởi tấm lòng ra
Trở lại Lâm Truy tức khắc mà
Vó ngựa dậm trường sương nắng dãi
Lá vàng lác đác gió đưa xa.

Hoạn Thư quy Ninh
84- Trên đường trở lại nẻo Lâm Truy
Hoạn thị quy ninh cũng tức thì
Kể lể đầu đuôi cho Mẹ biết
Nỗi Chàng ở bạc, chốn phòng vi,

Mẹ Con Hoạn lập mưu bắt Kiều
85- Nẻo đường đi bộ đến Lâm Truy
Thuyền tắt ghé sang, hẳn kịp thì
Bắt trói Kiều về bên Mẹ trước
Đánh đòn rồi hạ xuống lớp Tỳ Nhi,

Diệu kế
86- Kế này huyền diệu mọi chi ly
Con kíp ra tay để kịp thì
Chiều ý , Mẹ cho là đại thắng
Đốt nhà, tráo lộn, cái lưu –Thi

Côn Quang kéo buồm
87- Khuyển Ưng cùng với lũ Côn Quang
Vượt bể truơng buồn tốc thẳng sang
Hướng nẻo Lâm Truy tìm thẳng tới
Bắt Kiều tưới thuốc đến mê man

Nạp Kiều cho Phu Nhân
88- Hoàn thành công tác của Bà trao
Rao nạp Kiều Nương, đặt chỗ nào ?
Nàng hãy còn mê chưa tỉnh hẳn
Vực Nàng vào để cạnh phòng tao,

Kiều hồi tỉnh
89- Giấc mê chợt tỉnh lại dần dần
Lạ hoắc, nhà ai thật, giả, chân,
Có nhẽ ta mê sao đó nhỉ
Lâu đài nào phải chỗ nương thân,

Nghe tiếng đòi,
90- Lệnh truyền Thị nữ gọi con đòi
Trình diện tức thì chậm có, roi…
Tên Họ, thế nào?, nguyên quán ở?.
Rõ ràng khai báo, để Bà coi

Kiều nương thưa
91- Thúy Kiều , quê quán Bắc thành đô
Cùng với gia đình đến ngoại ô,
Thành phố Lâm Truy thương nghiệp lớn
Tỏ tường khai báo ,để làm mô ?

Phu Nhân nổi nóng
92- Con kia ăn nói thật ngây ngô
Chẳng biết bà đây dám xía vô
Thị nữ đâu rồi roi sắp sẵn,
Đánh đòn ba chục, để coi mô

Kiều bị khép vào hạng thị tỳ
93- Đòn rồi Bà phán phải tuân theo
Nếu trái là thêm chín chục hèo
Cho nó vào hàng tỳ nữ để
Đêm ngày tối sáng rửa cầu tiêu

Kiều sang nhà Hoạn Thư
94- Quy ninh vừa cạn một ly trà
Lênh gọi con tỳ hãy kíp ra
Theo gót Tiểu Thư về bên ấy
Vâng lời chủ mới cấm kêu ca

Kiều về nhà Hoạn
95- Dưới trướng ta đây thiếu kẻ hầu
Theo ta về đó hãy đi mau
Vâng lời, ngoan ngoãn khi sai bảo,
Khuya sớm lau tay với chải đầu


Thúc Sinh về đến Lâm Truy
96- Trong lòng nóng hổi truyện gì ?...hay,
Mới bước vào nhà đã thấy ngay
Một đống tro tàn mưa nắng dãi
Ngẩn ngơ chưa biết sự gì… thay, ?


Sang nhà Cha
97- Bước vào vừa tới khoảng trung đường
Bài vi thờ Kiều , trước bát hương
Thương tiếc khóc than bao nỗi nhớ
Kiếp này hồ dễ gặp Tiên Nương
Xuống Âm Phủ tìm Kiều
98- Gần miền nghe có một ông Thày
Tam đảo, Cửu tuyền, truyện dở, hay
Chỉ một vài giây là biết hết,
Đón sang hỏi truyện Thúy Kiều ngay,

Thày Pháp trổ tài
99- Nén nhang vừa hết một phần ba
Hồi tỉnh Ông Thày mới kể ra
Tam đảo, Cửu Tuyền, tìm đã khắp
Kiều nào có thấy chỉ toàn ma,

Thày kể tiếp,
100 - Mặt Nàng chẳng thấy việc Nàng tra
Oan nghiệp còn nhiều, thác được a,
Năm nữa thăm dò tin tức đặng
Hai người giáp mặt chẳng nhìn ra…

Thúc Sinh nhớ Kiều
101- Kiều Nương em hỡi ? nửa vành trăng
Duyên cớ vì đâu, … nỗi bất bằng,
Để nhớ, để thương, ngàn vạn nỗi
Lời Thày dậy thế dám tin chăng

Thúc Sinh hồi gia
102 - Trạnh niềm nhớ lại chốn quê hương
Gốc tử bấy chầy những nhớ thương
Vô Tích trở về đường lối cũ
Nào ngờ lại gặp chính Kiều Nương
Hoạn Thư bắt Kiều ra chào Thúc
103 - Bức mành vừa được kéo lên cao
Truyền gọi Tỳ Nhi hãy tới chào
Ông chủ mới về , ra đón rước,
Nếu còn chậm trễ biết tay tao ?


Mùa Thu Năm Kỷ Sửu sau tiết Cốc Vũ
Dương lịch ngày 29-4-2009
Viên Ngoại : Nguyễn Khắc Nhân(Thái Hanh)


Thiên Sứ Tháng Mười Một


Em thiên sứ với tình yêu thánh thiện
Ta tội nhân đang chờ đợi nhục hình
Chợt yêu em bỗng dưng lòng sám hối
Những ngày dài phiêu lãng mãi linh đinh

Em cho ta lời yêu thương chân thật
Mà từ lâu ta chẳng có bao giờ
Giữa cuộc đời đắng cay nhiêu gian dối
Ta mãi sầu lạc lõng giữa hồn mơ

Tháng mười một cuối thu buồn tàn úa
Lòng ăn năn ta cúi mặt nguyện cầu
Tiếng nhạc buồn vút cao lên cung thánh
Nếu ngày xưa hồn không biết về đâu

Ta bây giờ yêu em.... và có chúa
Trong không gian mùa vọng đã trở về
Em thiên sứ cho ta mùa sao sáng
Để không còn lịm chết giữa cơn mê...

Khiếu Long

Đỗ Hữu Tài’s Life Journey



Đỗ Hữu Tài

Biệt Mù


Người đâu không thấy biệt mù
Bỏ ta đi giữa mùa thu một mình
Đêm về trời đất lặng thinh
Chỉ nghe tiếng gió thu rình ngoài song.

Gió len kẻ hở vào lòng
Nghe như thu nhón sang đông lạnh lùng
Không còn có lối về chung
Trăm năm để lở nghìn trùng cách xa.

Trăng tròn tuổi mộng đã qua
Vấn vương chỉ để lòng ta ngậm ngùi.

Kim Quang



Tiếc Chi


(Từ Biệt Mù của Kim Quang)

Vừa quen lời nói ngọt mềm
Nụ cười lấp lánh trời đêm hẹn hò
Dáng người – thanh mảnh vần thơ
Tóc em hương sả ngẩn ngơ tình người.

Ai đem hạnh phúc tuyệt vời
Lịm vào quá khứ một thời kiêu sa
Đông về nhạt ánh trăng ngà
Rưng rưng hồn phách đêm qua chập chờn.

Trách người đài các dỗi hờn
Thương cho hơi thở cô đơn phận mình
Gẫm xem một kiếp tử sinh
Ngàn năm con tạo chuốt tình thế gian.

Sá gì lạc nhịp cung đàn
Tiếc gì một kiếp dở dang số phần
Mua tình xa – bán tình gần
Cho quên duyên số bâng khuâng lối buồn.

Cũng đành thất thểu đêm sương
Trở về dĩ vãng chán chường mông lung
Hàng cây trơ ngọn lạnh lùng
Lá cành ngăn cách tương phùng còn lâu.

Tiếc chi một nhánh sầu đâu
Thu sang đọt lá úa màu mắt nâu
Giật mình tỉnh giấc chiêm bao
Trăng treo song cửa nhạt mầu bóng khuya.

Dương Hồng Thủy
( 23/10/2014)

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Bài Ca Dao Đầu Đời - Quốc Dũng -Thùy Trang

Xã hội thay đổi,đã khiến nhiều thiếu nữ bỏ quê nhà lên thành phố để mưu sinh.bỏ lại sau lũy tre làng người con trai tội nghiệp,lúc nào cũng ước mơ người con gái sẽ quay về để cùng nhau se tơ kết tóc,nhưng mơ ước chỉ là mơ ước mà thôi.
Vì cô gái ấy đã quên bài ca dao đầu đời mà mẹ đã ru lúc nằm nôi bài ca dao ấy mới chính là tuổi thơ chốn quê nghèo . ..


Sáng Tác: Quốc Dũng
Tiếng Hát: Thùy Trang
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Hạt Nhớ Người Gieo


Em gieo hạt nhớ bên đồi biếc
Ta ngắt buồn đi cây trổ bông
Đêm nằm đợi sáng hôm đưa tiễn
Chợt hiểu đời nhau những nỗi lòng

Mùa đi còn níu chân ngày tháng
Lá hát hoa gầy khúc lẻ loi
Sông níu đời nhau bờ bến cũ
Ta níu đời nhau giữa biển người

Đêm vắng đèn phai vai áo chạm
Đàn níu câu thơ hỏi chuyện đời
Em gieo nỗi nhớ đầy nhan sắc
Ta hái đầy tay tiếng thở người

Về nghe mưa niệm câu thần chú
Chợt sáng dung nhan một đóa vàng
Cài then đóng cửa hồn ta lại
Còn vẳng bao la một tiếng đàn.

Lâm Hảo Khôi

Cá Ngát Nấu Chua Lá Me

Nhiều người chưa hề nghe tên con cá Ngát. Cái tên nghe đặc sệt miền Nam. Nhưng không phải dân miền Nam, nào cũng biết. Nó là loại cá hiếm và quí, chỉ có ở một số vùng đặc biệt mà thôi.
Thật vậy, con cá Ngát là loại “cá nước lơ”, vùng sông giáp biển: mùa mưa thì ngọt, mùa khô thì mặn. Nhưng cái ngọt ở đây không hẳn ngọt như miệt Cần Thơ, Vĩnh Long, cái mặn không hẳn như Vũng Tàu.
Ở vùng nước lợ, sau khi ăn Tết xong, nước sông bắt đầu “pha chè”, lờ lợ, ban đêm trăng sáng, múc nước sông rửa chân, thấy “ nước có sao” lấp lánh.


Con cá Ngát hình thù hơi giống con ca Trê nhưng có 3 ngạnh :
Cá trê hai ngạnh, tôm càng hai râu.
Nhưng cá Ngát lại có 3 ngạnh, có thêm 1 ngạnh trên lưng. Cá Ngát không có vải, da trơn lán, đuôi dẹp, màu nâu đậm như hột nhãn, trong khi con cá trê màu vàng lợt hơn.
Ai lỡ bị cá Ngát đâm thì coi như “bỏ mùa”, đau nhức không đi làm được lâu suốt mùa mưa năm đó. Vì là cá nước lợ nên hiếm và chỉ được bán ở vài địa phương như miệt Gò Công, Cần Đước, Soài Rạp, Cần Guộc, Nhà Bè. Năm khi mười họa mới ra tới chợ Xóm Củi, Chợ Lớn Mới, Chợ Trương Minh Giảng để dân Sài Gòn thưởng thức.
Người ta đánh bắt cá Ngát bằng: chài trên sông nhỏ, đóng đáy ở hàng ngọn(cuối sông) hoặc câu dọc mé sông rạch bằng mồi ruột gà, ruột vịt.

Con cá ngát thường sống ở nước sâu, ăn tạp và xuất hiện vào mùa mưa độ tháng 7 tháng 8 ta, lúc đó nước sông đã ngọt hẳn, cá tìm về sông để đẻ trứng. Mùa tháng 8 là lúc con Cá Ngát ngon nhứt: nhiều thịt , thịt béo, cá cái thì có trứng rất ngon.
Cá Ngát có mỡ nhưng không quá nhiều như cá bông lau hay cá tra. Thịt Cá Ngát hơi ‘cứng” , đầu cá và ruột cá thì “ hết sẩy”.
Con Cá Ngát sau khi bắt lên thường rộng trong giỏ máng hai bên hông ghe để cá được sống lâu. Nhiều con Cá Ngát đem ra chợ mà vẫn còn sống, “nhảy soi sói”.
Dân sành điệu ăn nhậu thi ít khi chịu bán Cá Ngát khi đánh bắt được, mà là để dành làm “mồi nhậu”.
Cá Ngát muốn ăn ngon thì cỡ bằng bắp tay trở lên, nghĩa là 1 đến 2 kg, và đặc biệt phải còn sống.
Có 2 món thường được ưa chuộng nhất là cá ngát kho và cá ngát nấu canh chua.
Dầu kho hay nấu canh chua, cá ngát làm sạch phải để mang, để đuôi, để mỏ, để ruột vì phần đó ngon nhất của con cá ngát. Cá khứa ra khúc đầu, khúc đuôi. Phần thân có thể khứa ra nhiều khứa tùy cá lớn hay nhỏ.


Thường thì đầu và đuôi dùng nấu canh chua, mình để kho.
Cá ngát nấu canh chua thường dùng bạt hà , bắp tây(đậu bắp) hoặc thơm với giá sống. Đặc biệt phải có nhiều rau thơm như rau quế, rau ngò gai, rau cần tàu.
Cá ngát nấu canh chua dùng me tươi vì nếu dùng me chín thì cá nghe mùi tanh mất ngon.
Canh chua cá ngát phải cho hơi nhiều nước một chút, vì nước canh chua mà “đưa cay” thì số một.
Nước chấm canh chua phải là nước mấm trong, loại ngon và giầm ớt thiệt cay, loại ớt sừng trâu.
Món thứ hai là cá ngát kho mặn ăn với cơm, là món sau cùng của tiệc cưới hoặc đám giỗ.
Cá Ngát kho phải rụt, không quá mặn và có chút vị ngọt như ta kho cá lóc hoặc thịt kho tàu. Dĩa cá kho dọn ra còn nóng bóc khói, trên điểm thêm muỗng ớt bầm đỏ tươi, có nêm sẵn dấm. Người ăn sẽ tự pha trong dĩa tùy theo khẩu vị. Cá kho được ăn kèm với rau thơm và dưa cải với giá chua.
Nếu bạn đã ăn cá ngát kho với cải chua dưa giá rồi thì không còn thấy ngon khi ăn cá lóc kho nữa, bởi con Cá Ngát vừa ngọt, vừa béo, thịt dai hơn cá lóc nhiều.

Trở về món độc đáo của con Cá Ngát là Cá Ngát “nấu chua lá me”.
Nói là “ nấu chua” chớ không phải là “ nấu canh chua”. Nấu chua là loại “ soup chua” đặc chế cho dân nhậu, loại nấu nhanh, ít rau, mà nhiều nước và nhiều cá. Dân sành điệu khi nhậu thì độc chiêu một món nấu chua là đủ rồi. Nấu chua loại này cũng được gọi là “nấu ngót”.
Con Cá Ngát sau khi chặt bỏ 3 ngạnh, rửa sơ sơ rồi móc bỏ ruột dơ, sau đó chặt làm 3 khúc: đầu, đuôi và thân. Phần đầu chặt hơi sâu xuống thân để có nhiều thịt, và phần đuôi cũng khứa lấn lên phần thân.
Lá me non sau khi tuốt đem vô, phải sắt nhuyển. Nước nấu thiệt sôi, cho lá me vô, chờ cho lá me ra nước chua mới thả cá vào. Cá vừa chín tới thì nhắc xuống, nêm chút muối, chút nước mắm, rau thơm với ớt tươi sắc khoanh, nhớ ớt phải chín đỏ và nêm chút đường cho dịu.
Nếu cá để sôi lâu trên bếp thì thịt bị cứng hết ngon. Cá vừa chín tới, thịt mềm, nứt da thấy rất ngon. Nồi “ chua lá me” ngon nhờ mùi rau thơm. Rau thơm phải cho nhiều và sắt không nhuyễn lắm để cho nồi chua không quá loảng.


Dân nhậu thích nhiều rau thơm nhất là rau răm, mùi cay làm cho cá không bị tanh. Nếu không thì phải nhiều rau quế, rau cần tàu sắt dài độ lóng tay. Trước khi nhậu, gia chủ không quên múc một tô canh đầy với khứa giửa để cho bà xã và bầy trẻ ăn cơm. Phần đầu và đuôi để nhậu.
Sau khi nêm nếm, đầu cá được múc ra tộ đầu tiên để mở màn cho tiệc nhậu. Người có tuổi thường nhậu 2 người, dân sồn sồn thường 4 người. Bọn thanh niên trai trẻ ít khi có dịp nhậu món Cá Ngát nấu chua.
Nước mấm ngon, dầm ớt cay xé miệng là món chấm với Cá Ngát nấu chua lá me. Trong suốt buổi nhậu dĩa nước mấm được thay nhiều lần để hương vị nước mấm còn đủ mặn, đủ ngon.
Tiệc nhậu thường về đêm, bên ngoài mưa rỉ rả, khiến nồi chua nguội đóng mở nên phải được hăm lại cho nóng để tiếp tục phần đuôi con Cá Ngát.
Tiệc như vậy phải hơn 1 lít rượu đế Gò Công hoặc đế Hóc Môn tới nữa đêm mới dứt.

Con Cá Ngát vốn hiếm nay lại càng hiếm. Vì lẽ vàm sông Cửa Khâu, Sông Rạch Già, Cần Giuộc đã bị đắp ngăn mặn, nên không còn môi trường nước lợ để con Cá Ngát sinh sôi nảy nở !
Đúng là được cái này thì mất cái kia !
Hương vị Cá Ngát nấu chua lá me tới nay vẫn còn trong tôi và trong các bạn những ai đã có một lần ăn qua, dù nay bạn đang sống ở đâu.

Nam Sơn Trần Văn Chi

Xướng Hoạ :Trời Vẫn Còn Thu


Bài Thơ Xướng:

     Trời Vẫn Còn Thu
Anh ơi trời cũng vẫn còn thu!
Hãy cứ nâng ly tiếp tạc thù
Đất khách lá buồn rơi ngập lối
Quê nhà bão sót đọng sa mù
Hai phương xa cách hai màu nhớ
Một nếp nghĩ non một khối sầu
Dõi bóng hoàng hôn đang xuống vội
Chiều thu gom lá đốt đêm thâu!
                 Nguyễn Đắc Thắng
                 22/9/2014
***
Các Bài Thơ Họa:

   Mùa Thu Và Nỗi Nhớ
Bây giờ mới chỉ giữa mùa thu
Vẫn lá vàng rơi, nét đặc thù
Sông vắng, bờ tre mong ngọn gió
Vườn xưa, khóm cúc đẫm sương mù
Đêm dài chất chứa niềm cô quạnh
Ngày ngắn trào dâng nỗi tủi sầu
Thư cũ chưa phai màu mực tím
Chong đèn ngồi đọc suốt canh thâu.
                                      Phương Hà
***
             Buổi Đông Về
Đông đến sao còn vướng sắc thu
Tuổi chiều quên hết mọi ân thù
Heo may lá chuyển buồn hiu hắt
Gió bấc sương gieo phủ mịt mù
Cạn chén đêm nay bao chuyện thú
Chia tay mai sáng bấy tầng sầu
Giờ này danh lợi thôi đừng nhắc
Bạn hữu trao tình cứ nhận thâu
                                    Quên Đi
***
                  Vào Thu  
Trở mình, sông núi bước vào Thu
Chén tạc bâng khuâng nhớ chén thù.
Lối cũ hắt hiu làn gió lanh.
Đường xưa mờ mịt bóng sương mù.
Lá vàng năm ấy khơi màu nhớ
Mắt biếc giờ đây nhỏ lệ sầu.
Tĩnh mich đêm dài ngồi đối bóng
Nhớ ai mà thức suốt canh thâu.
 
                           Quang Tuấn  
                             12/10/14
***
          Trăng Thâu 
Ai đành biền biệt nẻo sương thu
Gieo rắc lời oan kết oán thù
Kẻ ở hoài tăm trong mộng hão
Người đi khuất bóng giữa mây mù
Đêm nay trăng dõi soi lầu nhớ 
Gió sớm ai đang lịm khúc sầu 
Xào xạc lá rơi mơ bạn đến 
Canh trường vằng vặt ánh trăng thâu
                                           Kim Oanh
                                           13/10/2014
***
      Thu Vẫn Còn Thu
Trận gió xạc xào đậm nét thu,
Heo may cho thụ thủ thu thù.(*)
Quê người gió cuốn hồn theo lá,
Đất khách sương sa mộng cũng mù.
Thu úa đông sang thêm rét mướt,
Đông qua xuân đến chửa vơi sầu.
Hoa hòa hỏa hóa hoài mong ngóng,
Trái đất nửa vòng sẽ tóm thâu!
                        Đỗ Chiêu Đức.

 (*) Nhại Ý 2 câu đối trong
        GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG CỦA THÁI BẠCH tả cảnh Nghĩa quân sau trận đánh lui quân Pháp để giữ thành trong buổi tàn thu, như sau :
        Thụ thủ thu thù câm cập cấp,               樹取秋儲金及急,
        Hoa hòa hỏa hóa thạch thành thanh.   花和火化石成聲。
  Có nghĩa :
        Cây vàng cả lá ( thủ thu thù là Lấy những cái mà mùa thu gom góp lại ), CÂM là KIM, câm cập cấp là Gió vàng thổi rất rát.
        Màu đỏ rực của hoa cỏ như hòa vào lửa cháy sau trận đánh mà đá cũng bị đốt nổ thành tiếng.

***
    Hay Thu Chết Rồi 
Lòng lắng trôi còn chăng hỡi thu
Mềm môi uống cạn chén tình thù
Gió lay cành lá còn vương vấn
Người dứt đường tơ đã mịt mù
Xa cách hai phương hồn ủ rũ
Gần bên gang tấc dạ âu sầu
Hay thu đã chết tìm gom lá
Thắp ngọn lửa lòng suốt mấy thâu
                                 Kim Phượng
***
          Chớm  Thu
Nơi đây,trời chỉ mới vào Thu
Thay áo rừng phong điểm đặc thù 
Dallas heo may lùa lá đổ
Saigon nắng ấm nhớ sương mù
Dịu dàng trăng chiếu soi hồ nước
Duyên dáng mây giăng mắc đỉnh sầu
Rộn rả hồn thơ tuôn bút mực
Cho dù thức trọn  suốt canh thâu!
                                     Song Quang