Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Bài Ca Dao Đầu Đời - Quốc Dũng -Thùy Trang

Xã hội thay đổi,đã khiến nhiều thiếu nữ bỏ quê nhà lên thành phố để mưu sinh.bỏ lại sau lũy tre làng người con trai tội nghiệp,lúc nào cũng ước mơ người con gái sẽ quay về để cùng nhau se tơ kết tóc,nhưng mơ ước chỉ là mơ ước mà thôi.
Vì cô gái ấy đã quên bài ca dao đầu đời mà mẹ đã ru lúc nằm nôi bài ca dao ấy mới chính là tuổi thơ chốn quê nghèo . ..


Sáng Tác: Quốc Dũng
Tiếng Hát: Thùy Trang
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Hạt Nhớ Người Gieo


Em gieo hạt nhớ bên đồi biếc
Ta ngắt buồn đi cây trổ bông
Đêm nằm đợi sáng hôm đưa tiễn
Chợt hiểu đời nhau những nỗi lòng

Mùa đi còn níu chân ngày tháng
Lá hát hoa gầy khúc lẻ loi
Sông níu đời nhau bờ bến cũ
Ta níu đời nhau giữa biển người

Đêm vắng đèn phai vai áo chạm
Đàn níu câu thơ hỏi chuyện đời
Em gieo nỗi nhớ đầy nhan sắc
Ta hái đầy tay tiếng thở người

Về nghe mưa niệm câu thần chú
Chợt sáng dung nhan một đóa vàng
Cài then đóng cửa hồn ta lại
Còn vẳng bao la một tiếng đàn.

Lâm Hảo Khôi

Cá Ngát Nấu Chua Lá Me

Nhiều người chưa hề nghe tên con cá Ngát. Cái tên nghe đặc sệt miền Nam. Nhưng không phải dân miền Nam, nào cũng biết. Nó là loại cá hiếm và quí, chỉ có ở một số vùng đặc biệt mà thôi.
Thật vậy, con cá Ngát là loại “cá nước lơ”, vùng sông giáp biển: mùa mưa thì ngọt, mùa khô thì mặn. Nhưng cái ngọt ở đây không hẳn ngọt như miệt Cần Thơ, Vĩnh Long, cái mặn không hẳn như Vũng Tàu.
Ở vùng nước lợ, sau khi ăn Tết xong, nước sông bắt đầu “pha chè”, lờ lợ, ban đêm trăng sáng, múc nước sông rửa chân, thấy “ nước có sao” lấp lánh.


Con cá Ngát hình thù hơi giống con ca Trê nhưng có 3 ngạnh :
Cá trê hai ngạnh, tôm càng hai râu.
Nhưng cá Ngát lại có 3 ngạnh, có thêm 1 ngạnh trên lưng. Cá Ngát không có vải, da trơn lán, đuôi dẹp, màu nâu đậm như hột nhãn, trong khi con cá trê màu vàng lợt hơn.
Ai lỡ bị cá Ngát đâm thì coi như “bỏ mùa”, đau nhức không đi làm được lâu suốt mùa mưa năm đó. Vì là cá nước lợ nên hiếm và chỉ được bán ở vài địa phương như miệt Gò Công, Cần Đước, Soài Rạp, Cần Guộc, Nhà Bè. Năm khi mười họa mới ra tới chợ Xóm Củi, Chợ Lớn Mới, Chợ Trương Minh Giảng để dân Sài Gòn thưởng thức.
Người ta đánh bắt cá Ngát bằng: chài trên sông nhỏ, đóng đáy ở hàng ngọn(cuối sông) hoặc câu dọc mé sông rạch bằng mồi ruột gà, ruột vịt.

Con cá ngát thường sống ở nước sâu, ăn tạp và xuất hiện vào mùa mưa độ tháng 7 tháng 8 ta, lúc đó nước sông đã ngọt hẳn, cá tìm về sông để đẻ trứng. Mùa tháng 8 là lúc con Cá Ngát ngon nhứt: nhiều thịt , thịt béo, cá cái thì có trứng rất ngon.
Cá Ngát có mỡ nhưng không quá nhiều như cá bông lau hay cá tra. Thịt Cá Ngát hơi ‘cứng” , đầu cá và ruột cá thì “ hết sẩy”.
Con Cá Ngát sau khi bắt lên thường rộng trong giỏ máng hai bên hông ghe để cá được sống lâu. Nhiều con Cá Ngát đem ra chợ mà vẫn còn sống, “nhảy soi sói”.
Dân sành điệu ăn nhậu thi ít khi chịu bán Cá Ngát khi đánh bắt được, mà là để dành làm “mồi nhậu”.
Cá Ngát muốn ăn ngon thì cỡ bằng bắp tay trở lên, nghĩa là 1 đến 2 kg, và đặc biệt phải còn sống.
Có 2 món thường được ưa chuộng nhất là cá ngát kho và cá ngát nấu canh chua.
Dầu kho hay nấu canh chua, cá ngát làm sạch phải để mang, để đuôi, để mỏ, để ruột vì phần đó ngon nhất của con cá ngát. Cá khứa ra khúc đầu, khúc đuôi. Phần thân có thể khứa ra nhiều khứa tùy cá lớn hay nhỏ.


Thường thì đầu và đuôi dùng nấu canh chua, mình để kho.
Cá ngát nấu canh chua thường dùng bạt hà , bắp tây(đậu bắp) hoặc thơm với giá sống. Đặc biệt phải có nhiều rau thơm như rau quế, rau ngò gai, rau cần tàu.
Cá ngát nấu canh chua dùng me tươi vì nếu dùng me chín thì cá nghe mùi tanh mất ngon.
Canh chua cá ngát phải cho hơi nhiều nước một chút, vì nước canh chua mà “đưa cay” thì số một.
Nước chấm canh chua phải là nước mấm trong, loại ngon và giầm ớt thiệt cay, loại ớt sừng trâu.
Món thứ hai là cá ngát kho mặn ăn với cơm, là món sau cùng của tiệc cưới hoặc đám giỗ.
Cá Ngát kho phải rụt, không quá mặn và có chút vị ngọt như ta kho cá lóc hoặc thịt kho tàu. Dĩa cá kho dọn ra còn nóng bóc khói, trên điểm thêm muỗng ớt bầm đỏ tươi, có nêm sẵn dấm. Người ăn sẽ tự pha trong dĩa tùy theo khẩu vị. Cá kho được ăn kèm với rau thơm và dưa cải với giá chua.
Nếu bạn đã ăn cá ngát kho với cải chua dưa giá rồi thì không còn thấy ngon khi ăn cá lóc kho nữa, bởi con Cá Ngát vừa ngọt, vừa béo, thịt dai hơn cá lóc nhiều.

Trở về món độc đáo của con Cá Ngát là Cá Ngát “nấu chua lá me”.
Nói là “ nấu chua” chớ không phải là “ nấu canh chua”. Nấu chua là loại “ soup chua” đặc chế cho dân nhậu, loại nấu nhanh, ít rau, mà nhiều nước và nhiều cá. Dân sành điệu khi nhậu thì độc chiêu một món nấu chua là đủ rồi. Nấu chua loại này cũng được gọi là “nấu ngót”.
Con Cá Ngát sau khi chặt bỏ 3 ngạnh, rửa sơ sơ rồi móc bỏ ruột dơ, sau đó chặt làm 3 khúc: đầu, đuôi và thân. Phần đầu chặt hơi sâu xuống thân để có nhiều thịt, và phần đuôi cũng khứa lấn lên phần thân.
Lá me non sau khi tuốt đem vô, phải sắt nhuyển. Nước nấu thiệt sôi, cho lá me vô, chờ cho lá me ra nước chua mới thả cá vào. Cá vừa chín tới thì nhắc xuống, nêm chút muối, chút nước mắm, rau thơm với ớt tươi sắc khoanh, nhớ ớt phải chín đỏ và nêm chút đường cho dịu.
Nếu cá để sôi lâu trên bếp thì thịt bị cứng hết ngon. Cá vừa chín tới, thịt mềm, nứt da thấy rất ngon. Nồi “ chua lá me” ngon nhờ mùi rau thơm. Rau thơm phải cho nhiều và sắt không nhuyễn lắm để cho nồi chua không quá loảng.


Dân nhậu thích nhiều rau thơm nhất là rau răm, mùi cay làm cho cá không bị tanh. Nếu không thì phải nhiều rau quế, rau cần tàu sắt dài độ lóng tay. Trước khi nhậu, gia chủ không quên múc một tô canh đầy với khứa giửa để cho bà xã và bầy trẻ ăn cơm. Phần đầu và đuôi để nhậu.
Sau khi nêm nếm, đầu cá được múc ra tộ đầu tiên để mở màn cho tiệc nhậu. Người có tuổi thường nhậu 2 người, dân sồn sồn thường 4 người. Bọn thanh niên trai trẻ ít khi có dịp nhậu món Cá Ngát nấu chua.
Nước mấm ngon, dầm ớt cay xé miệng là món chấm với Cá Ngát nấu chua lá me. Trong suốt buổi nhậu dĩa nước mấm được thay nhiều lần để hương vị nước mấm còn đủ mặn, đủ ngon.
Tiệc nhậu thường về đêm, bên ngoài mưa rỉ rả, khiến nồi chua nguội đóng mở nên phải được hăm lại cho nóng để tiếp tục phần đuôi con Cá Ngát.
Tiệc như vậy phải hơn 1 lít rượu đế Gò Công hoặc đế Hóc Môn tới nữa đêm mới dứt.

Con Cá Ngát vốn hiếm nay lại càng hiếm. Vì lẽ vàm sông Cửa Khâu, Sông Rạch Già, Cần Giuộc đã bị đắp ngăn mặn, nên không còn môi trường nước lợ để con Cá Ngát sinh sôi nảy nở !
Đúng là được cái này thì mất cái kia !
Hương vị Cá Ngát nấu chua lá me tới nay vẫn còn trong tôi và trong các bạn những ai đã có một lần ăn qua, dù nay bạn đang sống ở đâu.

Nam Sơn Trần Văn Chi

Xướng Hoạ :Trời Vẫn Còn Thu


Bài Thơ Xướng:

     Trời Vẫn Còn Thu
Anh ơi trời cũng vẫn còn thu!
Hãy cứ nâng ly tiếp tạc thù
Đất khách lá buồn rơi ngập lối
Quê nhà bão sót đọng sa mù
Hai phương xa cách hai màu nhớ
Một nếp nghĩ non một khối sầu
Dõi bóng hoàng hôn đang xuống vội
Chiều thu gom lá đốt đêm thâu!
                 Nguyễn Đắc Thắng
                 22/9/2014
***
Các Bài Thơ Họa:

   Mùa Thu Và Nỗi Nhớ
Bây giờ mới chỉ giữa mùa thu
Vẫn lá vàng rơi, nét đặc thù
Sông vắng, bờ tre mong ngọn gió
Vườn xưa, khóm cúc đẫm sương mù
Đêm dài chất chứa niềm cô quạnh
Ngày ngắn trào dâng nỗi tủi sầu
Thư cũ chưa phai màu mực tím
Chong đèn ngồi đọc suốt canh thâu.
                                      Phương Hà
***
             Buổi Đông Về
Đông đến sao còn vướng sắc thu
Tuổi chiều quên hết mọi ân thù
Heo may lá chuyển buồn hiu hắt
Gió bấc sương gieo phủ mịt mù
Cạn chén đêm nay bao chuyện thú
Chia tay mai sáng bấy tầng sầu
Giờ này danh lợi thôi đừng nhắc
Bạn hữu trao tình cứ nhận thâu
                                    Quên Đi
***
                  Vào Thu  
Trở mình, sông núi bước vào Thu
Chén tạc bâng khuâng nhớ chén thù.
Lối cũ hắt hiu làn gió lanh.
Đường xưa mờ mịt bóng sương mù.
Lá vàng năm ấy khơi màu nhớ
Mắt biếc giờ đây nhỏ lệ sầu.
Tĩnh mich đêm dài ngồi đối bóng
Nhớ ai mà thức suốt canh thâu.
 
                           Quang Tuấn  
                             12/10/14
***
          Trăng Thâu 
Ai đành biền biệt nẻo sương thu
Gieo rắc lời oan kết oán thù
Kẻ ở hoài tăm trong mộng hão
Người đi khuất bóng giữa mây mù
Đêm nay trăng dõi soi lầu nhớ 
Gió sớm ai đang lịm khúc sầu 
Xào xạc lá rơi mơ bạn đến 
Canh trường vằng vặt ánh trăng thâu
                                           Kim Oanh
                                           13/10/2014
***
      Thu Vẫn Còn Thu
Trận gió xạc xào đậm nét thu,
Heo may cho thụ thủ thu thù.(*)
Quê người gió cuốn hồn theo lá,
Đất khách sương sa mộng cũng mù.
Thu úa đông sang thêm rét mướt,
Đông qua xuân đến chửa vơi sầu.
Hoa hòa hỏa hóa hoài mong ngóng,
Trái đất nửa vòng sẽ tóm thâu!
                        Đỗ Chiêu Đức.

 (*) Nhại Ý 2 câu đối trong
        GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG CỦA THÁI BẠCH tả cảnh Nghĩa quân sau trận đánh lui quân Pháp để giữ thành trong buổi tàn thu, như sau :
        Thụ thủ thu thù câm cập cấp,               樹取秋儲金及急,
        Hoa hòa hỏa hóa thạch thành thanh.   花和火化石成聲。
  Có nghĩa :
        Cây vàng cả lá ( thủ thu thù là Lấy những cái mà mùa thu gom góp lại ), CÂM là KIM, câm cập cấp là Gió vàng thổi rất rát.
        Màu đỏ rực của hoa cỏ như hòa vào lửa cháy sau trận đánh mà đá cũng bị đốt nổ thành tiếng.

***
    Hay Thu Chết Rồi 
Lòng lắng trôi còn chăng hỡi thu
Mềm môi uống cạn chén tình thù
Gió lay cành lá còn vương vấn
Người dứt đường tơ đã mịt mù
Xa cách hai phương hồn ủ rũ
Gần bên gang tấc dạ âu sầu
Hay thu đã chết tìm gom lá
Thắp ngọn lửa lòng suốt mấy thâu
                                 Kim Phượng
***
          Chớm  Thu
Nơi đây,trời chỉ mới vào Thu
Thay áo rừng phong điểm đặc thù 
Dallas heo may lùa lá đổ
Saigon nắng ấm nhớ sương mù
Dịu dàng trăng chiếu soi hồ nước
Duyên dáng mây giăng mắc đỉnh sầu
Rộn rả hồn thơ tuôn bút mực
Cho dù thức trọn  suốt canh thâu!
                                     Song Quang

 

Chữ Tâm


Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:

- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …

Cho nên , ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:

- Đặt trên tay để giúp đỡ người khác.
- Đặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.
- Đặt trên trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
- Đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
- Đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
- Đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh chị em. Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.

Yên Đỗ sưu tầm

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Thơ Tranh: Đàn Cò


Thơ: Lê Kim Thành
Thơ Tranh: Kim Oanh
30/10/2014

Tiếng Kêu Bi Thương...Lời Nói Thật...


           

“ Ông có biết ba tôi sinh ngày nào không?”
Trong vội vã, hốt hoảng và bất ngờ quá sức chịu đựng, tôi đã hỏi nhân viên cứu thương, người vừa đưa ba đến phòng cấp cứu. Nơi đây họ cần biết rõ chi tiết về ba, để làm hồ sơ nhập viện, nhưng tôi không nhớ gì để nói nữa. Người nhân viên này chẳng những không bật cười hay tỏ ra khó chịu trước sự ngớ ngẫn của tôi, bằng ánh mắt cảm thông, trầm giọng, nhẹ nhàng trả lời: “ Ba của cô làm sao tôi biết được!”.

Sau hơn tuần lễ điều trị ở bệnh viện, ba được trở về nhà, sức khỏe khả quan hơn, nhưng gia đình tránh sao không lo âu, phập phồng. Rồi vào một ngày giữa mùa xuân năm 1997, hương xuân còn đong đầy trên cành cây đâm chồi, trổ nụ. Cái lành lạnh se da vẫn còn mà ba đã đi. Ngày cuối tháng Mười năm ấy, ba đã bỏ lại một ước mơ. Mơ ước nhỏ nhoi của một người suốt cuộc đời chỉ biết hy sinh, ước được sống đến năm 2000, để nhìn thấy sự thành công của Võ Lê Hoàng Đan và Nguyễn Khoa Nam, hai đứa cháu ngoại đang ở ngưỡng cửa Trung học, nhưng ước mơ tầm thường này nở đành vượt khỏi tầm tay ba.

Dưới ánh mắt của các con, ba toàn hảo, yêu vợ, thương con, hòa nhã với mọi người. Những kỷ niệm về ba mình, người con nào cũng nhớ, nhưng đôi lúc không là kỷ niệm chung. Tuy nhiên, dù chung hay riêng, dù không ùa về tuần tự trong trí, tất cả đều là kỷ niệm đẹp. Mỗi câu chuyện về ba là mỗi ngọn nến hồng thắp thêm trong lòng con cháu. Mỗi mẫu chuyện kể về ba là quà mang niềm vui nuôi tâm hồn, là bước tiến cho thân về cách sống đích thực làm người. Tất cả những câu chuyện luôn được xoay quanh trong những ngày họp mặt gia đình.

Niềm vui chung, chưa kể đã cười là “cái rầu” của má về ba trong giờ cơm: “ Mình ơi! Ăn cơm”. Vậy mà “mình” của má cứ đi vòng vòng hoài, chúng tôi luôn phải chờ, lúc nào cũng đợi. Đợi đến cầm đũa thì đồ ăn sắp nguội. Trái lại, khi đã vào bàn ăn rồi, ba thường phải gác đũa vì những chuyện đời xưa và những câu hỏi cắc cớ, xa lơ xa lắc, từ chuyện này bắt quàng sang chuyện khác. Ba say sưa kể đến quên ăn, chúng tôi thích nghe đến cơm lạnh, nên má cằn nhằn cha con chúng tôi, ăn từ lúc “chuối trồng cho đến khi chuối trổ”. Vậy mà đôi khi má ngồi chờ chuối trổ hoài, mới lạ.

Qua những câu chuyện ba kể, dường như có sự nghịch lý. Ba là con trai út thứ mười trong gia đình, người đời thường gọi là “út cưng”, nhưng bác tôi chính là “đứa con cầu tự”, nên ba đã không được cưng mà phải gánh vác gia đình, lo cho Cha Mẹ lúc về già, giúp gia đình các anh chị khác của ba. Thêm một điều nghịch lý nữa, ba là con trai út, nhưng má là chị cả trong gia đình. Bởi thế, ba lo cái ăn, cái mặc, việc học hành cho dì, các cậu, em của má. Nên chẳng lạ khi các cậu muốn làm một điều gì, ngoại thường bảo “ hỏi anh Hai con”. Ngày xưa làm gì có những bài học tâm lý, vậy mà cái lý ở đời ba biết giữ, tình thương ba dành cho hai bên gia đình đồng đều, trọn vẹn. Đến cuối đời, nằm trên giường bệnh mà ba cứ nhắc hoài: “ ai thương vợ mà không thương cha mẹ vợ, thì đó là người dại.”

Riêng tôi, với ba có rất nhiều kỷ niệm đong đầy. Kỷ niệm thời thơ ấu. Má thường hay nhắc cái dáng “con bù tọt” của tôi. Anh chị em chúng tôi đều được ba dạy kèm trước tuổi. Vào năm đầu Tiểu học, bạn học cùng lớp ai cũng to lớn nên vào lớp, tôi sợ đến khóc, đến giờ ra chơi, chị tôi và các bạn của chị đến bày trò chơi để tôi quên, nhưng tôi cứ nhè hoài. Cuối cùng ba đưa tôi đến học trường của một ông giáo già dạy con nít trong xóm. Má kể rằng, ngày đầu ba đưa tôi đi học bằng xe đạp, tôi ngồi sau xe ôm ba, tôi nhỏ xíu như con bù tọt ôm bập dừa. Rồi con bù tọt của ba cũng học xong lớp Nhứt, sau những năm miệt mài với những bài Toán đố ba dạy thêm về chu vi, diện tích… ôi thôi!

Đến khi xem kết quả kỳ thi tuyển vào Đệ thất, ba hăng hái lắm, ăn mặc tươm tất, đón xe đò đi Vĩnh Bình. Theo lời kể, ba dùng ngón chân viết số ký danh của tôi trên đất, đến lúc nghe xướng đúng con số mà ba đã viết, người vội chạy ra xe đò nhắn tin sớm về cho tôi vui. Còn ba hôm ấy về muộn, ba xài sang tay xách nách mang nào cà phê, bánh trái, quà vặt… Nhìn dáng ba đỉnh đạt hơn, mặt ba tươi vui hơn, cười cười khoe với má:"Trường Tiểu học Giồng ké chỉ có hai đứa đậu thôi, con Hồng con anh Năm và con Phượng nhà mình."

Ngày nhập học đầu tiên, ba cũng là người giành xách va ly, đưa tôi rời gia đình đến nhà cô tôi ở trọ. Trong những năm học tại trường Trung Học Công Lập Vĩnh Bình, có lẽ hình ảnh đáng yêu, là lần xuyên qua cổng rào của trường, ba trộm nhìn tôi trong giờ thể dục. Thấy ba, tôi vội chạy đến nắm tay ba, tay bắt mặt mừng mà nước mắt ứa ra, hân hoan lẫn tức tưởi khi được ba cho quà và xoa đầu bảo“ ráng học nghe con.” Đã nhiều năm qua, tôi tự hỏi tôi, phải chăng đó là động lực chính, thôi thúc giúp tôi đạt được những phần thưởng cuối năm. Đúng thế!

Sắp hết những ngày của một đời người, vẫn còn vương vương kỷ niệm với ba. Trong một Ngày Nhớ Ơn Cha cuối cùng, ba bị cảm, ngại lây lan cho con cháu ba không cho đứa nào đến thăm, nhưng tôi vẫn đến với gà nướng, bánh mì, cùng chung bữa ăn trưa. Thức ăn được bày ra, tôi đặt vào đĩa của ba, má, mỗi người cái đùi gà vàng ươm, riêng tôi chọn cho mình phần không ngon của con gà .

- Ủa, con cũng ăn phao câu nữa sao? Ba hỏi tôi.
- Ủa, ba thích ăn phao câu?
Ba không trả lời, nhưng nhanh trí, tôi nhường phần lại cho ba. Tôi chọn thứ khác, lấy chéo cánh gà cho vào đĩa của tôi.
- Ủa, con thích ăn chéo cánh sao?
- Ủa, ba cũng thích chéo cánh?
Vừa trao lại chéo cánh gà cho ba, tôi không nhịn cười được, cứ ngỡ mình chọn phần dở nhất để ăn, nào ngờ lại là những phần ba ưa thích. Qua lần đó, tôi thấy thương ba nhiều hơn. Thật ra ai lại thế, thích ăn phao câu, chéo cánh, nhưng phải chăng sự nhường nhịn thức ăn của ba dành cho các con từ rất nhiều năm, quen dần đã trở thành sở thích cố hữu tự lúc nào.
Không lâu, ba tôi phải trở vào bệnh viện với thời gian khá dài. Thời gian này, tôi có cái may mắn được đêm đêm ngủ lại nơi đó, có dịp chăm sóc cho ba. Có hôm ba đã ôm tôi trìu mến như ngày còn bé, rồi có hôm ba vội buông tay và bảo:
- Để ba nhớ lại coi từ trước đến giờ ba có làm điều gì bậy không!
Ba nằm yên bất động, tưởng chừng người đã say ngủ. Không! Khoảng thời gian dài hơn ba mươi phút suy nghĩ, bất chợt ba mở mắt, cất giọng reo vui:
- May quá con ơi, ba không có làm điều gì bậy hết.
Ba nói, sau tiếng thở khì, đôi môi ba mỉm, nụ cười ấm nhẹ. Con chim lúc sắp chết cất tiếng kêu bi thương, con người sắp lìa đời nói lên lời thật. Một tuần lễ sau, ba vĩnh viễn ra đi. Ba! Một dòng sông đã cạn nguồn theo định luật của tạo hóa. 

Cám ơn ba, tiếng kêu reo vui mừng “ may quá con ơi..,” con sẽ giữ lấy, dù giông tố đắng cay của cuộc đời con phải trải qua, câu nói ấy sẽ sống mãi, trọn vẹn là một bài học làm người cho con. Rồi… "Một này, một ngày sẽ đến sau cơn vui đầy…”*, bước vào thời để chết, con sẽ… “ may quá ba ơi, con cũng giống ba”.
Hy vọng là như vậy!?

Kim Phượng
30/ 10/ 2009

Dẫn Thủy Nhập Điền


Cội nguồn sự tích một giòng sông
Cưu mang đau đẻ lắm dòng con
Thân mòn gánh nặng chia bầu sữa
"Dẫn thủy nhập điền" dịu nắng trưa

Từ sâu đáy tim xưa mờ mịt
Bóng Mẹ Cha viên tịch về đâu
Buồn rầu chi tim già cằn cỗi
Cũng đến ngày sông mới nổi lên

Lời nguyện sông nến lòng ai biết
Lau lách bờ mọc phủ biệt tăm 
Âm thầm khóc chết giòng sông gốc
Dọc ngang trời để mất tim xưa

Rồi muôn kiếp chờ không thấy nữa
Bầu sữa căng đời khổ đâu raTrong ta! 
Mây đục đỉnh đầu non
Ngậm ngùi ước sông già còn mãi!

Chảy đi sông! Xin đừng khô hạn!

Lê Kim Hiệp

Cà Phê Nước Mắt

(Tưởng nhớ ngày giỗ Ba 30/10)


      Khi được trúng tuyển vào lớp Đệ Thất trường Trung học Tống Phước Hiệp Vĩnh Long, cũng là lúc được ba giao nhiệm vụ cách mỗi hai ngày, sau khi tan học về ghé vào tiệm bán cà phê ở đường Tống Phuớc Hiệp mua 50 gram cà phê xay nhuyễn.
      Bà chủ nói, người này biết cách uống đây, cà phê sẽ thơm không mất mùi, nên lúc nào bà cũng tặng thêm vài hột cà phê làm quà.
      Trưa nào Ba cũng pha cà phê bằng dợt, thế là con gái thứ 9 cũng được hưởng phần nước giảo.
Bị Má la " còn nhỏ uống sẽ bị hư trí nhớ", nhưng lỡ ghiền theo ba rồi biết sao đây. Ba thì cười cười bảo Má " không hư đâu mà còn kích thích con nó nhớ dai,". Rồi Ba nháy nháy mắt với con.... 

      Bảy năm trôi qua từ Đệ Thất đến Đệ Nhất.... con được mua cho Ba từng gói cà phê..... Cà phê vị đắng nhưng Ba biết cách nào để pha thêm sữa đặc, cho vào một tí bơ (bằng que tăm) của Pháp, thì dù đắng cũng trở nên ngọt bùi, đậm đà hương vị. Con cũng được hưởng những ngọt ngào cùng với Ba.

      Từ năm 1997, Ba ra đi và cứ mỗi lần vào ngày 30 tháng 10 tưởng nhớ Ba, con đều làm một ly cà phê y như thế.
      Sáng nay dậy sớm, con cuốc bộ như hồi xưa ra tiệm mua sửa đặc, mọi thứ để về làm cho Ba một ly cà phê nước nhứt như thuở nào. Nhưng Ba ơi, ly cà phê con pha nhiều sửa, cũng đậm đà vị bơ nhưng sao cà phê không ngọt mà chỉ nghe đăng đắng xót lòng, và mằm mặn ở đầu môi....
      ....Thì ra con pha bằng nước mắt....Ba ơi!

Kim Oanh

Sáng Tác: Trầm Hương Tiếng Hát: Gia Ân




Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Chiều Lá Đổ & Đêm Thu Sương - Thơ Yên DạThảo&Đỗ Hữu Tài


Mời nhấp vào Link: Chiều Lá Đổ & Đêm Thu Sương

Thơ: Đỗ Hữu Tài & Yên Dạ Thảo
Diễn Ngâm: Hương Nam

Hương Tình Muộn


Thương nhớ về ai chốn xa xôi
Lang thang trên bãi một mình tôi
Chiều đi sông nước buồn hiu hắt
Một cánh chim bay một bóng người

Cuối xuống quay đi không nhìn lại
Đời trôi theo dòng nước tháng ngày
Cuộc tình có bao giờ trở lại
Như người rồi cũng sẽ đổi thay

Tình vay, tình trả chưa trao tay
Hương yêu chưa thấm đã tàn phai
Lữa tình đã nhuốm sao vội tắt
Tiếc nuối này biết gửi cho ai?

Biện Công Danh

Ta Vẫn Đợi



Dẫu vô nghĩa nhưng lòng ta vẫn đợi
Tiếng còi tàu hú báo tự xa xa
Bóng con tàu đổ ập giữa sân ga
Và vội vã khi trời còn tỏ rõ

Như đang thiếu chút ảnh hình nào đó
Năm tháng dài cuộc sống bổng bơ vơ
Những đêm buồn khắc khoải nỗi mong chờ
Cơn gió rét tái tê lòng cô lữ

Trong khoảnh khắc con tim buồn héo rũ
Trong thiên thu hòa lẫn sóng mù khơi
Trong cuộc đời ta đã mất em rồi
Trong tất cả là nỗi buồn tiếc nuối

Ta vẫn đợi!... Và dặn lòng... vẫn đợi!
Từng chiều về nơi ga nhỏ cô đơn
Tàu đến-đi đưa tiễn bóng hoàng hôn
Ta vẫn đợi! …Để chờ cơn gió cuốn!

Nguyễn Đắc Thắng

Còn Mong Chi


(Cảm tác từ Ta Vẫn Đợi của Nguyễn Đắc Thắng)

Tàu rời bến với cõi lòng tan nát
Tiếng còi tàu đưa xa mỗi lúc xa
Nhìn dáng ai đơn độc trên thềm ga
Ôi chua xót nhưng còn mong chi nữa

Đừng thương tiếc kỷ niệm ngày xưa đó
Trùng trùng sương chiếc bóng nhỏ chơ vơ
Quầng mắt sâu những tháng đợi năm chờ
Cơn gió lạnh dập vùi hồn viễn xứ

Tim khắc khoải trên cây đời ủ rũ
Hắt hiu buồn lệ đẫm ướt đôi môi
Ơi hỡi người ta đã thật mất nhau
Và tất cả sẽ đi vào dĩ vãng

Xin đừng đợi và thôi xin chớ đợi
Bóng con tàu vĩnh viễn khuất mù khơi
Thời gian trôi hồi ức bỗng quay về
Tàu vẫn nhớ lần chia xa bến ấy.

Kim Phượng

11 Người Đẹp Trong Giới Thượng Lưu


1. Letizia Ortiz Rocasolano: Hoàng hậu Tây Ban Nha.

Gia đình hạnh phúc của Hoàng hậu Letizia và Vua Felipe.

Letizia từng là cựu Phóng viên của đài CNN. Bà gặp Hoàng tử Felipe của Tây Ban Nha vào năm 2002, lúc bà đang tham gia vào chiến dịch làm sạch dầu loang dọc bờ biển Galicia, còn Hoàng tử Felipe đến thăm, và chia sẻ ảnh hưởng của thảm họa này tới người dân. Cả hai như bị hút vào nhau, và họ kết hôn vào ngày 22–5–2004. Kết quả của mối tình này là hai cô con gái xinh đẹp. Letizia vừa trở thành Hoàng hậu Tây Ban Nha, sau khi Hoàng tử Felipe kế vị hồi đầu tháng Sáu.

2- Jetsun Pema – Hoàng hậu Bhutan.

Cô dâu Jetsun Pema thẹn thùng bên Vua Bhutan trong ngày cưới.

Hoàng tử Bhutan gặp Jetsun lần đầu tiên khi cô 7 tuổi, còn Hoàng tử lúc đó 17 tuổi trong một chuyến picnic cùng gia đình. Hoàng tử đã nói với Jetsun rằng: nếu cả hai đều còn độc thân khi trưởng thành, thì họ sẽ cưới nhau và ông đã giữ lời. Ngày 13–10–2011 Nhà vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck đã kết hôn cùng cô dâu 20 tuổi Jetsun Pema theo nghi thức truyền thống của đạo Phật.

3- Kate Middleton :Nữ Công tước xứ Cambridge.

Công nương Kate rạng rỡ bên Hoàng tử William.

Kate và Hoàng tử William gặp nhau vào năm 2001 tại trường Đại học St Andrews của Scotland, và họ đã hợp rồi tan suốt cả một thập niên. Cuối cùng, đám cưới cũng diễn ra vào ngày 29–4–2011. Đây được xem là một sự kiện lớn trên thế giới, và cặp đôi lập tức trở thành tâm điểm của đại chúng. Kate đã hạ sinh một Hoàng tử vào tháng 7–2013.

4. Rania Al Yassin – Hoàng hậu Jordan.

Hoàng hậu Rania và Vua Abdullah II.

Rania đang làm việc cho văn phòng của hãng Apple tại Amman, thì gặp Hoàng tử Abdullah II tại một bữa tiệc do chị của Hoàng tử tổ chức. Họ đã trúng tiếng sét ái tình, và đính hôn chỉ hai tháng sau đó. Abdullah II lên ngôi và trở thành Vua của Jordan vào tháng 2–1999. Cặp đôi kết hôn sau lễ đăng cơ của Vua Abdullah II một tháng, và có với nhau bốn người con.

5. Maxima Zorreguieta – Hoàng hậu Hà Lan.

Hoàng hậu Maxima và Vua Willem.

Maxima gặp Hoàng tử Willem-Alexander tại Tây Ban Nha trong hội chợ mùa xuân ở Seville. Lúc đó, Maxima không biết Willem-Alexander là Hoàng tử, và nghĩ ông nói đùa khi ông thú thật với bà. Họ tổ chức lễ cưới vào ngày 2–2–2002 và có với nhau ba nàng Công chúa. Willem-Alexander lên ngôi vào ngày 30–4–2013, và Maxima trở thành Hoàng hậu.

6. Tatiana Blatnik – Công nương Hy Lạp và Đan Mạch.

Công nương Tatiana và Hoàng tử Nikolaos trong ngày cưới.

Tatiana từng là người tổ chức sự kiện cho nhà Thiết kế thời trang Diane von Fürstenberg. Cô gặp Hoàng tử Nikolaos trong một chuyến đi trượt tuyết năm 2003. Họ đã cưới nhau vào ngày 25–8–2010 theo nghi thức truyền thống của người Hy Lạp.

7. Charlene Wittstock – Công nương Monaco.

Charlene là một trong những Công nương xinh đẹp và thời trang nhất.

Cựu Thể tháo gia bơi lội Olympic của Nam Phi, Charlene Wittstock, gặp Hoàng tử Albert II của Monaco (con trai Hoàng hậu Grace Kelly) năm 2000 khi cô đến Monaco trong một cuộc thi bơi lội. Họ chính thức hẹn hò tại Thế vận hội 2006 ở Turin, Ý. Họ cưới nhau vào ngày 2–7–2011, và vừa mới công bố rằng sắp có em bé.

8. Angela Gisela Brown – Công nương Liechtenstein.

Angela Gisela Brown là người da màu đầu tiên trở thành con dâu của một gia đình Hoàng gia châu Âu.
Angela Gisela Brown là người Panama gốc Phi, vốn là một nhà Thiết kế thời trang tại New York trước khi gặp Hoàng tử Maximilian của Liechtenstein. Họ cưới nhau vào năm 2000 và có một người con trai. Angela được xem là người da màu đầu tiên trở thành con dâu của một gia đình Hoàng gia châu Âu.

9. Mette-Marit Tjessem Hoiby – Công nương Na Uy.


Công nương Mette-Marit và Thái tử Haakon.

Mette-Marit gặp Thái tử Haakon trong một bữa tiệc ngoài vườn tại lễ hội Quart, Lễ hội nhạc rock lớn nhất Na Uy. Sau đó vài năm, họ lại gặp lại nhau, và bắt đầu hẹn hò. Cặp đôi cưới nhau vào ngày 25–8–2001 và có hai người con. Mette-Marit cũng đã có một người con riêng từ mối quan hệ trước.

10. Mary Elizabeth Donaldson – Công nương Đan Mạch.

Vợ chồng Hoàng tử Frederik và bốn đứa con xinh xắn.

Cặp đôi Hoàng gia này gặp nhau tại quán bar Slip Inn trong Thế vận hội mùa hè 2000 ở Sydney, Úc. Hoàng tử Frederik đã tự giới thiệu ông là Fred, và không cho Mary biết ông là Hoàng tử, cho đến khi mối quan hệ thực sự thắm thiết. Họ cưới nhau vào ngày 14–5–2004 và có bốn người con.

11. Masako Owada – Hoàng thái tử phi Nhật Bản.

Masako và Thái tử Naruhito trong trang phục truyền thống của người Nhật.

Cô Sinh viên Đại học Harvard, Masako Owada, gặp Thái tử Naruhito tại một buổi đón tiếp Công chúa Elena của Tây Ban Nha, tại Tokyo năm 1986. Thái tử đã hoàn toàn say mê, và tận tình tán tỉnh Masako. Tuy nhiên, Thái tử cũng phải mất ba lần cầu hôn thì Masako Owada mới đồng ý. Họ cưới nhau vào ngày 9–6–1993 và có với nhau một cô con gái.

Vĩnh Trinh - Sưu tầm

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Thơ Tranh: Trả Hết Cho Người


Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh

Thơ Tranh: Xin Nhận Ơn Người


Thơ: Dương Hồng Thủy
Thơ Tranh: Kim Oanh

Thơ Tranh: Tiếc Nuối Tình Người


Thơ: Thiên Thu
Thơ Tranh: Kim Oanh

Đâu Phải Tự Nhiên Ta Nhớ Muội


Ta không phải giang hồ kiếm khách
Mài gươm thiêng bên suối ngắm trăng
Muội chẳng là con cưng sư phụ
Nuôi chí ta tình nghĩa đá vàng

Ta chưa múa chém vang ghềnh đá
Gió biển gào tóc áo muội bay
Dừng tay kiếm, mồ hôi lã chã
Muội kề,  âu yếm tặng khăn tay

Ta với muội chưa từng đối ẩm
Nâng chun trà ngọt lịm mời nhau
Chưa ngắm muội mắt nai, mặt nguyệt
Ôm tỳ bà tấu khúc ly tao

Ta đâu ở đầu sông thương nhớ
Muội chẳng cùng uống nước Tương giang
Chưa có phút ban đầu gặp gỡ
Thì làm sao cách cảm giao thần

Ta chỉ biết đề thơ trên lá
Thả hồn bay theo áng mây trôi
Vượt định mệnh, chưa mòn chí cả
Thiện, mỹ, chân đội đá vá trời

Ta như bướm, muội là hoa tươi thắm
Nhụy đài trang ướp mật ngọt môi ta
Họa thơ muội buông thả dòng xúc cảm
Hồn say sưa ru nắng gió chan hoà

Nét thư họa là đường gươm bén ngót
Cắm vào tim những rung động tuyệt trần
Ý của chữ nghĩa tình cao chót vót
Khiến thời gian đồng điệu với không gian

Vần điệu đẹp, văn thơ đâu biết tuổi
Nét thơ tranh giao cảm gợi tình người
Nên đâu phải tự nhiên ta nhớ muội
Hởi nàng thơ! Ta như thể ngỏ lời!

Phạm Tương Như
Nov  15  2011

Vịnh Tản Viên


    詠傘園山            Vịnh Tản Viên Sơn
             高伯适                   Cao Bá Quát

名山山上古今傳   Danh sơn sơn thượng cổ kim truyền 
四望團團若傘園   Tứ vọng đoàn đoàn nhược tản viên
雲邁重霄星可摘   Vân mại trùng tiêu tinh khả trích
地遙萬仞水無權   Địa dao vạn nhận (*) thủy vô quyền
煙霞長鎖無塵境   Yên hà trường tỏa vô trần cảnh
泉石閒棲不老仙   Tuyền thạch nhàn thê bất lão tiên
唐懿膽寒高束手   Đường Ý đảm hàn Cao thúc thủ (**)
巍然南極鎮南天   Nguy nhiên nam cực trấn Nam thiên. 


Dịch Nghĩa : Núi Tản Viên
 

Từ xưa truyền đến nay Tản Viên nổi tiếng hơn tất cả những núi nổi tiếng
Nhìn từ bốn phía tròn tròn giống như cái tán dù
Mây nhiều tầng cao tới trời có thể hái được sao
Đất rộng muôn nhận (*) nước không cách nào chạm đến
Mây và ráng khoá kín không thấy được cảnh dân gian
Suối và đá là nơi nghỉ thong dong của các tiên trẻ mãi không già
Đường Ý Tông sợ đến tái mật Cao Biền chịu bó tay
Sừng sững tận phương nam gìn giữ trời nam.

Dịch Thơ:

Núi Tản Viên
Từ xưa đứng nhứt danh non Tản
Tựa tán dù giương thật rỡ ràng
Mây chạm trời cao sao hái tới
Đất dang muôn nhận (*) nước khôn tràn
Cảnh trần khói ráng che mù mịt
Tiên trẻ đá khe hưởng thú nhàn
Đường Ý kinh hoàng Cao chịu phép
Phương nam sừng sững giữ trời nam
Quên Đi 


(*) 

Nhận : có lẽ đây là đơn vị đo ruộng đất ngày xưa. Nhưng khi tra tìm các đơn vị đo diện tích của Việt Nam ngày xưa, thì chỉ có Mẫu Sào Cao... Phân (分) còn đọc là Phấn # 0,24 m2 chớ không thấy nói đến "nhận". Có thể Phân là đơn vị Cao Bá Quát muốn nói.


(**) 

Đường Ý Tông ( 833 - 873 ) là vua thứ 17 của nhà Đường bên Tàu. Cao Biền tướng nhà Đường trấn giữ Giao Chỉ  từ năm 866 đến năm 868 thì Đường Ý Tông triệu về Trường An giữ chức Hữu Kim Ngô Đại Tướng Quân.

Vịnh Tản Viên Sơn
Đứng đầu núi lừng danh khắp chốn 
Một tán tròn từ bốn phía trông 
Khều sao , chót vót mây lồng 
Đỉnh cao vạn bậc đừng hòng nước vây 
Trần gian đâu ? khói mây che phủ 
Tiên không già vui thú suối mây 
Đường, Cao lạnh mật bó tay 
Trời Nam sừng sững phương nầy oai phong 
Mailoc phỏng dịch
Cali 10-23-14
***
Họa: Vịnh Tản Viên Sơn
(" Vịnh Tản Viên Sơn " theo bản dịch của Quên Đi)
Truyền thuyết sử lưu núi Tản Viên,
Tán tròn ghi dấu lọng rừng thiêng.
Bóng mây lấp lánh ngàn sao chớp,
Hình thể đỉnh cao nước dưới triền.
Đất dốc làm sao mà thấy nước,
Trời thanh khói tỏa khuất non tiên.
Vua Đường Ý sợ, Cao đành chịu, (Cao Biền, tướng Tàu)
Chống đỡ trời Nam thu tiếng chiêng,  ...
Mai Xuân Thanh  
***
Núi Tản Viên

Tản Viên nổi tiếng nhất xưa nay
Như tán dù tròn bốn phía xoay
Lớp lớp mây tầng, sao dễ chạm
Trùng trùng đất rộng, nước khôn bày
Ráng trời che phủ, trần gian khuất
Suối đá gọi mời, tiên nữ say
Đường Ý, Cao Biền đành trở gót
Núi thiêng trấn giữ cõi Nam này .
Phương Hà phỏng dịch 
***
Núi Tản Viên 
Xưa nay núi Tản danh vang nhất 
Vươn thẳng tầng không chiếc lọng tròn 
Đứng hái sao trời trong khoảng với 
Nằm sâu con nước quẩn triền non 
Khói mờ bóng ráng che trần thế 
Suối đá tiên đồng vui dáng son 
Đường Ý bàng hoàng, Cao trốn tránh 
Phương Nam uy trấn đất Nam còn 
Nguyễn Đắc Thắng 
20141025
***
Vịnh Núi Tản Viên 
Cổ kim nổi tiếng Tản Viên,         
Như dù tròn trịa che liền bốn bên.          
Hái sao mây phủ tầng trên,         
Đất liền vạn trượng mông mênh nước trời.         
Khói mây phủ kín trần đời,      
Suối len đá núi giữ người lên tiên.         
Vua Đường cùng với Cao Biền,         
Bó tay chùng bước núi thiêng Nam nầy.
Đỗ Chiêu Đức. 

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Bến Cũ


Ngỡ ngàng trở lại bến sông xưa 
Vẫn cánh cò bay, mấy bóng dừa 
Vẫn mảnh trời xanh in bóng nước 
Đâu rồi ngày cũ hoa đong đưa!

Chiều nghiêng nghiêng nắng nhạt bên cầu 
Tiếng guốc người xưa nay về đâu? 
Lao xao nghe tiếng lòng gợn sóng 
Ai đã qua cầu, nhớ sông sâu?

Đường xưa còn đó, ta với ta 
Đâu tà áo trắng bay thướt tha? 
Cây đa thay đã bao lần lá, 
Còn nhớ hôm nào em tôi qua?

Đâu những rộn ràng thuở đón đưa 
Sân trường vàng vọt nắng lưa thưa 
Bước chân ngày cũ còn in dấu 
Người xưa, thương biết mấy cho vừa!

Tập Vạn Vật em có lắm hình
Xưa tôi mượn tập, vẽ cho “mình” 
Vẽ bao con thú hiền như Bụt 
Lục diệp, chi hoa trĩu nặng tình.

Xuân nào tôi trao cành hoa trắng 
Ý ngầm tình tợ tuyết... non cao 
Ướp chút hương thơm thêm nồng thắm 
Thẹn thùng em vội bước đi mau.

Rồi một mùa hè, lạnh gió đông 
Em gởi cho tôi cánh thiệp hồng 
Em mang trời mộng về bên ấy 
Để lại lòng tôi nỗi trống không!

Ở Vĩnh Long mà mơ Vĩnh Long 
Chắt chiu kỷ niệm xót xa lòng 
Đêm trăng tôi thấy trăng ngày trước 
Em nhớ gì không, “cô má hồng”?

Nao nao lạc bước nợ tang bồng 
Canh cánh bên lòng nỗi nhớ mong 
Hương xưa, dáng cũ chừng quanh quẩn 
Son phấn nghe như nặng cõi lòng!

Lê Kim Thành

Em Mãi Là Cô Bé Của Tôi Yêu - Cô Bé Dễ Yêu




Em Mãi Là Cô Bé Của Tôi Yêu

Em mãi là cô bé của tôi yêu
Buổi gặp gỡ một chiều bên quán vắng
Ánh mắt trao nhìn nhau trong thầm lặng
Nhưng tiếng lòng đã nghe nặng con tim

Nhìn café từng giọt nhỏ êm đềm
Ôi nhớ lắm bàn tay mềm ngón nhỏ
Run run khuấy thẹn thùng đôi má đỏ
Bé yêu ơi! Nhớ lắm buổi hạ chiều

Em mãi là cô bé của tôi yêu
Ánh mắt đó một lần tôi bắt gặp
Chút e thẹn chút gì như ngượng ngập
Với tiếng cười trong vắt chuỗi pha lê

Bé yêu ơi! Cứ mỗi lúc đêm về
Là thoáng hiện dáng hình em trong mộng
Thương nhớ lắm ấp ôm hoài hình bóng
Của một người em gái nhỏ tôi yêu.

Bên quán xưa trong một buổi hạ chiều ...

Vĩnh Trinh

***
Bé Dễ Yêu Của Buổi Hạ Chiều

(Cảm xúc Em Mãi Là Cô Bé Tôi Yêu của Vĩnh Trinh)

Vẫn mãi hoài cô bé dễ yêu
Bên quán vắng buổi chiều gặp gỡ
Ánh mắt trao vương tình bỡ ngỡ
Tiếng lòng dồn dập thở ..đôi tim

Bé yêu ơi! Tiếng gọi êm đềm
Miền hạnh phúc đắm chìm riêng nhỏ
Bâng khuâng lắm run run môi đỏ
Ngập ngừng thưa lời khó vô cùng

Vẫn mãi hoài cô bé dễ yêu
Mắt chạm mắt những điều muốn nói
Tình e thẹn gói hoài chưa mở
Sao vội vàng…người nỡ ra đi

Bé yêu ơi! Tha thiết thầm thì
Tiếng yêu đáp xuân thì còn đó
Mà người yêu của nhỏ không về
Thương nhớ cạn câu thề quên lối

Bé dễ yêu của buổi hạ chiều…



Kim Oanh
***
(Cảm tác “…Bé Dễ Yêu …” của Vĩnh Trinh và Kim Oanh)

Này em! cô bé dễ yêu ơi!
Màu áo thơ ngây trắng giữa trời
Ánh mắt hồn nhiên nhìn ngổ ngáo
Nụ cười thánh thiện nở chơi vơi

Em đang nghĩ ngợi cái chi chi?
Hoa cỏ thân thương muốn nói gì?
Buổi hạ chiều tươi màu phượng đỏ
Cho em thư giãn một mùa thi.

Em hãy tập dần những ước mơ
Bầu trời xanh thẳm vẫn đang chờ
Thả hồn bay vút vào mây gió
Gói chút duyên thầm trong ý thơ.

Đắc Thu - 20141022 

Mùa Thu Bên Hiên - Mùa Thu Nhớ Người



Thơ; Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh

Họa Vần:
Mùa Thu Nhớ Người

Lòng ta trăm mối bời bời
Người đi để lại những lời chia ly
Bên hiên mưa gió thầm thì
Ta như chiếc lá trong khi lìa cành.

Tìm người nào thấy mối manh
Nhớ thương chi lắm cũng đành chia xa
Đường đời người vẫn bôn ba
Nhớ ai biền biệt trời xa, đau lòng

Quang Tuấn (20/10/14)