Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Chiều Xưa - Minh Châu - Văn Khánh

Có nhiều người vì hoàn cảnh nào đó đã bỏ quê hương ra đi,khi chiều về nơi đất khách,ngậm ngùi chợt nhớ về quê cũ, nhớ hết từ cây đa bến nước sân đình nơi miền quê nơi mình sinh ra và lớn lên. . . của tuổi thơ một thời đã qua rất xa và biết chắc rằng sẽ không bao giờ tìm lại được,vì đường về quê cũ vẫn còn xa lắm ! . . .

Sáng Tác: Minh Châu
Tiếng Hát: Vân Khánh
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật 
Thấy Vậy Mà Không Phải Vậy (Bài 1322)


Có hai thiên thần hiện xuống trần gian làm thường dân đi du lịch xem xét dân tình. Một hôm, ...cả hai ghé vào một biệt thự giàu có xin nghỉ qua đêm. Gia đình này giàu nhưng keo kiệt và không có lòng hảo tâm nên họ nói trong nhà không còn dư chỗ ngủ, nếu muốn ở lại thì chỉ còn căn hầm dưới nhà. Hai thiên thần đồng ý ngủ qua đêm dưới hầm lạnh lẽo không có giường chiếu gì cả. Buổi tối trước khi ngủ, vị thiên thần già nhìn thấy trên tường có một lỗ hổng và đến lấp lại. Vị thiên thần trẻ thấy vậy hỏi lý do thì thiên thần già đáp: "Sự vật không phải lúc nào cũng như mình tưởng".

Ngày hôm sau, hai thiên thần ghé đến xin nghỉ trọ tại nhà của một nông dân nghèo, nhưng cả hai vợ chồng đều hiếu khách. Mặc dù trong nhà không có nhiều đồ ăn, nhưng họ vẫn vui vẻ chia bớt phần ăn của họ cho khách. Sau đó họ còn nhường luôn cái giường độc nhất trong nhà để cho hai vị khách có một giấc ngủ ngon. Sáng hôm sau, khi mặt trời vừa mọc, hai thiên thần sửa soạn từ giã thì thấy vợ chồng chủ nhà nước mắt ràn rụa. Gia tài duy nhất của họ là con bò mà họ thường vắt sữa đem đi bán, sáng nay đã lăn ra chết.

Vị thiên thần trẻ thấy vậy tức giận hỏi thiên thần già: "Làm sao anh có thể để cho chuyện này xảy ra như vậy? Hôm qua, tên chủ nhà giàu có kia, nó đầy đủ mọi thứ mà anh lại lấp tường giúp hắn. Hôm nay gia đình này nghèo thiếu thốn mọi thứ nhưng có lòng tốt chia sẻ tất cả, vậy mà anh nhẫn tâm để cho con bò của họ chết là nghĩa làm sao?"

"Thấy vậy mà không phải vậy!" thiên thần già đáp. "Tối hôm trước, ở dưới căn hầm, tôi thấy có vàng giấu trong tường qua lỗ hổng. Nhưng vì người chủ nhà tham lam, keo kiệt không biết chia sẻ, bố thí nên tôi đã lấp lỗ hổng để hắn không tìm thấy vàng. Tối hôm qua, trong lúc chúng ta ngủ trên giường của vợ chồng nông dân, thì tử thần hiện đến muốn bắt người vợ đi, nhưng tôi đã thế mạng người vợ bằng con bò".

Sự vật không phải lúc nào cũng như mình tưởng. Nhiều khi chúng ta nghĩ sự vật đáng lý ra phải như thế này, nhưng chúng lại xảy ra như thế khác. Nếu bạn thông minh thì hãy sửa lại cách nhận thức của mình và tin rằng những gì xảy ra đều là những bài học tốt và mang lại lợi ích cho mình. Có thể ngay lúc đó bạn không biết cho tới mãi sau này mới nhận ra.

Bạn hãy tập suy nghĩ (lạc quan) như sau:

Nếu bạn trằn trọc khó ngủ đêm nay; hãy nghĩ đến những người vô gia cư không có giường để nằm.

Nếu bạn bị kẹt xe, đừng nản chí. Trên thế gian này có những người chưa hề được biết đến xe hơi hay lái xe là gì.

Nếu bạn có một ngày làm việc không như ý; hãy nghĩ đến người thất nghiệp, thèm có được một công việc như bạn để có tiền nuôi vợ con.

Nếu bạn thất vọng vì cuộc tình tan vỡ; hãy nghĩ đến người chưa từng được yêu và biết yêu là gì.

Nếu bạn buồn rầu vì cuối tuần qua mau; hãy nghĩ đến người phụ nữ nghèo cùng, làm việc mười hai tiếng một ngày, bảy ngày trong tuần mà vẫn không đủ tiền nuôi gia đình.

Nếu xe bạn bị hư và bạn phải đi bộ; hãy nghĩ đến người què quặt, tê liệt hay bán thân bất toại, họ thèm có được cơ hội đi bộ như bạn.

Nếu bạn soi gương thấy mình có thêm vài sợi tóc trắng; hãy nghĩ đến bệnh nhân ung thư đang hóa trị, thèm có được vài sợi tóc để ngắm.

Nếu bạn bị thất bại, chán nản, cho rằng đời mình không còn ý nghĩa thì hãy nên cảm ơn đời, vì có nhiều người không thể sống lâu để đặt câu hỏi như bạn.

Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của sự ngu si, trách móc, lợi dụng, bất công; hãy nhớ, sự vật có thể tệ hơn thế nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật 

Lê Phạm Trung Dung

Em Và Thơ


Em đài các như vần thơ niêm luật
Nét kiêu sa khuôn ngọc khó so cùng
Ta phong trần lặn lội giữa mông lung
Và khai phá trời tự do rực rỡ

Có nhiều khi ta gặp nhau bở ngở
Hai lối nhìn hai phong cách khác nhau
Nhưng ý thơ hội tụ giữa tầng cao
Chung nếp nghĩ hướng về chân thiện m

Em tôn tạo khối đường thi kỳ vĩ
Ta say mê tìm nét đẹp đa nguyên
Lòng đôi ta khao khát cuộc hòa duyên
Và kết ước dệt tình thơ bất diệt.

Nguyễn Đắc Thắng 
2014

Quê Hương Tôi Miền Tây Nước Nổi 2014


Hàng năm, từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, miền Tây lại bước vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mêkông tràn về Việt Nam qua hai tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp, mang lại cho người dân trong vùng nguồn lợi thủy sản và niềm vui khó diễn tả bằng lời. Mùa nước nổi khắp nơi mênh mông nước, cũng là thời điểm của những thú vui dân dã như bắt chuột đồng, chài lưới bắt cá linh, cá rô non, hái bông súng, bông điên điển và cả ... tắm đồng!
Những cánh đồng nước! Mùa nước nổi quê tôi, nước đã tràn đồng...

Mùa nước nổi thực chất là mùa lũ, những vùng Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp), Làng Sen (Long An), Châu Đốc - Tịnh Biên - An Phú (An Giang) mênh mông con nước… Từ nhiều đời nay, những cư dân sống vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long đã quá quen thuộc khi mùa lũ về mỗi năm như một lời hẹn ước của thiên nhiên. Đây cũng là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn thực hiện một chuyến du lịch về miền Tây, tham quan đồng Tháp Mười ...

Bạn có thể bắt gặp những người dân An Giang mưu sinh theo con nước, chạy vỏ lãi tới các cánh đồng giáp biên để hái bông súng đồng. Những bông súng mọc trên đồng mùa này có thể dài tới ...4-5m!

Mùa nước nổi đem đến cho con người những sản vật của tự nhiên. Đầu tiên phải kể đến các món từ cá linh. Đây là một loài cá tự nhiên, số lượng đông đúc tới cả triệu con xuất hiện khắp nơi theo con nước. Người dân địa phương thường đánh bắt cá linh bán hoặc giữ lại để làm mắm, hoặc chế biến thành các món canh, kho... cho bữa cơm gia đình. Cá linh non chỉ nhỏ hơn hai ngón tay, rửa sạch và thả vào chảo mỡ đang sôi chiên giòn. Cá non có thể ăn nguyên cả con, không cần bỏ xương. Ngoài ra cá linh non kho là món ăn dân dã, dễ làm. Từ những con cá tươi rói sau khi làm sạch được đem kho riu riu cùng với nước dừa tươi, nước mắm ngon cùng ít tóp mỡ để thêm vị béo ngậy. Ngoài ra, cá linh còn được đem đi làm mắm. Loại mắm này dùng để nấu lẩu mắm, làm món mắm kho, mắm chưng.

Có một loài hoa gắn liền với miền Tây mùa con nước trắng xóa, đó là bông điên điển. Những bông hoa với màu vàng quyến rũ, lấp lánh khoe sắc khắp cả mé sông, đầm lầy, ruộng nước được người dân hái về ăn như một loại rau đặc sản. Bông điên điển có hương vị giòn, bùi, béo… Loài hoa này góp mặt trong nhiều món ăn vùng sông nước, trong đó không thiếu sự kết hợp với cá linh để cho ra món lẩu cá linh bông điên điển. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng lẩu cá linh bông điên điển đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng bưng biền, chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng… điên điển còn có thể dùng để bóp xổi chấm kèm cá, mắm kho cũng rất ngon…

Dưới đây là một vài hình ảnh mùa nước nổi miền Tây năm 2014 - ảnh chụp tháng 9/2014  
Ảnh Quốc Việt



Võ Thị Kim Đính sưu tầm

Thơ Tranh: Hồn Nhiên Mất Mát Nụ Cười


Thơ: Kim Oanh
Thơ Tranh: Nguyễn Đức Tri Ân

Nỗi Lòng Tháng Mười



Tháng Mười đã chớm vào đông
Se se gió thoảng vào lòng bơ vơ
Mây trôi qua ngõ hững hờ
Sông buồn tiếng sóng vỗ bờ quạnh hiu

Cành khô rớt tiếng chim kêu
Bến mòn mõi đợi sóng chèo tình qua
Hỏi người yêu dấu phương xa
Môi tình biết có nhạt nhòa nụ son ?

Dấu chân lối hẹn chưa mòn
Đôi bờ hoa cỏ dỗi hờn đành sao
Vầng trăng vàng nhớ đêm thâu
Treo cành mộng tưởng trái sầu rụng rơi

Phương xa vọng tiếng em cười
Vàng lên bông cúc tháng Mười trổ hoa
Cúc xòe mấy cánh mượt mà
Dài theo mười ngón nõn nà tay em

Tháng Mười ngan ngát hương quen
Mùa thu ở lại bên thềm nhớ thương
Tình đi cuối nẻo cùng đường
Bước chân vấp ngã nỗi buồn xa nhau

Trầm Vân

Dòng Sông Định Mệnh


Từng đêm dài tiếng dòng sông vô tận
Bóng dừa nghiêng theo cơn gió biển xanh
Tay đan tay bên hàng liễu ướt cành
Nghe chim hót mong manh trong sương sớm

Nắng chưa lên, màu hoa đã thắm đượm
Mắt biển buồn vài con sóng nhấp nhô
Mây bay cao sương mù che cuối phố
Hải đăng mờ đang đứng mãi bơ vơ..

Bản Tango chiều xưa, ta còn nhớ
Hát tặng em đêm uống rượu tuyệt vời
Violetta ngày ấy đã xa khơi
Còn một nửa hồn người .. còn ở lại..

Cơn mưa hạ võ vàng ta tiếc mãi
Buổi chiều loang màu tím sớm phôi phai
Dấu trong lòng hình ảnh cố nguôi ngoai
Tội nghiệp em, âm thầm sang thuyền khác!

Đã lâu rồi.. đóa hồng xưa lưu lạc
Cõi người ta quạnh quẽ bến u minh
Ta quen em se kết mối ân tình
Ai đã lội ngược dòng sông định mệnh ?..

Reno, đêm 31- 12- 07
Bùi Thanh Tiên

Tự Cứu Khi Bị Trụy Tim


BẠN PHẢI LÀM GÌ ???
Bạn đã được huấn luyện về hô hấp nhân tạo, nhưng người chỉ dẫn không dạy bạn cách làm hô hấp nhân tạo riêng cho chính bạn !!!
Làm thế nào để sống sót qua cơn đau tim khi bạn đơn độc ?
Thông thường nhiều người đang đơn độc khi trải qua cơn đau tim, không người giúp, người có tim đập bất thường và bắt đầu có cảm giác đau, họ chỉ có 10 giây tỉnh táo trước khi mất nhận thức .

BẠN PHẢI LÀM GÌ ?
TRẢ LỜI:
Đừng hốt hoảng, nhưng bắt đầu ho liên tục và ho mạnh mẽ.
Hít thật sâu trước khi ho, mỗi lần ho phải mạnh và kéo dài, như bạn đã từng bị ho mà nước giải từ sâu trong lồng ngực chảy ra .
Hơi thở và ho phải liên tục được lập lại với khoảng cách 2 giây cho đến lúc có người săn sóc, hay cho đến lúc có cảm giác tim đập lại bình thường .
Hơi thở sâu nhận OXYGEN vào trong lồng ngực và chuyển động của ho ép trái tim và làm máu LƯU THÔNG.
Sự nén áp suất trên trái tim còn giúp tim lấy lại nhịp đập bình thường. Trong trường hợp nầy, nạn nhân của cơn đau tim có thể đến được bệnh viện.

Chuyển thông tin nầy đến người thân quen của bạn càng nhiều càng tốt.
Nó có thể cứu được mạng sống !!! Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn được miễn dịch về cơn đau tim vì tuổi của bạn còn nhỏ hơn 20 hay 30.
Bây giờ đời sống thay đổi, cơn đau tim xuất hiện vào mọi lứa tuổi.

Thái Nguyễn sưu tầm

* Tài liệu tham khảo số 240 của General Journal Hospital Rochester 

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Mùa Nước Nổi

                                                      
Về thăm Vĩnh Long lại thêm mùa
Nước nổi trôi lục bình hoa tím
Lắng hương lòng dã dượi trong tim
Trăng lơi giỡn sóng mắt môi tìm

Mỉm cười Xuân bồng bột nô đùa
Lâng lâng rung cảm mái chèo khua
Hiu hiu gió Chướng đưa hồn lạc
Bềnh bồng sông Cửu nhạc ca hoan

Soải cánh nàng mơ mộng giàu sang
Bổng cung trầm nhịp chiều đêm sáng
Ngửa trời sao rụng chuyến đò ngang
Mùa nước dâng tình đầu oan khúc

Lục bình trôi về đâu anh biết
Bóng người đi biền biệt tháng năm
Giao dòng phối ngẫu âm thầm đợi
Tháng Mười rong nước hẹn hò rơi

Mau quay về lại vơi bao nỗi niềm

( Tình ta vẫn đầy theo nhịp nước
  Cho tháng Mười trôi tình ngập cả lòng )

Lê Kim Hiệp 
Vĩnh Long 22-11-2009
* Hình phụ bản - mùa nước nổi Vĩnh Long - Trương Văn Phú
      

Vĩnh Long Mùa Nước Nổi Tháng 10/2014






Hình Ảnh Trương Văn Phú
10/2014

Khúc Đắng



Sương buồn nhuốm lạnh mấy cung tơ
Hiu hắt cành khô đẫm lệ mờ
Cung Quế vắng tênh tìm mộng cũ
Hằng Nga chiếc bóng tủi xuân thơ
Chương Đài khóc hận đời chia cách
Mòn mỏi Tiêu Tương kiếp đợi chờ
Én bắc nhạn nam tình viễn xứ
Canh tàn quạnh quẽ bóng trăng trơ

Quên Đi

Thú Chơi Thơ

Đôi dòng tản mạn:
                             (Riêng tặng quí bạn yêu thơ)


Xin thưa trước với quí bạn, tôi không phải là một học giả hay nhà nghiên cứu, phê bình văn học chi cả mà chỉ là một người bình thường thích văn nghệ, yêu thi ca theo kiểu tài tử nghiệp dư, thế thôi .Như vậy ở đây tôi không có tham vọng bàn sâu rộng về thơ như : định nghĩa thơ là gì, kỷ thuật làm thơ như thế nào, tính nghệ thuật trong thơ ra sao, thơ có bao nhiêu khuynh hướng..v….v.. mà chỉ nói ra những cảm nghĩ, những tâm tình riêng theo quan điểm cá nhân của tôi trong thú chơi thơ mà thôi . Có thể quan điểm của tôi không giống của bạn, nếu khác vậy xin bạn thông cảm cho vì đây chỉ là đôi dòng tản mạn để chia sẻ cảm nghĩ với nhau chớ không phải một bài luận thuyết chi cả.
Để quí bạn dễ theo dõi bài viết, tôi xin chia bài này ra làm ba phần : phần thư nhứt là lý do tại sao tôi yêu thơ, phần thứ hai là thú vui của người đọc thơ hay thưởng thức thơ, phần thứ ba cuối là thú vui của người làm thơ hay của thi sĩ.

I - TẠI SAO TÔI YÊU THƠ ?
Trong cuộc sống hằng ngày tôi thường tìm những thú vui để giải trí hầu bù lại những lúc làm việc mệt nhọc hay khi có chuyện lo lắng, buồn phiền Đại khái như : thú đọc sách, thú nghe nhạc, xem truyền hình, đàm đạo với bạn bè, chụp ảnh, du lịch v…v... nhưng đáng kể nhất với tôi là thú chơi thơ . Tại sao vậy ? Vì thú chơi thơ rất thú vị và không hao tốn tiền bạc, sức khỏe .thời giờ chi cả . Lúc nào cũng nằm sẵn trong tầm tay của minh khỏi cần đi tìm đâu xa mà niềm vui thật là vô hạn . Nhưng điều đáng nói hơn cả đối với tôi đó là thú chơi thanh lịch vô cùng ..Từ xưa đến nay, thơ vẫn được người đời nhất là các vị “tao nhân mặc khách“ đề cao là một thú vui tinh thần thật là tao nhã . Tao nhã vì thơ phäi đẹp, không đẹp, không phải là thơ . Chữ Thơ gần như đồng nghĩa với chữ Đẹp . Chẳng hạn trước một cảnh đẹp ta thường buộc miệng kêu : ồ cảnh quá nên thơ ! Hoặc khi nói về tuổi trẻ người ta gọi đó là tuổi thơ mộng nghĩa là tuổi đẹp như thơ, xinh như mộng . Thơ nhất định phải đẹp cho nên điều quan trọng nhất đối với nhà thơ là khi sáng tác phải làm sao nêu lên cái đẹp cái tao nhã của thơ được nhiều chừng nào hay chừng nấy . Đẹp trong ý, trong lời, trong cách dùng chữ, đặt câu, gieo vần .v.. v…sao cho có văn hoa, nghệ thuật . Dù tả tục cũng phải tả sao cho trở thành thanh .. Thi dụ ông Nguyễn Du tả lúc Thúc Sinh nhìn trộm nàng Kiều tắm thì :
Rõ ràng trong ngoc, trắng ngà Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên .
Thật là tuyệt vời khi bà Hồ Xuân Hương tả một thiếu nữ còn trinh trắng nằm hớ hênh ngủ ngày với hai câu toàn bích :
Hai gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông .
Rất thanh chớ tục chỗ nào đâu? 


Mặt khác thơ cũng rất tao nhã vì nó không giống như điếu thuốc, tô phở , ly nước ngọt …bât kỳ ai, bất kỳ phàm phu tuc tử nào cũng thưởng thức được mà nó chỉ dành riêng cho người có kiến thức tối thiếu nào đó và hơn nữa cũng cần phải có tâm hồn để hiểu ý thơ và rung cảm với người làm thơ
Lẽ dĩ nhiên người ta chỉ yêu thơ là khi nào hiểu được thơ, hay nói ngược lại là khi nào hiểu được thơ người ta mới có thể yêu thơ. Như vậy những người yêu thơ nhất định phải là người có trình độ văn hóa tối thiểu nào đó và phải có tâm hồn để thưởng thức. Vì Thơ kén chọn người thưởng thức như vậy nên người đọc thơ rất thưa thớt . Điển hình nhất là các nhà xuất bản sách rất ngại in sách thơ dù tác giả là người nổi danh chăng nữa , sách thơ vẫn khó bán như thường .
Tôi cũng để ý thấy trong một trăm người tôi quen thì chỉ có vài người yêu thơ hoặc biết làm thơ mà thôi . Bởi vậy tôi không bao giờ dám luận bàn thơ với người không biết gì về thơ vì như vậy tôi sẽ bị hiểu lầm là khoe khoang, sau nữa mình trở nên lố bịch, lạc lỏng, vô duyên vì không phải chỗ để nói như có câu tục ngữ người Anh “ Đừng luận kiếm với người không biết múa kiếm cũng như đừng luận thơ với người không hiểu thơ “ Trái lại với người đồng điệu yêu thơ thì thao thao nói hoài cũng không hết chuyện. 

Những người thưởng thức, yêu thơ là vậy, còn thử hỏi những nhà thơ, những người sáng tác thơ , những thi sĩ là ai ?
Xưa kia giới thi nhân , thi sĩ rất hạn chế chỉ dành cho những kẻ sĩ hay những vị thâm nho, sau đó là một số ít các bậc tu sĩ, thiền sư, hay cao tăng …nghĩa là những người thuộc thành phần trí thức và có địa vị trong xã hội cả . Hầu hết những vị ấy, khi cầm bút đều theo tôn chỉ : dĩ văn tải đạo (lấy văn chở đạo ) nên không không bao giờ lấy thô tục mà truyền bá đạo lý cho thiên hạ như ta dược biết bàng bạc trong lời thơ của cụ Nguyễn công Trứ.
- Phù thế giáo một vài câu thanh nghị . (Giúp dạy đời bằng đôi lời hay, lẽ phải)
- Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ (Một túi thơ đề trăng với sương) Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà (Uống ba chung rượu vui cùng khói sông)
Hoặc
- Chơi cho lịch mới là chơi Chơi cho đài các cho người biết tay:
Tóm lại tôi yêu thơ, lý do trước hết là vì thơ là thú vui tinh thần rất tao nhã không đòi hỏi chi nhiều và rất thú vị vậy..


II.- THÚ VUI CỦA NGƯỜI THƯỞNG THỨC
Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu tại sao thơ được xem là một trong những bộ môn nghệ thuật thật là thú vị ? Đâu cần bạn phải là nhà Thơ biết kỷ thuật làm thơ,, người nghiên cứu thơ, người tài cao học rông. chỉ cần bạn biết cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thơ thì bạn sẽ yêu thích, say mê thơ cho mà coi . Đọc một bài thơ hay ta cảm thấy thích thú không thua gì nghe một bản nhạc hay, nhin một bức tranh đẹp mắt, ăn một món ngon miệng, ngửi hương thơm ngào ngạt của bông hoa ….dù thơ chỉ diễn đạt bằng ngôn ngữ nhưng sắc bén, tài tình không thua bất cứ bộ môn nghệ thuật nào khác . Trong thơ người ta co thể tìm thấy nhạc, thấy tranh, thấy màu sắc, hình ảnh nhưng độc đáo hơn nữa là diễn tả được phần vô hình nhưng sâu thẳm nhất bên trong chúng ta đó là trạng thái tình cảm, tâm hồn những vui buồn , sướng khổ một cách ăn hoa, nghệ thuật. Nhạc chỉ cho ta nghe âm thanh, họa chỉ cho ta màu sắc, nhiếp ảnh cho ta hình ảnh, điêu khắc cho ta hình tượng v.. v…nghĩa là phần ngoại hình làm sao so sánh được thơ nói rốt ráo phần tận cùng của nội tâm, hang cùng ngỏ hẻm của tâm tình bằng lời lẽ văn hoa, bằng ý tưởng sâu xa, thơ mộng.v..v vượt hẳn cuộc sống nhàm chán của đời thường.Xin mượn lời nhà thơ Thế Lữ;
Với nàng Thơ tôi có đàn muôn điệu Với nàng Thơ tôi có bút muôn màu Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu Lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu.

Nếu thơ không thú vị thì tai sao có những bài ta cảm thấy quá thích rồi học thuộc lòng. Vì nó có vần, có điệu, lời ít, ý nhiều đọc lên nghe êm tai, thuận miệng khác hẳn bài văn xuôi dù thích thú đến đâu ít được ai nhớ mãi . Hồi học trung học tôi rất thích đọc bài văn xuôi Trằng lên của nhà văn Thạch Lam chứa đầy chất thơ, chất nhạc tôi đọc đi dọc lại mãi không chán và học thuộc lòng . Nhưng giờ đây nhắc lại thì tôi quên mất, bất quá chỉ nhớ man mán vài câu thôi . Trái lại các bài thơ như “Tràng Giang“ của Huy Cận, “Đây mùa thu tới“ của Xuân Diệu, tới nay tôi không quên một chữ và có lẽ còn nhớ mãi suốt đời . Có những bài thơ tưởng chừng như tác giả nói dùm ta những nỗi niềm, những tâm sự thầm kín , những vui buồn, sướng khổ trong cuộc đời mà ta không thể nào nói rốt ráo được như vậy Thí dụ những khi tôi tiếc nuối cái gì quí báu đã mất, hoặc muốn cái gì được trường cữu trong đời này mà không được rồi đâm ra buồn chán thì hai câu thơ ngắn ngủi này của Lamartine.an ủi tôi rất nhiều:
Le temps passe (Thời gian rồi trôi qua)
Tout s’efface (Tất cả đều xóa nhòa)

Có những câu thơ thật ngắn mà dạy khôn tôi rất nhiều không khác gì một bài học luân lý thật dài
Thí dụ như hai câu thơ trong Truyện Kiều:
Thiện căn ở tại lòng ta 
 Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Phần đông những người tuổi trung niên Việt Nam đều không quên bài “Qua Đèo Ngang“ của Bà Huyện Thanh Quan“ hay bài ca dao “Công Cha Như Núi Thái Sơn » Thử hỏi nếu không ưa thích thì làm gì nhớ dai như vậy được. Tôi có một anh bạn yêu thơ thật là quá sức tưởng tượng. Anh ta thuộc lòng từ đầu chí cuối Truyện Kiều Muốn nghe đoạn nào thì anh đọc vanh vách cho nghe không sai sót một chữ nào cả dễ dàng như lấy đồ trong túi . . Có những bài thơ tôi thích quá, cảm thấy nó hay vô cùng mà biểu cho biết rõ chỗ hay như thế nào thì tôi cũng xin chịu « giơ tay đầu hàng » . Bất quá tôi chỉ giải thích được phần kỷ thuật như cách dùng chữ, gieo vần, nhạc tính v..v…sơ sơ vậy thôi . Tôi nghĩ : muốn hiểu được cái hay của thơ thì nên lấy cái tâm đễ cảm nhiều hơn là lấy cái trí để hiểu vì thơ nặng phần tình cảm hơn là lý luận. Thơ triết lý nhiều quá, lý luận nhiều quá tôi tin rằng nó sẽ làm chết mất chất thơ nên khó truyền cảm cho người đọc .Tôi xin đơn cử một thí du về cảm xúc của tôi với bài Tống Biệt của thi sĩ Tản Đà. Sau khi đọc, tôi cảm thấy xao xuyến, lâng lâng kỳ lạ có cái gì đó buồn man mác trong hồn như đang quay về quá khứ xa xưa nào đó ở cõi Thiên Thai mà tôi chưa hề biết bao giờ.Từng chữ, từng câu bàng bạc tính hoài cổ làm tôi ngây ngất say sưa khó giải thích được . Mặt khác ngoài việc không nên lấy lý trí để hiểu ta cũng không nên dùng tinh thần khoa học mà suy nghiệm, cân đo thơ như vật chất. Chẳng hạn như có một anh bạn tôi trình độ học vấn rất cao vậy mà sau khi đọc câu thơ này
Ngày về ngửa mặt hôn non nước 
lại hỏi tôi một câu thật ngớ ngẩn: non nước chớ đâu phải người ta mà làm sao anh hôn được? Tôi trả lời: “Trời đất quỉ thần ơi , tai sao khi nói đến Việt Nam ta lại gọi Mẹ Việt Nam? Ở đây người ta nhân cách hóa non nước như người thân yêu nên mới ghé môi hôn. Đọc thơ phải lấy cái tình để hội nhập chớ không nên dùng cái lý để phân tách bao giờ …” Có ai phân chất được mùi hương?
Có khi chỉ cần vài câu thơ giản dị thôi cũng đủ làm ta thích thú, nhớ đời vì đó là những câu thơ nhập thần nói đúng tâm lý, tình cảm chúng ta một cách quá tài tình: dù qua thời gian bao lâu hay bất cứ nơi nào trên thế gian này cũng đều đúng cả. Thí dụ mấy câu thơ tình dưới đây: 

Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên . (Thế Lữ} 
hoặc: 
  Đời hết vui khi đã vẹn câu thề Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở (Hồ Dzếnh)

Riêng trường họp đặc biệt của tôi thì hai câu thơ sau đây của Cụ Nguyễn Du đã thấm thía tận đáy lòng và rung cảm từng chân lông, kẽ tóc của tôi mặc dù lời thơ rất giản dị bình thường:
Bây giờ rõ mặt đôi ta 
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Trước kia vợ chồng tôi đọc đã thấy hay nhưng có giới hạn nào thôi .Giờ đây vợ tôi đã qua đời lâu rồi nhưng càng đọc tôi càng thấy nó hay không thể tưởng tượng. Chữ đôi ta thiết tưởng ngoài người yêu ra tôi cũng có thể nói với quê hương yêu dấu, với người bạn thân thương hay bất cứ sự vật nào ở trong trái tim tôi, đều không sai chút nào . Như vậy thâm ý của tác giả là khuyên ta hãy xem qúi trọng những gì ta đang trìu mến, đang ấp ủ trong tim vì một mai nó sẽ không còn nữa. Không còn có nhau để nhớ, để thương, không còn có nhau để sẻ, để chia, không còn có nhau để nhận để cho, không còn có nhau để giận, để hờn chăng nữa. Thật vậy giờ đây mỗi lần đọc lai hai câu thơ này tôi đều bùi ngùi nhớ đến người vợ hiền và rất tiếc nuối thời gian xưa kia sống bên nhau . Than ôi nay đã thành sương khói còn biết tìm đâu nữa? Còn gặp nhau họa chăng trong giấc chiêm bao mơ màng.
Nhà thơ đã nói dùm tôi một cách thâm thúy ô cùng những điều tôi muốn nói mà không đủ lời để nói. Các bạn ơi ! thơ tuyệt vời như vậy, làm sao mình khỏi thích thú, say mê? Cái hay, cái đẹp, cái thú vị cuả thơ đôi với thưởng thức, người đọc là như vậy, thử hỏi còn đối với người làm thơ, người sáng tác thơ thì thú vui của họ như thế nào?


III. - THÚ VUI CỦA NGƯỜI SÁNG TÁC .
Nếu thú vui người đọc thơ có một thì thú vui người làm thơ phải gấp mười .Bạn nên nhớ rằng : có nhiều người tài cao học rông, có nhiều người yêu thơ, thuộc long nhiều thơ cũng như có nhiều nhà phê bình thơ, nghiên cứu thơ rất giỏi …nhưng lạ lùng thay họ không làm được bài thơ nào cả cho cam nguyên nhân chỉ vì họ không có tâm hồn thơ để sáng tác thế thôi ! Nêu bạn có nguồn cảm hứng để làm thơ nghĩa là có hồn thơ thì đó là một đặc ân của tạo hóa ban cho bạn đó, không dễ gì có đâu ! vì hồn thơ do bẩm sinh mà có chứ không phải do học hỏi mà có như câu chữ nho : “ Sinh nhi tri chi” chứ không phải “Hoc nhi tri chi”. ( Nghĩa là : Sinh ra là biết, chứ không do học mà biết) Khi ta có nguồn thi hứng nghĩa là khi thơ nhập hồn rồi thì cảm thấy lâng lâng bay bổng như lạc vào thế giới kỳ diệu nào . Hồn ta có thể nhập vào hồn sông núi,, cỏ cây vạn vật, Từ tuổi bảy mươi có thể trở về tuổi mười bảy để nói chuyện tình yêu Từ con người phàm tục ta có thể chấp cánh theo Lưu Nguyễn lạc vào cõi Thiên thai Do đó Ông Quách Tấn nói lúc có cảm hứng nghĩa là lúc hồn thơ nhập giống như người ta lên Đồng, quả không sai! . Hồn thơ cũng như tình yêu đâu biết tuổi tác và cũng không cần đếm xỉa gì tới không gian ,thời gian.

Nếu là thi nhân bạn sẽ thấy tâm hồn minh mở rộng ra để giao hòa với thiên nhiên và cỏ cây vạn vật .
Tôi chỉ là cây kim bé nhỏ - Mà vạn vật là muôn đá nam châm (Xuân Diệu)
Bạn sẽ nhìn đời không phải thuần bằng con mắt mà còn bằng cả trái tim . Lòng bạn cũng như sợi dây tơ đồng, một cơn gió chạm nhẹ vào cũng đủ ngân nga lên bao âm thanh trầm bỗng . Bạn muốn nhập vào lòng tha nhân để chia sẻ sướng khổ, vui buồn với họ như Thế Lữ viết :
Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than Cảnh thương tâm, ghê gớm hay dịu dàng Cảnh rực rỡ ái ân hay dữ dội.
Còn riêng đối với cá nhân tôi những lúc sầu muộn vì lòng người đổi thay hay tình đời đen bạc hay thất bại trong cuộc đời thì không gì an ủi bằng vào cõi thơ để tìm Nàng Thơ bày giải nỗi lòng như tôi đã viết:
Nàng có phải biển hồ chan chứa lệ?
Cho thuyền tình cập bến trút sầu thương
Hay dòng suối ngọt ngào đời dâu bể?
Cho thi nhân tuôn hết nỗi đoạn trường.


Nàng Thơ đối với tôi giống như người bạn tốt,, một người Chi hiền bao giờ cũng đem niềm vui và an ủi cho tôi . Ủy mị hay lãng mạn là tại con người chớ đâu phải tại nàng Thơ mà vu oan cho Nàng, thật tội nghiệp thơ quá!
Tôi khuyên bạn cũng nên bắt chước các nhà thơ mà thử một phen làm quen với Thơ, coi nào . Cầm viết lên đi ! viết tào lao vài câu rồi tìm cách ghép đại vần ra sao cũng được cả , bạn sẽ thấy hả hê , khoan khoái . Dù hay dù dở cũng là tiếng lòng của mình, dù dài dù ngắn, bạn cũng đã làm được một việc gọi là sáng tác.
Làm xong một bài thơ tưởng như sanh được một đứa con dù lành lặn hay tật nguyền, dù hay dù dở, nó vẫn do tim óc của mình nặn ra để nâng niu ,tyêu mến . Sau này ta chết đi nếu không lưu lại được gì với đời thì ít ra thơ vẫn còn đó với cháu con với những tâm tư, cảm nghĩ của ta lúc sinh thời, khi thân xác ta đã thành cát bụi và tên tuổi ta chìm mất trong quên lãng thời gian Với tôi, làm thơ rất vui vì đó là việc làm tùy hứng để giải trí, không có gì ràng buộc mà cũng không nhằm mục đích cao xa gì cả . Giống như tôi đang thở thì cứ thở mà không biết mình thở . Như con chim ngứa cổ thì cứ hát . Con cò có cánh thì cứ bay . Con cá có kỳ thì cứ lội, thế thôi ! Miễn sao giải bày tâm tư, nỗi lòng của mình thành bải thơ mới mãn nguyện . Nói gì khi tìm được một lời hay, một ý đẹp, một chữ đắc địa để gieo vần ….thì cảm thấy sung sướng còn hơn trúng số độc đắc nữa. Làm thơ là làm một công việc nghệ thuật mà nghệ thuật thì không biết đâu là tột đỉnh cho nên người nghệ sĩ say sưa đi tìm mãi, tìm hoài trong thú vui vô hạn không bao giờ chán. Tôi cũng có cảm tưởng làm thơ giống như người đầu bếp làm thức ăn không phải riêng cho mình mà cho nhiều người khác cùng ăn; nếu người khác khen ngon miệng thì còn sướng hơn mình ngon miệng bội phần Còn một thú vui độc đáo nữa nên kể đó là thú giao lưu, xướng họa thơ giữa những người chơi thơ. Do đó những người đồng điệu thường tạo dịp họp mặt xướng họa ngâm nga và hàn huyên tâm sự với nhau .Hơn ai hết người thơ với người thơ dễ thông cảm và quí mến nhau vô cùng vì dó là những người “ đồng hội đồng thuyền.” với nhau.

Nhớ Ông Chu manh Trinh khi viết về Cụ Nguyễn Du đã nói một câu rất thâm thúy “Ta vốn giòng nòi tình, thương người đồng điệu”
Nhìn lại ngày nay phong trào chơi thơ càng lúc càng phổ biến, bành trướng.
Riêng ở Việt Nam không những có CLB thơ ở thành phố, ở Quận mà còn có một số ở các Phường.nhỏ nữa Những buổi họp mặt sinh hoạt thơ thật là vui: ngoài nội bộ ra người ta mời các CLB bạn ở địa phương khác đến tham dự .Họ trao đổi nhau thi phẩm và mọi người đều được luân phiên đưa bài mình để nghệ sĩ chuyên môn luân phiên ngâm trên diễn đàn, sân khấu cho mọi người nghe với tiếng đàn , tiếng sáo đệm theo. Nhưng tôi vẫn thích họp bạn thơ tại nhà riêng của mình hơn ở CLB vì nơi đây quá đông người sư tập trung để nghe dễ bị phân tán Mời một số ít bạn thơ thật tâm đắc khoảng chừng 10 người trở lại thôi vừa xướng họa vừa ca ngâm vừa hàn huyên tâm sự bên dĩa bánh, chung trà thì thật là vui thơ và ấm áp tình bạn vô cùng.. 

Ta cũng cần nên nhớ rằng Thơ vốn là thú vui tịnh, chớ không phải thú vui động như Nhạc nên giữa nơi đông người như tiệc cưới , liên hoan, lễ lộc…v. v …đem thơ ra ngâm thì không thích họp với môi trường và không khí bằng trổi nhạc bao giờ . Nghe nói : các Cụ ngày xưa mồi lần họp mặt giao lưu , xướng họa còn mặc áo dài khăn đóng và đốt trầm hương cho tăng vẻ nghiêm trang buổi vui Thơ.

Để kết thúc xin gởi tặng qúi bạn yêu thơ những cảm nghĩ của tôi về Thơ khi sáng tác như sau.

TÔI LÀM THƠ

Tôi làm thơ như con tằm dệt kén
Rút ruột dâu xanh mướt nhả vàng tơ!
Gom cảm hứng vui buồn tim thai nghén
Làm tơ tình tôi dệt mấy vần thơ .

Tôi làm thơ hồn nhiên như chim hót!
Ngứa cổ thì cất tiếng véo von chơi
Dù mưa gió hay trời trong nắng tốt
Vẫn liú lo tiếng hót mến yêu đời

Tôi làm thơ như trăng vàng gối sóng
Xé đêm đen lấp lánh giữa dòng sâu .
Chán thực tế phũ phàng tôi gối mộng
Quên khổ đau, thương khó giữa bể sầu!

Tôi làm thơ như Mẹ ru con ngủ
Giữa trưa hè thánh thót tiếng ca dao
Lời mộc mạc mà tình quê ấp ủ
Cho con yêu tiếng Việt rất ngọt ngào.

Tôi làm thơ như người theo đạo Lão
Đi dưới sân mà nói chuyện trên trời
Xin đừng bảo rằng tôi mơ mộng hảo
Thế gian này cũng là mộng đấy thôi
.
Tôi làm thơ như là tôi đang thở
Chuyện đương nhiên cần thiết chẳng đặng dừng
Nếu không khí ra vào nuôi cơ thể
Thì thơ ca xuất nhập dưỡng tinh thần.

Tôi làm thơ như nước trôi êm ả
Nước từ nguồn, thơ lai láng từ tim
Ðời vạn ngả, thuyền thơ tôi một lá
Thiện mỹ chân, luôn chở mộng đi tìm.


Quang Tuấn

Nỗi Lòng Tú Uyên


Đời thường nói: hoa người hái, gái người trêu
Hoa không người hái-cánh hoa hoang dại
Gái không người trêu- thì gái ế chồng
Nhưng với nàng anh tha thiết hoài mong
Ước gì được…cánh hoa kiều diễm ấy
Anh đớn đau trong tâm hồn là vậy
Nên biến mình thành một gã si mê
Anh sẵn lòng làm một tên nô lệ
Bởi yêu em, người em gái hoài mong
Tự lâu rồi, anh giấu kín đáy lòng
Anh chỉ sợ làm phật lòng em gái
Anh muốn ngỏ nhưng vô cùng ái ngại
Giai nhân ơi! anh ngây dại điên rồ
Giọt nắng thu vàng vọt hanh hao
Anh chết lặng giữa rừng thu hoa cúc tím
Anh ôm mãi tình đơn phương kỷ niệm
Đến cuối đời khi nhắm mắt ra đi
Để anh còn lưu luyến khối tình si
Nơi đáy mộ nghìn thu xin vĩnh biệt
Xin gởi lại tình đơn phương thống thiết
Tình yêu anh bất diệt trên trần đời
Anh yêu em lòng vô vọng em ơi!
Anh xin gởi vần thơ làm kỷ niệm
Anh xin gởi “cánh hoa môi” âu yếm
Cho lòng mình chết lịm giữa nhân gian
Em đẹp lắm em ơi ! đẹp ngỡ ngàng
Anh ôm lấy riêng anh màu hoa tím
Em phải đâu là “Chung Vô Diệm”?
Mà em là GIÁNG NGỌC, TÂY THI
Để lòng anh những mơ mộng cuồng si
Đêm thầm khóc ngày sầu lên áo não
Anh đắm đuối ngắm nhìn hình ảnh ảo
Mà nghe lòng rạo rực thiết tha yêu
Anh xin viết ra đây một chữ YÊU
Qùy dâng tặng “ GIÁNG KIỀU” ngà ngọc

Ngô Quang Diệp

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Tình Thu Gửi Bạn


Xướng:
Chút tình gởi bạn ở phương xa
Viết vội vần thơ ấy gọi là...
Thu đến,bâng khuâng rừng* xứ lạ
Hè đi nhung nhớ phượng quê nhà
Heo may nhẹ thổi lòng se lạnh
Chiếc lá vàng rơi dạ xót xa
Gởi gió đôi dòng thơ lạc lỏng
Tri âm mời uống mấy chung trà

Song Quang
Thân tặng Sỷ Bình và các thân hữu Tây thành
9/18/2014
* Rừng xứ lạ:ở đây ý muốn nói rừng phong chỉ ở Mỹ và Canada mới có rừng phong,chứ ở VN không có.

Kính họa vận:

Thu nhớ nhung nhiều bạn chốn xa
Cảm nhau dào dạt bấy nhiêu là…
Rừng phong rụng lá rơi vàng đất
Bước khách tìm ai ngóng trắng nhà
Khắc khoải heo may vào biển động
Mơ màng lữ điếm đẫm mưa sa*
Nhìn Ngâu sùi sụt cơn giông bão
Giọt lệ quê hương đọng chén trà!…

Sỹ Bình (Tây Ninh)

Xót xa


(Từ Tình Thu Gửi Bạn của Song Quang)
Thương nhớ người đi mãi cách xa
Cõi lòng quay quắt biết bao là…
Thu sang ngày ấy còn hò hẹn
Đông đến giờ đây lạnh mái nhà
Nhớ thuở ban đầu trao nguyện ước  
Ngờ đâu lời cuối tiễn tình xa
Mai này gặp lại còn lưu luyến
Xin hãy cùng nhau nhấp chén trà

10/2014
Thiên Thu

Mùa Nước Ngập


Mười bảy năm nay nước lớn
Thêm mưa tháng chín kéo về
Nước tràn như bờ đê vỡ
Lũ dâng phủ trắng đường quê.

Nước cao dậy miền ký ức
Theo cha săn chuột trong mưa
Cánh đồng mênh mông trắng xóa
Chuột bơi đeo bám gốc dừa.

Mùa lũ dịu dàng ít nắng
Mưa bay phủ ráng nắng chiều
Nước lên bốn bề phẳng lặng
Tràn đầy tâm sự buồn hiu.

Mẹ tôi năm nào cũng cực
Xắn quần chạy lũ trong nhà
Hằng đêm chong đèn thao thức
Canh chừng mực nước đêm qua.

Lũ về thuở còn đi học
Đặt lờ ruộng nước mênh mông
Bây giờ đến mùa nước ngập
Âm thầm nỗi nhớ không quên.

Dương Hồng Thủy
(10/10/2014 – 17/9 âl)

Thơ Tranh: Mùa Nước Nổi



Thơ: Kim Quang
Thơ Tranh: Kim Oanh

Cháo

Người miền Nam không phân biệt cách phát âm cháu với cháo, nên phải hiểu theo cái ngữ cảnh.
Cháo ở đây là món ăn hóa thân từ gạo mà ra như cơm vậy. Nên cụm chữ cơm-cháu được người mình dùng chung riết rồi thành quen, có khi chỉ cơm cũng có khi chỉ cháo và cũng có khi ẩn dụ một cái gì khác nữa, không dính dáng gì với cháo, với cơm!
Cháo xuất hiện hàng ngày trong bữa ăn của người mình: Cho người già, người bịnh, người ưa ăn cháo và đặc biệt là cho trẻ sơ sanh.
Thế mới có câu:
- Thuộc như cháo.
- Ăn cháo, báo cơm.
Thuở mới sanh ra chúng ta đã được bà, được mẹ, được chị cho ăn cháo rồi. Cháo nuôi ta lớn dần và ta lại “nuôi cháo” còn mãi đến ngày nay.
Ngày nay trẻ con sanh ra tập ăn sữa, nên ít gần gũi, gắn bó với chén cháo đơn sơ nhưng đậm đà tình mẫu tử như thế hệ ông bà, cha mẹ ngày xưa.
Nói “thuộc như cháo” nghĩa là đã rành rồi, nhưng nói về cháo chợ, cháo quê có khi ta đã quên ít nhiều!

Này nhé!
Trước hết là cháo trắng. Có lẽ cháo trắng có mặt sớm nhứt trong dòng họ cháo, do nhu cầu của các bà mẹ ở cái thời xa xưa, dùng để thay sữa nuôi con.
Cháo trắng chỉ là gạo nấu loãng, nấu nhừ, mà thành. Nhìn nó màu trắng nên đặt tên là cháo trắng. Gạo thì cũng nhiều loại chớ đâu phải là một loại. Nhà nghèo thì gạo đỏ, gạo nát, gạo mốc; có tiền thì gạo ngon, gạo Nàng Thơm Chợ Đào!

Để lửa “riu riu”, hột gạo nở bung ra như cánh hoa nên nghe nói bà con ngoài Bắc gọi là “cháo hoa”. Còn ở Lục Tỉnh có người pha trò gọi là “cháo cò” vì trắng như con cò (chớ không phải nấu với thịt cò).
Văn minh hơn các bà cho vào nồi cháo một ít “thuốc muối” cho cháo mau nhừ, mau rục rả, ăn ngon và dễ tiêu hóa.
Nghèo thì ăn cháo trắng “ên” thôi, hoặc có được vài lát đường tán thì ngon hơn.
Người lớn thích ăn cháo trắng với nước mắm kho quẹt, cá kho tiêu. Người Tàu khoái ăn với mắm ba khía, hột vịt muối. Sang hơn thì cháo trắng với trứng gà, với tiêu và hành. Dân dã thì cháo trắng với dưa mắm cũng ngon đáo để.
Nợ trả lần, cháo húp quanh

Ăn cháo lúc nào cũng phải ăn nóng, vừa thổi vừa húp. Húp phải húp xoay quanh tô cháo nếu không sẽ phổng miệng !
Kiểu nói trên ẩn dụ một cách sống, cách xử sự của người Việt ta ngày xưa, người Tây Phương làm sao có được.
Ngày nay ở quê mình vẫn còn nhiều bà mẹ nuôi con bằng cháo trắng và cũng đã có bao thế hệ lớn lên như vậy, họ cũng đã làm ông nầy bà nọ như thường chớ thua ai.
Xin nói tiếp về cháo vịt. Con vịt nấu cháo rất quen thuộc ở quê mình có thể để cúng, để đãi khách phương xa tới chơi, để ăn trong gia đình và để nhậu nhẹt.
Vịt thì có vịt Tàu, vịt ta, vịt Xiêm và vịt Xiêm lai.
Thông dụng là vịt Tàu, vì nó dễ nuôi, miệt vườn có nhà nuôi cả 1000 con để lấy trứng, chở lên vựa của người Tàu ở miệt cầu Chà Và bán cho họ ấp thành trứng hột vịt lộn, thành vịt con rồi bán lại cho dân mình !!!

Vịt nấu cháo rất nhanh. Trong lúc nhổ lông vịt thì bắt lửa nấu nồi nước, độ tàn điếu thuốc thì vịt làm xong và nồi nước cũng vừa sôi.
Thả con vịt vào luộc vừa chín tới thì vớt ra và cho gạo vào nồi nước luộc vịt mà nấu cháo. Thế là bạn có nồi cháo vịt nóng hổi, ngon lành.
Vịt chặt ra từng miếng vừa gắp, cháo nêm với tiêu, hành và nước mắm ngon, ăn kèm với rau thơm trộn bắp chuối hột, chấm với nước mắm gừng thì hết chỗ chê!
Nhìn tô cháo nóng bốc khói, mùi thơm của tiêu hành, mùi của con vịt bốc theo làm cho ta phải húp nóng mới thấy đã. Ăn cháo húp quanh là vậy.
Cháo nấu “vịt ta” hay “vịt Xiêm” lai thì ăn rất độc, mấy ông già xưa bảo người yếu trong mình ăn vô sẽ bị “phát lảnh” (phát lạnh, phát rét).
Cháo vịt Xiêm là loại cao cấp. Vịt Xiêm thường phải nấu với cháo đậu xanh mới đúng điệu. Vào mùa nóng, nhà có tiền, nhà giàu dư ăn dư để hay bày nấu cháo vịt Xiêm đậu xanh cho con cháu ăn phòng ngừa bịnh thời khí, không bị nổi trái, nổi sải.
Vịt Xiêm tơ nấu cháo, xương mềm, nhai rất béo, rất ngọt, ngon hơn vịt tàu, vịt ta nhiều.
Nhiều người ăn cháo vịt với cơm, với bún vừa ngon, vừa no và không cần ăn thêm gì nữa.
Nhớ thuở nhỏ, khi ở nhà mần vịt nấu cháo là mình lấy phần lông vịt, phơi khô bán cho mấy bà mua “ve chai lông vịt”. Hôm sau, có tiền đi học ăn cà kem, nước đá nhận.
Còn con gà nấu cháo gọi là cháo gà.
Cháo gà ngon và bổ dưỡng, dễ tiêu hóa hơn cháo vịt và nhứt là ăn “không độc”.
Phải lựa con gà giò, gà trống vừa lớn, mới vỗ cánh tập gáy. Lúc đó con gà vừa đủ lớn, xương thịt phát triển đầy đủ, sung sức, mập nhưng không có mỡ.
Gà nấu cháo ăn ngon độc đáo nhờ “xé phay” chớ không chặt như vịt. Dùng tay xé gà lúc còn nóng, xé sao cho miếng gà còn nguyên không bị nát; trộn với rau răm, nặn một trái quít lấy nước rưới lên làm cho thịt gà ngon hơn nhiều.


Có một món cháo mà nếu không cẩn thận, nói lộn tên dễ gây mít lòng lắm nhé !
Đó là cháo lòng. Bà con đặt tên món cháo nấu với lòng, với thịt heo là cháo lòng chớ không kêu là cháo heo!
Cháo heo là cháo nấu gạo lức với tấm, cám, chuối cây... để nuôi heo, muốn biết rõ hơn xin tìm đọc tác phẩm “Ngọn Cỏ Gió Đùa” của nhà văn Hồ Biểu Chánh, trong đó có nhân vật Lê Văn Đó ăn cắp nồi cháo heo...

Cháo lòng có lẽ do sáng kiến từ các buổi lễ hội cúng đình. Thuở xưa người dân nghéo ít khi có dịp ăn thịt heo nên chỉ mong dịp cúng đình.
Nồi cháo lòng ở đình rất to, nấu với nước luộc đầu heo, luộc lòng, luộc thịt.
Đầu, lòng, thịt luộc chỉ dành cho các chức sắc ban hội tề; còn dân đen chỉ được hưởng phần cháo lòng với bún, cũng “quí” rồi, nên mới có câu tục ngữ:
“Mượn đầu heo nấu cháo”
Cháo lòng ở nhà mẹ nấu thì ngon hơn, nhưng cháo ở quán cóc, ở chợ quê lại có cái ngon khác.
Lòng heo sắt mỏng chấm với nước mấm trong, dằm ớt ăn với cháo rất ngon và cũng là món đưa cay của các bác xích lô, của người lao động.

Mấy cô, mấy cậu học trò cũng thích ăn cháo lòng buổi sáng, rẻ mà no.
Khi Sài Gòn phát triển, có những nhà máy làm ca đêm là dịp để cho các gánh cháo lòng xuất hiện. Cháo lòng tiện lợi là phục vụ nhanh, ăn bổ dưỡng, nhứt là hợp với ban đêm.
Nay cháo lòng đã trở thành một phần của đời sống về đêm của dân Saigon, phục vụ cho cả các doanh nhân, văn nghệ sĩ, các cô cậu choai choai đi chơi đêm về.
Nay nói về “cháo cá”, và đặc biệt cháo cá nhà quê. Nói là cháo cá nhà quê chớ đâu phải người nhà quê nào cũng ăn qua. Có người chỉ có nghe thôi, có người chưa hề nghe nói!


Đó là món cháo cá lóc với rau đáng đất.
Mấy lão nông Lục Tỉnh nói rằng cá lóc tát đìa nấu cháo mới ngon.
Khi nước rút xuống –mấy cụ lão nông kể, con cá lóc tìm xuống đìa, xuống vũng, xuống đầm để sống, Con cá trụ lại, lo ăn, không “bay nhảy” đó đây nên mập ra vì ăn nhiều sinh vật tích tụ trong đìa.
Tát đìa vào lúc đó, lựa cá lớn, có trứng, làm sạch để nguyên con nấu cháo.
Gạo thời điểm nầy là gạo mới đầu mùa, nấu cháo có mùi thơm.
Con cá nấu cháo vớt nguyên con ra để trên dĩa bàn, rồi tùy thích: Đầu, bụng, trứng hay đuôi mà chấm nước mấm gừng.

Cháo nóng múc ra tô, cho vào vài đủa rau đắng đất, chan một ít nước mắm gừng, chúng ta có một tô cháo cá lóc rau đắng đất tuyệt diệu, khó tìm.
Tin chắc rằng bạn không tìm đâu có được món ngon như thế. Đâu đó ở Saigon, trong nhà hàng mà bạn đã ăn qua cũng chẳng qua là phó bản, là nhái theo, không lừa được cái lưỡi của người sành điệu!
Đến món cháo cá bống kèo độc nhứt vô nhị xin giới thiệu cùng khách mộ điệu.
Cá bống kèo cũng năm bảy dường khác nhau. Nổi tiếng nghe nói là cá bống kèo miệt ruộng muối Bạc Liêu, nhưng ngon nhứt là cá ở miệt Cửa Tiểu –Cửa Đại vùng nước lợ.
Từ xưa ông bà kể là con cá bống kèo do đất sanh ra, và sống chỉ ăn bọt nước.
Ở quê vừa mưa xuống đã thấy có cá bống kèo con rồi, nó sống nhờ phiêu sinh vật, rong rêu nổi theo bọt. Đến mùa lúa trổ đầy đồng, mài non của hột lúa rụng khắp ruộng, là mồi nuôi cá bống kèo miệt Cửa Tiểu, Cửa Đại.
Cho nên tháng 10, tháng 11 ta, sắp Tết, con cá bụng to đầy mở, và mập tròn đẩy đà.
Bắt nồi cháo gạo mới đầu mùa lên bếp, canh lửa riu riu cho gạo nở từ từ bạn sẽ nghe mùi thơm mời gọi, độc đáo từ nồi cháo gạo mới bốc ra.

Đi theo chân ông lão nông bước ra đầu ruộng kéo “cái đó” lên bắt cá bống kèo còn sống nhảy soi sói, đem về trút thẳng vào nồi cháo đang sôi trên bếp. Con cá vùng vẫy, trong nước sôi, nghe tiếng kêu “rồ rồ” rồi tắt hẳn.
Lúc đó con cá vừa chín tới. Đem nồi cháo xuống, vớt cá ra dĩa bàn to, con cá bống kèo nứt da, dựng kỳ, dựng vi nhìn không quen thấy “ớn” nhưng ăn ngon, có vị ngọt, thịt mềm.
Thưởng thức món cháo bống kèo kiểu nầy rồi bạn sẽ chán kiểu nấu cầu kỳ: Làm sạch, chặt đầu, nấu với cải bắc thảo và nói theo dân quê thì ăn như “dậy” là “hổng biết” ăn cá bống kèo nấu cháo.
Hột cháo hột cơm, gắn với người mình từ thuở mới sanh ra, nó đi vào tim can, huyết quản của từng người.
Cháo không chỉ là món ăn nuôi ta lớn mà đã trở thành cái gì ở trong ta như một thứ tình cảm nho nhỏ, có lúc có khi tưởng như đã quên rồi.
Nay nhắc lại, nó sẽ trở về như một kỷ niệm, thôi thúc ta quay về với thuở ngày xưa, với bao cảnh cũ vô cùng đẹp đẽ.

Nam Sơn Trần Văn Chi

Tiếng Chuông Chùa


Xướng:

Tiếng Chuông Chùa

Ngân nga đêm vắng tiếng chuông chùa
Theo tiếng gió ngàn lơ lửng đưa.
Lay tỉnh người khôn còn đắm mộng
Giải mê kẻ dại vẫn nằm mơ.
Thương đời, lòng rỗng vang muôn tiếng
Vì đạo, tâm không vọng bốn mùa.
Trầm lắng dìu tôi vào chánh niệm
Hỏi mình phủi sạch bụi trần chưa?

Quang Tuấn
***
Các Bài Họa:


Chuông Chùa


Tôi thích lang thang ngoạn cảnh chùa 
Thông ngàn réo rắt vẳng xa đưa 
Hồi chuông thanh thoát ru hồn mộng 
Tiếng khánh diệu hiền dỗ giấc mơ 
Cay đắng trần ai sầu mấy thuở 
Gian nan bể khổ khóc bao mùa 
Phù du một thoáng làn mi khép 
Cát bụi đường về giũ sạch chưa?

Mailoc
9-25-14
***
Nghe Tiếng Chuông Chùa

Ngồi tựa gốc tùng trước cổng chùa
Lắng nghe chuông mõ thoảng đong đưa
Như ru nhân thế rời bờ mộng
Tựa muốn trần gian thoát bến mơ
Bớt cảnh bon chen vòng tục lụy
Thêm tâm thanh tịnh lúc vào mùa (mùa tu tập)
Hồn tôi lắng đọng vào sâu thẩm
Tự hỏi lòng mình giác ngộ chưa??

Song Quang
***
Nặng Nợ Đời

U tịch bên sông lộ bóng chùa
Lững lờ con nước nhẹ nhàng đưa
Chuông ngân mở nẻo xa phiền tục
Mõ vọng khai đường đến chốn mơ
Ánh đạo sáng soi về vạn hướng
Câu kinh thanh tịnh suốt bao mùa
Nợ trần sao vẫn còn dao động
Ý muốn nhưng lòng mãi bảo chưa.

Quên Đi

Trót Vướng Bụi Trần
Chiều vắng , dừng chân ngắm cảnh chùa
Tiếng chuông thanh thản nhẹ nhàng đưa
Đất trời rộng mở ru hồn mộng
Mây nước chan hoà gợi cõi mơ
Chân đến chốn thiền đà lắm bận
Lòng vào cõi tịnh được bao mùa?
Bụi trần trót vướng làm sao giũ
Mà biết tâm mình đã sạch chưa?

Phương Hà
***
Tiếng Chuông Chùa

Ẩn hiện từ xa một bóng chùa
Hàng sao dẫn lối gió đong đưa
Hồi chuông ngân lắng ru chiều tục
Tiếng mỏ cốc buồn vẳng thức mơ
Nhân thế còn lao vòng khổ nạn
Thiền môn vẫn lặng buổi sang mùa
Sắc không rồi cũng về u tịch
Mà nếp phong trần đã sạch chưa? 

 Nguyễn Đắc Thắng 
27/9/2014
***
Rũ Sạch Bụi Trần

Thấp thoáng đầu thôn một kiểng chùa,
Ngân nga trầm lắng thoảng chuông đưa,
Động lòng tiếng mỏ khơi hồn mộng,
Ý kệ lời kinh tỉnh giấc mơ.
Giọt nước cành dương đều tưới tắt,
Lửa lòng trần tục cũng qua mùa.
Mùi thiền xóa hết bao phiền lụy,
Nào sợ bụi trần rũ sạch chưa!?

Đỗ Chiêu Đức

Gởi người


Người ơi, câu thơ mắc nợ.
Gởi người một sáng chớm đông.
Mắt buồn như màu lá cỏ.
Tàn thu ai có chạnh lòng?

Rồi người quên mất ngày xưa.
Nắng cũng thôi vàng lối cũ.
Đường xa ray bụi mịt mù.
Một mình riêng ai- bóng lẻ.

Sợ ngày vừa nắng vừa mưa.
Đôi ta vừa quen vừa lạ.
Nhìn nhau- như kẻ qua đường.
Thẩn thờ- mình chẳng nhớ nhau!...

Hương Ngọc

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Anh Hãy Về Cần Thơ - Sáng Tác Vương Thủy Tùng




Sáng Tác:Vương Thủy Tùng

Trăng Xanh


Trăng tự tình đã hoá màu xanh
Lạnh vô cùng như trái tim anh
Tình yêu xưa đã thành kỷ niệm
Theo dòng đời chìm đắm mong manh

Em bây giờ xa cách từ lâu
Giữa biển đời như đã chìm sâu
Điệu nhạc buồn chập chùng quá khứ
Từng trái sầu rụng giữa mùa đau

Trong tận cùng giữa những xôn xao
Mình được gì với những hư hao
Đêm âu sầu hồn như lạnh cóng
Xa nhau rồi ......em biết vì sao

Gió bây giờ lạc giữa mùa đông
Khi tình mình như có như không
Trăng xanh xao ngậm ngùi nỗi nhớ
Không còn gì ngày tháng buồn trông

Khiếu Long

Thương Con Trai Người Thợ Xây Cầu Cần Thơ


Mười một tuổi còn được học
Sao đi khiêng,cõng gạch dọc công trình?
Em buồn nói để thanh minh:
"Từ khi ba mất một mình má lo
Tiền ăn,học phí thật to
Ruộng đồng vất vả,mẹ ho đã nhiều
Nhà luôn thiếu thốn mọi điều
Thôi đành nghỉ học trưa chiều làm công"
Mong Trời giải cứu công nông
Trò nghèo đến lớp mới mong đổi đời


Phượng Trắng
Winnipeg,tưởng niệm ngày 26/9(2007-2014)

Thơ Tranh: Thơ Em Ta Đọc Buồn Hơn Trước


Thơ: Vĩnh Trinh
Thơ Tranh: Nguyễn Đức Tri Ân

Chú Bé LuLa

Sinh ra vào tháng 10 năm 1945, con một gia đình nông dân ở Brasil. Vì nhà nghèo, nên từ lúc mới 4 tuổi, thằng nhỏ đã phải đi bán đâu phụng ngoài đường, nhưng vẫn quần áo tả tơi, và thiếu ăn. Sau khi
được lên tiểu học, lúc đó gia đình đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro, sau các buổi học chú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đầu đường, hôm nào không có khách, thì coi như là nhịn đói.

Năm 12 tuổi, vào 1 buổi xế chiều, có 1 người khách, là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố, 3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào 3 cặp mắt đều đang khẩn khoản, không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông nói : "Đứa nào cần tiền nhất, tôi sẽ cho đứa đó đánh giầy, và sẽ trả công 2 đồng". Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu, 2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn. Ba cặp mắt đều sáng lên.


Một đứa nói : "Từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền hôm nay, cháu sẽ chết đói !“ Đứa khác nói: "Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay, mẹ cháu lại đang bệnh, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn…“. Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ-tiệm, nghĩ ngợi 1 lúc, rồi nói : “Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này, thì cháu sẽ chia cho 2 đứa đó mỗi đứa 1 đồng !”. Câu nói của Lula làm ông chủ tiệm và 2 đứa kia kinh ngạc. Lula giải thích thêm : “Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi, còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng, nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, ông cứ để cháu đánh đi, chắc chắn ông sẽ hài lòng”.

Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ, Ông chủ tiệm đã trả đủ 2 đồng bạc, sau khi được đánh bóng đôi giầy. Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời, đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.

Vài ngày sau, Ông chủ tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông, cứ sau buổi tan học, và bao cả bữa cơm tối. Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp, nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.

Thằng bé hiểu rằng : Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn, nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời. Từ đó, miễn là có khả năng, chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình.


Về sau, Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy, và để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ, cậu tham gia vào công-đoàn, năm 45 tuổi, Lula là một thành viên thành lập đảng Lao-Động.

Năm 2002, trong cuộc tranh cử Tổng-thống, khẩu hiệu của Lula là :"Ba bữa cơm no cho tất cả mọi người trong quốc gia này". Và Lula đắc cử làm Tổng Thống Brasil. Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2, cho nhiệm kỳ 4 năm tiếp.

Trong 8 năm tại chức, Ông ta đã thực hiện đúng lời mình đã hứa : 93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm. Thực hành đúng tâm niệm : giúp đời !

Và Brasil, dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là "con khủng long nhai cỏ“ mà đã trở nên "Con mãnh sư Mỹ Châu“, và trở nên nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới, nằm trong nhóm BRICS.

Luiz Inácio Lula da Silva: Đó là tên của vị Tổng thống Brasil, đã giải nhiệm ngày 31.12.2010 sau 2 nhiệm kỳ.


Haley(Dịch từ Historystories)Võ Thị Kim Đính Sưu tầm

Đài Loan Cầu Nguyện Và Tri Ân Trú Dân

      Hàng năm, Giáo Hội Đài Loan dành riêng ngày Chúa Nhật áp chót hoặc cuối tháng 9 đề cầu nguyện và tri ân Trú Dân các quốc gia đã đến phục vụ xã hội và Giáo Hội. Mỗi Giáo Phận tự sắp xếp, tổ chức Thánh Lễ hay Đại Hội. Riêng GP. Gia Nghĩa, theo đề nghị của ĐGM, đã thành lập một ban do các linh mục đặc trách và giáo dân phụ giúp để tổ chức Thánh Lễ và Đại Hội.

      Nhưng không may, ngày Chúa Nhật 21.9, một cơn bão bao trùm toàn bộ Đài Loan. Mưa rất to đã làm cho số người tham dự không như dự tính, chỉ khoảng 260 - 270 người có mặt gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương , Thái Lan, Ba Lan và giáo dân Đài Loan.

       Sau Thánh Lễ có chương trình biểu diễn "bỏ túi" của các sắc dân. Kết thúc, Cha Peter Nguyen đại diện, phát biểu cảm tưởng, tri ân ĐGM, các Linh mục, các sisters, các trú dân và giáo dân Đài Loan đã đến hiệp thông và cầu nguyện.

      Một vài hình ảnh do giáo dân (chụp hình không chuyên nghiệp) đã chụp gởi về bạn bè xem để biết thêm tin tức từ GH Đài Loan, đặc biệt GP Gia Nghĩa.
Cha Peter Duong và cô thư ký Tòa GM Gia Nghĩa trong bộ áo dài truyền thống Việt, cô cũng là một vũ công trong nhạc cảnh. Co Lieu Huệ Chuyên thường đánh đàn cho các Thánh Lễ Việt Nam: Nhóm giáo dân Việt Nam khoảng 20 em nam nữ, 3 Sisters và 6 Linh mục người Việt.


  Lời nguyện giáo dân với 6 giáo dân và 6 ngôn ngữ khác nhau.
Sau phần Rước lễ, nhóm giáo dân Việt Nam đã cùng hát bài "Khúc cảm tạ" khá xúc động.
Thánh Lễ khai mạc, do ĐGM Gia Nghĩa chủ tế.
18 Linh Mục đồng tế với 6 quốc tịch: Viet Nam - Phi Luat Tan - Nam Duong - Thai Lan - Ba Lan
và 1 LM, 1 Thầy Phó Tế người Đài Loan. Cha Peter Duong ngồi ghế thứ 3 bên trái ĐGM.
 Một giáo dân người Nam Dương đọc Bài Đọc 1.
Sau Bài Đọc 1, 1 giáo dân VN hát Đáp Ca: "Chúa chăn nuôi tôi... Chúa đưa tôi đi qua mọi nẻo đường...
Người đưa tôi đi lên núi cao, say sưa gió biển, vui uống suối miền Nam, vững tâm qua rừng mịt mù...            
 Dâng lễ vật với 6 giáo dân. 2 giáo dân Việt Nam ở hàng đầu.
 Dâng bánh rượu với 4 giáo dân Thái Lan, Nam Dương và Phi Luật Tân
 Văn nghệ "bỏ túi"
 ĐGM rất vui thích và khích lệ nhóm múa Việt Nam qua nhạc cảnh "Cô Thắm về quê"
rất vui nhộn với trang phục Việt Nam.Còn nhiều màn hợp ca, "Nhảy gậy" truyền thống của cộng đoàn Phi Luật Tân trong buổi diễn...
Một LM Việt Nam đang tặng bằng khen cho nhóm giáo dân Nam Dương.


 LM Peter Dương Bá Hoạt