Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Chờ Em, Em Sẽ Đến - Thơ Quách Thị Như Nguyệt - Phổ Nhạc Văn Sơn Trung





Thơ: Quách Thị Như Nguyệt 
Phổ Nhạc:Văn Sơn Trung
Tiếng Hát: Hiếu Trang

Mừng Sinh Nhật …


Hôm nay tháng mười mùng ba,
Mừng em sáu một bước qua tuổi đời.
Mừng em sức khỏe tốt tươi,
Mừng em luôn nở nụ cười trên môi.
Thương em xứ lạ đơn côi,
Lấy chồng nghèo mạt cả đời thiệt thua.
Quà em chẳng có tiền mua,
Nên đành gởi thiệp quê mùa nầy thôi.
Đau lòng anh lắm em ơi!
Hẹn năm sau sẽ có quà cho em.

Garden City, Kansas 1999
Mặc Thái Thủy

Cho Người Kỷ Nữ


Tình cờ gặp gỡ mà như hẹn
Gần trọn đời ta khác nẻo đường
Nay bỗng nhận ra người định mệnh
Dường như quen thuộc một mùi hương
Môi hoa gợi nhớ thời hoa bướm
Mắt mộng làm say giấc mộng thường
Ơi hỡi thời gian xin đứng lại
Cho tình say đắm suốt đêm trường


Phương Hà

Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử



Nghiên cứu đạo Phật Việt Nam chúng ta thấy rất rõ, thời Trần nổi bật những ông vua Phật tử đáng kính. Vua Trần Thái Tông, nhìn với cặp mắt nhà Thiền có thể nói Ngài là ông vua Thiền sư. Tuy ngồi trên ngai vàng nhưng Ngài hiểu thiền rất sâu, tâm thiền rất sáng và sống thiền rất đắc lực. Qua tác phẩm Khóa Hư Lục và giây phút rời bỏ cuộc đời của Ngài đã nêu rõ điều đó.
Vua Trần Thánh Tông cũng thế, Thánh Đăng Lục ghi rõ cho thấy, sức sống thiền của Ngài thật là vững vàng, đến mé bờ sinh tử vẫn có sức tự chủ và sáng suốt mà một vị xuất gia bình thường khó theo kịp.
Riêng vua Trần Nhân Tông, quả là một ông vua Phật của Việt Nam đúng với sự tôn xưng từ trước tới nay. Ngài có duyên sâu với Phật từ thuở nhỏ.

Nguyên nhân ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Vua Trần Thái Tông là người nhân từ, trí đức song toàn có thể lãnh đạo nhân dân giải quyết các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong nước, cũng như đối phó với các thế lực ngoại bang xâm lấn và tập trung xây dựng và phát triển đất nước. Ngoài việc thâu giang sơn về một mối, thống nhất từ ý chí đến hành động của toàn dân và xây dựng đất thịnh vượng, vua Trần Thái Tông còn đạt nền móng thống nhất các thiền phái hiện có như Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, tiến đến sát nhập và hình thành dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử duy nhất đời Trần.

Có thể nói chính xác và cụ thể, người có công đặt nền móng thiết lập cho thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (竹林安子) phát triển và truyền thừa từ mô hình tổ chức đến nội dung hành trì, thể hiện bản sắc dân tộc là Trần Thái Tông nhưng người khai sáng và làm rạng danh thiền phái là vua Trần Nhân Tông, là đệ nhất Tổ. Trúc Lâm cũng là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì Ni Đa Lưu Chi.

Về tôn giáo, nhà Trần chọn Thiền tông làm ý thức hệ tiêu biểu, nhưng cần phải thay đổi nội dung của các Thiền phái trước đây để đáp ứng các yêu cầu của đất nước. Vì thế, nhà Trần chủ trương lập ra một Thiền phái có nội dung tư tưởng độc lập, thể hiện đúng tinh thần bản sắc dân tộc tự mình độc lập không lệ thuộc Thiền tông ở Trung Quốc, vượt lên trên sự khác biệt của tất cả các tông phái Phật giáo cũng như các tín ngưỡng phi Phật giáo để nhằm thống nhất ý thức hệ. Không chịu trách nhiệm về sự khác biệt và đụng độ đã xảy ra trong lịch sử giữa các phái Thiền tông với nhau cũng như Thiền tông với các tín ngưỡng khác, do đó thu hút các tín ngưỡng khác. Bên cạnh đó thiền phái này cũng tự khoác cho mình chiếc áo một tôn giáo mới - tuy rằng thực tế chỉ là một phái, với đầy đủ các yếu tố để thu phục quần chúng.

Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử không những mang ý nghĩa rất lớn về tính tự chủ của dân tộc ta từ kinh tế, chính trị, văn hóa mà đến cả tôn giáo cũng không bị lệ thuộc vào các dòng thiền trước ảnh hưởng từ Trung Hoa. Từ mô hình tổ chức đến nội dung tu tập hành trì thể hiện bản sắc dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ.
Trần Nhân Tông – Vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần, ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng Hoàng 15 năm. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.

Trần Nhân Tông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (1258). Ngài có duyên với Phật pháp từ thuở nhỏ, khi sinh ra, thân sắc vàng như sắc Phật, lớn lên năm 16 tuổi, được vua cha lập làm Hoàng thái tử, Ngài hai lần cố xin nhường lại cho em là Đức Việp, nhưng vua Thánh Tông không cho, vì thấy Ngài có khả năng gánh vác việc lớn. Trong khi đó, lịch sử lại biết bao trang sử đau lòng, chỉ vì ngôi vị mà cốt nhục tương tàn. Hạt giống Phật đã ngầm chứa sẵn trong Ngài mà biểu lộ ra như thế. Ngày 22 tháng 10 âm lịch năm 1278, được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, tức vua Trần Nhân Tông. Ông ở ngôi 15 năm, nhường ngôi 5 năm, Vợ vua là Khâm Từ hoàng hậu (?-13/9/1293), (bà là con gái Trần Hưng Đạo), Tuyên Từ hoàng hậu (?-19/8/1318). Con trai là Trần Thuyên (17/9/1276-16/3/1320), con của Bảo Thánh hoàng hậu, (sau là vua Trần Anh Tông) và Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn (29/1/1281-3/1328); con gái là công chúa Huyền Trân.

Các niên hiệu trong thời gian vua Trần Nhân Tông trị vì là Thiệu Bảo, Trùng Hưng.


Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành. Một lần ông tắm gội ở Ngự Dội lên ngồi dưới gốc tùng tư duy thiền định, bừng sáng trí tuệ. Sau đó thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Nhân Tông đã cùng hai môn đệ là Pháp Loa và Huyền Quang vân du thuyết pháp ở chùa Sùng Nghiêm, Siêu Loại. Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này. Trần Nhân Tông giã từ hoàng cung vào núi Yên Tử, Phật tử nước ta thời đó đã tôn xưng Trần Nhân Tông là Phật Biến Chiếu Tôn. Nhưng điều đáng nói Sơ tổ là “hiện thân của Phật Đại Việt với nhiều đường nét riêng biệt, phong cách riêng biệt, khác với tông phái Thiền tông khác. Nó không phải là chi nhánh Phật giáo từ bên ngoài vào, nó bắt nguồn tại chỗ, tức từ một vị Phật đầu thai, thuyết pháp, giáo hóa cứu vớt chúng sinh”.
Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, xuất gia 8 năm, thọ 50 tuổi. Sau khi viên tịch, xá lợi của Sơ tổ thờ ở tháp Huệ Quang, được tổ chức bằng một nghi lễ trang trọng với số lượng tín đồ rất đông, vừa đi vừa đọc kinh thể hiện niềm tin của Phật tử đối với vị giáo chủ.

2.3. Tôn chỉ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử


Bằng sự chứng ngộ Thiền lý sâu xa, Trần Nhân Tông dùng ánh sáng chân thật đó, dung hợp ba dòng thiền đã có trước đó thành dòng Thiền Trúc Lâm, mở ra phong trào học Phật mới. Lấy tôn chỉ của thiền tông: “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” làm chủ đạo, ngài linh động kết hợp giảng kinh thuyết pháp, giúp cho người học Phật hiểu sâu kinh điển, chuyển những lời kinh chết trong sách vở thành những bài kinh sống nơi người, chứng minh cho “Tâm Thiền” sáng ngời không có gì sai khác.

Xét kỹ, tông chỉ Thiền tông rất thực tế và gần gũi với con người, lấy “Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”, nhằm đánh thức mỗi người tự sống vươn lên. Vì tâm mình mà không biết, vậy lo biết cái gì ở đâu xa? Thành Phật là thành ngay trong tâm tánh mình đây thôi, không phải thành ở trên núi cao, trên cõi trời xa xôi, chỉ cần mình xoay lại chính mình, thì ngay đó là bờ mé (Hồi đầu thị ngạn). Đó là lấy con người làm gốc, là tôn trọng người, nâng cao giá trị con người, cũng là lý bình đẳng với tất cả, vậy sao không khai thác?

Tôn chỉ của Sơ Tổ thể hiện rất rõ trong bốn câu kệ cuối của bài phú Cư trần lạc đạo:
“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc san hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.”
(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên, Đói cứ ăn no mệt ngũ liền, Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.).

Đoạn kệ trên nói lên tinh thần nhập thế tùy duyên mà hành đạo trong bốn quan điểm:
1. Hãy nên sống hòa mình với đời không chấp trước, mọi sự ở đời đều có nhân duyên của nó và hãy tùy duyên mà sống vui với đạo.
2. Hành động tùy duyên tức là làm việc cần phải làm, đúng lúc, đúng thời không trái với quy luật tự nhiên.
3. Tự tin nơi chính khả năng của của mình mà không tìm cầu một sự trợ lực nào từ bên ngoài.
4. Khi tâm đã sáng tỏ thì không còn nô lệ vào những điều trong giáo lý và cũng không lệ thuộc kinh điển.

Đúng là thiền tông chỉ thẳng “Ngay trong đây, lúc này, người này thôi”, rất hiện thực không có gì xa xôi, mập mờ hẹn lại kiếp nào khác. Nghĩa là mình sống trong giờ phút hiện tại qua từng cử chỉ hành động, từ những việc cỏn con cho đến những việc lớn đều sống trong chánh niệm tỉnh giác như vậy là thiền.
Sơ Tổ khuyến cáo người tu hành tùy duyên nhập thế để làm lợi ích cho đời, vì chúng sanh còn nhiều đau khổ, nhiều người chưa biết Phật pháp, chưa biết trong nhà của mình có báu vật mà không biết khai thác. Trên tinh thần dù có sống giữa thế gian này nhưng vẫn vui với niềm vui của đạo, Sơ Tổ đã vân du khắp đó đây đễ giảng dạy Phật pháp. Tinh thần nhập thế này đã được những người nối truyền dòng phái cũng áp dụng làm cho Phật pháp lúc bấy giờ được hưng long như một quốc giáo của Đại Việt. Bản thân Trần Nhân Tông sau khi xuất gia và hóa đạo mà vẫn lo việc nước việc dân trong giai đoạn vua Trần Anh Tông trị vì. Bằng chứng sự kiện gả Công chúa Huyền Trân và sát nhập hai châu Ô Mã và Việt Lý vào cương thổ Đại Việt đều có sự chỉ đạo của Tổ Trúc Lâm. Cho thấy tinh thần nhập thế của Phật giáo đời Trần thể hiện qua sự hành đạo của các vị tổ Trúc Lâm là “Phật pháp bất ly thế gian pháp”.

Sự truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử


1. Đối với thiền phái Trúc Lâm, thì Trúc Lâm Điều Ngự- Trần Nhân Tông là đệ nhất Tổ, nhưng tính theo hệ thống truyền thừa của Yên Tử phải kể từ Thiền sư Hiện Quang là Tổ ban đầu. Sư là người khai sơn chùa Vân Yên (chùa Hoa Yên như ngày nay). Vốn là đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu, dòng Vô Ngôn Thông, nhưng tỏ ngộ nơi Thiền sư Trí Thông chùa Thánh Quả.
2. Thiền sư Viên Chứng, cũng gọi là Quốc Sư Trúc Lâm, người đã từng đón tiếp vua Trần Thái Tông tìm lên Yên Tử năm 1236.
3. Quốc sư Đại Đăng, người đã tiếp nhận thêm dòng thiền Lâm Tế từ Thiền sư Thiên Phong người Trung Hoa tại kinh đô Thăng Long và là thầy của vua Trần Thánh Tông.
4. Thiền sư Tiêu Dao, là Thầy của Thượng Sĩ Tuệ Trung, cũng gọi là Đại Sư Phúc Đường, vì sư ở Tinh xá Phúc Đường mà Thượng sĩ Tuệ Trung có bài thơ tựa “Thượng Phúc Đường Tiêu Dao Thiền Sư”.
5. Thiền sư Huệ Tuệ, theo Việt Nam Phật giáo Sử Luận của Nguyễn Lang cho là sư vốn làm Hoà thượng Đường đầu truyền giới pháp cho vua Trần Nhân Tông khi vua xuất gia.
6. Trúc Lâm Đại Đầu đà-Trần Nhân Tông, theo hệ thống truyền thừa của Yên Tử, Ngài thuộc hàng thứ sáu, nhưng là người khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm của Đại Việt nên là Sơ Tổ.

Theo sách Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục (大南禪苑傳燈錄), của Hòa thượng Phúc Điền (福田), hệ thống truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được tiếp nối qua các vị sau:

7. Tổ sư Pháp Loa.
8. Tổ sư Huyền Quang.
9. Quốc sư An Tâm (安心);
10. Quốc sư Phù Vân Tĩnh Lự (浮雲靜慮);
11. Quốc sư Vô Trước (無著)
12. Quốc sư Quốc Nhất (國一);
13. Tổ sư Viên Minh. (圓明);
14. Tổ sư Đạo Huệ. (道惠);
15. Tổ sư Viên Ngộ. (圓遇);
16. Quốc sư Tổng Trì. (總持);
17. Quốc sư Khuê Thám. (珪琛);
18. Quốc sư Sơn Đằng (山燈);
19. Đại sư Hương Sơn (香山);
20. Quốc sư Trí Dung (智容);
21. Tổ sư Tuệ Quang (慧 光);
22. Tổ sư Chân Trú. (真住);
23. Đại sư Vô Phiền (無煩).

Danh sách này được Thiền sư Tuệ Nhãn lược dẫn trong phần đầu của bia ký tháp Giao Quang thờ Thiền sư Tính Đường hiệu Tuệ Cự ngay bên phải cổng chùa Lân-Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử: “Núi Yên Tử Sơ Tổ Hiện Quang đến Trúc Lâm Viên Chứng trải qua tới Trần Triều Tam Tổ, lần lượt tiếp nối nhau, danh chép truyền đăng phần nhiều khó nêu ra hết. Trong lý ẩn hiện đến Tổ Sư Tuệ Quang trung hưng rộng lớn, Phật pháp thịnh hành, danh lam thắng cảnh, Tuệ Nguyệt sáng mãi, Tuệ Đăng chiếu khắp cho đến Tuệ Cự…”[4]

Trong đây ghi rõ Thiền sư Hiện Quang là Sở Tổ của Yên Tử, Quốc sư Trúc Lâm hiệu Viên Chứng rõ ràng, Tổ sư Tuệ Quang trung hưng Yên Tử, Thiền sư Tuệ Nguyệt thầy của Thiền sư Chân Nguyên tiếp sáng luôn và Thiền sư Tuệ Đăng tức Ngài Chân Nguyên hiện còn tháp đá tôn thờ ở sau nhà tổ của Thiền viện đã làm cho dòng Thiền chiếu khắp.

Cứ theo danh sách này, sau Tổ Sư Huyền Quang có tới tám vị Quốc Sư, thì biết rằng dòng Thiền Trúc Lâm, ngoài Tam Tổ Huyền Quang, theo bia tháp Viên Thông thờ Tổ sư Pháp Loa ở Thanh Mai, phần cuối có kể ra hai vị tiếp nối đời thứ ba là Tông Huyền và Kim Sơn, nguyên văn:”Trúc Lâm Đệ Tam Đại Tự Pháp Trụ Trì Tông Huyền, Kim Sơn tấu tuyên”.

Tuy nhiên danh sách tên tuổi là phần biểu hiện bên ngoài, chính “tâm Thiền “ là mạch sống thật. Dù ẩn, dù hiện, dù thăng, dù trầm, hễ có người tỏ sáng được tâm Thiền, là còn tiếp nối được mạch sống Tổ Tông.

Thiền phái Trúc Lâm được một vị vua nhà Trần sáng lập, được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sơ tổ Trúc Lâm truyền thừa cho Pháp Loa là đệ nhị tổ, đến Huyền Quang đệ tam tổ, sau đó hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600-1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải [5].
Sau một thời gian ẩn dật, dòng thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỉ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng.

HỆ THỐNG GIÁO LÝ

Chủ trương của Thiền phái

Chúng ta nên ghi nhớ hai tác phẩm trọng yếu đã mở đầu cho phái Thiền Trúc Lâm này của các vị tiền bối trước Ngài Trần Nhân Tông. Đó là bản Ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sỹ và Khóa hư lục của Trần Thái Tông. Hai tác phẩm này, một đằng có thể khảo sát trên khía cạnh lý thuyết, và một đằng có thể được chiêm nghiệm trên phương diện thực hành, là những bản tổng kết của một thời gian dài phát triển tư tưởng của Phật giáo Việt Nam.
Thượng Sỹ Ngữ lục, một cách nào đó, có thể không mấy có tính chất sáng tạo về mặt tư tưởng Thiền, nhưng quả thực nó là sự kết tinh của Thiền học của các tông phái Đại thừa khác tại Việt Nam. Nhờ vào hệ thống công án, Thượng Sỹ Ngữ lục đã có thể phát biểu kiến giải của mình một cách thông dong về tất cả các chủ điểm ách yếu trong các khuynh hướng dị biệt của Phật học. Sau Thượng Sỹ ngữ lục, công án vẫn còn được tiếp tục với tinh thần tương tợ, như chúng ta có thể thấy trong Tam tổ đã tạo ra cho công án một vóc dáng lớn, bao hàm cả tư tưởng Tam giáo, không riêng gì Thiền hay Phật giáo.

Đến thời Trần Nhân Tông, “Ngài lại chủ trương xây dựng hệ thống giáo lý Thiền - Giáo song hành” [6] để tính nhập thế được vận dụng tích cực trong đời sống đạo nhằm tạo ra một đời sống hạnh phúc cho dân chúng. Chủ trương của Thiền phái Trúc Lâm là đào tạo ra những mẫu người dân Phật tử kế thừa tông phong được giáo dục toàn diện mới đáp ứng nhu cầu lịch sử đặt ra. Đó là xây dựng và phát triển Đại Việt trở nên hùng cường thì Phật giáo mới hưng thịnh. Khi đất nước chưa có hệ thống giáo dục đào tạo theo trường lớp, thì nhà chùa trở thành nhà trường, nơi đó dạy đủ các môn học mà con người cần học.
Một người Phật tử không chỉ thông thạo kinh điển nhà Phật mà còn phải học những môn khác nữa mới đủ tri thức vận dụng thực tiễn các nhu cầu con người đặt ra. Bên cạnh đó còn sử dụng Nho giáo như là một công cụ phục vụ lợi ích quốc gia và Phật giáo.

Trần Nhân Nhân Tông dặn dò Đệ Nhị tổ mở rộng việc học bên trong và bên ngoài Phật giáo là nhằm thực hiện xã hội hóa giáo dục, nâng cao trình độ dân trí sau này. Tôn ý của Sơ tổ muốn Pháp Loa đủ kiến thức nội và ngoại điển để đào tạo ra những người thừa kế Thiền phái đủ sức gánh vác các Phật sự khác nhau của đạo cũng như đời. Nếu không, thì Phật giáo chỉ biết đào tạo cho xã hội những con người chuyên tu hành và làm các công việc khác xung quanh khuôn viên nhà chùa mà không tham gia hoạt động gì cả cho xã hội.

Với chủ trương như thế, tháng 12, năm 1038, Pháp Loa kêu gọi tăng chúng và cư sĩ trích máu in Đại tạng kinh hơn 5.000 bản. Riêng bản thân Pháp Loa cũng nghiên cứu và sáng tác nhiều bản kinh thuộc hệ thống kinh điển Đại thừa như: Tham Thiền kỷ yếu, Kim Cương trùng Đà la ni kinh khoa chú, Niết Bàn đại kinh khoa sớ, Pháp Hoa kinh khoa sớ, Lăng Già tứ quyển khoa sớ, Bát Nhã tâm kinh khoa sớ, Hưng vương hộ quốc nghi quỹ, Pháp sự khoa văn và Độ môn trợ thành tập. Hẳn nhiên, Pháp Loa cũng là nhân vật được giới Phật giáo và các thành phần khác trong xã hội mời thuyết giảng kinh Hoa Nghiêm. Mà tư tưởng của Cư Trần lạc đạo cũng ảnh hưởng tinh thần nhập thế từ kinh Hoa Nghiêm. Kết quả, Thiền phái ra đời và thể nhập vào đời sống sinh hoạt chung cả dân tộc. Từ đây, Thiền phái này có một sự liên hệ chặt chẽ mọi thành phần trong xã hội, tạo ra sức mạnh đoàn kết toàn dân, với hào khí Đông A hào hùng trong lịch sử của dân tộc.

SỰ NGHIỆP PHẬT GIÁO CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Thiền phái Trúc Lâm ra đời đã mang một màu sắc mới, một thiền phái được kết hợp từ ba dòng thiền trước đây của Trung Hoa nhưng mang đậm bản sắc của Đại Việt. Sự nhập thế của các thiền sư nhà Trần khi đất nước bị quân Nguyên – Mông ba lần đánh chiếm vẫn đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược. Nhưng khi đất nước thái bình thì họ vẫn trở về với bản chất thiền sư ngày xưa, tiếp tục tu hành và nghiên cứu để đưa sự hiểu biết của mình chỉ dạy cho nhân dân. Đây là tinh thần nhập thế mà các thiền phái trước chưa thực hiện được. Chính vì tinh thần nhập thế này đã tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt và cũng là thời đại phát triển Phật giáo đạt tới đỉnh cao của Việt Nam từ xưa đến nay. Sự nghiệp Phật giáo của thiền phái Trúc Lâm có những đóng góp rất lớn trên hai điểm lớn: Lý tưởng và thực tế.

Về phương diện lý tưởng

Thiền phái Trúc Lâm quả tình đã kết hợp khéo léo giữa lý tưởng Quốc gia và Phật đạo mà sáo ngữ ngày nay thường nói Phật giáo và Dân tộc. Đây không chỉ cách nói tuyên truyền nhất thời với một hậu ý chính trị nào đó. Lý tưởng Quốc gia và Phật đạo đã có mặt trước cả đời nhà Trần, như chúng ta chứng kiến trong các cuộc vận động cho quyền tự chủ và ý thức dân tộc của các Thiền sư trước thời Lý. Cho đến đời nhà Trần, lý tưởng này đã được khẳng định nhiều lần do chính miệng của những người sáng lập triều đại nhà Trần.
Nếu xét kỹ, có lẽ chúng ta phải thấy rằng lý tưởng Quốc gia và Phật đạo vốn là khía cạnh của lý tưởng tôn giáo đại đồng. Đó là một nền tín ngưỡng lấy niềm tin nơi con người làm đối tượng cứu cánh, không giới hạn vào biên giới quốc gia. Tư tưởng Tam giáo đồng qui thực sự cũng được hỗ trợ bởi một lý tưởng tôn giáo như thế.

Về phương diện thực tế
Điểm này phải kể trước nhất là các nhà khai sáng Trúc Lâm đã tạo cho Phật giáo Việt Nam kể từ đây trở đi mang nhiều sắc thái thế tục hơn. Một phần, vì những nhà lãnh đạo tinh thần thời đó là cư sĩ. Họ vừa có thẩm quyền về đạo cũng như về đời, nên ảnh hưởng về thái độ thể hiện giáo lý của Phật thực tế không phải là nhỏ. Phật giáo thế tục, tức Phật giáo bận tâm nhiều đến các công tác thế tục hơn. Thí dụ, chăm sóc đến đời sống của dân chúng, không những về mặt tinh thần, mà còn đặc biệt ở các phương tiện vật chất.

Trên đây chỉ là tóm tắt sự nghiệp tinh thần của Trúc lâm đối với Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, những sự nghiệp khác, như đối với sự tiến bộ của văn học, nghệ thuật, vân vân…..chỉ là những thành quả đương nhiên. Và cũng vì giới hạn của tập Tiểu luận này chỉ nằm trong vòng sự nghiệp tư tưởng, mà những khảo cứu của chúng tôi đã có thể chấm dứt được ở đây.


THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Trên dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam có cả sự ảnh hưởng, tiếp nhận từ phương nam và phương bắc, có cả các bậc sư tổ người nước ngoài và người Việt, có cả sự trầm tích, cộng sinh và phát triển trên cơ sở văn hoá truyền thống bản địa.
Đặt trong tương quan giữa Phật giáo và văn hoá dân tộc, dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử có một vị trí đặc biệt. Trước hết cần đánh giá cao vai trò hoàng đế - thiền sư - thi sĩ Trần Nhân Tông (1258-1308). Đương thời, chắc chắn ông biết rõ các thiền phái ngoại nhập nổi tiếng nhiều đời như Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường nhưng lại hướng về tu tập, soạn sách Phật học theo một lối riêng và mở ra dòng Thiền Trúc Lâm in đậm dấu ấn Việt giữa nơi non cao Yên Tử. Đóng góp của ông mở rộng từ việc tuyên truyền đạo Phật giữa chúng sinh đến giảng giải kinh sách cho đệ tử, qua thơ văn đi sâu biện giải mối quan hệ giữa "hữu" và "vô", "thân" và "tâm", đề cao bản ngã chủ thể "nghiệp lặng", "an nhàn thể tính", "tự tại thân tâm", "Sống giữa cõi trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo", đồng thời coi trọng cuộc sống thực tại, cảnh tỉnh lối tu hành cực đoan, cố chấp: Ai trói buộc chi, tìm giải thoát - Khác phàm đâu phải kiếm thần tiên (Mạn hứng ở sơn phòng)...

Nối tiếp Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ Pháp Loa (Đồng Kiên Cương, 1284-1330) Qua hơn hai mươi năm lãnh đạo, Pháp Loa đã cho sang khắc bộ Đại Tạng kinh với hơn 5.000 quyển, xây dựng hàng trăm ngôi chùa như Báo Ân, Quỳnh Lâm, Thanh Mai và trực tiếp giảng dạy giáo lý, có tới ba nghìn đệ tử đến cầu pháp và đắc pháp. Ông để lại các tác phẩm khuyên người xuất gia chăm lo việc tu đạo, khuyên mọi người hiểu sâu con đường tu thiền chân chính bằng việc học giới luật, thiền định và trí tuệ, chỉ rõ cách học cần sáng tỏ...

Người cuối cùng trong số ba vị tổ Trúc Lâm là Huyền Quang (Lý Đạo Tái, 1254-1334), hơn Pháp Loa tròn ba mươi tuổi nhưng lại tu hành muộn hơn, từng làm quan trong triều đình rồi mới từ chức đi tu. Huyền Quang để lại hơn hai mươi bài thơ chữ Hán, một bài phú vịnh chùa Vân Yên bằng chữ Nôm và câu chuyện liên quan đến Điểm Bích đượm chất thế sự.

Với sự hiện diện của ba vị sư tổ Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang và khoảng hơn ba mươi năm hưng thịnh, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã trở thành một biểu tượng giá trị tinh thần người Việt. Trên phương diện văn hoá vật thể, dấu tích những ngôi chùa, tháp, am, đường tùng, trúc, suối Giải Oan, vườn Ngự Dược, tượng đá An Kỳ Sinh, chùa Đồng trên đỉnh núi hợp thành một quần thể sống động giữa nơi non cao rừng thẳm. Chỉ nói riêng cái tên Trúc Lâm Yên Tử cũng đã khơi gợi được vẻ cổ kính và chiều sâu thế giới tâm linh mỗi người dân nước Việt, nơi tu hành giảng đạo của người xưa và điểm du lịch, tham quan danh thắng của người hiện đại.

Một điều quan trọng khác nữa, chính tác phẩm của ba vị sư tổ cũng trở thành những giá trị tinh thần dân tộc, vừa là di sản tư tưởng nhân văn của ông cha vừa là những áng thơ còn mãi với thời gian. Nhiều chuyên ngành khoa học xã hội như lịch sử tư tưởng, triết học, văn học, văn hoá học, tôn giáo, ngôn ngữ... đều có thể tìm đến khai thác các văn bản này.
Điều quan trọng hơn, sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã góp phần cổ vũ tinh thần người dân nước Việt về khả năng phát triển những giá trị văn hoá bản địa, nội sinh trong lòng dân tộc. Đây cũng chính là sự đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tín ngưỡng của mỗi cộng đồng người ở từng thời đại, giai đoạn lịch sử cụ thể.

Có thể nói sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã tạo nên trường lực hấp dẫn mạnh mẽ, tạo đà thúc đẩy sự ra đời hàng trăm ngôi chùa lớn, nhiều tầng lớp tăng chúng cùng quy hướng theo một dòng tu hành in đậm sắc thái Phật giáo dân tộc. Bản thân hình tượng ba vị sư tổ cũng được tôn thờ, nghệ thuật hoá thành tranh, tượng và nhân vật trong văn học viết cũng như truyền thuyết dân gian.
Những bài thuyết pháp, giảng đạo của các ngài đồng thời cũng là những bài học đạo đức khuyên răn con người hướng thiện đã đến với muôn dân, đã được khắc in và truyền lại cho hậu thế.
Mặc dù đến hết triều Trần, Phật giáo không còn giữ được địa vị như giai đoạn trước, song tinh thần Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã kịp chuyển hoá, thấm sâu trong đời sống tinh thần dân chúng và trở thành những giá trị văn hoá bền vững trước thời gian.

Nếu văn hoá là những gì còn lại trước thời gian thì chính các giá trị vật thể và phi vật thể liên quan Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã là một minh chứng sâu sắc cho khả năng tồn tại và phát triển của một di sản văn hoá, bất chấp năm tháng và mọi thăng trầm thế sự. Theo một nghĩa rộng, di sản này đã toả sáng thành "tâm thức Trúc Lâm" trong lòng mỗi con người thuộc mọi thế hệ, ở khắp mọi vùng đất nước.

KẾT LUẬN

Trúc Lâm Điều Ngự - Trần Nhân Tông, một con người quá nổi bật ở nhiều mặt, một nhân cách quá sáng ngời: Nói về mặt lãnh đạo, là một nhà lãnh đạo tài ba; về chính trị là một nhà chính trị xuất chúng; về văn hoá là nhà văn hoá lớn; về tôn giáo, là nhà tôn giáo tuyệt vời…Do đó, để nhận định về Ngài, chúng ta khó có thể nhận định toàn vẹn được, nếu đứng trên một chủ kiến, một khía cạnh. Và hơn thế nữa, Ngài lại là hành giả trong pháp xuất thế, một bậc Tổ sư của nhà thiền thì càng không thể lấy theo ý thức tư duy bình thường mà hiểu được Ngài, phải là người trong cuộc với nhau mới hiểu thấu được nhau, như kinh Pháp Hoa nói: “Chỉ Phật mới biết”.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được gắn liền với tên tuổi của Ngài, với dòng Thiền do Ngài mở lối, là một đại nhân duyên không phải tầm thường cần được tôn trọng và phải tôn trọng. Phật giáo nói chung, còn đường Thiền nói riêng, là con đường luôn sáng tạo, phù hợp với tinh thần phát triển ở các thời đại. Trúc Lâm Điều Ngự - Trần Nhân Tông là bậc tôn kính đối với tất cả con cháu chúng ta, và tinh thần của Ngài còn được phát huy đúng mức, nhắc nhở cho con em chúng ta và con cháu mai sau phải luôn nhớ cội nguồn, phải biết trân quý, giữ gìn gia sản quí báu của tổ tiên, chính đó là nền tảng xây dựng đất nước vững bền. Ngài đã dung hợp các dòng thiền thành một thiền phái Trúc Lâm. Với tinh thần căn bản của Thiền tông là: “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, tức chỉ thẳng ngay tâm người, ai nhận được bản tánh thì đủ cái nhân thành Phật. Vậy thành Phật là ở ngay trong tự tánh, không ở nơi nước này hay nước nọ, hoặc nơi người sứ này hay sứ kia. Hơn nữa, đã chỉ thẳng tâm người, thì ai không có tâm? Đã có tâm tức có thiền, nếu chúng ta sáng được tâm tức đạt yếu chỉ thiền, đâu phải tự khinh mình? Đó là đem lại niềm tự tin cho dân tộc. Thiền dạy phải tự tin chính mình là gốc, thì ở đây thiền phái Trúc Lâm đã ứng dụng điều đó vào thực tế.

Do đó, dung hợp các dòng thiền thành một dòng thiền Việt Nam, trong ý nghĩa thầm kín sâu xa, là một nhát đánh động lòng tin của dân tộc, đồng trừ đi niệm phân biệt đây kia. Không phái này chỉ trích phái nọ, chỉ ngộ bản tâm là chính. Không tông môn này đối chọi tông môn kia, chỉ sáng tâm là trên. Quả thật, chính đây là một nét chấm phá làm nổi bật nền Phật Giáo Việt Nam và đó là ngọn đèn sáng cho những thế hệ sau này cần soi sáng. Đối với lịch sử và văn hóa Phật giáo thì thiền phái Trúc Lâm vẫn để lại dấu ấn thiêng liêng trên dãy núi Yên Tử mà ngàn đời sau con cháu người Việt dù có phải là tín đồ của Phật giáo hay không thì cũng luôn hướng về nơi đó, nơi có một vị vua của dân tộc Việt đã để lại những giá trị quý giá mà không phải đất nước nào cũng có được.

Huỳnh Hữu Đức sưu tầm
(Trích theo Thích Pháp Như http://www.hoalinhthoai.com - http://tvsungphuc.net).

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Chuyện Nhỏ Ở Xóm Cồn - Hà Nguyên




Tác Giả: Hà Nguyên
Sài Gòn Dallas Thực Hiện

Mộ Phần Ông Trần Công Lại - Cái Nhum Vĩnh Long

      Nicolas Trần Công Lại : (biệt danh là Dinh Trung)
      Nguyên quán ở Thuỵ Nguyên, tỉnh Thanh Hóa vào Nam và cư ngụ tại Cái Nhum.
Khi Nguyễn Ánh chiêu mộ binh sĩ, ông theo phò chúa Nguyễn và dẹp giặc Tây Sơn. Ông được vinh thăng chức “ Dinh Trung” rồi đến chức “ Đô Thống Chế”.

      Khi Nguyễn Ánh lên Ngôi hiệu là Gia Long, vua Gia Long ủy thác cho ông Trần Công Lại chỉ huy hải thuyền hoàng gia để đảm bảo lương thực cho nhà Vua và quân đội. Khi ra khơi chẳng may gặp cơn bão táp đã đưa thuyền qua Ấn Độ. Trong lúc nguy khốn ông xin Đức Mẹ phù hộ và khấn hứa sẽ xây một ngôi nhà để dâng kính Đức Mẹ. Cầu được, ước thấy, ông Lại dâng một cây nến sáp bằng chiều cao và chiều tròn cột buồm hải thuyền để tạ ơn Đức Mẹ.

      Khi về Cái Nhum ông thực hiện lời hứa, ông xây một nguyện đường dâng kính Đức Mẹ Maria. Ngôi nhà cột gỗ, mái nhà thấp, lợp ngói âm dương, bên trong đặt tượng ảnh Đức Mẹ. Ngôi nhà này ở phía sau trường học. (Gần lăng mộ của ông sau nầy với tước hiệu vua ban là “Dinh Trung” ). ( Bức tượng này hiện nay được tôn kính trong nhà thờ họ đạo Cái Nhum; Tượng Đức Mẹ này cao 1,17m, láng bóng như ngà voi, theo kiểu mẫu Tây Ban Nha, còn gọi là Đức Mẹ Ngà. Một tượng Đức Mẹ khác cũng giống như vậy do chính ông hay con cháu ông đã đặt tại nhà thờ Sađéc).

      Năm Giáp Thân 1824, ông Nicolas Trần Công Lại được Chúa thương gọi về, để lại cho hậu thế gương thanh liêm, đạo đức, tân tụy phục vụ và lòng tin vào Thiên Chúa và Mẹ Maria. Thi hài của ông được chôn cất tại Cái Nhum, trong phạm vi đất của Dòng Kitô Vua, ấp Long Vinh, Long Thới, Chợ Lách, Bến Tre. 
(Tượng Đức Mẹ Ngà)

Bài Viết: Sưu tầm từ Net
Hình Ảnh: Trương Văn Phú
Mời xem một vài hình ảnh





Trương Văn Phú

Này Em - Này Anh

***
Này Anh
   (Từ Tranh Này Em của Nguyễn Đức Tri Ân)

Em nhớ được bao lâu?
Câu hỏi sao mà đau,
Chuyện ngày xưa đầu dốc,
Thời gian xóa được đâu???

Chỉ có Anh nhớ sao?
Những chiều mưa Phố Núi
Tay trong tay dung dẻ,
Mắt trong mắt nao nao!!!

Chia tay trong dòng lệ,
Lòng dạ ai xót xa!
Màn mưa che dấu ngấn,
Giấc ngủ trong sảng mê!!!

Vậy mà Anh lại nỡ,
Nhắc lại chuyện ngày xưa,
Câu hỏi xin bỏ ngỏ:
Nỗi nhớ ....được bao lâu?!?


Nam Chi
***

Này Anh

Mà anh giữ được bao lâu?
Em đây mãi đến bạc đầu không quên
Tình ta rồi sẽ vững bền
Khi mưa phố núi về trên dốc chiều
Tay trong tay phố quạnh hiu
Lòng em vẫn giữ tưng tiu cuôc tình
Dù đời sóng gió linh đinh
Em giữ ân tình trọn đủ trăm năm


Phong Diệp
***

Anh Ơi!

(Nối thơ Này Em của Nguyễn đức Tri Ân)

Anh ơi ! chuyện cũ ngày xưa
Chết trong kỷ niệm ngày mưa vở òa
Anh rời Phố Núi đi xa
Em về ủ dột, vào ra ngậm ngùi

Anh ơi ! ngày lại qua ngày
Em nghe bão tố phía nầy khi mưa
Tình gì mật ngọt thuở xưa?
Lời nào theo gió làm chua sắc mầu!

Ước gì quên hết thật lâu
Để tim khỏi ướt giọt sầu đắng cay.


Dương Hồng Thủy

Bài Thơ Lục Bát


Ta còn nửa chén rượu đời
Nếu em không ngại ta mời sớt chia
Uống đi , để thấy não nề
Nhân gian vị đắng, đắng tê cả hồn.
****** 


Cạn nhau một chén quan hà
Rồi mai sau đó mình là cố nhân
Buồn chi em, chốn bụi trần
Bể dâu biến đổi ai lần không qua.
****** 


Sang sông sợ nước lớn ròng
Xoáy con thuyền mục giữa dòng chơi vơi
Muốn trao ai đó một lời
Nhưng ta lại ngại tiếng đời thị phi.
****** 


Em còn đọng giấc mơ hoa
Ta như vạt nắng vàng pha cuối chiều
Tình đời còn lại bao nhiêu
Gặp cơn gió lộng cánh diều sẽ băng
 


Vĩnh Trinh


Thơ Tranh: Sầu Đông


Thơ & Chụp Ảnh: Biện Công Danh
Thơ Tranh: Kim Oanh

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Vọng Khúc Đêm Đông


Gió lay chiếc lá cuối cùng
Mưa khuya quét sạch cả khung Thu sầu
Sương mù vạn nẻo về đâu
Rơi rơi hạt tuyết, chuyển màu Thu Đông

Tiết Đông gợi lại nỗi lòng
Hoài hương một cõi mênh mong nỗi buồn
Thanh xuân tuổi ngọc tha phương
Dãi dầu sương tuyết, dậm đường chông gai

Em người viễn xứ u hoài
Mượn màu tuyết trắng, viết bài tình thơ
Gởi anh, quê cũ trông chờ
Người em xứ lạnh, mộng mơ thuở nào

Tuổi hồng đã vội bay mau
Tình xưa nay đã theo màu thời gian
Bao nhiêu mộng ước phai tàn
Đêm Đông vọng khúc, chứa chan lệ tình

Khúc Giang


Nhặt Lá Thời Gian


Nhặt Lá Thời Gian

Lá mùa xào xạc ngỡ ai qua
Chờ đợi bao thu mộng ước già
Tình yêu nụ trẻ đâm chồi biếc
Thu lại trở về người vẫn xa

Thời gian nhặt lá đếm ngày mau
Chầm chậm thu đi sắc đổi màu
Tình yêu ngày cũ không nhàu úa
Lá vẫn xạc xào dạ tất đau

Kim Oanh

(17/09/2014)
***
Các Bài Họa:

Thương Em

Em nhặt tâm tình đợi kẻ qua
Xòe tay chào đón gió Thu già
Mỏi tìm hạnh phúc người xưa cũ
Sinh nhật không người từ rất xa ?

Thu đến thu đi thu qua mau
Người về biền biệt nắng phai màu
Thương em vò võ theo năm tháng
Ước vọng rồi em sẽ hết đau


Dương Hồng Thủy
(19/09/2014)
“ như 1 lời tạ tội vì quên… sinh nhật em”

***
Nhặt Lá Thời Gian

Lặng lẽ thời gian thắm thoát qua
Năm năm tháng tháng thấy trăng già
Tình Xuân mộng ước đời xanh biếc
Ngày ấy yêu nhau giờ đã xa

Khoảnh khắc ngày xanh đi rất mau
Ngoài song cây lá đã thay màu
Thu đến thu đi trong vàng úa
Cho lòng thổn thức với niềm đau.

Biên Công Danh
20/9/2014
***
Tình Lá

Thời gian nhặt lá tháng ngày qua,
Mộng ước từ khi trẻ tới già,
Tình yêu vẫn chỉ là chút nụ,
Vừa hé, gió thu lùa : phôi pha.

Đếm lá thời gian, ngày qua mau,
Thu đến, thu đi, đổi sắc màu,
Tình yêu như lá rơi rụng hết,
Hiu hắt trơ cành...xào xạc đau.

 Hai Lúa

***
Tình Lá Vội Vàng

(Từ Tình Lá của Hai Lúa)

Tình lá ơ hờ năm tháng qua
Chồi xanh mơn mởn có khi già
Yêu thương tạm bợ vào buổi sáng
Chiều đến âm thầm máu thắm pha.

Chiếc lá rụng rơi theo gió mau
Mùa Thu ảm đạm lá phai màu
Sớm mai thắm thiết chiều ly biệt
Tình lá vội vàng nghe xót đau.


Dương Hồng Thủy

***
Màu thời gian

(Từ Nhặt Lá Thời Gian của Kim Oanh)

Nghe tiếng thời gian lặng lẽ qua
Trên cành rơi rụng chiếc lá già
Chuyển mình cho nụ ươm mầm biếc
Thương mối tình ai vạn trùng xa

Người đi ngày tháng chợt qua mau
Ai biết thời gian chẳng nhạt màu
Ân tình sót lại theo màu úa
Quặn thắt trăm chiều dạ xót đau

2014
Thiên Thu
***
Nhặt Lá


Ta nhặt lá vàng rơi buổi qua
Chợt như phát hiện bóng thu già
Thời gian lặng lẽ trôi êm ái
Mái tóc mây chiều nhuốm tuyết pha.

Ta sợ chiều đông tuyết đổ mau
Nắng soi yếu ớt má phai màu
Gom thêm lá đốt hâm lòng ấm
Để bóng xuân chiều chẳng oặn đau.

Nguyễn Đắc Thắng
2-10-2014

Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về Anh Bằng - Vũ Khanh

Chia tay lần đó, anh biết rằng em khó mà quay về với anh nữa.Vì nơi em đến em sẽ có hạnh phúc và với thời gian em sẽ quên anh quên kỷ niệm của chúng mình.Giờ với anh chỉ còn lại một mình,và chắc có lẽ chỉ mình anh nhớ em cũng kỹ niệm mà thôi,


 Sáng tác: Anh Bằng
  Ca sĩ : Vũ Khanh
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Tiếng Còi Tàu


(Cảm tác Tiếng còi tàu - J'entends Siffler Le Train)

Lúc này mình chia tay sao em?
Gió vẫn lay bay lọn tóc mềm
Tiếng hú con tàu đang giục giã
Nghe lòng chết lặng giữa màn đêm.

Tàu chuyển dần xa tay đã rơi
Tiếng còi vẫn hú thúc liên hồi
Bàn tay thôi vẫy đêm nhòa nhạt
Em bước quay về bóng lẻ loi.

Ta chợt nhói lòng chiếc bóng xa
Người đi nào có chén quan hà
Mà nghe tan tác hồi còi hú
Ẩn khuất xa vời năm tháng qua.

Mỗi lúc ga chiều lên tiễn đưa
Lòng ta đau xót nói sao vừa
Tiếng còi vẫn hú vang ly biệt
Tê tái tim buồn tự thuở xưa.

Nguyễn Đắc Thắng 
 22/9/2014

Dư Âm


Cũng đành cam phận má hồng
Vâng lời cha mẹ lấy chồng phương xa
Sớm tàn hương nhạt đời hoa
Mang theo hình bóng quê nhà sang ngang

Thuyền tình cập bến lỡ làng
Đêm đêm trăn trở phòng loan lạnh lùng
Mơ chi giây phút tương phùng
Cầm bằng như thể mệnh chung kiếp này

Thân gái bến nước mười hai
Mỗi người mỗi ngả lưu đày con tim
Số phần âu đã vô duyên
Bên chồng tơ tưởng ước nguyền năm xưa

Thu về mây tím lưa thưa
Trời hiu hiu gió đong đưa trái sầu
Giật mình ôi cảnh bể dâu
Xa thời con gái còn đâu mà chờ

Lời yêu ai viết vào thơ
Trời ơi oan nghiệt hững hờ xa nhau
Chia người một nửa nỗi đau
Cho người trọn cả xôn xao buổi đầu

Kim Phượng


Mật Ngọt Dâng Đầy


( Từ Dư Âm của Kim Phượng)

Bài thơ anh viết hôm qua
Sáng nay cảm tác từ xa gởi về

Em buồn kiếp sống xa quê
Những đêm trăn trở cận kề khổ đau.

Tưởng chừng em đã quên nhau
Ngờ đâu tình cũ bạc đầu còn vương
Sáng nay giọt nắng vô thường
Anh nghe hơi ấm trong hương thu về.

Giọt sầu gợi nhớ đam mê
Đâu trưa tâm sự lời ve hẹn hò
Em sang sông bởi chuyến đò

Trông theo anh đứng bơ vơ một mình.

Tình ta như nắng thủy tinh
Trông veo mà lửa ba sinh chập chờn
Lời thơ than trách dỗi hờn
Bây giờ tỉnh mộng như đờn đứt giây.

Xa nghe hơi thở bóng mây
Bỗng dưng mật ngọt dâng đầy con tim
Ước gì anh thành cánh chim
Bay về bên đó để tìm người xưa.


Dương Hồng Thủy

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Thơ Tranh: Trao


Thơ: Thiên Thu
Thơ Tranh: Suối Dâu

Ở Đâu Pleiku


Pleiku nay đâu còn đất cũ
Phố mộng mơ quyến rủ năm xưa
Sắc diện thay như vừa đổi thịt
Chằng chịt đường rong bước phồn hoa

Niên khóa mới dập dìu con dốc
Áo trắng bay cơn lốc ngày xưa
Dưới mưa phùn cũng lòng xao xuyến
Đứng bên đời luyến tiếc ngày qua

Sao trong ta!....Thấy gì hơi thiếu
Ngây thơ hồn kiều nữ Pleime
Đầu Thu đến nghe trời tan vỡ
Gói mộng về hoa nở nơi đâu?

Quán đợi xưa lạnh ngắt tím màu
Cafe đắng sao bờ môi nhạt
Chuyển rượu buồn cay chát giao bôi
Bồi hồi tưởng vàng Thu tím lá

Đời em đó! Tượng nào hóa đá
Anh về đây mang cả con tim
Nồng nàn cháy đôi chim hương lúa
Hừng hực xua màu úa thương yêu

Ở đâu Pleiku! Chiều Thu lạnh
Mộng có tàn,mạnh gọi hồn oan
Cho ta xin chút nắng trăng ngàn
Một phút dệt cung đàn dang dở!

Ở đâu Pleiku! Hở em yêu!

Pleiku 16-8-2010

Lê Kim Hiệp

Tình Bạn


Bạn cũ mới gần xa, tràn biển nhớ
Bao tháng ngày khao khát được thấy nhau
Để được nghe kỷ niệm đẹp ngọt ngào
Cùng hong lại những ân tình ngày cũ

Những tâm tư trao nhau chưa thấy đủ
Tiếc một thời hoa nở giữa mùa xuân
Lòng hao hức bên nhau thật tưng bừng
Những mật ngọt nồng nàn sao ngắn ngủi

Và bây giờ chợt nghĩ… thấy bùi ngùi
Bao thân ái cố ôm ghì thật chặt
Bâng khuâng nhìn... nắng chiều đang dần tắt
Lá vàng bay theo cánh gió phiêu diêu

Rất quí giá thời khắc không còn nhiều
Được thấy nhau hạnh phúc biết bao nhiêu
Bốn bể anh em trao nhau niềm hy vọng
Nghĩa đồng môn sưởi ấm… tận cõi lòng

Kim Quang
(06/01/2014)
***
Người Bạn Vừa Quen
( từ Tình Bạn của Kim Quang )

đôi khi
trên con đường đi
vô tình gặp bao nhiêu người lạ
dặm trường thường tỏa ra muôn ngả
có hẹn đâu mà ta cũng chạm mặt nhau.

vô tâm
thế mà cũng gặp gỡ lần sau
bỡi nhiều lúc ta gật đầu liếc mắt
rồi thời gian vài bóng hình biến mất
thỉnh thoảng ta mơ – một hình dáng . Ta cần.

chưa quen
có thể là chưa thật sự gần
chưa trao đổi hàn huyên tâm sự
chưa bắt tay nhau trong một chiều viễn xứ
hâm nóng quê hương trong niềm xúc cãm cô đơn.

một ngày
ta sẽ cùng đi, cùng trò chuyện, nhiều hơn
tình thân bè bạn tự nhiên chợt đến
kể từ đó hai mãnh đời trìu mến
kết nghĩa đệ huynh, sáng ngõ tối tâm hồn.

sau cùng
trong giấc ngủ chập chờn
ta luôn thấy người bạn quen, tay vẫy
đúng là bạn hiền – bạn thân rồi đấy
hãy thật lòng, trân trọng, người bạn… vừa quen!

Dương hồng Thủy
(28/09/2014)

Người Bạn Vừa Quen


(Từ Tình Bạn của Kim Quang)

Đôi khi
trên con đường đi
vô tình gặp bao nhiêu người lạ
dặm trường thường tỏa ra muôn ngả
có hẹn đâu mà ta cũng chạm mặt nhau 

Vô tâm
thế mà cũng gặp gỡ lần sau
bởi nhiều lúc ta gật đầu liếc mắt
rồi thời gian vài bóng hình biến mất
thỉnh thoảng ta mơ – một hình dáng. Ta cần 

Chưa quen
có thể là chưa thật sự gần
chưa trao đổi hàn huyên tâm sự
chưa bắt tay nhau trong một chiều viễn xứ
hâm nóng quê hương trong niềm xúc cảm cô đơn 

Một ngày
ta sẽ cùng đi, cùng trò chuyện, nhiều hơn
tình thân bè bạn tự nhiên chợt đến
kể từ đó hai mảnh đời trìu mến
kết nghĩa đệ huynh, sáng ngõ tối tâm hồn 

Sau cùng
trong giấc ngủ chập chờn
ta luôn thấy người bạn quen, tay vẫy
đúng là bạn hiền – bạn thân rồi đấy
hãy thật lòng, trân trọng, người bạn… vừa quen!

Dương Hồng Thủy

(28/09/2014)

Tạ Tình


Tóc mây một món chiếc dao vàng,
Tình nghĩa còn đây chút dở dang.
Phận số không cho tròn nguyện ước.
Bể dâu đành để lỡ cung đàn.
Ba sinh hương lửa bao đời hận ,
Duyên nợ đá vàng suốt kiếp mang.
Ngày ngắn, đêm dài, nơi đất khách.
Thẫn thờ nhìn ngắm ánh trăng tan.


Lời Thêm:"Tóc mây một món chiếc dao vàng" là  một câu trong bài "Màu Thời Gian" của nhà thơ Đoàn Phú Tứ, một trong các thày dạy Việt Văn tài hoa của tôi thời Trung Học, đầu thập niên 1950 ở Hà Nội. 
Nỗi riêng khôn tỏ, mượn chữ mượn lời người xưa, gửi theo ít nhiều lãng mạn tiềm ẩn của một thời thơ dại, vào những ngày tháng cuối đời này, chắc không ai nỡ trách. "Sớm nay tiếng chim thanh, trong gió xanh, dìu vương hương ấm thoảng xuân tình" (trong Màu Thời Gian).
Phạm Khắc Trí
24/9/2014
* * *
Các Bài Họa:

Thu Sang


Lộng lẫy thu sang khoác áo vàng
Chập chùng đồi núi cánh tay dang
Lưng trời chiêm chiếp chim rung cánh
Thung lũng vang vang tiếng gọi đàn
Suối vắng mơ màng sương lướt thướt
Hồ trong huyền ảo khói mênh mang
Lá rơi một chiếc theo làn gió
Đáy nước chập chờn ánh nguyệt tan
Mailoc
9-24-14
 * * *
Dở Dang


Lá trầu xanh mướt, quả cau vàng
Nào kịp trao nhau, khiến dở dang
E ấp hoa xuân vừa hé nụ
Lượn lờ ong bướm đã ngân đàn
Tơ hồng chẳng buộc, ngàn năm tiếc
Duyên nợ không thành, trọn kiếp mang
Đến cuối cuộc đời, lòng vẫn nhớ
Mối tình thuở ấy mãi chưa tan.
Phương Hà
 * * *

Đợi Chờ


Bịn rịn nên thu ửng sắc vàng
Như non lưu luyến áng mây dang
Vào yêu có đợi đành cam chịu
Vướng khổ vì chờ cũng ráng mang
Hai kẻ đôi nơi trông cánh nhạn
Phòng đơn bóng lẻ xót tơ đàn
Câu tình cảnh đợi nào ai khỏi
Nỗi nhớ vì thương mấy dễ tan

Quên Đi
 * * *

Tạ Tội Tình Này

Nghĩa Mẹ,tình Cha ánh đạo vàng
Ơn Thầy dạy dỗ bỏ sao đang?
Ngày xưa,son trẻ khôn đền đáp
Nay đã già nua lỗi nhịp đàn
Nửa kiếp lưu vong thân viễn khách
Một đời biệt xứ tội đành mang
Xét mình phận bạc trò dâu bể
Xin tạ tội nầy....chắc khó tan!

Song Quang
 * * *
Tạ Tình

Ngồi ngắm hoàng hôn nhạt nắng vàng
Đâu cần phải vội, cứ dềnh dang
Ánh trăng chầm chậm len khe lá
Quán nhỏ êm êm phát tiếng đàn
Hương lửa say nồng men cảm giác
Duyên tình buộc chặt gánh cưu mang
Thời gian chẳng hỏi ai quen biết
Cuốn hết theo mình bao vỡ tan! 

Nguyễn Đắc Thắng 
 20140926

Gặp Lại Người - On L'a Retrouvée - Thơ Mạc Phương Đình- Phổ Nhạc Quách Vĩnh Thiện


Thơ: Mạc Phương Đình
Nhạc: Quách Vĩnh Thiện
Tiếng hát: Mỹ Dung


Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Hương Yêu


Chờ em sau buổi học về
Cỏ cây hoa lá bốn bề cùng mong
Rộn ràng chín đợi mười trông
Em nghe chăng tiếng tơ lòng bâng khuâng?
Cổ chân tròn lẳng trắng ngần
Chiều mưa bước nhỏ phân vân bên đường
Một lần tôi gặp. Rồi thương
Chưa thề chẳng hẹn đã vương vấn lòng
Đường về đá hoá ra bông
Thân thương hòn sỏi toả nồng hương duyên
Nắng chiều soi dáng em nghiêng
Mơ cùng chiếc bóng dính liền cổ chân

Lê Kim Thành

Tình Ca Vui Buồn Của Chim


Chim cất tiếng ca từ vòm cây cao ngất
Những thanh âm lan rộng khắp rừng già
Vầng chiêu dương lấp ló núi đồi xa
Gió nhè nhẹ vuốt ve cành dị thảo

Chim thả hồn thơ ngợi ca tình nhân loại
Chim đê mê trước vẻ đẹp trần gian
Chim bay theo những mộng đẹp thiên thần
Chim bơi lội trên triều dâng sóng nhạc

Chim vạch cho đời niềm tin yêu hạnh phúc
Chim khơi nguồn an lạc mãi không vơi
Chim xoa dịu nỗi sầu đau khổ cực
Chim mở giòng chân-thiện-mỹ ra khơi

Từng tiếng hót mang lời ca thánh thót
Lắng im nghe bởi đồng loại chung quanh
Bạn đời của chim chỉ biết sống riêng mình
Chẳng tha thiết đến lời chim đang hát

Chim cô đơn qua tháng ngày hiu quạnh
Giòng thời gian lặng lẽ lạnh lùng trôi
Có bạn đời bên cạnh cũng như không
Hai nếp sống hai tâm hồn xa cách

Chim đậu chơ vơ khi nắng chiều lịm tắt
Mắt hoen mờ, cánh mỏi, ngực tàn hơi
Trong tâm tưởng từng lời ca buổi sáng
Vẫn còn như vang vọng những dư âm

Rồi một ngày kia chim phải lìa khỏi tổ
Bạn đời ơi! Ở lại chốn dương trần
Bạn sẽ tiếc chuỗi ngày qua đơn độc
Bỏ lỡ một lần cơ hội sống tương thân!

ChinhNguyen/H.N.T.   
June.2014

Họ Đạo Cái Nhum (Họ Đạo Cái Mơn) - Phần 2

      Hôm 27-09-2014, Tuấn từ Sài Gòn xuống Vĩnh Long, đến nhà tôi theo lời hẹn vài ngày trước. Xin lễ cầu cho Mẹ của Tiến, theo ước nguyện thời sinh tiền của Bà. 
      Sáng khoảng 8 giờ Tuấn chúng tôi đèo nhau viếng và xin lễ nơi ba dòng nữ tu, dòng Mến Thánh Giá họ đạo Cái Nhum, họ đạo Cái Mơn, và cuối cùng là nhà thờ cha Thiên ở Cầu Đôi. Nơi họ đạo Cái Nhum, cận đường là nhà Thờ dòng Ki Tô Vua, phải vòng ra phía sau là họ đạo Cái Nhum, tìm mà không biết dòng nữ tu nơi nào, rốt cuộc khuất sau  họ đạo Cái Nhum.
      Ngoài đường nhìn vào là Dòng Ki Tô Vua- với khoảng đất rất rộng đi hai bên ra phía sau là nhà thờ Họ Đạo Cái Nhum- Phía sau lưng họ đạo Cái Nhum là dòng các nữ tu - Dòng Mến Thánh Giá.     Tìm được nơi này, Tuấn nó hỏi thăm ba bốn bận, chạy xe thì vòng qua lộn lại, thế nên khi chuyện đã xong, Tuấn hỏi sao không để bảng hiệu cho dể tìm, quý cô nói suôi re- Ở nhờ đất đâu dám đặt bản hiệu. Lưu ý các bạn, bảng tên Dòng Cái NHum, rất khiêm tốn giữa con đường quanh co dẫn vào, còn đến nơi thì thấy nhà thờ, trụ thì có mà không có bảng tên. Dòng nữ tu cũng vậy.
1/ Họ đạo Cái Nhum 
2/ Họ đạo Cái Mơn
3/ Nhà thờ Cha Thiên














Trương Văn Phú

Chuyến Bay Delta 15


       Tưởng Niệm Tháng 9 ngày 11 (911)

      Thật không thể tưởng tượng được trên thế giới nầy lại có một nơi mà công đồng người dân ở đó thể hiện tấm lòng tốt như vậy!
      Lòng tốt của họ đã được trân trọng và tưởng thưởng xứng đáng, dầu lòng tốt đó phát xuất từ tình người và hoàn toàn vô vị lợi.


      Trích: Chuyến bay Delta 15
" ... Bất chấp mọi điều xấu xa chúng ta thấy đang diễn ra trong thế giới ngày nay, câu chuyện này khẳng định rằng vẫn còn rất nhiều người tốt và thánh thiện trên thế giới và họ sẽ hiện ra khi tình thế xấu tệ đi... (Jerry Brown)

      Vào sáng ngày Thứ Ba, 11 Tháng Chín năm 2001, chúng tôi đã rời khỏi Frankfurt khoảng 5 giờ đồng hồ rồi và đang bay qua Bắc Đại Tây Dương.
      Thình lình tấm màn ngăn cách giữa buồng lái với khoang tàu chứa hành khách vén mở và tôi được gọi vào buồng lái gặp phi công trưởng ngay lập tức.

      Vừa bước vào buồng lái là tôi để ý nhận thấy ngay nét nghiêm trọng lộ trên khuôn mặt mọi người. Phi công trưởng đưa cho tôi một bản in ra vừa nhận từ trụ sở chính của hãng Delta Airlines ở Atlanta viết vỏn vẹn câu: "Mọi tuyến không lưu trên lục địa Hoa Kỳ đều ngăn cấm giao thông hàng không thương mại. Hãy đáp khẩn cấp càng sớm càng tốt xuống phi trường nào gần nhất. Hãy thông báo điểm đáp. "

      Không ai nói một lời nào cho tôi biết điều này mang ý nghĩa gì. Chúng tôi biết đây là một tình thế nghiêm trọng và chúng tôi cần phải tìm đất liền để đáp ngay. Phi công trưởng xác định sân bay gần nhất là phi trường Gander, Newfoundland, cách 400 dặm. Ông liên lạc với trạm không lưu Canada để xin cho thay đổi tuyến bay và được chấp thuận ngay mà không cần hỏi lý do. Tất nhiên sau đó chúng tôi đã hiểu ra lý do tại sao họ chấp thuận không do dự.

      Trong khi phi hành đoàn chuẩn bị cho máy bay hạ cánh, một tin nhắn đến từ Atlanta báo cho chúng tôi biết có hoạt động khủng bố trong khu vực New York. Vài phút sau tin cập nhật cho biết có không tặc.
      Chúng tôi quyết định nói dối với hành khách trong khi chúng tôi vẫn còn ở trên không. Chúng tôi nói với họ rằng máy bay gặp một trục trặc nhỏ về cơ khí và cần phải hạ cánh tại sân bay gần nhất ở Gander, New Foundland để kiểm tra. Chúng tôi hứa sẽ cung cấp thêm thông tin sau khi hạ cánh ở Gander. Có nhiều hành khách phàn nàn, nhưng điều đó không có gì mới lạ! Bốn mươi phút sau, chúng tôi hạ cánh xuống Gander. Giờ địa phương lúc bấy giờ tại Gander là 12:30 PM tức là 11:00 AM New York.


      Khi chúng tôi đáp thì đã có khoảng 20 máy bay khác trên mặt đất đến từ khắp nơi trên thế giới và họ cũng đã phải chọn lối đi vòng này trên đường đến Hoa Kỳ. 

      Sau khi chúng tôi đã đậu trên phi đạo chờ lệnh mới, phi công trưởng thông báo như sau: "Thưa quý vị, chắc quí vị thắc mắc phải chăng tất cả các máy bay xung quanh chúng ta có vấn đề cơ khí tương tự như chúng ta. Thật ra chúng ta đang ở đây là vì một lý do khác." Sau đó, ông tiếp tục giải thích thêm đôi chút cho chúng tôi biết về tình hình tại Hoa Kỳ. Có những tiếng thở hổn hển ồ to lên và những tia nhìn hoài nghi thảng thốt. Phi công trưởng thông báo cho hành khách biết rằng giới hữu trách của phi trường Gander bảo chúng tôi giữ yên tại chỗ.

      Bấy giờ trách nhiệm và quyền quyết định về tình trạng của chúng tôi tùy thuộc ở chính phủ Canada và lệnh của họ là không ai được ra khỏi máy bay. Và cũng không ai dưới đất được phép đến gần bất kỳ phi cơ nào. Chỉ có cảnh sát sân bay cứ lâu lâu lại đến dòm ngó chúng tôi một lúc, xong đi qua các máy bay khác. Trong khoảng một giờ đồng hồ kế tiếp, thêm nhiều máy bay hạ cánh và sau cùng Gander tiếp nhận tất cả là 53 máy bay từ khắp nơi trên thế giới, 27 chiếc trong số đó là phi cơ hàng không thương mại của Mỹ.

      Trong khi đó, những mảnh tin tức bắt đầu phát ra trên hệ thống âm thanh của phi cơ. Lần đầu tiên chúng tôi được biết các phi cơ bị không tặc đã đâm vào Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới ở New York và vào Lầu Năm Góc trong vùng Washington DC. Mọi người cố gắng dùng điện thoại di động của họ, nhưng không thể kết nối vì hệ thống truyền sóng ở Canada khác. Một số người gọi thông qua được, nhưng chỉ có thể với tổng đài ở Canada và họ cho biết rằng các làn sóng nối kết vào đất Mỹ đã bị chặn hoặc bị nghet.
      Khoảng vào buổi tối trong ngày, tin tức cho chúng tôi rằng hai tòa cao ốc Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới đã sụp đổ và chiếc phi cơ thứ tư bị không tặc đã đâm xuống đất. Bấy giờ hành khách đều kiệt sức về thể chất lẫn cảm xúc, không kể nỗi sợ hãi, nhưng tất cả mọi người đều bình tĩnh đáng kinh ngạc. Chúng tôi chỉ cần nhìn ra ngoài cửa sổ thấy 52 phi cơ bị lạc khác để nhận ra rằng chúng tôi không phải là người duy nhất trong tình trạng khó khăn này.
Trước đó chúng tôi được thông báo rằng họ sẽ cho phép hành khách lần lượt ra khỏi máy bay mỗi lần một chiếc. Lúc 6 giờ chiều, sân bay Gander nói với chúng tôi rằng phiên chúng tôi được phép rời phi cơ sẽ là 11 giờ sáng hôm sau. Hành khách không hài lòng tí nào, nhưng họ cũng buông xuôi chấp nhận tin không vui này mà không phản đối ồn ào; họ bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng để ở qua đêm trên máy bay.

      Gander hứa với chúng ta sẽ chăm sóc y tế, nếu cần thiết, nước, và dịch vụ vệ sinh. Và họ đã giữ lời. May mắn thay chúng tôi không có tình huống y tế nào phải lo lắng. Chúng tôi có một phụ nữ trẻ mang thai 33 tuần. Chúng tôi đã chăm sóc rất chu đáo cho thai phụ đó. Đêm trôi qua không gặp biến cố nào ngoại trừ sự xếp đặt chỗ ngủ không được thoải mái.

      Khoảng 10 giờ 30 sáng ngày 12, một đoàn xe buýt trường học chạy đến. Chúng tôi ra khỏi máy bay và được đưa đến nhà ga, nơi chúng tôi thông qua thủ tục nhập cảnh và quan thuế, và sau đó phải ghi danh với Hội Hồng Thập Tự.
      Sau đó chúng tôi (phi hành đoàn) được tách ra khỏi đám đông hành khách và được xe van đưa đến một khách sạn nhỏ. Chúng tôi không biết hành khách của chúng tôi được đưa đi đâu. Nhân viên của Hội HTT cho chúng tôi biết rằng thị trấn Gander có dân số 10.400 người và họ đang có khoảng 10.500 hành khách phải chăm sóc từ tất cả các máy bay đã buộc phải đáp xuống Gander! Họ bảo chúng tôi hãy yên tâm nghỉ ngơi tại khách sạn và họ sẽ liên lạc khi các phi trường Mỹ mở và hoạt động trở lại, nhưng chắc cũng mất một thời gian.
      Chỉ khi chúng tôi đến khách sạn và bật TV lên, chúng tôi mới biết hết toàn diện của cuộc tấn công khủng bố ở quê nhà (nước Mỹ), 24 giờ sau khi nó bắt đầu diễn ra.
Trong lúc đó, chúng tôi có rất nhiều thì giờ rảnh rỗi và nhận thấy rằng người dân Gander vô cùng thân thiện. Họ bắt đầu gọi chúng tôi là "người máy bay." Chúng tôi hưởng nhận tính hiếu khách của họ, khám phá thị trấn Gander kết cuộc đã trải qua một khoảng thời gian khá tốt đẹp.


      Hai ngày sau, chúng tôi được gọi và được đưa trở lại sân bay. Trên máy bay, chúng tôi đoàn tụ với các hành khách và khám phá những gì họ đã làm trong hai ngày qua. Những điều chúng tôi khám phá đó thật không thể tin được.
      Gander và tất cả các cộng đồng xung quanh (trong vòng bán kính 75km) đã đóng cửa tất cả các trường trung học, hội trường, nhà nghỉ, và bất kỳ nơi tập hợp lớn nào khác. Họ biến đổi tất cả các cơ sở vật chất đó thành chỗ trú ngụ chung cho tất cả lữ khách lỡ đường. Có chỗ thì trải chiếu, chỗ thì trải nệm, chỗ thì trải túi ngủ và gối nằm.
      Tất cả các học sinh trung học được kêu gọi tình nguyện thì giờ để chăm sóc cho "khách." 218 hành khách của phi cơ chúng tôi được đưa tới một thị trấn có tên là Lewisporte, cách Gander khoảng 45 cây số, nơi đó họ được trú ngụ trong một trường trung học. Hành khách phụ nữ nào muốn có khu ngủ riêng cũng được sắp xếp theo ý muốn. Các hành khách đi chung cả gia đình cũng được giữ lại chung với nhau. Tất cả các hành khách lớn tuổi được đưa tới nhà riêng. 

      Các bạn còn nhớ người phụ nữ trẻ mang thai chứ? Bà ấy được đưa đến một nhà riêng đối diện bên kia đường với một cơ sở chăm sóc khẩn cấp 24 giờ. Có một nha sĩ được cử sẵn nếu cần đến, các y tá nam và nữ túc trực cạnh đám đông trong suốt thời gian tạm trú.
Các cuộc gọi điện thoại và e-mail cho Mỹ và thế giới được thiết lập sẵn để tất cả mọi người có thể dùng mỗi ngày một lần. Vào ban ngày, hành khách được cung cấp các chuyến "du ngoạn". Một số chọn đi du ngoạn bằng tàu thuyền trên các hồ và bến cảng. Một số chọn đi băng đồng trong các khu rừng của địa phương. Các tiệm nướng bánh địa phương tiếp tục mở cửa để làm bánh mì tươi cho khách hàng.


      Thức ăn được các cư dân nấu nướng ở nhà rồi mang đến cho các trường học. Người nào thích dùng bữa ở nhà hàng theo sự lựa chọn của họ cũng được đưa đi và được cung cấp các bữa ăn tuyệt vời. Tất cả mọi người đều được cấp phiếu đến các tiệm giặt địa phương để giặt quần áo vì tất cả hành lý vẫn còn giữ trên máy bay.
       Nói cách khác, mỗi nhu cầu thuần nhất của lữ khách lỡ đường cũng đều được đáp ứng đầy đủ. Hành khách đã khóc khi kể lại với chúng tôi những câu chuyện này.

       Cuối cùng, khi có tin tất cả phi trường ở Mỹ đã mở cửa trở lại, họ được chở đến sân bay đúng giờ và không thiếu một hành khách nào. Hội HTT địa phương đã nắm đầy đủ tất cả các thông tin của mọi hành khách và đã đưa trả hành khách về lại đúng chuyến bay. Họ phối hợp tất cả mọi thứ một cách tốt đẹp. Thật đúng là hoàn toàn không thể tin được.
Khi hành khách đã trên tàu, nó giống như họ vừa mới đi một chuyến du hành trên biển. Tất cả mọi người đều biết tên nhau. Họ trao đổi những câu chuyện của họ trong mấy ngày qua, khoe với nhau xem người nào được đối xử tốt hơn.

      Chuyến bay của chúng tôi về đến Atlanta trông giống như một chuyến bay du ngoạn ăn chơi được thuê bao. Phi hành đoàn tránh ra để họ tự do. Thật không thể tưởng. Hành khách hoàn toàn hàn gắn với nhau và gọi nhau bằng tên một cách thân mật, cùng nhau trao đổi số điện thoại, địa chỉ, địa chỉ email.
      Và sau đó là một điều rất lạ thường xảy ra. Một trong những hành khách của chúng tôi đến gần tôi và hỏi tôi rằng ông ta có thể dùng hệ thống âm thanh của phi cơ để nói vài lời được không. Chúng tôi không bao giờ cho phép điều đó. Nhưng lần này thì khác. Tôi nói "tất nhiên" và đưa máy vi âm cho ông. Ông nhắc mọi người về những gì họ vừa trải nghiệm trong mấy ngày qua. Ông nhắc nhở họ về lòng hiếu khách mà họ đã nhận được từ tay của những con người hoàn toàn xa lạ. Ông tiếp tục nói rằng ông muốn làm một điều gì đó để đền đáp lại cho những cư dân tốt bụng của Lewisporte.


       Ông cho biết ông sẽ thành lập một Quỹ tín thác dưới tên của DELTA 15 (Số hiệu chuyến bay của chúng tôi). Mục đích của quỹ tín thác là cung cấp học bổng đại học cho học sinh trung học của Lewisporte. Ông kêu gọi mọi khách đồng hành cùng chuyến bay đóng góp bất kỳ số tiền bao nhiêu cũng được. Khi chúng tôi đã gom góp đủ hết các tờ giấy ký hứa có ghi số tiền, tên họ, số điện thoại và địa chỉ, tổng số khoản tài trợ là trên $14.000!

      Người đề xướng đó là một bác sĩ ở Virginia, ông hứa phần ông sẽ đóng góp bằng với số tiền đó và sẽ tiến hành thủ tục giấy tờ lập học bổng. Ông cũng nói rằng ông sẽ chuyển đề nghị này đến Công Ty Hàng Không Delta và sẽ yêu cầu họ cùng hiến tặng.
      Khi tôi viết bài này, quỹ tín thác đã lên hơn $1.5 triệu và đã hỗ trợ 134 học sinh theo học đại học.

      Tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này bởi vì bây giờ chúng ta cần những câu chuyện đẹp như thế này. Nó mang lại cho tôi một chút hy vọng khi biết rằng người ta dù ở nơi xa xôi vẫn có thể đối xử tử tế với người lạ trôi dạt tới. Nó nhắc tôi thế giới này có bao nhiêu điều tốt đẹp. Bất chấp mọi điều xấu xa chúng ta thấy đang diễn ra trong thế giới ngày nay, câu chuyện này khẳng định rằng vẫn còn rất nhiều người tốt và thánh thiện trên thế giới và họ sẽ hiện ra khi tình thế xấu tệ đi.

      Xin thượng đế ban phước cho Hoa Kỳ. Xin thượng đế ban phước cho người dân Canada... và đặc biệt là xin thượng đế ban phước cho người dân Newfoundland."

Jerry Brown 
Yên Đỗ Sưu Tầm