Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn - Từ Bài 1 - Bài 21



CHU TỬ TRỊ GIA CÁCH NGÔN 

Tác giả: Chu Bá Lư. Dịch nghĩa: Đoàn Trung Côn 
Diễn ca: Đông Y Sĩ Nguyễn Khắc Nhân Bút hiệu: Thái Hanh 

›››››››››››››››››››››››››››
Bài thứ 1 

Lê minh tức khởi
蔾明即起
(Nghĩa là sáng sớm thức dậy)
Sái tảo đình trừ
洒掃庭除
(Nghĩa là quét dọn nhà cửa)
Yếu nội ngoại chỉnh khiết
要內外整㓗
(Nghĩa là trong nhà ngoài ngõ đều sạch sẽ)

Diễn ca 

Phần Nhập đề 

Sách Chu Tử dậy người đạo đức
Cách trì gia nghi thức cao siêu
Trước sau căn dặn đủ điều
Khuyên ai học lấy mọi điều cho thông
Buổi sớm mai phòng không dơ dáy
Ráng chùi lau đâu đấy gọn gàng
Chỉnh tề sắp xếp đàng hoàng
Việc làm buổi sáng hoàn toàn đã xong 


Vào bài 

Bài thứ 2 

Ký hôn tiện tức
既昏便息
(Nghĩa là buổi tối đi ngủ)
Quan tỏa môn hộ
關鎖門戶
(Nghĩa là xem xét lại tất cả các cửa)
Tất thân tự kiểm điểm
必身自檢點
(Nghĩa là chính mình tự kiểm điểm)

Diễn ca
Khi tối đến cửa không bỏ ngõ
Lúc ra vào ngại gió e sương
Tự mình mình phải làm gương
Đích thân coi sóc cho tường mới yên 


Bài thứ 3 

Nhất chúc nhất phạn đang tư lai xứ bất dị
一粥一飯當思來處不易
(Nghĩa là một chén cơm một muỗng cháo
đến tay mình không dễ)
Bán ty bán lũ hằng niệm vật dụng
duy nan
半絲半縷恆念勿用惟難
(Nghĩa là nửa buộc tơ một ống chỉ vào tay
Mình cũng đã lắm công phu)
Nghi vị vũ nhi trù mậu
宜未雨而綢繆
(Nghĩa là lúc chưa mưa nên coi mái nhà xem có dột
không)
Vô lâm khát nhi quật tỉnh
無臨渴而掘井
(Nghĩa là khi chưa khát nên đào giéng đề
phòng)

Diễn ca
Đồ nhật thực xào, chiên, rán, nấu
Bữa cháo rau đâu đấy đã quen
Mồ hôi đổi lấy hạt cơm
Chớ nên xa phí mà xem là thường
Tấm vóc nhiễu dễ thương dễ mến
May áo quần che kín thịt da
Bao người vất vả đấy mà
Không nên xé bỏ thật là uổng công
Nhà chưa dột hãy trông lên nóc
Khát chưa rồi hãy móc giếng sâu
Chẳng nên cẩu thả gặp đâu
Đợi khi nước đến khôn cầu làm nên 


Bài thứ 4 

Tự phụng tất tu kiệm ước
自奉必須儉約
(Nghĩa là ăn tiêu cần nên tằn tiện dè sẻn)
Yến khách vật thiết lưu liên
宴客物設留連
(Nghĩa là mời khách không nên quá nhiều)
Khí cụ chất nhi khiết
器具質而潔
(Nghĩa là chén bát xoàng mà sạch sẽ)
Ngoã hủ thắng kim ngọc
瓦腐勝金玉
(Nghĩa là đồ đất sành cũng quý như kim ngọc)
Ẩm thực ước nhi tinh
飲食約而精
(Nghĩa là đồ ăn uống sơ sài mà khéo)
Viên sơ dũ trân tu
園蔬愈珍羞
(Nghĩa là rau đậu còn hơn cá thịt)
Vật doanh hoa ốc
勿營花屋
(Nghĩa là đừng xây nhà quá lớn)
Vật mưu lương điền
勿謀良田
(Nghĩa là đừng tranh mua ruộng tốt)

Diễn ca
Khách đến chơi lưu liên chớ ép
Đồ mây tre đơn kép mà hơn
Ao ta ta tắm sạch nhờn
Áo ta ta bận ai hơn mặc lòng
Thức ăn uống cốt trong sạch sẽ
Tuy muối dưa ra vẻ phong lưu
Đói no dù ít dù nhiều
Giầu ăn khó chịu chớ điều ước mong
Việc nhà cửa trong vòng xây cất
Đừng mưu mô dành đất chiếm ao
Người đời khinh rẻ mình sao
Trong lòng thanh thản dạt dào tiếng thơm 


Bài thứ 5 

Tam cô lục bà thật dâm đạo chi môi
三姑六婆寔淫盜之媒
(Nghĩa là những hạng cô ba cô sáu đều là người
dâm đãng)
Tỳ mỹ thiếp kiều phi khuê phòng chi phúc
婢美妾嬌非閨房之愊
(Nghĩa là gái đẹp hầu non chẳng phải là
người vợ đảm đang)
Đồng bộc vật dụng tuấn mỹ
童僕勿用俊美
(Nghĩa là tôi tớ không nên chọn đứa đẹp)
Thê thiếp thiết kỵ diễm trang
妻妾切忌豔妝
(Nghĩa là thê thiếp nên tránh người quá đua đòi)

Diễn ca
Lũ gái đẹp sớm hôm gióng giả
Phải đâu là bà cả bà hai
Tương lai đâu phải lâu dài
Chẳng qua là kẻ một hai chuyến đò
Ngưòi tấm cám ăn no vác nặng
Việc khuê phòng rất mực đoan trang
Uy nghi tiết phụ đàng hoàng
Đáng làm gương mẫu Việt Nam những bà
Đứa ở trai ngó qua đẹp đẽ
Người thiếp thê ra vẻ lẳng lơ
Những toan nấp buị rình bờ
Chờ cơ hội đến làm ngơ được nào 


Bài thứ 6 

Tổ tông tuy viễn, tế tự bất khả bất thành
祖宗雖遠祭祀不可不誠
(Nghĩa là tổ tiên tuy đã khuất, nhưng việc
tế tự rất phải thành kính)
Tử tôn tuy ngu, kinh thư bất khả
bất độc
子孫雖愚經書不可不讀
(Nghĩa là con cháu dầu dốt nát, nhưng sách
vở chả lẽ không đọc)
Cư thân vụ kỳ kiệm ước
居身務其儉約
(Nghĩa là tu thân tề gia thì phải thật thà cần kiệm
mới nên được)
Giáo tử yếu hữu nghĩa phương
教子要有義方
(Nghĩa là dậy con phải có quy củ phép tắc của nhà
mình)

Diễn ca
Việc thờ tự cốt sao đúng lễ
Khi chưng thường tự tế phải siêng
Chớ nên khuất mặt coi thường
Một lòng thành kính đôi đường lễ nghi
Dậy con cái ở thì đúng cách
Phải siêng năng đọc sách thánh hiền
Ngửa trông muôn đợi ơn trên
Dằn lòng cúi xuống ấm êm gia đình
Mình khuyên mình ở cho chất phác
Con dậy con mộc mạc thật thà
Ở sao trên thuận dưới hoà
Một lòng hiếu thuận cả nhà vui chung 


Bài thứ 7 

Mạc tham ý ngoại chi tài
莫貪意外之才
(Nghĩa là đừng tham của cải không chính đáng)
Mạc ẩm quá lượng chi tửu
莫飲過量之酒
(Nghĩa là đừng nên uống quá nhiều rượu)
Dữ kiên khiêu mậu dịch, vô chiếm tiện nghi
與肩挑貿易無佔便宜
(Nghĩa là trên đường mua bán tranh đua chớ quá
tham)
Kiến cùng khổ thân lân, tu gia ôn tuất
見藭苦親鄰須加溫恤
(Nghĩa là gặp lẽ khốn cùng nhỡ bước nên mở lòng
từ)

Diễn ca
Tiền phi nghĩa chớ dùng đến nó
Rượu nàng hương chẳng có cũng xong
Đói no an phận cầm lòng
Kẻo mà luỵ đến gia phong người cười
Việc buôn bán vốn lời nên biết
Chớ ganh đua hơn thiệt kèo nài
Kẻo mà miệng thế chê bai
Họ hàng thân thích chẳng ai thương mình
chỗ xóm láng thật tình giúp đỡ
Gặp người cùng nên mở lòng nhân
Trước là để phước để phần
Cho con cho cháu hưởng dần mai sau 


Bài thứ 8 

Khắc bạc thành gia, lý vô cửu hưởng
刻簿成家理無久享
(Nghĩa là cần kiệm làm nên tất nhiên được hưởng
lâu dài)
Luân thường quai suyễn, lập kiến tiêu vong
倫常乖舛立見消亡
(Nghĩa là đạo lý trái ngược, ắt phải suy đồi luị bại)
Huynh đệ thúc điệt, tu phân đa nhuận quả
兄弟叔侄須分多潤寡
Nghĩa là lớn nhỏ moị người trong nhà đều hưởng
rõ ràng)
Trưởng ấu nội ngoại, nghi pháp túc từ nghiêm
長幼內外宜法肅辭嚴
(Nghĩa là lớn nhỏ nội ngoại chính
trực phân minh) 

Diễn ca
Lối làm giầu phải âu phải khổ
Thì mới mong lộc tổ dài lâu
Nếu mà nghĩa lý quên mau
Trước tầm con mắt còn đâu cương thường
Với anh em bạc tiền chia xớt
Lớn nhỏ đều hơn thiệt nghiêm trang
Chớ nên nói quấy bàn ngang
Tay đứt ruột xót cưu mang mới là 


Bài thứ 9 

Thính phụ ngôn, quai cốt nhục, khởi thị trượng phu
聽婦言乖骨肉豈是丈夫
(Nghĩa là quá nghe vợ, để mất lòng anh em, người
trượng phu không thế)
Trọng hoá tài, bạc phụ mẫu, bất thành nhân tử
重貨財薄父母不成人子
(Nghĩa là tham tiền bạc khinh khi cha mẹ, người
quân tử nên tránh xa)

Diễn ca
Quá nghe vợ thành ra mất họ
Trọng tiền tài khinh bỏ mẹ cha
Trượng phu đâu có thế mà
Những người quân tử hẳn là hiểu sâu 


Bài thứ 10 

Giá nữ trạch giai tế. vô sách
trọng sính
嫁女擇佳婿無索重聘
(Nghĩa là kén chàng rể, quý nhất hiền lành
không đòi vàng bạc)
Thú tức cầu thục nữ, vật kế hậu liêm
娶媳求淑女勿計厚奩
(Nghĩa là cưới nàng dâu quý nhất nết na, không
cần của cải)

Diễn ca
Gả con gái nên cần rể tốt
Cưới dâu hiền lựa nết đoan trang
Không nên kén bậy vơ quàng
Rồi sau nên nỗi tan hoang cửa nhà 


Bài thứ 11 

Kiến phú quý nhi sinh siểm dung, giả tối khả sỉ
見富貴而生諂容者最可恥
(Nghĩa là thấy người giầu sang đem lòng
ghen tị nịnh bợ thật quá nhục nhã)
Ngộ bần cùng nhi tác kiêu thái giả, tiện
mạc thậm
遇貧窮而作驕態者賤莫甚
(Nghĩa là gặp lúc
nghèo khó mà sinh chứng kiêu căng
thật cũng quá ư đê tiện)

Diễn ca 
Người giầu sang tài ba không luỵ
Gặp khốn cùng chớ ỷ kiêu căng
thật là nhục nhã nào bằng
Cầm cân nẩy mực nhẽ hằng thì thôi 


Bài thứ 12 

Cư gia giới tranh tụng, tụng tắc chung hung
居家戒爭訟訟則終凶
(Nghĩa là ở nhà không nên tranh dành kiện tụng
Mà sinh thù hằn)
Xử thế giới đa ngôn, ngôn đa tất thất
處世戒多言言多必失
(Nghĩa là ra ngoài không nên nói nhiều, nói nhiều
tất không hay)

Diễn ca
Ở nhà chớ khá lời tranh tụng
Ra trường đời chớ dụng nhiều hơi
Giữ mình cẩn thận hẳn hoi
Tụng đình ắt chẳng tới nơi bao giờ 

Bài thứ 13 

Vật thị thế lực nhi lăng bức cô quả
勿恃勢力而凌逼孤寡
(Nghĩa là đừng cậy mình có thế lực mà lăng
bức người cô quả)
Vô tham khẩu nhục nhi tứ sát sinh cầm
無貪口肉而恣殺牲禽
(Nghĩa là không nên khoái khẩu mà sát hại chim
muông nhiều)
Quai tịch tự thị, hối ngộ tất đa
乖僻自恃悔誤必多
(Nghĩa là ngang ngược ỷ mình, ăn năn đã muộn)
Đồi noạ tự cam, gia viên chung thế
頹惰自甘家園終替
(Nghĩa là lười biếng ươn hèn cầm nhà bán ruộng)

Diễn ca
Đừng ỷ mình cầm cờ cứ phất
Chớ khoe khoang ấm cật nhàn thân
Phải khi trời đất xoay vần
Tránh sao cho khỏi phong trần ấy đâu
Nghe điều phải buồn rầu trong óc
Giọng ươn hèn ngu ngốc đua chen
Ăn năn cùng với buồn phiền
Nhà tan cửa hết bạc tiền cũng không 


Bài thứ 14 

Áp nặc ác thiểu, cửu tất thụ kỳ luỵ
押暱惡少久必受其累
(Nghĩa là gần người hung ác chơi lâu ắt có
ngày mang họa)
Khuất trí lão thành cấp tắc khả tương y
屈智佬城急謖可相依
(Nghĩa là kính bậc già gặp hoạn nạn có người
giúp đỡ ngay)
Khinh thính phát ngôn, an tri phi nhân chi sàm tố
đang nhẫn nại tam tư
輕听發言安知非人之讒愬
當忍耐三思
(Nghĩa là tiếng rỉ tai là những lời dèm pha che bai
kẻ khác)
Nhân sự tương tranh, an tri phi ngã chi bất thị,
tu bình tâm ám tưởng
因事相爭安知非我之不是
修平心暗想
(Nghĩa là chịu khó xét kỹ biết đâu mình có
điều gì lầm lỗi chăng)

Diễn ca
Chớ gần gũi người ngông mà lụy
Kính bậc già lưu ý
Tôn sùng
Nhỡ khi gặp lúc khốn cùng
Hẳn là những bậc anh hùng giúp cho
Tiếng rỉ tai nhỏ to phải rõ
Giọng đua đòi hãy tỏ vì đâu
Chớ nên vội vã buồn rầu
Mình mà vững dạ lo đâu chuyện gì 


Bài thứ 15 

Thi huệ vô niệm
施惠無念
(Nghĩa là làm ơn nên quên)
Thụ ân mạc vong
受恩莫忘
(Nghĩa là chịu ơn phải nhớ)
Phàm sự đang lưu dư địa
凡事當留餘地
(Nghĩa là việc đời nên để dành chữ đức)
Đắc ý bất nghi tái vãng
得意不宜再往
(Nghĩa là được việc rồi không nên trở lại)

Diễn ca
Việc ân nghĩa đừng ghi đừng nhớ
Thoả nguyện rồi
xin chớ vãng lai
Việc đời có đúng có sai
Nếu không cân nhắc hại tai uổng dầy 


Bài thứ 16 

Nhân hữu hỷ khánh bất khả sinh đố tật tâm
人有喜慶不可生妒嫉心
(Nghĩa là người ta có việc vui mừng, mình đừng
đem lòng ghen tị)
Nhân hữu họa hoạn bất khả sinh hỷ hạnh tâm
人有禍患不可生喜幸心
(Nghĩa là ngưòi ta gặp hoạn nạn mình đừng tỏ ý
vui mừng)

Diễn ca
Nhà có việc tự tay chia xẻ
Gặp đau buồn mình sẽ ra tay
Chẳng nên giả dại làm ngây
Những điều vạ gió tai bay đâu còn 


Bài thứ 17 

Thiện dục nhân kiến bất thị chân thiện
善欲人見不是眞善
(Nghĩa là làm thiện mà muốn người ta thấy
thì không phải là chân)
Ác khủng nhân tri,
tiện thị đại ác
惡恐人知便是大惡
(Nghĩa là làm ác mà sợ người ta biết được
thế là đại ác)

Diễn ca
Làm điều lành cháu con hưởng phúc
Gây ác ra thất đức bản tâm
Những điều đại ác đại nhân
Phải nên cân nhắc hai phần nào hơn


Bài thứ 18 

Kiến sắc nhi khởi dâm tâm báo tại thê nữ
見色而起淫心報在妻女
(Nghĩa là thấy sắc đẹp mà khơi lòng tà vợ con
phải báo)
Nặc oán nhi dụng ám tiễn họa di tử tôn
匿怨而用暗箭禍遺子孫
(Nghĩa là nuôi hận mà thừa cơ ám hại, con cháu
bồi hoàn)

Diễn ca 
Thấy gái đẹp lòng mơn mởn thích
Khoảng trời không buông xịch mũi tên
Cháu con quả báo nhãn tiền
Lưới trời lồng lộng
khôn liền bay cao 


Bài thứ 19 

Gia môn hoà thuận tuy ung san bất kế
diệc hữu dư hoan
家門和順雖饔飧不繼
亦有餘歡
(Nghĩa là gia đình hòa thuận dẫu rau cháo lần hồi
mà vẫn hả hê)
Quốc khóa tảo hoàn tắc nang thác vô dư tự
đắc chí lạc
國課早完則囊橐無餘自
得至樂
(Nghĩa là thuế khóa xong, tuy tiền bạc không còn
dư vẫn thấy vui vẻ) 

Diễn ca 
Gia đình giữ hàng ngày hoà thuận
Thuế khoá rồi tươm tất là vui
Ăn ngon ngủ kỹ hẳn hoi
Chẳng còn lo nghĩ sự đời vẩn vơ 


Bài thứ 20

Độc thơ chí tại thánh hiền
讀書志在聖賢
(Nghĩa là đọc sách chỉ theo thánh hiền)
Vi quan tâm tồn quân quốc
為官心存君國
(Nghĩa là làm quan phải trung vua yêu nước)

Diễn ca
Sách thánh hiền dù khờ cũng đọc
Dạ tôn quân vàng ngọc trước sau
Thủ thường an phận làm đầu
Chiều đời hợp ý sở cầu Hoàng Thiên 

Bài thứ 21

守分安命順時聽天
(Nghĩa là giữ mình lo làm thuận theo ý trời)
Vi nhân nhược thử, thứ hồ cận yên
為人若此庶乎近焉
(Nghĩa là làm người như thế là hiểu được đạo
rồi đấy)

Diễn ca 
Người xưa ĐẠO ĐỨC chu tuyền
Thủ phận an mệnh thuận thời thính thiên
Dựng nên CĂN BẢN vững bền dài lâu
Ngàn năm mãi mãi về sau
Giữ mình trọn đạo noi câu Thánh Hiền 



CHU TỬ TRỊ GIA CÁCH NGÔN CHUNG 

Đông Y Sĩ Nguyễn Khắc Nhân Bút hiệu
Thái Hanh (2003 – Quý Mùi) 

Thơ Tranh: Này Em


Nguyễn Đức Tri Ân
Melbourne, 16-09-14


Ngày Nay Hoàng Thị…



(gởi tn.)

Nhớ rồi Hoàng Thị ngày xưa/, Trưng vương thuở ấy nắng mưa vẫn chờ/Anh gã khờ rất ngu ngơ/ ban ngày ươm mộng đêm mơ trăng tròn/trăng tròn khuyết xa nước non/ đổi đời viễn xứ biệt vầng trăng non/

Bây giờ trăng chẳng còn non/ như thơ thiếu chữ ý mòn dạ đauEm là Hoàng Thị qua cầu/ môi son nhạt sắc áo màu đã phai/
vẫn là khuê các trang đài/ trong ngăn nhớ vẫn thương hoài ngàn nămvẫn theo em tận phương nam/ lạc đường tương ngộ trên ngàn dặm xa/đời chỉ cần một sát na/ vô thường biến hiện tuy xa mà gần/tình riêng nhân lên bội phần / như Thiên Thư* mãi theo chân Ngọ về/sợ gì đêm tối đường mê/ mây tan nguyệt khuyết vọng thê cũng đành.

Em là Hoàng Thị riêng anh/ hay là ảo ảnh ngày xanh hiện về.

Túy Hà
*Phạm Thiên Thư và Ngày Xưa Hoàng Thị

Bên Lở Bên Bồi Bên Héo Úa



(Tiếp Nguyễn Trường Tộ Nay Còn Đâu của Kim Phượng)

Nguyễn Trường Tộ xưa đã còn đâu
Một dòng trong đục chứa hai màu
Bên lở bên bồi bên héo úa
Thầy trò ngoảnh lại đã còn đâu

Trương Văn Phú
* Hình phụ bản Dòng Tiền Giang của tác giả ghi lại

Ý Thu

Cuối đời, tuổi già, ngẫm cũng vui. Gần đây, nhớ con, nhớ cháu, nhớ thân thích trong họ ngoài làng  nhớ bạn bè xa gần, nhớ học trò cũ, nhớ mình thuở mới vào đời với cái tôi, ngây thơ đến tội nghiệp cho mãi đến tận bây giờ, mà nói chữ "thuơng" không thành tiếng, nên mới có chuyện giáo già tự trào, tự bạch, tự trách, tự thán. Hôm nay, dường như nghe được tiếng thu gọi đâu đó, không hiểu trong đầu nghĩ gì mà bỗng nhớ lại một bài thơ, vâng một bài thơ, vỏn vẹn chỉ có 8 câu 7 chữ, mà phải mãi đến gần đây ,khoảng 50 năm sau mới viết nốt được 2 câu cuối. Tôi ngồi chép lại để mọi người thân quí đọc cho vui với tôi. Cầu chúc an lành.   

Ý Thu
 Mây Tần

Mỗi độ chuyển mùa dạ xốn xang 
Hồn thơ lãng đãng đỉnh non vàng.
Trời trong, mây bạc trôi lờ lững 
Rừng biếc, lá xanh rụng ngỡ ngàng.
Nhớ ráng nắng hồng chiều cổ tích 
Thương con cò trắng kiếp lang thang.
Cố nhân biền biệt từ Thu ấy 
Biết gửi về đâu nghĩa cũ càng.

Phụ Chú: Câu 5 và 6 lấy ý từ 2 câu thơ trong bài Đằng Vương Các Phú (?) của Vương Bột (647 - 675): "Lạc hà dữ cô vụ tề phi / Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" (Ráng mây đỏ lạc lõng với con cò trắng lẻ bạn cùng bay / Nước thu và trời dài cùng một màu ). 

Phạm Khắc Trí

* * *
Trỗi giọng đàn ngân cống xự xang
Ngọn đèn mờ ảo hắt hiu vàng
Trông về quá khứ hoài nhung nhớ
Nghĩ đến tương lai thoáng ngỡ ngàng
Cuộc sống bộn bề, đời chật hẹp
Ước mơ bay bổng, mộng thênh thang
Cầm  thi khuây khoả qua ngày tháng
Góc khuất tâm tư cất kỹ càng.

Phương Hà

Nguyên Nhân Tình Trạng Khó Chịu


Trích đoạn Tin mừng theo thánh Matthêu 18: 21-35
Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng:
“Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con,  thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải bảy lần không ?”
Đức Giê-su đáp :
“Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.”…..
 
Đặt vấn đề: Nguyên nhân tình trạng khó chịu
Nếu anh em con cứ xúc phạm đến tôi thì tôi cảm thấy khó chịu, bực tứctất nhiên rồi…
Nhưng ta thử tìm hiểu xem điều gì khiến ta khó chịu, bực tức ????
Thường thường, chúng ta đổ lỗi cho cái điều mà người khác xúc phạm tới tôi:
Có thể là lời nhục mạ, ánh mắt khinh bỉ hoặc làn môi cong lên thách thức
Nhưng Linh sư lại bảo: không phải như vậy.
Linh sư chia sẻ rằng:
Mỗi khi bạn thấy cáu gắt hoặc giận dữ với một ai đó, đối tượng để bạn nhìn vào không phải là người kia, nhưng chính là bản thân của bạn.
Câu hỏi được nêu lên không phải là“Con người kia sai quấy ở chỗ nào?”
nhưng là, “Tình trạng khó chịu này cho tôi biết gì về bản thân?”
Bạn hãy thực hiện điều ấy ngay bây giờ.
Bạn hãy nghĩ về một người thật khó chịu đối với bạn rồi hãy tự nhủ câu nói đau đớn nhưng có sức giải thoát này:
Nguyên nhân tình trạng khó chịu của tôi không phải do người khácnhưng là chính tôi.”
Sau khi đã nói ra lời ấy, bạn hãy bắt đầu tìm hiểu bạn đang tạo ra tình trạng khó chịu ấy như thế nào???
-   Trước tiên, bạn hãy nhìn vào khả năng thực tế này:
Chính bạn cũng có những khuyết điểm và khuyết điểm của bạn có khi còn làm khó chịu gấp bội cho người khác.
Nếu dám mạnh dạn nhận ra khuyết điểm mình, sự khó chịu của bạn sẽ biến thành niềm tri ân, vì thái độ của người kia đã đưa bạn đến chỗ tự nhận biết mình.
-   Thứ nữa để cho bạn nhìn xem:
Có thể bạn khó chịu vì điều ngươi kia nói hay làm hoặc lối sống ấy đang làm lộ ra một khuyết điểm nào đó trong cuộc sng của bạnnhưng chính bạn lại không nhận ra…không chịu nhìn nhận?
Mt 7:4  ‘Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn’, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh ?
-   Thêm vào đó, một điều khác nữa cũng rất hiển nhiên:
Bạn bị bực tức khó chịu với con người này bởi vì ông ấy hoặc bà ấy không sống theo những kỳ vọng đã được cài đặt sẵn trong bạn.
Thật ng ngẩn biết bao khi bạn đòi hỏi người khác phải sống đúng theo những tiêu chuẩn và những qui tắc mả cha mẹ của bạn đã lập trình vào đầu óc của bạn.
Lc 7:32   Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi nhau mà nói:
‘Tụi tôi thổi sáo cho các anh,
mà các anh không nhảy múa ;
tụi tôi hát bài đưa đám,
mà các anh không khóc than.’
-   Và đây là sự thật sau cùng cho bạn suy tư:
Nếu xét đến nề nếp gia cảnh, đến kinh nghiệm cuộc sống, và sự vô tình của con người kia,nhất định họ sẽ phải cư xử như thế.
Người ta đã nói rất đúng: hiểu biết tất cả là tha thứ tất cả.
Nếu bạn thực sự hiểu biết con ngưởi này, có lẽ bạn sẽ nhìn anh ấy như một người đáng thương chứ không đáng trách, sự khó chịu của bạn lập tức sẽ tan biến.
Sau đó, bạn sẽ đối xử vi anh ấy hoặc chị ấy một cách yêu thương, anh ấy hoặc chị ấy cũng sẽ đáp lại một cách yêu thương.
Lúc đó, bạn nhận ra mình đang sống giữa một thế giới đáng yêu
mà bạn đã tự tạo ra cho chính mình.
Kết luận:
Tư tưởng của Linh sư chắc khó được phần đông chấp nhận.
Nhưng nếu tôi mở lòng ra để đón nhận tư tưởng này:
Nguyên nhân tình trạng khó chịu của tôi không phải do người khác,
nhưng là chính tôi.”
Và nếu tôi thực hiện theo đề nghị của Linh sư tôi sẽ nhận ra mình đang sống giữa một thế giới đáng yêu do chính tôi đã tự tạo ra cho chính mình.

Vũ Thị Bạch Hằng - sưu tầm

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Un Jour À La Fois - Chantal Pary


Lời Dịch: Nguyễn Minh Châu
Tranh Thơ: Kim Oanh
Lời Pháp: André Breton
Ca sĩ Chantal Pary



Nhớ Về Quê Hương


Quê hương tôi có con sông uốn khúc
Có ruộng vườn đồng lúa luỹ tre xanh
Có núi cao bát ngát bọc quanh thành
Mùa phượng nở bao quanh trường học cũ

Người dân lành suốt cả năm lam lũ
Vui ruộng đồng nếp cũ của quê hương
Những con tim đầy chan chứa tình thương
Mà chất phác đủ mọi đường chân thật

Tôi ra đi nước nhà chưa chia cắt
Tận đáy lòng thương nhớ đến quê hương
Mỗi buổi chiều khi bóng xế hoàng hôn
Đàn cò lượn cô thôn bay tấp nập

Đối cảnh ấy lòng tôi thường ủ ấp
Muốn cưỡi mây mà về gấp quê hương
Mây ơi cho ta gửi chút tình thương
Để nhắn đến quê hương lời thăm hỏi

Nòi Hồng Lạc ngàn năm chung một mối
Nước non nhà dòng dõi giống Tiên Long
Đã bao phen rạng rỡ mặt anh hùng
Nơi sông Nhị núi Nùng còn để tích

Nắm tay nhau cùng làm điều hữu ích
Cho quê hương thanh lịch buổi xuân sang
Ngày mai đây ta y cẩm hồi hương
Nước non đã thái bình vui vẻ cả.

Hoàng Cúc

Nắng Thu Phai



Nhìn màu nắng nhớ dáng em trong đó
Thướt tha chiều lửa hạ đã dần phai
Anh nhớ em nắng thu dịu mát này
Lòng se thắt từng ngày cơn nắng đổ.


Mong cơn mưa như trưa hè năm đó
Dưới hiên nhà anh quạt mát cho em
Nay thu về gió lay động bức rèm
Cơn gió mát nhớ em ngày xưa ấy.

Nhớ thu xưa em đón gió heo may
Đùa trong nắng nhặt từng lá thu bay
Rồi nhẹ vuốt đề thơ vào trang lá
Mỗi trang thơ anh giữ đến hôm nay.

Anh nhớ quá chúng mình có những ngày
Tay trong tay dưới nắng chiều thơ mộng
Chầm chậm đi bên nhau dọc bờ sông
Thì thầm nói những lời yêu trìu mến.

Nay thu về vạt nắng sớm vừa lên
Lòng xao xuyến anh nhớ chiều thu ấy
Mắt hoen buồn em thỏ thẻ lời thương
Em lo quá những mùa thu còn lại…

Nắng thu về đời biết có đổi thay
Có xa nhau như chiếc lá thu này
Rời thân mẹ đâu có ngày trở lại
Mong tình ta không như lá thu bay.

Tôi im lặng nghe lòng buồn rười rượi
Lá vàng bay theo màu nắng thu phai
Nay thu về, nơi phương trời viễn xứ
Nhớ thương em, đôi dòng lệ chảy dài … 


Song An Châu

Dòng Sông Thao Thức



Vẳng tiếng thuyền xuôi tận cuối sông
Phù sa sông Cửu chảy tuôn dòng

Hậu giang trôi dạt theo về biển
Một chút tình riêng sưởi ấm lòng

Trên tàng cây, lá run run thở
Một thoáng ưu tư trĩu nặng lòng
Du tử lạc loài nơi viễn xứ
Cánh buồm dong ruỗi vượt mênh mông

Non nước bạt ngàn xa mãi xa
Mơ màng tiếng quốc vọng vỡ òa
Hồn thiêng sông núi còn vương vấn
Ta gởi về ai giọt lệ nhòa

Nắng chiều quê Mẹ tan trong gió
Những nhánh sông buồn vẫn nổi trôi
Biển bờ cách biệt người xa mãi
Lững lơ dõi bóng ánh trăng trôi.

SG 28/8/2014
Đông An



* Hình phù sa bên lở bên bồi sông Vĩnh Long - Biện công Danh

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Mất Lá Thư Tình


Cánh thư tình thì thầm đâu mất
Đã trao lời mật ngọt yêu thương
Từng nét gò in dấu vấn vương
Thời chinh chiến soi đường dũng cảm

Đóa hồng tươi cam làm hoa dại
Truân chuyên đời mãi ngõ đi hoang
Thư tình đó dỡ dang điệp khúc
Biết bao giờ kịp lúc đoàn viên

Cầu vồng ước nàng tiên bé nhỏ
Thỏ thẻ lời còn đó tình thư
Mai em lớn mình như đôi hạc
Khắp trời xa gieo hạt hương yêu

Ngày thành quả sớm chiều vội tắt
Nước mắt tràn át nụ cười xinh
Lem luốc xóa nhạc tình lạc điệu
Lá thư tình diệu vợi chờ mong

Thời gian trôi nghi lòng dũng cảm
Ảm đạm dần thử thách gian nan
Suối mang tâm sự than cùng gió
Bến bờ nào lạc bỏ tình thư!

Ta như đôi hạc chiều giông bão bùng!

Pleiku 24-7-2011
Lê Kim Hiệp

Mùa Hoa Phượng


Hôm nay phượng nở ven đường
Mình anh tìm đến cổng trường năm xưa
Nhớ từng giây phút đón đưa
Nhớ từng cánh phượng thời chưa biết buồn.
Mỗi mùa hoa, mỗi nhớ thương
Em giờ nơi ấy vẫn thường mộng mơ?
Ép màu hoa phượng thành thơ
Hay là em đã hững hờ với hoa?

Biện Công Danh

Thanh Thản


Này em một giấc ngủ hiền
Quanh em bao nỗi muộn phiền nhẹ rơi
Đắng cay chua xót cuộc đời

Xin như làn gió giữa trời phiêu du….

Trần Thị Dã Quỳ

Thơ Tranh: Nhân Sinh




Thơ: Quên Đi 
Tranh Thơ: Hữu Đức

Có Em, Đà Lạt


       (Tặng HNĐ, Couvent ngày xưa)

Nghe chiều rớt nhẹ rừng thông
Hoa đào trong gió tóc bồng lên xanh
Nắng nghiêng lấp lánh trên cành
Cam Ly nước đỗ thác ghềnh bọt xa..

Vòng tay ân ái thướt tha
Ôm tròn nỗi nhớ mượt mà yêu thương
Hồ Than thở tỏa hơi sương
Có em, Đà lạt như vương sợi tình..

Em tôi, cô gái mơ xinh
Bồ câu đôi mắt, lung linh nụ cười
Áo học trò, má hồng tươi
Cả trời say, và cõi người cùng say..

Em ơi, thung lũng mưa bay
Couvent đồng phục..những ngày bên nhau
Nụ hôn quyến luyến đưa trao
Cà phê từng giọt, ôi sao.. ngọt ngào..

Đà lạt ơi,kỷ niệm dâng trào
Yêu chi rồi cũng ngõ vào chia ly
Tình không trọn,rũ cánh đi
Con tim gởi lại.. mấy khi nhạt nhòa..!

Bùi Thanh Tiên
8 tháng 9, 89


Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Anh Chị Tiến Nhi Chia Buồn Cùng Gia Đình Nguyễn Hoàng Vũ


Anh chị hay tin trễ Bác Anton Nguyễn Văn Bang đã được Chúa gọi vể
Ngày 1- 9 - 2014, Tại Arizona, Hoa Kỳ
Kính nguyện dâng lên lời hiệp cầu cùng Hoàng Vũ và Gia đình.
Nguyện xin Linh Hồn Bác Trai được an bình nơi Nước Chúa.

Thành Kính Nguyện Cầu


Đỗ Đình Tiến & Lê Thị Kim Nhi

Huỳnh Hữu Đức Chia Buồn Cùng Thủy - Hiệp


Được tin trễ Cụ Ông Anton Nguyễn Văn BangThân phụ của Nguyễn thị Bích Thủy và là Nhạc Phụ của Lê Kim Hiệp, về cõi Chúa ngày 01- 9 - 2014.
Anh xin được gởi đến Thuỷ - Hiệp cùng Gia Đình lời chia buồn chân thành và cầu chúc hương linh Bác Trai sớm an nhàn nơi đất Chúa.
Thành Kính Phân Ưu

Huỳnh Hữu Đức


Chuyến Đò Không Em - Hoài Linh - Hương Lan

      Thời niên thiếu cái thuở mới lớn có những mối tình dù hai người đã biết rõ lòng nhau nhưng, chưa kịp thố lộ chưa kip trao lá thơ tỏ tình đã năn nót cả mấy ngày với tất cả hy vọng . . .
      Nhưng chưa kịp trao,chưa kịp tỏ bày thì người thương đã đi lấy chồng. 
      Éo le đó đã theo suốt cả đời và cả đời hối tiếc. . .


Sáng Tác: Hoài Linh
Tiếng Hát: Hương Lan
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Độc Ẩm Trăng



Đêm trăng này
Lấy ai người đối ẩm...
Thú vị thay

Ai lữ hành
Nương bước dưới trăng thanh
Đang lẻ loi

Chớ nên vội
Dời gót đến với nhau
Cùng đối ẩm...

Càng cô đơn
Nghe sao còn trống vắng
Lại câm lặng

Chén rượu nồng
Có uống cũng như không
Vẫn phiền muộn

Vẫn cứ buồn
Biết ai người tri kỷ
Hãy đến đây

Cùng tâm sự
Đêm trăng này...

Quên Đi

Hỏi Nguyệt Tơ


Đời sống ôi buồn như cỏ khô
Tình yêu là những áng mây mờ (*)
Bao năm khóe mắt chưa vơi lệ
Tan tác nỗi lòng, vỡ mộng mơ

Hờn trách người sao đành phụ
Nặng sầu khi biết mối tình lờ
Hoa phai sắc thẵm, vương màu nhớ
Vai mỏng thân gầy, trĩu gánh thơ

Mấy mẫu đồng thơ, cò oải cánh
Dòng châu rơi đọng, lệ bao hồ
Tim như v nát trăm ngàn mảnh
Tình đến rồi đi, tình vẩn vơ

Những tưởng thuyền đà tìm được bến
Trớ trêu duyên nợ rẽ đôi bờ
Phải tu bao kiếp? “nên chồng vợ”
Mấy kiếp “tình nhân”? Hỏi Nguyệt Tơ

Khúc Giang
(*) Trích thơ  

Phượng Nhớ Gọi Tên


Tên em tôi gọi Phượng Hồng
Nghiêng cành hoa thắm đỏ lòng gió mây
Râm ran những tiếng ve gầy
Trôi qua lối hẹn chiều ngây ngất chiều

Tên em tôi gọi Phượng Yêu
Ngày xưa tiếng guốc khua đều dòn tan
Con đường góc phố mơ màng
Chờ em tóc chấm vai ngoan buông thề

Nghiêng theo gót nhỏ em về
Ơi con gió thả bùa mê lạ kỳ
Mùi hương mái tóc dậy thì
Ru ngày mơ ngủ chiều đi ngập ngừng

Dắt tay qua phố người đông
Niềm vui người cũng che chung bầu trời
Long lanh ánh mắt em cười
Áo dài bay nắng tinh khôi bồn chồn

Tên em tôi gọi Phượng Buồn
Chia tay hạ ấy hoàng hôn mịt mờ
Tình leo dốc ngược mù mơ
Đi qua ngày dại tháng khờ đớn đau

Bây giờ Phượng ở nơi đâu
Đỏ phương này lại tím sầu phương xa
Tình tôi chống gậy mù lòa
Ăn mày nỗi nhớ cánh hoa xa vời

Trầm Vân

Hạnh Phúc Vô Tình


Vô tình biết nhau qua trang blog
Người ngọt ngào ta cũng thấy vui
Cứ chiều đến đợi trên máy tính
Chờ em về mòn mi người ơi!

Nắng ở Cần Thơ trời oi bức
Xế trưa Hè đốt cháy hoài mong
Nơi xứ đó Thu về chắc ấm
Ta nhớ người – người nhớ ta không?!

Buồn cúi mặt rưng rưng muốn khóc
Người vô tình bước đến rồi đi
Ta muốn bảo người ơi đứng lại
Nhưng sợ ta… chẳng biết nói gì…

Ta muốn dấu tâm tư khép kín
Sợ người cười …ngần ấy còn mơ
Thôi gởi lại trang thơ vài chữ
Để người thương… một gã dại khờ!

Dương Hồng Thủy


Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Về Vấn Nạn Đạo Tranh Ở Việt Nam

Thời gian gần đây, thị trường tranh nghệ thuật ở Việt Nam bị xáo trộn rất  lớn do tình trạng tranh của một số họa sĩ Việt Nam bị ăn cắp bản quyền một cách thô bạo và trắng trợn. Một trong số tác giả bị ăn cắp tranh đó có tôi!
Các tác phẩm này đã bị ăn cắp dưới nhiều hình thức: hoặc người ta vẽ tranh giả rồi ký tên trên đó chính tên của tôi -Tín Đức- là tác giả bị ăn cắp; hoặc người ta dùng kỹ thuật in ấn, in sao phiên bản lại thành các bức tranh lưu niệm rồi xóa tên tôi. Và những người làm nghề ăn cắp bản quyền này không hề  đếm xỉa hay lên tiếng xin phép tác giả là nạn nhân của họ về hành động đó!
Hiện nay, tranh giả và tranh phiên bản từ tranh của tôi sáng tác bị người ta ăn cắp đang được bày bán ở khắp nơi trong nước. Điển hình là ở một số cửa hàng tranh như Galery Anh & Em nằm trên đường Trần Phú gần chợ An Đông, Galery Kim Đô ở đường Lê Lợi, hay trong đa số các cửa hàng bán tranh và đồ lưu niệm trong Thương xá Tax ở Thành phố Hồ Chí Minh. Còn ở Cần Thơ, tiệm Hải Lưu trên đại lộ Hòa Bình là nơi xuất xứ tranh giả ký tên “Tín Đức”.
Vấn nạn này, đã làm ảnh hưởng thật sự đến uy tín và quyền lợi kinh tế của các họa sĩ bị ăn cắp bản quyền tranh. Là người chuyên sống với nghề vẽ tranh nghệ thuật, bản thân tôi cảm thấy bị xúc phạm một cách nặng nề, bởi vì những  tác phẩm do chính tôi sáng tác, được sáng tạo một cách tâm huyết  từ sự tìm tòi, khổ luyện của mình qua bao nhiêu năm đang bị những cú đập phũ phàng! Song song đó, chính điều này cũng làm cho tâm lý của người mua tranh bị dao động. Người mua tranh không dám mạnh dạn mua tranh của tác giả thật vì sợ bị lầm… tranh giả(!) 
Khi việc này xảy ra với chính bản thân tôi, tôi có đem vấn đề này ra để tâm sự với một cán bộ đang công tác trong ngành Thông tin & Truyền thông . Vị này nhìn tôi rồi bảo rằng:” Hiện giờ, ở tỉnh không có ai phụ trách bộ phận này cả. Và việc này, từ trước đến nay không có tiền lệ, nên không có kinh nghiệm xử lý. Thôi thì, hồn ai nấy giữ…(!)”
Trước thực trạng này, chúng tôi, những họa sĩ là nạn nhân của vấn nạn bi đát trên, sẽ phải làm như thế nào để bảo vệ thành quả lao động chân chính của mình? Ai sẽ là người đi tìm sự công bằng cho chúng tôi?
Ước mong sao qua bài viết này, sẽ gióng lên hồi chuông róng riết về tình cảnh của chúng tôi. Đồng thời cũng giải trừ được tình trạng bát nháo hiện nay của thị trường tranh nghệ thuật đương đại Việt Nam, tái lập lại niềm tin của khách thưởng ngoạn tranh ở trong cũng như ngoài nước.

(11/10/2014)
 Tín Đức 
Hội viên Hội Mỹ Thuật Việt Nam 

Mùa Thu Cho Em - Ngô Thụy Miên - Lệ Thu

      Mùa Thu là mùa mà các văn nghệ sĩ lấy cảm hứng để cho ra những sáng tác về tình yêu,nhưng thường là các tác phẩm này mang một vẽ buồn nhè nhẹ.

      Bản nhạc này Ngô Thụy Miên lại ca ngợi tình yêu đôi lứa trong một mùa thu tràn đầy hy vọng trong tình yêu và mơ mộng Vì mùa thu ở đây sẽ là mùa thu càu hy vọng, của hạnh phúc để họ cùng chung bước nhau vào cõi mộng của tình yêu đầy mộng mơ và đầy yêu thương



Sáng Tác: Ngô Thụy Miên 
Tiếng Hát: Lệ Thu
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình


Nhìn Thu Lá Rụng Nhớ Người Tôi Thương




Thu về lá rụng ngoài sân
Sao lòng thầm nhớ mỗi lần thu sang
Nhớ sao, nhớ quá dáng nàng
Mỗi lần thu đến bàng hoàng trong mơ

Bao năm vẫn nhớ đến giờ
Từ thời áo trắng tình thơ học đường
Lời em nhỏ nhẹ dễ thương
Một lần chung bước đến trường năm xưa
Lao xao vàng lá gió đưa
Em chao nghiêng nón cho vừa tầm tay
Một cơn gió cuốn lá bay
Em vội hứng lấy, gió xoay đổi chiều.

Lá bay về phía bên tôi
Không ngờ chiếc lá bay rồi đáp vai
Tôi vừa đưa nhẹ bàn tay
Thì nàng cũng đến…chặp tay - tôi nàng
Trên vai…tôi nhặt lá vàng
Đôi tay êm ấm - tay nàng tay tôi.

Thế rồi từ đó trong tôi
Bàn tay mềm mại, nối đời thư sinh
Từng thu lá rụng đưa tình
Yêu thương càng lớn, thắm tình lứa đôi.
Trường xưa hết lớp, xa rời
Em vào đại học, tôi thời về quê
Từng thu, đôi lần em về
Thăm người bạn cũ, chân quê mùa này.

Tình đời lắm chuyện đổi thay
Thu nay lá rụng gió bay xa ngàn
Giờ đây tôi đã xa nàng
Nhìn thu lá rụng, bàng hoàng, nhớ thương...

Song An Châu

Còn Nhớ


Mưa vẫn theo mây ở cuối trời
Lưu luyến buồn vui, những giọt rơi
Thả xuống đồng xanh gieo hạt mộng
Sợi thương còn đọng ướt môi đời

Ta cố tìm quên những đắng cay
Vòng quanh phiêu lãng đã mòn giày
Lê bước phong trần quanh nỗi nhớ
Đường mây chưa xóa dấu chim bay

Đã mấy mùa mưa ngập lối về.
Đường xưa tìm lại tuổi đam mê
Nhưng vết chân buồn vương phố nhỏ
Lồng lộng ngày xưa buổi hẹn hò

Lẫn quẩn cuối đời cứ nhớ nhau
Cát bụi thời gian chẳng nhạt màu
Nụ cười âu yếm vương đôi mắt
Nhìn lá thu rơi nặng nỗi đau

Người ở bên nầy nhớ bên kia
Cùng nhau chia nửa ánh trăng khuya
Buông thả hồn trôi về bến cũ
Đò xưa sương lệ rớt đầm đìa.

Kim Quang


Giữ



Giữ giùm tôi chút nắng
Sợi tơ trời lung linh
Giữ giùm tôi chiếc lá
Chớm thu đã úa vàng

Giữ giùm tôi lời vọng
Tiếng thơ buồn đêm khuya
Giữ cho tôi tất cả
Tình thương – trái tim hồng

Giữ giùm tôi kiếp người
Hóa đá giữa hư vô
Mắt nhắm và mắt mở
Cõi ta bà – phù du

Hương Ngọc

Nguyễn Thượng Hiền - Khóc Kỳ Am


Nhất đổng thiên môn tịch chiếu trầm
Nho y phiêu bạt đáo như câm
Giang sơn phóng dật tài nhân bút
Phong vũ bi ca liệt sĩ tâm
Tứ tọa do văn đàm Bắc Hải
Cửu thu tằng cộng phỏng Đông Lâm
Ma sa hạp kiếm tri thùy tặng
Hồi thủ Nam minh tích vụ thâm

Nguyễn Thượng Hiền

Phỏng dịch:

Khóc Kỳ Am

Chiều âm u ai khóc bên trời
Bạc áo nhà nho đến thế thôi
Lưu lạc nhân tài bên trời thẳm
Gió mưa chí sĩ hát cuồng lơi
Đàm luận nhiều phen không lối thoát
Cao ngâm cửa Phật lại buông lời
Mài hoài kiếm sắc trao ai đó
Ngoảnh lại trời Nam tối mịt rồi

Chân Diện Mục

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Hiệp Lời Cầu Nguyện Cùng Gia Đình Thủy Hiệp Và Tang Quyến



Toàn thể gia đình hay tin trễ Bác Trai Anton Nguyễn Văn Bang là Thân phụ của Nguyễn thị Bích Thủy và là Nhạc gia của Lê Kim Hiệp, Cụ Ông đã được Chúa gọi về.
- Ngày Thứ Hai 1/9/2014
- Lúc 2giờ sáng 
- Tại Tucson, Arizona, USA
- Hưởng thọ 91 tuổi
- Thánh Lễ cử hành vào ngày Thứ Sáu, 6/9/2014.

Trong niềm tin tưởng vào Chúa Kitô, cầu xin Ngài đón nhận Linh hồn Bác Anton Nguyễn Văn Bang sớm được về hưởng nhan Thánh Chúa.
Toàn thể anh chị em xin đồng hành với sự mất mát lớn lao này và hiệp dâng lời cầu nguyện cùng Thủy Hiệp và Tang quyến.

Hiệp Nguyện!  
                           
GĐ Chị Lê Kim Xuyến,
GĐ Chị Lê Kim Phương
GĐ Anh Lê Kim Thành
GĐ Chị Lê Thị Kim Nhi
GĐ Chị Lê Thị Kim Phượng
Các em:
GĐ Lê Kim Hội, 
GĐ Lê Thị Kim Oanh,  
GĐ Lê Thị Kim Diệp
GĐ Lê Kim Hữu

Thả Diều Vào Ngày Rằm Dọc Bờ Sông Vĩnh Long




Ở công viên Vĩnh Long dọc theo bờ sông 









Trương Văn Phú

Dư Âm Ngày Cũ


Ôi! dư âm ngày cũ
Vương vấn mãi hồn ta.
Tình quê hương ấp ủ
Hiu hắt ánh trăng tà!


Bỗng nhớ lại xóm xưa thời thơ ấu
Có con đường nho nhỏ phố liền nhau
Một trời thơ lưu dấu nỗi buồn đau
Bao kỷ niệm rạt rào theo năm tháng

Nhớ đầu xóm, ngôi nhà xưa ông Phán
Cạnh nhà bên bà Bắc bán tương chao
Cách vài căn nhà thằng Khọt người Tàu
Khoảng đất rộng, villa Tây rào sắt

Bạn cùng lứa ngày ngày chơi rượt bắt
Chơi đá lon, dàn trận bắn dây thun
Xóm dưới trên làm hảo hán chia vùng
Mưa tầm tả đá banh cùng hứng nước

Tàu cau rụng, giành nhau, tranh lấy được
Làm mích lòng lối xóm chuyện không đâu
Vậy mà sao cứ nhớ mãi trong đầu
Thân thương quá! bùi ngùi rơi nước mắt

Mỗi buổi sáng tiếng rao bà bán bắp
Hai cắc thôi gói nhỏ rắc mè thêm
Cơm nguội chiên, tép mỡ nhớ mà thèm
Ăn vội vã, mắt còn ghèn, cập xách

Quần xà lỏn chân không trường xa lắc
Đường quanh co lố nhố bóng học trò
Tiếng trống trường thúc giục chạy vắt giò
Sợ trễ buổi chào cờ chung cả lớp

Sáng thứ sáu, ôi chao! lòng nơm nớp
Giờ toán xong nghe nhẹ nhỏm thở phào
Bài thuộc lòng , cách trí, sử , lào lào
Nhưng dốt toán sợ thầy đâu dám hỏi .

Nhớ những buổi trưa hè ve inh ỏi ,
Nhớ những chiều đêm tối xóm lặng yên
Bản “ Trăng Mờ Bên Suối “ vẳng bên thềm .
Hồn ngây ngất, mơ màng từ dạo đó .

Lên trung học vào trường công thật khó
Ngàn thí sinh chỉ lấy có một trăm
Suốt năm dài khuya sớm học chuyên cần
Kỳ thi tuyển thật căng ta van vái

Vào đệ thất Nguyễn Thông lòng hăng hái
Vẫn cái quần xà lỏn áo sờn vai
Cùng bộ đồ phế thải của anh Hai
Năm Thất Lục, ai giày, ta mang guốc

Mái trường nhỏ hồn tôi như trói buộc,
Tình thầy trò bè bạn suốt bao năm
Tiếng chuông reng, lẫn tiếng guốc xa gần
Còn văng vẳng dư âm xưa thân ái

Theo năm tháng dòng đời trôi trôi mãi
Lòng bùi ngùi bỏ xóm cũ bạn thân
Dòng Cổ Chiên ta lặng đứng âm thầm
Cầu Thiền Đức, bâng khuâng nhìn sông nước!


Mailoc
Cali 9-1-14

Xướng Họa: Đêm Trăng Cửu Long


Dòng chảy hiền hòa thong thả bơi
Lan bờ rạo rực nhảy reo mời
Tầng cao lơ lửng vầng mây tán
Đêm lặng rì rào ngọn gió khơi
Sóng nước lung linh da ẩn ngọc
Ánh trăng lấp lánh bóng in trời
Cửu Long nuôi dưỡng hồn thôn dã
Tiếng hát ầu ơ nhập cuộc đời!

Nguyễn Đắc Thắng
11/09/2014
 * * *
Sông Quê Mùa Nước Nổi

Xuồng con gái nhỏ ngược dòng bơi
Điên điển vàng bông ánh gọi mời
Núp bóng lóc kền lên dựa mé
Theo đàn linh ống dợn ngoài khơi
Lung linh ngấn nước cần câu trúc
Thấp thoáng ngàn mây lũ vịt trời
Gắn bó sông quê nơi cắt rốn
Hai mùa trong đục trải bao đời


Cao Linh Tử
13/9/2014

* * * 
Miền Tây Nam Bộ 

Chiếc xuồng xinh xắn nhẹ nhàng bơi 
Vạt áo bà ba tím gọi mời 
Điên điển vàng tươi in bóng nước 
Đàn tôm trong suốt quẫy dòng khơi 
Đong đưa so đũa khoe rèm cửa 
Lả lướt cành tre vẫy gió trời 
Một khoảng không gian đầy quyến rũ 
Dâng tràn sức sống đến muôn đời. 

Sông Thu
* * * 

Đêm Trăng Cửu Long

Lãng du ngắm cảnh chiếc xuồng bơi,

Văng vẳng câu hò lảnh lót mời.
Sông nước Cữu Long xưa mát rượi,
Thuyền chài thấp thóang hiện ngòai khơi.
Sóng êm gió lặng đơm nhiều cá,
Nước bạc phù sa hưởng lộc Trời.
Thuở trước dân ta giàu thảo dã,
Bây giờ vất vả khổ bao đời...

Mai Xuân Thanh 
Ngày 08 tháng 01 năm 2015
* * * 
Trăng Nước Tầm Dương

Trăng trầm đáy nước ánh trăng bơi
Gờn gợn sông đưa bóng gọi mời
Ai khách đa tình xin chớ vội
Đàn xuân nhã khúc cũng vừa khơi
Tầm Dương bến vắng mơ vầng nguyệt
Kỹ Nữ buồn thân xót mệnh trời
Tan hợp bèo mây bao cảnh ngộ
Tỳ Bà lưu luyến khóc thương đời.
Quên Đi

* Hình phụ bản của Trương Văn Phú (Sông Vĩnh Long)

Chưa Đỗ Ông Nghè Đã Đe Hàng Tổng


Ngày xưa có một người học trò nghèo nhưng học giỏi, được Thiên đình rất chú ý. Trong sổ thiên tào hồi đó đã ghi cho anh chàng đậu tiến sĩ, làm quan đến thượng thư. Mỗi lần anh đi học thường qua một ngôi đền thờ thần ở làng bên cạnh. Vị thần làng đó vốn đã có đọc ở sổ thiên tào nên tỏ vẻ cung kính người học trò ấy. Những khi anh ta đi qua đền thì tượng thần đang ngồi trên bệ lật đật đứng dậy rất lễ phép.

  Một hôm người từ giữ đền nằm mơ thấy thần bảo: - "Ngày mai ngươi phải quét dọn đền cho sạch sẽ tử tế vì có quan lớn đến chơi nhà ta". Người từ làm y như lời và suốt ngày hôm ấy hắn đứng trực ở cổng đền chờ đón vị khách quý của ông thần. Nhưng đợi mãi, hắn ta chả thấy một ai cả, trừ ra anh học trò xơ xác nói trên  hôm đó vô tình có ghé vào đền nghỉ chân một lúc. Người từ cho là dân thường không để ý gì đến.   Ít lâu sau, người từ cũng lại chiêm bao thấy ông thần dặn dò như trước. Lần này, hắn cũng chả thấy ai lạ hơn là anh học trò hôm nọ đến đây ngâm một bài phú rồi lại đi. Nhưng hắn vẫn không tin. Đến lượt thứ ba cũng thế. Bây giờ người từ mới cho là quả phù hợp với lời thần dặn, bèn kể chuyện cho người học trò nọ nghe và bảo: - Đã ba lần như thế, nên tôi chắc rằng nhà thầy sau này sẽ đỗ đạt làm quan to chứ chẳng chơi.   Nghe nói, người học trò như mở cờ trong bụng. Anh ta quyết chắc cầm sự vinh hoa phú quý trong tay. Hắn nghĩ ngợi rất nhiều về tương lai của mình. Một hôm khi ngắm lại nhan sắc vợ mình, hắn thấy không được đẹp tý nào cả. Thế rồi đêm hôm ấy nằm dưới bóng trăng, hắn mơ tưởng một người đẹp như chị Hằng. Hắn bụng bảo dạ: - "Rồi ta sẽ cho vợ ta về đi thôi! Một khi đỗ đạt thì thiếu gì nơi ngấp nghé muốn làm bà. Lúc đó ta sẽ tìm những đám con vua cháu chúa; đã da trắng môi son lại vừa lắm của". Nghĩ thế, qua ngày hôm sau hắn kiếm cớ gây sự với vợ và đòi bỏ cho kỳ được. Mọi người đều lấy làm lạ và tỏ vẻ khinh bỉ một người có học như hắn lại có thể nhẫn tâm đến thế được. Nhưng hắn chỉ cười khẩy mà không kể gì dư luận. Một hôm khác có một người đến đòi nợ hắn. Vừa mới bước chân vào sân, người ấy đã bị hắn chỉ tay vào mặt mắng cho một trận: - Ta chưa có trả. Không khéo nay mai ta sẽ cắm đất vào vườn ở của mày cho mày biết mặt[1]. Hắn còn đe dọa nhiều người nữa. Gặp ai không vừa ý, hắn nói: - Rồi chúng mày sẽ biết tay ông! Tất cả những hành động của người học trò đều được tâu báo về Thiên đình. Ngọc hoàng nghe nói rất phật ý. Cho nên ít lâu sau đó, người từ giữ đền lại nằm mơ thấy ông thần tin cho biết là không phải kinh sợ đối với người học trò nữa vì trên Thiên đình đã tước sổ mất rồi, không cho đỗ đạt nữa. Ông từ hỏi: - "Tội của nó như thế nào?" - "Nó bị kết án là "dưới trăng bỏ vợ, trước sân đòi nhà, chưa làm nên đã thất đức"[2]. Bây giờ nó không được hưởng phúc nữa". Quả nhiên người học trò đó thi mãi không đỗ, muốn nối duyên lại với vợ cũ cũng không được. Cửa nhà hắn ngày một sa sút dần. Do đó mà có câu tục ngữ: "Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng"[3].
KHẢO DỊ
 
Có người kể hơi khác về chi tiết: Người học trò đi qua cổng đền, ở đó có hai con chó đá đều vẫy đuôi mừng, hỏi thì đáp là vì biết ông sắp sửa đỗ ông Nghè. Từ đó người học trò ấy luôn luôn dọa dẫm những người không vừa ý mình. Về sau, hắn gặp chó không vẫy đuôi nữa. Chó bảo: vì ông ăn ở xấu nên Thiên đình không cho đỗ, bây giờ chỉ có cách làm việc thiện mới thay đổi được ý trời. Một hôm hắn qua sông thấy một bầy kiến trôi giữa dòng nước, bèn lội xuống vớt tất cả lên. Nhờ thế về sau hắn lại đậu.[4] Có hai truyện khác nội dung gần giống với truyện trên: Truyện Hai anh em họ Lê ở Thần-đầu: Xưa có hai vợ chồng một người tiều phu họ Lê. Vì nghèo khổ cô đơn nên bị bọn hương lý trong làng đối đãi rất tệ: phu phen sưu dịch lúc nào cũng tróc vào họ, hơi chậm một tý là bị chúng đánh phạt. Tức mình, vợ chồng cầu khẩn mong có một mụn con để sau này rửa hờn. Thượng đế sai hai Trạng xuống đầu thai. Hai vợ chồng mừng lắm, cố kiếm củi cho nhiều, lấy tiền cho con đi học. Về sau cả hai anh em đều đậu Trạng. Lúc vinh quy, voi ngựa quân gia đầy đường, đi đến đâu các quan và hương lý địa phương đều phải đón rước tấp nập. Những người khinh bỉ đánh đập hai vợ chồng ngày xưa bây giờ cũng đến chào lạy họ. Hai vợ chồng rất hả hê bảo con: "Ngày xưa chúng nó lấn áp nhà ta đủ điều, bây giờ các con cố làm cho chúng nó biết mặt". Con nghe lời, nhưng sau đó ít lâu, hai ông Trạng làm bậy, có một vị thần bèn tâu lên Thượng đế. Thượng đế liền đòi hai Trạng về. Một truyện Thần với Thần đồng: Làng Cẩm-lâm từ xưa chưa có người đậu đạt làm quan. Một hôm trên Thiên đình phái một ông Trạng đến làng ấy, cho đầu thai vào nhà hai vợ chồng đốn gỗ. Họ ngoài 40 tuổi mới sinh con trai. Thằng bé lên 7, nổi tiếng thần đồng. Gần nhà có đền thờ Thành hoàng, đứa bé thường ngày chơi với các bạn ở đó. Một đêm, ông từ mộng thấy thần bảo: - "Trạng hay đến đây bắt buộc ta vì kính lễ phải đứng dậy luôn. Vậy bảo làng làm cho ta một cái bình phong che trước ngai cho ta ẩn". Làng nghe nói không tin, cho một người ra ngủ ở đền cầu mộng. Thần lại cho biết như trước. Hương lý bèn xây một cái bình phong để không ai được nhìn vào tượng thần. Và từ đó trở đi nhiều người đâm ra ghen ghét nhà thần đồng, họ gây sự với bố mẹ và làm tình làm tội đánh đập dọa nạt luôn. Thiên đình thấy dân làng vô lễ đối với Trạng, bèn phạt họ bằng cách đòi Trạng về. Cho nên ít lâu sau thần lại báo mộng cho ông từ rằng: - "Chúng mày có thể phá bình phong được rồi vì Thiên đình quyết định không cho Trạng ở làng chúng mày nữa". Vài ngày sau thần đồng chết[5]. Trong Liêu trai chí dị có truyện Gả em thế chị (Tỷ muội dịch giá) có nói tới một người học trò chưa đỗ đã toan đổi vợ.   Một anh học trò họ Mao, bố trước làm nghề chăn trâu, được nhà họ Trương tư cấp và hứa gả con gái lớn cho. Nhưng cô gái không muốn kết duyên với con nhà chăn trâu, nên đến ngày cưới cương quyết không chịu về. Cô em khuyên dỗ bị chị mắng: "Đừng lắm lời, mày sao không lấy nó đi!" - "Nếu bố mà gả, em đáp, thì em sẽ lấy". Cuối cùng người bố phải đánh tráo người em thế chị.   Tuy biết có sự đánh tráo, lại vợ mới có bệnh chốc đầu, người học trò họ Mao cũng không phàn nàn, hai vợ chồng ăn ở với nhau tương đắc. Chồng sau đó, một hôm đi thi, qua quán họ Vương được tiếp đãi tử tế. Họ Vương cho biết đêm qua thấy thần báo mộng rằng sáng mai có giải nguyên họ Mao qua đây, sẽ giúp mình khỏi tai ách. Nghe tin này, người học trò họ Mao có vẻ hý hửng. Cũng như truyện trên của ta, hắn bắt đầu nghĩ đến vợ mình đầu tóc xấu xí, nay mai chơi với người sang không khỏi bị chê cười. Sau này khi phú quý sẽ thay đi thôi. Nhưng đến lúc treo bảng không thấy có tên mình, hắn rất buồn thẹn, bỏ về, không dám ghé lại quán họ Vương. Ba năm sau, hắn lại đi thi; và lại được họ Vương tiếp đãi tử tế như trước. Hắn trách họ Vương lần trước nói không nghiệm. Nhưng họ Vương đáp: - "Hồi ấy thần có báo mộng cho tôi biết vì ngài có âm mưu đổi vợ, nên bị âm ty phạt không cho đỗ". Người học trò họ Mao tỉnh ngộ, tỏ lòng hối hận, nên khoa ấy thi đậu giải nguyên, rồi thi đình đậu tiến sĩ, làm quan tể tướng. Vợ anh tóc cũng mọc dài tốt hơn trước. Còn người chị lấy chồng trọc phú, lười biếng lại hay cờ bạc, vận nhà ngày một suy. Không may chồng chết, trong khi đó em gái trở nên bà giải rồi bà nghè, cô chị càng thẹn, bèn cắt tóc đi tu.
 



[1] Ngày xưa ai đỗ tiến sĩ được phép lấy ba mẫu đất làm nhà ở, muốn cắm vào đâu cũng được. [2] Nguyên văn “Nguyệt hạ phóng thê, đình tiền tỷ trạch, vị đắc ý cố thất đức”. [3] Theo Nguyễn Văn Ngọc. Sách đã dẫn
 
 (Theo http://maxreading.com)
 
Huỳnh Hữu Đức sưu tầm