Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Chia Buồn Cùng Gia Đình Anh Chị Đỗ Đình Tiến


Chân thành chia buồn với anh chị Đỗ Đình Tiến và tang quyến về sự ra đi của Cụ Bà 
Cầu nguyện Linh Hồn Cụ Marie Aurelien Trần Thị Hạnh Lan, sớm hưởng Nhan Thánh Chúa
Thành kính

Nguyễn Hoàng Vũ
(Anh vợ của Lê Kim Hiệp)
Vancouver, Canada

Hạ Tàn Thu Tới


Hạ qua, mang theo cuộc tình rực cháy,
Thu về đây man mác nỗi xa Người.
Tóc vờn bay nhẹ gió chiều hiu quạnh,
Khoảng trời xanh vời vợi mắt huyền mơ.

Đôi cánh sắt đưa anh về xứ lạnh,
Tuyết còn vương thảo mộc đượm màu tang.
Em ở lại miền cát vàng nóng bỏng,
Trái tim hồng thổn thức cảnh chia xa.

Như định mệnh từ ngàn năm, kiếp trước,
Hai giòng sông nhập lại bến đò xưa.
Nước thôi chày, mây ngừng bay khoảnh khắc,
Lúc vòng tay đan kết hội giao mùa.

Anh chợt đến cho lòng em biển động,
Rồi chợt đi để lại sóng âm thầm.
Em xuất hiện cho hồn anh bão nổi,
Rồi biệt ly để vũ trụ hoang tàn.

Mùa Thu này như kéo dài bất tận,
Nhưng mùa Thu ươm chín mộng tình ta.
Đông sẽ tàn mau và Xuân tới sớm,
Đón Hè sang: nở đẹp nụ hoa đời.

ChinhNguyen/H.N.T. 

USA 22/8/11

Thơ Tranh: Có Phải Vì Em


Thơ: Khánh Hà
Thơ Tranh: Kim Oanh

Với Bàn Tay Ấy


Với bàn tay ấy ở trong tay,
Tôi đã nguôi quên hận tháng ngày,
Một tối trăng cao gieo mộng tưởng
Vào lòng gió nhẹ thẩn thơ baỵ

Một tối bầu trời đắm sắc mây,
Cây tìm nghiêng xuống cánh hoa gầỵ
Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu, một tối đầỵ

Những lời huyền bí toả lên trăng,
Những ý bao la rủ xuống trần,
Những tiếng ân tình hoa bảo gió,
Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân.

Bóng chiều đi vụt: bỗng đêm nay
Tôi lại đa mang hận tháng ngày
Dưới ánh trăng cười, tôi kiếm mãi
Dấu bàn tay ấy ở trên tay
 Xuân Diệu
(Suối Dâu sưu tầm)

Áo Trắng Ngày Xưa


Trong anh tình cũ vẫn còn say
Cho dẫu tháng ngày cứ loạn quay
Kỷ niệm vương hoài bao khắc khoải
EM ơi, nhớ quá bước lưu đày

Tình cũ ngày xưa tuy nhạt phai
Dư âm mời gọi tháng năm dài
Nên nhờ nét chữ vời thương nhớ
Khơi đống tro tàn đã một mai

Thơ mãi là thơ ... năm tháng qua
Niềm vui đọng lại chút lời hoa
Trao EM nét chữ tình thân đó
Còn lại những gì cho chúng ta

Áo trắng ngày xưa hai ngã đời
Bên đây, bên đó chốn mù khơi
Quê người, đất Mẹ sao xa quá
Chỉ có câu thơ ghép nụ cười

Chừ đây xứ lạ với vần thơ
Trang trải nhớ thương đã quá mờ
Vẫn biết tình xưa nay vĩnh biệt
Vương buồn hoài niệm chút vần mơ

Đừng hỏi tại sao thơ mãi buồn
Mãi thương và nhớ lúc mưa tuôn
EM ơi, còn đó dư âm cũ
Lưu luyến tình xa chốn cội nguồn

Hoàng Dũng


Ân Tình Phố Vĩnh

             ( Phố Vĩnh Long 1967)

Hai lượt Tú Tài đến Vĩnh Long
Hàn sinh quyết chí cởi mây hồng
Hàng ngày no chén cơm từ thiện
Mỗi bữa sạch bồn nước Nguyễn Thông
Dấu vết Mậu Thân buồn lửa đạn
Mùa thi Kỷ Dậu thỏa tâm lòng
Chưa lần ghé lại thăm đường cũ
Lặng lẽ sông Tiền đổ biển đông

Cao Linh Tử
6/9/2014

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Hôm Nay Rằm Tháng Tám - Thơ Quách Như Nguyệt - Hương Nam Diễn Ngâm



 Thơ:  Quách Như Nguyệt 
Diễn Ngâm: Hương Nam 

Say Đắm Cung Hằng



Sương thu nhè nhẹ toả sân nhà
Trăng thu dìu dịu ánh lung lay
Gió thu đùa cợt bao cành lá
Hương thu ngây ngất dật dờ say

Chiếc bánh trung thu mừng trăng sáng
Bao đàn em nhỏ hát ca vang
Trà thơm từng ngụm hương ngào ngạt
Ánh nguyệt ôi sao quá dịu dàng

Có lẽ nàng trăng quá hữu duyên
Bao người say đắm giấc mơ huyền
Thi nhân sờ sửng chờ gục ngã
Nát đẹp đêm rằm tựa cảnh tiên

Thả lỏng hồn mơ đến ả Hằng
Ta người nhân thế luỵ tình trăng
Ghe phen những muốn xuôi vào mộng
Biết chốn Quảng Hàn có nhận chăng?... 


Quên Đi

Trung Thu Và Tuổi Thơ!

       Hồi xưa ở làng Trung Ngãi, ba má tôi buôn bán, sợ lơ là con cái hư nên kiểm soát con cái rất nghiêm minh, anh em chúng tôi không được đi rong trong xóm, nên sân nhà tôi và hai bên lối xóm là địa điểm tụ họp con nít trong làng.
       Năm tôi lên năm lên sáu tuổi, thời đó thanh bình lắm, những đêm trăng sáng người lớn ra hàng hiên trò chuyện dây chuyền từ nhà này sang nhà nọ, còn con nít chúng tôi sau khi học bài xong được ra sân đùa giỡn, con nít tụ năm túm ba nhảy dây, bịt mắt bắt dê, tạt lon, kéo tiếp sức… trò chơi không phân biệt trai gái.. còn con nít ké biết gì mà phân biệt.
      Trăng là ngọn đèn điện của tuổi thơ! Trước khi giải tán thì kể một câu chuyện ma, kể xong, hù một tiếng mạnh đứa nào nấy chạy về nhà….


       Đặc biệt ngày lễ Trung Thu, trước một tháng, chúng tôi đã chuẩn bị tập dợt đi rước đèn thế nào cho ăn nhịp và bài hát phải thuộc lòng. Thường trong nhóm chúng tôi có Lệ Hoa là trưởng nhóm. Lệ Hoa lớn hơn tôi một tuổi nhưng có tài điều khiển con nít và giỏi ca hát. Lệ Hoa ra lệnh là bọn tôi nghe rôm rốp.Làng tôi nghèo nên cha mẹ đâu dư giã mua lồng đèn màu như con nít trên tỉnh.
      Chúng tôi nghĩ cách làm lồng đèn, tiền ăn hàng để dành mua dưa hấu loại nhỏ, dạt phần trên, dùng muỗng nạo ruột ăn, nạo sao cho vỏ dưa càng mỏng càng tốt. Sau đó dùng đuôi ngòi viết muỗng hay lá tre, khắc vỏ dưa tùy theo mình chế kiểu. khắc hình cái mặt nạ, hay cánh hoa..v.v.. lấy dây kẻm quấn lại vừa với cây đèn cầy, ghim vào phần dưới đáy trái dưa đế cặm đèn cầy. Cuối cùng làm cái quai và xỏ vào que trúc để cầm.
      Khi đèn đốt lên thì ánh sáng tỏa ra những hình dạng đã khắc rất đẹp mắt.
      Ngồi chờ trăng lên, chúng tôi đi diễn hành trong khu phố nhỏ, cất tiếng ca, con trai lấy lá dừa quấn làm kèn, lấy thùng làm trống đi theo phụ họa….
“ … Tùng dinh dinh cắt tùng dính dính ..em rước đèn này đến cung trăng…. “
       Sung sướng và vui biết bao… Tuổi trẻ hồn nhiên đẹp biết dường nào!
      Nhưng rồi giặc giã nổi lên, cuộc sống bình yên không còn nữa, năm Mậu thân làng Trung Ngãi (quận Vũng Liêm) cháy ra tro, gia đình tôi rời làng tản cư lên Vĩnh Long. Bạn bè tứ tán, tôi đã bỏ làng ra đi nhưng ký ức tuổi thơ và những gương mặt của Lệ Hoa, Ánh, Hoa Nhỏ, Mỗi, Bé Em, Nguyệt, Chương (em họ tôi), Mãn, Bảnh, Khởi …. Và nhiều lắm kể sao cho xuể… mãi đi theo tôi suốt đời. Dễ thương quá!


      Khi tôi lên Vĩnh Long, ba tôi đổi nghề làm nhà máy xay lúa ở Mây Tức, Càng Long, gia đình ổn định. Má tôi chỉ nhiệm vụ ở nhà chăm sóc và kèm chị em tôi học, những giờ rảnh má thích học đàn Mandolin, anh Tư tôi viết nốt nhạc dán lên cây đàn cho má tự học, má tôi rất giỏi, học rất nhanh và có thể reo đàn dòn dã. Má tôi thích đàn những bài ca hùng tráng Hòn Vọng Phu, Bạch Đằng Giang và những bài hát của nhi đồng.
      Những năm 1969 -1971, trước một tháng Trung Thu, chúng tôi mua giấy purlure đủ màu, quậy bột làm hồ, những chiếc lồng đèn cánh hoa do chị Sáu tôi sáng chế. Đến ngày đó lồng đèn được treo từ cổng vào nhà, hai cây xoài và cây mận trước nhà cũng đầy lồng đèn. Trước sân trải một chiếc đệm, bày bánh mứt, hột sen rang, tàng cây xoài và mận che khuất ánh trăng, lồng đèn thắp sáng trưng rất đẹp, vui mắt biết bao.
      Má tôi đàn Mandolin, cậu em họ đàn Guitar, cậu em Út nhịp trống, Ba và chúng tôi cùng quây quần vỗ tay ca hát “Bóng trăng trắng ngà có cây đo to có thằng cuội già ôm một mối mơ…..” hay “ Tết Trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường….lòng vui sướng với đèn trong tay, em hát ca dưới ánh trăng rằm....tùnh dinh dinh cắc tùng dính dính....”
       Trẻ nít trong xóm nghèo không có lồng đèn, không bánh mứt bu quanh nhìn, trông ánh mắt thèm thuồng, má tôi bảo mở cửa rào cho chúng vào chơi chung, tụi nhỏ hớn hở vào ngồi và vỗ tay phụ họa…..
      Rồi chiến tranh lại tiếp tục, niềm vui tuổi thơ cũng bị ảnh hưởng và má tôi buồn không muốn làm Trung thu như thế nữa. Ba má tôi bảo thương cho những người lính chiến lặn lội gió sương, nằm gai nếm mật cho mình được ấm no sung sướng, mình vui không đành. Ba má tôi là thế!
      Từ đó về sau, mỗi độ Trung Thu về, trước cửa nhà chúng tôi chỉ treo một lồng đèn con cá, hoặc con bươm bướm mà thôi. Bọn trẻ chúng tôi ngồi ở hành lang đàn hát vừa đủ nghe….
       Tuổi thơ tôi đi qua…!!!

  
      Thời cuộc sau 1975 phải xa rời Việt Nam, định cư ở Úc tôi lại tìm được tuổi thơ qua hai con tôi, khi chúng sinh hoạt với cộng đồng thiếu nhi ở trường Việt ngữ.
       Nhưng rồi…. tuổi thơ của hai con cũng đi qua…!!!
       Thời gian cũng không dừng lại…!!!
      Tôi thường lặng lẽ trong những đêm trăng lên. Đôi lúc tôi sợ nhìn trăng … vì trong trăng nhốt trọn hình ảnh tuổi thơ có ngôi làng thanh bình, có ba má, có anh em, có con cái, có bạn bè… mà tôi với …với hoài ….
       Xa quá trăng ơi!

Kim Oanh
Đêm Trung Thu 2012

Thu Trong Tay


Rừng thu giỡ nón chào ta
Đỉnh đồi trọc, cũng gọi là thể giai
Choàng tay ta đã choàng tay
Ôm tròn bóng xế tình khai sương mù
Cúi hôn môi ngọt mùa thu
Ngã đầu lên những định từ đi hoang
Gọi em lên đỉnh thiên đàng
Dìu em xuống ngỏ huyền quang vô bờ
Rừng thu buông nón hửng hờ
Mặt trời thiêm thiếp vật vờ ngủ quên
Vòng tay ru lá bình yên
Ôm tròn chiếc bóng chiều nghiêng vào lòng
Thu nhè nhẹ thở phập phồng
Ta nhè nhẹ dỗ đường cong đất trời

Hoài Tử

Thơ Tranh: Trung Thu Nhớ Mẹ



Thơ: Trầm Vân
Thơ Tranh: Kim Quang

Tìm Hiểu Khái Quát Về Mặt Trăng.

Trong Tiếng Việt, Mặt Trăng còn được gọi bằng những tên khác như ông trăng, ông giăng, giăng, nguyệt, Hằng Nga, Thường Nga, Thái Âm v.v... Không giống như vệ tinh của những hành tinh khác, Mặt Trăng - vệ tinh của Trái Đất - không có tên riêng nào khác. Trong một số ngôn ngữ, Mặt Trăng của Trái Đất được viết hoa để phân biệt với danh từ chung "Mặt Trăng", nói đến các vệ tinh tự nhiên của các hành tinh khác như "the Moon" trong tiếng Anh và "the moon".

Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất trên quỹ đạo hình elip gần tròn ở khoảng cách trung bình 384.403 km với cận điểm 363.104 km, viễn điểm 405.696 km và độ lệch tâm  trung bình 0,0554. Giá trị độ lệch tâm này thay đổi từ 0,043 đến 0,072 trong chu kỳ 8,85 năm. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất nằm nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời trong khoảng 4°59′ đến 5°18′, với giá trị trung bình 5°9′. Chu kỳ quỹ đạo khoảng 27,321 ngày.
Nguồn gốc của Mặt trăng vẫn còn là dấu hỏi lớn đối với con người. Có nhiều lý thuyết chính về nguồn gốc của Mặt trăng. Lý thuyết phân đôi cho rằng Mặt trăng từng là một phần của Trái đất đã được tách ra. Lý thuyết thu nạp nói rằng Mặt trăng từng lang thang trong vũ trụ cho đến lực hấp dẫn hút nó lại. Còn một lý thuyết khác cho rằng Mặt trăng tập hợp từ các tiểu hành tinh hoặc các phần còn lại của vụ va chạm của Trái đất với một hành tinh sao Hỏa có kích thước không rõ.

Nhiều cơ cấu đã được đưa ra nhằm giải thích sự hình thành của Mặt Trăng. Mọi người tin rằng Mặt Trăng đã được hình thành từ 4,527 ± 0,010 tỷ năm trước ( trên dưới 4.5 tỷ năm ), khoảng 30-50 triệu năm sau sự hình thành của Hệ Mặt Trời.

Giả thuyết Phân Đôi
Nghiên cứu ban đầu cho rằng Mặt Trăng đã vỡ ra từ vỏ Trái Đất bởi các lực ly tâm, để lại một vùng trũng – được cho là Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ý tưởng này đòi hỏi Trái Đất phải có một tốc độ quay ban đầu rất lớn, thậm chí nếu điều này có thể xảy ra, quá trình đó sẽ khiến Mặt Trăng phải quay theo mặt phẳng xích đạo của Trái Đất, nhưng thực tế lại không phải như vậy. 

Giả thuyết bắt giữ
Nghiên cứu khác lại cho rằng Mặt Trăng đã được hình thành ở đâu đó và cuối cùng bị lực hấp dẫn của Trái Đất bắt giữ. Tuy nhiên, các điều kiện được cho là cần thiết để một cơ cấu như vậy hoạt động, như một khí quyển mở rộng của trái đất nhằm tiêu diệt năng lượng của Mặt Trăng đi ngang qua, là không thể xảy ra. 

Giả thuyết cùng hình thành
Giả thuyết cùng hình thành cho rằng Trái Đất và Mặt Trăng cùng hình thành ở một thời điểm và vị trí từ đĩa bồi đấp nguyên thuỷ. Mặt Trăng đã được hình thành từ vật chất bao quanh Tiền Trái Đất, tương tự sự hình thành của các hành tinh xung quanh Mặt Trời. Một số người cho rằng giả thuyết này không giải thích thỏa đáng sự suy kiệt của sắt kim loại trên Mặt Trăng.
Một sự thiếu hụt lớn trong mọi giả thuyết trên là chúng không thể giải thích được động lượng góc cao của hệ Trái Đất-Mặt Trăng. 

Giả thuyết vụ va chạm lớn
Giả thuyết ưu thế nhất hiện tại là hệ Trái Đất-Mặt Trăng đã được hình thành như kết quả của một vụ va chạm lớn. Một vật thể cỡ Sao Hoả được cho là đã đâm vào Tiền Trái Đất, đẩy bắn ra lượng vật chất đủ vào trong quỹ đạo Tiền Trái Đất để hình thành nên Mặt Trăng qua quá trình bồi tụ. Bởi bồi tụ là quá trình mà mọi hành tinh được cho là đều phải trải qua để hình thành, các vụ va chạm lớn được cho là đã ảnh hưởng tới hầu hết, nếu không phải toàn bộ quá trình hình thành hành tinh. Các mô hình giả lập máy tính về một vụ va chạm lớn phù hợp với các đo đạc về động lượng góc của hệ Trái Đất - Mặt Trăng, cũng như kích thước nhỏ của lõi Mặt Trăng. Các câu hỏi vẫn chưa được giải đáp của giả thuyết này liên quan tới việc xác định tương quan kích thước của Tiền Trái Đất và Theia ( Sao Hoả ) và bao nhiêu vật liệu từ hai thiên thể trên đã góp phần hình thành nên Mặt Trăng. 

Hành tinh đôi. 
 Do kích thước lớn nên Mặt trăng không thực sự quay được hết vòng quanh Trái đất. Thay vào đó, Trái đất và Mặt trăng quay quanh nhau, xung quanh một điểm chung của cả hai. Ta có ảo giác như Mặt trăng quay quanh Trái đất nhưng thực tế lại là một quy luật khác biệt.

Trọng lực trên Mặt trăng. Trọng lực trên Mặt trăng chỉ bằng 1/6 trên Trái đất, việc di chuyển trên bề mặt của nó thật sự là một điều khó khăn. Trọng lực thấp, quán tính của một người lại cao nên mọi thứ trở nên khó khăn nếu con người muốn chuyển hướng nhanh hoặc thay đổi. Nếu các phi hành gia muốn đi nhanh, họ sẽ di chuyển trông rất vụng về . 

Bề mặt dị thường. Một số hình ảnh được chụp bởi các tàu do thám Mặt trăng cho thấy những điều rất kỳ lạ trên bề mặt của hành tinh này. Có những cấu trúc cao chót vót có thể lên tới độ cao ít nhất 1,6 km. Thậm chí, những người đam mê huyền bí cho rằng có một lâu đài lớn được xây cao trên bề mặt của Mặt trăng. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là bí ẩn.

Bụi Mặt Trăng.
 Một trong những mối nguy hiểm nhất của Mặt trăng là bụi. Bụi xuất hiện ở khắp mọi nơi, ngay cả trên Trái đất, nhưng trên Mặt trăng, nó hết sức nguy hiểm. Bụi Mặt Trăng giống như bột, nhưng cực kỳ thô và bám ở khắp mọi nơi. Các phi hành gia từng hít phải lớp bụi này và cảm thấy rất khó hít thở.

Động đất trên Mặt trăng. Mặc dù ít xảy ra các hoạt động địa chất nhưng Mặt trăng cũng rất hay có các chấn động. Những chấn động đó cũng như Trái đất và có bốn loại khác nhau. Các loại chấn động chính trên Mặt trăng gồm chấn động sâu, chấn động do các va chạm thiên thạch, và chấn động gây ra bởi nhiệt của Mặt trời tương đối vô hại. Chấn động thứ 4 khá khó chịu, có thể lên tới 5,5 độ Richter, đủ để làm di chuyển các đồ nội thất. Động đất của Trái đất thường gây ra bởi sự chuyển động của các mảng kiến tạo, nhưng Mặt trăng không có bất kỳ kiến tạo địa tầng nào hoạt động nên những chấn động nơi đây vẫn còn là bí ẩn đối với con người.

Mặt trăng và giấc ngủ. Ảnh hưởng của Mặt trăng đối với con người vẫn là điều gây nhiều tranh cãi. Nhiều người tin rằng trăng tròn sẽ gây ra những hành vi kỳ lạ ở con người, mặc dù khoa học chưa thể cung cấp bằng chứng kết luận về việc này. Nhưng có một điều chắc chắn là khi Mặt trăng lên, con người sẽ chìm vào giấc ngủ giống như các chu kỳ đều đặn.

Thủy triều 
Thuỷ triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt trái đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.

Nguyên nhân của thủy triều là do thuỷ quyển có hình cầu dẹp nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình elip. Một đỉnh của  nằm trực diện với Mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực ly tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc độ quay) của Quả Đất không đổi thì lực ly tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất khí đó là miền xích đạo của Trái Đất. Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Quả đất tại Xích đạo, là vì: Quả đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng như là Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái Đất, mà là: Hệ Quả Đất - Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái Đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên trọng tâm của hệ Trái Đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái Đất, trên đường nối tâm của chúng. Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc.

Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu.

Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch lực tác động lên các vật thể nằm trong trường hấp dẫn không đều.

Một số nơi trên thế giới, cư dân vùng ven biển nhận biết có hai loại thủy triều: nhật triềubán nhật triều. Nhật triều là trong một chu kỳ triều hay một ngày (khoảng 24 giờ 50 phút) có một lần triều lên và một lần triều xuống. Bán nhật triều là trong một chu kỳ triều có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo. Đôi khi, người ta còn phân biệt chế độ bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.

Nhật triều


Nhật triều là một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống (với chu kỳ là 24h52'), ví dụ ngày 12/03/2010 tại địa điểm A thủy triều lên lúc 5h chiều thì ngày 13/03/2010 tại địa điểm A thủy triều sẽ lên lúc 5h52'.(Do Trái Đất quay quanh trục và Mặt Trăng lại quay quanh Trái Đất nên để đạt được vị trí lúc ban đầu phải cần mất 52 phút nữa=>nên thời gian chênh lệch của thủy triều của ngày hôm trước và ngày hôm sau là 52 phút)

Bán nhật triều


Cặp Trái Đất-Mặt Trăng quay và chịu một lực ly tâm. Khoảng cách Trái Đất-Mặt Trăng lớn nhất ở phía đối bên kia nơi không có Mặt Trăng, sẽ bằng 61 r thay vì 59 r (r là bán kính Trái Đất)

Theo công thức tính lực hấp dẫn, lực yếu khi khoảng cách tăng. Nghĩa là phía gần Mặt Trăng (zénith), lực hấp dẫn sẽ lớn hơn phía đối xứng bên kia (Nadir). Do đó nơi gần Mặt Trăng, lực hấp dẫn sẽ lớn hơn lực ly tâm.

Trong trung tâm quả đất hai lực triệt tiêu lẫn nhau (ly tâm = - hấp dẫn). Bên kia quả đất, vì lực hấp dẫn yếu hơn nên lực ly tâm thắng thế. Do đó mà cùng một thời điểm, ta có hai lực FM hướng từ tâm ra ngoài, gây sự biến dạng mặt nước, do đó có 2 lần thủy triều lên trong một ngày.

Lực FM sinh ra thủy triều

Mặt trời cũng có ảnh hưởng trên lực sinh ra thủy triều, tuy rằng lực hấp dẫn của mặt trời nhỏ hơn của Mặt Trăng, nhưng khi cả ba thiên thể thẳng hàng (Trái Đất không nằm giữa) thì lực tạo thủy triều sẽ lớn hay còn gọi là triều cường vì là tổng của hai lực hấp dẫn Mặt Trời và Mặt Trăng thay vì chỉ có một lực hấp dẫn của Trăng như thông thường. Nhưng nếu mặt trời thẳng hàng với Mặt Trăng ngay trên vùng xích đạo, thì thủy triều lớn tối đa.

Người xưa, sống bao đời gần sông và biển. chủ yếu là họ tính theo con nước, theo chu kì của nó (nước triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều, nên con người sống ở thời đó đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá...

Thủy triều còn đóng góp môt phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 038 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên Mông. Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp như sản xuất điện, ngư nghiệp như trong đánh bắt thuỷ sản, và khoa học, như  nghiên cứu thuỷ văn.
Nhật - Nguyệt thực 

Chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Nhật thực xảy ra gần tuần trăng mới, khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất. Trái lại, nguyệt thực xảy ra gần lúc trăng tròn, khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.

Vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất với góc nghiêng khoảng  5° so với quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời, các cuộc nhật/nguyệt thực không xảy ra tại mọi tuần trăng mới và trăng tròn. Để có thể xảy ra nhật/nguyệt thực, Mặt Trăng phải ở gần nơi giao cắt của hai mặt phẳng quỹ đạo.

Tính định kỳ và sự tái diễn các lần thực của Mặt Trời bởi Mặt Trăng, và của Mặt Trăng bởi Trái Đất, được miêu tả bởi chu kỳ thiên thực, tái diễn sau xấp xỉ 6.585,3 ngày (18 năm 11 ngày 8 giờ).

Các đường kính góc của Mặt Trăng và Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất chồng lên nhau trong sự biến đổi của chúng, vì thế cả Nhật thực toàn phần và Nhật thực một phần đều có thể xảy ra. Khi xảy ra nhật thực toàn phần, Mặt Trăng hoàn toàn che lấp đĩa Mặt Trời và hào quang Mặt Trời có thể được nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất. Bởi khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất hơi tăng thêm theo thời gian, đường kính góc của Mặt Trăng giảm xuống. Điều này có nghĩa từ hàng trăm triệu năm trước Mặt Trăng có thể luôn che khuất Mặt Trời ở mọi lần nhật thực, vì thế có thể trong quá khứ nhật thực một phần không thể xảy ra. Tương tự, khoảng 600 triệu năm nữa (giả thiết rằng đường kính góc của Mặt Trời không thay đổi), Mặt Trăng không thể che khuất hoàn toàn Mặt Trời nữa và khi ấy chỉ xảy ra nhật thực một phần.

Một hiện tượng liên quan tới nhật/nguyệt thực là sự che khuất. Mặt Trăng liên tục ngăn tầm nhìn bầu trời của chúng ta với một diện tích hình tròn rộng khoảng 0,5 độ. Khi một ngôi sao sáng hay một hành tinh qua phía sau Mặt Trăng thì nó bị che khuất hay không thể quan sát được. Một cuộc nhật thực là một sự che khuất của Mặt Trời. Bởi Mặt Trăng gần với Trái Đất, các cuộc che khuất các ngôi sao riêng biệt không nhìn thấy được ở mọi nơi, cũng không ở cùng thời điểm. Bởi sự tiến động của quỹ đạo Mặt Trăng, mỗi năm các ngôi sao khác nhau sẽ bị che khuất. 
 Các tên gọi tuỳ theo hình dáng của Trăng
Mặt trăng xuất hiện vào ban ngày cũng nhiều như vào ban đêm. Chỉ có điều ban ngày mặt trời sáng hơn tất cả mọi thứ, sáng đến nỗi chúng ta không thể nhận ra mặt trăng ngay cả khi nó đang xuất hiện. Tuy vậy, vào ban đêm chị Hằng là thứ sáng nhất trên bầu trời.
Do mặt trăng di chuyển quanh trái đất trong một tháng, nên nó có mặt ở mọi vị trí trên bầu trời suốt 24 giờ. Diện tích bề mặt mặt trăng được nhìn thấy phụ thuộc vào tuần trăng, hay vào diện tích mà nó được ánh mặt trời chiếu tới tại một thời điểm nhất định.
Ban ngày trời sáng vì bầu khí quyển tán xạ ánh mặt trời, nhưng mặt trăng đủ gần và đủ to để phản chiếu đủ ánh mặt trời nên nó sáng hơn bầu trời xung quanh. Vì thế ta vẫn thấy mặt trăng. Song điều này không đúng với các vì sao.
Tuy vậy, một nhà du hành trên mặt trăng thậm chí vẫn có thể nhìn thấy các vì sao khi mặt trời đang mọc, bởi vì mặt trăng không có bầu khí quyển để phân tán ánh mặt trời và làm sáng loá bầu trời ban ngày.
Do tự thân không thể phát sáng và nhiệt, nên Mặt Trăng chỉ là một tinh cầu hoàn toàn tối đen. Ánh sáng mà chúng ta thấy trên Mặt Trăng chính là ánh sáng phản chiếu từ nguồn ánh sáng của Mặt Trời. 
Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất và cả hai cùng xoay quanh Mặt Trời. Vì ánh sáng mặt trời chỉ chiếu được một phía, nên dù đang ở vị trí nào Mặt Trăng cũng luôn có một phần ánh sáng và phần còn lại chìm trong màn đêm. Từ Trái Đất, tùy theo góc độ, chúng ta chỉ thấy được từng phần sáng khác nhau của Mặt Trăng. 
Do vậy, tùy theo sự thay đổi vị trí tương đối của địa cầu, Mặt Trăng và Mặt Trời mà chúng ta có được các hình ảnh khác nhau về nó.

Trăng lưỡi liềm hay Trăng khuyết là ánh trăng mà chỉ có một phần nhận được từ Mặt Trời, thường xảy ra vào cuối tháng âm lịch. Ánh trăng này thường màu cam, ở Việt Nam là màu cam nhạt. Ánh trăng chỉ làm sáng một phần khu vực đang chiếu sáng.


Trăng thượng huyền là ánh trăng lớn hơn trăng lưỡi liềm một chút. Ánh trăng này thường màu vàng. Ánh trăng có thể thấy vào gần chiều. Ánh trăng chỉ làm sáng một số khu vực trong thành phố.

Trăng bán nguyệt là ánh trăng mà chỉ nửa diện tích là nhận được từ Mặt Trời, xảy ra vào tuần thứ 3 trong tháng. Ánh trăng này màu vàng cam, chỉ làm sáng được cho một thành phố

Trăng hạ huyền là ánh trăng nhỏ hơn trăng xế. Ánh trăng này màu vàng nhạt, có thể thấy vào tối hoặc chiều tối. Ánh trăng chỉ làm sáng một miền đất của một quốc gia

Trăng xế là ánh trăng mà một phần không nhận được từ Mặt Trời. Ánh trăng chỉ xuất hiện được vào buổi tối hoặc chiều. Ánh trăng chỉ làm sáng cả đất liền của một quốc gia.

Trăng tròn là ánh trăng nhận được toàn phần từ Mặt Trời. Ánh trăng xuất hiện vào đêm rằm, ngoại trừ đêm Nguyên tiêu. Ánh trăng làm sáng cả đất và biển của một quốc gia.

Trăng quầng là ánh trăng nhạt hơn tất cả các ánh trăng nêu trên. Ánh trăng xuất hiện vào đêm Nguyên tiêu. Ánh trăng vốn mờ nhạt nên chỉ làm sáng vùng biển của thế giới.
Không trăng hay Trăng non là một ánh trăng mà không thấy được, xuất hiện vào tuần 1 của tháng. Không trăng có thể do nhiều mây nên trăng trốn mất hoặc do không nhận được toàn phần từ Mặt Trời.
Kết Luận
Nhìn trăng qua khía cạnh khoa học thì rất nhiều chuyện cần tìm hiểu thêm, vì trong sự tiến bộ cũng như trình độ của loài người hiện tại chưa thể vén bức màn đang bao phủ quanh mặt trăng.
Tuy nhiên trong dân gian hay giới văn nhân thi sĩ lại khác, họ hiểu biết rất nhiều về mặt trăng qua trí tưởng tượng. Nào là Hằng Nga, Thỏ Ngọc, còn có Cây Đa và Chú Cuội. Không một nhà thơ nào không nói đến trăng trong số các tác phẩm của mình, ít nhất cũng có một bài về Trăng. Chẳng những thế, có thi sĩ lại giành trăng cho riêng mình để rồi rao bán...
Còn với trẻ nhỏ thì không gọi là Hằng Nga hay chị Hằng, Các em đã thay đổi giới tính của chị Hằng thành Ông Trăng.
Nói đến trăng, từ khoa học kỹ thuật đến thi văn có lẽ không bao giờ cạn. Trăng sẽ mãi mãi gắn liền với nhân loại và luôn đồng hành trong tương lai.

Huỳnh Hữu Đức Tổng Hợp và Biên Soạn.
(Theo:http://kienthuc.net.vn-http://baomoi.com -http://vi.wikipedia.org)

Hai Bờ Nỗi Nhớ


Phương trời em chớm lạnh
Miền quê anh sang mùa
Hàng cây vừa trút lá
Mây trời trắng lưa thưa.

Mỗi ngày em dậy sớm
Đón xe đến sở làm
Bên nầy trời chưa sáng
Anh đi bộ lang thang…

Vườn nhà anh êm ả
Trời mùa Thu mong manh
Con sông xưa cũng lạ
Có con sóng vờn quanh.

Từ hai bờ nỗi nhớ
Xòe tay tìm... bàn tay
Anh về qua phố chợ
Nhớ em – nhớ từng ngày...

Dương Hồng Thủy

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Thành Kính Phân Ưu Cùng Gia Đình Đỗ Đình Tiến

Vừa nhận được tin buồn muộn của Tuấn gởi qua điện thoại.
Phú, Thu, Hiền cùng các bạn học ở Vĩnh Long Thành Kính Phân Ưu cùng gia đình Đỗ Đình Tiến.
Chúng tôi xin chung lời cầu nguyện cho Linh Hồn Mẹ của Tiến được an vui Vĩnh Hằng nơi đất Chúa

Thành Kính Phân Ưu
Phú, Thu, Hiền
 

Tình Phai


Tình đã dần phai theo tháng năm
Lặng buồn trên mi mắt nâu đen
Tóc che nửa mái hồn phiêu bạt
Nửa mái âm âm nhuốm bụi đời

Em đi nghiêng khuất chiều xa xứ
Lạc cánh chim ngàn quên nhánh xưa
Phố lạ chân hoang mùa tiễn biệt
Bước buồn khua gợi lối rong mơ

Chỉ tay đan những đường tan vỡ
Để mộng mơ nào chợt vắng tăm
Em - búp sen hồng trông bé nhỏ
Ru đời anh giấc ngủ trăm năm

Anh biết lòng em như quán khách
Em đi bỏ lại chút hương nồng
Bỏ lại tình phai mùa thơ dại
Một thời chân sáo bước tìm nhau.

Tín Đức
* Hình phụ bản là tranh vẽ của chính tác giả

Bông Hoa Nhỏ…


Mừng ngày Giao Thủy chào đời 05/09/2014

Một bông hoa nhỏ vừa hé nụ.
Góp chút hương thơm với cuộc đời.
Hàng cây rũ lá trong nắng Hạ.
Chợt bừng sức sống ánh xuân tươi.

Một bông hoa nhỏ vừa hé nụ.
Dìu dặt thinh không khúc nhạc mừng.
Ríu rít chim muông hòa cung bậc.
Vi vi làn gió góp vui chung.

Một bông hoa nhỏ vừa hé nụ.
Rộn rã hồn ta vạn tiếng cười.
Niềm vui òa vỡ trong ánh mắt.
Hạnh phúc ngập tràn trên nét môi.

Một bông hoa nhỏ vừa hé nụ.
Sức sống trào dâng ngập cõi lòng.
Gia trang rộn rã trong ngày hội.
Giao Thủy chào đời, thỏa đợi mong.

Dương Thượng Trúc
Thủy gia Trang 5/9/2014

*Gần bẩy mươi mới làm ông nội.
Vui nên gieo vần gởi khắp nơi.
Xin hãy chia xẻ cùng tôi.
Hạnh phúc ấm áp cuối đời lãng du.
(dtt.)

Bóng Chiều Tà


Số già Trời định, thoát không ra
Nay tôi, mai bạn, có chi mà!
Dù sao, tôi cũng đầy mãn nguyện
Chẳng thẹn lương tâm, lúc tuổi già
Gom hết tàn hơi, tôi sáng tác
Vài hàng tặng bạn, để gọi là
Xin chúc mọi người tươi trẻ mãi
Nụ cười che lấp, ánh chiều tà

Hồ Nguyễn 4/9/2014

* * *
Chút Hơi Thừa


Chẳng phải duyên trời... không lối ra
Bạn thân xum họp để vui mà
Ngành y, nhà giáo chung tâm sự
Lóng ngóng thầm quên tuổi đã già.
Còn chút hơi thừa vui gặp gỡ
Hàn huyên thân mật phải chăng là
Mai kia từ giã đời cô quạnh
Tiếc nuối dư hương bóng xế tà!

Dương Hồng Thủy 
(04/09/2014)

Đèn Kéo Quân

      Tôi đi sau một người đàn bà gánh hàng rong. Vai bà oằn xuống. Khi bà đổi vai, tôi nhìn thấy qua cổ áo hở làn da bầm tím. Trong tù cải tạo, tôi quen nhìn những vết thương trên thân thể mình và thân thể bạn tù, nhưng chưa bao giờ nhìn một vết bầm trên vai một người đàn bà. Hình như bà còn trẻ. Và có thể đẹp nữa. Và yếu đuối. Tôi cũng đang vác một cần xé soài cát, và bỗng thấy vai nặng hơn. Tôi phân vân, nửa muốn vượt qua bà đi cho nhanh lên bắc, để nghỉ, nửa ngại ngùng vì cái cảm giác phải bước qua một người đồng hành bị thương. Tôi để cho một vài người từ sau chen lên trước. Họ vượt qua tôi và vượt qua người đàn bà. Nhiều người vượt qua tôi rồi khựng lại sau người đàn bà có cái gánh cồng kềnh. Xe cộ rầm rập lên phà. Đoàn người chen chúc lên xuống. Trong khi chân bước đi, tôi để cho đầu óc nghỉ ngơi trong cơn bập bềnh của nắng trộn lổn ngổn với gió sông, và nhịp hổn hển của cả dòng người lam lũ xung quanh. Rồi người đàn bà vai bầm biến đi lúc nào tôi không để ý. 
      Tôi leo lên tầng trên, kiếm được một chỗ đặt cần xé và một chỗ ngồi trên băng. Khi nhìn xuống tầng dưới phía bên kia, gần cầu thang, tôi lại thấy người đàn bà. Bộ đồ đen. Đúng rồi. Mầu đen lúc này khiến tôi liên tưởng tới một người xưa kia chuyên mặc đồ đen – Lan Ngọc.


* * * 
Không biết ai khéo nghĩ ra cái biệt danh ‘Tiểu Thư’, nhưng thiên hạ ‘bắt’ liền và chẳng bao lâu cả thành phố gọi như thế. Có người gọi với giọng hài hước, có người với giọng ngưỡng mộ, nhưng mọi người đều thừa nhận nàng đẹp siêu phàm. Nước da trắng hồng như ngọc. Người ta đồn là cha mẹ nàng không cho con đụng ngón tay vào một vật gì ngoài đôi đũa và cái bút viết. Nhà thuốc Phước Lộc Đường lớn nhất Miền Tây và giầu nhất tỉnh. Dân trong tỉnh đồn cha mẹ nàng không để cho một hạt bụi bám vào chân con. Riêng tôi, tôi chưa thấy một vật nào trên thế gian đẹp bằng bàn tay Lan Ngọc khi cầm bút. Lan Ngọc thường tới hỏi bài anh chàng dạy Việt văn trọ chung nhà với tôi. Khi ra về, có lần nàng để quên một bài thơ lãng mạn, mà do đó anh chàng dạy Việt văn cho rằng cô nữ sinh có tình ý với mình.
Lan Ngọc trổ mã và vượt hẳn lên giữa đám con gái trong trường ngay từ năm học đệ tứ, đúng vào lớp tôi dạy môn thể dục. Nữ sinh thời đó mê không quân, sinh viên y khoa v.v. Có cô nào để ý giáo sư thì phải là giáo sư Việt văn, giáo sư triết miệng trơn như cháo chảy; chắc không có cô nào điên mà để ý ông thầy vai u thịt bắp, tối ngày cầm còi thổi reng réc như tôi. Tôi luôn tự nhắc cho mình biết thân phận, không mơ mộng tới Tiểu Thư của cả thành phố, cho dù đó là học trò ngoan của tôi, và dù trong giờ thể dục, cô bé nhìn tôi có vẻ tha thiết. Những khi cần chỉ vẽ, điều chỉnh động tác tập luyện, tôi cũng tránh đụng vào người Lan Ngọc.
Tôi chỉ còn chút oai phong vào ngày thi thể dục, một môn thi bắt buộc học sinh phải đủ điểm để được đi thi trung học phổ thông. Ba món đầu Lan Ngọc đậu cả. Nhảy cao được 105 cm. Con gái khỏi phải ném tạ, tôi lấy phấn vẽ mười cái vòng tròn, thí sinh đứng cách mười mét, thảy banh quần vợt, mỗi trái trúng vào vòng tròn được hai điểm. Lan Ngọc thảy trúng hết mười trái. Tôi mừng hết sức. Đến môn chạy 100 mét, Lan Ngọc chạy lẹt bẹt như con vịt, hết 25 giây, tôi ghi 20 giây, để em đủ điểm đậu. Hai mươi năm qua, mà tôi còn nhớ những điều vụn vặn này, lạ thật.
Tới môn leo giây, tôi lo lắm. Tôi đứng gần để phòng bất trắc. Lan Ngọc leo một cách khó nhọc được ba mét thì đuối sức, ngưng lại.
Tôi vội nói:
“Thôi, được rồi, xuống đi!”
Lan Ngọc tuột xuống như một trái mít rụng.
Tôi đỡ được em, nhưng hai lòng bàn tay em đã trầy trụa, đầy máu. Tôi bồng em vào phòng cứu thương. Đó – đôi mắt đắc ý của Lan Ngọc khi em nằm vạ trong cánh tay tôi. Khi cầm bàn tay mềm mại để băng bó, tim tôi như bị trầy xước.
“Ráng giữ cho mau lành, để còn... cầm bút, nghe không?” tôi dặn.
“Thầy biết tại sao con ném banh trúng mười không?”
“Giỏi thôi?”
“Không phải. Tại con hình dung đó là trái tim một người...”
Tôi làm bộ không hiểu, hỏi sang chuyện khác:
“Thế sao leo giây thì té cái bụp như trái mít ướt?”
“Để có người đỡ.”

Lan Ngọc đang học lớp đệ nhị thì tôi nhận được giấy gọi động viên. Tan học, nàng làm như tình cờ gặp tôi trên sân trường. Chúng tôi đi song song giữa hai hàng cây phượng vĩ.
“Bao giờ thầy đi?”
“Đầu tháng.”
“Con muốn tới dọn đồ đạc cho thầy.”
Anh chàng dạy Việt văn đã dọn sang nhà khác. Tôi chỉ còn ở một mình. Nếu Tiểu Thư tới nhà tôi thì hôm sau cả thành phố sẽ biết. Nhưng tôi không thể từ chối được. Không có can đảm từ chối. Vả lại, tôi cũng sắp giã từ thành phố này. Kệ, tới đâu thì tới!
“Đồ đạc tôi có gì đâu? Nhưng em cứ tới chơi.”
Rồi tôi thêm cho tự nhiên:
“Cũng có mấy em khác tới từ giã.... Làm như tiễn Kinh Kha.”
Nàng cố đi chậm lại khi nhìn thấy xe hơi nhà đang chờ trước cổng trường. Một trái banh bay tới gần trúng Lan Ngọc, tôi bắt và quăng trả lại trước vẻ biết ơn của thằng học trò ham chơi.
“Chiều mai có chị nào tới không?”
“Thầy không biết.”
“Con tới.”
Hôm sau, mưa như trút nước suốt buổi chiều. Tôi nghĩ Lan Ngọc tới lúc này thì thật là... ướt át. Và nàng tới thật. Nàng không mặc áo dài trắng đồng phục nữ sinh, mà mặc chiếc áo dài lụa đen, tương phản với nước da trắng trong như bông hoa lan. Một tay nàng che dù, một tay cầm một cái bao lớn.

“Có cho con vô không?” nàng mỉm cười.
“Mời vào... Lan Ngọc vào đi.”
Tôi vội vàng đỡ cây dù và tránh sang một bên cho nàng vào.
Bỗng chốc ngôi vị bị đảo ngược: tôi trở thành khờ khạo trước cô học trò khoan thai đài các. Lan Ngọc thản nhiên ngồi vào ghế sa-lông tôi mới biết mình quên mời. Tôi khớp trước nhan sắc của Lan Ngọc. Nàng lấy trong bao ra một cỗ đèn kéo quân đặt trên bàn. Tôi ngạc nhiên không hiểu cái đèn cũ này sẽ đóng vai trò gì trong buổi giã từ.
“Cây đèn này....? Tính đốt để tiễn tôi đi... kéo quân đây, chắc?” tôi hỏi.
“Thầy còn nhớ cây đèn này không?” Lan Ngọc hỏi lại.

Tôi ngồi xuống chiếc ghế còn lại, ngắm cây đèn phất giấy trắng đã ngả màu ngà, lốm đốm nước mưa. Tôi đã làm nhiều cái đèn tương tự như cái này, cũng có thể là cái đèn Lan Ngọc mua ở chợ, nên không thể nhớ nó có liên hệ gì tới tôi. Tôi đưa tay quệt một giọt nước mưa còn bám vào một khung tre. Dựa vào ký ức mơ hồ và nhất là vào chính câu hỏi của Lan Ngọc, tôi trả lời cầu âu:
“Cây đèn của lớp đệ tứ hồi đó.”
“Thầy... giỏi quá!” Lan Ngọc phê.
“Sao em còn giữ được?”
“Những gì... như thế này... con giữ hết.”
Tôi lặng người một lúc lâu mới lên tiếng:
“Em mang đèn tới đây làm chi?”
Lan Ngọc làm vẻ hào hứng:
“Con nhờ thầy sửa lại. Nó không quay nữa.”
Bỗng cái đèn trở thành cần thiết để chân tay tôi khỏi thừa thãi, và để chúng tôi tránh chạm vào một cái gì nghiêm trọng hơn, mong manh hơn lớp giấy phất đèn. Tôi uốn lại các nan quạt bằng kẽm, và điều chỉnh vị trí trục quay một chút, xong, tôi thắp nến. Tôi lấy ngón tay trỏ xoay nhẹ các nan quạt, cái cốt bắt đầu quay đều, và quay mãi. Các đốm nước phai dần.
Trong lúc nhìn những bóng hình nhân cỡi ngựa đuổi nhau trong cái vòng tròn vô tận, Lan Ngọc kể cho tôi nghe cha mẹ đã ép gả cho một người con trai tên Huỳnh.
“Huỳnh nào? Huỳnh công tử?”
“Dạ, chính anh ta.”
Huỳnh là con trai duy nhất của tiệm vàng Huỳnh Kim, nổi tiếng không những trong tỉnh, mà khắp miền Tây. Tiểu Thư với Công Tử xứng đôi vừa lứa quá rồi, tôi nghĩ, với một thoáng cay đắng. Nhưng liền sau là nỗi tội nghiệp cho Lan Ngọc. Người thanh niên tối ngày lái xe mui trần đi tìm gái đẹp đó không thể là một người chồng tốt được. Nếu vì môn đăng hộ đối thì thà Lan Ngọc lấy chàng bác sĩ trẻ con ông Tầu chủ vựa gạo còn hơn. 
“Tôi tưởng Lan Ngọc với ông bác sĩ ?” Tôi hỏi.
“Con nghe hai bên nói hai đứa kỵ tuổi sao đó.”
Tôi đứng dậy, nói một cách vụng về:
“Để tôi đi mua nước đá cho em uống nhé?”
“Dạ, khỏi cần. Thầy ở lại nói chuyện với con. Những phút này... không bao giờ tìm lại được nữa.”
Mưa ngưng bặt như để lắng nghe, rồi lại sầm sập đổ xuống.
Tôi ngồi xuống. Nhũn ra như một người đô vật vừa thua trận. Lan Ngọc sắp vĩnh viễn xa tôi. Tôi biết trong hoàn cảnh này, mình không làm gì được. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ chỉ có thể làm cho hoàn cảnh rắc rối thêm, Lan Ngọc khổ thêm. Chúng tôi im lặng nhìn nhau, tôi thấy hình ảnh Lan Ngọc nhạt nhòa. Quệt mắt, tôi thấy mặt nàng cũng giàn dụa nước mắt.
Nến cháy hết, quân đèn ngưng lại. Lan Ngọc lấy trong bóp ra, tặng tôi vài bảng tên thêu tay thật đẹp. Những ngón tay nhỏ thuôn dài nuột nà vuốt trên tên tôi, miếng vải oằn lên. Nàng nói: 
“Để thầy khâu vào đồng phục khi vào quân trường.”
Chúng tôi nói chuyện vu vơ cho tới khi mưa tạnh. Lan Ngọc nói:
“Con phải về. Thầy đi bình an.”
“Lan Ngọc ở lại hạnh phúc.”
Nàng nhìn tôi trách móc, rồi đứng lên. Tôi cầm cây đèn đưa cho nàng, nói tiếp:
“Còn cỗ đèn này!”
“Thầy giữ giùm con. Con muốn nó quay hoài, mà con thì không biết giữ gìn, và con không tiện giữ nữa.”
Tôi ôm cỗ đèn trước ngực, nói:
“Tôi sẽ giữ nó cẩn thận. Mãi mãi.”
Lan Ngọc cố tươi nét mặt. Nhưng rồi lại bậm môi. Nước mắt dàn dụa, nàng định nói một câu gì, nhưng nghẹn lời. Nàng nặng nề xuống lầu, như bị áp giải đi.
Nàng đến, nói để dọn đồ đạc cho tôi, mà ra đi chỉ làm cho lòng tôi ngổn ngang.

* * *

Tôi vào quân trường Thủ Đức, đem gởi cỗ đèn kéo quân ở nhà người quen. Ra trường, đi đơn vị tôi mang theo cỗ đèn; lấy vợ, dọn nhà, đi đâu tôi cũng na cỗ đèn theo.
Duyên, vợ tôi, đề nghị:
“Cái đèn rách đó, anh tha về nhà mới làm gì? Vất đi cho rồi!”
“Đâu có được. Để sau này... con nó chơi chứ!?”
Tôi cảm thấy hổ thẹn vì một lời nói dối.
Nhưng Duyên hài lòng. Duyên luôn luôn lạc quan về cuộc đời như thế.
Duyên đón tôi trước cửa, âu yếm:
“Anh mệt không? ”
“Có gì mà mệt, em?”
“Khuân vác mà không mệt sao? ”
Tôi cởi áo đưa cho vợ. Duyên cầm chiếc áo lính dầy cộm đẫm mồ hôi áp vào mặt.
“Xấp nhỏ đâu, em?”
“Dạ, chúng đi chơi đâu đó. Chắc chúng cũng sắp về... Anh uống miếng nước dừa Xiêm này rồi đi tắm ngay nhé. Em pha nước xong rồi.”
 Người phu khuân vác kiêm cựu tù nhân tôi đã lấy lại một vài tật xấu tiểu tư sản như tắm nước nóng buổi chiều và uống cà-phê buổi sáng. Ngoài ra, khoai sắn thế nào cũng xong.
Đang tắm, tôi nghe tiếng trẻ con chí chóe ở nhà trên. Ba đứa con, gái lớn mười tuổi, trai thứ nhì tám tuổi, trai út năm tuổi, không đứa nào tôi phải nuôi cả. Hai đứa đầu ông bà ngoại nuôi. Đứa thứ ba, sanh ra lúc tôi ở trong tù. Bây giờ cả ba đứa, không học hành gì cả, ra ngoài đường kiếm ăn như chó hoang. Tôi cấm chúng ăn mày, con lớn nói ba yên chí, chúng con ‘cứu nhơn độ thế’, được đền ơn, đủ ăn. Sau tôi biết việc ‘cứu nhơn độ thế’ của chúng là xách đồ giùm khách qua lại. Hai đứa lớn phụ mang đồ cho khách qua bắc. Chúng ‘ăn khách’ không phải vì sức mạnh mà vì ‘thân chủ’ muốn trả công thế nào cũng được, đồng bạc, cái bánh, trái chuối, trái quít. Cái gì nặng quá sức, hai đứa lớn hè nhau khiêng. Con lớn tay lại giắt theo thằng bé năm tuổi, ai thấy cũng tin tưởng, biết rằng chúng không phải loại ăn cắp vặt, chuyên giựt hành lý. Thế là bá tánh nuôi ba đứa nhỏ hai bữa, sáng và trưa. Bữa chiều trông vào Duyên; nàng đi bắt ốc bán, lấy tiền đong gạo. Được ít lâu, tôi sợ con cái sẽ trở thành bọn đá cá lăn dưa, bèn bắt ở nhà hết. Nhưng tôi chẳng kiếm được việc làm nào khác ngoài việc như ba đứa trẻ đã nghĩ ra, tức là đi khuân vác.
Tắm xong, tôi hỏi:
“Tụi con làm chi mà ồn ào quá vậy?”
“Thằng Hưng đá con đó, ba!” đứa con gái tên Tư Ngọc tố.
“Ai biểu chị Ngọc lấy hết tiền mua kẹp tóc?” thằng Hưng tự bào chữa.
Tôi bồng thằng út lên lòng, mắt nhìn con bé đen đúa, khẳng khiu, chẳng ngọc ngà tí nào. Tất cả là lỗi ở tôi bất lực, không lo được cho các con. Tôi phân giải:
“Ba sẽ đền tiền cho Hưng. Để cho chị Ngọc giữ cái kẹp tóc. Tóc nó dài rồi.”
“Thôi, tụi con cám ơn ba, rồi đi ăn cơm.”
Duyên hài lòng về sự phân xử gọn gàng của tôi.
Bé Ngọc nhảy lên, moi cái kẹp bằng nhựa đỏ kẹp vào mớ tóc đen dầy của nó. Trong bữa cơm có tép cháy và canh bầu, tôi nói với vợ:
“Từ ngày mai, em đừng đi bắt ốc nữa, ở nhà dạy các con học.”

*

Hôm sau tôi lại thấy người đàn bà áo đen. Lúc bỏ một cần xé trái cây cho người chủ trước một quán cơm bình dân, tôi thoáng thấy bà áo đen ngồi bên kia đường bên gốc cây me, một cây me con èo uột, tàn cây chưa đủ che bóng mát. Bà ngồi trước một nồi nước gì đó, khói bốc nghi ngút. Giấc mơ đêm qua thấy Lan Ngọc trong chiều mưa, mặc áo dài đen, khiến tôi có cảm giác gần gũi với người đàn bà này.Vác được chừng năm sáu chuyến, tôi đói bụng, tìm tới bà xem có cái gì ăn được không. Tới gần, tôi biết là bà bán bún riêu. Và khi bà ngước mặt lên, thì tôi buột miệng:
“Lan Ngọc!” tôi gọi như trong mơ.
Người đàn bà ngước lên, nheo mắt ngơ ngác:
“Ăn bún hả?”
Giọng nói cũng quen thuộc. Nhưng tôi đâm nghi ngờ. Hay là mình nhìn lầm? Và tôi có thể lầm lắm, bởi vì trước mắt tôi là một người đàn bà tiều tụy xơ xác, tình cờ có vài nét tương tự Lan Ngọc. Tôi ngồi xuống một trong hai hòn gạch đặt làm ghế, chăm chú nhìn bà. Càng nhìn,thị giác tôi càng mơ hồ, ký ức và hiện thực chập chùng. Nhưng trực giác bảo tôi đây là Lan Ngọc. Vầng trán nhăn, mái tóc điểm nhiều sợi bạc phiền muộn, da mặt xạm nắng, đôi môi khô, nhưng đúng là Lan Ngọc.
“Lan Ngọc! Em nhận ra tôi không? Hải đây...” tôi tha thiết.
Người đàn bà trố mắt nhìn, rồi reo lên mừng rỡ:
“Thầy Hải? Con nhận không ra.... thầy.”
“Nhưng tôi nhận ra em. Em... vẫn thế.”
Ngọc co người,bắt chéo tay trên ngực, như dáng người đi trong gió bão. Tôi cảm thấy như đang đứng giữa cơn bão lốc.
“Bán cho tô bún!” Một thằng bé vừa tới, nói. Nó ngồi xuống hòn gạch còn lại.
Lan Ngọc tay run rẩy gắp bún, rau muống chẻ, rau thơm, bỏ vào cái tô chiết yêu, rồi chan nước riêu cua lên. Tôi nhận ra một vài dáng điệu sang trọng trong những cử chỉ tầm thường của Lan Ngọc. Ông khách tí hon làm thinh, ăn xoẹt một cái hết nhẵn tô bún, chùi mép, trả tiền. Tôi nghĩ tới ba đứa con tôi, biết đâu cũng đã có lần chúng sà vào đây ăn bún.
“Thầy... Thầy đói bụng không, con làm một tô cho thầy ăn, nghe?”
“Khỏi, tôi không đói...”
“Thầy đi đâu mà tới đây?”
“Đừng xưng thầy nữa... Gia đình tôi trốn kinh tế mới, về đây được hai tháng nay... Còn em? Gia đình em ra sao?”
Lan Ngọc nhìn lên tàn cây thưa. Cái cằm nhỏ tròn hất lên, gợi một nét xa xưa, trẻ trung. Rồi nàng lại quay ngang như tránh nhìn vào một vật vô hình trước mặt. Tôi biết câu hỏi của tôi vừa chạm vào một vết thương, tôi muốn nói một câu để khỏa lấp. Nhưng đôi mắt nàng đã từ từ mọng nước. Nàng gục mặt vào hai đầu gối. Tôi thấy vai nàng rung. Đoàn xe do chuyến bắc vừa đổ xuống ầm ì chạy qua, tung bụi mù mịt cả vùng Mỹ Thuận.

* * *

Mỗi ngày tôi ra Bắc khuôn vác độ nhật, và giúp Lan Ngọc gánh hàng bún riêu sang bên kia sông, những buổi chiều cùng ngồi trên chuyến bắc cuối cùng trong hoàng hôn đỏ lênh láng, trở về bên này sông, tôi nghe Lan Ngọc kể về cuộc đời nàng bằng một giọng nhẫn nhục. Câu chuyện thiếu mạch lạc, như những mảnh thủy tinh vỡ.
“Gia đình nhà chồng con bị tịch biên toàn bộ tài sản. Huỳnh chỉ tiếc chiếc xe ăn chơi của anh ta. Tối ngày thất thểu ngoài đường, thấy xe hơi chạy qua là xông ra đòi trả xe cho tao. Con sai hai đứa con lớn đi theo coi chừng ba chúng nó. Nhưng cái hôm đó, anh thấy chiếc xe bộ đội bỏ mui, bèn ra cản trước mũi, đòi xe. Tên bộ đội bóp còi đuổi đi, anh ta làm dữ, đập rầm rầm trên đầu xe, tên bộ đội quát ‘đồ phản động’ và phất tay cho tài xế cứ việc cho xe chạy. Anh Huỳnh bị cán, đưa vào nhà thương thì chết, chết về tội cản trở cách mạng. Con bồng con bé út đi ra chợ, bán quần áo cũ. Toàn quần áo của con và của mấy đứa con. áo dài đen con tiếc lắm, cũng phải bán, chỉ giữ dăm cái.”
Lan Ngọc đỏ mặt. Tôi hỏi:
“Còn các bác?”
“Ông bà già chồng con tự vẫn chết. Bên gia đình con, tại mấy tấm hình ba con chụp chung với các ông tướng, ông tá treo trong phòng mạch hồi đó, cũng bị bắt điều tra.”
“Sao không đem cất hình đi?”
“Cất, nói làm gì. Còn đốt đi nữa. Nhưng nhà con, khách ra vào hà rầm. Có người nhớ được chuyện cũ đem làm quà với công an. Nhà thuốc bị trưng dụng làm trạm y tế nhân dân kiêm nhà thuốc dân tộc. Ba con được cách mạng khoan hồng tạm bổ ngồi cắt thuốc, lương 59 đồng một tháng. Thuốc thì toàn cây cỏ khô, làm gì có thuốc thiệt. Ông bà đem con và xấp nhỏ xuống Rạch Giá vượt biên, bị gạt và bị bắt, mất nhà mất hết vốn liếng còn lại. Hiện ông bà ở chung với con để coi các cháu. Nhưng má con bị tê liệt nằm một chỗ, còn ba con đi bán thuốc tễ ngoài bến xe.”
Tôi thấm thía với hai chữ đổi đời thiên hạ thường nói ngày nay. Tôi cũng kể cho Ngọc nghe cuộc đổi đời của gia đình tôi. Tôi kể hết, trừ chi tiết tôi cho là rất quan trọng thì giấu - tôi yêu vợ tôi.
Thế mà tôi lại hỏi:
“Em có được hạnh phúc không?”
“Không, thầy ạ.”
“Đừng gọi thầy nữa.”
Lan Ngọc nhìn tôi, ánh mắt tha thiết. Rồi lắc đầu thở dài tiếp:
“Về nhà chồng, con mới biết một điều là chồng không hề yêu con.”
“Anh ta lấy ai chẳng được, tại sao phải đi lấy người mình không thương?”
“Anh ta lấy con chỉ để chứng tỏ muốn lấy ai cũng được.”
Cái ý tò mò muốn biết một con người trăng hoa như Huỳnh có bao giờ yêu không, khiến tôi đi quá xa:
“Huỳnh có yêu ai không? Ví dụ một mối tình đầu?” 
“Anh ta thương một cô gái quê.”
“Tại sao lại có chuyện lạ như thế?”
“Cô ta là bạn thiếu thời của Huỳnh, thời gia đình Huỳnh còn hàn vi ở bên Chợ Lách. Cái chuyện tại sao cha mẹ Huỳnh trở thành chủ bảy tám cái tiệm vàng Huỳnh Kim, là một huyền thoại, chắc ngày xưa thầy cũng có nghe rồi, con không cần kể. Nhưng chắc thầy chưa nghe tin về cô gái tự tử sau đám cưới của Huỳnh với con?”
“Các cô uống thuốc chuột như cơm bữa. Tôi không nhớ.”
“Dạ, cô gái này uống thuốc độc tự vận chết. Huỳnh cuồng điên lên. Anh ta tuyên bố thẳng đó là tình đầu của anh. Mỗi ngày anh ta ra thăm mộ người yêu, cắm hoa, thắp nhang. Rồi lái xe đi uống rượu, trác táng. Hành vi trác táng công khai của Huỳnh là một sỉ nhục cho gia đình hai bên, nhất là gia đình con. Ba má con khuyên lơn, anh ta không nghe, lại còn nói hỗn. Ba má con phải nhờ ông bà Huỳnh Kim can thiệp. Cha mẹ Huỳnh rầy con, hắn không ăn chơi ở trong vùng nữa, mà lên thẳng Sài Gòn. Đồng thời hắn trút nỗi giận hờn lên con. Mỗi cú đấm, cú đá, hắn chửi thề và rủa ‘Tiểu Thư nè!’ Mặt mày con lúc nào cũng bầm tím. Con không dám ra khỏi nhà, không dám đi chợ, không dám về thăm cha mẹ, lánh mặt cả kẻ ăn người ở trong nhà.”
“Ông bà già chồng để như thế sao?” tôi hỏi.
“Họ không ưa con. Họ gọi con là Con Ma Trắng không con, mặc dù con bị hư thai hai lần vì bị chồng đánh đập. Cuối cùng con cũng sinh được một đứa con gái. Rồi hai đứa. Hai đứa con gái là hai cái phao trong những ngày đọa đày của con. Thêm vào đó, hy vọng có một đứa con trai khiến cho những trận đòn có phần thưa bớt, và nhẹ tay hơn. Huỳnh cũng thôi, không đi thắp nhang và cắm hoa trước mộ người yêu nữa. Nhưng anh ta vẫn ngang nhiên để hình người yêu trên bàn thờ trong nhà.”
“Thật là bất công!” tôi xen vào.

Tôi vẫn gánh hàng cho Lan Ngọc lên xuống phà. Tôi đã thoáng thấy làn da trên vai Lan Ngọc trắng ngần, không còn bầm tím. Chúng tôi vẫn kể cho nhau về quá khứ vui buồn trên chuyến phà chót trong hoàng hôn trên sông rộng. Má nàng đỏ ửng và giọng ấp úng:
“Không hẳn là bất công đâu, thầy... Trong lòng con cũng có nơi riêng...”

* * *

Tôi về nhà, như thường lệ, vợ con mừng đón từ ngoài ngõ. Duyên ôm chiếc áo mồ hôi đưa lên mũi. Các con níu kéo khoe bài vở. Duyên phải nhắc tôi đi tắm, thoa nắn những nơi nàng cho là tôi bị nhức mỏi.
Trong bữa chiều có cơm trắng và bầu luộc chấm nước mắm trứng vịt luộc, Duyên khoe một tin mừng lớn:
“Ông y tá kiêm bác sĩ của xã vừa vượt biên, người ta đang cuống lên tìm một y tá thay thế.”
“Em muốn xin chỗ đó, chắc?” tôi hỏi, nhưng nghĩ rằng trong tình trạng cư trú bất hợp pháp của chúng tôi, Duyên không dám nghĩ tới việc đó.
Nhưng Duyên đã hí hửng:
“Dạ, em lên thẳng huyện xin việc. Gặp nữ hộ sinh quốc gia ngụy một trăm phần trăm, họ mừng quá, chỉ hỏi chứng chỉ nghề nghiệp, quên hỏi chứng chỉ cư trú.”
“Nhưng đào đâu ra chứng chỉ cư trú để nạp hồ sơ lương bổng? Mình chường mặt ra, chẳng bao lâu lộ tẩy cái hộ khẩu giả.”
“Em đã mua được hộ khẩu thiệt luôn. Em còn xin luôn cho các con đi học,” Duyên hãnh diện.
“Tiền đâu ra vậy?” tôi ngạc nhiên.
“Em bán đôi bông.”
Đó là đôi bông tôi tặng Duyên dịp đám hỏi.
Suốt đêm đó, tôi thao thức không ngủ, một bên vì câu nói “Trong lòng em cũng có nơi riêng”, một bên vì Duyên, đang nằm bên cạnh.

Tôi không phải là tình đầu của Duyên. Nhưng từ ngày gặp nhau, nàng yêu tôi tha thiết, chung thủy. Như thế chẳng đủ hay sao? Bốn năm sáu tháng tôi bị tù, nàng một mình nuôi ba con. Nhịn ăn nhịn uống để tiếp tế thuốc men và thực phẩm cho tôi trong tù. Mỗi lần đi thăm nuôi, nàng lặn lội đi bộ mười cây số, gặp những đoạn đường bùn lầy tới đầu gối, đi một bước kêu cầu Chúa một bước, vai cũng chảy máu, chân cũng trầy trượt, không một ai gánh đỡ. Muốn có thuốc men cho tôi nàng phải giả đau đủ thứ bệnh. Tôi ghẻ nàng khai nàng bị ghẻ lác. Tôi sốt rét nàng khai mình bị sốt rét. Tôi kiết lị nàng khai mình bị kiết lị.
“Đúng là một xuơng một thịt.”
Mẹ tôi trêu như thế. Mẹ tôi cũng đã kể lại sự chống trả cao thượng của nàng như thế nào với sự cám dỗ của những người đàn ông khác trong lúc tôi vắng mặt. Khi tôi được phóng thích, và bị đuổi đi kinh tế mới, nàng theo tôi cuốc đất tới phồng tay mà cứ cười tươi, chỉ vì sợ tôi buồn. Tôi trốn về vùng đất xa lạ này, nàng đi theo, mò ốc nuôi con. Lúc nào cũng tươi cười.
Bên kia là Lan Ngọc, người đã cho tôi những rung cảm đầu tiên của con tim. Tuổi trẻ và cái quá khứ tươi đẹp của tôi ngưng tụ trong đôi mắt Ngọc. Chỉ ở trong đôi mắt đó, tôi mới còn là tôi. Nhưng nghĩ lại, khi xưa Ngọc chua xót bao nhiêu khi chồng tôn thờ một người tình đã chết, thì ngày nay vợ tôi sẽ thất vọng biết bao khi tôi còn dây dưa với một người tình cũ. Ngọc đang đau khổ, cần nâng đỡ, vâng, nhưng quả tình tôi không có trách nhiệm gì về những bất hạnh nàng phải chịu trong quá khứ. Đó là cái phần số của một người đàn bà đẹp, quá đẹp.
Có điều cái phần số đã trở nên rắc rối do cuộc tái ngộ tình cờ này. Từ khi gặp lại tôi, Lan Ngọc đã phần nào được phục hồi tinh thần và thể chất; tôi không yên lòng nếu sau này nàng lại thất vọng và lại khóc một mình.
Duyên cựa mình, ôm vai tôi, nói mớ:
“Vai anh nổi chai như vai trâu!”
Lúc sau, nàng vẫn còn trong giấc mơ đó:
 “Không được! Đại úy huấn luyện viên mà đi đội thúng cho mấy mẹ bạn hàng!”
Gần về sáng tôi chợp mắt được một lát thì lại nghe Duyên nói mớ nữa:
“Con mẹ kia! Không được bắt anh ấy vác cái cần xé dơ dáy đó!”

Tôi thức dậy trễ, chắc Duyên đã đi nhận việc và các con đi học.
Tôi ra gian trước, thấy trên bàn một ly cà-phê đen và tờ lịch với nét chữ của Duyên:
“Anh uống cà-phê, rồi ở nhà phất lại cái đèn kéo quân cho con. Hôm nay là trung thu đó! Anh hứa gì cách đây mười hai năm?”
Tôi uể oải ra chuồng gà lấy cái đèn kéo quân. Giấy rã rời. Quân xiêu vẹo.
“Con này tự vẫn,” tôi nói.
“Con này bị xe cán.”
“Con này trầy trượt.”
“Con này lao đao.”
“Con này tơi tả”
 Tôi cầm cái đèn rách đi quần quần trong vườn như một quân đèn bị lửa hơ trong ruột.

Tâm Thanh