Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Trở Về Trường Cũ

 
(Trường Tống Phước Hiệp)
     Hồi còn ở căn nhà lá trong khu tập thể trường LVL, khi đứa trò cũ là Phan Các Chiêu Hằng 12C Tống Phước Hiệp ghé nhờ tôi dẫn em qua trường lên thăm lớp mà thuở nào em đã học, trên lầu một gần phòng thí nghiệm..Tội nghiệp cho em không dám đi một mình vì ở Mỹ mới về VN lần đầu, không biết có được cho phép hay không?

      Tôi còn nhớ dáng em đứng tựa hành lang trước cửa lớp cũ với đôi mắt đang chìm trong quá khứ hay thực tại làm cho tôi không dám nói lời nào, mặc dù tôi cũng từng dạy ở phòng học đó chớ đâu.Trong giờ phút đó tôi chỉ muốn cho không gian ngừng lại, còn thời gian thì cứ trôi qua..

      Cũng ngộ thiệt, vừa dạy lớp 12C, đồng thời cũng dạy lớp 11B theo khoa toán. Làm sao khi dạy toán với những em giỏi văn chương triết học, rồi cũng môn học khô khan đó với những em giỏi toán mà lại biết làm thơ.Tôi là đàn em của những sư huynh dạy Toán như thầy Vỹ, thầy Ánh, thầy Hùng, nên lúc mới về trường mà được dạy lớp 12C là đã hảnh diện lắm rồi, mặc dù toán là môn phụ của ban văn.chương, triết học. Nhưng tôi lại thấy nhiều học sinh trong văn có toán như nhiều người đã nói, thành ra tôi cũng ráng để trong toán cũng có văn chớ bộ. Mỗi lần có dịp lớp cắm trại tôi cũng được mời tham gia cùng những thầy cô khác nữa, rồi có lần được dự đám cưới mà chú rễ cũng là một em nữ lớp 12C.Tới giờ nầy tôi vẫn còn giữ thiệp mời đó.
      Sáng nay, 5 tháng 12 năm 2009, tôi đã giống như em khi đứng dưới sân trường nhìn lên dãy lớp 12 ngày nào tôi đã dạy, giờ mới thấm thía tình cảm chân thành của những người học trò lúc về nhìn lớp học cũ khi bao lâu rồi… đang ở quá xa. Ngày xưa tôi đã thấy, đã từng đọc chứ chưa cảm nhận được tận đáy lòng như bây giờ khi tôi trở về từ Long An, so với nơi em ở thì tôi vẫn có khoảng cách quá gần.

      Cũng có nhiều học trò khác về thăm trường trong ngày kỷ niệm 60 năm này, nhưng tôi lại thấy thiếu Kim Oanh. Trên dãy ghế dọc lối đi, mới ngày nào mà đã năm năm, còn nhớ như in có một trò nhìn cười chào tôi, thấy rất quen thuộc mà không biết đã gặp em tự thuở nào.
      Kìa là sân bóng, nơi các em chuyền banh bóng rổ, cũng là nơi các đàn anh tập cho ba anh em tôi Hiền,Tân,Trí chơi tenis lần đầu.

(Sân thể thao trường Tống Phước Hiệp)
Huỳnh Hữu Trí

5-12-2010

Ghé Mi Sầu - (Schubert - Serenade- Phạm Duy - Dạ Khúc)


Thơ Cảm Tác & Thơ Tranh: Kim Oanh
  
      Dạ khúc - Sáng tác Phạm Duy - Thái Thanh & Serénade - Schubert - Nana Mouskouri


Tình Buồn


Hè Lưu Luyến

Chẳng phải là thu đến trễ hơn
Mà vì hạ mãi dỗ ve hờn
Lá còn tiếc nuối cành xanh biếc
Phượng vẫn rung rinh những cánh đơn
Trời cứ trong ngời màu ấm áp
Mây chưa bàng bạc sắc phai sờn
Em tung tăng hái hoa đồng nội
Để mặc ngôi trường lớp trống trơn
Phương Hà
 ***
Tình Buồn

(Từ “Hè Lưu Luyến” của Phương Hà)

Tình buồn càng nhớ càng buồn hơn
Ai biết chăng ai lắm nỗi hờn
Sao nỡ để tình phai sắc thắm
Làm vần thơ lạc bóng cô đơn
Ngày xưa ước hẹn cùng chung hướng
Năm tháng tàn phai vỡ mộng sờn
Trọn kiếp khắc sâu lời hẹn ước
Một đời hoài niệm mảnh tình trơn

Thiên Thu

Chinh Phụ Ngâm

      Sau 77 bài hát cho Trường Ca Đoạn Trường Tân Thanh ( Kim Vân Kiều ) của Nguyễn Du, tôi cảm thấy không hoàn tất nhiệm vụ khơi dậy văn hoá Việt Nam đang đi vào quên lãng và các thế hệ sau ở hải ngoại chúng con chúng ta quên hẳn những tuyệt tác của đất nước.

      Vì lẽ đó tôi cảm xúc và tiến tới đào sâu và phổ thành nhạc toàn tập Chinh Phụ Ngâm, tác phẩm nầy ra đời trước Truyện Kiều khoảng 71 năm.
      Chinh Phụ Ngâm nói lên tâm sự của một người vợ mà chồng phải ra nơi biên thùy trong thời loạn lạc cho nợ núi sông.
      Người vợ cô đơn, lạnh lẽo, nhớ thương chồng và mong ngày trở về của chồng với tâm sự ước mơ chiến thắng vinh quang.

      Đặng Trần Côn tiên sinh ( 1710 - 1745 ) đã sáng tác bằng chữ Nho tác phẩm Chinh Phụ Ngâm vào năm 1741. Ông người làng Nhân Mục huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông thích uống Rượu và Trà, giữ chức vụ Ngự Sử Đài. Vào đời hậu Lê, nhiều cảnh biệt ly đau đớn.
Ngược lại với Truyện Kiều phát sinh từ nguồn gốc bên Tàu. Chinh Phụ Ngâm lại được truyền bá đến Trung Hoa và được tán thưởng .
      Vì ông Đặng Trần Côn viết bằng chữ Nho theo lối thơ Trường Đoản Cú nên không được phổ biến trong dân gian. Bà Đoàn Thị Điểm là người đem Chinh Phụ Ngâm vào lòng dân gian bằng bản dịch ra chữ Nôm bằng thể thơ Song Thất Lục Bát dài 412 câu thơ. Từ đó tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đi vào tất cả mọi thành phần xã hội của dân tộc Việt.
Đoàn Thị Điểm ( 1705 – 1748 ), biệt hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Hiến Phạm huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh.
      Chinh Phụ Ngâm là một khúc ngâm theo âm điệu xưa của Tàu gọi là Cổ Nhạc Phủ. Những câu ngắn dài thường xen lẫn nhau từ 3 chữ đến 10 chữ. Thể thơ Cổ Nhạc Phủ có từ đời nhà Hán cho đến đời Đường.
      Đọc lại tập thơ Chinh Phụ Ngâm của bà Đoàn Thị Điểm lòng tôi bồi hồi và nghĩ đến Việt Nam hôm nay.
      Tôi nhận đề tài nầy để nói lên sự mong mõi và ước mộng cho một ngày tươi sáng của đất nước chúng ta đang nguy cơ.
       Phổ nhạc toàn bộ Chinh Phụ Ngâm với 21 bài hát trong 2 CD.

CD 1 - Nợ Núi Sông. ( 11 bài hát )
CD 2 - Vinh Quang. ( 10 bài hát )
* * *
CD 1 - Nợ Núi Sông

1 - Thuở Trời Đất Khách Má Hồng.
Dans les temps du Créateur, les jeunes femmes aux joues rose.
https://www.youtube.com/watch?v=kHCKEjUge8I&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=1

1 - Lorsque la guerre éclate, fait du Créateur,
Combien de dures épreuses atteignent les jeunes femmes aux joues roses.
O Ciel bleu ! Qui en êtes témoin, de là-haut,
Qui a été cause de cet état de choses ?
5 - De Trường Thành le tam-tam a secoué la lune,
La fumée, à Cam Toàn, a voilé les nuages.
L'empereur se leva, la main sur son épée,
Proclama l'état de guerre et, en pleine nuit,
Ordonna d'envoyer une armée sur le front.
9 - C'en est bien fini, cette paix de trois cents ans !
Désormais l'officier reprendra l'uniforme.
Voici, dès matines, l'envoyé impérial
Exhortant les soldats vers la route glorieuse.
Devant l'importance des affaires d'État
La souffrance privée ne compte que bien peu.
13 - En hâte l'on s'apprête, arcs et flèches au flanc,
A l'instant des adieux, la femme et les enfants
Sont autant d'entraves dont se meurtrit le cœur.
Les drapeaux flottent et le tambour gronde au loin.
La douleur des partants vers les pics de frontière
Égale la rancœur qui s'exhale des chambres.

2 - Nợ Núi Sông – Le serment des monts et des eaux.
https://www.youtube.com/watch?v=ZeKKWIbE4rQ&index=2&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288

3 - Chia Tay – Se quitter.
https://www.youtube.com/watch?v=isrx1zeM0dE&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=3

4 - Gió Cát – Vent et Poussières.
https://www.youtube.com/watch?v=WmHzFQvK6SY&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=4

5 - Lạnh Lùng – Souffrir le froid.
https://www.youtube.com/watch?v=9U_SU2-8dNY&index=5&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288

6 - Hồn Tử Sĩ – L’âme des trépassés.
https://www.youtube.com/watch?v=6fg7pUGdZik&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=6

7 - Chinh Phụ - La femme de guerrier.
https://www.youtube.com/watch?v=6mPWN8HxwlI&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=7

8 - Nhớ Chàng – Ma pensée à mon mari.
https://www.youtube.com/watch?v=52oyDybWotE&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=8

9 - Tương Tư – Le chagrin de mon cœur.
https://www.youtube.com/watch?v=w8lkfq6D3AY&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=9

10 - Lo Âu – Se soucier.
https://www.youtube.com/watch?v=4py0WNs0_DI&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=10

11 - Lòng Thiếp – Mon cœur endure.
https://www.youtube.com/watch?v=Y2nvj21_ii0&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=11

CD 2 – Vinh Quang

1 - Nguyệt Hoa – Lune et Fleurs.
https://www.youtube.com/watch?v=i7epb7tMlMk&index=12&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288

2 - Nhớ Nhung – La pensée.
https://www.youtube.com/watch?v=kdSES4LV5zU&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=13

3 - Hồn Mộng – Âme et Rêve.
https://www.youtube.com/watch?v=2EpubhxhSQI&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=14

4 - Giấc Mộng – Heureux Rêve.
https://www.youtube.com/watch?v=yqnbkgyJcnM&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=15

5 - Tuổi Xuân – Jeune âge.
https://www.youtube.com/watch?v=tEqWQtOC5kU&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=16

6 - Xuân Vàng – Le vent printanier.
https://www.youtube.com/watch?v=csuaRK6MJMg&index=17&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288

7 - Oán Sầu – Rancune et désespoir.
https://www.youtube.com/watch?v=XPu3BHhDucM&index=18&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288

8 - Ước Mơ – Souhaiter et Rêver .
https://www.youtube.com/watch?v=XT4sKRf5wpE&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=19

9 - Vinh Quang - Glorieux.
https://www.youtube.com/watch?v=qJId5_GcKmA&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288&index=20

10 - Kết Duyên – Le fil d’hyménée.
https://www.youtube.com/watch?v=_xZOFRozirw&index=21&list=PL1t0VKfPaoxpyxtdrCmfYtZL1JrXIL288

      Đây cũng là một công việc nhiều thữ thách cho tôi về nguồn cảm hứng lẩn sự khó khăn về kỹ thuật và tài chánh !
      Trên cõi đời đầy chong gai và ngăn trở, đạt được những gì mà mình mong mõi làm đó là nguồn vui cho cuộc đời mình, không ham danh ham lợi cho cuộc đời mà chỉ mong đóng góp tài mọn cho nhân loại cho xã hội những gì mà mình nhận thấy và cảm thấy cần thiết cho sự sống của dân tộc về văn hóa đó là nguồn sống tin thần và là nguồn vui bất tận cho bản thân mình và nhân loại.

Quách Vĩnh Thiện
Paris, le 29 Juin 2009

Trăng Là Gì?

      Gia đình tôi với gia đình “hắn” là chỗ thân tình. Cách đây khoảng chục năm, nhân dịp tôi đến khám mắt tại bệnh viện hắn làm việc.
      Hắn say sưa khoe với tôi về nguồn thu nhập hậu hĩnh kiếm thêm từ việc khám và giải phẫu mắt ngoài giờ của mình. Bất ngờ, tôi đặt ra một câu hỏi, chẳng ăn nhập gì đến câu chuyện hắn say sưa: “ Có bao giờ ông dành thời gian ngắm trăng với vợ, con không? Đến lượt tôi bất ngờ vì câu trả lời của hắn: “ Trăng là gì?”.


      Về nghề nghiệp hắn là bậc cao thủ trong làng chuyên khoa mắt của Sài Gòn. Bệnh nhân của hắn thuộc loại “thứ dữ”. Hắn có nhiều mối quan hệ xã hội “có số, có má”. Do vậy đồng nghiệp và ban giám đốc bệnh viện, nơi hắn làm việc, nể hắn một phép. Tên tuổi của hắn đã giúp bệnh viện ăn nên làm ra, chuyên khoa mắt lúc nào cũng chật cứng người chờ đợi. Ai muốn được hắn trực tiếp khám và mổ, phải lấy hẹn trước, rất lâu. Số tiền chi ra cho những lần khám hoặc mổ đó, so với mặt bằng, giá ở các bệnh viện khác, cao hơn rất nhiều. Thế nhưng lịch khám của hắn lúc nào cũng dày đặc. Người ta nói với nhau, “ Được bác sĩ (hắn) đụng tay vào thì dù mắt đang không thấy đường cũng sáng lại.”.
      Hồi còn đi học phổ thông, tôi với hắn ở chung một quận, quận nhì. Tôi với hắn bằng tuổi nhau, nhưng hắn sanh sau tôi tám tháng, vì vậy sau này khi hắn lập gia đình và có con, hắn dạy tụi nhỏ gọi tôi bằng bác, bác gái. Nhưng trong giao tiếp hắn gọi tôi bằng “bà”, tôi gọi hắn bằng “ông” và chúng tôi xưng “tui” với nhau.
      Tôi quen hắn và vợ hắn lúc chúng tôi cùng sinh hoạt trong ban liên lạc học sinh cùng lớp, hắn làm trưởng ban, tôi làm phó ban, vợ hắn (lúc bấy giờ nó chưa quen) là một trong những thành viên. Sáng thứ bảy nào ban liên lạc của chúng tôi cũng gặp nhau tại một nhà hàng cà phê trên đường Điện Biên Phủ, quận ba. Chủ nhà hàng này cũng là thành viên trong ban liên lạc, nhờ vậy chúng tôi ăn uống ít khi phải trả tiền, nếu trả cũng chỉ là tượng trưng.
      Cô gái (mà sau này là vợ hắn) đẹp một cách mong manh, vì vậy chúng tôi đặt tên là “cô gái mong manh”. Cô là con gái duy nhất của một gia đình công chức thường thường bậc trung, nhà ở quận nhất. Cô gái hay đi họp ban liên lạc bằng cách ngồi trên chiếc xích lô đạp cho người ta chở, thân mình lúc nào cũng diện bộ áo dài lụa màu nhạt, lung linh như mây khói (cho tăng thêm phần mong manh?). Gái Sài Gòn chúng tôi có thói quen đi lại trên chiếc xích lô (năm năm sau ngày giải phóng vẫn giữ thói quen này). Khi ngồi trên xe chúng tôi chú ý giữ cho người thẳng bằng cách lưng không tựa vào thành ghế, tóc buông xõa và tay không giữ tà áo, cố ý để gió luồn vào thổi tung bay. Hình ảnh ấy góp phần làm phố xá mỹ miều. Tại sao gái Sài Gòn không đi bộ hoặc đạp xe đi học như quý cô nương khác trên cả nước? Có lẽ do diện tích Sài Gòn rộng, đi bộ không tới, đi xe đạp ngại mỏi chân. Nhưng còn một lý do tế nhị khác mà chỉ có gái Sài Gòn mới hiểu, ngồi xe xích lô cho người ta chở mới là tiểu thư chính hiệu!

      Hắn là con của ông bà chủ hãng xuất nhập khẩu. Nhà hắn có ba anh em trai, cả ba học cùng trường với chúng tôi, chỉ có lớp là khác. Khi đi học, ba anh em hắn có tài xế đưa đón, học xong là về nhà, không la cà phố xá. Những lần hắn tổ chức sinh nhật mời ban liên lạc tới nhà, tôi thấy gia đình hắn, nhất là bà má, nề nếp qui củ lắm. Trong lớp, chúng tôi bầu hắn làm lớp trưởng vì hắn uy tín, học giỏi và tác phong nghiêm túc. Trong sinh hoạt tập thể hắn luôn là ngọn cờ dẫn dắt chúng tôi. Về ngoại hình thì khỏi chê, chúng tôi hay gọi hắn là “Alain Delon” (tài tử lừng danh của Pháp thời1950-1980) nhưng nếu muốn hắn nổi sung thì thêm chữ “beng” (A len đờ lông beng) đằng sau nữa. Nhiều tiểu thư nhà giàu đạt danh hiệu hoa khôi trường này trường khác mết hắn lắm, nhưng hắn chẳng thèm để ý đến cô nào.


      Tới giờ tôi cũng không sao nhớ ra, bằng cách nào cô gái mong manh “lọt” được vào ban liên lạc của lớp, nơi quy tụ những người “xuất chúng”. Về sắc diện, hình thức, học lực, tài vặt, thành phần xã hội, so với những tiểu thư trong trường, cô thuộc loại trung bình. Về công việc tập thể, ban liên lạc giao cô phụ trách, cô thực hiện lúc được, lúc không. Nói chung, ngoài cái khoản mong manh làm người ta động lòng, còn thì cô chẳng tạo được một dấu ấn gì cho ban liên lạc ghi nhớ sự hiện diện của cô.
      Thế mà đùng một cái chúng tôi thấy cô gái không đi họp bằng xe xích lô nữa mà ngồi trên chiếc xe Vespa Sprint màu xanh da trời, loại 150 phân khối do hắn chở. Thời đó, chỉ có công tử nhà giàu mới sắm nổi chiếc xe hách xì xằng như vậy. Chẳng bao lâu sau ban liên lạc nhận được thiệp hồng. Ngày hai người cưới nhau tôi thấy hạnh phúc đầy tràn trong mắt tân lang và giai nhân. Khách tới dự tiệc cưới chúc vợ chồng hắn trăm năm hạnh phúc; tôi nghĩ, phải chúc ngàn năm hạnh phúc mới xứng. Thế mà, chỉ hơn hai mươi năm sau đó, vợ chồng hắn rẽ thúy chia uyên.

      Lần gặp khoảng chục năm trước, mặc cho bệnh nhân chờ, hắn luôn miệng kể lể với tôi, đã có với cô gái mong manh hai mặt con, một trai một gái, cả hai theo nghề của cha, học chuyên khoa mắt bên Mỹ. Hắn nói, “ Tụi nhỏ đứa nào cũng đẹp, học giỏi, thông minh, tụi Tây mết lắm, giống tui ngày xưa vậy.”; nói xong hắn cười sang sảng. Tôi hỏi: “ Cuộc sống của ông bây giờ thế nào?”. Chỉ chờ có vậy, hắn huyên thuyên: “ Sáng trước khi tới bệnh viện ( nhà nước), tui mổ hai ca, nếu mổ một con mắt thì hai mươi triệu, nếu mổ hai con mắt thì bốn mươi triệu, sau đó mới đi làm; trưa, tui tranh thủ làm một hoặc hai ca nữa; chiều, khám bệnh ngoài giờ ở dưỡng đường do tui làm chủ, đến tối mịt mới về nhà.”.
      Còn bà xã thì sao? Tôi hỏi tiếp, hắn trả lời: “ Tui xây cho bà ba cái dưỡng đường, mổ xong, tui chuyển cho bả chăm sóc. Chưa kể tiền thuốc, khám sau mổ, chỉ tiền phòng không thôi bà cũng thu được năm triệu một người/ngày. Bả bây giờ trẻ, đẹp hơn xưa. Đó là nhờ tui cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa. Mỗi ngày bà chỉ có việc ngồi trên chiếc xe đời mới nhất (xe cũ tui thay liền) cho tài xế lái đi từ dưỡng đường này qua dưỡng đường khác, xem sổ sách, thu tiền, là hết việc. Chung quanh bả lúc nào cũng có hàng chục người hầu hạ, sung sướng như bà hoàng.”.
Đúng đoạn hào hứng này tôi hỏi hắn “chuyện ngắm trăng”. Và tôi nhận được câu hỏi lại của hắn “ Trăng là gì?”, kèm theo một nụ cười ngạo nghễ.
……
      Hôm rồi cửa sổ tâm hồn của tôi lại trở chứng, nhìn xa bị mờ, nhìn gần mờ hơn nhìn xa. Thấy vậy, bạn bè người khuyên đi mổ, người can ngăn. Tôi chợt nhớ đến hắn, liền đến gặp, tôi cần ở hắn một lời khuyên.
      Lần gặp lại này, nếu hắn không chủ động chào tôi trước, tôi sẽ không nhận ra. Trước mắt tôi là ông bác sĩ già khọm, tóc bạc trắng, mặt buồn rười rượi, nước da tối sạm. Đâu mất rồi một ông bạn có gương mặt phơi phới, hình thức lịch lãm và nụ cười ngạo nghễ? Thấy vậy tôi quên mất mục đích đến là để khám mắt, vội hỏi,“ Làm ăn thất bát hả?”. Hắn im lặng rất lâu rồi nói một câu chẳng ăn nhập gì đến câu tôi hỏi:“ Cô gái mong manh đã bỏ tôi đi lấy chồng khác rồi! Bỏ vội vã đến nỗi không thèm chia gia tài bà ạ.”. Tôi giật mình: “ Bỏ luôn ba cái dưỡng đường to đùng sao?”. Hắn nghẹn ngào: “ Ừ, bỏ luôn, thế mới điên!”.

      Tôi nhẹ nhàng ngồi bên cạnh, cầm tay hắn, im lặng. Hắn bắt đầu chia sẻ: “ Bà có nhớ cái thằng cù lần trong lớp mình không? Cái thằng hâm hâm đi học bằng chiếc Mô bi lết (Mobylette) cà tàng, con của ông già sửa xe đầu đường gần trường tụi mình học đó.”. Hắn nói tiếp, mắt hắn như có nước:“ Thằng đó coi vậy mà học giỏi, tụi mình không nhằm gì với nó đâu, bây giờ nó làm giáo sư của một số trường Đại học. Nghe nói, tình duyên nó trục trặc sao đó (không chừng hồi nhỏ nó thương thầm vợ tui à nghen) nó ở vậy luôn cho đến giờ. Hôm rồi làm thủ tục ly dị với tui xong, bả kết hôn với nó liền. Thằng đó nghèo rớt mồng tơi, lương thầy giáo nuôi bả gì nổi. Hiện nay bả phải nhận may quần áo thêm cho khách, hai người mới đủ sống. Vậy mà gặp lại tui, mặt bả tươi rói, chưa bao giờ ở với tui mà mặt bả tươi rói như vậy.”.  Rồi hắn nói, như nói với chính mình: “ Đàn bà nhiều người kỳ cục lắm, chồng cung phụng cho đủ thứ, nuông chìu hết mực mà vẫn đành lòng bỏ đi lấy người không bằng một góc của chồng mình. Thật không thể hiểu nổi!”.

      Chờ hắn vơi bớt nỗi ấm ức tôi hỏi thăm hai đứa nhỏ. Tôi nghe từ hắn một giọng thiểu não hơn:“ Tưởng hai đứa nối nghiệp cha, ngờ đâu, từ lâu tụi nó đã chuyển qua học nghề khác, đứa học thiết kế thời trang, đứa học phóng viên báo chí. Đã thế tui gọi về để giao tài sản mà chẳng đứa nào chịu về. Tụi nó nói “ Ba mê tài sản hơn má và chúng con thì ba cứ giữ lấy.”. Tôi động lòng thương cảm, hỏi: “ Bây giờ ông sống như thế nào?”. Hắn nói, “ Tui ở luôn trong bệnh viện, về nhà ở một mình, buồn lắm.”. Không thể không hỏi thêm: “ Thế căn nhà lớn ở quận nhất và ba cái dưỡng đường ai ở, ai trông coi?”. Hắn nói, giọng nhẹ như gió thoảng: “ Lâu lắm rồi tui chẳng ghé về nhà, còn ba cái dưỡng đường đang treo bảng bán hoặc cho thuê.”. Thói quen nghề nghiệp, tôi đánh giá: “ Ba cái dưỡng đường đó, bán cũng bộn tiền ông ạ.”. Hắn ngẩng lên nhìn tôi, mắt hắn sâu thăm thẳm: “ Của đó vô thường lắm, không có thật đâu bà.”.
      Giá mà, mười năm trước hắn nhận ra sự vô thường đó thì đoạn kết của đời hắn đâu đến nỗi buồn như bây giờ?

       Tự nhiên tôi nhớ gương mặt phơi phới với nụ cười ngạo nghễ khi hắn hỏi ngược lại tôi “ Trăng là gì?”.
      Trăng là gì ư? Trăng là ly nước mát của vợ trao tận tay mà hắn quên uống. Trăng là cái bình hoa vợ chăm chút cắm mong chồng để mắt tới, thế mà hắn đành lòng không màng. Trăng là tiếng cười reo của hai đứa con đón hắn sau những giờ làm việc nhưng vì mệt, hắn đã cằn nhằn, quạu quọ. Trăng là những bữa cơm nóng mà khi hắn về thì đã nguội lạnh, rồi cả nhà nhịn ăn theo hắn.
      Trăng còn là cái nắm tay âu yếm mà từ rất lâu hắn quên trao cho vợ. Trăng còn là những đêm vì sợ con lạnh, hắn rón rén bước qua phòng kéo mền đắp cho con mà sau này vì mệt mỏi, ngủ vùi, hắn quên. Trăng còn là tất cả những mây và gió, những hương và hoa trong cuộc sống mà do tâm không an, thân không lạc cho nên hắn không thể cảm nhận được.
      Trăng là gì nữa? Là người vợ đã bỏ chồng giàu đi lấy chồng nghèo; là những đứa con thà kiếm tiền từ sức lao động và trí tuệ của mình chớ không nhận tài sản của người cha để lại. Trăng còn là kết cục của đời hắn, bỏ mặc căn nhà lớn ở quận nhất và đóng cửa ba cái dưỡng đường to đùng vào ở trong bệnh viện, vì ở một mình buồn lắm.

      Những người chồng bận rộn ơi, nhớ dành thời gian ngắm trăng với vợ và con, đừng để trăng lặn mất, rồi tiếc như hắn, bạn của tôi.
(Không rõ tác giả)
Thái Nguyễn sưu tầm

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Thư Mời Ra Mắt Tập Thơ Hoài Hương Của Đỗ Hữu Tài


Kính mời quí vị 
đến dự buổi sinh hoạt ra mắt tập thơ 

HOÀI HƯƠNG 
của Đỗ Hữu Tài 

Vào lúc 3 giờ 30 chiều Chủ Nhật 
Ngày 12 tháng 10 năm 2014 
Tại phòng hội của:
 Mount Vernon Knights of Columbus 
8952 Richmond Highway 
Alexandria, VA 22309 

      Ngoài phần giới thiệu tập thơ còn có phần văn nghệ đặc biệt do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa từ Canada và 
nhạc sĩ Trần Đắt Mỹ từ California điều khiển cộng với với sự giúp sức của các văn nghệ sĩ trong vùng thủ đô Hoa-thịnh-đốn. Sự hiện diện của quí vị sẽ giúp cho buổi sinh hoạt thêm hào hứng và ý nghĩa. 

      Đỗ Hữu Tài sinh ngày 17.12.1957 tại Sài Gòn, vượt biên sang Pulau Bidong (Mã-lai) năm 1980, tái định cư tại Mỹ năm 1982, và lâm trọng bệnh khiến toàn thân bị tê liệt dần trong vài năm sau đó. Dưới ánh sáng của đức tin, ông đã phấn đấu cùng nghịch cảnh thử thách, dùng lời thơ để dàn trải tâm tư trong những năm an dưỡng tại Alexandria, tiểu bang Virginia. Ông đã viết hơn 1 ngàn bài thơ. 
Ấn phẩm đầu tay của ông, thi tập “Có những đêm” đã được phát hành năm 2008, và lần này là “Hoài Hương”, ấn phẩm thứ hai. 

      Buổi sinh hoạt vào cửa tự do, tuy nhiên vì số ghế có giới hạn, ước mong quí thân hữu và đồng hương yêu chuộng văn chương, 
quý mến ủng hộ tình thần cho nhà thơ ĐỖ HỮU TÀI vui lòng gửi email để giữ chỗ càng sớm càng tốt (đề nghị: trước ngày 1 tháng 10, 2014). 

Xin liên lạc: 

TM các thân hữu của tác giả 
Nhóm cựu học sinh Lê Văn Duyệt 
Gia đình Phan Chương 
và Gia đình Miên Kim
* * *

Lời Tâm Sự Của Đỗ Hữu Tài

Tôi ở trong nursing home đã hơn 30 năm. Hôm nay, tôi không biết nói gì hơn là hy vọng mọi người nghe được tiếng nói của tôi. Tôi đã cố gắng, nhưng còn khó khăn, tiếng nói lúc được lúc không. Tôi hy vọng mọi người hiểu được tâm trạng của một người ở trong nursing home sau 30 năm. Dĩ nhiên có những vui buồn trong đó… Tôi nói, không phải vì một cá nhân bị bịnh. Tôi hy vọng những lời của tôi là chia sẻ với các bạn, những cảm nghĩ, trong tự mọi hành động mỗi ngày. Có lẽ nhiều người thắc mắc tại sao 30 năm tôi ở nơi này mà vẫn còn yêu đời và yêu người. Thưa, đó là nhờ châm ngôn mà tôi thường nhắc nhở cho mình là: “Chờ!”

Thân thưa các bạn, nếu trong cuộc sống mà không biết chờ đợi, có lẽ tôi đã không có đủ năng lực để sống. Cái chờ của tôi rất đơn giản: Sáng chờ… trưa ăn gì – Trưa chờ… coi phim (dù hay dù dở) - Tối ngồi chơi chờ… coi thể thao. Không phải chờ được trúng số hay được hưởng một điều gì to lớn, nhưng cái chờ của tôi đã ảnh hưởng tới 30 năm sống, và nhờ “biết chờ” mà tôi vẫn còn đủ nghị lực, sáng suốt và minh mẫn tự thấy đời vẫn còn rộng mở trong tầm tay của mình, dù rằng bầu trời của tôi rất hẹp, chỉ quẩn quanh trong cái gian phòng bé nhỏ này…

Thưa các bạn, chắc chẳng mấy ai thiết sống cuộc sống của tôi, với chứng bệnh phải nói là thiên tai. Nhưng thiển nghĩ, một khi Thượng Đế giao cho ta một điều gì, dù rủi cách mấy, chúng ta cũng đừng ân hận, đừng uất hận, đừng oán trách. Hãy cứ vui vẻ mà tiếp nhận rồi sẽ tìm thấy lẽ sống của mình. Bởi đó, tôi vẫn còn rất nhiều bạn xa gần, rất nhiều người thân thương, rất nhiều ân nhân giúp đỡ. Nhưng ở đây tôi không nói nhiều về lãnh vực đó mà chỉ nói đến điều mà tôi hằng khao khát là được sống: mỗi ngày tôi chọn một niềm vui. Đó cũng là châm ngôn thứ hai để tôi được sống và tôi luôn cảm thấy không thiếu thốn, không lẻ loi trong căn phòng. Nếu rảnh, tôi ra ngoài ngồi ngắm nắng. Chủ Nhật được đi xem lễ. Tôi là người công giáo, tin có Chúa, có Mẹ. Đức tin đã làm cho tôi được sáng suốt, minh mẫn. Nếu con người không có đức tin thì dù có đủ mọi thứ nhưng dường như sống trong khoảng trống cuộc đời.

Thưa các bạn, tôi rất sung sướng được nói, và không hiểu vì sao hôm nay bỗng dưng tôi nói chuyện được rõ ràng. Lâu lắm rồi, thưa các bạn, căn bệnh làm cho tôi không nói được nhiều. Thanh quản của tôi không hiểu vì sao hôm nay nó lại khá lên để những lời chia sẻ của tôi được tới các bạn, những người bệnh tật, những người nghèo khó, những đời sống cô đơn nhờ vào tình thương của đồng loại mà có lẽ sống mà không thiếu thốn, không chật vật, còn tin tưởng vào Thượng Đế, còn tin tưởng vào Đấng Toàn Năng Vĩnh Cửu bên mình. Trên đời, có những người dù chưa bao giờ gặp mặt, dù chưa một lần đối diện, nhưng khi bạn chán nản thì họ luôn sẵn sàng giúp đỡ, nghĩ đến, khuyến khích để bạn đừng bi quan, đừng chán nản… và từ đó những ngày còn lại của bạn là những ngày đáng sống. Nếu tâm trí của chúng ta lẩn quẩn trong vấn đề sự sống hơi nhiều thì chúng ta sẽ bỏ cuộc, sẽ không vươn lên, không tự thấy mình đáng sống trong cuộc sống đang bị bỏ rơi.

Tôi hy vọng các bạn đọc thơ tôi. Những bài thơ có vẻ trừu tượng, mơ hồ, nhưng tôi viết rất thật từ tâm trạng của mình. Những bài thơ ấy có khi rất buồn, nhưng có khi lại rất vui, đôi khi gần gủi và cũng thật xa xôi. Nói chung, tất cả tôi viết là cho tôi, cho những người bạn, cho những người thân, cho những người đọc qua thơ tôi để tìm được sự chân thật của chính mình. Tôi không bi quan mà sống lạc quan. Xin các bạn đừng buông xuôi, đừng lẩn quẩn với tâm trạng trách móc, oán than. Chớ trách vì mình bệnh hoạn mà không tự tìm thấy niềm vui. Niềm vui không bao giờ xa tầm tay với. Chúc các bạn tìm thấy những ngày thanh thản…

Miền Tao Ngộ thâu âm


Đỗ Hữu Tài và “Hoài Hương”


. Nguyễn Hữu Nghĩa


“Hoài Hương” là nhan đề thi tập thứ hai của Đỗ Hữu Tài, sau cuốn “Có Những Đêm”, xuất bản vào 2008, sáu năm trước đây.

“Hoài Hương”, trước hết là tên người. Một người con gái. Đẹp, từ nhan diện tới phẩm cách. Tôi không dám chắc đó là mối tình đầu của tác giả, vì trong thơ của ông thấp thoáng khá nhiều những bóng hồng, từ khi ông còn trẻ, gấm ghé vài cô học trò, rồi “xếp bút nghiên theo việc đao binh”. Có thể Hoài Hương không phải là mối tình thứ nhất, nhưng là một mối tình lớn, nói là lớn nhất, chắc cũng không ngoa.

“Hoài Hương” có nụ cười rất xinh và rất tươi. Hoạ sĩ đã nhìn ra cô Hoài Hương qua sự rung động của tác giả Đỗ Hữu Tài, và sự cảm xúc ấy đã truyền đạt tới người xem tranh…

Hoài Hương như là một thiên thần đáp xuống cuộc đời tác giả, lúc đó còn là một chàng trai khỏe mạnh và bình thường, sống trên hoang đảo Mã-lai, đẹp trai nhưng chưa biết làm thơ.

Hai người yêu nhau, nhưng rồi vì hoàn cảnh tị nạn, họ đã phải xa nhau. Nàng tái định cư ở Đại Dương Châu, mà chúng ta quen nói gọn là nước Úc; còn chàng trôi giạt tới xứ của tình nhân, tức tiểu bang Virginia, nước Mỹ.

Sống ở xứ của tình nhân, mà tình nhân của chàng thì lại xa cách tới nửa vòng trái đất. Chắc vì vậy mà hồn thơ của tác giả bắt đầu chớm nở, vì yêu nhau mà xa nhau, người ta dễ trở thành thi sĩ. Trong thi ca của nhân loại có cả hàng triệu bằng chứng về điều này.

Trong những ngày xa cách, chàng đã nhận được một thử thách khác từ trời. Bệnh tật đã biến ông thành toàn thân bất toại. Nói là toàn thân thì cũng không đúng hẳn, vì ông còn cái đầu cử động được và bộ óc cực kỳ minh mẫn. Do đó mà có hai tập thơ, trong khoảng 1000 bài đã ra đời.

Đức tin đã nâng đỡ ông trong những ngày an dưỡng ở Alexandria. Thi ca và tình yêu đã truyền cho ông sức sống đã 30 năm. Xin cảm tạ Ơn Trên.
Thiên thần của ông đã nương đôi cánh sắt – có thể là của hãng hàng không Qantas – bay qua thăm ông vài lần, có khi ở lại Virginia với ông trong suốt 49 ngày. Bốn mươi chín ngày, không có đêm, vì nhà an dưỡng không có nơi cư trú cho thân nhân thăm nuôi ở lại qua đêm.

Để có phương tiện trang trải chi phí, cô đã phải ngồi đạp máy may tới khuya lơ khuya lắc (trang 175). Sang được tới xứ người, dù có thân nhân giúp đỡ một phần, cô vẫn phải chịu khí hậu rét buốt chưa quen, mỗi lần đi thăm nuôi về, phải đi bộ hàng 20 phút ở những khu vực không có đèn đường, hay phải đi xe điện hầm ở Washington DC trong những ngày chưa có an ninh như hiện nay. Đêm về nhà trọ, cô lại cặm cuội và sẽ sàng nấu nướng để sáng hôm sau có món ăn Việt Nam đem đi “thăm nuôi” người yêu lâm nạn. Rồi cô còn bay về Việt Nam thăm mẹ của người yêu, ngoan như một đứa con dâu tinh thần.

Sau 28 năm dài, bây giờ thì Hoài Hương cũng đã có gia đình, có con, như phần lớn phụ nữ trên cõi đời này, nhưng thi tập “Hoài Hương” sẽ mãi mãi hiện diện bên tác giả, hằn sâu trong tâm khảm ông, như ông viết trong hai đoạn mở và kết, bài “Hai mươi tám năm”:


Trời tháng năm viết vào trang tình sử
Đoạn tình buồn đời cô lữ xứ xa
Ôi nhớ quá thiết tha người thiếu nữ
Đã một thời ấp ủ trái tim ta
Hăm tám năm viết vào trang tình sử
Mà nhớ người thiếu nữ thêm vấn vương
Thơ tôi viết ôi thương từng con chữ
Thơ ngậm ngùi để giữ mộng Hoài Hương.

(Hai mươi tám năm, trang 13)

Như Xuân Diệu nhớ người yêu, nhớ tiếng, nhớ hình, nhớ ảnh, Đỗ Hữu Tài cũng nhớ và nhớ cả nụ cười, nhớ bàn tay, dáng điệu:


Nhớ em nhìn áng mây trời
Tôi mơ là gió ru đời mây bay
Nhớ em thon thả đôi tay
Tôi như chếnh choáng mê say ngọt ngào.

(Nhớ em, trang 23)


Xuân hạ thu đông, mùa nào ông cũng nhớ:
Đông nay ta vẫn một mình
Ngồi nghe ngọn gió lùa hình bóng đi
Ôm riêng khúc nhạc tình si
Nghêu ngao ta hát biệt ly một thời.

(Mùa đông, trang 32)

“Hoài Hương”, tên người yêu, mà đồng thời cũng là nỗi nhớ nhà, nên ông có đoạn thơ:


Ánh trăng lẻ bóng nằm cô quạnh
Sương phủ cô phòng nghe vấn vương
Chưa thỏa chí trai cùng vận nước
Nỗi thương nhớ mẹ, kẻ tha phương.

(Nhớ nhà, trang 19)

Rồi ông cũng lần về thăm nhà, tất nhiên là trong mơ. Như Từ Thức về trần, ông lang thang chưa tìm ra ngõ cũ thì chợt nghe tiếng gà gáy sáng làm giật mình tỉnh giấc:


Tiếng gà gáy sáng chợt giựt mình
Chưa thấy gia đình thức dậy ngay
Thì thôi hẹn lại tối nay
Má ơi! Chờ nắm bàn tay con khờ.

(Tiếng gà gáy, trang 43)

Không tự thân về được thì anh nhờ người yêu:


Nếu có dịp, em về chơi quê mẹ
Nhớ ghé nhà thăm hỏi má của anh
Vui vẻ kể loanh quanh vài câu chuyện
Nhưng đừng buồn khi má nhắc đến anh.

(Về thăm, trang 46)

Và ông ước ao cùng người yêu về lại trong chiêm bao:


Đành thôi chỉ biết ước ao
Về chung một chuyến chiêm bao đêm này
Dặn em cười lúc má rầy
“Thằng Năm quên rủ bạn mầy về chơi”

(Em có về không, trang 49)

Trong cơn thử thách, ông vững tin, tạ ơn Thiên Chúa đã giúp ông cất bớt gánh gian nan:


Tạ ơn Chúa ở trên trời
Cho con hạnh phúc cuộc đời bình an
Vượt qua khốn khó gian nan
Nhận từ bằng hữu chứa chan thân tình
Đời con không sống một mình
Quẩn quanh bên cạnh bóng hình bạn xa
Luôn luôn an ủi thiết tha
Giúp con thêm sức đi qua ngỡ ngàng.

(Tình Chúa, trang 57)


Và ông không quên tạ ơn đời:
Tạ ơn đời chẳng quên tôi
Bến Sông Mây vẫn lặng trôi con đò
Tạ ơn đời vẫn nhớ tôi
Hoa Sơn Trang có trăng soi khu vườn
Tôi đi tìm lại con đường
Nơi Lê Văn Duyệt phố phường thênh thang.

(Tạ ơn đời, trang 102)

***

Trên đây là Đỗ Hữu Tài, là Hoài Hương, là tình yêu, thi ca và bằng hữu, một sự kết nối tuyệt vời. Tập thơ đầu tay “Có những đêm” ra đời trước đây là một bông hoa, và “Hoài Hương” cũng đã in xong, là đóa thứ hai.

Ở đây chúng ta không mải chú tâm về sự thành công ở mức phổ biến, mà nói về tình bạn.

Kinh Thi nói “thi khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ hưng, khả dĩ oán”; thơ có khả năng giúp con người nhận xét, tụ hội, hưng phấn, oán giận. Hiển nhiên là thi ca đã mở một lối thoát cho Đỗ Hữu Tài, giúp ông trầm tĩnh nhìn vào cuộc đời, hứng khởi để miên man viết. Thơ đã là phương tiện giúp ông tụ hội, keo kết bạn bè ở gần khắp mặt địa cầu, với sự chung tay, góp mặt của văn thi hữu trên các trang báo mạng và trong các buổi sinh hoạt giới thiệu sách. Tất cả đã gặp nhau ở một điểm chung, thanh lịch và trong sáng: thi ca.

(NHN, Virginia 8/14)

Qua Sông - Thơ Lý Thừa Nghiệp - Phổ Nhạc Văn Giảng


Thơ: Lý Thừa Nghiệp
Phổ Nhạc: Văn Giảng
Tiếng Hát: Trang Mỹ Dung


Tương Tiến Tửu - Lý Bạch (701-762)


Tương Tiến Tửu - Lý Bạch (701-762)

Quân bất kiến
Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi
Hựu bất kiến
Cao đường minh kính bi bạch phát
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng
Thiên kim tán tận hoàn phục lai
Phanh dương tể ngưu thả vi lạc
Hội tu nhất ẩm tam bách bôi
Sầm Phu Tử
Đan Khâu Sinh
Tương tiến tửu
Bôi mạc đình
Dữ quân ca nhất khúc
Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thính
Chung cổ soạn ngọc bất túc quý
Đản nguyện trường túy bất nguyện tinh
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh
Trần Vương tích thời yến Bình Lạc
Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước
Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền
Kính tu cô thủ đối quân chước
Ngũ hoa mã
Thiên kim cừu
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu
Lý Bạch
***Chú Thích:
(1) Tương Tiến Tửu : Sắp Mời Rượu , tên một điệu ca xưa
(2) Hoàng Hà , tên một con sông lớn miền bắc bên Tàu , dài khoảng 4600 km, nguồn từ Tây Tạng ,ở độ cao 5000 m .
(3) Sầm Phu Tử , Đan Khâu Sinh là 2 người bạn của Lý Bạch.
(4) Trần Vương , tước phong của Trần Thực (một người con thứ của Tào Thào ,nước Ngụy đời Tam Quốc ) đãi 10 ngàn đấu rượu trong một buổi tiệc ở cung Bình Lạc.(PhạmKhắcTrí)

Rượu Vào Rồi, Say Đi Thôi

Há không thấy
nước sông Hoàng Hà từ trời đổ xuống
cuồn cuộn ra biển, có bao giờ chảy ngược trở về đâu?
Lại chẳng thấy,
đài gương lầu vắng, tóc trắng ngậm ngùi
sáng như tơ xanh ,chiều đà tuyết rộ bạc phau!
Mấy thuở , được vui, hãy vui cho thỏa
Chớ để chén vàng lạnh ánh trăng ngà.
Trời sinh ta tài có ngày dùng đến
Tiền bạc tiêu hết rồi lại có mà.
Phanh dê, xẻ trâu , đất trời nghiêng ngả
Ba trăm chén cạn một lần cho đã .
Bác Sầm ơi , anh Đan ơi
Rượu vào rồi, xin mời
Say đi thôi!
Tôi xin ca một khúc
Hầu các bạn nghe chơi.
Chiêng trống cỗ bàn đâu có thiết
Chỉ muốn ngất ngưởng hỏi trời dài.
Xưa nay thánh hiền tiêu ma hết ,
Phải chăng còn lại chút danh say?
Tiệc Bình Lạc ,Trần Vương ngày trước
Mười ngàn đấu rượu đãi xàm vui.
Xin đừng lo ngại thiếu tiền trả
Cứ uống tiếp đi cho đến say vùi.
Ngựa hoa năm sắc đó,
Áo cừu ngàn vàng đâu.
Bảo trẻ lấy đi đổi rượu quí
Để uống cho tan vạn cổ sầu!

Phạm Khắc Trí
***
Tương Tiến Tửu, một bài thơ về rượu rất nổi tiếng của Lý Bạch. Lời thơ khẳng khái, phóng túng, xem thường tất cả.

將進酒                      Tương Tiến Tửu 

1 - 君不見                 Quân bất kiến
2 - 黃河之水天上來 Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai
3 - 奔流到海不復回 Bôn lưu đáo hải bất phục hồi
4 - 君不見                 Quân bất kiến
5 - 高堂明鏡悲白髮 Cao đường minh kính bi bạch phát
6 - 朝如青絲暮成雪 Triêu như thanh ty mộ thành tuyết
7 - 人生得意須盡歡 Nhân sinh đắc ý tu tận hoan
8 - 莫使金樽空對月 Mạc sử kim tôn không đối nguyệt
9 - 天生我材必有用  Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng
10- 千金散盡還復來 Thiên kim tán tận hoàn phục lai
11- 烹羊宰牛且為樂 Phanh dương tể ngưu thả vi lạc
12- 會須一飲三百杯 Hội tu nhất ẩm tam bách bôi
13- 岑夫子                 Sầm phu tử
14- 丹丘生                 Đan Khâu sinh
15- 將進酒                 Tương tiến tửu
16- 君莫停                 Quân mạc đình
17- 與君歌一             Dữ quân ca nhất khúc
18- 請君為我側耳聽 Thỉnh quân vị ngã trắc (khuynh) nhĩ thính
19- 鐘鼓饌玉不足貴 Chung cổ soạn ngọc bất túc quý
20- 但願長醉不願醒 Đản nguyện trường túy bất nguyện tỉnh
21- 古來聖賢皆寂寞 Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
22- 惟有飲者留其名 Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh
23- 陳王昔時宴平樂 Trần vương tích thời yến Bình Lạc
24- 斗酒十千恣讙謔 Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước
25- 主人何為言少錢 Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền
26- 徑須沽取對君酌 Kính tu cô thủ đối quân chước
27- 五花馬                 Ngũ hoa mã
28- 千金裘                Thiên kim cầu
29- 呼兒將出換美酒 Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu
30- 與爾同消萬古愁 Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.
李白                           Lý Bạch

Chú thích:
- Cao đường minh kính bi bạch phát : có lẽ Tác giả ví Trăng như tấm gương treo trên cao, ý nói thấy thời gian trôi đi mà buồn cho tóc bạc.
- Sầm phu tử: Sầm Tham, bạn Lý Bạch
- Đan Khâu sinh: Nguyên Đan Khưu, bạn Lý Bạch
- Trần Vương: Trần Tư Vương Tào Thực, con Tào Tháo, đại thi nhân đời Ngụy, Tam Quốc. Trong bài Danh Đô thiên của Tào Thực có câu:
Quy lai yến Bình Lạc (trở về mở tiệc ở quán Bình Lạc)
Mỹ tửu đẩu thập thiên (rượu ngon uống mười ngàn đấu)
- Ngưu : Người miền Bắc Trung Hoa gọi bò là ngưu. còn trâu gọi là thuỷ ngưu.
- 1 Đẩu : 1 đấu = 10 lít

Các Bài Dịch Khác:

Mời rượu

Bạn thấy chăng
Nước từ trời cao đổ xuống
Sông Hoàng Hà cuồn cuộn chảy về đông
Ra biển khơi có trở lại bao giờ .
Bạn thấy chăng
Vầng trăng hết tròn đến khuyết
Như gương cao buồn thấu tóc bạc phơ
Sớm sợi tơ xanh chiều đà hoá tuyết
Sống ở đời gặp dịp cứ vui lên
Dưới bóng trăng chung vàng sao để trống
Trời sinh ta có tài thời có mệnh
Ngàn vàng kia hết sẽ lại được thôi
Mổ bò dê mặc sức cứ vui chơi
Nhân gặp gỡ đầy vơi ba trăm chén.
Này chú Đan Khâu này Sầm lão hữu
Cứ tiếp tục đi đây xin mời rượu
Vì hai người cao giọng một khúc ca
Chăm chú nghe bạn hãy nể tình ta
Dẫu chuông trống tiệc vàng đâu sánh đặng.
Tỉnh mà chi sao muốn mãi ngà say
Thánh nhân đó bao đời luôn vắng lặng
Chỉ những người uống rượu tiếng truyền bay
Trần Vương xưa Bình Lạc yến tiệc bày
Rượu muôn đấu cùng vui vầy thoả thích.
Sao chủ nhân bảo rằng tiền quá ít
Muốn đủ say thì cầm lấy mua mau
Kìa ngựa quý hoa đủ cả năm màu
Này áo lông cừu ngàn vàng khó có
Đổi lấy rượu hãy gọi ngay sắp nhỏ
Để cùng say quên hết vạn thuở sầu.

Quên Đi

***
Rượu Mời

Này bạn hỡi
Hoàng Hà nước chảy từ trời
Thuận lưu tuôn đổ biển khơi một dòng
Bạn biết không
Gương cao soi tóc trắng bong
Sợi xanh ban sớm chiều trông ngả màu
Dịp vui đắt ý siết bao
Rượu ngon rót kẻo trăng vào chén không
Tài cao ắt được cậy trông
Ngàn vàng vừa hết chẳng mong lại đầy
Bò dê mổ thịt vui vầy
Ba trăm chén cạn nốc đây một lần
Sầm Phu bằng hữu già gần
Đan Khâu bạn trẻ tình thân gọi mời
Vơi đầy tiếp tục đầy vơi
Chung vui thù tạc chớ lơi tiệc bày
Cất cao thanh giọng vì ai
Lắng nghe tôi hát lắc lay cõi lòng
Quý gì tiệc ngọc khách đông
Sự đời gác lại vị nồng khướt say
Thánh hiền tâm lặng xưa nay
Những chàng nát rượu tiếng tai để đời
Trần Vương Bình Lạc một thời
Mười ngàn đấu rượu chuốc mời thoả thê
Gia chủ bảo ít liệu bề
Tay chơi sành điệu say hề lăn quay
Đổi trao ngựa quý liền tay
Lông cừu tơ mịn có đây áo vàng
Rượu mồi mang đến đầy bàn

Cùng nhau đánh chén xua tan nỗi sầu

Kim Phượng

Thơ Tranh: Từ Thu Phai Lá


Thơ & Thơ Tranh: Yên Dạ Thảo

Cà Phê Ngày Mưa

    
      Thật là thú vị khi được uống cà phê trong một ngày mưa , những giọt mưa long lanh nhảy múa,
những giọt cà phê lặng lẽ từ chiếc phin rơi xuống lạnh lùng như thấm vào từng ngõ ngách của con tim
và rồi từng nỗi nhớ mênh mông chợt đến sẽ cho ta cái cảm giác tuyệt vời chất ngất, cái cảm giác như đưa ta mãi bềnh bồng trên những vùng sóng lênh đênh của những tháng ngày đã qua
mà trong đó những ngày tháng đó chắc chắn mỗi người chúng ta đều có những kỷ niệm riêng hoặc những điều không thể nào quên...
      Dạo này mùa mưa đã bắt đầu trở về nơi phố biền, con đường dài ngun ngút như lặng lẽ dưới cơn mưa ,
thế là lại phải ghé vào quán cà phê thôi vì chỉ nơi đó mới cho ta có được những phút giây sống thật riêng mình và trong những phút giây riêng mình đó đôi khi ta cứ tưởng mọi việc rồi cũng sẽ phai phôi , có những điều rồi sẽ đi vào quên lãng, có những bóng hình đã trôi qua, có những tình cảm cũng lặng lẽ trôi qua ...trôi qua,
nhưng cuối cùng sao vẫn một điều gì còn mãi đọng lại trong ta, m biết không ....đó chính là nỗi nhớ ...
nỗi nhớ đó từ những thứ mà đôi khi ta thường coi là dễ quên nhất, đơn giản nhất ....có thể là một tà áo tung bay, một ánh mắt giận hờn, một nụ cười rạng rỡ, hay một cái ngoái lại nhìn nhau hôm vội vã chia tay ....

      Ngồi lặng yên trong quán nhìn những hạt mưa bay ngoài trời bên ly cà phê quen thuộc hình như tôi bỗng lại nhớ m, người ta bảo rằng thời gian là những lớp bụi mờ , từng ngày những lớp bụi mờ đó sẽ phủ chất chồng lên kỷ niệm của chính mình, kỷ niệm cũng như hình bóng của m của một thưở yêu m, tất cả rồi cũng như mọi thứ sẽ chìm vào quên lãng phải không ....tưởng rằng như vậy , nhưng không hiểu sao nỗi nhớ nó vẫn lẳng lặng nằm đó, lẩn khuất trong một góc sâu thẳm kín đáo trong tâm hồnmchỉ chờ một dịp nào đó để rồi bừng lên một cách mãnh liệt cho dòng cảm xúc theo đó ùa về, ùa tràn ngập cả lòng theo những giọt cà phê sóng sánh gợi buồn đến mông mênh .....

      Biển ngoài kia như xôn xao dưới cơn mưa nhẹ hạt, khung trời xanh đã đổi màu xám ngắt u sầu như từng ngày tháng nào đang hờ hững ra đi, những cánh chim hải âu giờ này chắc cũng đang trốn mình trong những hốc đá như tôi, bỏ lại phía sau những lớp sóng dạt dào nỗi nhớ, hình như biển đã từng nhớ cũng như sẽ tiếp tục nhớ trong những ngày tháng m không còn trở lại chốn này ...

         "Ngày nao m đi ...biển nhớ tên em gọi về ...... "

Khiếu Long

Paris - Nguyên Sa


Mai tôi đi chắc Paris sẽ buồn 
Paris sẽ nhìn theo 
Nhưng nhìn thì nhìn 
Đời trăm nghìn góc phố 
Con đường dài thẳng mãi có bao nhiêu 

Mai tôi đi dù hôm nay đang vào thu 
Dòng sông Seine đang mặc áo sương mù 
Đang nhìn tôi mà khoe nước biếc 
Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa 

Mai tôi đi chắc trời mưa 
Tôi chắc trời mưa mau 
Mưa thì mưa chắc tôi không bước vội 
Nhưng chậm thế nào 
thì cũng phải xa nhau 

Rồi cả người, cả Paris nhìn tôi 
Qua một nụ cười nhắn nhủ 
Nụ cười mềm như ánh nắng cuộc chia ly 
của những đôi mắt nhìn theo 
và tôi cũng nhìn theo 

Mai tôi đi, chắc Paris sẽ buồn 
Paris sẽ nhìn theo 
Nhưng nhìn thì nhìn 
Đời trăm nghìn góc phố 
Con đường dài thẳng mãi có bao nhiêu 

Nguyên Sa
Suối Dâu sưu tầm

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Xướng Hoạ : Hè Lưu Luyến



Hè Lưu Luyến

Chẳng phải là thu đến trễ hơn
Mà vì hạ mãi dỗ ve hờn
Lá còn tiếc nuối cành xanh biếc
Phượng vẫn rung rinh những cánh đơn
Trời cứ trong ngời màu ấm áp
Mây chưa bàng bạc sắc phai sờn
Em tung tăng hái hoa đồng nội
Để mặc ngôi trường lớp trống trơn
Phương Hà
 ***
Các Bài Thơ Hoạ:

Thu Hoài Cảm
Thu về vội vã bước dài hơn
E sợ ve kêu khúc dỗi hờn
Gió thổi ngập ngừng mây lãng đãng
Chèo khua nhè nhẹ sóng cô đơn
Nhớ hoài tóc lượn chùm phượng đỏ
Chờ mãi tay khâu vạt áo sờn
Hiu hắt chiều mưa mờ bóng nhỏ
Nỗi buồn úp mặt dưới đường trơn
Trầm Vân
 ***
Hè Lưu Luyến
Chẳng thấy chia lìa thế vẫn hơn
Người thì náo nức kẻ căm hờn
Ta về cày ruộng ăn cơm hẩm
Em ở bám trường ngủ chiếu đơn
Lá rụng khô cành thương lá rụng
Vai sờn bạc tóc đổi vai sờn
Mỗi lần rực đỏ mùa hoa phượng
Ngó lại sân trường đâu hết trơn!
Cao Linh Tử
15/8/2014
***
Mưa Hạ
Mưa về rỉ rả lạnh buồn hơn
Từng giọt vấn vương tựa trách hờn
Nắng hạ khó thiêu đời trống vắng
Mưa đêm càng xót cảnh phòng đơn
Ta về trường cũ tình luôn giữ
Em đến trời xa nghĩa vội sờn
Lay cánh phượng yêu còn ướt đẫm
Ngỡ mình đang vuốt má ai trơn!...
Quên Đi
 ***
Người Về

Chiều xuống mơ hồ mỗi lúc hơn
Trên cây trong lá gió may hờn
Đìu hiu thôn xóm sương thu lạnh ,
Lướt thướt mây ngàn cánh nhạn đơn
Chó sủa vang vang nhà mái nhỏ
Người về lặng lẽ áo điêu sờn
Trăng khuya nhàn nhạt hiên mờ tỏ
Trong tối lần mò bước tuột trơn
Mailoc

Thơ Tranh: Vạt Nắng Mong Manh


Trích Thơ: Đông An
Thơ Tranh: Kim Oanh

Hoa Đào Trước Gió Đông…Hoa Đời Trong Giông Bão

      Mấy hôm, trời không mưa nhưng có gió mạnh. Trời không mưa, nên lạnh thêm buốt. Cái buốt giá của mùa Đông, khiến lòng người lạnh lẽo theo. Vậy mà, mới đầu tháng Tám, Anh Đào đã đơm nụ, chi chit trên cành. Mươi ngày sau, nụ chuyển màu phơn phớt, nhuộm hồng cả tàng cây, không thấy đâu là lá, tạo nét quyến rũ riêng cả con đường.
“ Xuân đáo bách hoa khai”!*
“Xuân đến trăm hoa cười”!**

       Nhưng bây giờ chưa là mùa Xuân, còn đang Đông mà Anh Đào lại trổ hoa.
Đây, Xuân của đất trời!
Hay, Xuân của lòng người!?



       Úc Châu, mùa này đất trời âm u. Sương mù giăng giăng lối. Che giấu những tàng cây còn trơ trụi lá. Che giấu cả nỗi lòng của người đang vùi trong sương mai. Úc châu đang giữa mùa Đông. Cảnh buồn. Lòng cô quạnh. Duy chỉ những tàng cây Anh Đào, dọc hai bên đường, trái ngược, mang nét ấm áp, tươi mát, mùa Xuân như trở lại, khi màng sương tan loãng.
       Anh Đào đang trổ hoa!
       Mấy mươi năm, sống nơi đây, tôi đã gắn bó với một cội trong hai hàng cây Anh Đào. Cội Anh Đào này đã che mưa gió, hứng sương mai. mỗi ngày ngày, khi đứng dưới tàng cây chờ đợi chuyến xe sớm và cũng là nơi chiều chiều, trở về sau một ngày mệt mỏi với công việc. Đã mấy mươi năm gắn bó như thế, nhưng tôi như một chiếc máy, chạy đúng giờ. Mấy giờ, phải có mặt đứng dưới cội cây này, đợi chờ xe đến. Mấy giờ, từ trên xe bước xuống, cũng nơi cội cây này. Thế mà, tôi nào nhận ra, lúc nào Anh Đào trổ hoa, khi nào Anh Đào rơi rụng. Mãi đến hôm, cảm nhận ra bước chân mình đang dẫm lên hoa, lòng mang mang một cảm giác lạ, chợt giật mình…thấy hoa Anh Đào trước gió Đông. Có phải tôi vô tình hay nguyên nhân nào…khiến tôi không thấy. Có lẽ cả hai!
       Ngẫn đầu lên, thấy hoa còn trên cành hay cánh chao trong gió. Cuối nhìn xuống, thấy những xác hoa sắc hồng, nhỏ. mỏng manh đã rơi rụng, rải rác, nằm trên mặt đường. Tôi tự hỏi, có bao bước chân vô tình dẫm lên hoa, như tôi đã từng…khiến hoa tan tác càng tan tác thêm. Tôi rùng mình, hồi tưởng, nhớ lại thời gian dài đã qua, của đời mình, của một thời tan tác. Tôi bỗng liên tưởng đến và so sánh với, sắc hoa cùng vẻ đẹp của người thiếu phụ.
     Hoa, có loại sặc sỡ thu hút bướm ong và cả người. Hoa, có loại ngào ngạt hương đêm, lan tỏa, gọi mời. Hoa, có loại được người nâng niu, chăm sóc, được che nắng, hứng sương. Hoa, có loại chịu dãi nắng, dầm mưa, thật phũ phàng. Hoa, dù trên cành hay rơi rụng đều tạo vẻ đẹp riêng.
       Cánh hoa đời, ngoài sự tàn phá của thiên nhiên, còn kể đến con người. Hoa đời, không được may mắn, chẳng lúc nào đẹp như những cánh hoa Anh Đào đang nằm trên đường kia. Bởi, đời người thiếu phụ, có người luống tuổi vẫn giữ được nét xuân sắc mặn mà. Có người, vừa chớm qua thời con gái đã tàn rụi chịu chết non.


       Thế mới biết, lòng người vô tình, nhưng lòng hoa thì không. Giữa cái lạnh lẽo buốt giá của mùa Đông, hoa Anh Đào vẫn âm thầm vươn lên, mang niềm tin yêu, sức sống mãnh liệt vẫn tiềm tàng, căng đầy tạo một đời sống mới, hòa vào vũ trụ và nở hoa trong năm sau. Những cánh hoa Anh Đào kia, dù mong manh, nhỏ nhoi, nhưng vẫn giữ nét đẹp đến phút cuối, dù tàn tạ rơi tan tác trên mặt đường. Đến nỗi, một bước chân dù dẫm lên hoa, hoa vẫn tạo cái đẹp cho đất trời dù tơi tả trước gió Đông và tạo nên niềm cảm hứng cho Văn Thi Sĩ. Hoa Đào trước gió Đông!
       Một cánh Hoa đời, tội tình gì, vẫn bị vùi dập trước giông bão cuộc đời. Cánh hoa đời, chịu tàn tạ khi tuổi xuân vẫn còn đây, sắc xuân có đó. Hoa đời trong giông bão!

       Chỉ một vài hôm nữa, Úc châu sẽ đi vào mùa Xuân…Hoa Đào thì tàn và Hoa đời thì ra sao?
       Làm sao mà biết được!

Kim Phượng

Tôi Cùng Mùa Hạ


Rừng thiêm thiếp dẫu ve sầu réo gọi
nắng vô tình hừng hực nóng như thiêu
tôi với tôi một nơi chốn tịch liêu
ôm nỗi nhớ ôi vô vàn nỗi nhớ

Dẫu vẫn biết cuộc đời đầy trắc trở
vẫn bận lòng với một gánh tình chung
cứ mơ hồ giữa mộng mị mông lung
ngày tiếp nối ngày như bờ sóng vỗ

Bóng thời gian như ngựa qua cửa sổ
để lại sau lưng ước vọng ngậm ngùi
tôi mất chính tôi ở một góc trời
quay mặt lại chỉ thấy toàn tiếc nuối

Biết không lâu rừng sẽ tràn bóng tối
thông bạt ngàn cùng đứng lặng trong sương
tôi với tôi với nghìn nỗi vấn vương
như lũ ve sầu hót vang mùa hạ


Yên Sơn

Thi Luật Trong Thi Pháp Thơ Đường


Thi pháp thơ Đường tiêu biểu cho thi pháp thơ cổ điển Trung hoa. Do rất phong phú đa dạng, phức tạp và sâu sắc. Vì vậy hiểu được nó một cách thấu đáo là việc khó. Cho đến hiện nay, vẫn có vô số nhà nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau, đang cố gắng đạt được mục tiêu đó một cách trọn vẹn.
Quách Tấn, nhà thơ được mệnh danh là người giữ đền Thơ Đường Luật đã lưu lại cho chúng ta một công trình nghiên cứu mang tiêu đề "Thi Pháp Thơ Đường".
Với bản chất khiêm tốn, Ông giới thiệu bài biên khảo "Thi Pháp Thơ Đường" qua hình thức là những Bức Thư. Từ thư thứ Nhất đến thư thứ 26, như gởi cho những người bạn.
Dưới đây là Bức Thư nói về Thi Luật.
Thi Pháp Thơ Đường - Quách Tấn
Bức Thư thứ Ba
Thi luật xuất phát từ đời nhà Ðường bên Trung Quốc cho nên gọi là đường luật.
Ðường Luật không phải do một cá nhân hay một nhóm thi nhân cao hứng đặt ra theo sở kiến, sở thích của mình, mà chính là sự đúc kết những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đã thành công, và điển chế những thành công ấy làm khuôn phép chung cho làng thơ . ...

Thật như vậy : từ đời Xuân Thu đến đời nhà Ðường, trên 1.000 năm, thơ Trung Quốc lần lần biến chuyển từ giản dị đến phức tạp, từ tự do đến câu thúc. Thơ trong bộ Kinh Thi do Khổng Phu Tử san định thời Xuân Thu (722- 479) trước Kỷ nguyên Thiên Chúa, số câu trong mỗi thiên, số chữ trong mỗi câu, đều không nhất định, cách hạ vần cũng tùy nghi.

Ðến đời Tấn (265-420), thơ mới bắt đầu khép vào khuôn là mỗi câu 5 chữ, nhưng số câu thì dài ngắn tùy hứng tùy thích của thi nhân. Sang đời Lục Triều (420- 621), thi nhân lại tìm thêm một khuôn nữa là mỗi câu 7 chữ.

Thời ấy văn học lại xu hướng thể biền ngẫu . Thẩm Ước lại xướng thiết tứ thanh, bát thể (bát bệnh) đem áp dụng vào thơ ngũ ngôn. Từ ấy, thi nhân phải theo những quy tắc về âm thanh về đối ngẫu; nhưng quy tắc không mấy chặt chẽ, ngòi bút vẫn tung hoành được tự do.

Thi sĩ đời Ðường (618-907) phát huy phép đối ngẫu và thuyết thanh bệnh của Thẩm Ước. Âm vận và cách luật được giảng cầu tinh tường : Thi Luật được sáng chế và được phần đông thi nhân hoan nghênh. Người có công lớn trong việc chỉnh đốn Thi Luật là Tống Chi vấn và Thẩm Thuyên Kỳ thời Sơ Ðường . Rồi từ đời Ðường đến đời Thanh (1616- 1911), trên 1.000 năm, thể thơ Ðường luật rất được phần đông thi nhân ưa chuộng.

Nước Việt Nam chúng ta có thơ từ nghìn xưa . Và thể thơ thông dụng nhất lá thể Lục Bát và Thể Vè 3, 4 và 5 chữ giản dị và tự do . Mãi đến đời nhà Trần (1225-1400), Hàn Thuyên mới dùng thể Ðường luật để làm thơ Nôm. Thi nhân đương thời nhiệt liệt hưởng ứng và từ đời Trần, sang đời Lê đến đời Nguyễn, thể Ðường luật được thịnh hành trong làng thơ Quốc âm, cũng như trong làng thơ chữ Hán và trong trường khoa cử . Thơ quốc âm, cũng như trong làng thơ chữ Hán và trong trường khoa cử. Thơ quốc âm làm theo thể Ðường luật, cổ nhân gọi là thơ Hàn Luật .

Và để phân biệt với thơ có trước đời Ðường, thơ Cổ Thể, người ta gọi thơ làm theo thể Ðường luật là thơ Cận Thể .
Quy tắc thơ Cận Thể rất tinh mật. Muốn sử dụng thể Ðường luật được hữu hiệu, tưởng chúng ta nên biết rõ mọi chi tiết, ít nhất là phải rành những điểm cốt yếu, về chương pháp, về cú pháp, về hài ngẫu, thanh điệu...

Chương pháp là phép tắc trong toàn bài .

Như trên đã nói, phép tắc thơ Cận Thể, tức thơ Ðường luật, rất chặt chẽ. Mỗi thiên có định số câu, mỗi câu có định số chữ, mỗi chữ có định tiếng bằng Trắc, và câu nào đối với câu nào, câu nào niêm với câu nào v. v... người làm thơ phải tuân thủ nghiêm chỉnh .

Luật thi lấy tám câu làm chính. Mỗi câu gồm có hoặc 5 chữ hoặc 7 chữ. Thơ 7 chữ 8 câu gọi là Thất Ngôn Bát Cú, hay là Thất Ngôn Luật Thi, gọi tắt là Thất Luật. Thơ 5 chữ 8 câu gọi là Ngũ Ngôn Bát Cú, hay Ngũ Ngôn Luật Thi, gọi tắt là Ngũ Luật.

Khi Luật thơ mới ra đời, các câu thơ trong bài không có tên. Ðường nhân chỉ gọi là câu NHẤT NHỊ, câu TAM TỨ, câu NGŨ LỤC, câu THẤT BÁT mà thôi.
Ðến đời Tống (960 - 1297), Nghiêm vũ mới đặt tên : câu Nhất Nhị gọi là Khởi Liên hay Phát Cú (cũng gọi là Phát Ðoan), câu Tam Tứ gọi là Hạm Liên, câu Ngũ Lục gọi là Cảnh Liên, câu Thất bát gọi là Lạc Cú hay Kiết Cú.

Qua đời Nguyên (1234 - 1368), Dương Tải đổi tên câu nhất nhị gọi là Phá Ðề và chia bài thơ làm 4 phần là Khởi (hay Khai), Thừa, Chuyển, Hiệp (*) và dạy : “Khởi như mở cửa thấy núi, đột ngột tranh vanh, hoặc như mây nhàn từ trong hố bay ra, nhẹ nhàng thong thả. Thừa như con rắn cỏ, sợi dây chuyền, chẳng đứt chẳng rời. Chuyển như sóng lớn muôn khoảnh, tất có nguồn cao đổ xuống . Hiệp như gió quanh khí tụ, ngậm chứa sâu thẳm. (Khởi như khai môn kiến sơn, đột ngột tranh vanh, hoặc như nhàn vân suất hát, khinh vật tự tại, Thừa xứ như thảo xà trắc tuyến, bất tức bất ly. Chuyển xứ như hồng ba vạn khoảnh, tất hữu cao nguyên. Hiệp xứ như phong hồi khí tụ, huyên vịnh hàm súc).

Vương Ngư Dương thời Thanh (1634 - 1711) nói rõ thêm rằng : Khởi, Thừa, Chuyển, Hiệp là phép chung trong việc làm văn. Trong một câu có khởi thừa chuyển hiệp của câu, trong một thủ có khởi thừa chuyển hiệp của thủ, trong 10 thủ có khởi thừa chuyển hiệp của 10 thủ, chớ không thể ấn định câu thứ mấy, đối thứ mấy là khởi thừa là chuyển là hiệp. Tức là Vương Ngư Dương không muốn người làm thơ phải ép mình trong sự phân chia cứng nhắc.

Nhưng một khi luật được đem vào trường thi để làm khuôn thước chọn nhân tài, thì khuôn khổ bài thơ luật lại chặt chẽ thêm một bậc nữa. Tên của các câu thơ trong bài đều được thay đổi. Câu Thứ nhất gọi là Phá Ðề, câu nhì gọi là Thừa Ðề, cặp tam tứ gọi là Thích Thực hay Trạng, cặp ngũ lục gọi là Dẫn Luận hay Bồi Thấm, câu bảy gọi Thúc Kiết hay Chuyển, câu tám gọi là Hoàn Kiết hay Kết.

Những câu 1- 2 (Ðề) và 7- 8 (Kết) không phải đối nhau. Chỉ có cặp 3 - 4 (Trạng) và cặp 5 - 6 (Luận) là phải đối nhau, cặp nào đối với cặp nấy, và phải niêm với nhau: câu 1 với câu 8, câu 2 với câu 3, câu 4 với câu 5, câu 6 với câu 7. Ðó là luật nhất định .

Nhưng từ khởi thủy, thi nhân mới định vị cho các câu trong bài chớ chưa phân nhiệm cho từng câu. Nguồn thơ theo nguồn hứng mà đi, không cần phải sắp xếp ý nào trước ý nào sau, miễn sao cho nhất khí quán hạ, cho thủ vỹ tương ứng, miễn sao mạch lạc được liên tiếp, ý tứ đừng trùng điệp... là hay. Khi đã dùng vào trường thi, thì nhiệm vụ của Ðề, Trạng, Luận, Kết đều được ấn định rõ ràng. Quy tắc phải được sĩ tử tuân thủ triệt để. Ðó là luật thơ cử nghiệp .

Về vấn đề này cũng như các vấn đề về luật bằng và Trắc trong câu, phép đối ngẫu... tôi sẽ nói rõ trong khi bàn về Cú pháp

Tôi xin nói tiếp về Chương .
Chương dùng ở đây là bài thơ, chớ không phải một bộ phận trong bài văn, lớn hơn tiết. Nói một chương tức là một thủ, và thủ cũng thường gọi là Thiên. Nhưng Thiên trong thơ Liên Hoàn, lại dùng để gọi cả nhóm hoặc 10 thủ, hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn. Còn chỉ để chỉ từng bài một thì dùng tiếng Chương hay Thủ. Cùng một đề mục mà phải dùng nhiều bài nối nhau để diễn đạt cho hết ý, mà không theo lối liên hoàn (nối nhau bằng ý chớ không bằng lời) thì cả nhóm cũng gọi là Thiên, từng bài một thì gọi là Chương, là Thủ, như trong thơ liên hoàn. Song đó là danh xưng chớ không phải là quy tắc .

Ðể làm mẫu về chương pháp, xin dẫn một trong những bài thơ được truyền tụng, bài GỞI PHAN SÀO NAM của Trần Kế Xương :
Mấy năm vượt bể lại trèo non
Em hỏi thăm qua bác hãy còn
Mái tóc Giáp Thìn đà nhuốm tuyết
Ðiểm đầu Canh Tý chửa phai son
Vá trời gặp hội mây năm vẻ
Lấp bể ra công đá một hòn
Có phải như ai mà chẳng chết
Dang tay chống vững cột càn khôn

Bài thơ nhất khí quán hạ. Nêm luật chặt chẽ sít sao .

Nhưng đúng pháp thơ cử nghiệp, nghĩa là trạng, luận thật phân minh, thì bài VỊNH TRÂU GIÀ của Ðặng Ðức Siêu sau đây có thể dùng làm kiểu mẫu :
Một nắm xương khô một nắm da
Bao nhiêu cái ách cổ từng qua
Ðuôi cùn biếng vẫy Ðiền Ðan hỏa
Tai nặng buồn nghe Ninh Thích ca
Nương bóng rừng đào nơi lểu lảo
Nhìn gương cung quế thở phì phà
Bôi chuông nhớ thuở thân gần lụy
Ơn đội Tề vương mạng được tha .

Mới học làm thơ, các bạn nên học tập lối làm thơ cử trước. Tôi sẽ nói kỹ hơn sau khi đã lược giảng xong những điều thiết yếu. Và trong bước đầu của bạn, tôi chú trong đến thơ Thất Luật. Bởi kinh nghiệm bản thân cho thấy rằng một khi chân đã vững vàng trên đường thơ cử nghiệp rồi thì bước sang thơ tài tử rất dễ dàng, và hễ thơ bảy chữ đã thạo rồi thì thơ năm chữ không còn thấy bỡ ngỡ .

Và thơ Ngũ Ngôn cũng như thơ Thất Ngôn, đều lấy 8 câu làm luật. Nhưng phần đông thi nhân vẫn coi thơ Tứ Tuyệt là luật thi, bởi Tuyệt Cú là cắt luật thơ ra làm đôi mà lấy nửa. Phàm trong một bài tuyệt cú mà hai câu sau đối nhau, đó là cắt lấy 4 câu trước - cổ nhân gọi là tiền giải - của bài thơ luật; nếu hai câu trước đối nhau là cắt lấy phần hậu giải; bốn câu đều đối nhau là cắt lấy 4 câu giữa; còn toàn bài không có đối, là cắt lấy hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ luật mà hợp lại . Số câu tuy có khác nhưng cách bố trí vẫn không khác nhau, cũng khởi, thừa, chuyển, hiệp , một bên từng cặp, một bên từng câu, mạch văn vẫn tiếp, khí văn vẫn nổi, không dứt không ngừng. Và tuy có 4 câu nhưng ý tứ phải sung mãn như 8 câu thì mới xứng danh là Tuyệt Cú, là Tứ Tuyệt. Bởi Tuyệt vừa có nghĩa là Tiệt (cắt) vừa có nghĩa là tuyệt diệu.
Xin cử mỗi loại một tuyệt để làm mẫu:
Hai câu đối nhau như bài DỆT CỬI của Lê Thánh Tông;

Thấy dân rét mướt nghĩ mà thương
Vậy phải lên ngôi gỡ mối giường
Tay ngọc đẩy đưa thoi nhật nguyệt
Gót vàng dậm đạp máy âm dương


Hai câu đối nhau như bài SONG CHIỀU của TX :

Ngày trôi chậm chậm sông đưa lá
Thoi liệng xa xa én dệt mù
Mở rộng song thơ chờ ánh nguyệt
Nửa lòng xuân sắc nửa lòng thu


Bốn câu đều đối như bài TỨC CẢNH của Nguyễn Tư Giản làm lúc đi sứ sang Trung Hoa thời Tự Ðức:
Gió đưa dương liễu cành cành nguyệt
Khói tỏa ngô đồng khóm khóm sương
Thuyền mọn năm canh người Bích Hán
Ðịch đài một tiếng khách tầm dương

Bốn câu đều không có đối như bài MỜI TRẦU của Hồ Xuân Hương:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu ôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thời thắm lại
Ðừng xanh như lá bạc như vôi 

 
Chỉ có 4 câu mà ý tứ phải đầy đủ, phải trọn vẹn thì bài thơ mới thật hoàn hảo. Bằng còn có thể thêm thắt, thì đó là một bài bát cú mới làm nửa chừng, Ví dụ bài DỆT CỬI của Lê Thánh Tông, đọc lên chúng ta cảm thấy thiêu thiếu như xem chưa hết lớp tuồng mà đã bị hạ màn. Do đó đời sau, nhiều người đã thêm những câu sau thành một bài bát cú, như Tôn Thọ Tường là một:

Thấy dân rét mướt chạnh mà thương
Phải bước lên khung sửa mối giường
Tay ngọc lẹ đưa thoi nhật nguyệt
Gót son lần đạp máy âm dương
Xuân riêng hoa liễu canh dàn cuốn
Ý hiệp rồng mây chỉ vấn vương
Dâng gấm sân chầu mong có thuở
Sánh bường Tô Huệ bức văn chương


Sửa đổi một vài chữ rồi thêm vào bốn câu thành một bài bát cú lời đẹp ý giàu, lại nói lên được chút tâm sự thầm kín .
Những bài Tứ Tuyệt có đối thường bị nối đuôi hoặc nối đầu, để ngầm bảo rằng chưa phải thơ Tuyệt Cú. Nhưng nếu ý tứ trong bài không được phong phú, thì loại không có đối cũng dễ biến thành thơ bát cú. Ví dụ bài VẤN NGUYỆT sau đây, tương truyền là của Hồ Xuân Hương:

Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn
Ba mươi mồng một đi đâu vắng
Hay có tình riêng với nước non


Cụ Tú Nguyễn Khuê đã biến thành một bài bát cú rất được thưởng thức:

Dì Nguyệt mình ơi ! Tớ hỏi đon :
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn
Hỏi con ngọc thố chừng bao tuổi
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con
Ðêm vắng cớ chi soi gác tía
Ngày xanh lại thẹn với vầng son
Ba mươi mồng một đi đâu vắng
Hay có tình riêng với nước non .


Bài VẤN NGUYỆT của cụ Tú cũng như bài DỆT CỬI của ông Tôn, tuy là thơ chắp nối, song theo đúng khuôn phép. Ý tứ trong toàn bài luôn luôn đi sát đầu đề. Những câu Ðề, Trạng, Luận, Kết, câu nào cương vị nấy, nhiệm vụ nấy, không chút sai lệch. Mạch thơ khí thơ, như nước suối cao, gió đồng rộng, không bị gián đoạn hay ngưng trệ. Nếu đi thi thì quan trường dù khắt khe đến đâu cũng không thể đánh hỏng .

Hai bài đó, nếu các bạn xem xét kỹ, sẽ giúp các bạn nắm vững thêm về Chương Pháp.
Con đường đưa đến diệu xứ của Thơ còn xa lắm .
Nhưng trong BẰNG HỮU KIM KÝ của Nguyễn Ðôn Phục có câu :
Ðất đã đắp cho nên núi, chín chày phải gắng công lao ;
Ðường dù đi đi dốc đến nơi, nghìn dặm chi nài khó nhọc .

Mong các bạn đừng chán nản
Quách Tấn
  --------------
Huỳnh Hữu Đức Biên Tập