Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Cựu Học Sinh - Cựu Giáo Sinh Vĩnh Long Viếng Đền Thờ và Phần Mộ Đại Thần Phan Thanh Giản

Vào Tháng 7- 2014 nhân đi dự sinh nhật chị Dương Thị Anh ở Ba Tri Bến Tre, Cựu Giáo Sinh Sư Phạm Vĩnh Long. 
Chúng tôi đến viếng Đền thờ và Mộ cụ Phan Thanh Giản.
Đền thờ và ngôi Mộ của cụ Phan hiện đang được người Cháu đời thứ Sáu trông coi.


Cổng vào khu Đền Thờ và Mộ Cụ Phan Thanh Giản
Thơ, Khang (Cháu nội Thơ), Minh, Điệp Lê, Đăng (Cháu nội Đức), Duyên,Sanh.
Bàn Thờ Cụ Phan Thanh Giản
Đức
Đăng, Anh Minh, Chánh, Huệ
Đức, Anh Minh, Huệ
Thơ, Đức, Chí Thanh
Điệp Lê,  Sanh
 Mộ Cụ Phan Thanh Giản
Hoàng (BT) Vinh(cựu giáo sinh), Chánh (cgs), Thể (BT), Thơ,Minh, Điệp Lê, Sanh, Chí Thanh, Duyên, Xuân, Đức

Hình Ảnh : Huỳnh Hữu Đức- Huỳnh Bảo Đăng

Thấy Bóng Chẳng Hình


Nhớ em thấy bóng chẳng hình
thấy trăng trước ngõ thấy mình bơ vơ
bỏ đi từ đó đến giờ
khi nào em nghĩ thằng khờ năm xưa

Thằng khờ đội gió đội mưa
đợi bao nhiêu khổ ngóng chờ ánh trăng
gió lay mờ tỏ bóng hằng
mà anh cứ ngỡ bước chân ai về

Nhớ mòn giấc ngủ cơn mê
thấy hình chẳng bóng nằm kề song song
đời anh mộng thực quay mòng
như con cá nược lội vòng theo ghe

Trần Phù Thế


Người Đàn Ông Kỳ Lạ


      Ông kể rằng ông cũng không biết cha mẹ mình là ai, và rằng ông ấy cũng từng sống ở cô nhi viện. 
      Năm 16 tuổi, tôi hoàn thành kỳ huấn luyện quân đội cơ bản và quyết định rời khỏi Florida, nơi tôi lớn lên trong một cô nhi viện, để tới thành phố khác tìm cơ hội.
      Khi tôi đến nhà ga tàu điện ngầm, tôi để ý thấy có rất nhiều người vô gia cư tụ tập ở đó - và đó cũng không phải là chuyện bất thường. Có một số người, tôi nghĩ mình từng gặp trước đây, bởi tôi cũng là một đứa trẻ đường phố vài năm trước khi sống ở cô nhi viện và được đào tạo những kỹ năng cơ bản để tự lập.
      Vì tôi chưa bao giờ có gia đình, nên tôi quyết định dừng lại một chút, nhìn quanh xem có người nào mà tôi từng quen từ ngày trước không. Khi nghe thấy có tiếng ồn ào cùng một đám đông, tôi lại gần và thấy có mấy thanh niên đang vừa chế nhạo, vừa xô đẩy một người bị dị tật. Người này thấp hơn hẳn mức bình thường, khuôn mặt hơi méo mó và chân đi khập khiễng. Thực ra, tôi đã từng nhìn thấy người đàn ông này nhiều năm trước, hồi tôi còn sống lang thang, nhưng tôi chưa bao giờ bắt chuyện với ông ta vì trông ông ta có vẻ đáng sợ.

      Ban đầu, tôi cứ thế bước tiếp bởi tôi không nghĩ rằng mình có thể làm gì để cản mấy cậu thanh niên kia. Tôi không đủ can đảm. Nhưng càng bỏ đi xa, tôi càng cảm thấy trong lòng mình không yên ổn. Cuối cùng, không chịu được nữa, tôi quay lại. Lúc này, mấy cậu thanh niên đã bỏ đi, còn người đàn ông dị tật thì bị đẩy ngã, ngồi bệt dưới đất, quần áo bẩn thỉu. Tôi nhìn ông ấy và chẳng biết nói gì. Thế rồi tôi cúi xuống, đỡ ông ấy dậy, dìu ông ấy tới ngồi ở một băng ghế, và bảo rằng tôi sẽ mua thứ gì đó cho ông ấy ăn, nếu ông ấy đói.
      Ông ấy nói rằng đang rất đói, nên tôi mở ví lấy ra một tờ 20 đôla. Đó là một khoản tiền lớn đối với tôi vì tôi chỉ được nhận 68 đôla/tháng trong kỳ huấn luyện quân đội. Khi tôi chào ông ấy rồi đi tiếp, ông ấy chợt gọi tôi lại và hỏi liệu ông ấy có thể mời tôi bữa tối được không.
      Chúng tôi vào tiệm ăn nhanh ngay trong ga tàu điện ngầm và gọi hai chiếc bánh burger cùng một phần khoai tây chiên. Chúng tôi nói chuyện với nhau một lúc. Tôi kể với ông rằng tôi đã sống một thời gian trong cô nhi viện và bây giờ tôi sẽ cố gắng đi tìm việc làm ở một thành phố khác.
      Ông ấy kể rằng ông ấy cũng không biết cha mẹ mình là ai, và rằng ông ấy cũng từng sống ở cô nhi viện. Sau khi ăn xong, tôi quyết định trả tiền bữa ăn để ông ấy có thể giữ lại 20 đôla.Thế rồi người đàn ông này bảo tôi đợi một lúc trong khi ông ấy đi lấy một thứ quan trọng. Vì cũng chẳng vội vàng gì nên tôi ra ghế ngồi đợi.
      Phải đến 30 phút sau, ông mới quay lại, đưa cho tôi một phong bì lớn và bảo tôi không được mở ra cho đến khi lên tàu. Tôi bắt tay ông ấy và nhìn theo cho đến khi ông ấy đi khuất. Thế rồi tôi gấp chiếc phong bì lại, cho vào túi và đi.


      Một lúc sau, tôi lên được chuyến tàu mình cần. Khi đã ngồi yên chỗ, tôi mới nhớ ra chiếc phong bì mà người đàn ông dị tật đưa cho mình. Tôi mở ra, trong đó là mười tờ 100 đôla còn mới tinh, một tờ giấy ghi chú, và một trang tạp chí.
      Trong tờ giấy đó có viết: “Tôi đã nói rằng tôi sẽ mời cậu ăn tối". Còn trên trang tạp chí là hình ảnh chính người đàn ông dị tật lúc nãy, ăn mặc trang trọng, với tiêu đề bài báo: "Người đàn ông dị tật từng sống trong cô nhi viện đã trở thành một trong những doanh nhân giàu có nhất". Ở dưới cùng của trang báo đó có thêm một dòng chữ viết tay: "Cậu hãy dùng số tiền này để ăn bữa tối thật ngon nhé! Mặc dù với tôi, bữa ăn trong tiệm ăn nhanh lúc nãy mới là bữa ngon nhất mà lâu lắm rồi tôi mới được thưởng thức".


Haley
(Dịch từ Inspirationstories)
Tiểu Thu sưu tầm


Cách Làm Cơm Cháy Giòn Trong Vòng 10 Phút


Yên Đỗ Sưu Tầm


Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Đăng Bảo Đài Sơn - 登寶臺山



Thơ Trần Nhân Tôn (Trần Khâm)
  登寶臺山        Đăng Bảo Đài sơn

地寂臺逾古, Ðịa tịch đài du cổ,
時來春未深。 Thời lai xuân vị thâm
雲山相遠近, Vân sơn tương viễn cận.
花徑半晴陰。 Hoa kính bán tình âm.
萬事水流水, Vạn sự thủy lưu thủy,
百年心語心。 Bách niên tâm dữ tâm.
倚欄橫玉笛, Ỷ lan hoành ngọc địch
明月滿胸襟。 Minh nguyệt mãn hung khâm


Dịch nghĩa:

Vùng đất hẻo lánh càng khiến toà đài thêm xưa cũ
Mùa xuân đến chưa lâu
Mây núi thấy như xa như gần
Đường hoa nửa sáng lạng nửa mù mờ
Muôn việc như nước đẩy trôi  nước
Trăm năm lòng dặn với lòng
Tựa vào lan can cầm ngang cây sáo ngọc
Ánh trăng chiếu phủ vạt áo trước ngưc.



Dịch Thơ:

                     Lên núi Bảo Đài 
           Nơi tịch mịch đài trông thêm cổ
           Theo tiết trời xuân độ chưa lâu .
                Núi mây lồng lộng xa gần ,
   Đường hoa nửa rợp nửa vàng nắng xuyên .
       Muôn việc đời triền miên nước chảy ,
        Cuộc trăm năm lòng mãi nhủ lòng .
             Lan can sáo ngọc tay nâng ,
Ánh vàng đầy ngực một vầng trăng trong .
                                         Mailoc phỏng dịch

        Lên Núi Bảo Đài
Đền xưa cổ kính chốn hoang sơ
Xuân mới vừa sang, tiết chuyển mùa
Mây núi gần xa, hình bóng ẩn
Nắng râm đậm nhạt, ngõ hoa mờ
Việc đời tuần tự như dòng chảy
Tâm sự bời bời tựa giấc mơ
Đứng dựa lan can, nâng sáo ngọc
Ánh trăng bàng bạc khoảng trời thơ.
                              Phương Hà phỏng dịch

       Lên Núi Bảo Đài
Cảnh tịch liêu đài nhiều nét cổ
Đất trời chớm đổi tiết xuân sang
Gần xa mây núi trông mờ ảo
Sáng tối đường hoa tỏa dịu dàng
Muôn thuở sự đời con sóng nước
Trăm năm thế cuộc tấm trung can
Tay nâng sáo ngọc lùa âm vọng
Vạt hứng đầy trăng ngập ánh vàng

                                    Kim Phượng
 
    Lên Núi Bảo Đài 
Vùng hoang đài cổ kính
Xuân mới còn mong manh
Mây núi xa gần hiện
Đường hoa sáng tối tranh
Việc đời như nước chảy
Năm tháng với tâm lành
Sáo ngọc bên lầu thổi
Thân đầy ánh nguyệt thanh

                        Quên Đi



Lắng Sâu - Thơ Kim Phượng - Phổ Nhạc Dương Thượng Trúc


Thơ: Kim Phượng
Phổ Nhạc: Dương Thượng Trúc
Thực Hiện: Mũ Nâu11

* * *
Lắng Sâu

Đêm buồn về nghe bước chân xa lạ
Từng con đường bóng tối ngả màu trăng
Tàn hương hoa lòng trăng già gầy guộc
Trông mong gì khi chẳng thuộc về nhau

Gọi chiêm bao kiếp sau còn có thể
Định mệnh buồn dâu bể mối tình câm
Giấc mộng đầu ngàn năm còn thơ dại
Tình ngàn năm sương khói bạc màu trăng

Dáng trăng rằm mây cao thầm vẩn đục
Ngàn nhớ thương âm giục xé đôi lòng
Đêm lắng sâu tìm sao băng đi lạc
Thắp nguyện cầu lòng tạc níu trăng mơ

Hạnh phúc cho nhau lúc đợi chờ!

Kim Phượng

Nỗi Buồn Mùa Thu



Em thấy không ?
Rồi mùa thu cũng ra đi
Đâu có gì cứ giử hoài tuyệt mỹ
Màu lá vàng rực rỡ
Man mác buổi heo may
Giờ còn lại chỉ lạnh buồn tê tái.

Em thấy không?
Cả rừng phong với dáng buồn ủ rủ
Khẳng khiu cành
Cây đứng đợi ngọn đông phong
Mùa thu qua về đâu bao xác lá
Mới hôm nào còn mang cả sắc trời thu.

Rồi mai đây không còn gì quyến rũ
Khách thi nhân quyên hẳn buổi thu về
Một rừng phong chơ vơ màu tuyết trắng
Co ro buồn đứng lặng hứng đông rơi.

Họ lại đi lại chờ mùa thu tới
Sắc vàng pha rực rỡ buổi thu chiều
Hàng vạn vầng thơ
Với ngàn lời ca tụng
Đâu hiểu được nỗi buồn hiện tại
buổi tàn thu.

Em thấy không?
Thế nhân mê vẽ đẹp
Có bao giờ ai ngắm tuyết mà mơ
Mà chỉ có
những vầng thơ đầy oán trách
Khi nhìn rừng chiều tuyết lạnh trắng màu tang.

Vĩnh Trinh


Thơ Tranh: Một Mình

  

Thơ: Quên Đi
Thơ Tranh: Kim Oanh

Đêm Liêu Trai - Đông Hồ


Yếm tác nhân gian ngữ
(Bồ Tùng Linh)


Cánh mộng từ đây thôi khép lại,
Đêm đêm bút mực tặng ai đây.
Thời gian dằng dặc dài: Thương nhớ;
Vũ trụ mênh mông vắng: Đọa đày.

Còn nhớ đêm nào đương thưở ấy:
Ngàn thông reo tiếng, gió lung lay.
Tơ trăng mảnh rướm sau rèm lá,
Tay mới cầm tay dậy đắm say.
Ngờ ngợ như quen từ kiếp trước,
Ái ân bừng cảm phút giây này.

Lòng hoa ngậm kín hồn trinh trắng,
He hé mùa yêu ngát mái tây.
Một phút cảm thông tình vạn thuở,
Sông hồ còn vướng gió trăng đầy.
Qua rồi lạnh lẽo lòng chăn gối,
Chờ đợi đìu hiu tháng với ngày.

Đã thấy lâng lâng niềm giản dị,
Lòng tan theo nước, ý theo mây.

(Tuyển tập Trinh trắng)

Đông Hồ
Suối Dâu sưu tầm

Bài Thơ Tình Mùa Thu


      Ngày xưa khi mới chớm tuổi mộng mơ, tôi cũng mơ mộng theo phong trào thuở đó. Tôi mơ được sở hữu một chàng phi công đi mây về gió, “bay lượn” trên trời như cánh đại bàng oai vệ. Không phải vì lậm truyện phong thần mà a dua bởi lời đồn: “Pilot đẹp trai, hào hoa phong nhã”.
Con gái mới lớn thì lo xa làm gì cho mệt, nghe nói đẹp trai là khoái rồi, dù đẹp trai phong nhã thường đi đôi với đa tình và…bạc tình. Tôi chưa kịp thực hiện mơ ước thì đời rẽ sang hướng khác, đang đi học tôi lại đi lấy chồng. Thế là mộng tàn từ đấy!

      Đến bây giờ khi bước vào tuổi gió heo may về se lạnh, mộng mơ ngày xưa đã quên béng vào thời gian dằng dặc thì tôi bỗng vớ được hai chàng cựu Pilot từ trên trời rơi xuống một lúc. Hai chàng ngày xưa đều là phi công lái L19 quan sát, vậy mà chẳng hiểu bây giờ mấy ông quan sát kiểu gì lại trúng ngay một bác “đầm già” là tôi. Chắc tại hơn ba mươi năm không phi hành toàn phi…hãng nên tầm “quan sát” kém rồi chăng !???
      Tuy vậy “mối tình tay ba” của chúng tôi rất hòa thuận và thắm thiết, dù cả hai chàng vẫn còn mang nặng cái ba lô món nợ tình nghĩa sau lưng. Trong lúc ngẫu hứng, tôi đã cảm tác ra một bài thơ có tựa đề - MỐI TÌNH RẤT LẠ:
      Là “mối tình tay ba” trong vắt/ những email trêu ghẹo dở hơi/ dù phương trời ba đứa ba nơi……
      Tôi ở Georgia. Dũng ở Florida. Khánh ở Maryland.
      Tôi quen Khánh là do người bạn nhờ cầm chút quà của anh gởi cho chồng nó trong chuyến tôi về VN. Có sẵn số phone, dù đã xong công việc gởi quà, Khánh vẫn thường xuyên gọi cho tôi mỗi ngày, không có chuyện gì để nói thì hỏi: Hôm nay trời mưa hay nắng? Hôm nay Ngân vui hay buồn? Hôm nay Ngân …uống nước chưa? Toàn chuyện “hôm nay” vớ vẩn, chẳng lẽ anh mê giọng nói… à…uôm như ễnh ương kêu, hay kiểu cười phá lên như mảnh sành bể của tôi?
      Sau khi tôi từ VN trở về, mối giao hảo với Khánh càng thêm khắng khít. Truyện trên trời dưới đất, chuyện chiến tranh hòa bình thế giới, chuyện hỏa tiễn tàu ngầm, chuyện tình yêu tình hận, được chúng tôi đem ra mổ xẻ như những nhà bình luận thứ thiệt. Tuy lòng tôi cũng có nhiều nỗi niềm ai oán nhưng khi giao tiếp với mọi người tôi thường dí dòm pha trò, tự nhiên sảng khoái, khiến câu chuyện thêm phần rôm rả, có lẽ vì vậy anh tìm được nơi tôi chút niềm vui thư giãn, tạm quên đi những phiền muộn hàng ngày. Và anh cũng là chỗ dựa tinh thần, chia xẻ niềm vui nỗi buồn cùng tôi.

      Thân thiết, tôi nhận ra trong tâm tư anh có chút cay đắng buồn phiền với người vợ càng lớn tuổi càng cố chấp khó khăn. Anh vốn hiền lành, chịu đựng, yêu chiều nhường nhịn vợ từ ngày bắt đầu ký giấy chung thân. Sau ba mươi mấy năm “nể” vợ, bề dày thời gian như sợi xích vô hình trói chặt tư tưởng, nếp sống. Anh không còn một chút tự do cá nhân, vợ càng ngày càng xiết chặt “kỷ luật thép” khiến anh ngộp thở. Nhưng anh chưa bao giờ có ý muốn thử làm một cuộc bứt phá để cải thiện nếp sống, anh cam tâm phục tùng theo “điều lệnh” của vợ.
      Nói chuyện với tôi anh có chỗ để “xả” bớt những ức chế trong lòng. Giọng anh nửa Nam nửa Bắc, ngọt lịm như mía hấp, tôi nghe cũng bắt ghiền. Khi tôi kể anh nghe chuyện Dũng, anh thường nói: - Nó hoạt bát lanh lợi, cái gì cũng giỏi hơn anh, với nó em sẽ vui hơn với anh!
      Hai anh cùng học chung một khóa huấn nhục KQ ở Nha Trang, là bạn của nhau.

      Tôi quen Dũng do một lần viết e-mail cám ơn anh đã gởi cho cuốn Đặc San Hội Ngộ KQ tôi nhờ một người bạn xin giùm. Mail qua mail lại trở nên thân hồi nào không hay, sau dùng phone cho tiện, vợ Dũng không là người Việt Nam nên ở nhà khi cần “đàm thoại”, vợ chồng anh phải dùng ngôn ngữ thứ ba. Có lẽ vì không thể diễn đạt hết tình cảm yêu thương với “đối tác” bằng lời, nên anh cũng bị ức chế. Dù chưa bao giờ “có lỗi” với vợ, nhưng bây giờ chắc anh cần một “hồng nhan tri kỷ” đồng hương để “tán” cho hết ý.
      Vợ Dũng không ghen tương bóng gió, không sở hữu cô lập chồng khắt khe. Cuối tuần anh được tự do đi gặp gỡ bạn bè, càfe tán dóc nhậu nhẹt, có khi đi giang hồ một hai ngày mới về, vợ đã không giận hờn mà còn nồng hậu kiểm soát xem “vốn liếng” còn hay hết. Anh cũng là thành viên trong hội “nể” vợ, sợ bóng sợ vía nàng vô cùng. Có lần đang sôi nổi chuyện trò với tôi, anh bỗng hạ giọng thì thào: - Chết!...nàng tiên của anh về, thôi bye.
      Mấy bà vợ này đúng là họ đã tu tiên đắc đạo!

      Khi trò chuyện, anh pha trò nhiều câu dí dỏm hài hước, khiến tôi cười nôn ruột, anh đắc chí hỏi:
- Em thấy anh có dễ thương không?
Tôi vẫn ngoác miệng cười khì:
- Có, rất dễ thương. Nhưng còn một người dễ thương hơn anh nhiều.
Anh ngạc nhiên hấp tấp hỏi:
- Ai … thằng nào “ngon” vậy?
Tôi ỡm ờ nói đố :
- Người này ở MD, bạn anh đó, anh nghĩ coi là ai?
      Thật ra tôi cũng không muốn nói cho Dũng biết tôi quen Khánh, vì cần phải giữ bí mật cho “chàng” này được an toàn, nhưng cảm thấy như vậy không công bằng với Dũng. Lâu nay câu chuyện gì giữa tôi và Dũng, tôi đều kể cho Khánh nghe, nên hôm nay tôi muốn công khai “mối tình tay ba”.
Anh suy nghĩ hồi lâu, lẩm bẩm những cái tên, không tên nào đúng anh mất kiên nhẫn chịu thua:
- Em nói đại đi, anh không nghĩ được đâu, tên nào vậy?
Khi tôi nói tên “Khánh”, anh lặng đi một lúc rồi hỏi?
- Em …có nghe thấy tiếng gì không?
Tôi thật thà đáp:- không.
- Vừa nghe nói tên nó, anh giật mình rơi từ trên giường xuống đất cái rầm. Anh cũng thoáng nghĩ tới, nhưng không thể ngờ nó … to gan như vậy. Thằng này trước giờ hiền như cục đất, tôn … thờ vợ một phép, vậy mà ra chiêu qúa ngoạn mục. Trong khi anh trầy trật mãi mới có số phone của em, thì nó đã qua mặt từ lâu!
Tôi hỉ hả chọc ghẹo:
- Vậy anh phải bái phục em, vì em có chiêu thức cao siêu nên mới dụ được thầy tu phá giới.

      Khi biết tới ngày Christmas, mấy anh bạn thân cùng khóa với Khánh và Dũng sẽ có một cuộc hội ngộ tại nhà Khánh để gặp gỡ hàn huyên, tôi nằng nặc đòi bay qua. Hôm sau phone cho tôi, Khánh kể:
- Dũng nói với anh, lần này trước khi bọn nó kéo qua đây, nó phải đem theo lá cờ và đi quyên tiền…
Tôi ngạc nhiên ngắt lời:
- Đem theo cờ làm gì. Mấy anh đi chơi chớ đâu phải đi biểu tình? Mà sao lại phải quyên tiền, chẳng lẽ họ qua có mấy ngày anh không lo được? Ông này … khinh người quá đáng.
Anh bật lên tràng cười to, chắc nãy giờ cố nén:
- Ha…ha…nó nói quyên góp tiền để phúng điếu cho anh. Cờ để làm lễ…phủ cờ khi anh đi đoong, lần này anh chết chắc rồi, vì em là người “lạ mặt” không …mời mà đến.
- Ghê vậy sao? Thôi em không đòi đi nữa để anh được sống bình an.
- Cũng chưa chắc, ngày nào thông tin này rò rỉ ra ngoài, đến tai bả, anh vẫn bị án lăng trì.
- Dù em ở xa ngàn dặm, chỉ nói chuyện với anh qua phone và không bao giờ gặp mặt???
- Đúng, dù ở xa ngàn dặm và chỉ nói chuyện qua phone, nhưng vì em là đàn bà. Giao tiếp với đàn bà anh sẽ…chết.
- Vậy anh có sợ không!? Hay thôi đi.
Anh nói trong tiếng cười, giọng dịu như …nước mắm pha đường:
- Sợ thì … có, nhưng lỡ rồi, tới đâu tính tới đó.

      Những câu chuyện nói với Khánh, tôi kể lại cho Dũng nghe và ngược lại. Vì múi giờ khác nhau nên hết “ca” của Khánh thì đến “ca” Dũng, không kẹt đường. Mấy câu chuyện kể qua kể lại như vậy làm chúng tôi cười bò lăn, tôi hay phàn nàn với Dũng:
- Anh nói chuyện chẳng ngọt tí nào!... Không bù với người kia, càng ngày người ta càng pha mật vào giọng nói, em sắp chết như…ruồi rồi nè.
Dũng thở dài thườn thượt:
- Ôi giời!...Khi …yêu mới biết tình yêu là buồn. Anh làm sao chạy đua được với cái thằng Khánh ”đường” ấy, hay là mỗi lần nó nói với em câu gì, em viết lại rồi đưa cho anh học, anh sẽ nói với em y chang như vậy.
Câu nói dí dỏm giả ngây giả ngô của anh, mỗi lần nhớ đến tôi lại cười một mình. Dũng hay “hát” cái điệp khúc “khi yêu mới biết tình yêu là buồn”. Yêu gì mà luôn nói:
- Anh cầu trời trúng số, sẽ đứng ra tổ chức đám cưới cho ”hai em”, ở bên nó em sẽ hạnh phúc hơn với anh.
Tôi cười sằng sặc:
- Em có phải là… hủi đâu mà mấy ông né dữ vậy? Người này đùn đẩy qua người kia. Ông nào thì em cũng chẳng dám xâm mình nhào vô, lơ mơ ăn đạn liền, các bà “tiên” của mấy ông khi ghen lên trở thành bà chằng cả. Thôi, em cứ ở xa vầy…xạo xạo cho an toàn.
***

      Con gái rủ đi FL chơi trong dịp nghỉ vài ngày lễ cuối tuần, tôi chịu ngay. Tôi muốn nhân cơ hội này, nhìn “tạng mặt” Dũng, coi lão đẹp giai cỡ nào, nhìn hình gởi qua máy giống …cựu chiến binh trở về từ thế chiến thứ hai quá. Anh cũng nói, “thấy mới tin” một vị cao niên là tôi mà nhìn còn … được được.
      Nhưng xui xẻo, mấy ngày tôi đến FL là mấy ngày Dũng phải về quê ăn đám cưới cháu vợ, “quê” ở xa nên vợ anh muốn ở lại chơi cho bõ công đi. Tôi bâng khuâng buồn, tiếc cho chuyến đi không được một công hai chuyện. Thôi! …âu cũng là cái số, coi như “mối tình tay ba” mãi mãi là những “người tình không chân dung”.
      Còn ba tiếng nữa mới tới FL. Phone của Dũng. Anh nói đang chờ ở motel nơi tôi book phòng sẵn. Anh đã viện lý do nào đó để không đi về “quê” dự đám cưới cùng vợ. Tôi thật sự rất vui, có thế chứ, chẳng lẽ “hồng nhan tri kỷ” này không được welcome.
      Nói là ba tiếng, nhưng rồi bốn tiếng đồng hồ chúng tôi mới đến nơi, anh chờ mỏi tê người, tội quá! Đúng, ở ngoài anh đẹp…giai phong độ hơn trong hình, nhờ cộng thêm nét sinh động của nụ cười, ánh mắt.

      Sau khi ăn uống, con gái về phòng ngủ sớm vì lái xe đường dài mệt mỏi. Anh đưa tôi đi dạo ven biển. Gió sang mùa lạnh ngắt làm tôi run lập cập bởi quên mang áo khoác. Anh choàng tay ôm vai tôi dìu đi, hơi nóng cơ thể anh lan truyền sang tôi ấm áp, chút cảm xúc chợt len lỏi vào lòng. Trái tim không có tuổi còn nhiều xao xuyến với nhịp đập riêng. Nhưng tôi kịp trấn áp mình, không để đi trật đường rầy sang con đường chữ “T”, không phải T…tình mà là Tê…tái. Tôi sẽ phải giữ khoảng cách tình bạn trong sáng nếu tôi không muốn tê tái, tê thấp và tê liệt cả trái tim.
      Anh đưa tôi đi tìm một Gorcery để mua vài chai nước uống. Chớm sang thu, con đường vương vài chiếc lá úa xào xạc dưới chân, gió heo may se lạnh. Hàng cây trúc đào trồng dày đặc ven đường nở đỏ thắm, cánh hoa mỏng manh chao đảo trước gió, rơi rụng xuống hè đường. Anh ôm vai tôi trìu mến, nhìn vào giống một đôi tình nhân đi dưới chiều thu vàng bãng lãng, bâng khuâng…

      Hôm sau anh dành cả ngày đưa tôi vòng quanh thành phố. Xem phố, xem biển. Biển ở Florida không đẹp mấy, không có hàng dương xanh trên bờ cát trắng như biển Nha Trang, gặp hôm trời mưa lất phất nên bãi ít người, hoang vắng. Vài chiếc thuyền nhỏ neo bến dập dềnh. Vài người cưỡi xe trượt nước rẽ sóng lượn vòng. Biển xa rì rào mời gọi. Từng con sóng xô bờ tung bọt trắng rồi tan nhanh. Vài người chạy bộ dọc theo mé nước, họ muốn tận hưởng mùi của biển, không khí trong lành.
Ngồi trong xe trên đường về, tôi nói đùa khiêu khích:
- Em trả anh về nguyên vẹn, không sứt mẻ tí nào. Vợ anh có phước ghê, em không cám dỗ được anh.
Anh nhìn tôi, nói như dỗi:
-Em đừng ngạo anh….
      Tôi cười xòa, nghĩ thầm: Thôi anh ạ, giữ được tình cảm không vẩn đục thế này tốt hơn.
Tôi biết “ông anh” này nhát gan, chờ tôi bật đèn xanh mới dám …tới, nhưng tôi đâu có dại dột như thế, khi không lại đâm đầu vào ngõ cụt không lối thoát. Nhưng vì vậy tôi thêm quí mến anh, anh đã rất coi trọng tôi, không làm tôi khó chịu khi hành xử theo cách thường tình.
      Hôm ấy cũng là tối cuối cùng ở FL, sáng sớm mai tôi sẽ rời nơi này trở về chốn cũ. Đứng dưới chân cầu thang motel, chúng tôi nói lời từ biệt. Anh chợt với tay ôm tôi vào lòng, nâng cằm đặt một nụ hôn lên…trán. Nụ hôn dịu dàng trìu mến, nhẹ như gió. Cơn gió bất ngờ ào ạt đến rồi vội vã bay nhanh. Nụ hôn để lại dấu ấn kỷ niệm khó phai…
      Mối “tình thơ” với anh quả là thơ mộng như thuở hồng hoang. Có đời nào giữa thời đại loài người coi sex như trò con nít chơi game, hai kẻ có bề dày thời gian “chinh chiến” lại chỉ dè dặt nắm tay nhau, run run như lần đầu hò hẹn, giữ gìn lễ giáo nghiêm cẩn. Tôi mến anh chàng này quá. Anh là người bạn khác giới đúng nghĩa, để tôi chia xẻ buồn vui cay đắng giữa cuộc đời bể khổ, yên tâm không lo lắng bị cám dỗ phạm tội.

      Tôi vốn có tâm hồn thơ…thẩn thâm căn cố đế, bèn “sáng tác” một bài thơ, ghi lại cảm xúc cuộc hội nghộ quá ư là trữ tình lãng mạn:…....... Em đi rồi ai có nhớ nhung? / Gởi lại anh con đường mới dìu nhau qua mà như thân quen lắm. / Thu vừa sang lá vội đổi màu. / Gởi lại anh biển lộng gió chiều sâu. Nắm nhẹ tay nhau run run như thuở đầu đời khờ khạo…..
      Dĩ nhiên khi làm thơ thì phải thăng hoa thi vị, phải dùng lời óng ả mượt mà, thậm chí có khi còn phải lâm ly bi đát nữa, thì tình thơ mới ru được lòng người. Khi tôi hào hứng đọc cho anh nghe những lời tràn trề cảm xúc ấy thì đầu giây bên kia lặng đi một chút, rồi tiếng anh cười xòa:
- Ôi giời!... anh đưa em đi mua có chai nước thôi, vậy mà em cũng làm được bài thơ, ghê thật! Nhưng phải công nhận, bài thơ đi … mua nước của em hay lắm.
Nghe nhân vật chính phán một câu hết sức hụt hẫng, nhưng tôi mắc cười…
- Ơ…cái anh này, bài thơ tình của người ta lãng mạn vậy mà anh bảo là bài thơ … đi mua nước, rõ chán…!!!
       Tuy nói thế, nhưng tôi biết tâm trạng “anh chàng” não nùng xao xuyến lắm, vì một “mối tình” lãng…đãng như vậy mà thành thơ mới ghê. Nói theo văn chương của Dũng, đó là “tí nắng cuối đời”.
Khi nghe kể tôi và Dũng nắm tay ôm vai, đi dưới chiều thu vàng lá rụng. Khánh nói lẫy:
-Em với nó đi…mua nước tình tứ thế còn gì, anh thua rồi.
Tôi cười ha hả:
-Thua gì, anh Dũng nói anh là nhà máy sản xuất đường với mật, ảnh chạy theo không kịp. Lúc nào ổng cũng thở dài ca cẩm “lại thua nó nữa”, rồi hát khi yêu mới biết tình yêu là …khờ.

      Dũng hay thở ngắn thở dài vì bị tôi chê là hời hợt, không biết “ga lăng” phụ nữ. Hôm đi với tôi, anh cố nhớ mở cửa xe cho tôi lên đúng một lần. Những lần sau đó, khi đã ngồi chễm chệ sau tay lái, anh mới nhớ đến tôi đang còn đứng xớ rớ bên ngoài. Anh cười cười, thôi mở cửa vô đại đi em.
Dũng hay “khen” tôi:
-Em giỏi thật, một lúc “điều hành” hai …thằng “người yêu” mà vẫn vui vẻ bình yên, không có cảnh võ sĩ lên sàn thi đấu …
Tôi thở dài não nuột:
- Có ai yêu em đâu mà chẳng vui vẻ? Người này rước em đi thì người kia ăn mừng, cần gì phải thi đấu cho mệt.
Khánh cũng nói:
- Em tài thật, hai tay …lái hai thằng phi công…
      Hai anh vẫn phone cho tôi theo “ca”. Ngày nào chúng tôi cũng có chuyện để nói cười, chọc ghẹo nhau. Ngày nào cũng có người rót mật ngọt ngào cho tôi say. Ngày nào cũng có người thở dài tiếc nuối: “khi yêu mới biết tình yêu là …khùng”.

      Một …tí nắng cuối chiều thu êm dịu, đủ ấm áp một khoảng trời hiu hắt cô liêu.

Hoàng T Thanh Nga 

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Mười Năm Tình Cũ - Trần Quảng Nam - Elvis Phương

      Từ năm 1975 đến 1985 là 10 năm,bản nhạc ra đời đã nhanh chóng đươc nhiều người yêu mến, vì bản nhạc đã nói lên nỗi lòng cùng tâm trang của hàng vạn người đã thấy mối tình của mình trong lời bài hát, và đến bây giờ gần 30 mươi năm sau bản nhạc vẫn còn sức hấp dẫn của nó.
       Vì lẽ . . .tình yêu tưởng đã cũ, tưởng đã quên, nhưng tình yêu ấy trong thời gian dài như vậy, nó vẫn còn âm ĩ trong lòng cho những ai đã mang tâm trang này.
      Tình yêu là thế đó và khi xa nhau trong nỗi nhớ nỗi thương mới thấy tình yêu của mình lúc xưa sao mà đẹp đến thế.


Nhạc Sĩ: Trần Quảng Nam
Ca Sĩ: Elvis Phương
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Không Đề...


Nợ nước chưa xong đầu đã bạc,
Kiếm cung hoen rỉ đã bao ngày.
Nửa đời phiêu bạt, hờn vong quốc,
Sự nghiệp bây giờ vẫn trắng tay!


Ta đốt những đêm dài cô lẽ
Qua từng điếu thuốc đắng trên môi.
Cơn gió Đông về thêm giá buốt,
Ôi ngày trở lại quá xa xôi...

Vợ con biền biệt phương trời ấy,
Ta ở nơi nầy mộng cố hương.
Đêm vắng từng đêm ta bật khóc,
Thương con, nhớ vợ lắm đoạn trường!

Đã tội tình gì mà bắt phải
Cách ngăn đôi ngã quá mười niên?
Thiều quang chớp nhoáng đời có mấy?
Biết đến bao giờ nối tơ duyên?

Nhớ xưa một thuở đời ngang dọc,
Gót chân chinh chiến khắp ba vùng...
Xứ xa chôn chặt đời hiệp khách,
Ưu sầu nhặt nốt những ngày xuân...

Mặc Thái Thủy
 
 Lincoln, Nebraska - 1986

Bé Mãn Lộ Và Bóng Nước Lung Linh







Mắt em
bóng nước lung linh
Nụ tươi hy vọng niềm tin cho đời
(KimOanh)


Trương Văn Phú

Tình Qua Toán Học


Loay hoay mãi anh đi tìm tọa độ
Tại phương trình không nghiệm số em ơi
Nên x,y còn ngăn cách đôi nơi
Mình đôi ngã mù khơi vì cát tuyến
Không giải được vì “sin” hay nghịch biến
Anh xa em tại duyên kiếp âm dương
Đời biểu dương ta song song đôi đường
Hay cách biệt một phương trời bất kể
“X trên Y” dưới bằng tỉ lệ
Anh và em trông nhau như thể tương giao
Nhưng làm sao đối mặt nhìn nhau mình gặp gỡ
Đóng khung vào đáp số

 * * *
Ngày mai trên nẽo đường đời
Nắm tay hai nghiệm em cười ngã nghiêng
Ta em mấy phút gặp nhau
Biết đây mấy lúc ban đầu quen em
Ôi sao kể xiết êm đềm
Yêu em đến nổi nghe mềm tâm linh
Ta thương bóng dáng xinh xinh
Hẹn nhau trong “Lý” có “Hình” nghe em


(Khuyết Danh)
Tống Ngọc Nhan sưu tầm

Hôm Người Đi


Khi em đi mùa thu hay mùa hạ
Ta nơi này trời đất cũng lưa thưa
Đi hay ở buồn như nhau em ạ!
Bởi con người cùng một nghĩa bơ vơ.

Xin chớ hẹn, bởi hình dung đã khác
Ngày qua ngày đâu biết sẽ về đâu
Phù trần tiêu trưởng rơi lang bạt
Bào ảnh lênh đênh sóng bạc đầu.

Mùa xuân rồi sẽ không về nữa
Son phấn theo người lũ lượt trôi
Mười năm như thể không hương lửa
Mười năm không thấy nắng trên đồi.

Người đến và đi đều vội vã
Sáng nay rừng núi nhớ mùa thu
Mây trời ai dệt vầng u nhã
Nên gió vi vu suốt bốn mùa.

Lý Thừa Nghiệp


Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Gọi Là…Một Chút


(Cảm tác từ “Một chút” của Khiếu Long)

Gọi là một chút nhớ thương
Để cho tim ấm con đường tình qua
Gọi là một chút cách xa
Để mong hoài niệm mãi là trong nhau
Gọi là một chút xót đau
Để ôm cay đắng ngậm sầu với em
Gọi là một chút thân quen
Để vương ánh mắt môi mềm tình rơi
Gọi là một chút tại…nhưng
Để đời sỏi đá cũng đừng dối gian

 7/2014
Thiên Thu

Bạn Đã Đi Rồi


( Gởi về TBT Houston – TX . USA)
  
Mới ngày nào chúng ta cùng họp mặt
Đối diện nhau nhắc mãi tuổi học trò
Bạn định cư bên trời xa đất khách
Tôi quê nhà cày sỏi đá âu lo.

Tiếp các bạn  điểm dừng chân chợ nổi
Với ông và bà nữ sĩ Nguyên Nhung
Cơn nắng Hạ hâm ân tình nóng hổi
Vì thật lâu mới có dịp tương phùng.

Vài ngày sau chúng ta cùng gặp lại
Bên dòng sông hiền dịu của Bà Vèn
Anh Sáu Thành với thửa vườn rộng mát
Nhà cao cửa rộng ngồi mãi… chưa quen.

Trưa hôm nay mở máy vui gặp bạn
Đã về nhà bận bịu chuyện hàng ngày
Nắng vẫn ấm hôn dòng sông quê Mẹ
Mà bạn ta xa tít … buổi chiều nay !

Bạn trở về mang ân tình bất tận
Bạn ra đi đem niềm vui nhỏ đi theo
Không biết năm sau hay năm sau nữa
Chúng tôi còn …tiếp bạn ở quê nghèo?!

Dương Hồng Thủy

Wir Fuhren Allein Im Dunkeln Heinrich Heine - Anh Và Em Không Hẹn


Wir Fuhren Allein Im Dunkeln

Wir fuhren allein im dunkeln
Postwagen die ganze Nacht;
Wir ruhten einander am Herzen,
Wir haben gescherzt und gelacht.

Doch als es Morgens tagte,
Mein Kind, wie staunten wir!
Denn zwischen uns saß Amor,
Der blinde Passagier.

Heinrich Heine
* * *
Dịch Thơ:
Anh Và Em Không Hẹn


Anh và em không hẹn,
Cùng đi chuyến xe đêm.
Hai đứa cười vui vẻ,
Chỉ mình anh với em.

Sáng ra ta kinh ngạc,
Thấy người khách thứ ba
Là tình yêu lậu vé
Lén vào ngồi bên ta.


Thái Bá Tân
(Kim Oanh sưu tầm)

Lake Oconee-USA Giống Hồ Than-Thở-Việt Nam

Một trong số những chùm chime
Lake Oconee/USA giống Hồ Than-Thở/Việt Nam
Kiến trúc pha kim cổ

ChinhNguyen/H.N.T. 
GA, 2011-14



Thói Quen Trễ Giờ


      Viết về đề tài này cũng giống như món ăn dễ nhai nhưng khó nuốt, hoặc y như mình tình nguyện bước chân vào ổ kiến lửa, bởi nó không dễ dàng được người khác “cảm tình”.
Người Việt Nam nào cũng than phiền về tình trạng trễ giờ của “phe ta”, nhưng ngay những người than phiền về điều này cũng không tránh khỏi thói quen mà chính họ không… ưa. Người viết cho rằng đây là một “thói quen”, vì nhiều bằng chứng cho thấy những ai “trễ hẹn” là vì họ muốn như thế chứ không do hoàn cảnh khiến họ phải trễ giờ. Khi cần, người Việt Nam rất đúng giờ. Ít ai thấy người Việt Nam đến muộn trong những vụ hẹn hò có tính cách ảnh hưởng đến “nồi cơm” của họ.
      Ngay người bản xứ cũng biết cái “bệnh trễ giờ”, hay “thói quen trễ giờ” của người Á đông hay người Việt Nam chúng ta. Có một thành ngữ  bằng tiếng Anh: “Better late than never, but never late is better”. Tạm dịch: “Trễ giờ vẫn còn tốt hơn không bao giờ, nhưng không  bao giờ trễ giờ vẫn tốt hơn trễ giờ.”
Trong những cuộc hẹn hò giữa đôi tình nhân, người trễ giờ thì không sao, nhưng người chờ đợi thấy thời gian nó dài lắm. Cho nên Thi Sĩ Hồ Dzếnh có mấy câu Thơ:

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Để lòng buồn anh dạo khắp quanh sân.
Trên tay anh điếu thuốc cháy lụi dần.
Anh khẻ bảo: gớm, sao mà nhớ thế.

      Đó là sự trễ giờ giữa đôi trai gái yêu nhau, và sự trễ hẹn đó không sao, có khi còn là chuyện hay hay, nhưng trong sinh hoạt của con người, tình trạng trễ giờ cần phải được xem lại. Vì sự trễ giờ thật sự đã tạo thêm nhiều rắc rối, có khi là những hệ lụy khôn lường. Trong những cuộc vượt biên tìm tự do, người đến điểm hẹn không đúng lúc, đã bị bỏ lại và phải mất hằng chục năm mới gặp lại người thân, hoặc họ chẳng bao giờ gặp nhau sau lần trễ hẹn đó.
Tại hải ngoại, sự trễ giờ một cách triền miên của người Việt Nam đã làm mất thì giờ của nhau một cách vô lý trong những tiệc cưới hay những buổi hội họp. Có người kể cho tôi nghe, tại Oregon (nơi người viết đang cư ngụ) có một vị Mục Sư Việt Nam làm tiệc cưới cho con ông. Có lẽ ông muốn làm một cuộc thay đổi về tình trạng trễ giờ, nên ông nói trước với những tín hữu mà ông là mục sư của họ rằng: Ông sẽ tổ chức đúng giờ, nếu anh chị em nào đến trễ giờ, ông xin lỗi trước, bởi ông sẽ không chờ. Kết quả, tiệc cưới không thể tiến hành đúng giờ, vì đã trễ hơn một tiếng mà chỉ có vợ chồng ông và xe của cô dâu chú rể có mặt, còn hầu hết những người thuộc nội, ngoại, xa gần cùng tín hữu vẫn chưa thấy tăm hơi. Trước hoàn cảnh đó, tiệc cuới không thể tiến hành và xem như hoài bảo làm một cuộc “cách mạng” về việc đúng giờ của vị mục sư khả kính đó đã trở nên thất bại “thê thảm”.
      Có lần tôi tổ chức tiệc vui trong ngày “Tết Nguyên Đán” tại Salem, Oregon, nơi tôi khởi sự mục vụ rao giảng về sự cứu rỗi của Chúa. Trong bữa tiệc này, có khoảng 30% quan khách là người bản xứ. Vì biết cái tật của “phe ta” nên trong thư mời, tôi ghi giờ mời người Mỹ trễ hơn người Việt Nam một tiếng đồng hồ. Dù đã ghi trong thiệp như thế nhưng tôi vẫn chưa an tâm. Gần đến ngày tổ chức, tôi đích thân gọi từng gia đình Việt Nam và xin họ cố gắng đến đúng giờ để ban tổ chức khỏi phải áy náy với người bản xứ. Vì thấy tôi “năn nỉ” tha thiết quá nên có khoảng 40% khách Việt Nam đến trước giờ khai mạc khoảng 15-30 phút, và 60% còn lại đến rất đúng giờ. Rốt cuộc, tất cả người bản xứ đều đến sau người Việt Nam. Nhưng lần chờ đợi đó, phe ta vui lắm, vì đó là lần đầu tiên “bất chiến tự nhiên thành”.
Như đã nói, người Việt Nam nào cũng than phiền về tình trạng trễ giờ của những người Việt Nam khác, nhưng tại sao nhiều người Việt Nam vẫn cứ trễ giờ? Thực tế thì người Việt Nam rất đúng giờ, có khi còn đến sớm cả giờ để ngồi chờ, trong những trường hợp sau đây:

      Hẹn thi quốc tịch hay tuyên thệ trở thành công dân Hoa Kỳ. Ra phi trường đón người yêu hay đón vợ từ Việt Nam mới sang. Hẹn phỏng vấn cho công việc làm. Hẹn phỏng vấn xin tiền trợ cấp xã hội…
Nếu vì thiếu giờ nên trễ giờ thì không nói chi, nhưng còn dư giờ mà cũng trễ giờ một cách triền miên thì phải tìm cách thay đổi. Nhiều trường hợp cho thấy, không ít người bị tai nạn xe cộ chỉ vì hối hả trong lúc lái xe. Có những trường hợp người ta gây ra hoả hoạn chỉ vì hối hả ra khỏi nhà, nên quên kiểm soát điện đài hoặc không nhớ tắt đèn, tắt bếp.
      Trở lại câu hỏi, tại sao người Việt Nam hay trễ giờ? Xin thưa, tại vì người Việt Nam muốn trễ giờ trong các tiệc cưới hay sinh hoạt trong cộng đồng. Người viết từng thăm dò về tình trạng này thì hầu hết ai cũng nghĩ, mình có đến trước cũng phải chờ người khác, nên việc gì phải đúng giờ? Mặt khác, thì giờ dự trù ra khỏi nhà để đến điểm hẹn quá khít khao nên luôn luôn trễ.

      Đi chơi trễ giờ, tham dự những buổi tổ chức trong cộng đồng, các tiệc cưới hỏi trễ giờ đã đành, mà đến đến Nhà Thờ hay Thánh Đường để thờ phượng Chúa cũng trễ giờ. Tôi từng sinh hoạt tại một nhà Tin Lành tại Portland, Oregon. Tôi chứng kiến, có người vào nhà thờ đã trễ cả nửa tiếng. Họ bước vào nhà thờ  trong lúc ông mục sư đang giảng luận. Đáng lẽ họ phải giữ im lặng và tìm cho mình một chỗ ngồi thì họ lại đi “tà”, “tà” như không chuyện gì xảy ra. Chưa hết, họ còn ung dung tấp bên này bắt tay người này, tấp qua bên nọ bắt tay hay chào hỏi người kia thật lớn tiếng, khiến người giảng luận và người nghe giảng luận cũng phải giật mình.
      Thử hỏi, là con dân Chúa, chúng ta có một cuộc hẹn với thị trưởng thành phố hay thống đốc tiểu bang chúng ta có dám trễ giờ không? Vậy mà hằng tuần đến nhà thờ ra mắt Chúa, chúng ta luôn hay thường trễ giờ là sao? Nếu chúng ta mong đợi và vui mừng cho việc chờ đến ngày Chúa Nhật để được đến nhà thờ thờ phượng Chúa thì khó trễ giờ lắm.
      Tôi thấy trong các mùa lễ lớn tại Hoa Kỳ, có người vì muốn mua cho bằng được hàng hoá “on sales” nên phải đến trước xếp hàng cả giờ. Có người đến trước tiệm, dựng lều để chờ sáng sớm vào trước mua được món hàng giá rẻ, nhưng khi cần đúng giờ cho những việc khác thì lại không quan tâm. Nói chung, tất cả sự trễ nải là do chúng ta mà thôi. Trước khi kết luận bài viết “dễ mích lòng” này, tôi xin kể câu chuyện về sự “trễ giờ” của tôi.

      Khoảng năm 1998, tôi tham dự một buổi nói chuyện và giải đáp thắc mắc về chương trình “cải cách an sinh xã hội” (welfare reform) của chính phủ Mỹ tại Portland, Oregon. Tôi đến địa điểm tổ chức trước giờ khai mạc khoảng ba mươi phút. Đây là thói quen của tôi. Trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, tôi luôn cố gắng đến trước giờ tổ chức để quan sát và tạo dịp tâm tình, xã giao với đồng hương mình. Lần đó đến địa điểm tổ chức vừa đậu xe xong, bước ra khỏi xe tôi gặp ngay một vài đồng hương Việt Nam gồm những vị rất cảm tình và luôn ủng hộ các việc làm của tôi. Các vị giữ tôi lại và hỏi han nhiều vấn đề, từ chuyện cộng đồng cho đến chuyện cá nhân. Khoảng mười phút chuyện trò tôi mới nói với các vị ấy rằng: “Thôi chúng ta cũng nên vào trong cho ấm hơn và để tiếp tay với ban tổ chức nếu họ có điều gì cần giúp…”. Khi chúng tôi bước vào hội trường thì tôi mới “té ngửa” là mình lại trở thành kẻ “trễ giờ” so với hằng trăm người ngồi chật nít trong hội trường. Lần đó tôi nhìn thấy những khuôn mặt thật xa lạ, hoặc những người tôi từng quen biết trong sinh hoạt cộng đồng, trong nhà thờ Tin Lành, ngay cả những người từng tuyên bố “không thích chuyện chính trị” cũng đến đó trước tôi. Họ quá đúng giờ và đến thật đông vì buổi nói chuyện đó thật sự có liên quan đến nồi cơm của họ. Tôi không nói điều này tốt hay xấu, nhưng tôi chỉ muốn nói, trễ giờ hay đúng giờ đều cho chúng ta quyết định cả.


      Kết luận: Luật pháp không đó điều khoảng nào buộc tội người “trễ giờ” nhưng sự trễ giờ thường tạo ra nhiều điều tiêu cực cho chính người đó và những người chung quanh. Ai không tin, cứ thử đến trễ trong vụ hẹn thi quốc tịch Mỹ, hoặc tuyên thệ trở thành công dân Hoa Kỳ, hoặc có mặt trong một phiên Tòa, hoặc cuộc phỏng vấn tìm việc làm… thì biết. Tôi cũng từng trễ giờ, và nếu tôi phải đến trễ, tôi cố tìm cách thông báo cho ban tổ chức hay người mời tôi rõ hoàn cảnh của tôi. Tôi càng ý thức rằng, không thể chỉ vì sự trễ nải của tôi mà làm ảnh hưởng đến nhiều người khác.
      Đừng nên trễ giờ trong các sinh hoạt chung và cũng đừng nên trễ nải trong đức tin nếu người đó đang tìm kiếm một nơi vĩnh cửu cho linh hồn sau khi lìa trần. Ý tôi muốn nói là đừng trễ nải cho quyết định tiếp nhận sự cứu rỗi của Chúa. Đừng chờ ngày mai, vì ngày mai có khi không đến với chúng ta. Chỉ cần một trận động đất, sóng thần, một tai nạn, một cơn bệnh, chúng ta sẽ không còn cơ hội để đạt được những gì đáng lẽ chúng ta phải đạt được khi còn hơi thở. Chúng ta có thể chậm trễ điều gì chứ việc chung, hay công việc Chúa thì không nên trễ nải.

Huỳnh Quốc Bình

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Dạ Khúc (Sérénade - Franz Schubert) - Phạm Duy - Lệ Thu


Thơ Cảm Tác: Kim Phượng
Thơ Tranh & Youtube: Kim Oanh

1/ Sérénade - Franz Schubert 

 

2/ Dạ Khúc - Lời Việt Phạm Duy, Tiếng Hát Lê Thu 


Dạo Khúc Bên Hồ

(Một trong số những chùm chime)

Như Lamartine trong bài thơ Le Lac,
Ta ngồi đây bên Lake Oconee.
Sóng lăn tăn theo gíó buồn hiu hắt,
Mấy chùm chime văng vẳng tiếng ngân dài.

Hồ nằm dưới chân đồi nghiêng thoai thoải,
Những hàng cây thân thẳng vút trời cao.
Dãy kiến trúc năm tầng pha kim cổ,
Như điện đài là khách sạn năm sao.

Thời tiết buổi giao mùa nên chớm lạnh,
Tấm màn mây che khuất ánh mặt trời,
Gió nhè nhẹ se lòng ta cô quạnh,
Nhớ hồ xưa_Than-Thở_sớm sương mờ.

Kìa có một chiếc xuồng đang lướt nước,
Tận ngoài xa vỗ sóng nhẹ xô bờ.
Một chim trắng đang là là bay lượn,
Chạnh lòng ta thương hại kiếp chim đơn.

Hỡi thời gian hãy ngừng dang cánh rộng,*
Cho hồn ta lắng đọng phút trầm tư.
Hãy yêu mau*...lời Thi-Nhân kêu gọi,
Giòng thời gian cuốn mạnh cõi phù du.

Rồi mai sẽ hình hài tan biến hết,
Chẳng còn chi ở lại chốn dương trần.
Cái tồn tại...là hồn ta vĩnh viễn,
Cùng Oconee hiện hữu mãi ngàn năm.

*Le Lac/Lamartine(Méditations):
O temps,suspends ton vol...suspendez votre cours...
Aimons donc...hâtons nous,jouissons.

ChinhNguyen/H.N.T. GA, 2011-14

Rạch Nước Quê Tôi - Đồng Tháp










Phủ Hiền

Tình Khúc Toán Học

LGT:

      Tống Ngọc Nhan là cháu nội của Ông Tống Hữu Định, Cựu nữ sinh trường Trung Học Tống Phước Hiệp, lớp 6/7, niên khóa 1973 -1974 Vĩnh Long, Việt Nam.

     Từ khi còn đi học, Ngọc Nhan đã sưu tầm, chép lại những bài thơ xưa. Trong những bài thơ ấy Ngọc Nhan đã sưu tầm những bài Tình Toán Học, cô đã gìn giữ suốt 35 năm qua.
     Chân thành cảm ơn Ngọc Nhan đã lưu giữ những bài thơ hiếm quý từ xa xưa để lưu truyền mãi về sau.

Trân trọng
Kim Oanh


Tình Khúc Toán Học



Anh có biết tình ta luôn “tọa độ”
Sao anh còn làm “biện số” đi hoang
“Tỉ lệ thức” tình yêu anh có biết
“Thương số” là gì anh vẫn đa mang
Là con gái lòng em luôn “định hướng”
Yêu một lần chỉ “một điểm” thôi anh
Mặc bao tháng “đồ thị” vẻ lanh quanh
Kìa “mặt phẳng” cứ lạnh lùng tiến tới
Em lại bảo tình anh luôn “tọa độ”
Thiên hạ đồn em chỉ thích “Vectơ”
Này anh hỏi sao không khai “tích số”
Tình yêu là gì? một “ẩn số” hay sao?
Đời “vô nghiệm” sao anh không chịu hiểu
“Hệ thống phương trình” nào có nghĩa chi đâu
“Đường thẳng” cứ đi tình yêu sẽ tới

“Đa thức” làm gì một kiếp sống mong manh
Anh có biết em yêu “hằng đẳng thức”
“Hệ thống” hai phương trình em muốn bốn
Khi thấy anh đứng yên như “một trục”
Em chợt hiểu tình yêu “y=ax”
Nhưng anh ơi tình yêu trong “đa thức”
Cũng chỉ là “hàm số” đương thời
Vậy “căn số” anh ơi tình “đại số”
“Đại số” muôn đời anh ước mơ

(Khuyết Danh)
Tống Ngọc Nhan sưu tầm


***
Những Bài thơ Tình Toán Học tiếp

1/ Tình Toán Học
2/ Tình Yêu ax2+bx+c=0
3/ Tình Yêu Toán Học
4/Tình Qua Toán Học