Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Phút Yên Bình












Biện Công Danh

Thơ Tranh: Dốc Xưa

(Từ Lối Xưa của Khiếu Long)

Lối Cũ
Về tìm em lối cũ
Con tim đầy bâng khuâng
Lối xưa vùng kỷ niệm
Bước chân sao ngại ngần

Vầng trăng xưa còn đó
Hàng liễu rũ bên trời
Em vẫn ngồi sầu mộng
Buồn vương nào chơi vơi

Không còn gì ngăn cách
Tình yêu của chúng mình
Vòng tay trao nồng ấm
Sau tháng ngày linh đinh

Thôi ngậm ngùi tiếc nhớ
Dấu yêu xưa nồng nàn
Quên đi đời phiền muộn
Gió xuân về mênh mang


Thơ: Khiếu Long
Họa Thơ: Tiểu Vũ Vi
Thơ Tranh: Kim Oanh


Tiếc Cuộc Tình - Tiếc Chi


( Riêng về một người…)

Cuộc sống tưởng như chẳng bận lòng
Duyên đâu đưa đẩy biết ai trông
Nỗi buồn trắc trở hoài vương vấn
Tình muộn trái ngang bạc má hồng
Thôi thế từ nay xin giã biệt
Đọa đày chi lắm để mà mong
Đành đem trả lại lời thề cũ
Tàn cuộc tình xưa tiếc cõi lòng

06/2014
Thiên Thu


* * *
Tiếc Chi

(Từ Tiếc Cuộc Tình của Thiên Thu)

Tình xưa đã cũ, tiếc mà chi?
Thôi thì trả lại hết hẹn thề,
Trắc trở má hồng phận ngang trái,
Vương vấn nỗi buồn thuở si mê,
Duyên đã không thành, đành giã biệt,
Thương tiếc đọa đày, tủi phận thêm!
Cuộc sống vẫn trôi, đời vẫn đẹp,
Chôn chặt đáy lòng, cố lãng quên!!!

Nam Chi

Xướng Hoạ: Nếu..! Lỡ..! Xin..! Cho...



Bài xướng: Nếu...!

Nếu đừng thao thức những đêm thâu
Nếu cõi lòng vơi hết giọt sầu
Nếu chẳng xót xa người đến muộn
Nếu thôi day dứt mộng qua mau
Nếu màu hoa thắm như ngày cũ
Nếu cuộc tình say tựa buổi đầu
Nếu tấm thân ta là đá sỏi
Thì tim đâu có nhói cơn đau!

Nguyễn Gia Khanh
* * *
Các Bài Hoạ:
Lỡ...!


Lỡ đắng cay xin thời khắc thâu
Lỡ tim yếu đuối vướng u sầu
Lỡ câu hò hẹn lòng chôn kín
Lỡ khúc ân tình tim vỡ mau
Lỡ nhắc tàn tro giây phút cuối
Lỡ khơi hoa mộng buổi ban đầu
Lỡ duyên mai trúc xin an phận
Nếu bước chung đường e khổ đau!

Kim Phượng
* * *
 
 Xin...!

Xin đừng trằn trọc suốt canh thâu
Xin chớ đầy vơi giọt lệ sầu
Xin hãy nhớ rằng duyên đã muộn
Xin ngừng tiếc nuối mộng tàn mau
Xin hoa mãi nụ dù phai nắng
Xin tóc còn hương đến bạc đầu
Xin được một lần tha thiết ngỏ
Rồi thôi, im lặng giữ niềm đau !...

Phương Hà
* * *
Cho


Cho cả cuộc đời cũng chẳng thâu
Cho nhiều như thế chuốc thêm sầu
Cho tình để đó còn suy nghĩ
Cho bạc ừ đây sẽ nhận mau
Cho hết thiết gì thân ốm đói
Cho thêm nào kể trọc trơ đầu
Cho hoài mới thấy vui trong dạ
Nếu mãi như vầy khó hết đau

Quên Đi
* * *
Vì...!


Vì ai trằn trọc suốt canh thâu
Vì vướng tình si để khổ sấu
Vì nỗi xót xa tình chín muộn
Vì lòng ray rứt mộng tan mau
Vì hoa quỳnh thiếu vầng trăng bạc
Vì trái tim phai nguyện ước đầu
Vì trót mang thân là hạt bụi
Nên đành trôi nổi giữa dòng đau !...

Lộc Mai
* * *
 
 Vẫn ....

Vẫn nhớ tình em đã tiếp thâu
Vẫn dòng dư lệ lúc ưu sầu
Vẫn mang day dứt khi lầm lở
Vẫn muốn ân tình trả được mau
Vẫn "nếu" còn yêu đừng lỗi hẹn
Vẫn "xin"giữ trọn mối duyên đầu
Vẫn nuôi mộng ước dù hư ảo
Để trái tim hồng bớt khổ đau.

Song Quang
* * * 
Nếu... !

Nếu cõi lòng bình thản tiếp thâu,
Nếu đừng thao thức dạ thôi sầu.
Nếu không day dứt người ly biệt,
Nếu chẳng xót xa mộng vỡ mau.
Nếu cuộc tình say như mới gặp,
Nếu màu hoa thắm tựa ban đầu.
Nếu lòng thanh thản thôi vương vấn,
Thì trái tim tình chẳng nhói đau!

Đỗ Chiêu Đức.
* * *
Thà


Thà rớt mồng tơi khỏi tóm thâu
Thà nghe gió lộng giữa đồng sầu
Thà nguyên bản chất dù xuân muộn 
Thà vẹn linh hồn dẫu kiếp mau 
Thà mặc Bà Ba gìn nếp cũ 
Thà ăn đậu hủ diệt ma đầu 
Thà chân chai cứng đi mòn sỏi 
Chẳng chịu cúi lòn để tránh đau.

Cao Linh Tử
* * *
Chớ....!


Chớ buồn đối diện với đêm thâu
Chớ hoảng rơi nhằm cái vũng sầu
Chớ thấy điềm may mà sướng vội
Chớ xem điều rủi để sầu mau
Chớ nhìn quần áo truy lòng dạ
Chớ ngắm dung nhan đoán bụng đầu
Chớ có vội vàng lời phán xét
Trách người lầm lẫn hẳn mình đau

KyGan
* * *
Đừng...!


Đùng mơ bóp nát mảnh trăng thâu
Đừng đắm chìm trong bể khổ sầu
Đừng tự dày vò khi đến chậm
Đừng cười cay đắng lúc quên mau
Đừng trông cánh nhạn mờ chân núi
Đừng khóc mưa ngâu ướt mái đầu
Đừng vướng đa mang mà chuốc lụy
Vì đời đã quá đủ thương đau !

Phương Hà
* * *

Không…!

Không buồn sao biết được đêm thâu
Không nhớ ai đâu hiểu nỗi sầu 
Không nợ sao lòng hoài thổn thức
Không yêu đời sẽ lụn tàn mau 
Không nghĩa nào xui hai đứa gặp
Không duyên chẳng khiến kết đôi đầu
Không nói không thưa lòng khắc cốt
Xa rồi mới biết trái tim đau!

Kim Oanh
* * *
 
 Có

Có cà phê thức trắng đêm thâu 
Có giặc hăm he nghĩ cũng sầu 
Có nợ ngày đêm lo phải trả 
Có tiền xài bậy chỉ già mau 
Có tình yêu nước không theo giặc 
Có nghĩa rèn tâm chớ cúi đầu 
Có bạn kết đoàn đồng tâm sức 
Có ngày mở mặt chẳng còn đau

Chân Diện Mục
* * *
Khi..

Khi buồn nên thức mãi canh thâu
Khi nhớ người ta mới khổ sầu
Khi nợ nên lòng luôn khắc khoải
Khi yêu đời đẹp rất là mau (biết là bao)
Khi duyên đã đến xui mình gặp
Khi nghĩa tiêu tan khiến đối đầu
Khi mộng không tròn sao cứ ước?
Thời gian đâu xóa hết niềm đau!

SongQuang
* * *
Phải

Phải chi...đừng thức suốt canh thâu
Phải chẳng yêu đương khỏi lụy sầu
Phải nợ nên tình thêm gắn bó
Phải duyên ràng buộc sẽ thương mau
Phải hoa tươi thắm không tàn úa
Phải níu thời gian há bạc đầu
Phải trẻ được hoài...Xuân bất tận
Thì đâu cay đắng với niềm đau.

Lý Lệ MAI
Michigan 1/11/2016

Phạm Ngũ Lão

Thuở còn cấp sách đến trường, khi học về lịch sử, chúng ta không thể quên tựa đề một bài học:
"Ngồi Đan Sọt Mà Lo Việc Nước, Phạm Ngũ Lão"



Phạm Ngũ Lão ( 范五老; 1255-1320) là tướng Nhà Trần trong lịch sử Việt Nam . Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào ,Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên . Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biên của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời Nhà Đinh .
Đến đời Phạm Ngũ Lão gia cảnh sa sút cha mất sớm, mẹ già yếu, Phạm Ngũ Lão phải kiếm sống bằng nghề đan sọt. Nhưng ông phụng dưỡng mẹ chu đáo, hiếu thảo. Ông nổi tiếng thông minh, ham đọc sách và chịu luyện rèn nên đã tinh thông võ nghệ.

Chuyện kể rằng, một hôm đoàn quân của Đức ông Trần Hưng Đạo kéo ngang qua, dân chúng hết thảy đều dẹp sang 2 bên, nhường đường, riêng Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi xếp bằng tròn, điềm nhiên đan sọt bên vệ đường còn mãi suy nghĩ "việc nước" vô ý không đứng dậy, mặc cho quân lính quát, thét thế nào cũng không nghe, đâm giáo vào đùi đến máu chảy đầm đìa cũng không biết. Thấy sự lạ, Hưng Đạo Vương xuống voi, cúi nhìn chàng thanh niên đang đan sọt mà như vô hồn, vô cảm. Ông hỏi:
- Nhà ngươi quê ở đâu, bị giáo đâm như thế không biết đau sao mà vẫn ngồi như vậy? Bấy giờ, Phạm mới giật mình, sực tỉnh, kính cẩn nhìn người hỏi, vội thưa:
- Bẩm Đức Ông, tôi họ Phạm... tôi mãi nghĩ mấy câu trong binh thư, không biết có quân của Đức Ông trẩy qua, làm trở ngại việc quân, xin Đức Ông xá tội cho.
- Hẳn tráng sĩ biết quân Mông Nguyên đã chinh phục hàng chục nước ở Đông - Tây, nhà Tống cũng bị đẩy xuống phía Nam... nay chúng đang gấp rút xâm lược nước ta một lần nữa.
- Bẩm Đức Ông, kẻ thứ dân này, tuy ở nơi thôn dã, song cũng biết được giặc Mông Nguyên đã động binh, rắp tâm xâm lược nước ta.
- Tráng sĩ đã tỏ ra là người thao lược, ta rất quý trọng. Ta muốn đưa về trang Ấp Vạn Kiếp giúp ta huấn luyện quân sĩ, mong tráng sĩ vui lòng (Bách khoa trí thức phổ thông, trang 233).

... Hưng Đạo Vương rất hài lòng về chí khí, hoài bão, sự hiểu biết của chàng nông dân khôi ngô, tuấn tú, có dáng người chắc khỏe, mới chừng ngoài 20 tuổi này. Nhờ có đức độ hơn người lại có tài võ nghệ, Phạm Ngũ Lão được Trần Hưng Đạo vừa trọng dụng vừa thương như con. Ông được Trần Hưng Đạo gả con gái (giả làm con gái nuôi của Trần Hưng Đạo vì nhà Trần có quy định chỉ gả con gái trong dòng tộc) là quận chúa Anh Nguyên, đồng thời đem tiến cử cho vua Trần coi quân cấm vệ, bảo vệ vua và Cấm thành. Vua Trần phong ông đến chức Điện suý thượng tướng quân, cho lập phủ đệ ngay trong vương cau của triều đình tại kinh thành.
“Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ nhưng rất thích đọc sách, sống phóng khoáng, có chí lớn, thích ngâm thơ, xem qua có vẻ như không để ý đến việc võ bị nhưng quân do ông chỉ huy thực là đội quân trên dưới như cha con, hể đánh là thắng". (Đại Việt sử ký toàn thư)

Thuật hoài

Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu(*).
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu(**). 
                             Phạm Ngũ Lão

Dịch nghĩa : Tỏ lòng

Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng át cả sao Ngưu. 
Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch Thơ : Tỏ Lòng

Bao năm múa giáo giữ quê nhà 
Hùng phủ sao Ngưu chiến sĩ ta 
Nam tử nợ danh chưa trả đủ 
Thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu Gia

Tự Hoạ

Vung giáo bao thu giữ nước nhà 
Khí trùm Ngưu Đẩu thế quân ta
Nam nhi nợ nước còn chưa đáp 
Ắt thẹn khi bàn tích Vũ Gia 

Quên Đi

Đây quả là bài thơ có hàm ý sâu sắc, thể hiện cái uy dũng của một đấng Nam Nhi

Lê Quý Đôn từng nói: "Phạm Ngũ Lão là người trong trẻo, cứng rắn, cao thượng, thanh liêm, có phong độ như kẻ sĩ quân tử đời Tây Hán, thật không phải người tầm thường có thể theo kịp được. Bởi vì nhà Trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà không bó buộc, hòa nhã mà có lễ độ, cho nên nhân vật trong một thời có khí tự lập, hào hiệp cao siêu, vững vàng vượt ra ngoài thói thường, làm rạng rỡ trong sử sách, trên không hổ với trời, dưới không thẹn dưới đất".

(*) Hán Ngữ có thành ngữ Khí thôn Ngưu Đẩu 氣吞牛斗 - hùng khí có thể át cả sao Khiên Ngưu và sao Bắc Đẩu
(**) Vũ Hầu Gia Cát Lượng tức Khổng Minh quân sư của Lưu Bị thời Tam Quốc.                                   
Hết
Huỳnh Hữu Đức (Theo "Hùng Ca Sử Việt Phần Cuối" )

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Nhân Hình Phụ Bản "Sao Dám Hẹn"

      Bài thơ ngắn của Chs Nguyễn Trường Tộ, tên khai sanh là "Sao Dám Hẹn" có hình phụ bản. Ảnh tả như sau, đóa hoa lục bình tím đẹp mênh mang, rất mỏng manh, và người con gái áo dài trắng cũng đẹp lắm, mắt không nhìn ngay mà liếc, tôi mở trang xem có gì mới không, thì y như rằng tôi vào ảnh minh họa này, cứ như bị "vũ vô cương tỏa năng lưu khách" vậy, chỉ bởi cú nhìn liếc mà ra, phải đổ thừa mới được, lý do đáng là chính lắm chứ.


      Này nghen!- người xưa nói chớ không phải tui nói (Nhất kiến khuynh nhân thành phố, tái kiến khuynh đa huynh đệ.. thiên kiến thì chết thiên hạ…hè ). Thử nghĩ xem, người đã đẹp rồi, thay vì dợm bước đi, thì đi luôn cớ gì ngoái cổ nghiêng đầu, mắt liếc có đuôi đính kèm nụ cười như hoa hàm tiếu có thêm chút tình lưu lại…có anh tài nào mà không xỉu, chí ít cũng hồi hộp bủn rủn rồi đăng ký xin gởi tấm thân bồ tượng..
Tui cũng có người bạn, cứ có nụ cười thêm cú liếc là rớt cái đuội, mà rớt hoài mới lạ, rồi ham rớt nhiều nhiều thêm thêm, để khi buồn buồn nằm võng toong ten đàn thâu đêm suốt sáng.


Cũng có chàng vốn trên bờ lại sắm thuyền lang thang sông nước cũng vì nụ cười rơi rớt ghi mãi trong lòng đẩy anh vào sông nước lênh đênh, mà cảnh này lại là men sống hùng sống mạnh.. tôi ngắm mà thương…

Rồi gia đình quá đông bởi cái nhìn xưa còn đeo đẳng mà phải ngày ngày hai con nước cùng chiếc xuồng hết xuôi rồi ngược tìm thêm chút sống cho đại gia đình
Hai năm trước ông này không còn chày nữa, hỏi thăm mới biết lao khổ đã rảnh nợ rồi gánh đời trao lại cho con trai cũng lại xuống sông, nhưng chiếc xuồng lành lặn hơn, thì cũng là xuồng với chày
Nếu như ngày xưa đôi bên đều (chù ụ - chầm dầm ) thì tui cũng chẵng có ảnh để mời bà con xem.







Trương Văn Phú

Bài Thơ Cùng Khổ


Đừng than thở ưu phiền vì số phận
Hay trách mình lận đận giữa trần gian
Chớ bi quán hãy tìm Chúa nương nhờ
Tình yêu Chúa vô bờ không kể siết

Thơ tôi viết tặng riêng người cùng khổ
Như mùa hè đang đổ những giọt mưa
Như buổi trưa có gió mát lượn vòng
Để xoa diệu nỗi lòng ai rên siết

Thơ tôi viết hiền hòa tình nhân loại
Mỗi một lời mời gọi yêu thương nhau
Nén đớn đau hiệp nhất lời kinh cầu
Chúa ban sức đương đầu cùng khúc chiết

Thơ tôi viết không cầu kỳ văn vẻ
Nhưng đong đầy lời lẽ nghĩa Tình Thân
Bạn băn khoăn... tôi rối rắm nỗi niềm
Ta dâng Chúa để tìm Tình Thương Chúa

Thơ tôi viết còn lắm điều ngượng ngập
Bạn nơi nào có gặp được ý thơ?
Lúc bơ vơ xin nhớ ở góc trời
Tôi đây cũng dâng lời trong kinh nguyện

Thôi chào nhé! Bạn đồng hành cùng khổ
Con đường dài gian khổ sẽ đi qua
Chớ kêu ca ta tìm Chúa van nài
Xin che chở những ngày theo chân Chúa

Đỗ Hữu Tài


Cầu Lầu - Vĩnh Long

Rời cầu Phạm thái Bường (Khưu Văn Ba) rẽ phải đi theo đường 2-9 (Đồng Khánh cũ) đến cuối đường là nơi giao nhau của hai cầu đó là Cầu Lầu và Cầu Thiềng Đức. Quẹo phải là Cầu Lầu.

Cầu Lầu
Đường Tống Phước Hiệp Cũ nhìn từ cầu Lầu
Đường Tống Phước Hiệp Cũ nhìn từ cầu Lầu
Nhìn về hướng kho dầu Văn Thánh

Huỳnh Hữu Đức

Còn Nỗi Ngậm Ngùi


Tình đã hằn trên đỉnh đời nhau
Người vẫn xa xôi lòng vẫn sầu
Duyên quá trễ tràng duyên dứt đoạn
Thôi đành lỡ dở chuyện trăng sao

Nẻo về bóng đổ mưa chiều bay
Thân mềm thấm lạnh lệ nồng cay
Buồn ươm môi mắt buồn giăng kín
Tình thoắt rời xa giữa mộng ngày

Người đi kẻ ở xót đau chăng
Một chút hương xưa dẫm nát lòng
Dõi mắt trông về nơi thăm thẳm
Mây đùn ngàn phiến nhớ long đong

Thôi thế đành thôi giã biệt rồi
Một thời ước hẹn một thời vui
Đời vơi nửa cuộc hồn mù lối
Tình chỉ còn trong nỗi ngậm ngùi 
Vĩnh Trinh

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Ai Buồn Hơn Ai? - Hoàng Thi Thơ - Kiều Nga

      Những người đang yêu nhau thấm thiết nhưng phải chia lìa, thì nỗi buồn đó không đo không đếm được để mà so sánh xem trong hai người, ai buồn hơn ai ?.
       Chỉ khi lúc xa nhau chợt nhớ về kỹ niệm nồng ấm thời xa xưa.Chính những lúc ấy nỗi buồn mới làm cho con người ta buồn nhất mà thôi!


Sáng tác: Hoàng Thi Thơ
Tiếng Hát Kiều Nga
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Thơ Tranh: Mùa Đông Chia Xa


Trích Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Suối Dâu

Mùa Đông Chia Xa - Thơ Kim Phượng - Hương Nam Diễn Ngâm



 Thơ: Kim Phượng 
 Diễn Ngâm: Hương Nam

Mùa Đông Chia Xa


Hồn em treo lững ngoài song cửa
Đón lấy hương lồng trong gió đông
***
Những ngày tháng Sáu vẫn mưa rơi
Mưa tiễn chân đi chẳng hết đời!
Chiếc lá thu phai về chốn cũ
Như người ru mộng tìm biển khơi
Thôi người đi
Cứ hẹn nhau trong ngỡ ngàng
Đưa lần tách bến một chuyến sang
Bằng hương hoa ngát len trong gió
Phủ trắng đầy hoa nắp áo quan
Áo tím đêm nay đến
Ôi lạ thường!

Rưng rưng lệ vướng mắt người thương
Chìm sâu khoảnh khắc ngày xưa ấy
Khơi tro tìm lại mộng tình đầy
Người đi
Cành hoa trắng
Gửi người trong áo quan
Mùa đông còn đây
Hồn bạc trắng mây ngàn

Những ngày tháng Sáu mưa rơi rơi
Nhớ nhung lòng dậy sóng tơi bời
Nghìn thu vọng tiếng hồn tượng đá
Giữ lại cho người kẻ khuất xa
Những ngày tháng Sáu mưa rơi nhanh
Trong làn mưa lạnh nước mắt quanh
Chuyến đi dài mãi
Không về nữa
Rèm tựa đêm này ánh sao thưa
Những ngày tháng Sáu mưa không thôi
Lời cuối bên nhau thoáng bồi hồi
Bóng ai ẩn khuất màn sương đục
Mưa bên đời
Tuôn
Chẳng trôi hết tình tôi

Kim Phượng

Melbourne 06/06


Ba Lần Khóc


(Viết cho một cuộc tình)

Hồn thơ thẩn với cơn mưa tháng sáu
Những giọt buồn gợi nhớ chuyện ngày xưa
Có thiếu phụ lệ mờ tim thổn thức
Thấy quanh mình dĩ vãng hiện đong đưa.

Nàng đã khóc mừng vui tình ái đến
Trong vòng tay âu yếm của người thương
Mắt và mắt nhìn tương lai trước mặt
Cả đường hoa nở rộ ngát trầm hương.

Nức nở khóc khi yêu đương trắc trở
Không thể nào níu kéo kẻ vong tình
Những hy sinh thiết tha và âu yếm
Dành cho anh vẫn ngoảnh mặt làm thinh.

Ai biết được cuộc đời nhiều bất trắc
Lại mùa mưa tháng sáu chuyện không ngờ
Rơi nước mắt tiển anh về với đất
Đời vô thường mờ ảo tựa cơn mơ.

Ba lần khóc vì anh, anh có biết?
Một… vì vui với mật ngọt tình yêu
Hai… vì khổ bởi phũ phàng phụ bạc
Ba… tiển anh về thế giới phiêu diêu!

Anh Tú
June 5, 2010


Em Đến Chiều Mưa


Em đến một chiều - mưa lất phất bay
tóc em từng giọt - ướt sũng chảy dài
tim quặn thắt – thấy thương em nhiều quá
nhưng vẫn ngại ngùng sợ… nắm bàn tay.

Ước gì trời mưa – mưa mãi thật lâu
để được nhìn nhau giã biệt u sầu
tháng Mười đêm đến chừ sao nhanh quá
giận cơn gió lùa… thời gian qua mau.

Anh đưa em về… cùng chung áo mưa
áo nhỏ che chung sao vẫn thấy vừa
nửa đường bất chợt – trời không mưa nữa
áo bỗng thênh thang trống trải dư thừa.

Lối cũ quay về phố đã lên đèn
co ro trên đường ngập gió đêm đen
bước vào phòng vắng ngổn ngang tâm sự
vương vấn mắt huyền tình tứ của em !

Bóng tối kinh hoàng đơn độc ngẩn ngơ
cửa sổ xa trông ngàn ánh sao mờ
phân nửa hồn chiều tràn đầy hạnh phúc
một nửa giờ đây thao thức dật dờ!

Dương Hồng Thủy

Sinh Nhật Phan Văn Huệ Kết Hợp Du Ngoạn Biển Thạnh Phú Phần 3

Sau khi các cháu tắm xong, chúng tôi bắt đầu mừng sinh nhật Huệ

Chiếc bánh được chúng tôi mang từ Vĩnh Long đến để mừng Sinh Nhật người Bạn cũ Phan Văn Huệ.



Đứng : Vân (Bến Tre), Chí Thanh, Liên, Sanh, Duyên, Điệp Lê, Anh (Bến Tre), Sương, Thơ
Ngồi : Xuân, Huệ (nhân vật chánh), Đức.


Điệp Lê, Huệ
Bàn tiệc của các cháu nhỏ ưu tiên don trước vì sau khi tắm biển các cháu đã đói



Hết phần 3

Huỳnh Hữu Đức

Sinh Nhật Phan Văn Huệ Kết Hợp Du Ngoạn Biển Thạnh Phú Phần 4

Buổi Tiệc đã bắt đầu






Sanh, Đức, Thơ, Vân, Anh, và các con của Chí Thanh

Hải sản tại biển Thạnh Phú

Sanh, Duyên, Thơ.

Vân, Liên, Anh, Xuân.



Hết Phần 4

Huỳnh Hữu Đức

Sinh Nhật Phan Văn Huệ Kết Hợp Du Ngoạn Biển Thạnh Phú Phần Cuối

Lúc đi, chúng tôi theo lộ trình từ Vĩnh Long qua phà Đình Khao => Huyện Chợ Lách (Bến Tre)=> Huyện Mỏ Cày (Bến Tre) => Bãi Biển Thạnh Phú.
Chuyến về chúng theo lộ trình Thạnh Phú => Mỏ Cày => Bến Tre => Mỹ Tho => Vĩnh Long.





Tất cả đã lên xe.


Trên Đường về, Chúng tôi ghé vào một cửa hàng tại Thành phố Bến Tre mua vài đặc Sản:
"Bánh Tráng Mỹ Lồng" - "Bánh Phồng Sơn Đốc".









Những sản phẩm Thủ công mỹ nghệ từ cây dừa Bến Tre.
Sau khi mua những đặc sản của Bến Tre và vật lưu niệm. Chúng tôi lên xe về đến Vĩnh Long vào lúc 16 giờ, sau một ngày thật vui vẻ trong tình cảm thân thiết bạn bè.
Hết 

Huỳnh Hữu Đức