Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Vĩnh Long Một Trời Thương Nhớ-Thơ Lê Kim Thành-Phổ Nhạc Nguyễn Bá Nguyên


Thơ: Lê Kim Thành-Cựu Học Sinh Trường Trung Học Tống Phước Hiệp,Vĩnh Long
Phổ Nhạc: Nguyễn Bá Nguyên- Cựu Giáo Sư Trường Trung Học Tống Phước Hiệp,Vĩnh Long 
Tiếng Hát: Hoài Thanh
Nhạc Sĩ:
Trường Giang: Đàn Sến
Ba Tu: Đàn Kìm
Hoàng Phúc: Lục Huyền Cầm
Văn Út: Vĩ Cầm
Thực Hiện: Kim Oanh
-----------
* Em chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Bá Nguyên, các Nhạc sĩ, Ca sĩ, Nhiếp ảnh gia từ Internet và Cựu học sinh Vĩnh Long.
   Thương tặng chị Năm Kim Nhi và anh Tư Thành của em
   KimOanh


Phố Cũ


Đã lâu rồi ta về thăm phố cũ
Bước mỏi mòn trên những vỉa hè quen
Lòng miên man ta như người trong mộng
Ngơ ngác buồn lòng khẻ gọi tên em


Đời vốn thế cơn thác cuồng man dại
Ta đi xa.......mãi miết khoãng trời xa
Chiều ửng đỏ góc trời quê thương nhớ
Mái tóc ai có hình ảnh quê nhà


Như lữ khách ta cứ hoài lưu lạc
Bước giang hồ đâu chỉ để mà quên
Em trong ta như người xưa trong mộng
Em của đời mộng úa dệt thành thơ


Thu đi qua chiếc lá vàng lãng đãng
Ai đi qua năm tháng bỗng hao gầy

Về phố cũ lòng đau ta chợt hỏi?
Em là em hay là thoáng mây bay

Đôi mắt ấy sao vội quên vội nhớ
Phố của ai rưc rỡ vạn ánh đèn
Lòng như thế có vỗ về quá khứ

Con đường này còn in dấu chân em.

Vĩnh Trinh

Biển Xót Xa


Biển vắng tìm đâu dáng người yêu
Bãi cát xưa phơi nắng nửa chiều
Ngọn sóng tình xô xiêu bóng đổ
Gió ngàn trầm bổng tiếng ngân tiêu

Người đã xa rồi gieo nhớ thương
Sao đêm khêu đốt nỗi đoạn trường
Rưng rưng bạch lạp hai hàng lệ
Nhỏ giọt sầu, cây cỏ mù sương

Lá Thu rơi, trăng dõi bước đường
Đàn ai thổn thức nhịp sầu tương
Bài ca ai hát buồn thê thảm
Gió thổi vô tình lạnh buốt xương

Còn đó môi son, má ửng hường
Áo dài Hòang hậu kết uyên ương
Trầu cau sính lễ người đưa đón
Pháo đỏ rượu hồng…mãi vấn vương/như vết thương

Hồn lỡ chìm sâu nối mạch sầu
Sóng ngàn đưa bọt trắng về đâu?
Chỉ nghe trăng rụng mùa tang chế
Biển ở lòng ta mấy cõi đau!

Phạm Tương Như
Nov. 05 12

Thơ Tranh: Mơ




Thơ: Cao Linh Tử
Họa Sĩ: Tín Đức
Thơ Tranh: Kim Oanh
* * *
Kính chào anh Tín Đức và anh Cao Linh Tử.
Cảm ơn hai anh những tác phẩm đẹp qua tranh và thơ
Kim Oanh xin được gửi đôi dòng cảm xúc theo hai anh nha.

Một Kiếp Hoa

(Cảm tác thơ Cao Linh Tử)

Từ lúc người đi mắt nhạt nhòa
Niềm vui chôn kín chuyện tình ta
Áo xưa ủ cất dư hương cũ
Yêu người chinh chiến vạn nghìn xa
Dòng đời mờ mịt trời đất thảm
Cánh hoa tan tác buổi chiều tà
Người ơi chạnh nhớ nơi xa ấy?
Có tiếc thương về một kiếp hoa?

Kim Oanh
9/5/2014

Ông Lão Bán Vé Số

      Về hưu đã hơn một năm nay nhưng tôi vẫn chưa quen thuộc được lối sống nhàm chán của một người không có gì để làm. Cả ngày chỉ đi lên, đi xuống tìm những việc vớ va, vớ vẩn để làm hay đi thăm bạn bè, tán gẫu. Ngày nào cũng mua 2 hay 3 tờ báo đọc không còn một chữ, ngay cả những trang quảng cáo cũng không bỏ sót.

      Vợ chồng thằng con trai nhân dịp đi công tác Hà nội một tuần lễ nên thu xếp kéo cả vợ con đi theo, nhân tiện thăm họ hàng bên ngoại. Nhìn thấy bố rầu rĩ, lo sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ nên đề nghị bố đến trông coi hộ nhà cho nó và cũng chăm sóc vườn cây cảnh, coi như có tí công việc làm cho vui. Vì thương con và cũng nghĩ việc chăm sóc vườn tược cũng là công việc thích thú nên tôi đã khăn gói theo đề nghị của con. Nhưng chỉ sau vài ba ngày sống trong căn nhà rộng lớn, im vắng như chùa bà Đanh đã làm tôi thấy chán muốn bỏ về nhưng nghĩ đã hứa với con, hơn nữa cũng chẳng dài lâu gì nên đành cố vui mà ở lại. 

      Một hôm, sau khi ăn xong bữa trưa, ngủ một giấc đến khoảng 3 giờ chiều mới thức dậy. Đưa mắt nhìn ra bên ngoài thấy bầu trời mờ mờ mây che, hàng cây cảnh trong vườn lay động vì gió nhẹ từ mặt sông thổi lên. Cái nóng cháy người của Sàigon vào tháng 3 hình như đã biến mất. Muốn biết tí chút vể nơi con mình sinh sống, tôi nhờ bà người làm chỉ dẫn cho biết vài nơi xầm uất của khu vực để làm một cuộc đi dạo. Lang thang một lúc, tôi đến một chỗ tạm gọi là ồn ào nhất của khu vực, nhưng thật ra nó chỉ có vài con đường xen kẽ nhau, nếu có tí khác với những con đường khác là những con đường ở khu này có lề đường rất rộng, lát ghạch sạch sẽ. Hai bên đường những cây bàng xum xê, che phũ gần như hết cả mặt đường nhờ vậy không gian ở đây rất dễ chịu. Có lẽ vì mát mẻ như vậy nên phần lớn dân cư ngụ trên con đường này đều mở cơ sở kinh doanh. Nơi thì quán cà phê, nơi thì hàng ăn, quán nhậu… Khách thì đủ mọi thành phần từ trung tâm thành phố hẹn hò mà đến, nhưng cũng không ít dân cư ngụ trong khu vực đi hóng mát dọc theo giòng sông rồi ghé vào giải khát, nghỉ chân. 


      Đi được một lúc, đưa tay lên nhìn đồng hồ thấy vẫn còn sớm mà về nhà cũng chẳng có gì vui, nên tôi tìm một chỗ ngồi dưới gốc cây bàng của một quán nước giải khát. Gọi ly cà phê đá ngồi nhâm nhi đưa mắt bâng quơ nhìn sinh hoạt của con đường. Chưa uống xong nửa ly cà phê, thình lình từ quán ăn nhậu ở phía sau lưng vang lên vài tiếng chửi bới thô tục đã làm tôi tò mò quay lại. Một ông già tàn tật bán vé số với đôi nạng ép sát dưới nách, trên tay cầm một xấp vé số. Ông già đang run sợ tìm cách lùi xa cái bàn ngổn ngang đồ ăn thức uống. Ngồi chung quanh là bốn thanh niên mắt đỏ gay gắt vì rượu đang tức tối, la hét ông già. Nghe vài lời qua tiếng lại của bốn thanh niên và lời nói lí nhí, sợ hãi của ông già, đã cho tôi biết sơ sài sự việc. Vài ngày trước nhóm bốn người này đã đặt mua trọn một lô số nào đó, nhưng không biết vì lý do gì, hôm nay gặp lại, ông già lại không có như đã hứa nên họ tức giận, chửi mắng . Họ còn đe doạ bắt ông ta phải bồi thường bằng cách bán rẻ cho họ những tờ vé số khác loại. Dĩ nhiên ông lão không đồng ý nên gây ra to tiếng ! Nhưng có lẽ nhìn thân thể tàn tật của ông lão và cũng nhờ lời can gián của một người biết điều hơn trong nhóm, nên sự việc cũng trở lại im lặng.

      Ông lão lại lê tấm thân tàn tật trên cặp nạng đến các bàn khác trong quán nhậu, nhưng cũng chỉ được những cái lắc đầu, từ chối. Với vẻ bình thường dù không có ai mua vé số, ông lão chậm rãi khập khiễng ra khỏi quán, tiến đến chiếc xe lăn đang đậu bên cạnh đường trước quán ăn. Bằng nhiều động tác khó khăn nhưng rất thuần nhuyễn ông ta leo len chiếc xe lăn, gác hai cây nạng bên cạnh xe rồi dùng 2 tay lăn bánh cho xe di chuyển. Ông ta vượt qua quán cà phê mà tôi đang ngồi rồi dừng lại ở trước quán phở bên cạnh. Cũng với những động tác quen thuộc ông ta lại xuống khỏi xe lăn, với xấp vé số trên tay, cặp nạng dưới nách, dò dẫm từng bước một, chậm rãi tiến đến những các bàn có khách trong quán phở, sát bên với quán cà phê mà tôi đang ngồi

      Lúc này đây, tôi mới có dịp quan sát kỹ ông già. Có lẽ ông ta ở khoảng 65 hay 70 tuổi, một người già nghèo tàn tật, da xạm đen, mái tóc chưa bạc hết nhưng rất thưa nên hiện rõ những khoảng hói trên đầu. Đôi cánh tay dù xương xẩu nhưng coi vẻ còn cứng chắc tí chút. Có lẽ nhờ vậy mà ông ta còn có sức để lăn bánh xe khi di chuyển, cũng như chiụ đựng được sức nặng của cơ thể đè trên cặp nạng ở dưới nách. Thân thể tong teo, nhất là phần mông bị tóp lại nối với chiếc chân trái vô dụng như một cành cây nhỏ, lỏng thỏng buông xuống đất. Chân bên phải cũng tóp lại nhưng có vẻ còn cảm giác và sức lực để chống đỡ phần nào thân thể cùng với cặp nạng mỗi khi di chuyển. Chiếc quần ka ki mầu vàng đất cũ, quá rộng so với thân thể và cặp chân tê liệt của ông ta, đã được cắt ngắn cho không vướng víu khi di chuyển. Phía trên là chiếc áo rộng thùng thình, trên ngực áo có 2 chiếc túi. Túi bên trái lép xẹp, túi bên phải đầy đặn hơn. Trước ngực ông ta đeo một cái túi có quai vòng qua cần cổ, chắc là đựng vé số.

      Đến mỗi bàn ông xoè tập vé số ra mời khách, nếu ai muốn mua, ông đưa cả tập vé cho người mua tự lựa chọn theo ý muốn rồi tính tiền trả cho ông ta. Khách trả tiền ông nhận và cho vào túi bên phải, nếu cần trả lại tiền còn dư, ông cũng móc từ túi phải ra trả lại khách. Thỉnh thoảng có người khách mua xong, nhưng khi ông trả lại tiền thừa. Có thể vì quá ít hay vì muốn giúp đỡ ông ta, họ phất tay tỏ ý tặng ông ta, ông lão nhận và nói lời cám ơn. Nhưng ông ta lại bỏ món tiền đó vào túi bên trái. Ban đầu nhìn theo, tôi hoàn toàn không chú ý đến sự khác biệt của 2 loại tiền mà ông ta nhận từ khách mua xổ số. Tôi nghĩ rằng, đó chỉ là thói quen hay một cách phân biệt tiền giá trị lớn nhỏ mà thôi. Nhưng sự việc cứ lập đi lập lại đã làm tôi lạ lùng và càng chú ý dõi theo hành động kỳ lạ của ông lão. Tôi chắc chắn do ông ta cố ý và có mục đích gì đó.

      Cuối cùng ông ta đến quán cà phê, nơi tôi đang ngồi, dễ dàng cho tôi quan sát hơn. Ông ta đến cái bàn khá gần bàn của tôi, nơi đó có 3 người trẻ tuổi, hai trai , một gái, họ cũng ngồi uống cà phê như tôi. Cũng như các nơi khác, ông xoè tập xổ số ra trước mắt ba người trẻ nói câu mời chào. Cả ba người hình như không muốn ông ta làm gián đoạn câu chuyện mà họ đang say mê bàn luận nên họ chẳng thèm nhìn ông ta mà chỉ xua bàn tay ra ý đuổi ông ta đi chỗ khác. Ông ta im lặng đi sang bàn ngay bên cạnh tôi. Quanh bàn này có 4 người tuổi trung niên họ uống bia, trên bàn có vài đĩa cá khô nướng làm mồi nhậu. Ngay khi ông già xoè tập xổ số ra trước mặt họ, ông ta chưa kịp mời thì một người trong số họ đã cầm lấy xỉa từng tấm vé số ra xem, rồi quay sang bàn luận, hỏi ý ba người bạn khác cùng bàn. Sau một lúc tính toán, mỗi người nhận lấy 2 tấm. Tập vé còn lại họ trả cho ông gìa. Cả bốn người khách móc tiền ra thanh toán riêng biệt. Trong số họ có một người đưa cho ông ta tờ tiền giá trị lớn nên ông già phải thối lại cho người khách. Ông già lựạ chọn vài tờ tiền trong xấp tiền của 3 người kia vừa trả, nhưng cũng không đủ nên ông ta thò vào túi bên phải lấy thêm vài tờ nữa rồi đưa lại cho người khách. Trong khi ông khách mua vé số đếm món tiền trả lại thi ông già cho những đồng tiền vừa thu của khách vào túi bên phải. Người khách trả tiền giá trị lớn sau khi đếm xong, anh ta rút ra môt tờ nhét vào tay ông già và nói :
-Biếu ông vài ngàn coi như mua cái hên của ông nhe ! 

      Ông già mỉm cười, nói câu cám ơn người khách rộng rãi rồi nhận đồng tiền bỏ vào túi bên trái trước khi chậm rãi đi đến bàn của tôi. Kín đáo nhìn ông ta, tôi không đưa tay nhận lấy tập vé số mà ông ta đang xoè ra trước mặt. Tôi im lặng móc túi ra một tờ giấy 20 ngàn đồng, đưa tận tay ông ta. Ông lão đưa tập vé đến sát tôi hơn và nói : 
-Ông lựa vé đi !
Tôi vẫy tay ra vẻ không cần và nói với ông ta :
-Tôi có mua vé số bao giờ đâu! Xin biếu ông tí tiền để sinh sống mà thôi.
      Ông già ngước mắt nhìn tôi có tí cảm động nói câu cám ơn cùng với cái cúi đầu chào trước khi bỏ tờ giấy bạc tôi vừa cho vào túi bên trái rồi mới đi sang bàn khác. 

      Cứ như vậy, ông già tàn tật vào bán vé số cho khách trong 1 hay 2 quán rồi lại ra với chiếc xe lăn và di chuyển đến vài quán khác . Tôi vẫn ngồi nhâm nhi ly cà phê theo dõi hành động kỳ lạ của ông già khi thu tiền từ khách hàng. Cho đến một lúc tất cả khoảng 7, 8 quán trên khúc đường đã được ông già đi qua. Tôi nghĩ chắc ông ta sẽ trở lại vì đoạn đường kế tiếp không có hàng quán gì cả và có vẻ nhem nhuốc, nghèo hơn với những căn nhà lá lụp xụp. Nhưng ông già vẫn lăn xe tiếp tục, cho đến một nơi, dù xa chỗ tôi ngồi nhưng tôi vẫn có thể nhìn thấy ông ta rõ ràng. 

      Ông ta dừng lại, dùng đôi tay quay chiếc xe sang phải rồi lăn xe đến trước một căn nhà lá siêu vẹo sát bên lề đường. Thật ra phải nói đó là chiếc chòi lá mới đúng vì nó chỉ được cấu tạo bởi vài tấm liếp bằng lá xen kẽ vài miếng ván ép loang lổ sơn và dầu hắc ghép vào nhau. Mái nhà xập xệ bằng lá chen lẫn với vài tấm tôn hoen rỉ. Ông gìa đến sát căn chòi, gõ vài tiếng vào cửa liếp rồi cấ tiếng gọi, nhưng tôi không nghe rõ vì quá xa. Vài phút sau, tấm liếp căn nhà được mở, một ông rất già khập khiễng chống gậy đi không muốn vững hiện ra, tỏ vẻ mừng rỡ khi nhìn thấy ông già bán vé số. Họ nói với nhau vài câu gì đó rồi ông già bán vé số móc ở dưới gầm chiếc xe lăn ra một bịch giấy khá lớn, đồng thời móc túi bên trái, lấy hết tiền ra đưa cả bịch giấy và nắm tiền cho ông già kia. Sau đó họ lại nói với nhau một lúc rồi ông già bán vé số quay xe ra đường tiếp tục lăn xe đến một khúc quanh quẹo vào và biến mất. 

     Tôi ngồi, nhìn thấy tất cả hình ảnh đó. Tôi nghĩ rằng hai ông già có thể là anh em hay có liên hệ thân thiết gì đó, cả hai cùng sống trong cái chòi đó. Ông tàn tật còn khoẻ mạnh hơn nên đi bán xổ số để nuôi ông kia già yếu hơn. Với suy đoán hợp lý như vậy, tôi chẳng còn mang thắc mắc gì khi về nhà vào buổi chiều tối nữa. Nhưng nhớ lại cái không gian vừa đến có chút hoạt động đó đã cho tôi tí chút thích thú, ít ra trong mấy ngày vô vị còn lại mà tôi phải coi nhà cho thằng con như đã hứa. Ngày hôm sau, cũng sau bữa cơm và giấc ngủ trưa khá dài. Tôi lại chậm rãi đi dạo đến con đường đó. Cũng tìm một quán cà phê để nhâm nhi, thả lỏng tâm hồn và nhãn giới theo những diễn tiến hiện ra trước mắt mình.


      Một lúc sau, ông già bán vé số cũng đến, cũng chiếc xe lăn dừng dưới lề đường. Cũng với những động tác thành thạo nhưng khó khăn mỗi khi ông ta lên xuống và khập khiễng với đôi nạng kẹp dưới nách để đi đến từng bàn, với tập vé số trên tay mời chào khách. Rồi cũng với hành động khác thường, phân biệt đồng tiền khi nhận từ khách mua vé số khi cho vào túi áo. Tôi vẫn nhìn theo ông ta từ xa cho đến lúc ông ta đến sát bàn tôi đang ngồi. Tôi vẫn chú ý những động tác khác thường với đôi mắt tò mò thích thú. Không biết ông lão còn nhớ tôi, người khách không mua vé số mà chỉ biếu ông ta tiền chiều hôm qua hay không. Nhưng ông ta vẫn bình thản chìa tập vé số trước mặt tôi với câu mời hoàn toàn bình thường. Tôi cũng chẳng thèm để ý, im lặng lại rút ra tờ 20 ngàn đồng, đưa cho ông ta mà không nhìn, cũng không cầm lấy tập vé số. Hình như có tí ngạc nhiên với hành động của tôi, ông lão nhìn tôi, nói nhẹ :

-Tôi đi bán vé số, không muốn ép bất cứ ai, không mua mà vẫn phải cho tiền. Ông không muốn mua thì tôi đi, chẳng có gì buồn lòng cho tôi và áy náy cho ông cả! 
Nói xong, ông ta đưa tập vé số gần tôi hơn, nói tiếp :
-Thì ông cứ chọn lấy vài tấm, ít ra cũng vui cho ông và cả cho tôi nữa. Tôi khỏi phải thắc mắc vì nhận tiền của người khác một cách vô lý!
Tôi mỉm cười nhét đồng tiền vào tận tay ông ta, và nói :
-Tôi không mua vé số bởi vì tôi không có nhu cầu cần đến món tiền to lớn. Cuộc sống đơn giản của tôi vừa đủ với những cái tôi đang có! Ông nghĩ mà xem tôi có nên mua vé số không? Mua để làm gì nhỉ khi mình không cần đến nó! Còn tặng ông tí tiền nho nhoi này, vừa đủ mời ông một ly cà phê lề đường. Chẳng có gì để ông phải thắc mắc cho mất vui.

      Nghe tôi nói vậy, ông già nhìn tôi có vẻ cảm đông. Nói câu cám ơn kèm theo cái cúi đầu thân thiện, rồi cầm lấy tờ giấy bạc bỏ vào túi bên trái trước khi khập khiễng với đôi nạng đi sang bàn khác. Tôi vẫn đưa mắt nhìn theo ông già. Trực giác cho tôi biết từ con người nghèo khổ, tàn tật này có cái gì đó làm tôi tò mò, thích thú. Cuối cùng tôi cũng thấy ông ta đến căn chòi lá gặp và đưa cho ông già kia nắm tiền mà ông ta móc hết từ túi áo bên trái cùng một cái bịch khá lớn từ dưới sàn chiếc xe lăn, sau khi ông ta đã đi hết các quán trên con đường. Lần này nhờ cái bịch bằng ny lông, tôi lại ngồi ở quán nước khá gần căn chòi nên nhìn rõ hơn . Trong bịch ny lông có vài vật to, dễ nhận ra là bó rau, túi gạo khoảng 1kilô và một con cá bằng cán dao. Sau khi hai ông già nói chuyện gì đó một lúc, họ lại rời nhau, ông già kia lại trở vào chòi đóng tấm liếp cửa lại. Ông già bán vé số trở ra, cũng với những động tác như hôm qua rồi biến mất sau khúc quanh.

      Với khá nhiều suy nghĩ và đoán mò về liên hệ giữa hai ông già, cũng như hành động và lời đối đáp rất sơ sài với tôi vừa qua cho tôi biết ông lão bán vé số này không phải là người thấp kém. Tự nhiên tôi có cảm giác muốn biết rõ hơn về hai ông già đó. Nhưng ngày mai vợ chồng con trai tôi trở về, mà tôi thì cũng muốn mau mau xong công việc cho thằng con để trở lại nhà của mình, nó quen thuộc với tôi hơn. Sau một lúc suy nghĩ, tôi đứng dậy ra khỏi quán, hướng đến căn chòi lá với ý định gặp ngay ông già yếu đuối, chống gậy để hỏi chuyện và nếu cần cũng giúp đỡ họ tí chút. 

      Đưa tay gõ vào tấm liếp vài tiếng nhè nhẹ cùng với tiếng gọi chủ nhân. Tôi chờ đợi không lâu thì ông già chống gậy đi ra. Ngay khi nhìn thấy đôi mắt ông ta, với mầu trắng đục kèm theo dáng điệu nhìn không rõ người đối diện của ông ta. Tôi đoán ông ta chưa thực sự mù nhưng chắc chắn không thể nhìn được rõ ràng nữa. Trong vẻ lờ đờ vì nhìn không rõ đó , ông già có tí ngạc nhiên hỏi tôi :
-Ông tìm ai ? 
      Thành thật, tôi cũng bị luống cuống tí chút với câu hỏi của ông già chỉ vì tôi đã không có tí gì chuẩn bị khi gặp ông ta, một người mà tôi và ông ta chưa một lần quen biết. Ngập ngửng tí chút tôi trả lời :
-Tôi có chút quen biết ông già bán vé số, nên…. 
Chỉ nói được vậy, tôi lại rơi vào ngập ngừng vì không tìm được lý do. Cũng may là ông già vội vàng trả lời tôi:
-À! ông Khoa, ông ấy vừa đến đây mang cho tôi thức ăn, rau cỏ và cả tiền nữa… Có chuyện gì không ông ?!!
      Nhờ câu nói của ông già đã hoá giải lúng túng. Tôi đã có dịp trò chuyện với ông ta ! Cuối cùng tôi đã hiểu về họ. Họ chỉ là người bạn tàn tật bình thường, ngẫu nhiên gặp nhau trong việc tìm sống trên đường phố mà quen nhau, hoàn toàn không có liên hệ gì họ hàng cả. Ông Khu, tên ông già trước mặt tôi, dù vẫn còn đôi chân, nhưng bị bệnh tê liệt dần dần. Ban đầu mới bị bệnh ông ta còn có thể di chuyển được, nên cũng vào nghề bán vé số dạo kiếm sống. Vợ ông trước đây còn khoẻ mạnh ở nhà lo việc bếp núc cho hai người, đồng thời nhận quần áo từ khu công nghiệp về giặt ủi kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống của họ dù nghèo nhưng vẫn không đến nỗi cùng cực vì nhờ cả hai không vướng vào bất cứ tật ách nào. Chỉ đáng buồn là họ không có con cháu để nương tựa khi tuổi già. 

      Trong một lần đi nhận hàng giặt ủi bà Khu bị tai nạn xe cộ mà tê liệt toàn thân. Không lâu sau đó ông Khu cũng bị căn bệnh tê liệt tấn công mạnh hơn. Đồng tiền dành dụm cũng như tiền bồi thường do tai nạn đều đội nón ra đi với bệnh tật của hai người. Cuối cùng hai ông bà đành sống nhờ vào tiền giúp đỡ của hàng xóm hay cơ quan phường xã, đặc biệt từ ông Khoa. Người bạn quen nhau ngẫu nhiên trên đường phố đó đã cảm thông hoàn cảnh khốn khổ, không may của bạn mà giúp đỡ.

      Tình trạng ông Khoa thật ra cũng chẳng khá hơn gì. Ông bị bệnh sốt tê liệt từ bé, cha mẹ mất sớm, sống nhờ vào người anh trai duy nhất, nhưng người anh không may bị chết trong chiến tranh khi còn độc thân. Lúc người anh chết ông Khoa mới 17,18 tuổi đã phải bước vào việc kiếm sống với tấm thân tàn tật. Nhưng thời gian cũng qua dần, cuộc sống dù khốn khổ , ông Khoa vẫn cưới được vợ rồi có một đứa con trai. Gia đình tạm gọi là yên ấm cho đến khi vợ ông bị bệnh mà mất khi đứa con mới 15 tuổi. Trong hoàn cảnh thiệt thòi của kẻ tàn tật, nghèo túng đó, ông lại phải bù đầu vào việc kiếm sống nuôi bản thân và đứa con đang tuổi lớn khôn. Chính vì lo kiếm tiền sinh nhai, ông đã lơ là, không chú ý đến giáo dục cho con. Kết quả thằng con bị lôi kéo vào đường nghiện hút, sát nhân nên đã bị xã hội đào thải khi tuổi gần 30. Hiện nay ông Khoa vẫn sống nhờ vào vợ chồng của một người cháu họ xa trong một khu lao động không xa nơi vợ chồng ông Khu đang sống. Cả hai vợ chồng người cháu của ông đều làm công nhân thu gom rác trong khu vực. Để tránh ghánh nặng cho vợ chồng cháu, ông Khoa bước vào nghề bán vé số. 

     Hàng ngày tiền thu được từ việc bán vé số, ông Khoa coi như tiền công lao thực sự của mình, được dành cho cuộc sống của chính cá nhân ông và đóng góp cho vợ chồng người cháu tí chút, coi như đền bồi sự dung dưỡng của cháu. Còn những món tiền thu được từ khách mua vé số cho thêm vì thương hại thân thể tàn tật của ông hay tiền thối lại quá nhỏ bé nên khách cho tặng. Món tiền không trong danh sách này được ông để riêng vào chiếc túi bên trái, dành để cưu mang, giúp đỡ vợ chồng ông Khu, người bạn có cảnh ngộ bi thương hơn mình. Ái ngại cho bệnh tật và gần như mù loà của người bạn nên hàng ngày trên đường bán vé số, ông thường mua thức ăn cho vợ chồng ông Khu. Lòng tốt của ông đã kéo dài nhiều năm. Ông Khu rất cảm động, coi ông Khoa không những là người bạn chí thiết mà còn là một vị ân nhân vĩ đại của vợ chồng ông ta. Đã nhiều lần vì muốn tìm cách thoát ra khỏi lòng tốt bao la của người bạn, ông Khu cũng tính đi làm kẻ ăn xin. Nhưng lại vướng ngườ vợ bệnh hoạn ở nhà một mình không ổn, nên cuối cùng đành xấu hổ mà tiếp tục chấp nhận nhận sự giúp đỡ của bạn. 

      Hình như hiểu sự áy náy của bạn, ông Khoa đã nhiều lần an ủi và đề nghị ông Khu yên lòng ở nhà chăm sóc người vợ cho đến phút cuối đời để trả đủ nghĩa phu thê. Rồi sẽ tính đến việc tìm cách sinh nhai. Thấm thoát bà Khu đã liệt giường đã hơn 5 năm, sự giúp đỡ của người bạn tuyệt vời vẫn tiếp diễn.
      Nghe ông Khu tâm sự, tôi ngẩn ngơ, cảm phục tình bạn của họ. Trong trí nhớ tôi hình ảnh người đàn ông tật nguyền với chiếc xe lăn , hàng ngày thu gom từng đồng tiền bé nhỏ để giúp đỡ bạn đã làm tôi thẩn thờ suy nghĩ. Ngần ngại tí chút tôi nói với ông Khu muốn vào thăm vợ ông ta . Đúng như vậy, trên chiếc chõng tre cũ kỹ, đen đủi, khá rộng, đủ chỗ cho hai người nằm. Một người đàn bà thân thể mỏng dính như dán xuống mặt giường đang nằm sát nửa bên phần phía trong chiếc giường. Trên người bà ta một mảnh chăn mỏng dơ bẩn nhẹ nhàng lên xuống theo nhịp hô hấp. Góc bên kia phía trong căn chòi là chỗ nấu ăn luộm thuộm với vài dụng cụ nấu ăn cáu bẩn cùng với cái bếp xét rỉ. Khắp căn chòi vài chiếc quần áo lẫn lộn với giẻ lau treo lền khên trên vách, trên trần nhà … Tất cả chỉ có vậy, cuộc sống của một cặp vợ chồng già, bệnh tật đã làm tôi cúi đầu thương cảm. Đứng xững lại, đưa mắt nhìn bao quát một lúc, tôi đi nhẹ nhẹ tiến đến gần chiếc giường, có ý nói với người đàn bà bệnh hoạn đó vài lời hỏi thăm. Nhưng ông Khu buồn bã nói như muốn khóc với tôi:
-Hiện nay bà ấy chỉ là một khúc cây, ý thức hoàn toàn không còn nữa. Cám ơn ông đã có lòng đoái hoài. 
Nghe ông Khu nói như vậy, tôi dừng lại, bỏ ý định thăm hỏi bà vợ ông ta vì không muốn làm ông ta đau lòng hơn. Tôi nói với ông ta vài lời an ủi, rồi móc hết tiền trong túi ra, tế nhị đưa vào tay ông ta:
-Tôi chẳng biết bằng cách nào chia xẻ nỗi cơ cực và bất hạnh của bà, ngoài việc giúp đỡ ông tí tiền còn sót lại trong túi, mong ông nhận cho.
      Trên đường trở về nhà, hình ảnh ông già bán vé số tốt bụng luôn luôn chập chờn trong trí nhớ của tôi đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi tự hỏi, trong thế giới xô bồ, vật chất ngày nay vẫn còn có những con người tốt bụng một cách âm thầm, đáng kính nể như ông già tàn tật , nghèo khó và bất hạnh này sao? 
      Theo tính toán thì tối mai, con trai tôi sẽ trở về, nó sẽ chở tôi về lại nhà của tôi ở gần trung tâm Saigon. Với chương trình như vậy tôi dự tính chiều ngày mai, trước khi con trai tôi từ Hà nội trở về, tôi sẽ cố tranh thủ để gặp lại người đàn ông bán vé số tốt bụng mà tôi cảm mến đó thêm một lần nữa.

      Khác với 2 ngày trước, hôm nay, ngày cuối cùng tôi không ngủ trưa như thói quen mà nhờ bà giúp việc lo cho tôi một bịch trái cây, một tầy giò lụa nho nhỏ và dĩ nhiên có tí tiền bạc rồi tôi lại đến con đường, nơi mà tôi muốn gặp ông già bán vé số. Với dự tình tôi sẽ gặp ông già bán vé số trước rồi cùng với ông ta đến nhà ông già kia nói chuyện. Có lẽ vì không ngủ trưa và sốt ruột nên tôi đến hơi sớm so với 2 ngày trước. Khi vừa đến đầu đường tôi đã trông thấy ông già bán vé số đang gò mình với cặp nạng bước lên lề đường để vào cái quán đầu tiên ở góc đường, đó là một quán nhậu, khá đông khách. Ông già đến cái bàn dài đầu tiên, có khoảng 12, 13 người ngồi quanh. Hầu hết ở lứa tuổi trung niên, trang phục của nhóm khách này khá sang trọng, thể hiện đám khách là giới giầu có và trí thức. Trong nhóm có 5 người phụ nữ. Qua những lời nói khá to vang ra cả bên ngoài của nhóm khách. Cũng như những lời họ mời chào, xưng tụng, thách đố nhau ăn và uống, cho tôi biết họ là nhân viên có chức vụ của một công ty tài chánh hay ngân hàng nào đó.

      Ông già xoè tập vé số ra trước mặt người khách gần ông ta nhất, hình dung cũng bệ vệ nhất rồi nói lời mời mua vé số. Nhưng cũng đúng lúc đó ông khách này giơ cao chiếc ly ruợu lên hướng về nhóm bạn thách thức cạn ly! Có lẽ hành động xen kẽ của ông già bán vé số đã làm giảm hứng thú của kẻ mời rượu, nên ông khách lấy tay hất nhẹ tay ông già bán vé số rồi bực bội chửi :
-Thằng ăn mày! Đi chỗ khác! Đồ chó!
        Với cái gạt tay nhẹ của ông khách, ông già chỉ hơi mất thăng bằng tí chút, nhưng ông ta vẫn phải gượng lại để lấy thăng bằng và cũng chưa kịp phản ứng gì với câu chửi nặng lời của người khách. Ngay lúc đó, một phụ nữ trong nhóm ăn nhậu, ngồi gần với ông khách thô lỗ, vừa cười vừa nói lớn:
-“ Xếp Tổng “ ơi, xếp say rồi sao mà không nhìn thấy, đó là người bán vé số, chứ không phải là người ăn mày đâu !
      Lời nói đùa của bà ta đã làm cả nhóm khách cười. Vài người còn cất tiếng phụ hoạ với người phụ nữ nữa. Không biết đó là lý do càng làm cho ông khách thô lỗ bực tức hơn hay sao? Ông ta vổ nhẹ vai người phụ nữ vừa nói và hướng vào bà ta với giọng sai khiến: 
-Ôi! Thằng bán vé số hay thằng ăn mày thì có gì khác nhau đâu! Chỉ làm cho tao bực mình! Con Cúc, bố thí cho nó vài ngàn đề nó “biến” đi cho tao đỡ mất hứng!
      Lại một tràng cười vui cùng những lời nói lè nhè vì say rượu của đám khách vang lên đồng loã hay giỡn đùa với ông khách bệ vệ và người phụ nữ tên Cúc. Dù đùa giởn nhưng người phụ nữ có vẻ nể sợ ông khách thô tục, bà ta mở xách tay lấy ra một tờ giấy bạc, đưa truớc mặt ông già bán vé số với câu nói xua đuổi:
-Thôi cầm lấy! đi đi, đừng làm phiền người ta nữa!


      Đứng bên ngoài, vì quá xa và tiếng nói của ông già bán vé số quá nhỏ nên tôi không biết ông ta đã nói gì với bà khách. Nhưng chỉ thấy ông già lắc đầu, đưa bàn tay đang cầm vé số phất phất vào đồng tiền trên tay của người phụ nữ ,ý nói không muốn nhận, rồi khấp khểnh lui ra đằng sau! Người phụ nữ hình như bực bội vì câu trả lời gì đó của ông già hay thái độ không nhận tiền của ông ta. Bà ta nhét tiền trở lại túi xách, đưa mắt lườm, nguýt ông già, rồi nói lớn :
-Đồ ăn mày, nghèo rớt mùng tơi mà còn làm cao, sĩ diện! Cút đi cho người ta ăn uống!
      Tôi cũng không biết ông già có nghe thấy không. Nhưng ông ta im lặng dò dẫm bước đi rời xa đám khách, hướng đến chiếc bàn với nhóm khách khác trong quán. Đằng sau ông ta vẫn ồn ào tiếng cười nói đùa dỡn của nhóm khách. Tôi đã chứng kiến trọn vẹn diễn tiến không mấy vui đó. Trong lòng tôi chợt phát sinh một cảm giác bực bội với những câu nói, hành động bất nhã, vô giáo dục, đầy tính cách khinh người nghèo khó của đám khách sang trọng và chức vụ đang ồn ào trong quán. Tôi tự hỏi nếu họ biết và hiểu được con người mà họ vừa chửi bới, khinh rẻ đó, là một người rất chí tình vì bạn bè, có lòng nhân đạo đáng phục, họ sẽ nghĩ sao và có phản ứng thế nào với ông ta ? Tôi hy vọng trong đám khách khoảng 12, 13 người đó vẫn có người nào đó có con tim và khối óc để họ có được cái nhìn vào xã hội nơi họ đang sống một cách cảm thông và nhân bản hơn. Tôi không dám bi quan quá mức nhưng tôi nghĩ nếu có được 2 hay 3 người trong số họ thì đúng là một hiện tượng may mắn cho xã hội chúng ta ngày nay vậy. 

      Cũng với suy nghĩ đó, tôi cũng tự hỏi, những người khách với vẻ sang trọng, học vị cao, chức vị lớn đó. Họ mở miệng ra với những câu nói chửi bới khinh rẻ kẻ nghèo dốt hơn họ thì thực chất của những mảnh bằng cấp, chức vị cao của họ có chắc chắn đúng với giá trị của nó không? Theo tôi họ vẫn còn thua xa tư cách của ông già tàn tật bán vé số vừa bị họ khinh rẻ chửi bới !
      Sự việc không vui đó đã làm tôi mất hứng thú, không muốn gặp ông lão bán vé số nữa. Tôi không muốn gặp ông ta bởi vì tôi cảm thấy khó bình thản chuyện trò với ông ta và cả người bạn trong căn chòi lá nữa. Nhưng túi quà mang theo đã làm tôi khó nghĩ. Cuối cùng tôi lấy mảnh giấy viết vài chữ rồi kín đáo đến chiếc xe lăn của ông già đậu bên lề đường. Bỏ túi thực phẩm trên ghế ngồi của chiếc xe lăn cùng với mảnh giấy, tôi viết : “Tuỳ nghi xử dụng! “. 
      Lấy một tờ bạc 100 ngàn đồng cuộn trong tờ giấy khác với dòng chữ :” Tặng chiếc túi bên trái “ rồi tôi cột vào cái kệ để tay bên trái của chiếc xe lăn.

Lấy một tờ bạc 500 ngàn đồng, cuộn vào mảnh giấy khác, trên đó tôi viết dài hơn : “Tờ 500 ngàn này tặng riêng cho túi bên phải, xin nhận đừng chối từ !” rồi cột vào cần tay bên phải chiếc xe.

      Sau khi đã hoàn tất, tôi tìm một góc khuất, kín đáo theo dõi phản ứng của ông già bàn vé số. Không quá lâu, ông già khập khễnh từ quán ăn đi ra, tiến đến chiếc xe lăn. Có tí ngạc nhiên khi nhìn thấy bịch quà và sau khi đọc tờ giấy, ông ta mở gói quà ra nhìn bên trong , bên ngoài rồi im lặng tí chút bỏ nó xuống chiếc giỏ ở dưới yên xe. Rồi chậm rãi gỡ cuộn giấy bên tay trái ra xem! Không biết có phải vì tờ giấy 100 ngàn quá lớn với ông ta hay quá ngạc nhiên vì người cho tiền đã biết ý nghĩa của cái túi trái, túi phải của mình. Ông già thừ người ra, đưa mắt nhìn bông lung ra vẻ suy tư rồi ông cầm đồng bạc xoay qua, xoay lại vài ba lần. Chẳng biết nghĩ sao ông ta gấp đồng bạc lại rồi bỏ vào túi bên trái. Xong đâu đấy, ông lão gỡ cuốn giấy bên tay phải, mở ra nhìn thấy đồng bạc 500 ngàn đồng, đọc xong mảnh giấy. Ông ta thẩn thờ đến mức tôi đứng khá xa vẩn thấy được vẻ xúc động hiện rõ trên khuôn mặt xám đen, trong ánh mắt và cả trong vẻ lung túng khi cầm tờ giấy bạc. Sau một lúc quá xúc động, ông ta quay đầu nhìn chung quanh như muốn tìm người chủ nhân của những món quà đã làm ông ta thẩn thờ. Nhưng làm sao ông ta tìm thấy được khi tôi cố ý lánh mặt? 

      Sau một hồi đưa mắt tìm kiếm không kết quả, ông lão với tờ giấy bạc 500 ngàn đồng trong tay, đầu ông ta cúi xuống nhìn tờ giấy bạc ra chiều suy nghĩ rất mạnh. Một lúc sau hình như đã tìm được bình thản, ông ta gấp tờ giấy bạc đưa lên định bỏ vào túi áo bên phải. Nhưng khi bàn tay vừa chạm đến mép túi, ông ta dừng lại, bỏ tay xuống rồi lại cúi đầu, thờ thẫn suy nghĩ ra vẽ chưa thực sự tìm ra một quyết định . Mãi một lúc, có lẽ buông tiếng thở dài, ông ta đã tìm được quyết định, không cần lưỡng lự nữa, ông ta cầm đồng bạc lên bỏ vào túi bên trái! Rồi trở lại động tác thường nhật, xếp hai cây nạng vào bên cạnh chiếc xe lăn, rồi khó khăn leo lên ngồi vào chiếc yên và dùng tay lăn bánh cho xe di chuyển.

      Tất cả diễn biến của ông già bán vé số đã được tôi quan sát rất rõ ràng. Tôi đứng nhìn theo cho đến khi ông ta dừng lại trước một quán khác trên con đường để tiếp tục việc mời khách mua vé số, rồi tôi mới thủng thẳng ra khỏi chỗ nấp. Tôi đi chậm chạp trở lại con đường về nhà con trai tôi với một tâm trạng rất khó hiểu. Cái tâm trạng của một người mang cảm giác ngạc nhiên tột cùng cũng như lòng kính mến vì đã nhìn thấy tư cách ngay ngắn của một ông già tàn tật, nghèo đói. Rồi cũng chính trong cái cảm xúc ngẩn ngơ đó tôi tự hỏi nếu tôi rơi vào hoàn cảnh bi đát như ông già đó. Liệu tôi có can đảm, có lòng tự trọng và cả lòng nhân đạo để làm như ông ta không ? Tự hỏi như vậy, nhưng tôi quá rõ về tôi, cái tôi của tầm thường và mang khá nhiều tánh xấu thì làm sao tôi có thể làm được như ông già bán vé số tàn tật, nghèo đói và đáng nể đó được ?!

Hết

Lưu An ( Jan. 2013)


Bài Thơ Tháng Năm


Con xin kính cẩn dâng Bà
Bài thơ như một món quà thiết tha
Tháng Năm mùa lễ thăng hoa
Ngợi ca Đức Mẹ hiện ra sáng ngời
Dậy cho người sống trên đời
Biết thờ phượng Đức Chúa Trời quang vinh
Biết tìm về với đức tin
Siêng năng lần hạt đọc kinh Kính Mừng

Bài thơ rộn rã tưng bừng
Như khi lần hạt không ngừng đắm say
Dù không tràng chuỗi cầm tay
Nhưng từng câu gẫm nằm ngay trong lòng
Tháng Năm dâng Mẹ hoa hồng
Lời thơ tươi mát như dòng sông xanh
Mẹ hiền như ánh trăng thanh
Dẫn đưa con khỏi khúc quanh lơ là

Bài thơ kính cẩn dâng Bà
Trái tim con viết thật thà thành tâm
Để mừng mùa lễ tháng Năm
Mẹ đã rửa hết tối tăm phàm trần
Bài thơ con viết ân cần
Luôn luôn mong mỏi được gần Thánh Ân
Để đời thôi hết phân vân
Tháng Năm hạnh phúc xin vâng lời Bà

Cúi xin Mẹ nhận món quà
Trái tim con viết thật thà tháng Năm

Đỗ Hữu Tài(Thế Thôi)
05.05.2013


Thơ Tranh: Một Đóa Hoa Trăng


Thơ: Nguyễn Đức Tri Tâm
Thơ Tranh: Kim Oanh


Tháng Năm Phố Núi


Tháng Năm trở về phố núi
Hàng cây lá vẫn xanh màu
Con đường vấn vương bụi đỏ
Tìm em giờ biết phương nao

Bụi hoa dã quỳ ngoài ngỏ
Mùa yêu nở biếc nụ vàng
Áo em một thời kỷ niệm
Chiều nghiêng nỗi nhớ mênh mang

Một mình đi trên con dốc
Ngày xưa kỷ niệm chúng mình
Lang thang những chiều mưa đổ
Hồn theo phố núi linh đinh

Tháng Năm bây giờ lặng lẽ
Đi giữa phố núi lạnh lùng
Mây bay hững hờ xa mãi
Em quên lời hứa tình chung

Khiếu Long

* * *
Bài thơ 6 chữ Tháng Năm Phố Núi của anh Khiếu Long,
cho Kim Oanh mượn chữ thả ý thơ Lục Bát nha.


Tháng Năm nhớ về phố núi
Hàng cây khô trơ trụi lá buồn so
Dấu giày xưa in bụi đỏ
Em đi rồi biết tìm nhỏ phương nao

Nụ quỳ còn chờ trước ngỏ
Mùa hoa nở vàng bày tỏ niềm riêng
Nhớ áo em màu kỷ niệm
Nắng chiều nghiêng hương cũ quyện mênh mang

Tháng Năm chờ em cuối dốc
Ngày xưa chúng mình thả dọc Biển Hồ
Lang thang dưới trời mưa đổ
Đôi tâm lòng theo hồn phố linh đinh

Tháng Năm âm thầm lặng lẽ
Giữa phố nhà sao buồn tẻ! Phôi phai?
Em đâu anh tìm kiếm mãi
Nhớ hay quên lời thệ hải tình chung?

Kim Oanh
5/2012


Vĩnh Long Sông Nước Quê Nhà - Phần 1

1/Trên Phà Mỹ Thuận
2/Sông Cái nhìn về nhà máy cung cấp nước Vĩnh Long
3/Sông Thiềng Đức nhìn ra chợ Vĩnh Long
3/Sông Ngã Tư Long Hồ nhìn về An Đức
4/Sông Ngã Tư Long Hồ
5/Hoàng hôn trên sông Đình Tân Giai - 
(Con sông trong hình thật ra là rach Cái Cá khoảng giữa Cầu Lộ và Đình Tân Giai.)
6/Sông Đình Tân Giai
7/Quê tôi là dòng sông tuổi thơ tôi không bao giờ quên được
Sông Cầu Lộ

Biện Công Danh

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Gửi Một Tình Yêu - Phú Quang - Ngọc Anh


Trích Thơ: Hhai
Thơ Tranh & Youtube: Kim Oanh

* * *
Gửi Một Tình Yêu

(Cảm tác từ Gửi Một Tình Yêu qua tiếng hát Ngọc Anh - Tặng KimOanh)

Anh không có gì mà chỉ có.
Hình ảnh của em trên mỗi trang thơ
Anh không có gì mà chỉ có.
Nụ cười em ẩn hiện chẳng phai mờ

Anh không có gì mà chỉ có
Tên của em đã ở trái tim này
Anh không có gì mà chỉ có
Những lá thư buổi đầu, mà ta đã trao nhau

Anh không có gì mà chỉ có
Tiếng cười em
Giọng nói em đằm thắm dịu dàng
Anh không có gì mà chỉ có
Chút ngỡ ngàng, khi khẽ chạm thu sang

Anh không có gì cho em, mà chỉ có
Một trái tim vẫn nồng ấm ngày nào
Anh không có gì cho em mà chỉ có
Những ước vọng một thời, chưa kịp gởi trao

Anh không có gì cho em mà chỉ có
Một vòng tay bé nhỏ, khát khao
Anh không có gì cho em mà chỉ có
Một bờ vai, xin em hãy dựa vào

Hhai
24/5/2014



Sáng Tác: Phú Quang
Ca Sĩ: Ngọc Anh

Tháng Năm, Melbourne


Em ở Preston vai áo rộng
Chiều mưa còn sợ gió đông nam
Tôi theo mùa lạnh qua làm khách
Gọi tách café sáng tháng năm

Quán tây ngồi nắng vai chưa ấm
Phố lạ ng ư ời quen tiếng thở g ần
Sóng xa gợn tách café nguội
Tôi uống Melbourne lạnh xuống chân

Hoa lạc hỏi người chưa bạc tóc
Em gầy như lá tử vi tôi
Hay đâu tiền kiếp là mây núi
Hồn đã bao la chuyện đất trời

Em ở Preston đêm nhúm lửa
Pha ngày thêm đậm chén trà xanh
Tôi như con sóng làm sao ngủ
Chờ hải đăng lên đếm tuổi mình

Yarra gió bạt mềm chân tóc
Em để ngày đi hết tháng Năm
Tôi cầm ngọn sóng trên tay lạnh
Chiều mưa còn sợ gió đông nam

Lâm Hảo Khôi

Tiếng Đàn Piano Nửa Đêm


      Một ngày anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt :
- Ông lại bán xe rồi hay sao mà đi tàu lên đây ?
Anh cúi đầu trả lời lí nhí trong sự hổ thẹn :
- Ừ thì bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm !
Chị sầm mặt xuống :
- Ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không ngóc lên đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy ?
      Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều mà anh muốn nhờ chị. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh :
- Nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e sẽ chẳng còn được bình yên nữa !
     Anh năn nỉ, nhưng thật sự là anh rất bối rối :
- Con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về.
Chị thở dài :
- Ông lúc nào cũng mang xui xẻo cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau.

      Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.
Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây Đức. Chị tốt nghiệp đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.
      Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt, đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán, chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta. Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được.
Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn
“Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói của miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.

      Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà. Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh. Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ. Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.
      Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh. Chị nói, ông buông tha cho tôi, sống với ông đời tôi coi như tàn. Anh đồng ý, vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ rằng buộc sẽ làm khổ chị.Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.Thành phố Bremen là thành phố nhỏ.
Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố. Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.

      Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay Noel, chị cũng có quà riêng cho con bé, nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.
Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.
      Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm. Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.
      Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.

      Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.
      Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách.
       Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm,.. đàn..đàn…klavia….con muốn… Anh thở dài và hát cho nó nghe.
     Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần.
     Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.

     Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm
Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì.
      Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không…”.
Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó. Nó chìa cho chị một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.

      Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi, con biết bố con bị ung thư lâu chưa. Nó chìa bốn ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, bốn tháng rồi hả. Nó gật đầu.
     Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi thở dài.
     Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: -” Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra đi được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con..”
     Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg….

     Đoạn kết:
    Tôi nghe người ta kể chuyện lại chuyện đó, khi đi dự một cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị. Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài hát “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy. 

      Lời phụ của Nguyễn Đại Hoàng:
      Câu chuyện đơn giản, không nhiều tình tiết, đã lấy đi nước mắt của nhiều người đọc. Tôi hình dung được cảnh người cha Việt Nam gầy ốm bệnh tật và đứa con gái tật nguyền tội nghiệp của anh trên đất khách quê người. Tôi như thấy được hình ảnh đứa con gái tưởng nhớ người cha - mà em biết đã mất rồi – qua tiếng đàn Piano. Tôi biết tiếng đàn ấy đau đớn biết bao. Tôi nghe được cả lời ca nghẹn ngào của em Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không…”. Em bé Việt Nam ở phương trời xa lạ kia ơi em thật là vĩ đại! Tôi hãnh diện vì em biết bao!

Nguyễn Đại Hoàng
3/2013
(Tiểu Thu chuyển)

Cà Phê Bưu Điện


Góc phố Hòa Bình nhà Bưu Điện
Em hẹn tôi chiều khoảng bốn giờ
Tôi đến sớm chọn bàn trong góc
Náo nức yêu đời ngập ý thơ.

Thời gian nặng nề chiều xuống chậm
Năm giờ em đến - nắng vàng phai
Tưởng chừng như thể em không đến
Khi tôi thờ thẩn nhớ thương ai…

Lần đó rồi thôi ta cách biệt
Đáy tách còn vương những hạt đường
Nặng nề nhấp nhẹ nghe cay đắng
Chiếc muỗng như còn lắng giọt sương.

Chiều nay ngồi lại bàn hôm đó
Gọi cho mình hai tách cà phê
Uống ngay một tách đen nóng hổi
Phần kia mong mỏi… đợi em về!

Dương Hồng Thủy

Hạ Buồn - Thanh Sơn

      Hè lại về, năm nào cũng vậy,hè về gợi nhớ cho mọi người những ký ức thời đi học,nhớ lại từng khuôn mặt bạn bè, thầy cô và mái trường xưa yêu dấu.
      Nhất là năm học cuối, năm học mà bạn bè sẽ chia tay nhau có khi là vĩnh viễn không gặp lại nhau và trong đó chắc chắn sẽ có một vài mối tình thầm kín chưa kịp hé môi,  rồi theo thời gian chìm vào quên lãng, để có ngày nào đó gặp nhau nhìn nhau mà ngậm ngùi nuối tiếc.
      Nhưng những kỷ niệm tuổi học trò đó sẽ không bao giờ phai phải không các bạn?



Sáng Tác: Thanh Sơn
Ca Sĩ: Hoàng Oanh
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Tình Hoang Dại



Ta về vội...
Đến ngồi trên chiếc ghế
Mở computer để tìm đọc thư em
Không cần biết thư chứa những gì
Điều quan trọng chính tên em trong đó
Khi yêu em ta không hề suy nghĩ
Rất tự nhiên chẳng chút đắn đo
Vì tình ta như thú rừng man dã
Giống muôn loài lúc thuở hoang sơ
Một khối tình trên cả dại khờ
Trên tất cả chỉ trong mơ mới sánh
Ta yêu em bằng trái tim nguội lạnh
Bị giá băng vì thế sự đổi thay
Thầm tên em ta muốn cao bay
Gác bỏ hết bao tục phàm phiền toái
Ta muốn ta trở nên ngây dại
Không biết gì để thoả mãn cuồng say
Cứ mãi thế tên em ta gầm thét.

Quên Đi


Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Kẻ Ở Người Đi

       Cùng Bạn,
      Mấy ngày nay tình cờ lật lại mấy trang Giáo Khoa Thư ngày xưa mà lòng tôi không khỏi bồi hồi xúc động . Từng bài viết ngắn gọn , từng bức vẻ đơn sơ nhưng vô cùng sống động gợi lại bao kỷ niệm trong tôi. Bài nào nội dung cũng hay cũng thâm thúy, dạy đứa trẻ đủ điều để làm người , dạy luân lý , lễ nghĩa, dạy mô tả , dạy lịch sử, dạy khôn ngoan, dạy luật pháp v..vv .. Tôi còn nhớ mới năm nào còn là cậu bé ê a học đánh vần, học đồ, học viết, học đọc những trang vỡ lòng trong cuốn sách Giáo khoa Thư lớp đồng ấu.
Lớp học ở ngay trong ngôi miễu, tôi còn hình dung được hình ảnh của ông thầy tôi, thầy Sử, ngày xưa với vâng trán cao, người mảnh khảnh, tôi còn giử cái cảm giác nồng ấm của bàn tay thầy khi kềm, khi nắn tay tôi trong giờ tập đồ từng chữ,tôi cũng còn nghe văng vẳng tiếng gõ thước nhịp nhàng của thầy để cả lớp đọc chung từng câu, từng đoạn bài. Nói về kỷ niệm tuổi thơ, chắc các bạn cũng như tôi không bút mực nào kể siết!
      Trong các bài tập đọc, có lẽ bài Kẻ Ở NGƯỜI ĐI dưới đây làm tôi cảm khái nhất, ngoài ra bức tranh đơn sơ nhưng diễn tả hết cái cảnh biệt ly nơi bến đò, thật tài tình, thật sống động.
Xin mời bạn đọc lại bài nầy cùng bài cảm tác của tôi để vơi đi phần nào nỗi u buồn đau lòng cho đất nước .

Thân mến
Mailoc

Kẻ Ở Người Đi. 
      Cơm nước xong rồi, thầy mẹ tôi, anh em, chị em tôi, cả đến kẻ ăn người ở trong nhà, đều tiễn tôi ra tận bờ sông, chỗ thuyền đậu.
      Vừa ra khỏi nhà, thì lòng tôi tự nhiên sinh ra buồn rầu vô cùng. Từ thuở bé đến giờ, chỉ quen vui thú ở nhà, nay tôi mới biết cái cảnh biệt ly là một!. Chân bước đi, mặt còn ngoảnh lại: từ cái mái nhà, cái thềm nhà, cái lối đi, cho đến bụi cây, đám cỏ,cái gì cũng làm tôi quyến luyến khác thường.

      Thuyền nhổ sào, ai cũng chúc tôi thuận buồm xuôi gió, bình yên khỏe mạnh.Thuyền đi đã xa mà tôi còn đứng nhìn trở lại, nhìn mãi cho đến lúc không trông thấy nhà nữa mới thôi. Ôi! cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy !.

Tuổi già buồn vô hạn,
Dệt mấy vần cùng bạn để sầu vơi.
“ Giáo Khoa Thư “ thấm thía cả một thời,
Từng trang sách dật dờ trong biển nhớ .

Mailoc

Kẻ Ở Người Đi
Nghe nghèn nghẹn bửa cơm chiều lặng lẽ,
Mặt rầu rầu một kẻ sắp đi xa.
Lần đầu tiên rời mái ấm mẹ cha,
Buồn rười rượi , xót xa lòng trăm mối.

Vừa cất bước đã nghe đôi chân mỏi,
Mặt ngoảnh nhìn mái ngói cũ thân yêu.
Nước thời gian tắm gội , ngói rong rêu,
Một tổ ấm ấp yêu từ tắm bé.

Trong khóm trúc vẫn nô đùa đàn sẻ,
Gió rì rào, nhè nhẹ khúc nhạc êm.
Cái thềm nhà bàng bạc lúc trăng lên,
Võng kẽo kẹt êm đềm trưa nắng đổ.

Lối đi nhỏ , sè sè từng bụi cỏ,
Cái hàng rào , cái ngỏ vắng cuối thôn.
Bầu trời thân mây xám lúc hoàng hôn,
Ôi ! tấc cả làm hồn tôi xao xuyến .

Thuyền chực sẵn bến sông chiều đưa tiễn ,
Những tia nhìn quyến luyến lệ lưng tròng .
Mẹ cha , anh chị , cả bé còn bồng,
Ai cũng chúc tôi thuận buồm xuôi gió.

Sào đã nhổ phút chia tay đã rõ,
Buồm lạnh lùng lộng gió sóng nhấp nhô.
Xa thật rồi quê cũ một thời thơ,
Bờ mờ mịt , bơ vơ tôi đứng ngó.

Thuyền rẽ sóng , mái nhà xưa lấp ló,
Rồi khuất dần sau khóm lá tre già.
Những bóng mờ tay vẫy tự đằng xa,
Ôi ! cảnh biệt ly sao mà buồn vậy !!

Mailoc 
Cali 5 - 19-14

Có Một Dòng Sông - Sáng Tác Phạm Hồng Ân - Cathy Hậu


Nhạc & Lời: Phạm Hồng Ân
Tiếng Hát: Cathy Hậu

Xướng Hoạ: Niềm Đau


Thưa Thầy và các bạn,
Phương Hà mới đọc một bài thơ có những câu rất hay:

" Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ thuở thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi"
Tô Thùy Yên


Cảm hứng viết bài thơ này, gởi Thầy và các bạn:

Xướng:
 Niềm Đau

" Ai đó trong hồn ta thổn thức " (*)
Một thời dĩ vãng mãi khôn nguôi
Nỗi buồn đất nước còn ray rứt
Nỗi nhớ người thân cứ ngậm ngùi
Mỗi hạt phù sa hồng máu thấm
Từng vùng đồi núi trắng xương phơi
Người quên, mong được lòng thanh thản
Ta giữ niềm đau đến trọn đời.

Phương Hà
(*) Trích trong bài thơ Ta Về của Tô Thùy Yên

***
Xin họa với chị Phương Hà:

Hãy Thương Yêu

Hồn dân tộc úa hoài trăn trở
Mẹ Việt Nam sầu mãi khó nguôi
Nghé xẻ đàn tan nuôi oán hận
Lòng đau ruột cắt cảm bùi ngùi
Chia lìa chưa để vòng tay nắm
Đoàn kết đang chờ khối óc phơi
Dù ở phương trời hay góc bể
Da vàng máu đỏ sáng trong đời.

Cao Linh Tử

***
Xin mượn câu thơ đầu của bài "Tìm Về" mở đầu bài "Nỗi Nhớ" để hoạ bài "Niềm Đau" của Phương Hà.

Nỗi Nhớ

Ta về một bóng trên đường lớn (*)
Dĩ vãng tình đầu khó thể nguôi
Áo trắng thuở nao dầy luyến ái
Sương phai một kiếp lắm bùi ngùi
Yêu người đắm đuối người yêu vắng
Mộng giấc êm đềm giấc mộng phơi
Lặng lẽ đường xưa đầy kỷ niệm
In hình bóng cũ giấc mơ đời

Quên Đi
(*) Trích "Tìm Về" của Tô Thùy Yên

* * *
Nỗi Niềm

Quê hương còn mãi trong tâm thức
Suốt một đời day dứt khó nguôi
Gợi nhớ làng Cha, lòng quặn thắt
Niềm thương đất Mẹ dạ bùi ngùi
Ruộng đồng thắm máu tình dân tộc
Rừng núi đượm màu nắng gió phơi
Góc biển chân trời thân lữ thứ
Bây giờ xa cách,hận muôn đời
 
 Song Quang


Thoảng Hương Chiều


Nâng niu nét chữ lời thương
Tình xanh, giấy trắng tơ vương gởi lòng
Gió mùa đông thổi sớm đông
Trùng khơi biệt thẳm người trông đợi người

Đêm sâu, sông nước lặng trôi
Tiếng chìm lá cỏ, tiếng thời gian buông...
Tơ lòng thắt sợi mây buồn
Rót tình lên tứ thơ nguồn thương yêu

Đường mơ thơm thoảng hương chiều
Không là huyễn mộng cô liêu cõi tình
Trời quê ngời ánh bình minh
Ru hời tiếng gió, nguyên trinh nắng lành


Chim trời soải cánh mỏng manh
Đường bay diệu vợi mây xanh gió ngàn
Hương mơ chưa nhạt mờ tan
Sương mai đọng cánh hoa vàng sớm xuân!

Yên Dạ Thảo

* Hình phụ bản của Tác giả  

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Những Chuyến Đi Về Miền Tây

     (Đoản văn hồi ký ) 
    Vào đầu thập niên 1960 và 1970, tuổi tương đối còn trẻ, tôi đã có nhiều dịp đi về Miền Tây, đồng bằng Cửu-long-giang, nơi có 2 nhánh sông lớn là Tiền-giang và Hậu-giang hay sông Tiền và sông Hậu. Bước chân tôi đã nhiều lần in dấu trên những mảnh đất yên bình Vĩnh-long, Cần-thơ, Long-xuyên. Ngoài ra còn có một lần đã phiêu du xuống Châu-đốc, vượt qua một đoạn biển khơi bằng một chuyến hải hành tới đảo Lai-sơn. 
    Tôi không còn nhớ rõ từng chi tiết của những chuyến đi về Miền Tây. Chỉ nhớ đã đi qua hầu hết các tỉnh VN, từ Huế trở xuống, đến gần mũi Cà-mau. Tất cả những nơi ấy lúc đầu đều xa lạ đối với tôi, một kẻ chỉ quen sống ở thủ đô Sài-gòn, nhưng về sau trở thành mảnh đất thân thương nhất đời mình, kể từ khi giã từ Hà-nội, 1954, nơi tôi đã trải qua thời niên thiếu...:Xanh tươi đồng lúa Việt/ Vui cười bác nông dân/ Người điển hình bất diệt/ Dòng dõi Lạc Long Quân./Đồng Việt Nam bao la/ Nông dân Việt hiền hoà/ Cần lao trong cuộc sống/  Êm đềm nơi thôn trang/.

(Lớp học Nhân-Vị Vĩnh-long)

    1-Giòng sông nhân-vị.- Ngày ấy, 5/11/1961, theo lệnh của Bộ Giáo-dục, tôi tham gia một khoá học tập chính trị tại Trung tâm Nhân-vị Vĩnh-long, đặt ở một tòa nhà thuộc giáo phận Vĩnh-long. Nửa tháng xa vắng thủ đô Sài-gòn, nơi ăn ở và học tập đều rất tốt. Gần 100 học viên nguyên là công chức do các cơ quan chính quyền thuộc Đệ-I Cộng-hoà cử đi học đã sinh họạt bên nhau rất vui vẻ và đầy tình thân ái. Mặt sau của 1 tấm ảnh kỷ niệm, tôi có viết hàng chữ:  Những giòng suối 4 phương trời đổ về con sông lớn: Giòng sông Nhân-vị. Lúc đầu, mục tiêu của việc học tập có vẻ tạo nên một áp lực đối với học viên. Nhưng dần dần ai cũng cảm thấy đâu cũng vào đó. Thực tế, ngay cả sau khi học tập về tôi cũng không hề bị bó buộc tham gia đảng phái nào, hơn nữa bản tính tôi là không muốn dính dáng gì đển chính trị. Cho nên mới học được 1 tuần, được biết phim Ben Hur lần đầu tiên có âm thanh nổi trên màn ảnh đại vĩ tuyến khởi chiếu tại rạp REX, tôi, vốn là kẻ ghiền ci-nê chưa bao giờ bỏ qua những phim vĩ đại, đã lợi dụng chiều thứ Bảy để vù về SG xem cho bằng được buổi chiếu phim đầu tiên rồi trở lại Vĩnh Long  vào Chủ nhật.  Đúng là mình đang thời thơ mộng của tuổi hoa niên! Tiếc rằng vì thời gian có hạn nên không có dịp đi thăm thành phố Vĩnh-long.

(Tác giả trước chợ bến Ninh-Kiều,Cần-thơ)

      Đúng ra,chuyến đi thăm Miền Tây đầu tiên của tôi phải được kể là Cần-thơ từ 26 đến 29/5/61, nhân dịp có một người bạn dạy học được thuyên chuyển từ Qui-nhơn xuống đó nên tôi cùng đi cho biết đó biết đây. Một chút niềm hãnh diện của một kẻ đang sống ở thủ-đô Sài-gòn muốn biết Cần-thơ như thế nào mà được mệnh danh là Tây-đô <thủ-đô của Miền-Tây> lúc đó hiện đến với tôi mạnh đến nỗi sau một tấm ảnh chụp trước chợ Ninh-kiều, tôi đã hạ bút: Ông Nghị Hách của Sài Gòn đứng tại trung tâm của vũ trụ Cần-thơ. Sau này, thêm chút trưởng thành, tôi mới cảm thấy lời ghi đó thật đáng tức cười. Trên đường, sau khi mới qua phà Mỹ-thuận được một đoạn ngắn, lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy TTNVVL ở ngay bên đường và nghe nói đây là một địa điểm quan trọng nên đã ghé vào xem. Không còn nhớ chính xác lần đi Cần-thơ tôi có dùng con đường chạy qua Long-hồ xuống bến phà Cái-vồn hay không. Phải chờ mãi nửa thế kỷ sau, bây giờ xem Google Map, tôi mới được biết từ bến Mỹ-thuận có 2 con đường:  một đi Cần-thơ qua phà Cái-vồn và một đi Long-xuyên qua phà Vàm-cống. Còn thấy thật rõ từng cây cầu mới xây hay từng bến phà cũ qua sông; tuy nhiên trí nhớ vẫn còn rất mơ hồ về địa điểm của TTNVVL.

(Vài học viên cùng Cha Ng.V.Tư tại sân TTNV VL)

      Nhưng nhắc đển 2 địa danh Vĩnh-long và TTNVVL, cho đến thời gian gần đây, qua Web longhovinhlong, tôi mới có cơ hội chú ý đến sự nối kết giữa hai địa danh Vĩnh-long và Long-hồ. Rồi tiếp tục được đọc rất nhiều bài bút ký của các cựu học sinh trung-học hay sư-phạm Vĩnh-long kể lại chuyện đời thật của tác giả kèm theo nhiều hình ảnh kỷ niệm, thì tôi dường như cảm thấy có một sợi giây vô hình ràng buộc tôi với Vĩnh-long. Do đó tôi không phải ngại ngần khi cố gắng bơi trên giòng sông web longhovinhlong, lần theo dấu con thuyền văn học của những bạn đi trước để vạch nên một lằn nước in hình ảnh kỷ niệm mờ mờ nhạt nhạt xa xưa của chính mình (như bắt đầu thể hiện trong bài viết này). Thật là một mối duyên quen biết đã trở thành thân thương và quí báu !

     2- Bên bờ sinh tử.- Ngày ấy, 6/3/1973, lần đầu tiên được vẫy vùng trên sông nước, biển khơi. Có cơ hội này là do người thân lúc đó đang làm việc tại Long-xuyên được mời đi du ngoạn Hòn-rai, bằng tàu của Hải-quân. Người ta nói Hòn-rai hay đảo Lý-sơn, chẳng biết có đúng không, bây giờ tra cứu Internet thấy gọi là Hòn-sơn-rai hay Lai-sơn.  Buổi tốí chúng tôi nghỉ đêm tại Rạch-giá, sáng sớm hôm sau lên tàu. Ra khơi, biển yên sóng lặng, gió nhẹ mát rợi...,tàu lướt nhanh trên mặt biển dưới bàu trời trong xanh. Tàu ghé bến, một hòn đảo lớn có đồi núi khá cao, ở cách xa bờ chừng 6 chục cây số.. Bãi biển về phía tàu đậu chạy dài chừng một cây số, ở cuối có một tảng đá to, hình như gọi là đá chài, nằm nghênh ngang giữa đám ghềnh đá nhỏ lô nhô. Còn gì sung sướng cho bằng được ngả lưng trên mặt đá, ngửa mặt nhìn trời cao, tâm tư bay đi tìm An Tiêm và vườn dưa hấu trên một hoang đảo của ngàn xưa: An Tiêm,người đâu tá/Con thuyền trôi nơi nao/Ta kiếm dấu chân Người trên hoang đảo/Nhưng người đi không ở lại cùng ta...Ngày nay, theo Internet quảng cáo thật rõ, hòn đảo này đã được khai thác mạnh để trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng.
(Trên tàu hải quân ra Hòn-Rai)

     Rồi chiều đến, tàu rời bến đưa chàng An-Tiêm của thời nay quay về cố quốc. Ai ngờ, trái với lúc đi, chuyến về suýt nữa đưa tôi xuống thăm thuỷ thần Hà-Bá. Bầu trời biến đổi nhanh quá, mây đen bỗng đâu ùn ùn kéo đến. Tàu đang ở 1/3 xa đảo, 2/3 cách Rạch-giá. Sóng ầm ầm đập vào thân tàu, đôi lúc ngọn sóng bay lên cao và đổ xuống khoang. Người người bị sóng nhồi thành ra lảo đảo cơn say. Ai nấy đều méo mặt nhìn nhau. Càng say sóng, ruột gan tôi càng cồn cào và muốn tìm một chút nước uống, nhưng nhìn thấy ai ai cũng mặt-cắt-không-còn-hột-máu nên đành thôi. Trong một khoảnh khắc suy tư, tôi nghĩ vẩn vơ đến số phận của con người thật mong manh. Tôi nghĩ đến lòng vị tha, tinh thần tích cực giúp đỡ tha nhân trong hoàn cảnh khó khăn với cái chết gần kề, thì không ai có thể dựa hơi địa vị của người đã cho mình đi ké chuyến du lịch này để đòi hỏi người khác phải đáp ứng nhu cầu của riêng mình. Giòng suy tư còn đưa tôi đi xa hơn nữa. Lúc đó, ngay cả bậc công hầu danh tướng, quyền cao chức trọng, hay giàu có cao sang, cũng tự nhiên bị tước mất cái nấc thang giá trị cá biệt của mình. Lúc đó, tôi nhìn ai cũng thấy ủ rũ, tơi tả y như nhau; nếu trước đó đầy vẻ oai phong lẫm liệt thì bấy giờ cũng mất hết; giữa mọi người chỉ còn là hoàn toàn bình đẳng. Giả thử nếu chỉ có 1 cái phao cấp cứu thì có lẽ thật khó kiếm ra được ai là một <<Lê-Lai liều mình cứu chúa>>, ai là nhân vật người vợ trong truyện <<Anh Phải Sống>>của nhà văn Khái-Hưng.

(Bờ sông gần dinh TT và toà án Long-Xuyên "xe của người khác")

    Thôi đành phó mặc cho số phận. Nhớ lại trong thời gian ở quân trường,1967, tôi đã một lần hút chết, đang di hành từ bãi tập trở về bị mìn nhưng tôi đã gặp may vì mìn nổ ở hàng quân đi đầu. Sau đó, cũng may mắn được an toàn như tính mạng được treo trên đầu sợi tóc trước làn đạn AK bắn xẻ hoặc mảnh B40 nổ tung trong biến cố Tết Mậu-Thân, khi tất cả bọn <lính văn phòng> chúng tôi ở Bộ Tổng-tham-mưu chỉ với súng Colt và Carbin phải xuống đường hành quân tiếp cứu một đơn vị bạn ở cạnh Bệnh viện Nhi-đồng, và khi tôi đến phiên đi tuần đêm chỉ một mình cùng tài xế xe jeep vòng quanh khu vực Bộ TTM và Tổng-y-viện Cộng-hoà . Rồi lại một lần,1968, <chàng lính chưa có thâm niên>này được cử đi diễn giảng cho các học viên quân-pháp tại một quân trường ở Vũng-tàu, chiếc máy bay Caribu đã bỗng nhiên tỏa khói vào lúc sắp hạ cánh. Tuy không lâm vào cảnh vào-sinh-ra-tử như biết bao chiến sĩ nơi xa trường, nhưng những hiểm nguy nho nhỏ cũng đủ tạo cho chàng <lính gà chết> một cái nhìn bi quan về đời sống. Một khoảnh khắc ta còn đó, một khoảnh khắc sau ta mất đi, đời có nghĩa gì đâu hay chỉ là ảo ảnh, hư vô!  Chỉ còn một niềm tin vớt vát: sống hay chết tuỳ theo số phận của từng người. Giòng suy tư đang thăng trầm theo nhịp con tàu trồi lên chúi xuống trong đợt sóng điên cuồng, bỗng bờ biển Rạch-giá mờ mờ hiện ra nơi chân trời. A ha! An Tiêm đã trở về tới bến bờ quê hương, tổ quốc ! Về sau, hình ảnh khủng khiếp giữa lòng đại dương còn in mãi trong tâm khảm cộng thêm những lời thuật lại về những chuyến vượt biển đầy hiểm nguy của biết bao người, càng làm tôi không dám dấn thân vào chuyến hải hành ra đi tìm vùng đất hứa. Đối với những ai đã từng gặp sóng gió ngoài biển khơi, chắc khi đọc những giòng hồi ký này sẽ mỉm cười vì nghĩ rằng chuyến đi biển của tôi có thấm tháp vào đâu mà đã mặt mày tái-ma-tái-mét rồi, phải không?
(May 2014)
 *  Phụ lục một bài thơ về biển:

Đại Dương Và Ta

* Mặt biển bao la
Chơi vơi làn sóng cả
Và trùng dương trỗi dậy bản hùng ca.
* Âm thanh dào dạt
Nước trời bát ngát
Oai hùng thay vũ trụ một mình ta.
*Quên đi đời náo động
Tâm hồn ta mở rộng
Xiết vòng tay ôm chặt khoảng mênh mông.
*An Tiêm người đâu tá?
Con thuyền trôi nơi nao
Ta kiếm dấu chân Người trên hoang đảo
Nhưng Người đi không ở lại cùng ta.
*Ta đón vầng chiêu dương
Tiễn đưa bóng chiều tà
Gầm đại dương rực rỡ ánh hào quang.
*Rồi trong đêm huyền bí
Sao chìm dưới đáy sâu
Rung theo nhịp trái tim ta chuyển
Chung quanh ta lấp lánh triệu tinh cầu.
*Thời gian dừng hẳn lại
Những thanh âm bản trường ca vĩ đại
Đưa hồn ta lướt nhẹ sóng trùng dương
Ta say sưa trong Vũ khúc Nghê-Thường.

(H.N.T.SG.3/56)
Georgia,USA, May 2014,


ChinhNguyen/H.N.T.