Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Tranh Vẽ : Mơ - Họa Sĩ Tín Đức





Họa Sĩ Tín Đức - Vĩnh Long

Sonnet D‘avers " Tình Tuyệt Vọng " - Félix Arvers & Khái Hưng

Sơ Lược Tiểu Sử Félix Arvers:

      Không có nhiều tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Félix Arvers (1806-1850) Sách văn học sử Pháp (Collection littéraire LAGARDE & MICHARD , XIXe siècle) không hề nhắc đến Ông. Từ điển Hachette giới thiệu rất nhiều nhà văn, nhà thơ thuộc nhiều thời đại cũng không ghi tên Ông. Larousse thì chỉ nói vắn tắt: “ Thi sĩ Pháp, nổi tiếng với bài Sonnet bắt đầu bằng câu: Mon âme a son secret, ma vie a son mystère”. Một tư liệu khác có vẻ cụ thể hơn cũng chỉ ghi vẻn vẹn đôi dòng ngắn ngủi:
      “Félix Arvers là tác giả nhiều vở kịch khá thành công. Tác phẩm của Ông đã bị lãng quên, ngoại trừ tập thơ Mes heures perdues (Những giờ khắc hoài phí).”
      (Félix Arvers fut l’auteur d’un grand nombre de pièces de théâtre qui connurent un grand succès. Son œuvre fut oubliée à l’exception de son recueil de poèmes “ Mes heures perdues.”)

SONNET D ‘ARVERS

Mon âme a son secret, ma vie a son mystère
Un amour éternel en un moment conçu :
Le mal est sans espoir, aussi j’ai dû le taire,
Et celle qui l’a fait n’en a jamais rien su.

Hélas ! j’aurais passé près d’elle inaperçu,
Toujours à ses côtés, et pourtant solitaire,
Et j’aurais jusqu’au bout fait mon temps sur la terre,
N’osant rien demander et n’ayant rien reçu.

Pour elle, quoique Dieu l’ait faite douce et tendre
Elle ira son chemin, distraite, et sans entendre
Ce murmure d’amour élevé sur ses pas;

À l’austère devoir, pieusement fidèle,
Elle dira, lisant ces vers tout remplis d’elle :
“ Quelle est donc cette femme ?” et ne comprendra pas.

Félix Arvers

* * *

Sơ Lược Tiểu Sử Khái Hưng:

      Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
- Ông sinh năm 1896, một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897
  Xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. 
  Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
- Khái Hưng mất năm 1947. 
 Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi 22/1/1947

      Khái Hưng hẳn không phải là nhà thơ, lại càng không phải là người dịch thơ nhưng bỗng dưng với bản dịch tài tình bài thơ của Arvers, Ông lại được biết đến ở một lĩnh vực khác với sự nghiệp tiểu thuyết của mình.

Bản dịch của Khái Hưng:

Tình tuyệt vọng

Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay.
Hỡi ôi !người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân ?
Dẫu ta đi trọn đường trần
Chuyện riêng dễ dám một lần hé môi
Người dù ngọc nói, hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen
Đường đời lặng lẽ bước tiên
Nào ngờ chân đạp lên trên khối tình
Một niềm tiết liệt đoan trinh
Xem thơ nào biết có mình ở trong
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng,
Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây ?!


Khái Hưng
(Kim Oanh sưu tầm)

Hỏi Thăm Đất Trời


Núi rừng một buổi mù tăm
Sư về thắp nến hỏi thăm đất trời
Xạc xào từng tiếng lá rơi
Từng cơn gió lộng, từng hơi thở dài
Cầm tay hỏi tấm hình hài
Cuộc sinh tử đó an bày ra sao.

Ven sông sóng vẫn dạt dào
Chung thân rồi sẽ trôi vào trùng dương
Hòa tan về tận ngàn phương
Một phương hoa tạng nhã hương nhiệm mầu
Trông ra vô lượng tinh cầu
Thả trôi y bát, chống sào qua sông.

Lý Thừa Nghiệp

Nỗi Nhớ Không Phai & Bên Dòng Sông Kỷ Niệm - Hương Nam Diễn Ngâm



Thơ: Yên Dạ Thảo & Anh Tú
Diễn Ngâm: Hương Nam

Nợ Tình



Hai khung trời chia lối rẽ tìm nhau
Đêm trăn trở con tim rung nhịp nhớ
Mảnh trăng buồn rã tan bao mảnh vỡ
Ân tình này xin  nợ đến ngàn sau
Em đang rất nhớ anh.... 

Nếu thực ngàn sau mà tình vẫn nợ
sao không thử dùm, trả dứt hôm nay
kéo thời gian, lời tăng lên nhiều lắm
mà tính anh thì vốn rất tham lam.
hay ta thử để lên cân ngã giá
xem ân tình ai nặng ký hơn ai


Anh nhớ gấp hai lần như thế


Anh ạ
Đem ngả giá ân tình ai tính được
Khi con tim rung nhịp đập yêu thương
Ngày hôm nay mình trao nhau hẹn ước
Sao ngại ngùng chưa trọn vẹn đêm thâu
Em chưa thể trong vòng tay âu yếm
Và nụ hôn chưa kịp ngọt đầu môi
Lúc trở về với bóng mình đơn độc
Em trách mình rồi tiếc nuối bâng khuâng
Em vẫn biết còn nợ anh nhiều lắm
Nên nhủ lòng...anh hãy cứ tham lam
Trong kiếp này và ở những ngàn sau
Em nguyện trả đâu tính gì hơn thiệt....

Trần Thị Dã Quỳ

Mẹo Vặt Vệ Sinh Trong Nhà

Đơn giản hóa công việc vệ sinh nhà cửa với 15 bí quyết tuyệt vời sau đây.

Mặc dù vệ sinh nhà cửa không phải là công việc yêu thích của nhiều người nhưng phần kết quả luôn khiến chúng ta thực sự hài lòng và vui vẻ. Nếu bạn thực sự muốn ngôi nhà của mình sạch bóng, lấp lánh và thơm tho thì bạn phải đầu tư công sức làm sạch nó một cách triệt để.
Để đơn giản hóa công việc vệ sinh nhà cửa giúp bạn, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng các bí quyết tuyệt vời sau đây:

1. Làm sạch tủ bếp bằng gỗ

Tủ bếp tích lũy rất nhiều loại chất bẩn khác nhau, lâu ngày sẽ khiến bề ngoài của nó trở nên xấu xí. Bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng hỗn hợp tẩy rửa tự chế tại nhà. Pha trộn 1 phần dầu thực vật với 2 phần bột baking soda, bôi hỗn hợp lên vết bẩn, dùng một miếng bọt biển/bàn chải/miếng vải để lau chùi.



2. Làm sạch đồ chơi trẻ em

Đồ chơi trẻ em, đặc biệt là những miếng nhỏ thường bám rất nhiều bụi bẩn. Nếu làm sạch từng cái một thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức của bạn. Vì vậy, hãy chọn giải pháp đơn giản và hiệu quả hơn là bỏ tất cả chúng vào một chiếc túi giặt, rồi giặt bằng máy như bình thường. Sau đó, chỉ cần đổ chúng ra một chiếc giỏ, để khô.

3. Làm sạch bàn là với muối biển
Việc làm sạch bàn là rất đơn giản nếu bạn biết đến mẹo nhỏ sau. Đầu tiên, rải muối biển lên một miếng vải, bật bàn là ở mức nhiệt cao nhất (nhớ tắt chế độ phun hơi nếu có) và sau đó là lên lớp muối. Các vết bẩn gặp muối sẽ tự động biến mất và trả lại bề mặt sạch sẽ và sáng bóng cho chiếc bàn là của bạn.


4. Tẩy trắng ruột gối bị ố vàng
Thật khó chịu khi phải nhìn thấy và sử dụng những chiếc ruột gối ngả màu ố vàng. Nhưng tin tốt là bạn hoàn toàn có thể khắc phục nó. Chỉ cần giặt gối với đầy đủ các thành phần theo công thức sau đây: 1 cốc bột giặt, 1 cốc nước tẩy, 1/2 cốc bột hàn the và nước thật nóng.


5. Đánh bóng đồ gỗ bị trầy xước
Nếu bạn có một chiếc bàn gỗ (hoặc bất kỳ đồ dùng bằng gỗ nào) bị trầy xước và xấu xí, đừng vội thay cái mới mà hãy thử đánh bóng lại với một chút giấm và dầu ô liu xem sao. Trộn lẫn 1/2 chén giấm ăn với 1/2 chén dầu ô liu, nhúng một miếng vải vào dung dịch và chà xát lên mặt gỗ. Các vết trầy xước sẽ hoàn toàn biến mất và trả lại vẻ bóng đẹp như mới.


6. Loại bỏ vết nhiệt trên đồ nội thất
Nếu bạn vô tình tạo ra vết nhiệt màu trắng trên đồ nội, để loại bỏ chúng, bạn sẽ cần phải sử dụng nhiều nhiệt và độ ẩm hơn. Làm ẩm 3 - 5 chiếc khăn rồi đặt lên các vết bẩn. Bật bàn là ở mức nhiệt nóng nhất, ủi lên lớp khăn trong khoảng 15 giây.


7. Làm sạch ghế sofa bọc vải
Để làm sạch ghế sofa bọc vải, đặc biệt là vải nhung, vải da lộn, vải lông tuyết, bạn cần đến một miếng bọt biển màu trắng (loại không phai màu) và cồn. Đổ cồn vào trong bình xịt và xịt đều lên bề mặt vải cần làm sạch. Sau đó, dùng bọt biển chà sạch. Để khô tự nhiên.


8. Làm sạch vòi nước phòng tắm
Thay vì sử dụng các sản phẩm làm sạch có hoặc không độc hại, hãy thử một cách tiếp cận tự nhiên hơn. Ví dụ, bạn có thể làm sạch vòi nước trong phòng tắm với chanh tươi. Cắt đôi quả chanh tươi và chà xát trực tiếp lên vòi nước cho đến khi vết bẩn tan hết và đạt độ bóng mong muốn.


9. Làm sạch bầu sen của vòi tắm
Để làm sạch bầu sen của vòi tắm bạn chỉ cần chuẩn bị giấm trắng và một chiếc túi ni-lông. Đổ giấm vào túi và buộc nó quanh phần bầu sen, ngâm trong 1 giờ đồng hồ. Sau đó, rửa sạch với nước.


10. Làm sạch kiềng bếp nấu
Hầu hết các gia đình đều bỏ qua việc vệ sinh bếp nấu, nhất là những chiếc kiềng và vỉ vì chúng dính quá nhiều dầu mỡ, thức ăn. Không một ai muốn động tay vào những thứ bẩn thỉu đến như vậy. Tuy nhiên, bạn có thể vệ sinh chúng dễ dàng và nhanh chóng với sự trợ giúp của dung dịch amoniac.
Đổ 1/4 chén amoniac vào một chiếc túi ni-lông, cho kiềng bếp bẩn vào trong túi, buộc kín lại và để qua đêm. Sáng hôm sau, dùng một miếng bọt biển hoặc giẻ cọ sạch, rửa lại với nước và để ráo. Chắc chắn bạn sẽ phải bất ngờ vì không còn lại một chút dấu vết dầu mỡ nào.


11. Làm sạch thớt gỗ
Thớt gỗ lưu lại vô số vết bẩn và mùi thức ăn, do đó, bạn cần làm sạch chúng một cách triệt để. Hãy chuẩn bị: 2 thìa giấm ăn, 1 chén nước sạch, 1/2 quả chanh tươi, một ít muối biển và một chiếc khăn sạch. Đầu tiên, lau thớt bằng dung dịch giấm ăn pha với nước. Tiếp theo, nhúng nửa quả chanh vào muối biển và chà xát khắp bề mặt thớt. Cuối cùng, rửa sạch lại với nước.


12. Làm sạch vết bút lông dầu trên đồ nội thất
Nếu đứa con nhỏ của bạn vô tình vẽ bút lông dầu lên đồ nội thất hoặc sàn nhà thì cũng đừng quá lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể làm sạch chúng. Đầu tiên, bôi một ít kem đánh răng vào vết bút lông dầu rồi dùng vải ẩm để lau sạch.


13. Làm sạch thảm lông

Một số vết bẩn có khả năng bám cứng lấy tấm thảm của bạn, làm chúng trở nên xấu xí vô cùng. Không quan trọng sản phẩm nước vệ sinh bạn đang sử dụng là gì nhưng có một giải pháp khắc phục tuyệt vời cho trường hợp này. Phun dung dịch vệ sinh trực tiếp lên vết bẩn, phủ một miếng vải hoặc khăn lên trên và dùng bàn là đã nóng là cho đến khi vết bẩn bay đi hoàn toàn.



14. Đánh bóng đồ bạc
Muối và bột baking soda là hai nguyên liệu bình dân thường được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch tại nhà. Nhưng tại sao không kết hợp chúng với nhau? Nếu bạn làm điều này, bạn sẽ có một hỗn hợp tuyệt vời để đánh bóng đồ dùng bằng bạc trong nhà. Pha trộn muối và bột baking soda theo tỉ lệ 1/1.



15. Làm sạch miếng bọt biển rửa bát

Miếng bọt biển rửa bát ẩn chứa vô số vi trùng bên trong và việc làm sạch chúng là rất cần thiết. Bởi vì, làm sao đồ dùng nhà bếp của chúng ta có thể sạch sẽ khi được rửa bằng một miếng rửa bát bẩn thỉu. Để làm sạch, bạn chỉ cần bỏ chúng vào lò vi sóng và quay trong 5 phút. Mọi loại vi trùng đều bị "giết chết".



Lê Quan Vinh - Sưu tầm





































Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Khoa Học Công Nghệ Và "Sĩ, Nông, Công, Thương" Thời Hiện Đại

“Knowing is not enough, we must apply. 
Willing is not enough, we must do.” 
(Biết thôi chưa đủ, ta phải áp dụng. 
Quyết tâm thôi chưa đủ, ta phải làm)

(J. W. von Goethe)

Điện thoại di động


Steve Jobs
      Chiếc điện thoại di động iPhone Apple, Galaxy Samsung hay Xiaomi bình dân hơn của Trung Quốc đang thống trị lĩnh vực truyền thông thế giới. Thuật ngữ ''điện thoại di động" được gán cho công cụ điện tử này có lẽ không còn đúng nữa vì nó còn nhiều chức năng khác như chụp ảnh, định vị GPS, điện thư, đọc báo, nhắn tin, quay phim, la bàn, calculator, chơi game, nghe nhạc, dự báo thời tiết v.v… Nó cũng đang trở thành một vật trang sức của giới trẻ sành điệu ai mà không sở hữu thì dễ bị người xem như là dân miệt vườn. Nó là một phát minh tổng hợp của nhiều công cụ cổ điển được làm nhỏ hơn mà ta chỉ cần làm vài tác động "chấm chấm quẹt quẹt" trên cái màn hình nho nhỏ là tìm được những chức năng mới lạ. Đúng là một sản phẩm công nghệ cao vừa hấp dẫn vừa tiện lợi nhưng ít người tiêu dùng hiểu đây là kết quả của những lý thuyết khoa học trừu tượng như cơ học lượng tử được thành hình cách đây hơn 100 năm hay phương trình sóng điện từ của James Maxwell ở thế kỷ 19.

      Cơ học lượng tử khởi đầu chỉ là sân chơi của các nhà toán học đượm màu triết gia hay lý thuyết gia vật lý có nhiều hứng thú với việc "đi đứng" của các loại hạt cực nhỏ. Từ khái niệm bó năng lượng (lượng tử) của Planck đến tính nhị nguyên sóng và hạt, nguyên lý bất định Heisenberg, phương trình sóng Schrödinger rồi đến chuyện con mèo Schrödinger, vướng víu lượng tử (quantum entanglement), viễn tải lượng tử (quantum teleportation), cơ học lượng tử cho thấy đặc tính kỳ bí của thế giới vi hạt tưởng chừng như không liên quan đến cuộc sống thường nhật trong một môi trường vĩ mô trông thấy được bằng con mắt phàm phu. Cơ học lượng tử cho con người thấy một thế giới khác không tồn tại trong ý thức con người. Cho nên nó trở nên kỳ bí. Sự kỳ bí này đã khiến cho Eisntein nghi ngờ và làm Richard Feynman phải thốt lên "Nếu bạn bảo rằng bạn đã hiểu cơ học lượng tử thì bạn chưa hiểu gì về nó cả!". Hơn 100 năm qua kể từ bó năng lượng của Planck, những khái niệm kỳ bí của lượng tử được giải mã bằng thực nghiệm và nhanh chóng đưa vào các ứng dụng cũng không kém ly kỳ như tia laser hay vi mạch chứa vài trăm triệu transistor có kích cỡ nanomét trong chiếc điện thoại di động, máy tính và những công cụ điện tử, quang điện tử càng lúc càng được thu nhỏ và đa năng.

      Ngày nay, con người được "tắm" trong sóng điện từ. Không gian sinh hoạt của chúng ta tràn ngập sóng radio cho việc truyền thanh, truyền hình, sóng radar, vi ba, sóng điện thoại và ánh sáng, tia hồng ngoại, tử ngoại từ mặt trời. Nếu không có phương trình sóng Maxwell có lẽ sẽ không có tia X, hồng ngoại y học, thiên văn học hiện đại và cũng sẽ không có những công cụ viễn thông từ những đài thu phát sóng khổng lồ, những tháp ăng-ten cao ngất ngưởng đến chiếc điện thoại di động nhỏ bé. Nó đã tạo một cuộc cách mạng trong các phương thức liên thông giữa con người và đồng loại mà còn nối kết con người với vũ trụ bao la. Nhưng dự đoán vĩ đại của Maxwell đối với cuộc sống bình lặng của thế kỷ 19 chỉ được bàng dân thiên hạ đón nhận một cách thờ ơ nếu không có thí nghiệm của Heinrich Hertz, một nhà thực nghiệm vật lý người Đức. Hertz tìm ra sóng radio bằng dụng cụ thí nghiệm đơn giản phát sóng đầu này bắt sóng đầu kia. Ông đo đạc vận tốc của sóng radio và cho câu trả lời gần con số 300.000 km/giây như dự đoán của Maxwell. Thí nghiệm Hertz mở ra thời đại vô tuyến mà chiếc điện thoại và đài radio là hai công cụ đầu tiên loài người hoan hỉ tiếp nhận.

      Cơ học lượng tử và phương trình sóng Maxwell không đứng lại ở chiếc điện thoại cầm tay xinh xắn. Giải Nobel Vật Lý 2012 được trao cho Serge Haroche và David J. Wineland, cho công trình nghiên cứu liên quan đến việc quan sát và chế ngự một vài vi hạt hay nguyên tử để mở đường cho vi tính lượng tử với vận tốc xử lý siêu việt. Mặt khác, phương trình Maxwell là nền tảng lý thuyết cho việc chế tạo siêu vật liệu (metamaterials), được xem là một cột mốc quan trọng trong vật lý hiện đại, với khả năng làm vật tàng hình, chế tạo ăng ten cực mạnh thu nhỏ, công cụ hấp thụ nhiệt, vi ba, sóng terahertz, hay vật liệu có chiết suất âm hay chiết suất cực to với nhiều tiềm năng áp dụng trong quang học.
Cũng như cơ học lượng tử và phương trình sóng Maxwell những ứng dụng của nhiều lý thuyết khoa học khác cũng lặng lẽ đi vào cuộc sống đời thường dần dần thay đổi bộ mặt của xã hội loài người. Chỉ một đơn cử về chiếc điện thoại di động, người ta nhận ngay sự đóng góp to lớn của khoa học. Nhưng biến khoa học thành công nghệ không phải là một quá trình tự phát chờ sung rụng mà là kết quả của sự quản lý khoa học chặt chẽ trong một chiến lược triển khai và nghiên cứu có tầm nhìn xa rộng để làm giàu đất nước. Trật tự phong kiến "sĩ, nông, công, thương" trong xã hội phương Đông có thể là cái rào cản ngoan cố hay là chất xúc tác mạnh mẽ cho cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Điều này tùy vào sự nhạy cảm trước thời thế, phương pháp bồi dưỡng nhân tài và chính sách phát triển khoa học của một chính phủ.

Thăng trầm của tôn ti "sĩ, nông, công, thương"

Phác Họa Sĩ, Nông, Công, Thương
      "Sĩ, nông, công, thương" là một phản ánh thực tế trong xã hội của tư tưởng Nho giáo. "Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt. Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên" … Uy viễn Tướng công đã khẳng định như đinh đóng cột rằng sĩ là một giai cấp tiên phong cự phách của xã hội phong kiến và phải có nhiều trọng trách hơn các giai cấp khác. Thỉnh thoảng khi thiên không thời, địa không lợi khiến cho mùa màng thất bát thì "nông" tạm thời trở thành "nhất nông nhì sĩ". Trong tư duy Nho giáo, kẻ sĩ chỉ loanh quanh ở cái việc trả nợ "tang bồng hồ thỉ" cho nên khi phải đối đấu với nền văn minh cơ khí phương Tây thì kẻ sĩ trở nên lúng túng, loay hoay không đối sách. "Công, thương" dù trong hoàn cảnh nào cũng ở hàng thứ chót.
      Tư tưởng "phi thương bất phú" vì vậy thoạt nghe thì phảng phất mùi tiền con buôn. 
Nhưng ở thời hiện đại làm "thương" trên cơ sở biến lý thuyết khoa học thành sản phẩm thương trường quả thật không đơn giản. Khoa học xuất phát từ tính hiếu kỳ của con người, nhưng công nghệ lại đi từ nhu cầu của con người. Công nghệ có thể xem như giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu khoa học, măc dù không phải phát hiện khoa học nào cũng có thể trở thành thương phẩm. Từ tiếng kêu khoái trá "Eureka!" (tìm ra rồi) trong phòng thí nghiệm đến sản phẩm trên thương trường không phải là con đường đầy hoa thơm cỏ lạ mà là con đường dài gian truân thậm chí chỉ là lối mòn vào ngõ cụt. Theo thống kê, trong 5000 đề tài khoa học sẽ có 1000 đề tài khả thi trên phương diện thực nghiệm. Trong 1000 đề tài nầy sẽ đưa đến 100 đề tài có khả năng ứng dụng. Và trong 100 đề tài này nhiều nhất chỉ có 5 đề tài đưa đến thành phẩm. Như vậy, xác suất thành công sẽ ít hơn 0,1 %. Hơn nữa, thành phẩm có làm thay đổi sinh hoạt con người, được khách hàng yêu thích và được những nhà đầu tư ưa chuộng hay chăng lại là những yêu cầu khác. Từ những tiêu chí này thí dụ về chiếc điện thoại di động cho thấy sự thành công mỹ mãn của việc kết hợp khoa học vào công nghệ kéo dài từ phòng nghiên cứu đến sàn chứng khoán. Và cũng từ những tiêu chí này, những nhân vật như Steve Jobs hay Bill Gates biết dùng tri thức của "sĩ" và kỹ thuật của "công" để biến chúng thành sản phẩm "thương", vừa quản lý sản xuất vừa khai thác tâm lý khách hàng và cải tạo bộ mặt xã hội loài người quả là bậc kỳ tài hiếm hoi trong thiên hạ!

Bill Gates
      Nền tảng nội lực của một quốc gia là khoa học công nghệ. Công nghiệp hóa một quốc gia không phải chỉ dựa dẫm vào việc đầu tư của nước ngoài mà còn là sự tập trung vào việc phát huy tính ứng dụng cuả khoa học, quản lý nghiên cứu khoa học và tạo môi trường kích thích sự sáng tạo và năng động của những nhà nghiên cứu. Việc phát triển công nghệ của một quốc gia đi sau để bắt kịp các nước tiên tiên tiến, dù là dân dụng hay quốc phòng, thường đi qua ba phương cách là "mua, tự chế và… ăn cắp". Hai phương pháp đầu rất tốn kém nhưng phương pháp thứ ba rẻ tiền và nhanh chóng dù là việc thập thò phi pháp! Những kỹ xảo công nghệ từ việc bình thường như các phương pháp thực nghiệm trong phòng nghiên cứu đến quá trình phức tạp chế tạo sản phẩm bán ra tiền ít được hé lộ trên các bài báo cáo khoa học và nếu có công khai thì chỉ nói một cách bao quát chung chung với vài thí dụ thực nghiệm nhằm đánh lạc hướng người đọc trên các đăng ký phát minh. Cho đến ngày hôm nay công thức chế tạo Coca-Cola hay các hương vị trong món gà nướng Kentucky vẫn là những thông tin thương mãi cực mật.

      Khi có người rắp tâm cất giấu thì cũng sẽ có người quyết tâm tìm kiếm. Những James Bond với biệt tài đạo chích khi thì có dung mạo điển trai lịch lãm khi thì có dáng dấp thật thà như anh gù nhà thờ Notre Dame có thể xuất hiện ở bất cứ ngõ ngách nào trên thế giới và bất cứ thời gian nào trong lịch sử. Chưa kể đến những kẻ không mặt mũi có đôi tay dài liên lục địa mò mẫm vào những nơi cực mật của thế giới cyber hay những điệp vụ "mỹ nhân kế" từ cổ chí kim đã làm gục ngã bao anh hùng từng bách chiến bách thắng chốn sa trường. Truyền thuyết "Trọng Thủy - Mỵ Châu" và cái nỏ thần An Dương Vương có thể xem là vụ "chôm" công nghệ quốc phòng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Nhưng dù trong tình huống nào của "mua, tự chế và ăn cắp" nó đều đòi hỏi một trình độ hiểu biết cao cấp về khoa học công nghệ. Năm xưa, Anh và Pháp chế tạo máy bay Concord, thì Liên Xô (cũ) cũng nhanh chóng trình làng chiếc Tupolev Tu-144. Nhật Bản có xe lửa siêu tốc Shinkansen thì bây giờ Trung Quốc cũng sản xuất xe lửa tương tự mang tên "Hòa Giải".

      Đầu óc thực tiễn của các doanh nhân Nhật Bản với chủ trương áp dụng khoa học vào việc chế tạo và bán sản phẩm lấy ngoại tệ để phục hồi kinh tế sau đệ nhị thế chiến là việc chính danh hơn thập thò "ăn cắp" và cũng là tấm gương xán lạn cho các quốc gia đang phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Morita Akio là một thí dụ điển hình biết ứng dụng khoa học tiên tiến phương Tây vào việc chế tạo sản phẩm công nghiệp. Ông từ bỏ chức vụ giảng viên tại trường Đại học Công nghiệp Tokyo (Tokyo Institute of Technology) danh giá để xông pha vào thương trường lập ra hãng Sony. Là một ngưòi tốt nghiệp ngành vật lý, ông nhận thấy sự ứng dụng to lớn và kỳ diệu của transistor. Trong khi ba người phát minh là John Bardeen, William Shockley and Walter Brattain (giải Nobel Vật Lý 1956) vẫn chưa thấy được tầm ứng dụng của transistor của mình thì Morita sang Mỹ mua bản quyền để làm radio transistor bán ra toàn thế giới. Morita đã mở ra nền công nghiệp điện tử thu nhỏ biến chiếc radio diode cồng kềnh cổ lỗ thành radio transistor bỏ túi thời thượng.
Morita Akio
      Những trí thức với đầu óc thực dụng và ham học hỏi như Morita Akio kế tục con đường khai sáng của kẻ sĩ Nhật Bản thời Minh Trị Duy Tân đã mang ảnh hưởng sâu sắc đến hai nước láng giềng Hàn Quốc và Đài Loan còn nặng lòng với Nho học. Trong khi giai cấp sĩ tại đại lục Trung Quốc bị hạ phóng làm nông ở những vùng quê heo hút trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa thì "sĩ" đã trở thành "công, thương" tại Đài Loan và Hàn Quốc và biến hai nước này thành những con rồng châu Á. Đài Loan trong thập niên 70 của thế kỷ trước dưới sự lãnh đạo của Tưởng Kinh Quốc kêu gọi các khoa học gia người Hoa thành đạt ở nước ngoài trở về nước tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa Đài Loan mà mũi nhọn là công nghiệp điện tử. Khu khoa học và công nghệ Hsinchu (Tân Trúc) được thành lập năm 1980 tại một địa điểm kề cận hai đại học hàng đầu của Đài Loan là đại học Quốc gia Thanh Hoa và đại học Quốc gia Giao Thông. Sự hợp tác giữa khu công nghệ và đại học tại Đài Loan chẳng qua là mô phỏng sự liên thông giữa đại học và các chương trình nghiên cứu và triển khai của các công ty tại Mỹ mà điển hình là đại học Stanford và Thung lũng Silicon tại California. Những sản phẩm công nghệ cao như vi mạch, linh kiện và công cụ điện tử của Đài Loan đã biến quốc đảo nhỏ bé này thành nơi dự trữ ngoại tệ đứng thứ hai trên thế giới trong hai thập niên 70, 80 của thế kỷ trước.

      Cũng vào thập niên 70, tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee đưa ra lộ trình phát triển công nghiệp chế tạo hàng hóa xuất khẩu đồng thời chú trọng vào khoa học công nghệ. Chính phủ Park Chung-hee theo mô hình các công ty Nhật Bản như Hitachi, Mitsubishi, Toyota, đặt nền móng cho các tập đoàn đa công nghiệp Hàn Quốc chế tạo từ những vật nhỏ nhất như linh kiện điện tử đến việc to tát, nặng nề nhất như công nghiệp đóng tàu. Vào năm 1971 chính phủ Park Chung-hee thành lập Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST, Hàn Quốc Khoa học Kỹ thuật Viện), đầu tàu của nền khoa học kỹ thuật Hàn Quốc với mục đích đào tạo các nhà khoa học và kỹ sư cho việc nghiên cứu khoa học và các tập đoàn công nghiệp như Samsung, Hyundai. Hơn 40 năm qua, KAIST đã tạo một ảnh hưởng vô cùng sâu rộng cho nền khoa học công nghệ Hàn Quốc và thế giới.

      Những nước đi sau khi đạt đến một trình độ có khả năng làm chủ công nghệ và bán những sản phẩm công nghệ hay chế tạo khí tài quân sự thì việc thặng dư tài chính trong kinh thương được tái đầu tư vào việc nghiên cứu cơ bản. Một quốc gia phát triển có chiến lược không ngừng ở trình độ bắt chước hay sao chép công nghệ lẽo đẽo theo sau các nước tiên tiến mà cần phải chủ động làm khoa học, nền tảng của công nghệ. Sau 40 năm, thương hiệu của xứ sở "kim chi" lừng danh thế giới nhưng lộ trình khoa học công nghệ của Hàn Quốc không dừng ở chỗ chỉ chế tạo sản phẩm. Khi kho bạc nhà nước đã đầy tiền, cơ sở hạ tầng đã vững chắc, chính phủ Hàn bắt đầu đầu tư vào nghiên cứu cơ bản. Tháng 5, 2012 Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản Hàn Quốc (Institute for Basic Science, IBS) được thành lập với kinh phí hằng năm là 600 triệu đô la, một phần trong kinh phí 15 tỷ đô la mà chính phủ Hàn Quốc cung cấp hằng năm cho các dự án R&D cả nước. Mười trung tâm IBS đầu tiên đưọc thành lập bao gồm các bộ môn cơ bản là sinh học, hóa học, vật lý và toán. Số trung tâm sẽ tăng đến 25 (năm 2013) và 50 (năm 2017) [1]. Những trung tâm này thu hút tài năng trên toàn thế giới để các nhân tài thi đua làm nghiên cứu cơ bản tạo nền tảng khoa học cho các ứng dụng công nghệ tương lai, công bố thành quả trên các tạp chí quyền uy và cuối cùng tìm kiếm vài giải Nobel khoa học. Sự hiếu học truyền thống của "sĩ" trong Nho giáo được tích cực triển khai và lòng tự hào dân tộc đã đưa Hàn Quốc trở thành thương hiệu được thế giới tin dùng và giờ đây sở hữu một trung tâm nghiên cứu khoa học có đẳng cấp quốc tế.

      Trong lúc những con rồng châu Á đứng đầu là Đài Loan và Hàn Quốc đang vẫy vùng trong ngàn mây thì đại lục Trung Quốc còn quay cuồng lặn ngụp trong Cách mạng Văn hóa. "Sĩ" trong cuộc đấu tranh giai cấp là tầng lớp khó dạy có mùi phân lại thêm cái tội làm tay sai của giai cấp tư bản "thương" bốc lột. "Công nông" trở thành giai cấp tiên phong, nhưng ở đây "nông" là bần nông không phải chuyên gia nông nghiệp làm những việc như cải biến gene hạt giống chống sâu rầy, "công" là công nhân nhà máy không phải kỹ sư hay chuyên gia kỹ thuật. Giai cấp "công nông" được chính quyền cách mạng cho phép đăng ký tự do học "đại học" để một đêm sáng ngày ù té biến thành "sĩ". Các trường danh giá như đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa phải hạ trình độ giảng dạy đến bậc trung học cấp hai cấp ba. Khuôn viên hoa lệ của đại học trở nên nơi trồng rau cải nuôi dưỡng giai cấp tiên phong. May thay Cách mạng Văn hoá chấm dứt vào năm 1976, kẻ sĩ hơn 10 năm bị hạ phóng làm nông nay mới được giải phóng lụt tụt khăn gói trở về thành. Từ đó đến nay hơn 30 năm khoa học công nghệ Trung Quốc bùng phát như lửa rừng.

      Hiện nay các đại học Trung Quốc xuất bản các bài báo cáo khoa học có số lượng tương đương với đại học Mỹ. Trong năm 2008, đại học và cơ quan nghiên cứu có hơn 6073 đăng ký phát minh trong và ngoài nước so với 346 đăng ký năm 1999. Cơ quan đăng ký phát minh Mỹ ghi nhận sự gia tăng đăng ký tại Mỹ các phát minh Trung Quốc từ 41 năm 1992 đến 1874 năm 2008 [2]. Đằng sau những con số này là những quốc sách cải cách giáo dục, khoa học công nghệ toàn diện và quyết liệt. Năm 2008 chính phủ Trung Quốc đưa ra chương trình "Nghìn nhân tài" chiêu mộ những cựu du học sinh Trung Quốc thành đạt ở nước ngoài trở về với thù lao hậu hỉ. Trong công cuộc cải cách khoa học công nghệ, đặc điểm thứ nhất là họ học tập những nước đi trước để thiết lập một lộ trình phát triển phù hợp với hoàn cảnh Trung Quốc [3]. Đặc điểm thứ hai là sự thành hình của liên mạng các khoa học gia người Hoa trên toàn thế giới chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong, Singapore, và hân hoan đón nhận các nhà khoa học nước ngoài làm nghiên cứu tại Trung Quốc. Đặc điểm thứ ba là sự quyết tâm làm chủ công nghệ qua phương thức "mua" rồi "tự chế" bằng công nghệ ngược (reverse engineering) từ chiếc máy bay tàng hình đến những linh kiện điện tử nhỏ bé như vi mạch chứa hàng tỷ transistor.

Cái bóng dài "hủ nho"

      Đã có nhiều tiếng nói của các bậc thức giả ưu thời mẫn thế lo lắng cho tiền đồ giáo dục Việt Nam. Những bất cập trong giáo dục đại học khiến cho viễn ảnh khoa học công nghệ thêm phần ảm đạm. Sự thiếu vắng một bộ óc lớn biết lãnh đạo, một chính sách, lộ trình khoa học công nghệ năng động và sự quyết tâm thực hiện để đáp ứng với thực tế khiến cho nền khoa học công nghệ Việt Nam như căn nhà tranh vốn ộp ẹp lại thường xuyên dột nước… Những nghị quyết giống nhau được sao chép từ đại hội lớn đến đại hội nhỏ lặp lại điệp khúc cũ rích "em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé …" đã gặm nhắm lòng người từ lâu lắm rồi. Điều lo ngại hơn là một số thuộc giai cấp "sĩ" vốn tha hoá lại thừa nước đục thả câu bởi kế hoạch "20.000 tiến sĩ ở năm 2020" từ chỗ hiếu học đến chỗ hiếu danh, hiếu chức. Cuối cùng để có chức có quan có tiền bằng con đường ngắn nhất thì không có gì hơn con đường học giả bằng thật, mua danh bán tước.


      Lại có một số "sĩ " học thật nhưng có mốt suy tư kiểu "giỏi toán là người thông minh". Nó khá phổ biến trong giới sinh viên thậm chí trong giới học thuật Việt Nam mặc dù trên thực tế đời thường "người thông minh chưa chắc đã giỏi toán" và trong việc tính toán không ít người làm toán giỏi nhưng tính chuyện đời không giỏi. Sự lệch lạc này đưa đến tình trạng là người làm lý thuyết "xem thường" người làm thực nghiệm hay có kỹ năng tay nghề. Chuyện "xem thường" đã có từ thời Ernest Rutherford trong câu nói "Tất cả mọi khoa học là vật lý hay chỉ là sưu tầm tem" (All science is either physics or stamp collecting). Câu nói làm phật lòng không ít các đồng nghiệp hóa hay sinh học. Thậm chí ngày nay trong khoa vật lý vẫn còn sự phân biệt của người làm lý thuyết và người làm thực nghiệm.
      Dù sao, phát ngôn của Ernest Rutherford là một bộc phát ngẫu hứng và sự phân biệt giữa "thực nghiệm" và "lý thuyết" chỉ là một thành kiến ấu trĩ của một thiểu số vì sự hài hòa giữa lý thuyết và thực nghiệm, sự liên thông và bổ túc giữa các ngành khoa học là một yếu tố then chốt của sự phát triển khoa học công nghệ. Nhưng khi sự phân biệt này lẩn khuất trong khuôn viên đại học hay cộng đồng khoa học Việt Nam thì nó cho thấy một thực trạng phũ phàng là tư duy của ta phản ánh nguồn gene "sĩ" lỗi nhịp với thời đại mà kết quả là ta có nhiều trường đại học để cấp học vị hơn là trường kỹ thuật dạy nghề. Có phải đây là con đường nối dài của giai cấp "sĩ" hủ nho sống trong tháp ngà mà hậu quả là con số các báo cáo công trình trên tạp chí quốc tế và đăng ký bằng phát minh hằng năm rất khiêm tốn? Một hệ luận hiển nhiên là ta không gầy dựng được một nền công nghiệp dân tộc làm giàu đất nước dù hệ thống đã đào tạo ra nhiều lý thuyết gia trong toán học, vật lý lý thuyết, cơ học tính toán nhưng hiếm thấy những nhà công nghệ tầm cỡ như Thomas Edison, Henry Ford hay Matsushita Konosuke (hãng Panasonic), Honda Shoichiro (hãng Honda), Morita Akio (hãng Sony) vừa có tài năng chế tác (manufacturing) vừa có đầu óc kinh doanh.

      "Sĩ, nông, công, thương" thời hiện đại không còn là một tôn ti trên dưới mà là biểu hiện của sự bổ túc ngang hàng cần thiết để phát triển nội lực quốc gia. Nguyên khí một nước thường tỉ lệ vào con số nhiều ít của các bậc thức giả hiền tài vì con người là vốn cơ bản. Nhưng bậc hiền tài ngày nay cũng thực tế như loài chim; đất không lành thì chim không đậu… Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đã cách tân quan niệm phong kiến "sĩ, nông, công, thương" thu hút nhân tài không phân biệt quốc tịch trên toàn thế giới và quốc tế hóa khoa học công nghệ để biến thế kỷ 21 thành thế kỷ châu Á. Người khổng lồ Trung Quốc cũng chợt tỉnh giấc mộng "thiên đàng utopia" quay về với hiện thực với một quyết tâm rũ bỏ một xã hội nông nghiệp tay lấm chân bùn di sản của ngàn năm phong kiến để tạo nên một xã hội giàu có văn minh theo con đường phát triển khoa học công nghệ. Lộ trình phát triển của ta vẫn chưa thoát ra khỏi bóng tối của hủ nho, tư duy của ta còn ôm chân quá khứ bám víu vào con đường khoa bảng trọng danh hơn trọng thực. Chúng ta đang tụt hậu trầm trọng và chỉ còn một con đường thoát duy nhất: cải cách toàn diện từ con người đến hệ thống, nếu không muốn sống như con ếch trong cái giếng làng.

Tài liệu tham khảo:
1. "South Korea invests big in basic research", Physics Today, October 2012, pp. 26.
2. P.G. Altbach and Q. Wang, "Can China keep rising?", Scientific American, Oct. 2012, pp. 46.
3. "Science & Technology in China: A Roadmap to 2050", Yongxiang Lu (Editor-in-Chief), Springer Verlag, Berlin Heidelberg, 2010.


Trương Văn Tân

Tháng 11, 2012

 (Bài viết đã đăng trong quyển "Hạt Higss và Mô Hình Chuẩn", nxb Tri Thức, Hà Nội)

Tự Do, Ái Tình - Sandor Petofi

Sơ Lược về Tác Giả:
      Sandor Petofi là nhà thơ,người anh hùng dân tộc của Hungari thế kỷ 19,là biểu tượng bất tử của thi ca trên toàn thế giới.
- Sinh: 01-01-1823, Tại Kiskőrös, Hungary
- Qua đời: 31-07-1849, Tại Sighişoara, Romania

      Bài thơ này Petofi viết khi 26 tuổi trước khi lên đường tham gia cuộc chiến chống lại đế quốc Áo giành lại tự do cho đất nước Hungari.
      Chưa đầy một năm sau 27 tuổi, Petofi chết trong một trận chiến đẫm máu, đầy bi tráng.

Tự Do, Ái Tình
Tự do và ái tình.
Vì các ngươi ta sống.
Vì tình yêu lồng lộng.
Ta dâng hiến đời ta.
Vì tự do muôn đời.
Ta hy sinh tình ái.


Sandor Petofi 
* Hình như là Xuân Diệu dịch
(Hhai sưu tầm)

Trần Kiệu Bạt


Khói sương là chốn vô thường
nắng mưa là chuyện âm dương của trời
tử sinh là lẽ con người
Bạt ơi, số mạng một đời như không

Đục dòng thơ rượu khơi trong
ta nghe tiếng đứt, mệnh mông mênh chìm
hỏi mầy nằm đó lặng im
bao quanh nhang khói ai tìm hồn xưa

Một đời quanh quẩn gió mưa
khăn sô đắp mặt sao thừa rượu cay
một đời hào phóng vung tay
lòng muôn thiên hạ tình say bạn bè

Lạnh hồn một bữa cơn mê
một nơi miên viễn đi về rong chơi
bữa nay tiễn bạn ngậm ngùi

Không rơi nước mắt nhưng đời trống không

Trần Phù Thế

Ngắm Mưa




Còn chăng em bóng hình xưa?
Những ngày nắng sớm chiều mưa, phố buồn.
Sụt sùi đứng ngắm mưa tuôn.
Trong lòng thầm ước mãi còn mưa dai.
Để ta được đứng bên ai.
Được chiêm ngưỡng mái tóc dài, ướt mưa.
Nụ cười em đẹp như mơ.
Theo ta đến mãi bây giờ em ơi!


Dương Thượng Trúc
4/10/2014
 

Sổ Tay: Đón Tiếp Bạn Phương Xa

1.- Một nhóm bạn của chúng tôi từ Mỹ đã đi dự đại hội thường niên kỳ thứ 14 hội Ái Hữu cựu học sinh PTG-ĐTĐ Cần Thơ tại Úc Châu, vừa tổ chức tại thành phố Melbourne từ ngày 18/04 đến 28/04/2014.
Mở đầu tiền đại hội là Picnic lúc 12 giờ trưa ngày 18/04/2014 tại bờ sông Yarra.
Lễ khai mạc đại hội vào lúc 6.00 pm ngày 20/04/2014 bằng một đêm dạ tiệc tại Happy Reception 199-203 Union Road – Ascot Vale 3032.

Từ 21/04 đến 28/04 các bạn cùng dự chuyến du ngoạn liên tiểu bang Melbourne – Canberra – Sydney – Gold Coast – Brisbane – Sunshine Coast… (bằng đường bộ và hàng không).
Sau đó, các bạn chia tay với ban tổ chức tại Gold Coast.
Chúng tôi đã theo dõi từng bước chân của các bạn trên các nẽo đường của xứ sở xinh đẹp nầy. Một chuyến du ngoạn Úc Châu được các bạn gọi là :” vui nhất, ý nghĩa nhất và…ít tốn kém nhất”.
Các bạn đã lên máy bay về quê nhà và đáp xuống phi trường Tân sơn Nhất Sài Gòn vào chiều 29/04/2014. Chúng tôi đón các bạn tại Cần Thơ tối ngày 30/04/2014 – cũng là ngày định mệnh của 39 năm về trước. (vì trên đường về các bạn đi ngả Mỹ Tho để tham quan cầu Rạch Miễu, viếng Bến Tre và Vĩnh Long thăm mộ và đền thờ cụ Phan thanh Giản v.v…).


Sáng ngày 01/05 các bạn có chuyến du lịch vườn sinh thái Cồn Khương. Đến 12 giờ trưa, chúng tôi mời tất cả các bạn dùng một bữa cơm trưa tại “ Điểm dừng chân Chợ Nổi Cái răng “ bên chân cầu Cái Răng (phía Cần Thơ).
Phái đoàn của các bạn gồm 10 người :
- Anh chị Nguyễn công Danh
- Anh chị Nguyễn văn Đông
- Anh chị Ung ngọc Đạt
- Anh chị Nguyễn công Huân
- Cùng 2 cháu Thu và Tuân.
Đa số các bạn ở vùng Houston TX về và chúng tôi từng có dịp chào đón vài năm trước. Tuy nhiên lần nầy có một chuyện lạ : có nhà văn nữ Nguyên Nhung và đức phu quân tháp tùng về Cần Thơ.
Ngày mai các anh chị có chuyến xuôi phương Nam về miền đất mũi Cà Mau 4 ngày. Sau đó, chị Nguyên Nhung và gia đình về đất Bắc thăm lại vùng quê Sơn Tây mà chị xa cách đã bao năm. Nhóm chúng tôi kính chúc chị Nguyên Nhung và anh Đông thượng lộ bình an và tìm lại được những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ ngày nào.
Dịp nầy, chị Nguyên Nhung trao cho chúng tôi 200 đô la : một trăm tặng cho anh em TPB thuộc cựu hs PTG và một trăm tặng cho 2 người bạn của chị có cuộc sống khó khăn ở quê nhà…
Để tiếp đón các bạn, nhóm Cái Răng gồm có:
- Chs Nguyễn Lương Sinh
- Chs Ngô Văn Thanh
- Chs Vương Thủy Tùng
- Chs Đào Thanh Tòng
- Chs Nguyễn Út Gạch
- Chs Đào Thị Xuân Đào
- Chs Trần Huỳnh Mai
- Chs Nguyễn kim Quang.

Chị Kim Quang tặng các bạn bài thơ :

Dòng Sông Chợ Nổi

Cũng có lúc xa đàn, chim về tổ
Nghe reo vang tiếng hát dậy trong lòng
Thật hớn hở , cùng nhau thỏa ước mong
Bạn quay về ta mừng vui hội ngộ.

Người đi xa kẻ ở lại… đều khổ
Bước ly hương hận tủi nén trong tâm
Thật nặng trĩu từng giọt lệ âm thầm
Vẫn ngút ngàn… tình quê hương tổ quốc.

Bạn đã về nhìn dòng sông ngây ngất
Những con thuyền vờn mặt nước mênh mông
Sóng nhấp nhô khua mạnh dội qua lòng
Tình thật gần lối về sao biền biệt.

Tôi với bạn tay trong tay tha thiết
Dẫu nghìn trùng ta lại được gặp nhau
Những đôi mắt nhìn nhau thật ngọt ngào
Lưu luyến mãi bên dòng sông Chợ Nổi.


Kim Quang
(01/05/2014)

Và bạn Dương Hồng Thủy cũng tặng các bạn bài thơ : MỪNG CÁC BẠN VỀ CẦN THƠ ( theo lối khoán thủ ) :

Mừng Các Bạn Về Cần Thơ

Chào đón đồng môn Phan Thanh Giản
Mừng thăm bạn cũ thỏa hoài mong
Hai bên diện kiến mừng vui quá
Cặp mắt long lanh thấy mát lòng.

Danh thơm văn bút bang Texas
Nguyệt sáng soi như những cánh hồng
Đông tỏa trời mây ngàn nắng ấm
Nhung rền nữ sĩ phố Houston.

Về đến Tây Đô trưa nắng Hạ
Thăm người đồng điệu dạ chờ trông
Cần cho nét bút thêm tình nghĩa
Thơ vẫn gieo vần cạnh bến sông…


Dương hồng Thủy

(Điểm Dừng chân Chợ Nổi Cái Răng 01/05/2014)

Bạn NCD nhờ chúng tôi chuyển cho 12 bạn trong nhóm, mỗi người 1 chai dầu gió xanh, một hộp băng dán Salonpas loại 140 patches. Ngoài ra, bạn cũng gởi 200 đô la để tặng cho 2 người bạn đang gặp khó khăn trong cuộc sống.
Đặc biệt, vợ chồng ông bạn già NCD còn tặng riêng cho chị Trần Huỳnh Mai một cây Hurry Cane chứa trong một bọc vải rất đẹp. Cây can nầy có 3 khúc, tiếp đất có 3 chân bằng mủ, tháo ráp dễ dàng. Dùng để dò đường cho người khiếm thị.
( Chị Trần Huỳnh Mai sinh năm 1942, là chs Phan Thanh Giảng vào trường niên khóa 56 – 57.(....)
Mãi hàn huyên rồi cũng đói bụng. Chúng tôi gọi cơm trắng và ăn với những món ăn dân dả thuở nào :
- Lươn um bắp chuối
- Tôm Rim HK
- Cá trạch chiên dòn
- Cá kèo kho tộ
- Lẫu măng cá lăng.
Sau khi dùng cơm chúng tôi bịn rịn chia tay lúc 15 giờ cùng ngày…

Các bạn đang dùng bữa trưa tại Điểm dừng chân chợ nổi Cái răng.

2.- Tối 04/05/2014 các bạn từ Cà Mau đã trở về. Chúng tôi mời các bạn đúng 10 giờ sáng ngày 05/05 vào Bà Vèn để dùng cơm trưa tại nhà anh Ngô văn Thanh. Anh Thanh là một cựu học sinh PTG, vào lớp đệ Tam năm 1959. Anh đang định cư tại Greenville – South Carolina.
Bà Vèn là một con rạch nhỏ thuộc xã Đông Thạnh Huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang.
Ngày xưa, Đông Thạnh thuộc 2 xã Thường Đông và Thường Thạnh.
Làng Thường Thạnh ngày xưa nằm ở đoạn từ cầu Cái răng đến cây số 10, chếch về hướng Đông thuộc nhánh sông Cái răng Bé, chạy từ Bà Vèn đến Cái Muồng.
Bên nầy sông là làng Thường Thạnh, bên kia sông là Thường Đông.
Hai làng nầy có chung một dòng nước, có nhiều kênh rạch cắt ngang, xẻ dọc tạo thành một mạng lưới giao thông thủy chằn chịt…

Tại nhà anh Ngô văn Thanh, chúng tôi thấy có sự hiện diện :
- Chs Nguyễn Lương Sinh
- Chs Đào Thanh Tòng
- Chs Nguyễn Công Danh & chs Ánh Nguyệt
- Chs Ung Ngọc Đạt
- Chs Lương Lệ Quỳnh
- Chs Nguyễn Kim Tiền
- Chs Vương Thủy Tùng
- Chs Quách Thị Phụng
- Chs Lê Thị Thảo
- Chs Nguyễn Kim Quang & con gái cô Thiên Nhi
- Chs Nguyễn Ứt Gạch
- Chs Trần Huỳnh Mai.

Chủ nhà đãi các món ăn rất ngon :
- Ra gu bò + bánh mì
- Lẫu mắm + bún + rau sống
- Cá tai tượng hấp…

Chúng tôi ghi nhận vài hình ảnh sau đây :


Bữa ăn trưa tại nhà Chs Ngô văn Thanh

3.- 7 giờ 30 sáng ngày 07/05/2014, nhóm chúng tôi cùng anh Nguyễn viết Tân ăn sáng tại nhà hàng : “điểm dừng chân chợ Nổi Cái Răng”.
Anh Tân là cựu học sinh trường Chasseloup Laubat Sài Gòn, sinh năm 1939. Qua Pháp năm 1958. Anh tốt nghiệp trường Ecole Superieux d`Electric tại Paris.
Anh Tân đang định cư tại Seine – Saint Denis –Fr. Là một vùng ven thủ đô Paris ,chỉ cách trung tâm thành phố 19 cây số.
Anh là một trí thức, vui vẻ, hoạt bát và là một chứng nhân của thời cuộc. Anh sống độc thân từ nhỏ đến bây giờ.
Chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện :
- Anh Nguyễn Viết Tân
- Anh Lâm Thành Trung
- Anh Đào Thanh Tòng
- Anh Nguyễn Lương Sinh
- Anh Quan Chí Kiên
- Anh Vương Thủy Tùng
- Chị Đào Thị Xuân Đào
- Chị Nguyễn Kim Quang.

Chủ đề xoay quanh những văn hào và tài tử điện ảnh của Pháp.
Nhà hàng nổi cạnh bờ sông buổi sáng thật rộn ràng tàu ghe dưới sông. Nhất là những tàu du lịch xuất phát từ bến Ninh Kiều vào thăm chợ Nổi và vườn du lịch sinh thái Mỹ Khánh. Đa số du khách đều tắp vào Trạm dừng chân để ăn sáng hoặc giải khát.
Trạm dừng chân chợ Nổi Cái Răng là một địa điểm lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.
Vài hình ảnh của buổi ăn sáng :

Anh Tân & anh Tòng
Anh Kiên – Trung – Tân – Tòng – Sinh
Bến sông Cái răng : tàu du lịch & sà lan tấp nập

Dương Hồng Thủy


Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Tống Ngọc Điệp - Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp - Vĩnh Long







Tống Ngọc Nhan

Walt Disney Land, FL

Cinderella Castle 
    Người ta nói càng già càng như trẻ con. Walt Disney Land là nơi giải trí cho trẻ con mà mãi đến bây giờ tôi mới đến xem, không ngại tuổi mình quá độ. Trơ trơ đầu tóc bạc phơ, Sói-già-tôi thản nhiên len lỏi giữa đám khách du ngoạn thiếu niên nhi đồng đang tung tăng bên cạnh ông bà cha mẹ.

    Bài tuỳ bút ký sự này chỉ là để kỷ niệm một chuyến du ngoạn tương tự nhiều chuyến trước đây tới nhiều thắng cảnh tại Hoa Kỳ và đã được thuật lại trong một số tuỳ bút. Nó không thuần tuý là thể loại hướng dẫn du lịch. Chỉ ghi chép lại một số nét cảm nghĩ còn in trong trí nhớ hạn hẹp vì tuổi tác của mình. Cũng nên nói thêm tác giả dùng lại bút hiệu trong Lạc Bước Đào Nguyên San Diego để nhấn mạnh rằng mình giống như một trong đôi sói già trên vùng thảo nguyên qua truyện của một nhà văn Liên-sô  đã mất tính hoang dã, trở nên hiền hoà, yêu trẻ, hoà mình vào thế giới đặc biệt dành cho trẻ em.

    Walt Disney Land (WDL) (WD) là một thế giới trẻ em thật rộng lớn. Sói-già chỉ có 5 ngày ở W.D.L. So với hàng trăm, hàng ngàn địa điểm giải trí của WD thì chẳng thấm tháp vào đâu. Tuy nhiên, cũng thấy tạm đủ để sói có được những cảm giác thảnh thơi vui thú lẫn hối hả khó chịu...khiến có thể kết luận rằng trừ phi hội đủ 2 điều kiện: túi tiền và thời gian, còn chẳng dại gì trở lại nơi chốn này lần thứ hai, mặc dầu hằng năm WD có thêm sự đổi mới. Chuyển đi này của sói-già vẫn do cơ hội thuận tiện đi ké theo sói-con nhân dịp dự workshop  gì đó, vì vậy rất yên tâm có người dẫn đường lúc ban đầu, lại đỡ được phần chi phí di chuyển và khách sạn đầy đủ tiện nghi.

    Với cuốn sách hướng dẫn du lịch, sói-già đã chọn trước những địa điểm sẽ đi xem tại WD. Chỉ mua 2 vé thuộc loại one-day, one-park tickets vào cửa Magic Kingdom và Epcot, mỗi khu 1 ngày, còn ngày thứ 3 đến Downtown Disney không cần vé. Ngày đầu và ngày cuối, trừ thời gian chạy xe, còn lại lang thang quanh khu khách sạn nằm ngay trong WD World Resort. Lúc đầu cũng dự tính lấy thêm 2 vé Park Hopper Pass (giá chỉ 1/2) để có thể vào cửa trong cùng 2 ngày đó, xem thoáng qua Animal Kingdom, Hollywood Studios, hoặc Typhoon Lagoon, Blizzard Beach, Winter Summerland, Fort Widerness Resort & Campground, nhưng sau xét thấy không đủ hơi sức đuổi theo thời gian trong thế giới WD quá rộng lớn này nên đành thôi. Nếu muốn đi xem khắp cả có lẽ phải ở lại hàng tháng với túi tiền không nhỏ. Có người phải đến nhiều lần trong đời, hoặc vào thời thơ ấu dưới sự dẫn giắt của cha mẹ, hoặc vào lúc trưởng thành để dẫn giắt con cháu. Chừng 3,4 trăm hình ảnh đã thu vào ống kính do chính sói chụp thì ít, mà do 2 kẻ đồng hành nữ thì nhiều, còn sói-con không mua vé đi cùng vì có chương trình riêng.

    Xe vừa ra khỏi xa lộ có toll fee chạy vào lãnh địa WD đã thấy tòa nhà Walt Disney World Swan and Dolphin Resort xuất hiện vươn lên trên hàng cây xanh  hình tam giác chọc lên trời cao, lưng chừng có 4 bồn phun nước, 2 con cá heo và 2 con thiên nga. Đến nơi, từ trên lầu cao, có thể thưởng thức cảnh quan đẹp mắt của một cái hồ rộng được viền quanh bởi một boardwalk và những nhà hàng, khách sạn nho nhỏ 2, 3 tầng san sát nhau. Về đêm, khung cảnh trở nên diễm ảo, thơ mộng như chốn thần tiên.
    Rồi từ đây bắt đầu 3 ngày xem WDL chính thức. Cũng từ đây những cuộc chạy đua hối hả đi khắp 3 khu đã chọn trước. Không thể nào nhớ hết tất cả những nơi đã xem. Nếu có thể viết, có lẽ cần một cuốn sách dày hàng ngàn trang. Tuỳ bút này cũng dành mấy đoạn ghi lại một số nhận xét về ưu và khuyết điểm của WDL(chủ quan hay khách quan cũng được).

Parade
    * WDL có gần chục khu bao gồm hàng ngàn địa điểm trong đó có mấy chục nơi đòi hỏi FastPast (FP) ticket, dĩ nhiên không phải trả thêm tiền. Thích thật! Nhưng...
    * Vì sói-già đến khách sạn trễ, nên không thể nhờ quầy dịch vụ lấy FP. Dù đã đặt mua online vé vào Magic Kingdom và Epcot, người hướng dẫn cũng là nữ đồng hành thứ hai, trẻ tuổi, từng đến WD một lần và thành thạo ngôn ngữ, lối sống Mỹ, cũng không khỏi ngạc nhiên về những điều rất khác cách người ta viết và quảng cáo từ trước. Sói-già đành phải nối đuôi rồng rắn trước cổng vào, y như những người chưa mua vé vào cửa từ trước, để lấy FP. Khó khăn bước đầu: các sách hướng dẫn không viết, chỉ trong tờ quảng cáo của WD cho biết mỗi vé vào cửa 1 ngày chỉ được lấy tối đa 3 FP mà thôi. Hãy thử đóng vai bà già trầu đi chợ làm con tính nhẩm dài giòng văn tự. Mỗi ngày 1 vé vào cửa kèm 3 FP, thì muốn xem hết mấy chục địa điểm hấp dẫn của Magic Kingdom và Epcot không thôi cũng đòi hỏi mấy chục cái FP, tức từ-không-dưới-10-đến-20 cái vé vào cửa 2 khu này, tức từ-không-dưới-10-đển-20 ngày hay từ-không-dưới-10-đến-20 lần chi tiêu số-hơn-một-trăm dollars kèm theo chi phí ăn ở khách sạn! Hãy tiếp tục suy nghĩ kỹ hơn nữa, sẽ phải khâm phục óc moi móc hầu bao du khách thật tài tình, thật khoa học. Nếu cường điệu nói đây là một viện bảo tàng vĩ đại dành cho thiếu nhi thì ắt hẳn cũng là một trường học lấy học phí đắt nhất vì mỗi em tới học cần một người lớn đi theo và lưu trú trong một thời gian khá dài. Đa số địa điểm mà quảng cáo gọi là attraction và show đòi hỏi FP thường chỉ diễn ra trong vòng 5 phút, rất ít kéo dài 3,4 chục phút, nếu để tự do muốn vào xem bất cứ cái nào, giờ nào không cấn FP, dù phải sắp hàng, có lẽ sói-già đủ sức bon bon gót giày chỉ trong vòng 3 ngày là đã đủ in dấu chân mình trên khắp 2 lãnh địa này của vương quốc WD!  Nhưng thôi, đó cũng là cái giá phải trả đổ lên đầu người tiêu thụ đối với nguồn tư bản đầu tư khổng lồ và hàng trăm ngàn óc sáng tạo của khoa học và kỹ thuật gia vào công trình vĩ đại WDL này, phải không! Than làm chi nữa?
    *Rời quầy bán vé để được xác nhận đã đặt mua trước và để chọn 3 FP mỗi ngày, sói-già và 2 nữ đồng hành mỗi người chỉ cần cầm trong tay 1 cái thẻ duy nhất, bắt đầu cuộc chạy đua đi xem các nơi. Không thảnh thơi được như các tiên ông chốn bồng lai, khách luôn luôn phải thấp tha thấp thỏm canh giờ đã được định sẵn trên FP, kẻo bỏ lỡ, cho nên đâu dám vào xem những địa điểm không cần FP khác.. Do vội vã lúc ở quầy vé hồi sáng sớm, sói đã chọn lầm FP vào Tomorrowland Speed Way, sau thấy môn giải trí này cũng như một số khác di động với tốc độ rất cao không thích hợp cho người già cả nên chỉ đứng ngoài nhìn thoáng qua những chiếc xe nhỏ bé do tài xế trẻ lái vòng đi vòng lại trên sân. 
     *Kể ra thì WD vô cùng hấp dẫn và sói-già đã được xem khá nhiều, nhưng, như đã nói, không thể liệt kê ra hết và mô tả chi tiết. Chỉ nhớ được tên mấy cái hấp dẫn không phải vượt tốc độ quá cao mà sói-ta đã thật sự tham dự:  Parade trên Main Street, Show Peter Pan trước Cinderella 's Castle, Under the Sea-Journey of The Little Mermaid, Pirates of the Caribbean, Tomorrowland Transit Authority PeopleMover, Walt Disney's Carroussel of Progress, Swiss Family Treehouse ...(ở Magic Kingdom), và  Flower&Garden Festival, Spaceship Earth, Living with the Land, Maelstrom, The Seas with Nemo&Friends, Reflection of China...(ở Epcot). Ngoài ra cả 2 khu đều đốt pháo bông về đêm. Nhưng tối hôm ấy, sói chỉ cần đứng từ cửa sổ khách sạn cũng đủ nhìn thấy tia sáng lazer và pháo hoa rực rỡ tung lên vùng trời Epcot.
     *Hấp dẫn, đẹp mắt, ấy thế mà :..Nhìn toà nhà Cinderella Castle ở M.Kingdom có tháp nhọn và cao, đẹp như cảnh thật lâu đài hoàng tử, sói muốn vào bên trong, mong sống lại thời thơ ấu như cô bé lọ lem leo lên tận đỉnh tháp cao; nhưng này, hãy dừng chân lại, ngẩn tò te vì người gác cửa nói bên trong là restaurant (chắc hẳn cũng chẳng có lầu son gác tía cao mút trời xanh! ). Như tại Epcot, khi vào xem World Showcase gồm 9 công trình đồ xộ, nguy nga, hoành tráng với điện đài, thành quách, tháp cao của 9 nước, được gọi là pavilion, ngoài American Adventure đơn điệu nhưng đầy ý nghĩa của Hoa Kỳ, Norway có boat ride Maelstrom xem cảnh Thụy-điển, China và Canada có mỗi nơi 9 màn ảnh đại vĩ tuyến quay vòng quanh chỗ khán giả đứng thật tối tân, France thơm lừng nước hoa nổi tiếng thế giới... còn cũng tại hầu hết ở các toà nhà đó, đa số diện tích dùng làm khu bán hàng hoá và tiệm ăn. Thực vậy, khi sói bước vào trong ngó coi xem là cái gì thì lại phải quay ra vì là nhà hàng ăn uống. Còn thì giờ đâu mà ngổi nhẩn nha nhấm nháp các thực phẩm địa phương? Tuy nhiên không thể bỏ qua 15 phút thưởng thức hương vị bánh ngọt ngào của Paris. Có một cái thú vị độc đáo nhất đối với kẻ viết bài này. Trong khi ngồi trên xe leo track vòng vo trong quả cầu khổng lổ của Spaceship Earth lên tận vòm cao để thưởng thức cảnh vũ trụ và xuống gần tới chặng chót, theo lời dẫn qua máy, sói-già cứ bấm đại lên màn hình trước mặt giòng chữ ghi địa chỉ Gmail và tên nơi du khách từ đâu tới. Thế là sau khi chuyến đi vào không gian tuyệt vời chấm dứt, đã thấy trên một màn hình lớn gần cửa ra xuất hiện 5 hình ảnh thật ngộ nghĩnh của chính mình và trên bản đồ thế giới có dấu mang địa danh tiểu bang GA, nơi kẻ này cư ngụ. Khi về nhà, mở Computer đã thấy xuất hiện sẫn trên Email 5 tấm hình độc đáo đó, với hai hàng chữ: Thanks for visiting, Greetings from the Future.           
    
Mermaid
    *Hấp dẫn, đẹp mắt, thế mà phải hết sức coi chừng: len lỏi giữa đám đông,cần phải thận trọng tránh va chạm hàng hàng lớp lớp thiếu nhi, người già ngồi xe lăn. Tuy nhiên, trong khung cảnh chỉ toàn là du khách, ai ai cũng đều tỏ ra rất lịch sự. Vào xế chiều ở M.Kingdom, người nữ đồng hành kiêm hướng dẫn viên đã bị choáng váng, do lúc sáng đứng chờ bus shuttle, đã gặp gió lạnh, nên đang đi xem phải bỏ về sớm cùng vị đồng hành thứ hai theo để săn sóc. Chà ! lấy ai hướng dẫn đây? Nhưng thực ra chuyến du ngoạn này đã được sói-già nghiên cứu tận tình, giống như những chuyến du ngoạn trước; đây lại là cơ hội để sói-già tự do giảo bước chân xông pha của phái mạnh, đi khắp đó đây trong khu M.Kingdom. Nhờ vậy, đã vào xem được khá nhiều địa điểm khác nữa, kể cả những nơi đòi hỏi FP nhưng còn chỗ trống nên vẫn dành cho khách không có FP. Cuối cùng còn leo lên Walt Disney World Railroad để thoải mái theo con tàu thưởng ngoạn một vòng quanh toàn thể M.Kingdom. Nhưng lấy ai chụp ảnh sói đây? Đành phải (bắt chiếc tông tông OB của USA trong lần thăm viếng Nam Phi), dùng kiểu cách chụp thời đại gọi là selfie cũng tạm được thôi! 

     *Nếu so sánh M.Kingdom và Epcot, sói-già thích Epcot hơn. Trẻ em có lẽ thích Magic Kingdom và Animal Kingdom. Người thích nghệ thuật thứ bảy chắc không thể bỏ qua Hollywood Studios. Thanh niên có lẽ ưa thích Bliszzard Beach và Typhoon Lagoon (nơi có Water Parks lớn). Ngoài ra nhiều vùng phụ cận WD và Orlando còn có rất nhiều Theme Parks nổi tiếng. Nhưng ai có thể đến tất cả những nơi đó? Đời người ngắn ngủi, thời gian có hạn, sói-già nghĩ rằng ngay tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên địa cầu của chúng ta có biết bao thắng cảnh tuyệt vời mà chỉ rất ít người có đủ điều kiện để lai vãng. Hãy dành thời gian và tiền bạc để đi thăm thêm những nơi ấy có phải thú vị hơn không? Chọn xem 3 khu của WD để gọi là đi cho biết đó biết đây trong đời cũng gọi là tạm đủ cho kẻ không phải là ông Bành-Tổ!  Và như vậy, nói chung, chuyến du ngoạn WDL không đến nỗi làm sói-già hoàn toàn thất vọng, mặc dầu có những cái không được hài lòng cho lắm.
Tomorrowland
     *Nhiều hình ảnh trong những cảnh hay show được tạo dựng theo truyện thần tiên, hay huyền thoại mà khán giả rất quen thuộc qua những phim hoạt hoạ của W.Disney khiến cho trẻ em cũng như người lớn đều thích thú. Nhiều khúc phim 3-D rất sinh động với nhạc nền chọn lọc về phong cảnh thiên nhiên và lịch sử đời sống nhân loại đã được chiếu hoặc dùng làm bối cảnh trong những cảnh tượng diễn tả theo từng chủ đề. Nhớ năm 2011, sói-già đã xem show Disney-on-ice tại Gwinnette Arena nên càng nhận thấy giá trị về mỹ thuật, kỹ thuật điện ảnh, giáo dục của WD đến nỗi chính phim Beauty and the Beast đã được chàng-sói-sinh-viên-cụ muốn thử thời vận cho cuộc sống mới tại miền đất hứa Hoa-Kỳ năm 1995 chọn làm đề tài cho một bài essay hàng tháng.

     *Nhiều hình ảnh đã trở thành ấn tượng tuyệt vời khiến sói-già dường như được sống trở lại thời thơ ấu. Không thể quên hình như mình đã trải qua một chuyến mộng du vào quá khứ, hiện tại và vị lai. Nào, những con thuyền hay con tàu băng băng trên track lao vào bóng tối, lúc nhanh lúc chậm, ngay cả trên giòng nước, qua những vùng ánh sáng ở 2 phía bên tàu chan hoà màu sắc của Alice trong Wonderland, của Nàng tiên cá Mermaid hay mê-nữ Siren với chàng thuỷ thủ đa tình, của Cinderella và hoàng tử hào hoa, của Peter Pan với nàng công chúa, của Aladin, của chú chuột Mickey, của Beauty and the Beast, của Lion King, của biển cả bao la và rừng già hoang dã, của hang động thời nguyên thuỷ, hay của những khu trồng cây nhà lá vườn quen thuộc thời nay ..., hoặc của gầm đại dương vang vọng tiếng nói thuyền trưởng Nemo.... Cũng những con tàu thuyền đó êm ái đi khắp địa cầu và không gian, hay lướt qua những công trình vĩ đại của quá khứ và tương lai của lịch sử loài người và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ trên thế giới...

     *Mạng lưới chuyên chở thật tốt. Từ khách sạn, sói-già có thể dễ dàng đi khắp WD. Trong 3 ngày, dùng bus shuttle đi M.Kingdom và Downtown Disney, dùng ferry shuttle xuyên qua hồ lớn giao lưu với mấy hồ nhỏ đi Epcot. Cả 2 phương tiện này được gọi đúng là water và bus taxi. Dưới đất là thế, còn trên cao có monorail như con thoi dựa trên đệm từ trường, vùn vụt chạy qua. Nhớ hình ảnh mỗi tối, từ trên cửa sổ khách sạn nhìn xuống hồ chỉ thấy cái khuôn hình chữ nhật tối đen viền quanh bởi những bóng đèn vàng của mái chiếc phà, im lìm di động trong bóng đêm, như một sinh vật hư hư ảo ảo, nhẹ trôi trên mặt hồ đen thẳm. 
Spaceship Earth
     *Vào ngày thứ ba, tiếp theo hôm trước đã xem Epcot với sự hướng dẫn trở lại rất linh hoạt (vì khỏi dị ứng thời tiết) của nữ đồng hành trẻ đồng thời là phó nháy luôn luôn nhắm ống kính vào đôi sói già như cặp tài tử điện ảnh, cả ba dùng lại bus shuttle đi Downtown Disney. Một thành phố nhỏ giải trí muôn màu sắc rực rỡ. Một giãy phố dài khoảng hơn 1 mile chạy ven hồ với những cửa hiệu và nhà hàng ăn uống như Navy Pier ở Chicago. Tại đây có thể mua vé vào DisneyQuest Indoor Interactive Theme Park, Circle du soleil, hoặc Characters In Flight...Không nên quên vào The Art of Disney để xem những bức hoạ in lại của Walt Disney, để thấy nhà danh họa này xứng đáng được thế giới đề cao; đến nỗi ngay buổi tối hôm đó, khi về, sói vẫn còn say mê thưởng thức lại những bức tranh vẽ thú vật thật dễ thương của WD dành cho thiếu nhi trưng bày tại một phòng nhỏ hơn ở ngay trong khách sạn. 
       Downtown Disney khiến sói liên tưởng đến cảnh một thị trấn, nhỏ bé hơn, giăng mắc hoa đèn, vui nhộn vào dịp lễ hội nào đó trong phim Big Fish. Thong thả đi dạo qua các cửa hàng, chọn mua vật kỷ niệm, hay dạo trong lòng phố, thỉnh thoảng chợt nghe tiếng ầm ầm vang lên, thì thấy một ngọn lửa đỏ phụt lên từ một núi lửa nhân tạo ở mé hồ. Ở đây cũng như khắp WD bày bán vô số hàng lưu niệm. Có một thứ rẻ tiền nhất nhưng đủ tượng trưng cho WD là tấm lắc hình nổi lâu đài Cinderella hoặc thú vật theo tranh vẽ của hoạ sĩ WD, được tạo bằng cách bỏ $1.25 hoặc 50Cents (tuỳ nơi) vào máy cán. Rồi vào một nhà hàng để ăn trưa. Lại một cảnh độc đáo đối với sói-ta. Không kể toà nhà hình cầu rất đẹp, vừa ăn ngon, vừa thưởng thức nhạc nhẹ, vừa nhìn lên vòm trần cao trang trí nhiều cảnh vật hiện dưới bàu trời xanh điểm mấy vì sao, thật thích thú khi thấy phần đáy cái ly nước trái cây đặc biệt  (giá không rẻ) có in hai chữ Planet Hollywood, toả sáng (vì gắn pin và bóng đèn) và cô phục vụ không những vui vẻ mở lời sẵn sàng để khách mang về kỷ niệm, mà còn trân trọng đem rửa và gói trong túi đựng in hình biểu tượng của WDL là Cinderella's Castle.  
      Ngược lại, một hiện tượng độc đáo khác diễn ra khi trở lại Downtown Disney lần thứ nhì để ăn tối đánh dấu kỷ niệm của cả 4 người trong gia đình sói-tôi. Vào một nhà hàng, trên cửa treo một bộ xương khủng long khổng lồ, bên trong rất rộng lớn, có hang núi giả đá băng bừng sáng ánh đèn màu và nhiều con dinosaur nhỏ trong khoảnh khắc lại nhoài cái đầu dài thoòng hung dữ từ trần nhà xuống và gầm lên tiếng ỳ uồm. Tại đây, trong khi khách đang ăn uống bỗng nghe tiếng vỗ tay đôm đốp theo nhịp thật to của một nhóm phục vụ viên xăm xăm đi qua giãy bàn ăn, sau mới biết rằng họ chào mừng sinh nhật của đám thực khách nào đó. Hiện tượng này lặp đi lặp lại 2 lần nữa dành cho đám sinh nhật khác gây ồn ào đáng được coi là quái đản, bởi ai sinh nhật mặc ai cớ gì bắt gần ngàn thực khách phải sửng sốt, ngưng nói chuyện, ngưng ăn; trái với cảnh yên tĩnh, phong thái lịch sự ở những nhà hàng khác ở khắp nơi. Thật ra phải khen ngợi cách trang trí sinh động từ ngoài vào trong của nhà hàng này, nhưng còn về món ăn, hai phần ăn đã được bỏ dở, có lẽ do chọn lầm thực đơn chăng?
 Swan&Dolphin,Walt Disney
     Cái hay dở, tốt xấu, ưu cùng khuyết điểm của WDL đã được thành thật kể ra không ngần ngại. Đó là dấu ấn trong kỷ niệm riêng của tác giả, nhưng cũng thầm mong có thể là một số điều nhắc nhở phớt qua cho những du khách tương lai để thay thế cho nội dung không phải là một bài tuỳ bút hướng dẫn du lịch viết bởi những tác giả chuyên nghiệp. Dù sao trong đời cũng nên đến WDL một lần.
     Vẫy tay chào Walt Disney Land. Tuyệt!  Nhưng không ước mong tái ngộ!

Sói-già/ ChinhNguyen./ H.N.T.   
Những ngày đầu tháng Tư, 2014