Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Kỷ Niệm - Vũ Hữu Định

Tiểu Sử Văn Học Vũ Hữu Định


Tên thật : Lê Quang Trung.
Sinh năm 1942, tại Thừa Thiên Huế.
Mất năm 1981, tại Đà Nẵng.
Bút hiệu cũ : Hàn Giang Lệ
Thơ đăng trên các Tạp chí trước 1975: Văn – Thời Tập- Bách Khoa…
Tác phẩm đã in :
- Còn một chút gì để nhớ.(Thơ , NXB Trẻ, 1996)
- Tình ca người lỡ vận (Thơ, Thư Ấn Quán, 2006)
Bản thảo còn lại :
- Năm Năm (Thơ, theo lời Đynh Trầm Ca)
- Yêu Như Tình Đầu(Thơ, theo lời Hoàng Lộc)
Văn nghệ sĩ nhìn về tác giả Vũ Hữu Định
VŨ HỮU ĐỊNH, người lang thang với thơ trên đôi dép cỏ.


Con đường đất có màu xanh bữa nọ
Cây bên đường màu lá lục hôm kia
Con chim bỏ đi có bận quay về
Cất tiếng hát chào niềm vui của gió

Anh ra đứng sau hè nghe để ngó
Không thấy chim mà nghe tiếng kinh chiều
Vui trong lòng anh đã bước chân theo
Em có nói là em không trở lại

Hôm em nói em đi buồn biết mấy
Anh có nghe bên đường tiếng chim kêu
Con chim chi buồn chết cả buổi chiều
Từ bữa đó anh nhớ đường ra ngõ

Con đường đất bàn chân từ lúc nhỏ
Một ngày vô ra bốn bận đi về
Cây bên đường.cỏ bụi hàng tre
Quen đến nỗi không nhớ gì tha thiết

Hôm em đi anh bắt đầu thấm mệt
Thấy trường xa con đường ngại đi về
Mắt anh nhìn lên đọt ngọn tre
Dõi mấy bụi cây tìm con chim nhỏ

Con chim nhỏ có nằm trong vạt cỏ
Bữa hôm nay anh mới thấy cỏ vàng
Con chim đời nào lại sống trong hang
Anh vô cớ soi tìm trong đụn đất

Tuổi mười một anh biết mình đã mất
Một cái chi không nên ảnh thành hình
Cho tới bây giờ hết tuổi học sinh
Râu đủ bộ vẫn còn ngơ ngẩn mãi

Con chim nhỏ có bao giờ trở lại
Em năm nay không biết mấy con rồi
Con chim lạ lùng năm nọ của tôi ơi
Hóa mấy kiếp mà sao tôi vẫn vậy.

Vũ Hữu Định
(Suối Dâu sưu tầm)

Hạnh Phúc Lang Thang - Anh Bằng

      Ngày xưa em đẹp diu dàng kiêu sa trong trắng,bây giờ dáng xưa ấy đã xa rồi, con đường xưa quen gót chân em cũng đã quên dấu cũ,chỉ còn lại trong anh bóng hình em qua những giấc mơ và trong anh vẫn luôn mong chờ có em. . . về. . .


Sáng Tác: Anh Bằng
Tiếng Hát: Lệ Thu

Mây Mù


San Franc sương phủ mịt mù.
Trời se se lạnh, phả mù mắt trông.
Có người em gái tôi mong.
Sắc hương, răng khểnh, hỏi lòng như xưa.
Mây mù nhớ đến bóng xưa.
Đưa nhau vào mộng, thuở chưa có chồng.
Mây trôi vào giấc mơ nồng.
Cho anh trao vội nụ hồng đến em.

Về Chiều

Ráng Thử



    
 (Từ bức Thơ tranh Thơ Không Lời Tựa của Song Quang)

Muốn họa mà gay tử vận Nùng
Mỉm cười cố thử chuyện gì rung
Danh thày Bảy bước xong mười cú
Con cóc ba hôm được nửa giòng
May mắn ai khen về nhậu rượu
Rủi ro bạn ghẹo trốn vào lung
Bài thơ không tựa lâm li quá
Uổng nếu mà không đuổi tới cùng.

Cao Linh Tử
8/4/2014

Hoài Nhớ


Người xưa đó ta còn đây
Hàng điệp nghiêng bóng đã gầy trơ xương
Nhánh tương tư nọ còn vương
Đời chia đôi ngã có thương cũng hoài

Người thôn Đông kẻ thôn Đoài
Nhớ nhung bao nỗi đọa đày con tim
Thôi đành vỗ giấc im lìm
Trăm năm ta hãy đi tìm trong mơ

Nhớ tuổi non dại vụng khờ
Đàng xa bẻn lẻn đứng chờ ai hay
Buồn ơi sao đến chiều nay
Trong tim giọt máu rỉ hoài chưa ngưng

Kim Phượng (HN)

Thơ Tranh: Vọng Tiếng Thu


Thơ: Trần Thị Dã Quỳ
Thơ Tranh: Kim Oanh

Việt Nam Sử Lược : Thượng Cổ Thời Đại Chương 1 " Họ Hồng Bàng "



Việt Nam Sử Lược Quyển 1


NƯỚC VIỆT NAM
1. Quốc-hiệu
2. Vị-trí và diện-tích
3. Địa-thế
4. Chủng loại
5. Gốc-tích
6. Người Việt-nam
7. Sự mở-mang bờ-cõi
8. Lịch-sử Việt-nam
1. QUỐC-HIỆU. Nước Việt-nam 越 南 ta về đời Hồng bàng (2897-258 tr. Tây-lịch) gọi là Văn-lang 文 郎, đời Thục An-dương-vương (257-207 tr. Tây-lịch?) thì gọi là Âu-lạc 甌 駱. Đến nhà Tần 秦 (246-206 tr. Tây-lịch?) lược định phía nam thì đặt làm Tượng-quận 象 郡, sau nhà Hán (202 tr. Tây-lịch 220 sau Tây-lịch) dứt nhà Triệu, chia đất Tượng-quận ra làm ba quận là Giao-chỉ 交 趾, Cửu-chân 九 真và Nhật-nam 日 南. Đến cuối đời nhà Đông-Hán, vua Hiến-đế đổi Giao-chỉ 交 趾 làm Giao-châu 交 州. Nhà Đường (618-907) lại đặt là An-nam Đô-hộ-phủ 安 南 都 護 府.
Từ khi nhà Đinh (968-980) dẹp xong loạn Thập-nhị Sứ-quân, lập nên một nước tự-chủ, đổi quốc-hiệu là Đại-cồ-việt 大 瞿 越. Vua Lý Thánh-tông đổi là Đại-Việt 大 越, đến đời vua Anh-tông, nhà Tống bên Tàu mới công-nhận là An-nam quốc 安 南 國.
Đến đời vua Gia-long, thống-nhất được cả Nam Bắc (1802), lấy lẽ rằng Nam là An-nam, Việt là Việt-thường  mới đặt quốc-hiệu là Việt-nam 越 南. Vua Minh-mệnh lại cải làm Đại-nam 大 南.
Quốc-hiệu nước ta thay-đổi đã nhiều lần, tuy rằng ngày nay ta vẫn theo thói quen dùng hai chữ An-nam 安 南, nhưng vì hai chữ ấy có ngụ ý phải thần-phục nước Tàu, vậy thì ta nên nhất định lấy tên Việt-nam 越 南 mà gọi nước nhà.
2. VỊ-TRÍ VÀ DIỆN TÍCH. Nước Việt-nam ở về phía đông-nam châu Á-tế-á, hẹp bề ngang, dài bề dọc, hình cong như chữ S, trên phía Bắc và dưới phía Nam phình rộng ra, khúc giữa miền Trung thì eo hẹp lại.
Đông và Nam giáp bể Trung-quốc (tức là bể Nam-hải); Tây giáp Ai-lao và Cao-miên; Bắc giáp nước Tàu, liền với tỉnh Quảng-đông, Quảng-tây và Vân-nam.
Diện-tích cả nước rộng chừng độ 312.000 ki-lô-mét vuông chia ra như sau này:
Bắc Việt  : 105.000 km2
Trung Việt : 150.000 km2
Nam Việt  : 57.000 km2
3. ĐỊA-THẾ. Nước ta hiện chia ra làm ba cõi: Bắc-Việt, Trung-Việt và Nam-Việt. Đất Bắc-Việt có sông Hồng-hà (tức là sông Nhị-hà) và sông Thái-bình. Mạn trên gọi là Thượng-du lắm rừng nhiều núi, ít người ở. Mạn dưới gọi là Trung-châu, đất đồng bằng, người ở chen-chúc đông lắm.
Đất Trung-Việt thì chỉ có một giải ở men bờ bể, còn ở trong có núi Tràng-sơn chạy dọc từ Bắc-Việt vào gần đến Nam-Việt, cho nên người chỉ ở được mạn gần bể mà thôi.
Đất Nam-Việt thì ở vào khúc dưới sông Mê-kông (tức là sông Cửu-long), lại có sông Đồng-nai chảy ở mé trên, cho nên đất tốt, ruộng nhiều, dân-gian trù-phú và dễ làm ăn hơn cả.
4. CHỦNG-LOẠI. Người Việt-nam có nhiều dân-tộc ở, như là ở về miền thượng-du Bắc-Việt thì có dân Thái, (tức là Thổ), Mường, Mán, Mèo; ở về miền rừng núi Trung-Việt thì có dân Mọi, và Chàm, (tức là Hời), ở về miền Nam-Việt thì có dân Mọi, Chàm, Chà-và và Khách, vân vân. Những dân ấy ở trong ba nơi tất cả đến non một triệu người. Còn thì dân-tộc Việt-nam ở hết cả.
Số người Việt-nam ở trong ba nơi có thể chia ra như sau này:
Bắc-Việt  : 8.700.000 người
Trung-Việt : 5.650.000 người
Nam-Việt  : 4.616.000 người
Cả thảy cọng lại được độ chừng non 19 triệu người[1].
5. GỐC-TÍCH. Theo ý-kiến của những nhà kê-cứu của nước Pháp, thì người Việt-nam và người Thái đều ở miền núi Tây-tạng xuống. Người Việt-nam theo sông Hồng-hà lần xuống phía đông-nam, lập ra nước Việt-nam ta bây giờ; còn người Thái thì theo sông Mê-kông xuống, lập ra nước Tiêm-la (tức là Thái-lan) và các nước Lào.
Lại có nhiều người Tàu và người Việt-nam nói rằng nguyên khi xưa đất nước Tàu có giống Tam-miêu 三 苗 ở, sau giống Hán-tộc (tức là người Tàu bây giờ) ở phía tây-bắc đến đánh đuổi người Tam-miêu đi, chiếm giữ lấy vùng sông Hoàng-hà lập ra nước Tàu, rồi dần dần xuống phía nam, người Tam-miêu phải lẩn núp vào rừng hay là xuống ở miền Việt-nam ta bây giờ.
Những ý-kiến ấy là theo lý mà suy ra đó thôi, chứ cũng chưa có cái gì làm chứng cho đích-xác. Chỉ biết rằng người Việt-nam ta trước có hai ngón chân cái giao lại với nhau, cho nên Tàu mới gọi ta là Giao-chỉ; mà xem các loài khác, không có loài nào như vậy, thì tất ta là một loài riêng, chứ không phải là loài Tam-miêu.
Dẫu người mình thuộc về chủng-loại nào mặc lòng, về sau người Tàu sang cai-trị hàng hơn một nghìn năm, lại có khi đem sang nước ta hơn bốn mươi vạn binh, chắc là nòi giống cũ của mình cũng đã lai đi nhiều rồi, mới thành ra người Việt-nam ngày nay.
6. NGƯỜI VIỆT-NAM. Người Việt-nam thuộc về loài da vàng, nhưng mà người nào phải đi làm-lụng dầm mưa dãi nắng lắm, thì nước da ngăm-ngăm đen, người nào nhàn-hạ phong-lưu, ở trong nhà luôn, thì nước da trăng-trắng như màu ngà cũ.
Trạc người thì thấp nhỏ hơn người Tàu, mà lăn-lẳn con người, chứ không to-béo. Mặt thì xương xương, trông hơi bèn-bẹt, trán thì cao và rộng, mắt thì đen và hơi xếch về đàng đuôi, hai gò má thì cao, mũi hơi tẹt, môi hơi dày, răng thì to mà lại nhuộm đen. Râu thì thưa mà ít, tóc thì nhiều và dài, đen và hơi cứng. Dáng-điệu đi-đứng thì nhẹ-nhàng và xem ra bộ vững-vàng chắc-chắn.
Áo-quần thì dài rộng, đàn-ông thì búi tóc và quấn khăn vành rây, áo mặc dài quá đầu gối, tay áo thì chật, ống quần thì rộng. Đàn-bà ở Bắc-Việt và phía bắc Trung-Việt thì đội khăn, mà ở chỗ thành-thị thì mặc quần, còn ở nhà quê thì hay mặc váy. Ở phía nam Trung-Việt và Nam-Việt thì đàn-bà mặc quần cả, và búi tóc, chứ không đội khăn bao giờ.
Về đàng trí-tuệ và tính-tình, thì người Việt-nam có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại-khái thì trí-tuệ minh-mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy vẫn hay có tính tình vặt, cũng có khi quỉ-quyệt, và hay bài-bác nhạo-chế. Thường thì nhút-nhát, hay khiếp-sợ và muốn sự hòa-bình, nhưng mà đã đi trận-mạc thì cũng có can-đảm, biết giữ kỹ-luật.
Tâm-địa thì nông-nổi, hay làm liều, không kiên-nhẫn, hay khoe-khoang và ưa trương-hoàng bề ngoài, hiếu danh-vọng, thích chơi bời, mê cờ-bạc. Hay tin ma quỷ, sùng sự  lễ-bái, nhưng mà vẫn không nhiệt-tin tông-giáo nào cả. Kiêu-ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn.
Đàn-bà thì hay làm-lụng và đảm-đang, khéo chân, khéo tay, làm được đủ mọi việc mà lại biết lấy việc gia-đạo làm trọng, hết lòng chiều chồng, nuôi con, thường giữ được các đức tính rất quý là tiết, nghĩa, cần, kiệm.
Người Việt-nam từ Bắc chí Nam, đều theo một phong-tục, nói một thứ tiếng[2] cùng giữ một kỷ-niệm, thật là cái tính đồng-nhất của một dân-tộc từ đầu nước đến cuối nước.
7. SỰ MỞ-MANG BỜ-CÕI. Người nòi-giống Việt-nam ta mỗi ngày một nẩy-nở ra nhiều, mà ở phía bắc thì đã có nước Tàu cường-thịnh, phía tây thì lắm núi nhiều rừng, đường đi lại không tiện, cho nên mới theo bờ bể lần xuống phía nam, đánh Lâm-ấp, dứt Chiêm-thành, chiếm đất Chân-lạp, mở ra bờ-cõi bây giờ.
8. LỊCH-SỬ VIỆT-NAM. Từ khi người Việt-nam lập thành nước đến giờ, kể hàng mấy nghìn năm, phải người Tàu cai-trị mấy lần, chịu khổ-sở biết bao nhiêu phen, thế mà sau lại lập được cái nền tự-chủ, và vẫn giữ được cái tính đặc-biệt của giống mình, ấy là đủ tỏ ra rằng khí-lực của người mình không đến nỗi kém-hèn cho lắm. Tuy rằng mình chưa làm được việc gì cho vẻ-vang bằng người, nhưng mình còn có thể hy-vọng một ngày kia cũng nên được một nước cường-thịnh.
Vậy ghi-chép những cơ-hội gian-truân, những sự biến-cố của nước mình đã trải qua, và kể những công-việc của người mình làm từ đời nọ qua đời kia, để cho mọi người trong nước đều biết, ấy là sách Việt-nam sử.
Nay ta nên theo từng thời-đại mà chia sách Việt-nam sử ra 5 phần để cho tiện sự kê-cứu:
Phần I : Thượng-cổ thời-đại.
Phần II : Bắc-thuộc thời-đại.
Phần III : Tự-chủ thời-đại.
Phần IV : Nam-bắc Phân-tranh thời-đại.
Phần V : Cận-kim thời-đại.
-------------------
 Ghi Chú : Việt Nam Sử Lược được Trần Trọng Kim Biên Soạn vào những năm đầu của Thế Kỷ 20, đến năm 1919 mới hoàn thành. Do đó bài viết " Nước Việt Nam " so với hiện nay có nhiều sai lệch, nhưng vẫn là tư liệu giúp ích trong việc khảo cứu.(Huỳnh Hữu Đức)


CHƯƠNG I 
HỌ HỒNG-BÀNG 
鴻 龐 氏 
(2879-258 tr. Tây-lịch)
1. Họ Hồng-bàng
2. Nước Văn-lang
3. Truyện cổ-tích về đời Hồng-bàng:
Phù-đổng Thiên-vương; Sơn-tinh Thủy-tinh
1. HỌ HỒNG-BÀNG. Cứ theo tục truyền thì vua Đế-minh là cháu ba đời của vua Thần-nông, đi tuần-thú phương nam đến núi Ngũ-lĩnh (thuộc tỉnh Hồ-nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục 祿 續. Sau Đế-minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế-Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh-dương-vương 涇 陽 王, quốc-hiệu là Xích-quỷ 赤 鬼.
Bờ-cõi nước Xích-quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động-đình-hồ (Hồ-nam), phía nam giáp nước Hồ-tôn (Chiêm-thành), phía tây giáp Ba-thục (Tứ-xuyên), phía đông giáp bể Nam-hải.
Kinh-dương-vương làm vua nước Xích-quỷ vào quãng năm nhâm-tuất (2879 trước Tây-lịch?) và lấy con gái Động-đình-quân là Long-nữ đẻ ra Sùng Lãm 崇 纜, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc-long-quân 駱 龍 君.
Lạc-long-quân lấy con gái vua Đế-lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai[1]. Lạc-long-quân bảo Âu Cơ rằng: « Ta là dòng-dõi Long-quân, nhà ngươi là dòng-dõi thần-tiên, ăn ở lâu với nhau không được; nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam-hải ».
Gốc-tích truyện này có lẽ là từ Lạc-long-quân về sau, nước Xích-quỷ chia ra những nước gọi là Bách-Việt. Bởi vậy ngày nay đất Hồ-quảng (tỉnh Hồ-nam, tỉnh Quảng-đông và tỉnh Quảng-tây) còn xưng là đất Bách-Việt 百 越. Đấy cũng là một điều nói phỏng, chứ không có lấy gì làm đích-xác được.
2. NƯỚC VĂN-LANG. Lạc-long-quân phong cho người con trưởng sang làm vua nước Văn-lang 文 郎, xưng là Hùng-vương 雄 王.
Cứ theo sử cũ thì nước Văn-lang chia ra làm 15 bộ:
1. Văn-lang 文 郎 (Bạch-hạc, tỉnh Vĩnh-yên)
2. Châu-diên 朱 鳶 (Sơn-tây)
3. Phúc-lộc 福 祿 (Sơn-tây)
4. Tân-hưng 新 興 (Hưng-hóa – Tuyên-quang)
5. Vũ-định 武 定 (Thái-nguyên - Cao-bằng)
6. Vũ-ninh 武 寧 (Bắc-ninh)
7. Lục-hải 陸 海 (Lạng-sơn)
8. Ninh-hải 寧 海 (Quảng-yên)
9. Dương-tuyền 陽 泉 (Hải-dương)
10. Giao-chỉ 交 趾 (Hà-nội, Hưng-yên, Nam-định, Ninh-bình)
11. Cửu-chân 九 真 (Thanh-hóa)
12. Hoài-hoan 懷 驩 (Nghệ-an)
13. Cửu-đức 九 德 (Hà-tĩnh)
14. Việt-thường 越 裳 (Quảng-bình, Quảng-trị)
15. Bình Văn 平 文 (?)
Hùng-vương đóng đô ở Phong-châu 峰 州 (bây giờ ở vào địa-hạt huyện Bạch-hạc, tĩnh Vĩnh-yên), đặt tướng văn gọi là Lạc-hầu 駱 侯, tướng võ gọi là Lạc-tướng 駱 將, con trai vua gọi là Quan-lang 官 郞, con gái vua gọi là Mị-nương 媚 娘, các quan nhỏ gọi là Bồ-chính 蒲 正 [2]. Quyền chính-trị thì cứ cha truyền con nối, gọi là phụ-đạo 父 道.
Về đời bấy giờ, sử Tàu có chép rằng năm tân-mão (1109 tr. Tây-lịch), đời vua Thành-vương nhà Chu 周 成 王, có nước Việt-thường 越 裳 ở phía nam xứ Giao-chỉ sai sứ đem chim bạch-trĩ sang cống, nhà Chu phải tìm người làm thông-ngôn mới hiểu được tiếng, và ông Chu-công Đán 周 公 旦 lại chế ra xe chỉ-nam để đem sứ Việt-thường về nước. Vậy đất Việt-thường và đất Giao-chỉ có phải là đất của Hùng-vương lúc bấy giờ không?
Họ Hồng-bàng làm vua được 18 đời, đến năm quí-mão (158 trước Tây-lịch) thì bị nhà Thục lấy mất nước.
Xét từ đời Kinh-dương-vương đến đời Hùng-vương thứ 18, cả thảy 20 ông vua, mà tính từ năm nhâm-tuất (2879) đến năm quí-mão (258 trước Tây-lịch) thì vừa được 2622 năm. Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị-vì được non 150 năm! Dẫu là người đời thượng-cổ nữa, thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy. – Xem thế thì đủ biết truyện đời Hồng-bàng không chắc là truyện xác thực.
3. TRUYỆN CỔ-TÍCH VỀ ĐỜI HỒNG-BÀNG. Sử chép rằng đời Hùng-vương thứ nhất, người nước Văn-lang làm nghề chài lưới, cứ hay bị giống thuồng-luồng làm hại, vua mới bắt dân lấy chàm vẽ mình để những giống ấy tưởng là đồng loại không làm hại nữa[3]. Sử lại chép rằng thuyền của ta ở đằng mũi thường hay làm hai con mắt, cũng có ý để cho các thứ thủy-quái ở sông ở bể không quấy-nhiễu đến.
Trong đời Hùng-vương lại có hai truyện mà ngày nay người ta thường hay nói đến, là truyện Phù-đổng Thiên-vương và truyện Sơn-tinh, Thủy-tinh.
Phù-đổng Thiên-vương. Đời Hùng-vương thứ 6 có đám giặc gọi là giặc Ân, hung-mạnh lắm, không ai đánh nổi. Vua mới sai sứ đi rao trong nước để tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Bấy giờ ở làng Phù-đổng, bộ Võ-ninh (nay là huyện Võ-giàng, tỉnh Bắc-ninh), có đứa trẻ xin đi đánh giặc giúp vua. Sứ giả về tâu vua, vua lấy làm lạ, cho đòi vào chầu. Đứa trẻ ấy xin đúc cho một con ngựa và cái roi bằng sắt. Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ ấy vươn vai một cái, tự-nhiên người cao-lớn lên một trượng, rồi nhảy lên ngựa cầm roi đi đánh giặc.
Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc-sơn 朔 山 thì biến đi mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù-đổng, về sau phong là Phù-đổng Thiên-vương 扶 董 天 王 [4].
Truyện này là truyện tục truyền như vậy, chứ không có lẽ tin làm sự thực được. Họa chăng đời bấy giờ có người tướng giỏi, đánh được giặc, về sau người ta nhớ ơn làm đền thờ thì hợp lẽ hơn. Hiện bây giờ có đền thờ ở làng Gióng tức làng Phù-đổng. Năm nào đến mồng 8 tháng tư cũng có hội vui lắm, tục gọi là đức Thánh Gióng.
Truyện Sơn-tinh, Thủy-tinh. Tục truyền rằng vua Hùng-vương thứ 18 có người con gái tên là Mỵ-nương, nhan-sắc tuyệt trần. Sơn-tinh và Thủy-tinh đều muốn hỏi làm vợ. Hùng Vương hẹn rằng ngày hôm sau ai đem đồ lễ đến trước thì gả cho người ấy. Ngày hôm sau Sơn-tinh đến trước lấy được Mỵ-nương đem về núi Tản-viên (tức là núi Ba-vì ở tỉnh Sơn-tây).
Thủy-tinh đến sau, thấy Sơn-tinh lấy mất Mỵ-nương, tức giận vô cùng, mới làm ra mưa to gió lớn, rồi dâng nước lên đánh Sơn-tinh. Sơn-tinh ở trên núi không việc gì: hễ nước lên cao bao nhiêu, thì Sơn-tinh làm núi cao lên bấy nhiêu. Sơn-tinh lại dùng sấm-sét đánh xuống, Thủy-tinh phải rút nước chạy về. Từ đó Sơn-tinh và Thủy-tinh thù nhau, mỗi năm đánh nhau một lần, dân-gian thật là cực-khổ.
Truyện này là nhân vì ở Bắc-Việt năm nào đến tháng 6, tháng 7 cũng có nước lũ ở trên mạn ngược chảy xuống tràn vào trong đồng-áng, ngập mất cả ruộng đất. Người ta không hiểu là tại lẽ gì, mới tưởng tượng mà đặt ra câu chuyện Sơn-tinh Thủy-tinh đánh nhau vậy.
Tóm lại mà xét, nước ta khởi đầu có quốc-sử từ cuối thập-tam thế-kỷ: đến đời vua Thánh-tông nhà Trần, mới có quan Hàn-lâm học-sĩ là Lê văn Hưu 黎 文 休 soạn xong bộ Đại-Việt sử-ký 大 越 史 記, chép từ Triệu Võ-vương 趙 武 王 đến Lý Chiêu-hoàng 李 昭 皇. Hai trăm rưỡi năm về sau lại có ông Ngô Sĩ-Liên 吳 士 連, làm quan Lễ-bộ tả-thị-lang đời vua Thánh-tông nhà Lê, soạn lại bộ Đại-Việt sử-ký: chép từ họ Hồng-bàng đến vua Lê Thái-tổ. Nghĩa là từ ông Ngô Sĩ-Liên, ở về thập-ngũ thế-kỷ trở đi, thì sử ta mới chép truyện về đời Thượng-cổ. Xem thế thì đủ biết những truyện về đời ấy khó lòng mà đích-xác được. Chẳng qua nhà làm sử cũng nhặt-nhạnh những truyện hoang-đường tục-truyền lại, cho nên những truyện ấy toàn là truyện có thần-tiên quỉ-quái, trái với lẽ tự-nhiên cả.
Nhưng ta phải hiểu rằng nước nào cũng vậy, lúc ban đầu mờ-mịt, ai cũng muốn tìm cái gốc-tích của mình ở chỗ thần-tiên để cho vẻ-vang cái chủng-loại của mình. Chắc cũng bởi lẽ ấy mà sử ta chép rằng họ Hồng-bàng là con tiên cháu rồng v.v...
Nay ta theo sử cũ mà chép mọi truyện, người xem sử nên phân-biệt truyện nào là truyện thực, truyện nào là truyện đặt ra, thì sự học mới có lợi vậy.
   


Chú thích cuối trang
  1. Có sách chép là Âu Cơ đẻ ra một trăm cái trứng nở ra một trăm con.
  2. Bây giờ có nơi gọi chánh-tổng là Bồ-đinh, chắc là bởi Bồ-chính mà ra.
  3. Sử chép rằng người Việt-nam ta có thói vẽ mình mãi đến đời vua Anh-tông nhà Trần mới bỏ.
  4. Có người chép truyện này nói rằng: Giặc Ân là quân của nhà Ân bên Tàu sang đánh nước ta. Nói như thế thật là một điều lầm. Về đời nhà Ân nước Tàu chỉ ở vào mạn sông Hoàng-hà là đất tỉnh Hà-nam, Trực-lệ, Sơn-tây và Thiểm-tây bây giờ mà thôi. Còn những đất ở bên này sông Trường-giang là man-di hết cả. Từ Trường-giang sang đến Bắc-Việt ta xa cách bao nhiêu đường đất. Dẫu lúc ấy ở bên ta có họ Hồng-bàng làm vua nữa, thì chắc cũng chưa có kỷ-cương gì, có lẽ cũng giống như một người làm quan-lang trên Mường mà thôi, như thế thì đã có giao-thiệp gì với nhà Ân mà đánh nhau. Vả lại, sử Tàu cũng không có chỗ nào chép đến truyện ấy. Vậy thì lẽ gì mà nói rằng giặc Ân là người nhà Ân bên Tàu?

Hết Chương 1
Huỳnh Hữu Đức sưu tầm

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Cảm Thu Melbourne




Vĩnh Long mới vào hè
Còn vắng tiếng sầu ve
Phượng hồng chưa hiện diện
Sao ray rức triền miên

Thu về trên phố biển
Nhìn lá úa ngoài hiên
Ta nghe lòng nhung nhớ
Người em của Melbourne

Từng chiếc vàng úa rũ
Tình em cõi hoang vu
Ta nô lệ bên đường
Mộng về một chữ thương

Khi chiều vừa tắt nắng
Thả hồn vào tĩnh lặng
Mơ đến một chân trời
Cùng ngắm lá thu rơi

Ước vọng sẽ có ngày
Sắc lá chuyển vàng phai
Bước chân ta tìm đến
"Melbourne" thầm gọi tên

Quên Đi

Thơ Tranh: Thơ Không Lời Tựa


Thơ: Song Quang
Thơ Tranh: Kim Oanh

Tiếng Thở Dài



Môi hồng đào
hé nụ chờ ai
Ánh mắt buồn đưa
nhuốm u hoài
Trông nghiêng tóc xõa
bờ vai nhỏ
Tím cả hồn anh
tiếng thở dài

Suối Dâu
20/8/2013

Lá Thu Phai

      Bóng chiều dần sắp tắt nơi vườn sau nhà. Vậy mà, vài vạt nắng vàng còn luyến lưu lá Thu phai, gây mang mang niềm nhớ nơi lòng người bên trong song cửa.
      Xanh xanh sắc biếc thời hoa mộng
      Ươm vàng biến đổi bởi nhớ thương


















Kim Phượng
Thu Melbourne

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Nhớ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương




Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương
Chúng ta nên nhớ Tổ tiên giống nòi
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày quốc tổ mùng mười tháng ba
Dù ai xa xứ xa nhà
Nên nhớ ngày đó chúng ta khấn nguyền
Cúi xin dâng nén hương thiêng
Ghi ơn quốc tổ Rồng Tiên - Lạc Hồng
Ngàn năm dựng nước trời Đông
Nước non thiên hạ vui trong thanh bình
Giang sơn luôn được phồn vinh
Giặc ngoài bình định dân tình ấm no
Chỉ lo bảo vệ cơ đồ
Núi sông một dãi sông hồ non cao
Vua quan cho đến đồng bào
An bình thạnh trị dưới trào Hùng Vương
Nay ta con cháu ta phương
Nhớ ơn quốc tổ Hùng Vương muôn đời.

Song An Châu
Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Giáp Ngọ (2014)


Lễ Kỷ Niệm Giổ Tổ Hùng Vương - Melbourne, Úc Châu









Hình Ảnh: Bùi Quốc Hùng


Giỗ Tổ Hùng Vương

Hình ảnh Lễ dâng hương Đền Hùng vào năm 1904. 

      Cứ theo tục truyền thì vua Đế-minh là cháu ba đời của vua Thần-nông, đi tuần-thú phương nam đến núi Ngũ-lĩnh (thuộc tỉnh Hồ-nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục . Sau Đế-minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế-Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh-dương-vương , quốc-hiệu là Xích-quỷ 
      Bờ-cõi nước Xích-quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động-đình-hồ (Hồ-nam), phía nam giáp nước Hồ-tôn (Chiêm-thành), phía tây giáp Ba-thục (Tứ-xuyên), phía đông giáp bể Nam-hải.
Kinh-dương-vương làm vua nước Xích-quỷ vào quãng năm nhâm-tuất (2879 trước Tây-lịch?) và lấy con gái       Động-đình-quân là Long-nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc-Long-Quân.
     Lạc-Long-Quân lấy con gái vua Đế-lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai]. Lạc-long-quân bảo Âu Cơ rằng: « Ta là dòng-dõi Long-Quân, nhà ngươi là dòng-dõi thần-tiên, ăn ở lâu với nhau không được; nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam-hải ».
      Lạc-Long-Quân phong cho người con trưởng sang làm vua nước Văn-lang , xưng là Hùng-vương 
      Hùng-vương đóng đô ở Phong-châu (bây giờ ở vào địa-hạt huyện Bạch-hạc, tĩnh Vĩnh-yên).

Đây là triều đại đầu tiên của Việt Nam., khởi nguồn của dân tộc Việt.
Trong dân gian ta có câu lục bát được lưu truyền từ xa xưa:


Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

      Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành ngày lễ truyền thống trọng đại của dân tộc. Đền Hùng dựng trên núi Hùng, tại sao 18 đời Hùng Vương lại chỉ có một ngày lễ? tại sao lại là mùng 10 tháng 3 mà không phải là ngày khác? Đây chắc không phải là ngày chọn lựa một cách tình cờ mà có dụng ý, chứa đựng thông điệp nhất định của tổ tiên. 
      Hùng Vương sinh ra từ Mẹ tiên và Cha rồng, tức là đức trời đất đã hàm ngụ ngay từ trong thân mẫu, đến ngày sinh thì được an định vào ngày mùng 10 tháng 3 cùng một ý đất trời lưỡng hợp vì mùng 10 là thập thiên can chỉ đức trời, còn tháng 3 là cung Dần chỉ đức đất. Tại sao lại lấy cung Dần? bởi vì Dần là con vật mạnh nhất trong thập nhị địa chi. Hùng ( là Gấu) cùng loài Dần đều hàm ngụ sức mạnh vô biên vì bao quát cả đức trời lẫn đất. Có thể nói Hùng Vương là một mẫu mực người viên mãn cũng như cân đối một cách siêu việt. Sự viên mãn còn được thể hiện ở sự hòa hợp đất trời như tích trầu cau nơi ba yếu tố là lá, đá, cây chỉ trời, đất, người (Tam Tài) hòa hợp nên một chất mới là màu đỏ tươi thắm. Rõ hơn nữa là truyện bánh Dầy, bánh Chưng. Bánh Dầy tròn chỉ trời, bánh Chưng vuông chỉ đất hai đàn chồng lên nhau chỉ một giao hòa mang đậm tính dân gian sự kết hợp tuyệt vời giữa đất và trời. 

      Sự kết hợp này thể hiện tên gọi đất nước thời sơ khai Văn Lang. Chữ Lang vừa có nghĩa là nước, vừa có nghĩa là người. Vậy Văn là gì? theo nguyên nghĩa Văn chỉ sự giao thoa của trời và đất như được biểu thị bằng cách vẽ lên mình hình rồng chỉ đất mang mẫu áo lông chim chỉ trời. Đối với truyền thông Việt, yếu tố Văn được đề cao vượt bậc bên trên yếu tố võ, nên nảy sinh một thứ tôn ti đó là sĩ nông công thương. Sĩ đại diện cho Văn, cho trời. Đất đặt trước nông đại diện cho đất cả hai xoắn xít với nhau trong mối tình tương thân tương trợ, quý trọng những giá trị tinh thần sống theo nhân nghĩa, sống theo tình người đây là tâm linh sử khoa của dân tộc, đó còn là đại cương ý nghĩa ngày Giỗ Tổ. 
      Ngày Giỗ Tổ phải là một ngày lễ trọng đại nhất của người Việt, bất cứ sống nơi nào cũng cần tổ chức để tỏ lòng sâu xa đối với tiên tổ đã xây dựng cho mình một mẫu người, một mẫu nước quý báu, như vậy không chỉ để tỏ lòng tri ân tổ tiên suông, không chỉ tưởng niệm một lúc, mà cần nhất phải cố gắng làm khơi dậy tinh thần Văn Lang, bằng cách học hỏi và hiện thực để mình mãi mãi xứng đáng là con Hồng, cháu Lạc. Hơn thế nữa để có thể đóng góp cho công cuộc xây dựng hình ảnh đất nước, đó cũng là tâm nguyện của tất cả người con dân tộc Việt. 
      Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm là một ngày lễ trọng đại của đất nước. Nhân dân ta tổ chức lễ hội nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công lao xây dựng, gìn giữ và bảo vệ non sông gấm vóc từ ngàn đời. Trải qua biết bao thế hệ nối tiếp nhau, hoạt động tổ chức Ngày Quốc Giỗ góp phần giáo dục đạo lý "Uống nước nhớ nguồn". Lễ Giỗ Tổ là sự ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của tổ tiên và cội nguồn dân tộc. Ðây là biểu hiện của một truyền thống đạo đức tốt đẹp mà mỗi người Việt Nam chúng ta luôn tự cảm thấy mình có bổn phận phải thực hiện.
Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán - An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ:
"Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập". 

      Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại phong kiến Việt Nam ngay khi mới lên ngôi, đã từng bước xác lập "ngọc phả" về thời đại Hùng Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước. Niên hiệu Thiên Phúc nguyên niên tức năm 986 dưới triều Lê Ðại Hành, có bản Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền, còn gọi là Cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyền. Ðây là lần đầu trong lịch sử xuất hiện tài liệu ghi chép một cách tường tận, chi tiết về 18 đời Vua Hùng (sau được sao lại vào năm Khải Ðịnh thứ 4 năm 1919). Ðến năm 1470 (niên hiệu Hồng Ðức nguyên niên - triều Vua Lê Thánh Tông), Hùng Vương ngọc phả thập bát thế truyền được Hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyên Cố phụng chỉ biên soạn. Kế tiếp là Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyền do Hàn lâm Học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572 - triều Vua Lê Anh Tông). Còn trong bản dịch tấm bia được lập ngày mồng 10 tháng 3 năm Canh Thìn (1940 - niên hiệu Bảo Ðại thứ 15) do Tham tri, lĩnh chức Tuần phủ Phú Thọ là Bùi Ngọc Hoàn soạn nội dung cho biết, ngày "quốc tế" (ngày tế do Nhà nước đứng ra tổ chức) của nước ta vốn diễn ra định kỳ vào mùa thu. Ðến năm Khải Ðịnh thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ lúc bấy giờ là Lê Trung Ngọc có tờ tư xin Bộ Lễ ấn định lấy ngày mồng 10 tháng 3 hằng năm làm ngày "quốc tế". Tương truyền ngày 11 tháng 3 là Ngày Giỗ Vua Hùng thứ 18 thì nay ngày "quốc tế" được chọn là trước đó một ngày. Ngày giỗ chính chỉ có dân sở tại làm lễ.


Huỳnh Hữu Đức sưu tầm và tổng hợp từ Internet

 

Tiễn Xuân

      Sáng nay vào blog Long Hồ, đọc được các bài thơ Xuân Tàn, Tàn Xuân của Phạm Khắc Trí, có chút chạnh lòng khi nghĩ đến tuổi đời theo thời gian qua mau. Yên Dạ Thảo  thoáng chút cảm xúc trong lòng.


Xuân đi, lòng chạnh, ngậm ngùi
Rượu mơ chưa cạn, say vùi bóng trăng
Canh tàn, tiếng lặng thời gian
Phù vân tan hợp, suối ngàn hoa trôi...
Hương xưa, tuổi ngọc, xuân thời
Hồn người viễn xứ mộng ngời tơ vương
Chiều tan, nắng tắt sau vườn
Sơn ca vắng tiếng, mưa buồn tiễn xuân!

Yên Dạ Thảo