Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Phần Giới Thiệu Việt Sử



Nam quốc sơn hà nam đế cư        Nước nam sông núi vua nam ngụ
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư   Phân định sách thiên đã vạch rành
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?    Nếu bọn giặc thù sang lấn chiếm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!    Bọn ngươi sẽ bị đánh tan tành
                     Lý Thường Kiệt                            Quên Đi

Lời Mở Đầu

      Ghi ơn những bậc Tiền Nhân đã b rất nhiều tâm huyết ghi lại những chặn đường, những thăng trầm của Dân Tộc cho các thế hệ Con Cháu.
      Xin giới thiệu đến Quý Độc Giả ba bộ Sử có giá trị nhất của Việt Nam:
1- " Đại Việt Sử Ký Toàn Thư"
          Đây là bộ sử được các đời Sử gia nhà Hậu Lê, chủ yếu là Lê Văn Hưu, kế đến là Phan Phu Tiên, sau cùng là Ngô Sĩ Liên... Các sử Gia trên đã biên soạn chỉnh sửa bổ sung từ năm 1272 đến 1697 mới hoàn thành.
          Bộ Sử bắt đầu từ đời Kinh Dương Vương Lộc Tục đến đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê.
          Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nữa và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Các bộ quốc sử sau này của Việt Nam như Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục đều được biên soạn dựa trên cơ sở của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
2- "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục"
          Đây là bộ sử được Biên soạn lại dựa vào quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Vua Tự Đức giao cho Quốc Sử Quán do Phan Thanh Giản chủ biên, dựa vào những quyển sử các đời trước nhất là quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư làm căn bản. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục được soạn từ năm 1856 đến năm 1881 mới hoàn tất. Bắt đầu từ thời Kinh Dương Vương đến cuối nhà Hậu (Lê Chiêu Thông) 1789.

3 - "Việt Nam Sử Lược "
           Trần Trọng Kim là một nhà nho theo tây học. Ông tham khảo, nghiên cứu và đối chiếu các sách sử chữ Hán có từ trước của Việt và Tàu, theo phương pháp của phương tây. Do đó bộ Việt Nam Sử Lược được biên soạn tương đối đầy đủ, rõ ràng và mạch lạc. Quyển sử bắt đầu từ thời Thượng cổ đến đời Vua Thành Thái ( Bửu Lân).
     Như đã nêu trên, bộ  " Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" Viết theo lối Biên Niên. Tuy có những lời bình, lời ghi chú nhưng không tiện theo dõi, theo chúng tôi, nếu dùng làm tài liệu tham khảo thì tốt hơn. Riêng bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim được biên soạn rất khoa học, rất dể hiểu, tiện sử dụng trong việc giảng dạy.
          Để Quý Vị tiện theo dõi, chúng tôi sẽ tuần tự giới thiệu từng chương của quyển Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim.

      Đối với những Đọc giả muốn tìm hiểu, tham khảo trước, xin mời vào các đường dẫn bên dưới:
1- " Đại Việt Sử Ký Toàn Thư "

2- "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục"

3 - "Việt Nam Sử Lược "
- Quyển 1:


4 - An Nam Chí Lược - Lê Tắc

5 - Đại Việt Sử Lược- Tác Giả Khuyết Danh

6 - Việt Sử Tiêu Án - Ngô Thời Sĩ

7 - Đại Việt Thông Sử - Lê Quý Đôn

8 - Việt Sử Toàn Thư - Phạm Văn Sơn


                                                    Trân trọng kính chào 
                                 Ban Biên Tập longhovinhlong.blogspot.com

* * *

Việt Nam Sử Lược Phần mở Đầu

Lệ Thần
TRẦN TRỌNG KIM

越 南 史 略
V I Ệ T - N A M
S Ử - L Ư Ợ C
(HISTOIRE DU VIÊT-NAM)

IN LẦN THỨ TƯ
Sửa-chữa cẩn-thận

NHÀ XUẤT-BẢN
TÂN VIỆT - HANOI
In và phát-hành tại Saigon
1951

Viet Nam Su Luoc 1.djvu


Lệ thần
TRẦN-TRỌNG-KIM
VIỆT-NAM
SỬ-LƯỢC

QUYỂN I
BỘ GIÁO-DỤC
-------------------
TRUNG-TÂM
HỌC-LIỆU
xuất-bản


BỘ GIÁO-DỤC
TRUNG-TÂM HỌC-LIỆU XUẤT-BẢN
Lần thứ nhất, 1971 : 80.000 cuốn
(Thêm Phụ-lục và Sách-dẫn)

M Ụ C - L Ụ C

Tựa
Nước Việt Nam
Chương I.
Chương II.
Chương III.
Chương IV.
Chương I.
Chương II.
Chương III.
Chương IV.
Chương V.
Chương VI.
Chương I.
Chương II.
Chương III.
Chương IV.
Chương V.
Chương VI.
Chương VII.Giặc nhà Nguyên — I133 — 150
Chương VIII.Giặc nhà Nguyên — II151 — 162
Chương IX.Nhà Trần ( Thời-kỳ thứ hai )163 — 172
Chương X.Nhà Trần ( Thời-kỳ thứ ba )173 — 188
Chương XI.Nhà Hồ189 — 197
Chương XII.Nhà Hậu-Trần199 — 206
Chương XIII.Thuộc nhà Minh211 — 216
Chương XIV.Mười năm đánh quân Tàu217 — 245
Chương XV.Nhà Lê247 — 276
Phụ-lục.Phiên âm bài Bình Ngô đại-cáo277 — 280
Những-sách soạn-giả dùng để kê-cứu281
BẢN-ĐỒ
1. Nước Tàu về đời nhà Tần27
2. Nước Tàu về đời Tam-quốc45
3. Nước Tàu về đời Ngũ Quý69
4. Nước Nam khi nhà Trần chống với Mông-cổ135
BIỂU-ĐỒ
1. Ngô-triều thế-phổ83
2. Đinh-triều thế-phổ88
3. Tiền-Lê triều thế-phổ92
4. Lý-triều thế-phổ117
5. Hồ-triều thế-phổ197
6. Trần-triều thế-phổ207
7. Lê-triều thế-phổ271
TỰA

     

Sử là sách không những chỉ để ghi-chép những công-việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy-xét việc gốc-ngọn, tìm-tòi cái căn-nguyên những công-việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận-hội trị-loạn của một nước, những trình-độ tiến-hóa của một dân-tộc. Chủ-đích là để làm cái gương chung-cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh-hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm-giữ được cái địa-vị ở dưới bóng mặt trời này.




Người trong nước có thông-hiểu những sự-tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố-gắng học-hành, hết sức làm-lụng, để vun-đắp thêm vào cái nền xã-hội của tiên-tổ đã xây-dựng nên mà để lại cho mình. Bởi những lẽ ấy cho nên phàm dân-tộc nào đã có đủ cơ-quan và thể-lệ làm cho một nước độc-lập, thì cũng có sử cả. Nước Việt ta khởi đầu có sử từ đời nhà Trần, vào quãng thế-kỷ thứ XIII. Từ đó trở đi nhà nào lên làm vua cũng trọng sự làm sử. Nhưng cái lối làm sử của ta theo lối biên niên của Tàu, nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện gì quan-trọng thì nhà làm sử chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn-tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải-thích cái gốc-ngọn và sự liên-can việc ấy với việc khác là thế nào.
Nhà làm sử lại là người làm quan, vua sai coi việc chép sử, cho nên dẫu thế nào sự chép sử cũng không được tự-do, thường có ý thiên-vị về nhà vua, thành ra trong sử chỉ cần chép những chuyện quan-hệ đến nhà vua, hơn là những chuyện quan-hệ đến sự tiến-hóa của nhân-dân trong nước. Vả, xưa nay ta vẫn chịu quyền chuyên-chế, vẫn cho việc nhà vua là việc nước. Cả nước chỉ cốt ở một họ làm vua, cho nên nhà làm sử cứ theo cái chủ-nghĩa ấy mà chép sử, thành ra sử đời nào cũng chỉ nói chuyện những vua đời ấy mà thôi. Bởi vậy xem sử ta thật là tẻ, mà thường không có ích-lợi cho sự học vấn là mấy.
Sử của mình đã không hay, mà người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cái cách học-tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử nước mình. Bất kỳ lớn nhỏ, hể ai cắp quyển sách đi học thì chỉ học sử Tàu,chứ không học sử nước nhà. Rồi thơ-phú văn-chương gì cũng lấy điển-tích ở sử Tàu, chứ chuyện nước mình thì nhất-thiết không nói đến. Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ-mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc-văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm-hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc-sắc, thành ra thật rõ như câu phương-ngôn: «Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!»

Cái sự học-vấn của mình như thế, cái cảm-tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở-mang ra làm sao được?
Nhưng dẫu thế nào mặc lòng, nước ta đã có sử ta thì cũng có thể bởi đó mà biết được những sự đã qua ở nước ta, và có thể bởi đó mà khảo-cứu được nhiều việc quan-hệ đến vận-mệnh nước mình từ xưa đến nay xoay-vần ra làm sao. Hiềm vì sử nước ta thì làm bằng chữ Nho cả, mà chữ Nho thì từ rày trở đi chắc rồi mỗi ngày một kém đi. Hiện nay số người đọc được chữ Nho còn nhiều, mà trong nước còn không có mấy người biết được chuyện nước nhà, huống chi mai sau này chữ Nho bỏ không học nữa, thì sự khảo-cứu về những việc quan-hệ đến lịch-sử nước mình sẽ khó biết bao nhiêu!


Nay nhân sự học ở nước ta đã thay-đổi, chữ quốc-ngữ đã phổ-thông cả trong nước, chi bằng ta lấy tiếng nước nhà mà kể chuyện nước nhà, ta soạn ra bộ VIỆT-NAM SỬ-LƯỢC, xếp-đặt theo thứ-tự, chia ra từng thời-đại, đặt thành chương, thành mục rõ-ràng, để ai ai cũng có thể xem được sử, ai ai cũng có thể hiểu được chuyện, khiến cho sự học sử của người mình được tiện-lợi hơn trước.


Bộ VIỆT-NAM SỬ-LƯỢC này, soạn-giả chia ra làm 5 thời-đại. Thời đại-thứ nhất là Thượng-cổ thời-đại, kể từ họ Hồng-bàng cho đến hết đời nhà Triệu. Trong thời-đại ấy, từ chương thứ III, bàn về xã-hội nước Tàu trước đời nhà Tần, phần nhiều là những chuyện hoang-đường huyền-hoặc cả. Những nhà chép sử đời trước cũng theo tục truyền mà chép lại, chứ không có di-tích gì mà khảo-cứu cho đích-xác. Tuy vậy, soạn-giả cũng cứ theo sử cũ mà chép lại, rồi cũng phê-bình một đôi câu để tỏ cho độc-giả biết rằng những chuyện ấy không nên cho là xác-thực.


Thời đại thứ nhì là Bắc thuộc thời-đại, kể từ khi vua Vũ-đế nhà Hán lấy đất Nam-việt của nhà Triệu, cho đến đời Ngũ-quí, ở bên ta có họ Khúc và họ Ngô xướng lên sự độc-lập. Những công-việc trong thời-đại ấy, thì sử cũ của nước ta chép rất là sơ lược lắm. Vì rằng trong thời-đại Bắc-thuộc, người mình chưa được tiến-hóa, sự học-hành còn kém, sách-vở không có, cho nên về sau những nhà làm sử của ta chép đến thời-đại này cũng không kê-cứu vào đâu được, chỉ theo sử Tàu mà chép lại thôi. Vả, người Tàu lúc ấy vẫn cho mình là một xứ biên-địa dã-man, thường không ai lưu tâm đến, cho nên những chuyện chép ở trong sử, cũng sơ-lược lắm, mà đại-để cũng chỉ chép những chuyện cai-trị, chuyện giặc-giã, chứ các công việc khác thì không nói đến.


Thời-đại Bắc-thuộc dai-dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời-đại ấy dân-tình thế-tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn-minh của Tàu một cách rất sâu-xa, dẫu về sau có giải-thoát được cái vòng phụ-thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh- hưởng của Tàu. Cái ảnh-hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc-túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ-bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy-gội cho sạch được. Những nhà chính-trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu-tâm về việc ấy, thì sự biến-cải mới có công-hiệu vậy.


Thời-đại thứ ba là Thời-đại tự-chủ, kể từ nhà Ngô, nhà Đinh cho đến Sơ-diệp nhà Hậu-Lê. Nước mình từ thời đại ấy về sau là một nước độc-lập, tuy đối với nước Tàu vẫn phải xưng thần và chịu cống, nhưng kỳ thực là không ai xâm-phạm đến cái quyền tự-chủ của mình.


Buổi đầu, nhà Đinh, nhà Lê mới dấy lên, còn phải xây-đắp cái nền tự-chủ cho vững-bền, phải lo sửa-sang việc võ-bị để chống với kẻ thù-nghịch, cho nên sự văn-học không được mở-mang lắm. Về sau đến đời nhà Lý, nhà Trần, công-việc ở trong nước đã thành nền-nếp, kẻ cừu-địch ở ngoài cũng không quấy-nhiễu nữa, lại có nhiều vua hiền tôi giỏi nối nhau mà lo việc nước, cho nên từ đó trở đi việc chính-trị, việc tông-giáo và việc học-vấn mỗi ngày một khai-hóa ra, làm cho nước ta thành một nước có thế-lực, bắc có thể chống được với Tàu, nam có thể mở rộng thêm bờ-cõi. Nhà Lý và nhà Trần lại có công gây nên cái quốc-hồn mạnh-mẽ, khiến cho về sau đến đời Trần mạt, nhân khi họ Hồ quấy-rối, người Tàu đã toan đường kiêm-tính, người mình biết đồng tâm hiệp lực mà khôi-phục lại giang-sơn nhà. Kế đến nhà Lê, trong khoảng một trăm năm về buổi đầu, nước mình cũng có thể gọi là thịnh-trị, nhất là về những năm Quang-thuận (1460-1469) và Hồng-đức (1470-1497), thì sự văn-trị và võ-công đã là rực-rỡ lắm. Nhưng về sau gặp những hôn-quân dung chúa, việc triều-chính đổ-nát, kẻ gian-thần dấy-loạn. Mối binh-đao gây nên từ đó, người trong nước đánh giết lẫn nhau, làm thành ra nam bắc chia rẽ, vua chúa tranh quyền. Ấy thật là một cuộc biến lớn ở trong nước vậy.




Thời-đại thứ tư là Nam-bắc phân-tranh, kể từ khi nhà Mạc làm sự thoán-đoạt cho đến nhà Tây-sơn. Trước thì nam Lê, bắc Mạc, sau thì Nguyễn nam, Trịnh bắc, sự cạnh-tranh càng ngày càng kích-liệt, lòng ghen-ghét càng ngày càng dữ-dội. Nghĩa vua tôi mỏng-mảnh, đạo cương-thường chểnh-mảng: nước đã có vua lại có chúa. Trong Nam ngoài Bắc mỗi nơi một giang-sơn, công việc ở đâu chủ-trương ở đấy. Tuy vậy việc sửa-đổi ở ngoài Bắc cũng có nhiều việc hay, mà việc khai-khẩn trong Nam thật là ích-lợi. Nhưng cuộc thành-bại ai đâu dám chắc, cơn gió-bụi khởi đầu từ núi Tây-sơn, làm đổ-nát cả ngôi vua cùng nghiệp chúa. Anh em nhà Tây-sơn vẫy vùng không được 20 năm, thì bản-triều nhà Nguyễn lại trung-hưng lên, mà đem giang-sơn về một mối, lập thành cái cảnh-tượng nước Việt-nam ta ngày nay vậy.


Thời-đại thứ năm là Cận-kim thời-đại, kể từ vua Thế-tổ bản-triều cho đến cuộc Bảo-hộ bây giờ. Vua Thế-tổ khởi đầu giao-thiệp với nước Pháp-lan-tây để mượn thế-lực mà đánh Tây-sơn. Nhưng về sau vì những vua con cháu Ngài đổi chính sách khác, nghiêm-cấm đạo Thiên-chúa và đóng cửa không cho ngoại-quốc vào buôn-bán. Những đình-thần thì nhiều người trí-lự hẹp-hòi, cứ nghiễm-nhiên tự-phụ, không chịu theo thời mà thay-đổi. Đối với những nước ngoại dương, thì thường hay gây nên sự bất hòa, làm cho nước Pháp phải dùng binh-lực để bênh-vực quyền-lợi của mình. Vì những chính-sách ấy cho nên mới thành ra có cuộc Bảo-hộ.


Đại-khái đó là những mục lớn trong những phần mà soạn-giả đã theo từng thời-đại để đặt ra. Soạn-giả đã cố sức xem-xét và góp-nhặt những sự ghi-chép ở các sách chữ Nho và chữ Pháp[1], hoặc những chuyện rải-rác ở các dã-sử, rồi đem trích bỏ những sự huyền-hoặc đi mà soạn ra bộ sách này, cốt để người đồng-bang ta biết được chuyện nước nhà mà không tin nhảm những sự huyễn-hoặc. Thời-đại nào nhân-vật ấy và tư-tưởng ấy, soạn-giả cứ bình-tĩnh cố theo cho đúng sự thực. Thỉnh-thoảng có một đôi nơi soạn-giả có đem ý-kiến riêng của mình mà bàn với độc-giả, thí-dụ như chỗ bàn về danh-hiệu nhà Tây-sơn thì thiết-tưởng rằng sử là của chung cả quốc-dân, chớ không phải riêng cho một nhà một họ nào, cho nên mới phải lấy công lý-mà xét đoán mọi việc và không vị tình riêng để phạm đến lẽ công-bằng vậy.

Độc-giả cũng nên biết cho rằng bộ sử này là bộ Sử-lược chỉ cốt ghi-chép những chuyện trọng-yếu để hãy tạm giúp cho những người hiếu học có sẵn quyển sách mà xem cho tiện. Còn như việc làm thành ra bộ sử thật là đích-đáng, kê-cứu và phê-bình rất tường-tận, thì xin để dành cho những bậc tài-danh sau này sẽ ra công mà giúp cho nước ta về việc học sử. Bây giờ ta chưa có áo lụa, ta hãy mặc tạm áo vải, tuy nó xấu-xí nhưng nó có thể làm cho ta đỡ rét. Nghĩa là ta hãy làm thế nào cho những thiếu-niên nước ta ngày nay ai cũng có thể biết một đôi chút sự-tích nước nhà, cho khỏi tủi quốc-hồn. Ấy là cái mục-đích của soạn-giả, chỉ có thế thôi. Nếu cái mục-đích ấy mà có thể tới được thì tưởng bộ sách này là bộ sách có ích vậy.

TRẦN TRỌNG KIM

Nhớ Quỳnh Lan


Một ngày mưa chiều như hoang vắng
một ngày mây có mấy phút vui
gió theo mây  ghẹo ngày mưa nắng
anh theo em xin chút ngọt bùi

Nhưng đừng nhé nắng vàng mưa trắng
vì mắt anh sáng tối nhạt nhòa
vì tai anh sợ nghe gió lộng
và môi anh thường thiếu nụ cười

Đêm ngạt thở và ngày vô vọng
còn gì vui giữa những thăng trầm
âm thanh lặng ngang trời đất trống
gió hoang vu đi đến âm thầm

Tâm hồn trống thì gì cũng trống
chỉ có trái tim còn chút khát thèm
rung điệu nhớ riêng mình vô vọng
anh nhớ em hoa nở môi mềm

Đêm quỳnh lan điểm sương trắng mộng
ngát hương đưa ngày gục bên thềm
chuyện tử sinh mặc trời cao rộng
vẫn thường tình di dịch dịu êm

Một ngày mưa là một ngày chết cứng
anh nhớ em như thú nhớ rừng
biết có kịp ghi lời di chúc
và không em ai nhỏ lệ dùm

Uất ngày đêm cách chia xa lắc

thương nhớ hai đầu giữa trống không.

Túy Hà

Thơ Tranh: Nhặt Lá Thu Rơi


Thơ: Thiên Thu
Thơ Tranh: Suối Dâu

Hành Lá


      Hành lá không chỉ là một loại gia vị trong nhà bếp mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn khi kết thân với chúng hàng ngày.
      Hành lá vốn được gọi bằng nhiều cái tên như hành xanh, hành ta. Nó là một kho lưu trữ của tất cả những điều tốt đẹp mà cơ thể bạn cần. Đây cũng là nguyên liệu rất quen thuộc với các bà nội trợ. Nó được sử dụng 
      Thực tế, hành lá có thể đem lại rất nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe của bạn khi kết thân với chúng hàng ngày.

1- Giúp xương chắc khoẻ.
Bạn có biết 12 gm hành lá có chứa 20 microgram vitamin K và 1,6 mg vitamin C. Cả hai loại vitamin này đều rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ.
Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.Thực tế, hành lá có thể đem lại rất nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe của bạn khi kết thân với chúng hàng ngày

2- Giúp điều hòa lượng đường trong máu.
Hành lá là một kho tàng của allyl propyl và crom. Trong khi allyl propyl giúp làm giảm lượng đường trong máu, thì crôm có tác dụng điều chỉnh lượng đường và hạ thấp mức insulin trong máu.
Đó cũng là lý do khiến cho hành lá được xếp vào nhóm những thực phẩm tốt nhất giúp điều hòa nồng độ đường trong máu. Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể. Bởi vậy, nó cũng được coi là thực phẩm đáng “kết thân” với những bệnh nhân tiểu đường.

3- Thúc đẩy một trái tim khỏe mạnh.
Hành lá là một thực phẩm thân thiện với trái tim. Sự hiện diện của Crom, vitamin B6 và lưu huỳnh giúp giữ trái tim của bạn khỏe mạnh. Crom không chỉ làm giảm lượng triglyceride và cholesterol xấu mà còn làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, do đó bảo vệ trái tim của bạn khỏi những căn bệnh tiềm ẩn. Hành lá là một trong những loại gia vị chữa rất nhiều bệnh.
Những người mắc bệnh liên quan tới huyết áp cũng giúp cải thiện bệnh đáng kể khi ăn hành lá thường xuyên do sự hiện diện của kali. Nhờ sự ổn định của cả cholesterol và huyết áp, những rủi ro liên quan với nhồi máu cơ tim và đột quỵ cũng giảm đáng kể.

4- Giúp ngăn ngừa ung thư.
Khi ăn hành lá thường xuyên, bạn cũng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư cho chính mình. Điều này là do sự hiện diện của flavonoid trong hành lá.
Quercitin là một flavonoid trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, chất Kaempferol, một loại flavonoid khác trong hành lá cũng có tác dụng tích cực cho phụ nữ, làm giảm rủi ro liên quan với ung thư buồng trứng ít nhất là 40 %.

5- Giúp giảm viêm nhiễm.
Hành lá đóng vai trò “cứu trợ” hữu hiệu khi trong cơ thể đang có tình trạng viêm. Điều này là do rau ngăn chặn enzyme gây viêm trong cơ thể, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
Do đó, khi bị mắc các bệnh liên quan đến chứng viêm nhiễm thì bạn được khuyên là nên ăn nhiều hành lá để có được lợi ích chống viêm hiệu quả.
Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.

6- Giúp tăng cường miễn dịch.
Hành lá là một nguồn phytochemical phong phú. Chất này giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch rất tốt, đồng thời giúp loại bỏ các enzyme tạo ra các gốc tự do trong cơ thể con người. Nhờ vậy, giúp giảm thiểu đáng kể thiệt hại do các mô tế bào và DNA.
Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.
Sự vắng mặt hoặc thiếu vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà, bảo vệ đôi mắt cho bạn .



7- Giúp tăng cường thị lực.
Sự vắng mặt hoặc thiếu vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà. Một thân cây hành xanh có chứa 24 microgram vitamin A có thể chuyển đổi thành retinol và bảo tồn sức khỏe mắt của bạn.
Do đó hành lá là một nguồn dinh dưỡng và vitamin tự nhiên, quan trọng chịu trách nhiệm về các hoạt động lành mạnh của mắt, trái tim và cơ thể nói chung. Thân và củ hành đều ăn được. Chúng có thể được ăn sống hoặc trộn lẫn trong salade, gỏi, nộm hoặc nước sốt. Không phụ thuộc vào cách tiêu thụ, có rất nhiều lợi ích sức khỏe của hành lá mà bạn không nên bỏ lỡ nguyên liệu này trong thực đơn của gia đình.

8- Giảm cholesterone và chống đông máu.
Chất sắt có trong hành tây chính là lý do tại sao hành tây được cho là rất tốt trong việc điều trị thiếu máu. Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.
Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huy ết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.

9- Chống nhiễm khuẩn.
Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
Ngoài ra, hành có thể giúp giảm tình trạng táo bón mãn tính và đầy hơi. Cũng vậy, trong một số nền văn hóa, chỉ cần nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai có thể chống ù tai.




Lê Quan Vinh - Sưu tầm

Dừng Bước


Ta dừng bước nhìn trời biển rộng
Để suy ra vũ trụ vô cùng
Mây bay loạn mà chưa biết mỏi
Khi trở về ký ức mông lung.

Ta ngoảnh lại thân tàn bụi đất
Bạn bè xưa mù mịt trùng khơi
Đôi mắt ướt dường như ướp mật
Kiến bò quanh cắn xé khung trời !

Ta gọi em qua làn gió thổi
Hãy quay về thăm bạn cố tri
Ta cũng muốn giang tay chờ đợi
Nhưng sợ em quên thuở xuân thì ?!

Thời tuổi trẻ ta đi đây đó
Vẫy vùng lang bạt của vùng II
Áo bạc màu vương bùn đất đỏ
Để hôm nay ai oán thở dài.

Thôi chào nhé bạn bè thân thiết
Khi ân tình gián đoạn lìa xa
Hãy buông xuôi cảnh đời hơn thiệt
Đêm sau cùng ánh lửa phôi pha…

Dương Hồng Thủy
(30/03/2014)

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Thu Biệt Ly - Sáng Tác Quách Nam Dung




Sáng Tác: Quách Nam Dung

Nỗi Buồn Anh




Em có biết lòng anh như nắng mới
Hồn bâng khuâng nhìn những lá cây vàng
Những chùm hoa đỏ màu chưa hái tới
Trên nẻo đường man mác gió thu sang

Hồn anh mộng giữa mùa mưa rét cũ
Nhớ mơ hồ em trẻ tuổi về đâu
Anh sao thấy mắt dài em đã úa
Tay đã gầy xơ xác lúc xa nhau

Anh gởi lại chút hương nồng trên tóc
Để mai còn hiu hắt nếu cô đơn
Em thấy đó tình anh run rẩy khóc
Sợ lửa sầu ngun ngút tuổi yêu đương

Như trăm ngã đời anh em cắt đứt
Lòng ngây ngô van vỉ những khuya dài
Nên buổi về nghe chim rền giọng hót
Chút buồn tênh anh biết tặng riêng ai

Lâm Hảo Dũng

Biên Giới Xanh

      Một thuở cạnh bờ sông thuộc sân trường Nguyễn trường Tộ, tôi đứng nhìn sóng xô dạt vào bờ đá rong rêu mà nghe dòng đời vỗ về trong tiếng "phạch, phạch" bâng quơ. Đời là những giòng sông, là những phù sa, là những lục bình lênh đênh, là sóng vỗ, là những trôi đi mênh mông, là những thủy triều bất tận. Tôi, hiện diện ở đây, nơi này, cũng chỉ là một chiếc cọc mơ hồ đóng xuống bờ thời gian. Ngày mai, chiếc cọc này cũng nhổ neo lìa bến. Ngày mai, tà áo trắng trong khuôn viên, sau lưng tôi, cũng sẽ xa bờ. Có còn chăng là gác chuông và ngôi thánh giá. Họa hoằn là còn lại gốc me già. Giòng nước trôi đi, giòng tóc xuôi bề, giòng đời chia nhánh theo thủy triều miên tận.


      Chiều xuống. Mặt trời đang chết đuối trên mặt sông về hướng Mỹ Thuận mà không ai buồn cứu. Xa xa vài con đò tìm về bến, mặc cho mặt trời chới với trên giòng nước mênh mông. Đò dọc lang thang. Đò ngang vội vàng.

      Đò ngang, phía bên mặt tôi, là đò về cù lao An Thành. Tà áo trắng ngồi rũ trong khoang xa dần, là dáng người học trò buổi sáng vừa qua. Em qua đò, nhưng đừng dùng chữ sang ngang nhé em! Để cho tôi còn chút mơ màng, cho tôi còn thấy dịu dàng, để giòng sông tôi còn viết lên lời yêu thương, để giòng sông này là trang giấy mênh mông chứa những lời thì thầm. Trang giấy tôi sóng vỗ thủy triều, trang giấy tôi nét mực rong rêu, trang giấy tôi đầy bọt chữ viết hoài về một mái trường, về em. Trên chuyến đò ngang đó, em có thấy tôi chăng? Em có thấy mái trường rêu phong, ngôi thánh giá ngỡ ngàng và một người đang đứng lặng bên bờ tình ái?
      Nhìn những chiếc cọc nhà sàn, gần cổng trường mà niềm mong ước trở thành đôi chân tôi để mình được đứng đó chơ vơ mỗi buổi em đi, về, không có ai làm em ngại, không ai làm em che nghiêng vành nón. Tôi muốn mình như chiếc cọc buồn. Ở đó tôi sẽ được nhìn em thật trọn vẹn, hồn nhiên (Như chiếc cọc buồn).

Như những chiếc cọc buồn
Tôi cắm cạnh giòng sông
Em đi, về lẩn tránh
Mưa nắng phủ ngập hồn

Chiều rơi ngọn sóng vàng
Không còn ai trong sân
Nguyễn Trường Tộ ngơ ngác
Mình tôi đếm bước chân

Em đêm nay học bài
Chiếc cọc nào, có hay
Xin một lần ngủ gục
Viết giùm tôi nỗi say

Tôi như chiếc cọc buồn
Giòng sông hững hờ tuôn
Đò sang ngang em bước
Tôi lặng lẽ bên trường.


      Giòng sông đã trôi đi. Từng chiều, tôi quanh quẩn nơi đây làm chiếc cọc nhọn cắm lên một giao điểm thời gian. Chiếc cọc giữa sóng xô, giữa trang giấy lăn cuộn như chiếc bút lòng đang viết. Nét chữ bọt bèo. Lời như sóng gợn lăn tăn rồi chìm đục giữa phù sa vàng vuột.
Con đò ngang giờ đã sang ngang. Cù lao An Thành xa hun hút. Tiếng máy héo hon nổ giòn trong tôi những ký ức còn thơm mùi mực. Giòng Tiền Giang đã cách ngăn cuộc đời . Giòng Tiền giang là biên giới tình tôi. Tôi không thể vượt biên, em chẳng khi nào vượt giới. Chỉ còn con đò đi, về thản nhiên qua vùng giới tuyến. Nó chở buồn tôi sang sông nhưng không chở được bóng em về.
Bên kia bờ biên giới em có còn nhìn về mái trường rêu phong không em? Có còn nhìn lại ngôi thánh giá chơ vơ trên ráng chiều không em? Em có còn thấy chiếc cọc nhọn bên giòng sông còn cặm đó, từng buổi chiều lặng lẽ. Có lẽ là không! Bây giờ có lẽ tóc em thơm mùi lúa mạ, bóng em đẩm hương bưởi trắng tinh trong nồng nàn lối rẽ. Lối rẽ cuộc đời (Bên bờ biên cương).

Chuông rung chiều đổ ơ thờ
Trường rêu áo bạc bên bờ biên cương
Phù sa bó đắp vết thương
Một ngôi thánh giá tội nguồn hư hao
Bên này dấu tích chiêm bao
Bên kia tửu nguyệt yên câu mộng thường
Chiều rơi giữa bãi sân buồn
Tiếng chân cô lữ dội hồn tịch liêu


      Chiều xuống bên bờ Tiền Giang. Tôi trở về đây, ngỡ ngàng. Cuộc đời ở đây như bãi đất này, đầy cỏ dại. Những văn hóa của mái trường năm nào chỉ còn là sự hoang tàn như phong cảnh ở đây. Ngôi trường Nguyễn Trường Tộ chỉ còn là một bãi đất hoang, ngập lối. Ngôi thánh giá, có thấy chăng, chỉ là tượng hình của những bông cỏ dại như hình chữ "T" cao vừa gối. Bờ sông vẫn nằm đó, vỗ về như ơ thờ không đếm xỉa đến biến cố của cuộc đời. Biến cố chỉ là sóng vỗ chơi vơi mà nó chẳng cần réo gọi. Phù sa vẫn đắp đầy ký ức rong rêu. Em bây giờ qua nhánh sông nào, xuôi thuyền về đâu? Những hàng chữ của tôi vẫn còn in trên bọt sóng thẫn thờ mà nghe cảm giác loài người đã chết chìm từ lâu lắm. Cuộc đời chỉ là cái xác chết biết đi. Tôi giờ về đây để thấy mình như con cá thòi lòi buồn quảy giữa bùn lầy cô đọng.

Hoài Tử
(Ảnh của Trương Văn Phú cạnh bờ sông trường Nguyễn Trường Tộ và bến đò Vĩnh Long)