Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Hạnh Phúc Đầu Xuân - Chúc Mừng Sinh Nhật Anh Huỳnh Hữu Đức 13-2-2014

Anh chị Đức ơi.
Mừng Xuân Mới Năm Giáp Ngọ, kính chúc gia đình anh chị vạn sự may lành
Món quà nhỏ em gửi tăng anh chị nhân Ngày Sinh Nhật 13-2-2014 của anh Đức nha.
Chúc anh chị Ngày Valentine hạnh phúc!

Em Kim Oanh


Sáng Tác: Minh Kỳ và Lê Dinh
Tiếng Hát: Hoàng Oanh và Trung Chỉnh
Trình Bày: Kim Oanh



Thơ Tranh: Chúc Mừng Sinh Nhật Anh Hữu Đức 13-2-2014

Kim Phượng Chúc Sinh Nhật Anh Huỳnh Hữu Đức 13-2-2014


Thơ: Kim Phượng
Trình Bày: Kim Oanh


Xuân Tự Trào



Uống rượu trả tiền đâu có lạ
Túi đây trống rổng vẫn khề khà
Rồng bay trên liễn ai ra bút
Giấy đỏ cua bò nét của ta
Thử thách suốt năm cùng nắng gió
Hụt hơi đến tết vẫn ba hoa
Thế gian lắm chuyện cười như mếu
An phận đi ông đợi tuổi già

Quên Đi

Tìm Quên



Nhiều lúc buồn đời, muốn được say
Năm qua tháng lại chẳng hề thay
Bao điều trông thấy, lòng chua xót
Lắm chuyện nghe vào, dạ đắng cay
Tuổi trẻ trôi đi từ cái thuở....
Niềm tin tắt lịm đã bao ngày...
Rượu nồng tự chuốc, bình khô cạn
Nhìn lại, thiên hà vẫn cứ quay!


Phương Hà


Du Xuân - Năm Giáp Ngọ 2014








Phủ Hiền
Xuân Giáp Ngọ 2014

Xuân Tha Phương




Đàn chim tung cánh bay lướt trên lưng trời
Ngàn hoa khoe sắc muôn ánh Xuân hồng tươi
Vài cô Xuân nữ ánh mắt trao môi cười
e ấp buông lời hát bên bờ suối êm đềm trôi.

Ngày Xuân năm ấy vẫn sống trong tâm hồn
Dù nay xa cách nhưng nhớ thương nào nguôi
Làm thân phiêu lãng Xuân đến nơi quê người
thương nhớ em ngày ấy nghẹn ngào nói câu từ ly.

Xuân tha phương !
Em yêu ơi !
Những tháng ngày buồn làm lạnh giá con tim.
Ôm đơn côi
Với tiếc nuối
Cuộc sống thanh bình thuở xa xưa.

Làm sao anh nói cho hết câu mong chờ
Người em quê cũ khuya sớm nuôi đàn con
Tình yêu thương ấy  đem hết trao cho người
Yêu dấu khi người bước chân từ giả vượt trùng khơi.

Rồi theo năm tháng em đớn đau vô vàn
Mùa Xuân nay nữa xa cách xa càng xa
Lòng em ao ước sẽ hát câu tương phùng
Cho bỏ đi ngày tháng đong đầy nhớ thương triền miên.

Mặc Thái Thủy

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Trong Giờ Dành Riêng


         Còn 10 phút nữa là hết giờ, Thầy Độ quay trở lại bàn, nhìn xuống những đứa học trò, chỉ mới nhận dạy chưa tròn tháng, Thầy chưa biết hết tên những học sinh ở lớp 9 này.
         Nhẹ xoa hai bàn tay vào nhau, Thầy từ từ cất giọng:
- Như Thầy đã nói, sự hiểu biết của các em, nếu chỉ dựa vào những gì từ bài vở ở trường vẫn chưa đủ, các em còn phải tìm hiểu thêm để mở rộng vốn hiểu biết của mình. Một học sinh thực sự giỏi khi kiến thức cao hơn trình độ một bực.
- Thưa Thầy, ngoài những điều học ở trường, chúng em mở rộng thêm vốn hiểu biết của mình bằng cách nào?
- Từ sách, báo, đó là kho kiến thức đồ sộ.
- Thưa Thầy, ở quận mình chỉ có một chỗ bán sách báo, nhưng em thấy toàn những sách không giúp gì cho việc học hỏi của chúng em.
- Thưa Thầy vậy tụi em phải tìm hiểu thêm ở đâu? (rất nhiều thắc mắc được các em cùng nêu ra.)
- Hỏi rất đúng, Quận không có những loại sách giúp ích cho các em, Trường chưa có thư viện để các em đào sâu hiểu biết. Các em có thể học từ môi trường chúng ta đang sống, từ những người chung quanh, gần gũi nhất chính là các Thầy Cô đang dạy các em đây.
- Nhưng em không biết gì để hỏi
- Không biết điều gì thì hỏi điều đó.Các em hãy nhìn những đứa bé 5-7 tuổi, khi thấy gì lạ là hỏi, hỏi đến mức cha mẹ không thể trả lời.
- Thưa Thầy, nếu tụi em hỏi, Thầy Cô trả lời không được rồi ghét tụi em thì sao?
- Theo Thầy, hỏi là điều quan trọng trong việc học. Thầy luôn khuyến khích các em hỏi, kể cả những gì không liên quan đến bài đang học, do đó không thể có chuyện ghét. Đối với những câu hỏi không thể trả lời ngay được, Thầy sẽ tìm hiểu và trả lời sau.
- Thế thì thưa Thầy cho em hỏi : Tại sao chúng em phải học?
- Gần hết giờ rồi, Thầy trả lời vắn cho các em.
Cả lớp nhao lên:
- Tụi em không cần ra chơi, Thầy trả lời luôn đi Thầy.
- Thứ nhất là lợi ích cho chính bản thân các em. Từ ngàn xưa, triều đại nào cũng cần người tài giúp nước, nhưng người tài ở đâu, là ai? Đó chính là các nho sinh, các học sinh như các em đây, hiện diện khắp nơi trên trái đất này.

         Thứ hai là tiếp nhận và truyền đạt những vốn liếng của loài người đã tìm hiểu, học hỏi...tích lũy từ trước đến giờ cho các thế hệ mai sau.
         Nói chung vì sự sinh tồn và duy trì nòi giống nên chúng ta phải học.
- Thưa Thầy, có nhiều người không học, người ta vẫn có thể sống và lo cho gia đình?
- Đúng vậy, có rất nhiều người thất học, họ vẫn sống được trong xã hội này, vẫn lo cho những người thân. Đó là do bản năng sinh tồn của con người, hay nói chung đó là bản năng của tất cả sinh vật trên trái đất này. Tuy nhiên, nếu loài người chúng ta chỉ biết dựa vào bản năng, dựa vào sức lực để sinh tồn, thì chúng ta sẽ không có được những tiến bộ như ngày hôm nay. Cũng có thể không có loài người mà chỉ là một giống linh trưởng nào đó như loài vượn,loài dã nhân...
- Sao kỳ vậy Thầy? Các học sinh vừa ngạc nhiên vừa thắc mắc.
- Theo thuyết tiến hoá của Darwin, Người cùng với Khỉ, Vượn...Cùng chung một gốc. Thuộc bộ Linh Trưởng. Sở dĩ chúng ta tiến hoá thành loài người như ngày nay, do thuỷ tổ ngày xưa biết sử dụng bộ óc, biết giữ gìn và phát triển những kinh nghiệm trong đấu tranh sinh tồn, khi còn là một động vật, một loài thú hoang dã. Bộ não nhờ vậy ngày càng phát triển, ngày càng thông minh hơn, để rồi từ đó trở thành chúa tể, thống lĩnh trái đất này.

         Các em thấy đó, loài người chúng ta không ngừng tiến bộ chính là nhờ vào sự khám phá, tìm tòi và truyền đạt những hiểu biết cho các thế hệ sau. Qua những điều thầy vừa nói, các em thấy cái học quan trọng đến mức nào.
- Nói như Thầy, từ lúc đó đến giờ, có quá nhiều điều để học, Làm sao chúng em học cho hết?
- Đúng vậy, tuy nhiên trong sự tiến bộ và phát triển, những gì đã lạc hậu, lỗi thời sẽ bị đào thải, bị bỏ đi rất nhiều, nhường chỗ cho những cái mới. Tuy nhiên những điều bỏ thì ít, những phát kiến mới rất nhiều.Tóm lại sự hiểu biết của con người ngày mỗi nhiều thêm, thật là bao la. Một đời người chúng ta không thể nào học hết . Chính vì thế cần phải chia ra mỗi cá nhân học một chút, người thì theo học về thiên văn, người thì địa chất, kẻ thì sinh vật...
         Như các em đây, hết năm học này, các em vào lớp 10, ở lớp này bắt đầu chia thành ban. Như ban A Vạn vật, ban B Toán, ban C Văn...(Vào những năm trước 1975 các ban được chia như thế).
         Thôi, giờ đã sắp hết giờ chơi, các em xả hơi một chút để học môn khác. Chào các em.
         Cả lớp im lặng, dường như vẫn còn chìm trong những gì Thầy Độ vừa nói.
         Khi Thầy rời khỏi lớp, sau lưng còn nghe tiếng của một học sinh nói theo:
- Thầy ơi, mấy buổi học sau, Thầy dành ít thời gian kể cho tụi em nghe nghen Thầy.
        Ngồi trên văn phòng, thầy Độ vừa uống nước giải khát, vừa suy nghĩ về câu nói với theo của em học sinh:" Đúng là các em rất muốn  hiểu biết thêm, muốn học hỏi những gì mới lạ chưa có trong chương trình học, mình cần phải giúp các em trong khả năng, trong sự hiểu biết của mình "

        Từ đó, thời gian đứng lớp là 120 phút, thầy đã dành ra từ 5 đến 10 phút để giải đáp mọi thắc mắc của học sinh cũng như truyền đạt những hiểu biết của bản thân, những điều không có trong chương trình dạy cho những đứa học trò thân yêu.


 Tâm Nguyện

Nhớ các em trong những giờ đứng lớp
Nét hồn nhiên pha lẫn vẻ tinh ranh
Biết nói sao ngôn ngữ nào tả xiết
Đợt sóng lòng từng đợt dâng cao
Nơi sâu thẳm trong tâm hồn ông giáo trẻ

Thương lắm thay những mái đầu xanh ngây dại
Biết gì hơn hãy hứa với chính mình
Cùng tiến bước đi lên phía trước
Tuy thênh thang đường tri thức lắm gian nan
Phải cố gắng các em ơi cố gắng

Thầy Trò ta cùng hướng tới tương lai
Ông giáo trẻ với những học trò son trẻ. 
                                             (Quên Đi)

Huỳnh Hữu Đức


Melbourne Latin Summer Festival Tại Federation City Square 2014

Lễ Hội Mùa Hè ở Melbourne Úc Châu - Năm Giáp Ngọ 2014

Federation Square - Melbourne City
South Bank
Sông Yarra - Trung tâm Melbourne



 Mễ Tây Cơ (?)
Việt Nam
Mã Lai
 Nhật Bản
 Latin

 Gian Hàng trò chơi của Người Nhật
 Nguyễn Đức Tri Ân

Nhớ Mẹ Ngày Giáp Tết

   
   (Kỷ niệm một năm ngày giổ Mẹ)

Nhớ năm trước,những ngày gần giáp Tết

Người ta vui mừng đón ánh Xuân qua
Từ phương xa con nhận được tin nhà
Mẹ đã bỏ cõi trần về Tiên cảnh.


Xuân viễn xứ, tiết trời còn se lạnh
Mà con buồn hơn giá lạnh ngày đông
Cúc Mai vàng hé nụ đã đơm bông
Con ứa lệ, đêm giao thừa hoang vắng

Vài năm trước, Mẹ còn ngồi trông ngóng
Mong con về vào ngày Tết thêm vui
Để giao thừa cho rộn rã tiếng cười
Mà con vẫn chẳng về....Xuân lạnh lẽo

Chắc mộ Mẹ giờ đây đà xanh cỏ
Nhớ Mẹ nhiều, buồn bả bước lang thang
Chiều 30 người mua sắm đón Xuân sang
Còn con mất cả mùa Xuân hy vọng!

Mùng một Tết lên chùa con khấn nguyện
Cầu xin cho hồn mẹ chốn Thiên đàng
Được an bình vui hưởng phúc thanh nhàn
Nơi đất khách con vẫn lòng nhớ Mẹ!


SONG QUANG

ThơTranh: Dõi Mắt Xa Xăm

Mến tặng Người trong tranh

Ảnh chụp: Trương Văn Phú
Thơ &Trình Bày: Kim Oanh


Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Vội Vàng - Xuân Diệu

Sơ Lược Tiểu Sử Tác Giả: Xuân Diệu



      Tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại Tuy Phước, tỉnh Bình Định cũ, nơi cha là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp.
      Xuân Diệu sau ra Hà Nội học, 1938-1940 ông và Huy Cận ở gác 40 Hàng Than. Ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông năm 1943. Ông mất ngày 18 tháng 12 năm 1985.
      Xuân Diệu viết nhiều, có khoảng 450 bài thơ. Một số lớn chưa được xuất bản. Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng(1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983); truyện ngắn Phấn thông vàng (1939); và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
      Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ thơ, pha lẫn chút vị đắng cay trong Gửi hương cho gió. Nhiều câu nhiều bài chịu ảnh hưởng từ thi ca lãng mạn Pháp.
      Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một tôn chỉ: sống để yêu và phụng sự cho Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc hăm hở làm thơ tình! Xuân Diệu ví mình như một con chim bay hay hát: "Tôi réo rắt, chẳng qua Trời bắt vậy".


      (Tặng Vũ Đình Liên)

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì 
Này đây lá của cành tơ phơ phất 
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi 
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. 


Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? 


Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa... 


Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm, 

Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Xuân Diệu
Suối Dâu sưu tầm
* Ảnh phụ bản của Trương Văn Phú

Một Góc Mùa Xuân Vườn Nhà - Miền Đông Melbourne













Nguyễn Đức Tri Ân
Melbourne Xuân Giáp Ngọ 2014

Tết Xa Quê Nhà Thương Nhớ Huế Yêu




TẾT về hải ngoại tưởng ngày xưa
XA mãi bao thu lạnh nắng mưa
QUÊ cạnh Hương Giang thuyền sóng vỗ
NHÀ ven Đại Lược bến đò đưa
THƯƠNG chiều anh đợi bên trường ấm
NHỚ bóng em chờ kế dậu thưa
HUẾ mãi trong em tình thắm thiết
YÊU mòn lối hẹn nọi răng vừa.

Kim Hương


Tết Xa Quê Nhà Thương Nhớ Huế Yêu




   ( Từ Bài Xướng Tết Xa Nhà Thương Nhớ Huế Yêu của Kim Hương)

TẾT đã qua rồi,nhớ tết xưa
XA nhau ngày tiễn dưới cơn mưa!
QUÊ em phía nớ dòng Hương chảy
NHÀ tớ bên ni sóng vỗ đưa

THƯƠNG nhịp Tràng Tiền nghiêng nắng đỗ
NHỚ trời Vỹ Dạ bóng cau thưa
HUẾ thân tha thiết hằn lưu dấu
YÊU mến tình thơ nói chẳng vừa

Song Quang


Ái Hữu 72 Tống Phước Hiệp Chúc Tết - Vĩnh Long Xuân Giáp Ngọ

     Tết Giáp Ngọ các Ái Hữu 72 còn lại ở Vĩnh Long đi chúc Tết gia đình Thanh Sơn, chúc Tết Cha của AH5, T. Anh Dũng, Cha Mẹ AH16 Nguyễn Văn Tánh và chuyện trò cùng vợ chồng anh Tánh qua màn ảnh. Chúc Tết cha mẹ chị Kim Hà ở Chợ Lách.
      Các bạn còn nhó mấy mươi năm trước, chúng ta cùng dang nắng chạy xe đi Cái Tàu đến nhà Duyên, anh Tánh. Năm khác thì đi qua chợ Lách vườn nhà chị Hà với lực lượng hùng hậu.
      Năm nay chỉ còn 3 người ở lại mảnh đất Vĩnh Long để thực hiện vui xuân như thuở xưa thôi.
      Hy vọng năm nào đó có thêm vài bạn về Vĩnh Long vui Tết nhe.




 
Phan Thị Sương