Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Trong Giờ Dành Riêng


         Còn 10 phút nữa là hết giờ, Thầy Độ quay trở lại bàn, nhìn xuống những đứa học trò, chỉ mới nhận dạy chưa tròn tháng, Thầy chưa biết hết tên những học sinh ở lớp 9 này.
         Nhẹ xoa hai bàn tay vào nhau, Thầy từ từ cất giọng:
- Như Thầy đã nói, sự hiểu biết của các em, nếu chỉ dựa vào những gì từ bài vở ở trường vẫn chưa đủ, các em còn phải tìm hiểu thêm để mở rộng vốn hiểu biết của mình. Một học sinh thực sự giỏi khi kiến thức cao hơn trình độ một bực.
- Thưa Thầy, ngoài những điều học ở trường, chúng em mở rộng thêm vốn hiểu biết của mình bằng cách nào?
- Từ sách, báo, đó là kho kiến thức đồ sộ.
- Thưa Thầy, ở quận mình chỉ có một chỗ bán sách báo, nhưng em thấy toàn những sách không giúp gì cho việc học hỏi của chúng em.
- Thưa Thầy vậy tụi em phải tìm hiểu thêm ở đâu? (rất nhiều thắc mắc được các em cùng nêu ra.)
- Hỏi rất đúng, Quận không có những loại sách giúp ích cho các em, Trường chưa có thư viện để các em đào sâu hiểu biết. Các em có thể học từ môi trường chúng ta đang sống, từ những người chung quanh, gần gũi nhất chính là các Thầy Cô đang dạy các em đây.
- Nhưng em không biết gì để hỏi
- Không biết điều gì thì hỏi điều đó.Các em hãy nhìn những đứa bé 5-7 tuổi, khi thấy gì lạ là hỏi, hỏi đến mức cha mẹ không thể trả lời.
- Thưa Thầy, nếu tụi em hỏi, Thầy Cô trả lời không được rồi ghét tụi em thì sao?
- Theo Thầy, hỏi là điều quan trọng trong việc học. Thầy luôn khuyến khích các em hỏi, kể cả những gì không liên quan đến bài đang học, do đó không thể có chuyện ghét. Đối với những câu hỏi không thể trả lời ngay được, Thầy sẽ tìm hiểu và trả lời sau.
- Thế thì thưa Thầy cho em hỏi : Tại sao chúng em phải học?
- Gần hết giờ rồi, Thầy trả lời vắn cho các em.
Cả lớp nhao lên:
- Tụi em không cần ra chơi, Thầy trả lời luôn đi Thầy.
- Thứ nhất là lợi ích cho chính bản thân các em. Từ ngàn xưa, triều đại nào cũng cần người tài giúp nước, nhưng người tài ở đâu, là ai? Đó chính là các nho sinh, các học sinh như các em đây, hiện diện khắp nơi trên trái đất này.

         Thứ hai là tiếp nhận và truyền đạt những vốn liếng của loài người đã tìm hiểu, học hỏi...tích lũy từ trước đến giờ cho các thế hệ mai sau.
         Nói chung vì sự sinh tồn và duy trì nòi giống nên chúng ta phải học.
- Thưa Thầy, có nhiều người không học, người ta vẫn có thể sống và lo cho gia đình?
- Đúng vậy, có rất nhiều người thất học, họ vẫn sống được trong xã hội này, vẫn lo cho những người thân. Đó là do bản năng sinh tồn của con người, hay nói chung đó là bản năng của tất cả sinh vật trên trái đất này. Tuy nhiên, nếu loài người chúng ta chỉ biết dựa vào bản năng, dựa vào sức lực để sinh tồn, thì chúng ta sẽ không có được những tiến bộ như ngày hôm nay. Cũng có thể không có loài người mà chỉ là một giống linh trưởng nào đó như loài vượn,loài dã nhân...
- Sao kỳ vậy Thầy? Các học sinh vừa ngạc nhiên vừa thắc mắc.
- Theo thuyết tiến hoá của Darwin, Người cùng với Khỉ, Vượn...Cùng chung một gốc. Thuộc bộ Linh Trưởng. Sở dĩ chúng ta tiến hoá thành loài người như ngày nay, do thuỷ tổ ngày xưa biết sử dụng bộ óc, biết giữ gìn và phát triển những kinh nghiệm trong đấu tranh sinh tồn, khi còn là một động vật, một loài thú hoang dã. Bộ não nhờ vậy ngày càng phát triển, ngày càng thông minh hơn, để rồi từ đó trở thành chúa tể, thống lĩnh trái đất này.

         Các em thấy đó, loài người chúng ta không ngừng tiến bộ chính là nhờ vào sự khám phá, tìm tòi và truyền đạt những hiểu biết cho các thế hệ sau. Qua những điều thầy vừa nói, các em thấy cái học quan trọng đến mức nào.
- Nói như Thầy, từ lúc đó đến giờ, có quá nhiều điều để học, Làm sao chúng em học cho hết?
- Đúng vậy, tuy nhiên trong sự tiến bộ và phát triển, những gì đã lạc hậu, lỗi thời sẽ bị đào thải, bị bỏ đi rất nhiều, nhường chỗ cho những cái mới. Tuy nhiên những điều bỏ thì ít, những phát kiến mới rất nhiều.Tóm lại sự hiểu biết của con người ngày mỗi nhiều thêm, thật là bao la. Một đời người chúng ta không thể nào học hết . Chính vì thế cần phải chia ra mỗi cá nhân học một chút, người thì theo học về thiên văn, người thì địa chất, kẻ thì sinh vật...
         Như các em đây, hết năm học này, các em vào lớp 10, ở lớp này bắt đầu chia thành ban. Như ban A Vạn vật, ban B Toán, ban C Văn...(Vào những năm trước 1975 các ban được chia như thế).
         Thôi, giờ đã sắp hết giờ chơi, các em xả hơi một chút để học môn khác. Chào các em.
         Cả lớp im lặng, dường như vẫn còn chìm trong những gì Thầy Độ vừa nói.
         Khi Thầy rời khỏi lớp, sau lưng còn nghe tiếng của một học sinh nói theo:
- Thầy ơi, mấy buổi học sau, Thầy dành ít thời gian kể cho tụi em nghe nghen Thầy.
        Ngồi trên văn phòng, thầy Độ vừa uống nước giải khát, vừa suy nghĩ về câu nói với theo của em học sinh:" Đúng là các em rất muốn  hiểu biết thêm, muốn học hỏi những gì mới lạ chưa có trong chương trình học, mình cần phải giúp các em trong khả năng, trong sự hiểu biết của mình "

        Từ đó, thời gian đứng lớp là 120 phút, thầy đã dành ra từ 5 đến 10 phút để giải đáp mọi thắc mắc của học sinh cũng như truyền đạt những hiểu biết của bản thân, những điều không có trong chương trình dạy cho những đứa học trò thân yêu.


 Tâm Nguyện

Nhớ các em trong những giờ đứng lớp
Nét hồn nhiên pha lẫn vẻ tinh ranh
Biết nói sao ngôn ngữ nào tả xiết
Đợt sóng lòng từng đợt dâng cao
Nơi sâu thẳm trong tâm hồn ông giáo trẻ

Thương lắm thay những mái đầu xanh ngây dại
Biết gì hơn hãy hứa với chính mình
Cùng tiến bước đi lên phía trước
Tuy thênh thang đường tri thức lắm gian nan
Phải cố gắng các em ơi cố gắng

Thầy Trò ta cùng hướng tới tương lai
Ông giáo trẻ với những học trò son trẻ. 
                                             (Quên Đi)

Huỳnh Hữu Đức


Melbourne Latin Summer Festival Tại Federation City Square 2014

Lễ Hội Mùa Hè ở Melbourne Úc Châu - Năm Giáp Ngọ 2014

Federation Square - Melbourne City
South Bank
Sông Yarra - Trung tâm Melbourne



 Mễ Tây Cơ (?)
Việt Nam
Mã Lai
 Nhật Bản
 Latin

 Gian Hàng trò chơi của Người Nhật
 Nguyễn Đức Tri Ân

Nhớ Mẹ Ngày Giáp Tết

   
   (Kỷ niệm một năm ngày giổ Mẹ)

Nhớ năm trước,những ngày gần giáp Tết

Người ta vui mừng đón ánh Xuân qua
Từ phương xa con nhận được tin nhà
Mẹ đã bỏ cõi trần về Tiên cảnh.


Xuân viễn xứ, tiết trời còn se lạnh
Mà con buồn hơn giá lạnh ngày đông
Cúc Mai vàng hé nụ đã đơm bông
Con ứa lệ, đêm giao thừa hoang vắng

Vài năm trước, Mẹ còn ngồi trông ngóng
Mong con về vào ngày Tết thêm vui
Để giao thừa cho rộn rã tiếng cười
Mà con vẫn chẳng về....Xuân lạnh lẽo

Chắc mộ Mẹ giờ đây đà xanh cỏ
Nhớ Mẹ nhiều, buồn bả bước lang thang
Chiều 30 người mua sắm đón Xuân sang
Còn con mất cả mùa Xuân hy vọng!

Mùng một Tết lên chùa con khấn nguyện
Cầu xin cho hồn mẹ chốn Thiên đàng
Được an bình vui hưởng phúc thanh nhàn
Nơi đất khách con vẫn lòng nhớ Mẹ!


SONG QUANG

ThơTranh: Dõi Mắt Xa Xăm

Mến tặng Người trong tranh

Ảnh chụp: Trương Văn Phú
Thơ &Trình Bày: Kim Oanh


Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Vội Vàng - Xuân Diệu

Sơ Lược Tiểu Sử Tác Giả: Xuân Diệu



      Tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại Tuy Phước, tỉnh Bình Định cũ, nơi cha là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp.
      Xuân Diệu sau ra Hà Nội học, 1938-1940 ông và Huy Cận ở gác 40 Hàng Than. Ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông năm 1943. Ông mất ngày 18 tháng 12 năm 1985.
      Xuân Diệu viết nhiều, có khoảng 450 bài thơ. Một số lớn chưa được xuất bản. Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng(1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983); truyện ngắn Phấn thông vàng (1939); và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
      Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ thơ, pha lẫn chút vị đắng cay trong Gửi hương cho gió. Nhiều câu nhiều bài chịu ảnh hưởng từ thi ca lãng mạn Pháp.
      Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một tôn chỉ: sống để yêu và phụng sự cho Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc hăm hở làm thơ tình! Xuân Diệu ví mình như một con chim bay hay hát: "Tôi réo rắt, chẳng qua Trời bắt vậy".


      (Tặng Vũ Đình Liên)

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì 
Này đây lá của cành tơ phơ phất 
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi 
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. 


Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? 


Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa... 


Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm, 

Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Xuân Diệu
Suối Dâu sưu tầm
* Ảnh phụ bản của Trương Văn Phú

Một Góc Mùa Xuân Vườn Nhà - Miền Đông Melbourne













Nguyễn Đức Tri Ân
Melbourne Xuân Giáp Ngọ 2014

Tết Xa Quê Nhà Thương Nhớ Huế Yêu




TẾT về hải ngoại tưởng ngày xưa
XA mãi bao thu lạnh nắng mưa
QUÊ cạnh Hương Giang thuyền sóng vỗ
NHÀ ven Đại Lược bến đò đưa
THƯƠNG chiều anh đợi bên trường ấm
NHỚ bóng em chờ kế dậu thưa
HUẾ mãi trong em tình thắm thiết
YÊU mòn lối hẹn nọi răng vừa.

Kim Hương


Tết Xa Quê Nhà Thương Nhớ Huế Yêu




   ( Từ Bài Xướng Tết Xa Nhà Thương Nhớ Huế Yêu của Kim Hương)

TẾT đã qua rồi,nhớ tết xưa
XA nhau ngày tiễn dưới cơn mưa!
QUÊ em phía nớ dòng Hương chảy
NHÀ tớ bên ni sóng vỗ đưa

THƯƠNG nhịp Tràng Tiền nghiêng nắng đỗ
NHỚ trời Vỹ Dạ bóng cau thưa
HUẾ thân tha thiết hằn lưu dấu
YÊU mến tình thơ nói chẳng vừa

Song Quang


Ái Hữu 72 Tống Phước Hiệp Chúc Tết - Vĩnh Long Xuân Giáp Ngọ

     Tết Giáp Ngọ các Ái Hữu 72 còn lại ở Vĩnh Long đi chúc Tết gia đình Thanh Sơn, chúc Tết Cha của AH5, T. Anh Dũng, Cha Mẹ AH16 Nguyễn Văn Tánh và chuyện trò cùng vợ chồng anh Tánh qua màn ảnh. Chúc Tết cha mẹ chị Kim Hà ở Chợ Lách.
      Các bạn còn nhó mấy mươi năm trước, chúng ta cùng dang nắng chạy xe đi Cái Tàu đến nhà Duyên, anh Tánh. Năm khác thì đi qua chợ Lách vườn nhà chị Hà với lực lượng hùng hậu.
      Năm nay chỉ còn 3 người ở lại mảnh đất Vĩnh Long để thực hiện vui xuân như thuở xưa thôi.
      Hy vọng năm nào đó có thêm vài bạn về Vĩnh Long vui Tết nhe.




 
Phan Thị Sương



Thế Là




Thế là tháng chẵn năm qua
Còn se lạnh đã vỡ òa tình xuân
Thế là qua hết gian truân
Áo cơm muôn thuở, lo gần tính xa

Thế là mây-gió-trăng-hoa
Tẩy trần cát bụi mặn mà trong thơ
Thế là em của ngày xưa
Nếp nhăn lên má lưa thưa ít nhiều

Thế là đời rộng đường yêu
Dẫu mai chiều xuống, nắng xiêu tội tình
Thế là đời có nhục vinh
Mở trời xuân mới cho mình có nhau


Hương Ngọc
(Pleiku, cuối năm 2013)

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Thơ Tranh: Một Sáng Mù Sương

(Thơ cảm tác từ ảnh chụp của anh Trương Văn Phú)
 

Ảnh Chụp: Trương Văn Phú
Thơ và Trình Bày: Yên Dạ Thảo

Bài Phát Biểu của CHS Trong Ngày Đại Hội Liên Trường Kỹ Thuật - Úc Châu

Bài Phát Biểu Của Đại Diện Cựu Học Sinh Trong Ngày Đại Hội Liên Trường Kỹ Thuật Úc Châu  29-11-2013

       Kính thưa quí thầy cô và đồng môn thân mến!
      Thấm thoát lại một lần nữa xuân hè đến trên đất Úc của chúng ta. Hôm nay thứ sáu ngày 29 tháng 11, 2013, là ngày đầu tiên sau hơn 38 năm sinh sống ở hải ngoại, chúng em được vinh hạnh tham dự buổi đại hội của Liên Trường Kỹ Thuật Việt Nam Úc Châu.
       Nhớ lại ngày 30/04/1975 là ngày đen tối mà chúng em phải rời xa và chấm dứt việc bút nghiên đèn sách, sau bao năm tháng dùi mài nơi miền đất Việt Nam Cộng Hòa, quê hương thân yêu của chúng ta, trong tinh thần đạo lý của người Việt Nam: quân sư phụ, tôn sư trọng đạo, nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Giờ đây trải qua hơn 38 năm, tính từ ngày xa mái trường lưu luyến đó, có biết bao biến đổi của đất nước, chúng em những mái đầu xanh nay đã điểm bạc, mang ơn dạy dỗ của quý thầy cô, đã bỏ ra bao nhiêu công sức để rèn luyện cho chúng em trở thành những người hữu dụng, và cũng không quên ngôi trường cũ đã mang đến bao nhiêu kỷ niệm buồn vui với tình thầy nghĩa bạn, mong rằng buổi họp mặt này mang đến cho các thầy cô và bạn hữu nhiều niềm vui, cũng không quên công lao của ban tổ chức để có sự họp mặt vui vẻ ngày hôm nay. Em xin cám ơn thầy cô và nhất là đất nước Việt Nam Cộng Hòa, đã huấn luyện dạy dỗ chúng em nên người, nhưng mà khi nhìn lại thì chúng em chưa trả lại được những thành quả gì cho đất nước và thầy cô xưa, những thành quả đó nay chúng em lại trả cho đất nước thứ hai này, là nơi đã không tốn bất cứ chi phí nào để đào tạo em. Nhưng đất nước này đã cưu mang chúng em và che chở cho chúng em những năm tháng tỵ nạn trên bước đường lưu vong xa xứ, lại là nơi mà chúng em đã tạm thời thành công, để hãnh diện là một người Việt Nam xứng đáng, để cho người ngoại quốc khi nhìn vào sẽ hiểu đất nước Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, một đất nước đầy tình nhân bản của con người, mà nơi đó đã là nơi chôn nhau cắt rốn của em. Nếu không có thầy cô và trường sở xưa, chắc chúng em không có được như ngày hôm nay, để tất cả chúng ta có dịp hội họp một ngày nhiều ý nghĩa này.

      Theo thông lệ và để mãn nguyện niềm ao ước của lớp học sinh được gặp lại thầy cô cũ, chúng em dành một thời gian để tri ân quý thầy cô, đồng thời cùng quý anh chị, các bạn có dịp quây quần vui vẻ bên nhau, để hoài niệm về một thời đáng nhớ. Thay mặt cựu học sinh và sinh viên các trường kỹ thuật trước 1975, xin kính chúc quý thầy cô vạn sự an lành, vui sống trọn vẹn những ngày còn lại của đời mình, chúc quý anh chị các bạn dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống, vui hưởng hạnh phúc trọn vẹn bên đàn con thảo, cháu hiền. Kính thưa quý thầy cô, quê hương thứ hai là Melbourne Úc châu, đất lạ, người quen không nhiều, vật chất không gian thay đổi, nhưng trong tâm tưởng chúng em, vẫn in đậm hàng phượng vĩ phía sau cánh cổng nhà trường, hai dãy lớp học ba tầng lầu và năm dãy xưởng màu xanh, có một thời như là mái ấm gia đình đầy ắp tiếng cười nói yêu thương. Càng nhớ da diết đến thầy cô, đã từng đem hết tâm huyết của mình, để khơi dậy mạch nguồn tri thức cho lớp học trò chúng em.

      Ngay trong thời điểm này ngày hôm nay, chúng em còn nhớ rõ từng trang học bạ và thành tích biểu có dấu bút tích và lời phê của thầy cô, chúng em thực sự quá cảm động khi đọc lại, nhờ đó thấy có gì thiếu sót, để cố sửa sai cho được tốt đẹp hơn. Cũng chính vì sự tận tình chăm sóc đó, mà hiện nay chúng em đã có được một chỗ đứng vững vàng trong xã hội, dù trong bất cứ lãnh vực nào, chúng em cũng cố làm được nhiều việc tốt, để xứng đáng là những học sinh đã có thời dưới mái trường kỹ thuật thân yêu Việt Nam Cộng Hòa.

      Chúng em hết sức xúc động khi thấy quý thầy cô, dù tuổi cao sức yếu, vẫn vượt qua khó khăn về dự buổi họp mặt, ngoài ra cũng có những thầy cô và các bạn vượt hàng ngàn cây số từ Việt Nam, Đức, Mỹ và các tiểu bang khác của nước Úc, để về đây tham dự ngày vui đoàn tụ này, cũng rất tiếc chúng ta không được đón tiếp những quý vị nay đã khuất núi. Hôm nay còn một chút vạt áo xanh này, đứng trước bàn thờ vong linh những người đã khuất, chúng em xin được thắp một nén hương để tưởng nhớ quý thầy cô kính yêu, các anh chị và các bạn đã về cõi vĩnh hằng, được bình an siêu thoát và xin thầy cô cùng đồng môn hãy về đây chứng minh cho đại hội này. Nếu chúng em có gì thất lỗi xin thầy cô hãy tha thứ cho chúng em, chúng em xin cảm tạ.

      Kính thưa quý thầy cô và quý anh chị bạn bè thân mến!
      Liên Trường Kỹ Thuật Việt Nam Úc Châu từ ngày thành lập đến nay, ngoài việc giúp đỡ một số đông bạn bè tìm lại được những kỷ niệm của tuổi học trò, nó còn là một tổ ấm cho nhiều cánh chim từ khắp phương về trú ngụ. Cũng tại đây đã thể hiện những tình cảm vui buồn trong cuộc sống, của các cựu học sinh sinh viên kỹ thuật, từ vĩ tuyến 17 trở vào trước 1975, để tất cả chúng ta đều sống yêu thương và tương thân tương ái với nhau. Chúng em xin cám ơn Thầy Cô và tất cả bạn hữu đã nhín chút thì giờ quý báu về đây tham dự ngày Đại Hội gia đình kỹ thuật này.

      Trước khi dứt lời, một lần nữa xin kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, sống vui, sống lâu trăm tuổi, quý anh chị các bạn mỗi ngày có thêm niềm vui mới và thắng lợi.
Trân trọng cám ơn và hẹn găp lại! 



Trương Kỳ Quốc
Cựu học sinh Kỹ Thuật Vĩnh Long
Cơ Khí ô tô 1970-1975

Đại Hội Liên Trường Kỹ Thuật Việt Nam- Ngày 29-11-2014 - Melbourne, Úc Châu


Buổi Họp Mặt Liên Trường Kỹ Thuật Tại Melbourne - Úc Châu Ngày 29-11-2014

Dâng lời tưởng nhớ và ghi ơn Các Thầy Cô và Đồng Môn quá vãng
Bằng tâm ý, trong tinh thần tôn sư trọng đạo của Đại Hội hôm nay
Họp ca Kỹ Thuật Hành Khúc - Của Nhạc Sĩ Nguyễn Canh Tân
Tặng quà lưu niệm nhớ ơn Thầy Cô
Cô Kim Phượng và Cựu Học Sinh Kỹ Thuật, Nguyễn Trường Tộ, Tống Phước Hiệp -Vĩnh Long
Cô Kim Phượng và Cựu Học Sinh Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ & Kỹ Thuật Vĩnh Long
Cô Kim Phượng và Mai Cựu học sinh Kỹ Thuật Vĩnh Long
Các Nàng Dâu Kỹ Thuật
Thầy Và Trò Kỹ Thuật Vĩnh Long từ Brisbane đến Melbourne
Kỹ Thuật liên trường từ Sydney đến Melbourne
Kỹ Thuật liên trường từ Việt Nam và Perth đến Melbourne

Kim Phượng
* Cám ơn Vinh, Tài và Kim Oanh ghi lại những hình ảnh trên.