Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Xuân Nhớ Ca Dao Mẹ - Sáng Tác Dương Thượng Trúc - Xuân Phú Ca




Sáng Tác & Trình Bày: Dương Thượng Trúc
Ca Sĩ: Xuân Phú

Chờ Một Mùa Xuân


39 năm – không có mùa Xuân
vì bị cướp mất một lần năm đó
tụi chúng mình chịu tang chung dòng họ
dù Xuân vẫn về rực rỡ hàng năm.

Nhớ ngày xưa bè bạn cùng chung hầm
dưới công sự - đồn biên phòng giá buốt
thế mà ấm - chia nhau từng điếu thuốc
ngắm ngàn mai dưới triền núi trổ hoa.

Tết đời lính trên phố núi xa nhà
cũng nhận được tấm hình con áo mới
lá thư nhỏ của vợ hiền mong đợi
lửa yêu thương nghe thơ thới trong lòng.

Xuân năm nay ngoài phố vẫn tưng bừng
những chiếc xe con ngập ngừng phố chợ
cạnh đó đám dân nghèo không kịp thở
bon chen mua từng lít gạo mỗi ngày.

Bến Ninh Kiều nở rộ một rừng mai
vẫn thấy buồn kiếp tôi đòi thế hệ
chúng ta đợi một ngày mai quê Mẹ
vạn nụ cười sống khỏe đón chào Xuân.

Dương Hồng Thủy


Nỗi Niềm



Hồn mãi mơ về miền đất lạ
Bồi hồi thương nhớ suốt mùa đông
Nơi đây sương phủ mờ hoa lá
Chốn ấy mưa rơi ngập cõi lòng?
Người chắc chưa quên lời ước hẹn?
Ta còn mãi giữ nỗi chờ mong
Trà sen độc ẩm đêm cô quạnh
Trăng lạc bên thềm, úa khoảng không.

Lộc Mai (Phương Hà)

Đoản Văn Cuối Cùng Cho Bố

 Để kỷ niệm cho riêng tôi 
và tặng cho những ai vừa mất bố  (LA )

      Thế là sau vài tháng chống đối trong tuyệt vọng với căn bệnh ung thư, bố tôi đã vĩnh biệt con cháu để đến một thế giới yên bình nào đó với mẹ tôi. Người mà bố tôi đã phải đau đớn rời xa khi tuổi mới chớm hoàng hôn để nhận lấy gần 30 năm trời, sống trong sự cô đơn, buồn tẻ vừa qua.
      Bố tôi ra đi để lại cho tôi một cảm giác ân hận. Vì vướng bận với công việc sinh nhai, tôi đã không thể về kịp gặp bố trong những ngày bệnh hoạn cuối đời của bố. Tuy vậy trong thời gian bố bệnh, gần như ngày nào tôi cũng liên hệ điện thư hay điện thoại để theo dõi tình trạng của bố. Hình như nhiều năm qua, linh cảm đã đến, day dứt, báo trước cho tôi biết sẽ vì một lý do nào đó, ngày bố ra đi có thể tôi sẽ không có điều kiện về thăm. Chính vì vậy hơn 10 năm qua, năm nào tôi cũng dành thời gian về thăm bố như để bù trừ cho sự khiếm khuyết đó.


      Trong cảm giác ân hận, dĩ vãng kéo tôi về với 35 năm về trước. Ngày mà tôi đang còn cao ngạo với vài thành công trong lứa tuổi mới lớn, vừa bước vào đời. Mừng vui với may mắn được rời xa đất nước, đi Nhật bản tu nghiệp. Tôi còn nhớ rất rõ lần tiễn đưa tôi ở phi trường Tân Sơn Nhất. Ông nội buồn rầu nhìn tôi mà nói, chắc ngày tôi về không còn gắp ông tôi nữa. Đúng như vậy, sau khoảng 2 năm ông tôi mất. Lúc đó tôi đang cực nhọc, phải làm đủ mọi công việc để kiếm sống vào những năm 1975, 1976 . Từ phu đổ rác trong khu kỹ nghệ thành phố đến thân phận kẻ lao công, lái xe nâng hàng trong những nhà kho đông lạnh ...Tôi đều đã trải qua ở Nhật bản để kiếm tiền cho việc ăn học của chính mình và gửi về nước cưu mang gia đình.

      Cũng trong lần tiễn đưa đó. Mẹ tôi lại nhìn vào tôi, đứa con trai trưởng với sự an toàn, đầy tự tin hơn.Tôi không quên, lúc sửa soạn bước vào khu vực ngăn cách kẻ ra đi, người ở lại. Mẹ ân cần nói nhỏ với tôi: “ Mẹ rất tin vào sự khôn ngoan và biết tính toán của con, giúp con hiểu rằng cả gia đình đang trông chờ nơi con mà cố gắng học hành, đừng theo chúng bạn ăn chơi!“ . Tôi cũng không ngờ lần tạm biệt, với lời dặn dò đó là câu nói cuối cùng vĩnh biệt, mẹ đã dành cho tôi . Mẹ tôi mất khi tầm tay với của tôi vừa chạm vào chiếc cọc an cư, lạc nghiệp của đời tôi, khi vừa đến Thụy Sĩ. Lúc đó tôi vừa lập gia đình, đứa con trai đầu lòng của tôi, cũng là đứa cháu đầu tiên của mẹ chưa kịp chào đời. Trong nỗi đau buồn, mất mát to lớn đó, tôi cũng chẳng có điều kiện giấy tờ để về Việt Nam dự đám táng của mẹ!

      Sau đó tôi đổ dồn lo lắng, báo nghĩa ân tình vào bố tôi, mong ước bù lấp phần nào những khiếm khuyết với sự ra đi của ông nội và mẹ tôi. Tôi đã tìm đủ mọi cách tạo dựng cho bố có cuộc sống thanh nhàn, sung túc trong gần 30 năm từ ngày mẹ tôi mất. Nhưng với cá tính thiếu sâu sắc cố hữu của mình, tôi đã không hiểu thực sự về bố. Tôi đã không nhìn thấy sự cô đơn, buồn tẻ của bố, người bố chỉ vừa qua tuổi trung niên đã phải sống kiếp hẩm hiu đơn chiếc. Mãi sau này khi cuộc sống và cái nhìn của xã hội Tây phương đã giúp tôi thông hiểu hơn về bố thì đã muộn màng. Thời gian và tuổi già đã đưa đến cho Bố chữ yên phận,chỉ muốn được sống vui với con cháu và bạn bè cùng lứa tuổi ở địa phương.

      Bây giờ khi bố mẹ đã mất, đời tôi đã đi qua với 35 năm sống tha hương. Quay nhìn lại thời gian trải dài phía đằng sau. Mới ngày nào còn ở tuổi thanh niên với giòng máu nóng cuồn cuộn trong cơ thể. Cũng như biết bao nhiêu thanh niên khác được may mắn có dịp ra hải ngoại học hành, mở mang kiến thức. Tôi ôm mộng ước cho ngày trở lại quê hương để làm việc cho nơi mình đã sinh ra, lớn lên đang trong khói mù của chiến tranh. Nơi mà tôi đã có quá nhiều kỷ niệm buồn vui , đã từng nhìn rất rõ nỗi nhọc nhằn nghèo túng của mẹ cha . Nhưng hoàn cảnh thế sự đã khác, ngày ra đi, tôi không thể hình dung được cũng là ngày tôi rời xa biền biệt, để những lần trở về chỉ là những cuộc rong chơi của người khách nhàn du. Mấy chục năm vừa qua, tôi về thăm Bố, thăm quê hương của chính mình nhưng vẫn trong thân phận một con người khác hoàn cảnh. Tôi chỉ ở VN vài tuần lễ để đuổi đi phần nào nỗi buồn nhớ cố hương , sự cô đơn của cuộc sống hải ngoại ... rồi lại ra đi (dù trong lòng mình vẫn có cái gì vướng víu ?!)

      Kể từ nay, bố không còn nữa, tôi đã mất đi cái cảm giác về quê hương thăm bố. Nhưng tôi vẫn còn quá nhiều lý do, sự ham muốn từ quê hương réo gọi, bởi vì Việt Nam vẫn là nơi có quá nhiều hoài niệm và đầy ước mơ của tôi.
      Dĩ nhiên những lần về nước sau này, ít hay nhiều tôi cũng không còn những mong đợi thời gian cho đến ngày lên máy bay như trước nữa , lúc bố tôi còn sống . Tôi cũng không còn phải để dành những hộp chocolate thật ngon, những lọ sâm Cao Ly rất tốt... dàng riêng cho bố nữa. Rồi khi ở VN, những lần vui với bạn bè đến quá nửa đêm khi trở về nhà. Tôi không còn dịp để xúc động mỗi khi thấy bố còn chong đèn, nửa thức nửa ngủ chờ mở cửa cho tôi, không một lời trách mắng. Rồi còn đâu những lần dẫn vợ con cùng về. Bố biết con dâu, cháu nội thích ăn xôi, cơm nếp, đã thức dậy từ 3,4 giờ sáng vo gạo đãi đậu phục vụ cho con cháu ăn mà lòng bố tràn đầy hạnh phúc. Tất cả không còn nữa !

      Tôi cũng vậy, những lần theo bạn bè du lịch, khi ra Bắc chẳng bao giờ tôi quên mang về vài gói cốm Hà nội, bánh đậu xanh Hải Dương làm quà cho bố. Những lần thăm viếng xứ Huế, đất cố đô, tôi mua về vài gói kẹo lạc, mè xửng dành cho bố uống trà . Khi xuống miền Nam, nơi tôi đã khởi nghiệp bước công danh của gần 40 năm về trước. Dù có bận rộn thế nào tôi vẫn phải mang về cho bố những đòn bánh tét , những gói cá khô thiều đặc sản địa phương. Rồi biết bao lần, khi có dịp qua đường Nguyễn Văn Hai, ngã ba Ông Tạ tôi chưa bao giờ quên cái món bê thui để mua về một gói, đó là món ăn bố tôi rất thích. Bây giờ, bố đã mất rồi, mọi sự việc là những ký ức đẹp đẽ sẽ được thời gian đẩy xa dần vào dĩ vãng và mãi mãi là những kỷ niệm trong lòng tôi về bố. Người bố mà tôi chẳng muốn quên.
      Trong thời gian bị bệnh cũng như lúc được tiễn đưa đến nơi yên nghỉ mãi mãi, bố đã được săn sóc ân cần của con cháu, sự thân tình thăm viếng của đông đảo họ hàng, bạn bè. Tất cả mọi người đã đến với bố bằng sự thân tình quí mến chân thành. Đây có lẽ là một niềm vui và hãnh diện của bố.


      Tôi tự hỏi, 10 năm, 20 năm hay 30 năm sau, khi tôi 70, 80 hay 90 tuổi, dĩ nhiên tôi cũng sẽ phải ra đi như bố, như tất cả nhân gian để hợp với lẽ biến đổi không ngừng của kiếp vô thường trong Phật pháp. Rất có thể một lần về thăm Việt Nam, quê hương với biết bao nhiêu giấc mơ dang dở trong lòng tôi. Vì một nguyên nhân nào đó tôi sẽ ra đi, nằm lại với quê hương và tôi sẽ không còn là kẻ tha phương kiếm sống nữa. Nhưng cũng có thể định số lại đưa thân xác tôi về nơi quê vợ, Nhật bản. Nơi tôi đã khởi đầu một cuộc đi xa trong đời để rồi phải nhìn về VN dưới cái nhìn cố quốc. Nhưng biết đâu sau vài cơn đau đớn cái chết đến với tôi ở Thụy Sĩ quê hương thứ hai của tôi. Nơi đã đưa vòng tay nhân ái, nồng nàn cho tôi được dịp thi thố tài năng và học hỏi của mình trong hơn 30 năm qua.Tất cả là chữ nếu, không có gì lạ lùng khi xẩy ra cho đời tôi.

      Nhưng dù xuôi tay từ giã cuộc sống ở bất cứ nơi nào. Việt Nam, Nhật bản hay Thụy sĩ... Tôi chắc chắn, tôi sẽ không có được những ân tình nồng nàn của đông đảo con cháu, họ hàng và bạn bè tiễn đưa, thân thiện như bố tôi. Rất dễ hiểu bởi vì bố tôi là một người có quá nhiều đức tính của bao dung, thân thiện và đạo đức ... làm sao tôi có thể so sánh được ?! Từ lúc sinh ra, tôi chưa bao giờ học hỏi được một cái gì dù rất nhỏ liên quan đến văn chương, khoa học từ bố ... Nhưng chắc chắn đức tính làm người chân thật, tốt lòng và đạo đức của Bố với mọi người đã làm tôi cảm phục, kính nể .Tôi chắc chắn chẳng bao giờ đủ tài năng để theo được Bố tôi. Ông bố quê mùa, kém học thức nhưng lại là ông bố tuyệt vời mãi mãi ngự trị trong lòng tôi -/-


Lưu An
(Zuerich , March 2008)

Câu Đối; Xuân Giáp Ngọ - Quên Đi 2


 

Câu Đối: Quên Đi
Trìng Bày: Huỳnh Hữu Đức

Thưởng Thức Chút Chút Thôi




Rượu tuếch toáng gặp người tri kỷ
Cờ ngẩn ngơ nước lỡ nước còn
Hoa ngắm chút của trời chớ phí
Kệ nàng trăng lãng đãng đầu non

                         Chân Diện Mục
 

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Đất Thánh Tây - Vĩnh Long

      Ngày xưa lắm, trong nội ô Vĩnh long, nay là phường một, có hai nơi yên nghĩ của người quá vãng.

      - Đất Thánh An Nam, nằm cạnh bờ kênh gọi là kênh cụt giữa hai cầu, cầu Kênh Cụt và cầu Công Xi Heo. Bởi chiếc cầu sắt nhỏ nằm cạnh lò mổ heo của tỉnh thời xưa, và lò mổ nằm bên cuối về hướng nam của toàn khu nghĩa địa an nam ẩm thấp, có nơi nước đọng thành từng vũng nhỏ rải rác, xen kẻ những ngôi mộ thấp cao, mộ đất nhiều hơn mộ đá, bia mộ ngã xiên…Nay đã thành khu dân cư thông thoáng, khang trang với tên mới toanh Khu Xã Hội, cùng với một chợ khu vực mang tên chợ Công Xi “ Thiếu chử heo “, chợ khá sung.
(Khu Công Xi Heo)

     - Khu thứ hai là Đất Thánh Tây, nơi này thế đất cao và ráo, hai bên cửa vào là hai hàng cây sao cao ngất thẳng tắp vào bên trong, không có mộ đất, rất ngay hàng thẳng lối. Không biết các anh chị lớn khi cần nơi xù xì kín đáo có đưa nhau vào đây hay không thì tôi vì nhỏ quá nên không biết hơn nữa nhà chẳng gần nơi này, xem ra nếu không sợ ma chắc vào đây trao tâm sự quả là…khà khà….Khu này hiện nay là - Công Viên Thành Phố Vĩnh Long. Lần lập đầu, khu nuôi nhốt thú dành cho thưởng ngoạn nằm theo hàng dài của rào hướng đông nam, cũng có một cầu tuột dành cho trẻ vui đùa và một ao cá cảnh. Tuy hàng cây sao đã mãn phần theo khu đất Thánh, những cây trồng sau nầy cho hợp với công viên nay đã đủ già cho bóng mát mà loài sóc đỏ dạ hay chuyền cành gọi đàn vào buổi sáng. Cây cao to trong công viên đứng nhất và cũng nhiều nhứt là Phượng ( Chử Phượng phải viết hoa mới được, kẻo không thôi bị quở, đây là lệ bất thành văn của trang, mà hoa phượng thì đẹp phải không quý vị )
      
(Đất Thánh Tây nay là Công viên)

      Hồi đầu tháng hai năm ngoái “ 02-2012 “, có gia đình mãi tận tỉnh Bình phước, người con trai vào tìm mộ cha, chiều hôm trước thắp nhang dài theo khoảng hông từ hướng nam về hướng tây, sáng hôm sau đoàn người mãi đến trưa mới tìm đúng mộ cha mình nằm dưới gốc cây phượng nhỏ, trên thân cây có ba lổ tròn thông nhau trong lòng thân. Tình cờ tôi gặp viên chúc của công viên họ nói - Chúng tôi tạo điều kiện thuận lợi cho thân nhân người quá cố, chứ đến khi công viên sửa chửa lại thì không thể đào bới được nữa.

      - Sự kiện thứ hai mà tôi biết. Trong khoảng thời gian sáng vào thứ bảy và chúa nhật, gia đình nào có con nhỏ hay đưa vào đây cho con cháu chơi đùa, không nhớ khoảng thời gian nào có người suýt mất cháu do một tổ chức bắt cóc, họ cho hai bé gái tầm tuổi khoảng 13-14 nhân sơ xuất mà dẫn đi, họ tìm gặp, và hai bé gái nhỏ chống chế là thấy cháu kêu khóc nên dẫn đi tìm cha mẹ giúp, dẫn về hướng cổng. Dù không báo lên ban bảo vệ công viên, có lẽ chuyện đến tai, và ban ngày có hai vị mặc đồng phục thuộc công ty bảo vệ, rồi ban đêm cũng hai người bảo vệ tuần rão suốt…Khoảng đầu năm 2014 công viên được đầu tư xây, sửa mới lại, di dời các thú nuôi cho mục đích giải trí gom vào một nơi thuận tiện chăm sóc…

      Cửa chính công viên về hướng tây bắc, vẫn hướng cửa của thời xưa, còn thêm cửa thứ hai ở hướng đông bắc, nơi này ngày dành cho người lớn vào nhâm nhi cà phê, về đêm gia đình đưa con cháu đến vui chơi và vui vẻ móc hầu bao một cách tự nguyện, sau đôi lần là đến mục người lớn ngán mà trẻ đâu ngán nên ngôn từ dụ khị kèm hồ sơ hăm he
- Ngoan về mai mình chơi tiếp, hỏng chịu thì không cho đi chơi nữa…

Mời các bạn xem những hình ảnh liên quan 

1/ Ban Ngày




2/Ban Đêm











Trương Văn Phú
Vĩnh Long 2014

Chiều Xuân Đưa Sáo Sang Sông




Chiều xuân đưa sáo sang sông 
Thuyền hoa rực rỡ pháo hồng vương bay 
Áo em đỏ thắm tình say 
Đàn ai điệu lý tiễn ngày phù vân 

Chiều xuân lòng chợt bâng khuâng 
Sông xưa đò cũ những lần đưa nhau 
Nước mênh mông chảy về đâu 
Em dần xa mãi giữa màu lãng quên 

Chiều xuân cơn gió buồn lên 
Bâng khuâng giọt nắng bên thềm nhẹ rơi... 

Khiếu Long 


Thơ Tranh: Em Là Ai?


Thơ: Dương Hồng Thủy
Thơ Tranh: Kim Oanh

Bóng Mẹ Về



Ngồi đây nghe ấm trời xanh cũ
Tưởng có trong mây bóng mẹ về
Hoa chưa kịp nở đồi con ở
Sắp tết chim đàn gọi nhớ quê

Tháng chạp chưa nguôi mùa lúa mới
Nắng cháy đồi xanh nhớ bóng dừa
Lá chanh thơm nhẹ sân hàng xóm
Mẹ có sau vườn áo ướt mưa

Ngồi đây xa lắm con đường cũ
Một bóng đi về đêm sáng trăng
Ai rao câu hát bờ sông nhỏ
Thương những thằng con nhớ chổ nằm

Tháng tám em về không thấy nữa
Người đi sao lá rụng quanh vườn
Nghe chuông tịnh xá đêm rằm lớn
Em thắp giùm tôi dăm nén hương

Ngồi đây mây thấp như chiều đó
Bố-Thảo lòng con tối cuối cùng
Mẹ cười đôi mắt buồn Kinh xáng
Hoa bưởi sân nhà rụng trắng bông.


Lâm Hảo Khôi

Cuộc Sống Mới




Đời sống hôm nay quá dạt dào
Bill nào cũng thấy nhắc lên cao
Tiền nhà chủ cũng đòi tăng giá
Công học trường thêm chút có sao
Sắm tết vợ đòi mua bóp mới
Mừng xuân lũ trẻ đợi đầy bao
Đồng lương cố định vừa trong túi
Đã lại chi ra tự lúc nào

(Sáng tác lúc 9 giờ 30 phút tối 9-1-2012)
Th
ái Hanh(Viên Ngoại)

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Ca Khúc Mấy Hàng Nghiêng - Thơ Lý Thừa Nghiệp - Cẩm Văn Phổ Nhạc



Thơ: Lý Thừa Nghiệp
Nhạc: Cẩm Văn
Tiếng Hát: Thang Sử


Tiết Xuân



Sáng nay thời tiết tinh khôi
Chim vui ca hót líu lo đón chào
Bướm ong khắp chốn nơi nao
Vờn hoa lượn gió thơm ngào ngạt hương
Nàng xuân đang hé môi cười
Rộn ràng dương thế một trời vui tươi
Các cô thiếu nữ đôi mươi
Gót hài dạo khắp phố phường đua chen
Để hoa bướm phải hờn ghen
Tuổi xuân sắc thắm bén duyên với đời
Các chàng trai trẻ sánh đôi
Buông lời trêu chọc lả lơi tỏ tình
Cầu mong xuân mới yên bình
Nam phụ lão ấu thỏa tình ước ao
Xuân về hạnh phúc biết bao!!!

01/2014
Thiên Thu

Câu Đối: Xuân 2014




Câu Đối: Thái Hanh( Nguyễn Khắc Nhân)
Tranh: Kim Oanh

Tháng Chạp




Cây hiếm hoi sót lại chiếc lá già
Cành khẳng khiu trơ mình trong giá lạnh
Còn dã quỳ thôi! Hoa vàng hơn cả nắng
Tháng chạp rồi, cao nguyên gió xôn xao.


Năm qua dần, mùa thay áo cho nhau
Trời đất vậy, vẫn mỏi mòn chờ đợi
Nhú lộc non, mảnh mai sương sớm
Ấy là xuân, tươi rói đến mai về !


Lòng nặng lòng thương nhớ chợ quê
Râm ran tết, củ hành, dưa kiệu…
Áo bạc đất tảo tần lo liệu
Cháu con quây chạp mả ông bà


Có niềm vui sắp vỡ òa ra
Người người đi, nụ cười chia mọi ngã
Ngày vẫn thế mà sao trôi nhanh quá
Em chợt buồn – Sắp tết tuổi già thêm.


Hương Ngọc
(Pleiku tháng chạp 2013)


Ái Hữu 72 Tống Phước Hiệp Sau 40 Năm Về Thăm Trường Xưa

Trong trường Tống Phước Hiệp, phía trước là phòng khánh tiết, bên trái là phòng y tế, bên phải là dãi nhà để xe đạp xưa kia.
Sân quần vợt trường Tống Phước Hiệp ( hình chụp ngày 11/12/2013 sau trên 40 năm trở lại trường)

Uống nước lề đường, sau lưng là cửa vào nhà Thầy Thọ cô Dung xưa kia.

Cả nhà đang ở sân quần vợt trường Tống Phước Hiệp 

Các bạn củ lớp 11B3 ở Vĩnh Long ( chị 12, Tâm,vợ Dũng, con gái Lộc, vợ Tường, Tường, Dũng, Tùng, Lộc, Hồng)
Nguyễn Văn Tùng

Lòng Mẹ Bao La


      
      Tôi vẫn tự hãnh diện với chính mình là sống quá nửa đời người mà Chuá vẫn cho còn có Mẹ, để có thể nhõng nhẽo, có thể than thở và có thể vòi quà những khi có thể. Sự hãnh diện đó đã chấm dứt khi Chuá gọi mẹ tôi về vào đêm vọng giáng sinh vưà qua. Nhìn mẹ nằm đó bất động, nhịp thở càng lúc yếu,người lạnh dần, tôi run sợ vì thấy như mình trở nên hụt hẫng giữa đường đời từ nay.

      Từ thưở bé, tôi đã là 1 đưá bé khó nuôi. Xem tử vi thì thầy bảo “mệnh vô chính diệu” may mà có mấy chính tinh chiếu vào nên còn sống dật dờ đến nay. Không biết có phải vì thế hay chăng mà từ khi bà ngoại mất, mấy năm học trung học, cứ mỗi năm trời trở lạnh thì tôi lại phải vào nằm nhà thương vì chứng bịnh loét bao tử. Đã có lần ói ra máu, phải nằm nhà thương cả tháng. Do đó năm nào đi học, việc nhập học trễ vào tháng 8 thay vì tháng 7 vẫn là chuyện thường xảy ra vì “cháu nó còn nằm nhà thương”, thậm chí cái hôm đi thi tú tài một, môn việt văn cũng ôn bài trên giường bệnh và đi xích lô đến trường thi.

      Thế cho nên mấy năm học trường Hưng-Đạo lớp 10 và lớp 11, nhà phải dặn dò thầy giám hiệu quen là ‘cháu nó khi nào không khoẻ, xin về thì thầy cho cháu về ngay’. Không biết có phải vì thế mà chúng tôi thường đậu chiếc xe Honda cuả mình bên chỗ đậu xe cuả rạp Thăng Long xế bên trường chứ không đậu trong sân trường xe kẹt cứng, lỡ làm biếng muốn về lên xin phép xong mà xe không thể lấy ra thì hỏng chuyện.

      Thuở bé có những cái ma le khi đi học. Muốn gì thì thường nhõng nhẽo với mẹ chứ chẳng bao giờ xin với bố. Lúc còn học tiểu học, học ở Taberd, có xe nhà trường đưa đón không nói làm gì. Khi lên trung học, dù học gần nhà cũng theo chúng bạn đòi mua xe cho oai. Mẹ tôi sợ con mình ốm yếu, không vác nổi mấy chiếc xe gắn máy nên ra đường Gia Long mua cho chiếc PC. Tôi nằm khóc 3 ngày vì xe PC là xe...con gái, nhất định phải đổi xe Honda dame (dù đó cũng là xe dành cho... đàn bà). Thế là nhà phải đem đi đổi.

      Cả nhà mấy đưá em muốn gì thì phải xin, chứ phần tôi thì không phải xin mà là đòi. Chỉ ho nhẹ 1 cái là mẹ sẽ mua cho ngay. Cái gì mình không thích nữa thì mới cho mấy đưá em chơi. Mỗi sáng ra đầu đường ăn sáng cũng chẳng phải xin tiền, nhà có cưả hàng bán sách, tủ tiền sẵn đó, mấy anh em cũng chỉ mình tôi được phép tự động cần bao nhiêu cứ lấy xài. Đúng là ‘giầu con trưởng khó con út’. Ngày mẹ sinh ra tôi, bố tôi đã lấy ngay hình đưá con sơ sinh cuả mình làm bià cuốn ‘Bí quyết hạnh phúc gia đình’ mà nhà sách Đa-Minh cuả gia đình mới in ra.

      Người ta bảo : “Có mẹ mọi lẽ đều xuôi” quả là đúng. Mẹ tôi cứ âm thầm theo dõi đưá con xem ra èo uột cuả mình để coi nó cần gì để ...chiều. Chiều ngang, chiều dọc, chiều tới, chiều lui nhưng mẹ chẳng bao giờ cằn nhằn mà chỉ có tôi là hay cằn nhằn mẹ. Xem ra đúng là mẹ nợ tôi suốt đời nên cứ phải lo cho tôi. May mà tôi chỉ là thứ ‘công tử bột’ không biết ăn chơi đàm đúm với chúng bạn nên mẹ cũng yên tâm. (Dù thế cả mấy năm đầu học đại học, nghe chúng bạn rủ rê đi chơi đó đây, có thầy cả năm cũng chưa thấy mặt. Đến khi rớt, mẹ lại phải...ra tay, nhờ người quen đến trường gặp viện trưởng xin....giúp đỡ).

      Cả tuổi thơ cuả tôi cứ vô tư như thế trôi qua. Ngoảnh bên trái thấy mẹ, ngoảnh bên phải thấy mẹ, ngó trước ngó sau cũng thấy mẹ. Hình như ở đâu cũng có mẹ cả làm cho tôi ... yên tâm sống. Bởi vì khi có gì trục trặc thì đã có mẹ giải quyết. Như có lần xe Honda bị cảnh sát hốt vì đậu tầm bậy, lại phải gãi đầu gãi tay nhờ mẹ ...giúp. Mấy hôm sau xe đã được đưa về nhà không hư hao gì cả.

       Khi vưà học xong tiểu học, nghe nói đi tu... sướng (?), nhà hỏi có muốn lên tiểu chủng viện cuả dòng Phanxicô ở Thủ Đức học tiếp trung học thì hăng hái đi ngay. Lẽ tất nhiên nhà cũng đã dặn dò từ cha giám đốc đến thầy coi nhà để ý trông chừng cho cháu. Khi chưa đi tu thì cứ mơ rằng được có dịp bay nhảy tự do, sẽ chẳng còn ai kiểm soát, ai dè chương trình học không những đã nặng mà cả ngày từ sáng sớm đến chiều tối, phải sống trong cảnh ‘chim chậu cá lồng’, những lúc rảnh rỗi chỉ nhìn qua hàng rào mà sao thấy những người đang lang thang trong cơn nắng gắt ngoài đó sao...sướng hơn mình.

      Thế cho nên, cả ngày cứ trông đứng trông ngồi cho đến chuá nhật để...gặp Mẹ. Và khi chiếc xe xích lô máy chở mẹ và các đồ tiếp tế lên thì chạy oà ra khóc và nhất định đòi về nhà vì ở đây không có mẹ nên...mất vui. Mẹ lại phải vào gặp cha giám đốc xin cho cháu về.

2. 

      Trong lòng tôi lúc này biết bao nhiêu cảm xúc, để có thể nói mãi nói hoài không chán. Thế nhưng nếu cứ kể mãi thì thành ra khoe khoang, dù rằng đó là 1 sự khoe khoang về 1 tình mẹ bao la, lắm lúc con chưa xin thì mẹ đã hỏi con có cần gì không. Hơn thế nưã, chỉ sợ rằng đó là những sự riêng tư mà mình với cái tính ‘ruột ngựa trời cho’ đã kể lể để những điều đó không còn là riêng tư nưã.

      Bây giờ nhìn lại, lắm lúc tôi thấy mình hời hợt với những nhu cầu cuả mẹ, như khi về Adelaide thăm mẹ lần đầu khi mẹ còn tỉnh, tôi ít khi nào ngồi hàng giờ để nói chuyện với mẹ như những đưá em khác ngồi, tôi chỉ ngồi trong chốc lát, hỏi dăm ba câu chuyện rồi lăng xăng chạy chỗ này chỗ nọ. Rồi đến khi nói chuyện với mẹ, tôi chỉ tìm cách trấn an mẹ, chọc mẹ cười và rồi lại biến mất đi đó đi đây.

      Chẳng gì thì cái hôm tôi về thăm mẹ là hôm Melbourne cup 2006. Tình trạng sức khoẻ cuả mẹ xem ra không có nhiều lo lắng. Bố mẹ tôi đã mua vé máy bay để ngày 13/12/2006 lên Melbourne ăn Noel với gia đình tôi, nên tôi cứ nhủ lòng là mình còn thật nhiều thời giờ để nói chuyện giông dài với mẹ nên thôi mẹ đang mệt để mẹ nghỉ, chọc cười cho mẹ vui là quý hoá rồi. Vậy mà đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy mẹ tỉnh. Lúc giã biệt mẹ ra phi trường về lại Melbourne lần đó, có người gọi điện thoại vào giường bệnh nói chuyện với với mẹ, tôi chẳng chờ mẹ nói xong mà nói câu từ giã, tôi chỉ nắm tay mẹ mà nói “má nghỉ con đi”.

      Ai có dè đâu hình ảnh cuả mẹ tôi ngày hôm đó là hình ảnh linh động cuối cùng trước khi tôi nhìn thấy mẹ lần sau đó bất động nằm trên giường bệnh chống trả với thần chết. Từ đó, tôi chỉ vào nhà thương để thấy thân xác mẹ ngày càng gầy gò ốm yếu hơn, chân teo lại và tay tê lạnh; thế nhưng sắc mặt cuả mẹ không hiểu có phải do nước biển, do thực phẩm tiếp tế mà vẫn coi bình thường.

      Cho đến lúc mẹ qua đời, trước khi đóng nắp hòm, tôi quỳ bên quan tài mẹ ngó nghiêng và thấy sao mẹ cuả tôi hôm nay đẹp quá. Tôi nhớ đêm hôm ấy trước đó, tôi đã để bàn tay mình trên bàn tay chắp lại cuả mẹ đang lạnh giá, cả gia đình đặt tay chồng lên tay tôi làm có lúc tôi thấy tay cuả mẹ ấm lại. Phải giá như tôi xốc mẹ ngồi dậy, ôm mẹ vào lòng để truyền hơi ấm cuả mình cho mẹ thì không chừng Chuá sẽ cho mẹ sống lại thì sao ?!

      Đêm ở nhà quàn trời đang nóng bức bỗng dưng đổ mưa dữ dội, ấy thế mà sáng hôm sau đưa tiễn mẹ ra nơi an nghỉ cuối cùng thì trời lại tạnh ráo, đất không ẩm ướt mà lại có gió mát. Tôi nhìn vào chiếc quan tài đang hạ dần xuống huyệt trong lòng xót xa, bởi trong quan tài đó, có thân xác mẹ tôi, người đã lo cho tôi không thiếu thứ gì từ ngày tôi chào đời cho đến ngày nay.

      Khi quan tài hạ được phân nửa thì mọi người tham dự ném hoa xuống huyệt cho mẹ. Tôi rải những hạt cát trên quan tài mẹ để mong thân xác mẹ vốn đến từ cát bụi nay được yên ổn thư thái trở về bụi tro, tôi thầm thĩ cầu xin để phần hồn cuả mẹ, nay đã từ giã chiếc áo thân xác để về trời thì sẽ luôn ở mãi với chồng, với con cháu để phù hộ cho những người còn ở trên cõi thế.

      Khi mọi người đã ra về, chỉ còn mình tôi và 1 người bạn ở lại chứng kiến việc hạ quan tài cuả mẹ xuống lòng đất. Cả hai chúng tôi quỳ ở cuối quan tài thầm thỉ đọc kinh. Quan tài từ từ đụng đất. Người bạn kinh nghiệm chạy bốn phiá coi xem quan tài đụng đất ngay ngắn chưa, khẽ gật đầu hài lòng, tôi ra hiệu cho nhà quàn rút dây lên. Đống đất ngày hôm qua được đào lên làm mộ huyệt cho mẹ nay lại được đổ xuống lại trên quan tài cuả mẹ.

      Xác cuả mẹ ngàn thu nay giã biệt để chẳng còn bao giờ còn có những tiếp xúc thể xác với nhau, thế nhưng với Đức Tin cuả người công giáo, tôi tin rằng ngày sau hết mẹ con tôi lại gặp nhau.

      Má ơi,
      Bây giờ thì má cuả con có thể hiểu thấu những gì con suy nghĩ, con băn khoăn. Có những điều từ trước đến nay con không nói với má vì sợ rằng má thêm lo lắng trong cuôc sống, nay con chẳng cần than thở, má cũng hiểu và con nghĩ rằng má sẽ cùng đồng hành với gia đình trong cuộc sống. Xin nâng đỡ bố, nâng đỡ các con, các cháu. Để mọi người cũng có thể hoàn tất kiếp người cuả mình 1 cách trọn vẹn như Chuá đã cho má sống trong 73 năm làm người ở dưới thế này.

Minh Duy
Melbourne, Australia 

Nửa Mùa Trăng




Hơn nữa mùa trăng em chờ đợi
Hoa khi nào nỡ mãi đâu anh
Mỗi chiều trông mây khói xây thành
Đôi mi đẫm lệ ướt quanh bờ mắt

"Chữ D tựa vần trăng chia nửa"
Chữ T hoa tiếng nức nỡ tình yêu
Ôi mùa trăng còn lại bao nhiêu
Trăng có hiểu tình yêu tha thiết.


Biện Công Danh
* Ảnh phụ bản tác giả chụp

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Tình Người Của Con Chó Mẹ



      Hôm rồi, con chó cái nhà chồng chị đẻ chó con, nhưng nó bị dị tật. Được 2 hôm, con chó con yếu dần rồi chết. Chó mẹ cứ ôm khư khư giấu con dưới bụng.
      Sáng ra, chị đem xác chó con ném đi. Con chó cái xồng xộc chạy theo, hai chân trước ôm ống quần chị, vừa tru tréo thảm thiết. Nó nhảy chồm chồm lên tay chị quyết đòi lại đứa con thơ. Chị giơ tay ném con chó chết ra giữa sông. Chó mẹ nhảy bổ xuống giòng nước chảy xiết ngụp lặn, sặc sụa tìm con, rồi tất bật chạy dài theo bãi bùn cào cấu dữ dội. Đến khi xác chó con bị nước nhấn chìm, nó nằm bệt xuống đau đớn hừ hừ, oán giận rên rỉ, mắt nó tuyệt vọng buồn hiu nhìn theo giòng nước chảy.
       Con trai nhỏ của chị đứng trên bờ sông, giọng xúc động.
- Con chó mà còn biết thương con hả mẹ, tội nghiệp con chó con quá!
       Người phụ nữ đứng thẫn thờ, bỗng bệch mặt ra, một cơn sóng ngầm quặn đau vỗ vào dĩ vãng. Ngày chị rứt áo ra đi theo người chồng sau, bỏ lại 3 đứa con thơ. Con gái lớn 5 tuổi bám víu, vật vã, bước té, bước ngả...chạy ùa theo nắm tay mẹ khóc thét...
- Mẹ ơi! Đừng đi mà...ở lại với tụi con mẹ ơi.
       Người phụ nữ giựt mạnh tay, bỏ đi, con bé té chúi nhủi bên bờ kinh cạn nước, khóc ngất.

       Ngoài kia ánh nắng chiều đang dần tắt lịm, phía sau nhà chảy dài cái bóng của ba đứa trẻ ôm nhau khóc.

Phủ Hiền

Câu Đối Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014-Quên Đi-1


Câu Đối: Quên Đi
Trìng Bày: Huỳnh Hữu Đức

Xuân Mới




Hoa xuân tươi thắm nở bên thềm
Ngày mới vừa lên xua bóng đêm
Rộn rã niềm vui : chào hạnh phúc
Hân hoan hy vọng : đón bình yên
Lung linh tia nắng xanh chồi nõn
Lóng lánh giọt sương ướt cỏ mềm
Dồn dập vó câu - chàng ngựa đến
Vội vàng lão rắn lách chuồn êm.

Phương Hà

Tình Không Phai - Ineffaçable, l’Amour - Ineffaceable Love.




Anh đã ngỡ trái tim mình khô héo,
Nhưng gặp em lòng anh đượm thắm tươi,
Cô gái nhỏ mặt hiền lời khôn khéo,
Phút ban đầu tình anh đã trọn trao,
Lời chưa thốt tim anh sao bối rối,
Bởi vì em tóc mướt dáng thanh cao,
Em gái nhỏ mắt anh nhìn đắm đuối,
Anh yêu em từ giây phút đơn côi.

Em yêu dấu dù khung trời cách trở,

Hứa yêu em anh sẽ chỉ có em,
Xa cách mấy con tim anh vẫn nhớ,
Bóng hình em duyên dáng quyện ngây thơ,
Anh đã ngỡ trái tim mình khô héo,
Nào hay yêu tim chết lặn thẩn thờ,
Tình sẽ đẹp đôi lứa mình chung lối,
Mối tình thơ tình vĩnh cữu không phai.

Ineffaçable, l’Amour

Ai-Je cru que Mon cœur s’est fané et asséché,
Mais à Te rencontrer s’est-il égayé et épanoui,
Toi, toute menue au visage d’ange à la parole bien pensée,
Dès le flash immédiat, Je T’ai offert tout Mon amour,
Sans de mot prononcé encore, Mon cœur est en émoi,
A l’effet de Ta chevelure satinée, et par Ton allure élancée pure,
Menue que Tu es, Je plongeais dans Ton regard à M’y perdre,
T’ai-Je aimé dès l’instant de Ma solitude.

Ma tendre chère adorée, faisant des cieux d’éloignement
Mon amour tout promis, Je suis bien à Toi,
Même au plus loin de Toi, Mon cœur pour toujours, s’en rappelle,
De Ta silhouette avenante élégante unie à Ton innocence,
Ai-Je cru que Mon cœur s’est fané et asséché,
Mais suis-Je tombé amoureux de tout Mon cœur à en mourir subjugué,
Notre amour sera beau, car ensemble Nous cheminerons,
Dans la poétique odyssée de l’amour éternel, ineffaçable.

Ineffaceable Love.

Would I believe that My heart faded and drained,
But when met You it was brightened and opened out,
You, small thin with the face of angel and the word thought well,
As of the immediate flash, I offered all My love to You,
Without word still pronounced, My heart was gotten mixed up,
By the effect of Your glossed hair, and by your pure slim pace,
I plunged in your glance to lose Myself there,
I loved You as of the moment of My loneliness.


Dear My tender adored, notwithstanding skies of distance
With My promised love, I am all to You,
Even to further from You, My heart for always, remembers,
Your elegant delightful shading unified to Your innocence,
Will I believe that My heart was faded and drained,
But I fell in love with all My heart to die for it subjugated,
Our love will be beautiful, as We will move on together,
In the poetic odyssey of the eternal love, ineffaceable.


Lời: Thanh Vân

Translation : Léon Lê Đình Bäo
Paris, le 18 avril 2006
Cap d’Agde, le 29 avril 2006


Tình Tôi Với Huế



Đi mô, dù cách mấy phương trời
Với Huế tình tôi rộn khắp nơi
Đỉnh Ngự mây bay mờ vách núi
Giòng Hương trăng dọi nước đầy vơi

Hoàng Thành Lăng Tẩm hồn Tiên Đế
Vỹ Dạ hang cau ngọn gió lơi
Đất khách dù xa long vẫn nhớ
Mấy lời tâm sự gởi trao người .

Mấy lời tâm sự gởi trao người
với Huế tình thơ mãi chẳng vơi
Cương thổ bao năm gầy nghiệp Đế
Hoàng Triều mấy độ dựng xây đời

Thương trường Đồng Khánh thương màu tím
Nhớ chợ Đông Ba nhớ nói cười
Dù ở nơi mô lòng vẫn ước
Ngày về thăm lại Cố Đô ơi!


Song Quang

Xuân Phụ!



Mỗi độ Tết về cây thay lá
Nụ ươm cành chờ phút khai hoa
Sao tóc mai bỗng chốc bạc xòa?
Tuổi tăng biết mình già tí xíu

Tình cần ấm tim vẫn còn yêu
Dù thời gian luống tuổi những chiều
Sao gió chướng đìu hiu về đến?
Bến Xuân tàn người chẳng ghé ngang

Ngoài ngõ nhà nhà pháo ngập tràn
Tiếng lân múa rộn ràng khắp xóm
Muôn hoa sắc đua chen từng khóm
Sao lòng Xuân buồn trộm len vào?

Ôi Xuân về ! Người nỡ phụ nhau.?!

Kim Oanh

Đợi Xuân


       
      (Từ Xuân Phụ của Kim Oanh)

Dẫu tàn dẫu nở cũng là hoa
Tình hợp tình tan cũng là tình
Tình bỏ tình đi tình tệ bạc
Ai đây mòn mỏi đợi Xuân tình

CHS Nguyễn Trường Tộ


Thơ Tranh: Hoa Forget Me Not


Thơ: Phạm Tương Như
Thơ Tranh: Kim Oanh

Qua Phố Mùa Xuân - Thơ Khiếu Long & Tiểu Vũ Vi- Phổ nhạc Nguyên Van Ha



Thơ: Khiếu Long và Tiểu Vũ Vi
Nhạc: Nguyen Van Ha

Hoạ Hạn Vận-Cuộc Thi Do Cụ Phan Kế Bính Tổ Chức


 Đề cuộc thi thơ do học giả Phan Kế Bính tổ chức như sau: 

a. Ðầu đề (nội dung) là:


Trống treo ai dám đánh thùng
Bậu không ai dám dở mùng chun vô


b. Năm vần hạn định theo thứ tự là: xô - cô - vô - ô - rô.
 

Bài thơ sát với đầu đề (a), hạ đúng 5 vần hạn định (b). 
Một điều thật thú vị khi người giành được giải nhất lại là một Nhà Sư .

Bài Hoạ như sau:

Nào phải là ai dám giục
Thuận tình trước hết tự nơi
Có cho mới dám trao dùi đánh
Không hẹn nào ai đẩy cửa
Mảng sướng kể gì thân lễ nghĩa
Ham vui quên hết chuyện dâm ô
Thói hư thuần thước xưa còn lạc
Đừng học làm chi gióng nhảy
 

( Trích
http://dongsuoimo.com )

                   *
                 *   * 

             Xuân Tình

Trống tự cõi lòng  giục giã
Đêm trường canh vắng một mình
Sóng tình vẩy gọi nên tìm đến
Dùi trống trao mời mới dám
Thần Nữ thước tha khoe dáng ngọc
Ngưu Lang hớn hở vượt cầu ô
Âm dương kết hợp ngàn năm vẫn
Chẳng phải theo đòi thứ mặt

                                   Quên Đi