Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Khóc Trần Thiện Chánh

      Trần thiện Chánh, nhà gia thế, thi đậu làm quan cuối triều Nguyễn. Khi Đại Đồn Kỳ Hòa thất thủ, ông theo nghĩa Cần Vương , cùng Lê Huy tập hợp được 6000 nghĩa binh, ủng hộ tướng Trần Trí, lúc đó rút về Biên Hòa .

      Hòa ước nhượng ba tỉnh, ông về miền Trung, sau thăng dần lên Kinh Kỳ Hiệp Lý Thủy Sư . Ông không làm được gì, có lẽ vì triều đình không có tiền đóng Tàu? Hay Khâm Sứ Pháp ở Huế không thích cái tên đã từng mộ nghĩa quân chống Pháp ở chức vụ này???
      Sau ông bị đổi ra Hà Nội, Sơn Tây. Chắc ông cũng chẳng thích cái ông Khâm Sai láo Hoàng Kế Viêm ( nước Nam có bồn anh hùng, Tường gian, Viêm láo, Khiêm Khùng, Thuyết Ngu ) và ngàn lần ông không thích "hợp tác" với giặc cờ đen để dẹp phỉ, chống Pháp!

      Trần Thiện Chánh ( ông nội của ca nhạc sĩ Nhật Trường ) những ngày ở Sơn Tây chắc buồn lắm. Cụ nhớ quê hương da diết ( mười năm biền biệt ... thức tới sao mờ gà gáy ... ).
      Sau cụ được lênh chuyển nhiệm sở Ninh Bình, tới nơi một thời gian ngắn thì cụ mất!

    
Cố hương xa vọng bồi hồi
Hùng tâm tráng chí ai người hiểu cho
Tân - Đình rượu tưới lệ khô
Cầm khiên ném bút trông chờ chi đây
Mười năm biền biệt trăng gầy
Sao mờ gà gáy lắt lay tim chùng
Chết chôn đất khách là xong
Hồn còn rẽ sóng vào trong Cân - Giờ

Chân Diện Mục
- Đêm ngủ cụ mơ ngồi trên tàu rẽ sóng vào cửa bể Cân Giờ đánh Pháp

* * *
Giới thiệu hai trong số bài thơ tiêu biểu của ông:

Phiên âm Hán-Việt:

Hạc Quan Loạn Hậu

Tự cổ đa tài thị hoạ côn (căn)
Hạc quan quá xứ ám tiêu hồn
Tịch gian ca vũ lai thương kiếm
Khôi lý lâu đài ngoạ tử tôn
Nha tháo hàn vân di bạch trú
Mã tê thu thảo nhập hoàng hôn
Thôn cơ loạn hậu vô nhan sắc
Toạ khiếp sài lang bán yểm môn.

Dịch nghĩa:

Tuần Hạc Sau Loạn

Từ xưa nhiều của cải vẫn là gốc tai vạ,
Qua nơi Tuần Hạc thầm thấy bàng hoàng.
Trên tiệc, đám ca múa toàn là súng gươm,
Trong tro, lâu đài ngổn ngang lớn nhỏ.
Quạ kêu, mây lạnh kéo đến giữa ban ngày,
Ngựa hí, cỏ thu chìm vào hoàng hôn.
Gái đẹp trong thôn sau loạn không ai còn nhan sắc,
Vì sợ sài lang nên một nửa làng đóng chặt cửa.

Phiên âm Hán-Việt:

Viễn Vọng Hữu Hoài

Khách lộ phong trần cận bạch đầu,
Bi sầu nan thượng Trọng Tuyên lâu.
Vân niêm vãn thụ thiên sơn trụng,
Vũ tẩy hàn sa bán thủy phù.
Quan tái chinh sầu văn lạc địch,
Càn khôn độc lập vọng quy chu.
Thập niên cố quốc Mai hoa tự,
Mộng lý mô hồ mịch cựu du.


Dịch nghĩa:

Nhìn Ra Xa, Cảm Hoài

Trải gió bụi ở đất khách, đã gần bạc đầu,
Buồn thương khó nỗi lên lầu Trọng Tuyên.
Mây giăng, cây chiều dày trên ngàn núi,
Mưa rửa, cát lạnh lửng lơ trên dòng nước.
Đang lúc sầu nơi quan ải, nghe tiếng sáo rụng,
Một mình giữa đất trời, ngóng bóng thuyền về.
Mười năm nhớ nhung chùa Hoa mai nơi quê cũ,
Trong giấc một mịt mờ tìm kiếm những bạn chơi xưa.

Phỏng dịch:

Gió bụi đường xa đầu đã bạc
Buồn lên lầu vắng nghĩ liên miên
Mây chiều giăng mắc trên ngàn thẳm
Mưa rửa phù sa bãi nổi lên
Tiếng sáo buồn vương lên quan ải
Mình ta đứng ngóng bóng con thuyền
Mười năm đất mẹ xa xôi quá
Nhớ bạn cùng chơi thuở thiếu niên


Chân Diện Mục

* * *
Các Bài dịch khác:

Ngắm Cảnh Cảm Hoài


Nhuốm bụi phương xa, chớm bạc đầu
Lên lầu không nổi bởi sầu đau
Mây giăng, cây phủ trên triền dốc
Mưa xuống, cát trôi dưới nước sâu
Tiếng sáo vọng buồn nơi cửa ải
Bóng thuyền trôi khuất nẻo giang đầu
Bao năm nhớ mái chùa quê cũ
Bạn hữu năm nào nay ở đâu?


Phương Hà phỏng dịch

* * *
Xa Trông Thương Cảm

Khách phong trần, mái đầu trắng xóa
Dằng dặc buồn, vất vã lầu cao
Chiều buông mây núi giăng sầu
Cát trơ bãi lạnh mưa rào cuốn trôi
Sầu quan tái, bồi hồi tiếng sáo
Đứng một mình đau đáu thuyền quây
Mười năm chùa cũ khôn khuây
Bạn xưa kỷ niệm mộng đầy nhớ thương


Mailoc phỏng dịch
7-15-14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét