Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Tầm Xuân Thi



Thực tình không dám có ý nghĩ xa gần gì đâu, chỉ là muốn chia sẻ chút nắng ấm đầu năm sáng nay, nơi tôi ở với mọi người thân quí trong nhà mà thôi. 
Cầu chúc an lành. 
PKT 01/05/2014 

         Tầm Xuân Thi 
                    Chu Hy (1130 - 1200) 

Xuyên nguyên hồng lục nhất thời tân 
Mộ vũ triêu tình cánh khả nhân  
Thư sách mai đầu hà nhật liễu  
Bất tri phao khước khứ tầm xuân 

Dịch Xuôi: 

Quang cảnh suối đồng óng ả tươi màu chỉ có lúc  
Trời làm chiều mưa sáng tạnh là để cho vừa lòng mọi người đấy 
Cứ mãi vùi đầu vào sách thì ngày nào mới ngộ được 
Sao không biết quẳng bỏ hết mà đi tìm xuân đi  

          Tầm Xuân Thi  

Quang cảnh ngày xuân chỉ có lúc 
Chiều mưa sáng tạnh đâu riêng ai 
Vùi đầu vào sách bao giờ ngộ  
Bỏ hết tìm xuân kẻo phí hoài. 

Phạm Khắc Trí  
01/05/2014 
***

        Tầm Xuân Thi  
Suối đồng một thời xanh óng ả  
Chiều mưa sáng tạnh thỏa lòng người  
Đọc hoài không thể hiểu đời  
Ném đi sách vở Xuân tươi rõ ngời 

Mailoc phỏng dịch


* * *

   Tầm Xuân Thi 

Trời Xuân chỉ đến lúc màu tươi
Sáng tạnh chiều mưa thỏa ý người

Nếu cứ vùi đầu bên sách vở
Bao giờ ngộ được ?? Phí xuân thôi !
                              Song Quang

* * *

尋春詩              Tầm Xuân Thi 
     Đỗ Chiêu Đức xin được góp Ý với các phần sau đây: 
   1. Nguyên tác bằng chữ Hán của bài thơ : 

         尋春詩              Tầm Xuân Thi 

川原紅綠一時新,  Xuyên nguyên hồng lục nhất thời tân, 
暮雨朝晴更可人。  Mộ vũ triêu tình cánh khả nhân. 
書冊埋頭無了日,  Thư sách mai đầu vô liễu nhật, 
不如拋卻去尋春。  Bất như phao khước khứ tầm xuân.  
               宋‧朱熹‧        Tống Chu Hy 

  2. Sơ Lược Tiểu Sử Chu Hy: 
朱熹朱熹 
1130 - 9月15日~1200423日) 
        Chu Hy tự Nguyên Hối, lại có tự là Trọng Hối. Hiệu Hối Am
Hối Ông, Khảo Đình Tiên Sinh, Vân Cốc Lão Nhân, Thương Châu
Bệnh Tẩu, Nghịch Ông, biệt hiệu là Tử Dương. Ông là nhà Tư Tưởng, nhà Giáo Dục, Thi Nhân, Triết Học Gia, Lí Học Gia thời Nam Tống, là đại biểu của Mân Học Phái, người đời xưng tụng là CHU TỬ, là người truyền bá đạo Nho kiệt xuất nhất sau KHỔNG TỬ và MẠNH TỬ, Ông là khúc quanh nối tiếp giữa Nho Giáo với đương thời. 
   3. Nghĩa Bài Thơ: 

          Những bông hoa đỏ xanh tươi thắm phủ đầy cả trên cánh đồng
và trôi trên sông rạch, trong một chốc làm cho ánh xuân thêm rực rở
và mới hẵn lên. Trận mưa chiều hôm qua đến sáng nay đã tạnh hẳn, cỏ cây hoa lá như vừa được gội sạch càng làm say đắm lòng người. Suốt ngày vùi đầu vào trong sách vở, sổ bộ công văn như chẳng có ngày giờ chấm dứt, thôi thì, tạm thời hãy gạt quách chúng qua một bên, để đi tìm và vui với mùa xuân trước đã! 
4. Diễn Nôm : 

          Thơ Tầm Xuân 
Xanh đỏ ngập đồng phủ nước sông
Tối mưa sáng tạnh lá hoa xuân. 
Vùi đầu công vụ không ngày nghỉ, 
Bỏ quách tìm xuân để thỏa lòng! 
                            Đỗ Chiêu Đức. 
* * *

Cảnh Đẹp Sao Bằng Ánh Mắt Người Thương  

Trời xuân xanh đỏ tím hồng 
Bầy ra vui mắt anh hùng nghỉ ngơi 
Buông thơ vắt trán ngẫn đời 
Trăm năm nháy mắt tức cười hay chưa 
Bao nhiêu vẻ đẹp cho vừa 
Thi nhân ca tụng sớm trưa chẳng tường 
Sao bằng ánh mắt người thương 
Ngàn âu yếm ướp lên hương mắt người 
                                    Chân Diện Mục 

* * *

Xuân Về Xin Một Nụ Cười 

Trời xuân hoa cỏ nõn mềm 
Ngắm xuân càng thấy lòng thêm dạt dào 
Tiếng chim rộn hót xôn xao 
Từng đàn bướm lượn nôn nao bóng chiều 
Gió mơn man cánh hoa xiêu 
Giấc mơ cô gái đỏ điều trầu cau 
Mình ta lặng đứng bên cầu 
Nước xanh biếc nhớ lên màu áo ai 
Mối tình xưa vắt ngang vai 
Nghiêng nghiêng một mái tóc dài thả hương 
Nhớ sao ánh mắt người thương 
Đôi tà áo lượn con đường chia đôi 
Xuân về xin một nụ cười 
Ép vào góc nhớ tím thời tình xưa 
                                    Trầm Vân 

* * *

          TÌM XUÂN 
Mùa xuân rực rỡ sẽ qua thôi
Sáng nắng chiều mưa đẹp dạ người
Sao mãi vùi đầu trong sách vở
Mà không tận hưởng cảnh xuân tươi?
                      Lộc Mai (Phương Hà)

* * *


Quên Đi xin bổ sung thêm về Chu Hy.

Chu Hy còn được gọi là Chu Tử. Ông cùng Trình Hạo, Trình Di đề xướng mở rộng học thuyết Nho Giáo, đưa thêm một số tư tưởng của Phật và Lão Giáo vào. Nên đời sao gọi là Tống Nho. 
Học Thuyết Tống Nho ảnh hưởng rất lớn đối với hầu hết người Việt Nam trong đời sống hằng ngày. Học Thuyết này được thể hiện rất chính xác, ngắn gọn trong bài Hát Nói " Kẻ Sĩ " của Nguyễn Công Trứ.
 

Quên Đi góp vui với Bài Dịch Thơ :

          Tìm Xuân


Hoa nở xanh tươi đẹp khắp đồng
Mưa xuân đến sáng thoả cơn mong
Thư văn bề bộn bao giờ dứt
Xếp lại vui xuân đẹp cả lòng.

                                  Quên Đi   

 

Thơ Tranh: Spring


Thơ & Thơ Tranh: Dương Thượng Trúc


Xuân Nhớ Ngoại




Hôm nay nhớ ngoại quá ngoại ơi!
Ngoài sân ướt sũng giọt lệ trời
Trong nhà mắt ứa giọt lệ nhớ
Nhớ mãi tình thương quá tuyệt vời

Chiều buông bên lũ trẻ cút côi
Tre già lệ nhỏ mặn ướt môi
Xoa mái đầu xanh còn ngơ ngác
Cao xanh sao nỡ cất măng rồi

Ngày lại ngày bao gánh hàng rong
Đãi ăn họ chẳng tính tiền nong
Dẫu chẳng cận kề tình vẫn thắm
Tấm bánh hàng rong cả tấm lòng

Tết đến ngoại gói bánh chưng xanh
Thao thao kể chuyện lúc ngồi canh
Cạnh bên chảo mứt tình vàng óng
Con lén thò vào bốc thật nhanh

Ngoại giờ bên mẹ chắc hẵn vui
Lòng con thương nhớ đến sụt sùi
Mỗi độ xuân về càng gợi lại
Hình ảnh năm xưa đến ngậm ngùi

Vanessa Le


Lời Chiến Mã




Ta ngựa Chiến hề, không biết mỏi.
Sải vó, dựng bờm, hí rền vang!
Giật mình cứ ngỡ thời son trẻ,
Khuỵu gối, chồn chân...mắt cay sè!!!


Bày lạc, tan đàn trong cơn mê,
Lang thang dong duổi bước đi, về,
Lầm lũi cúi đầu rưng rưng lệ,
Chỉ ta với ta : ngựa Chiến hề!!!

 Chiến mã hề, say nâng chén rượu
Ngồi nhớ yên cương nhớ bạn bè
Đời bỗng dưng buồn như dáng núi
Lối nào về lại dặm sơn khê?

Nam Chi 
2014

Hôm Nay

      Hôm nay, ngày 13-02-2012 mọi ngã đường trong thành phố Vĩnh Long, kể cả Quảng trường Vĩnh Long, những cặp đôi đang ngồi hóng mát buổi chiều, hoặc đi lang thang đều được mời mua hoa hồng, hoa thường là đôi được cắt tỉa rất bắt mắt, xếp lịch sự trong bao bì dành cho hoa trong suốt. Người bán thường là đôi bạn sinh viên, một trai một gái, đang ngồi lơ ngơ ngắm diều đôi bạn trẻ đến mời tôi mua hoa.
   - Thưa bác, ngày mai là ngày Valentine, chúng con mời bác mua giúp giùm tụi con hoa hồng để bác tặng,,,
   - À ra ngày mai là ngày va lăn tỉn tôi đâu có hay, tôi ngồi cu ki thế này thì mua tặng ai bây giờ, thôi thì thế này vậy, hai cháu có quen bà n
ào xồn xồn giới thiệu cho bác, bác sẽ mua hoa hồng liền cam đoan không trả giá, rồi tặng liền.

   Đôi trẻ cười hiền hơi ngập ngừng, tôi chỉ tay sang bên cạnh.
   - Có c
p vợ chồng ngồi kế bên hai cháu sang mời thử xem, chứ bác mua biết tặng ai bây giờ.
    Tội nghiệp, hai đứa trẻ sang mời theo gợi ý của tôi, mời chồng rồi mời vợ, ai cũng lắc đầu, tôi nói với theo.
   - Tụi cháu ra ngoài hành lang bác thấy rất nhiều đôi bạn trẻ như tụi cháu đang ngồi rủ r
, đùa nghịch ngoài đó, tụi con ra đó chắc là bán được.
    Đôi bạn bán hoa cám ơn nhỏ rồi đi, tôi tiếp tục nhìn diều bay lượn trong chiều lộng gió cùng nắng vàng nhạt núm níu trên đọt cây cao.
    Tôi là khách thường xuyên bất đắc dĩ của công viên, bởi đưa con cháu vận động riết thành thói quen, nên cũng lấy làm lạ, thường trẻ có, già có (già thả diếu cho con ch
áu), tui trong nhóm hai, khi người chơi diều đông, gọi là mùa diều, thường thì khi cận bãi trường, tức đầu mùa hè, hoa phượng khởi sự nở, cùng lúc mùa diều bắt đầu, nay mới vừa qua rằm tháng giêng, trong khuôn viên quãng trường Vĩnh Long, đã đông đủ quần hùng chen vai thích cánh, một nhóm ra bờ sông Tiền thả diều cho thoáng đảng, không bị cảnh ba bốn con diều ôm nhau một cục,  rồi r nhau xuống đất ngh xả hơi.


    Diều bằng nylon in vẽ đủ kiểu, con bướm (tui có một con, mua cho cháu ngoại), con cá mập, con dơi, năm nay tôi có thấy hình con sirene v..v..người bán đầy cả, chỉ tội nghiệp người lớn bị con cháu nhèo nhẹo đòi, phải vui v móc ví ra.
     Bây giờ, muốn thả diều, mua có ngay cả sợi chỉ cùng ống quấn, cở chỉ to nhỏ tùy chọn, loại chỉ nylon dùng cho chài lưới, tên thông thường gọi ( chỉ đậu )
     Ngày xưa của tôi, đi học quần xà lỏn, áo sơ mi ngắn tay ( áo cụt tay ) rất ham thả diều, khi vào hè, diều phải tự cộp pi các anh lớn, rồi về nhà, đâu có nylon như bây giờ, muốn làm diều, trong nhà đơn độc có mình tôi, còn bà nội cùng ba bốn bà, đâu ai biết mà giúp tui.
       Khà, không ai, thì tự biên tự diễn vậy, bắt đầu nè, mở kệ tủ, chọn vài quyn tập, con dao ăn trầu của bà thay vì chỉ làm nhiệm vụ rọc lá trầu cùng bổ cau, nay tôi ban cho nhiệm vụ rọc giấy tập học phục vụ con diều tương lai, làm xong diều, toàn bộ hai ruột của hai quyển v mất tiêu chỉ còn hai cái vỏ bìa xẹp lép được cất trở lại. Còn nhỏ quá tôi đâu biết tìm tre, rồi vót tre thành cung, nên (sáng kiến ) dùng cọng chổi quét nhà được kết bằng lá dừa, làm cung cho diều, thành thử khi hì hục dán bằng cơm nguội, nơi cơm mềm thì phẳng, nơi cơm cứng độn lổn ngổn, nhưng xem không tệ lắm, chỉ có điều khi cầm diều lên uốn thử bên nào gốc cọng cong ít, bên ngọn cọng cong quá xá, không cân bằng tí nào cả, cột lèo cùng chỉ thả diều, có sẵn, tôi dùng lon sữa bò hiệu hai con chim, ngày xưa chỉ có duy nhứt loại sữa này mà thôi, quấn chỉ, loại chỉ coton dùng may vá thông dụng, rổ may của nội tôi có hai ống chỉ cây, trắng và đen, tôi quấn hết ồng đen thấy chưa vừa lòng (tham mà ) tới ống chỉ trắng cũng chung số phận với đồng nghiệp đen, mà ngộ nội tôi không rầy tiếng nào, chỉ về sau tôi mới nhận ra điều này. Có biết bao điều mình phạm phải đủ dạng lầm lẫn càn quấy, mà ta không hay không biết, bởi vì ta mãi được nằm ấm êm trong nôi tình thương bao la, cùng sự chở che bao dung độ lượng.


    Làm xong diều buổi sáng, chiều nay ta chạy diều cho đã, chiều chậm chạp, trong khi lòng tôi đánh trống khua chiêng dữ dội, nên đâu khong bốn giờ nắng vẫn còn khá gay gắt, ta mang diều ra (chạy chứ có gió đâu mà thả), diều bay lên theo bước chân hăng say, song có điều, con diều tôi làm nó bay rất ư phách lối, ngan ngược, diều người ta bay thẳng lên cao, còn diều của tui cứ niển (nghiêng) vào hàng dây điện, sợ diều vướng mắc, ta thôi chạy diều hạ xuống chút ít, tui bắt đầu mở tốc độ, diều lao vào dây điện, rồi gió chợt thổi, ông nội quấn càng nhanh quanh sợi điện, đầu diều lắc lư báo cho chủ nhân biết là tuyệt vọng rồi, đuôi nó vung vẫy(chúc mừng) con thứ hai, rồi thứ không nhớ bao nhiêu mà kể, chỉ kể được chính xác, những vỏ v lép theo thời gian tăng tiến lên từng ngày, từng bước rong ruỗi vào mỗi chiều chiều.

     Tôi chợt nhớ lại, một lần nọ vào chạng vạng, đang mãi mê chạy diều, bởi diều tôi làm có được bay cao rồi yên vị thong thả trên không bao giờ, nên phải chạy cật lực, mặt quay về sau, chân mi mê rong ruổi phía trước, tay giật giật và tai nạn giao thông xảy ra, tôi va mạnh vào đứa con gái nhỏ (nhỏ hơn tôi vài tuổi có lẽ), được mẹ dắt đi, em ngã xuống đường, mặt đường lổn ngổn than đá, (không biết ai nghĩ ra rồi tri than đá thay đá tri đường), bên phía màng tang bên phải, máu chảy ròng ròng, cũng may thuở đó có một đội quân-y đang đóng quân, mang em vào băng bó trị liệu, xong rồi bà mẹ dắt em vào nhà nội tôi mắng vốn, tôi tò tò theo sau, mồ hôi vã ra như tắm, vừa sợ, vừa mới ngừng bất chợt kết thúc cuộc biểu diễn nội tôi ra năn nĩ, rồi đền tiền chích thuốc cho hai mẹ con nạn nhân thành tích của tui, cô bé này ngụ ở bến đò mà tới nay tôi cũng chng biết là ai, nếu nay tình cờ biết được, chắc có nhiều chuyện để hàn huyên lắm.

    Nhân tai nạn diều của tôi, bà cô hai, người chăn tôi cùng tiếp nội tôi coi sóc nhà cửa, kể như sau (ba mầy hồi xưa, cũng chạy diều, mê diều cởi lên gánh sương sa, keo, chén, gánh, gióng đổ bể ráo trọi, bà nội mầy phải thường nguyên gánh sương sa cho người ta
    Nay nội tôi, bà cô hai, ba tôi cùng những bà dì, bà cô thuở ấy, đã ra người thiên cổ từ lâu lắm rồi, hôm nay tôi được ngồi đây, được kể lại, được có trang mạng để tr
i lòng, thành thật cám ơn tất cả mọi sự xưa nay, cùng các bạn hiện giờ. 
Thân mến nhiều,

Trương Văn Phú

   

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Thầy Lê Quang Ánh và Nhóm Ái Hữu 72 Họp Mặt

Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp Niên Khoá 1972

Đứng:Bửu Hội, Sương, Oanh 
    Ngồi: Thầy Lê Quang Ánh, Tiên, Hà, Duyên
Đứng: Sương, Oanh, Trường
  Ngồi: Thầy Lê Quang Ánh ,Tiên, Hà, Duyên

Phan Thị Sương

Mong Manh Hỏi Người



Hỏi người một buổi chiều xưa 
mong manh như khói đong đưa ngọn sầu 
hỏi người. người sẽ về đâu ? 
còn ta về chỗ nông sâu dò tìm 

Một đời đợi mỏi cánh chim 
chim bay biệt dạng bóng chìm biệt tăm 
khổ thân chờ đợi bao năm 
sống trong cô tịch âm thầm riêng mong 

Hỏi người xao xác tấm lòng 
đã đi là hết đừng trông bóng hình 
mong manh nào chút lòng tin 
hỏi người có nhớ gọi mình. mình ơi! 

Trần Phù Thế

Thơ Tranh: Ngậm Ngùi



Thơ: Thiên Thu
Thơ Tranh: Kim Oanh

Bài Thơ Cho Em

  
(Cảm tác từ ảnh)

Một thuở xa xưa
Em tôi mười bảy,
Tóc ngắn ngang vai,
Em mặc áo dài,
Nữ sinh trong trắng.
Em ôm cặp đen,
Ngồi yên như nhớ
Nơi tiền đồn xa,
Người anh chiến đấu
Bão vệ sơn hà?
Hay em ngồi đợi
Non nước thanh bình,
Anh đón em về
Làm dâu nhà anh,
Con trẻ yên lành,
Một nhà hạnh phúc?

Nguyễn văn Tỷ

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Mạn Bàn Về Câu Đối Trong Dịp Xuân Về

                              
      Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, trong văn hoá Việt chúng ta cũng như Trung Hoa, Tết mà vắng câu đối coi như ngày xuân thiếu đi phần nào hương vị.
Câu đối có từ rất lâu đời, thế nhưng đến nay vẫn không bị đào thải, bấy nhiêu đó cũng đủ chứng minh đây là món ăn tinh thần, nét văn hoá đặc sắc không thể thiếu trong các dịp lễ hội .
Viết câu đối có khó không? - Xin thưa để viết được câu đối không khó, chỉ cần chúng ta nắm vững nguyên tắc là được.
Về Nguyên tắc viết câu đối, đã có rất nhiều bài viết, nội dung đại khái giống nhau. Dưới đây chúng tôi trình bày những đều ít hoặc chưa được nói đến.

      Chữ viết thông dụng của Việt Nam chúng ta trước đây là Hán Tự và chữ Nôm (một loại chữ biến đổi từ Hán Tự). Sang hậu bán thế kỷ 19 dần chuyển sang loại chữ theo mẫu tự  La Tinh. Chính vì thế nguyên tắc viết câu đối cũng có thêm chút khác biệt.
Thế kỷ 19 là giai đoạn chuyển tiếp từ chữ Hán, Chữ Nôm sang chữ Quốc Ngữ ngày nay, chúng tôi chia nguyên tắc viết câu đối ra làm hai thời kỳ. Giai đoạn Trước thế kỷ 19 và Giai đoạn sau thế kỷ 19. Đồng thời nêu những khác biệt giữa câu đối trước và sau TK 19

Giai Đoạn Trước Thế Kỷ 19
- Chỉ đối Bằng Trắc cuối câu
Đây là thời kỳ các văn bản hoàn toàn dùng chữ Hán và chữ Nôm. Ở giai đoạn này Thi Văn ...không hề có chữ Hoa, dấu ngưng dấu nghỉ gì cả. Khi viết hết một câu, tròn một ý thì Tiền Nhân vẽ một khuyên tròn như chữ "o". Do đó, các câu đối không hề có dấu dừng ở giữa câu,  mà đi một hơi đến cuối câu:

        人生七十古來稀
Nhân sinh thất thập cổ lai hy
Nhật Nguyệt Quang Chiếu Thập Phương (Vầng Nhật Nguyệt Chiếu Mười Phương Rạng Rỡ)
Tổ Tông Lưu Thuỳ Vạn Thế (Đức Tổ Tiên Lưu Muôn Thuở Sáng Ngời).
hay
"Ai công hầu ai khanh tướng vòng trần ai ai dễ biết ai"
Đặng Trần Thường - Tướng của Chúa Nguyễn Ánh
"Thế Chiến Quốc thế Xuân Thu gặp thời thế thế thời phải thế"
Ngô Thì Nhậm - Tướng của Vua Nguyễn Huệ
    Chúng ta thấy vế xướng của Đặng Trần Thường có 1 chữ "Trần" (chữ lót giữa tên và họ). Còn vế đối của Ngô Thời Nhậm có đến 2 chữ "Thời" ( chữ lót giữa tên và họ). Như thế là không chỉnh, dư 1 chữ Thời
      Có thuyết nói rằng, nguyên vế đối lại của Ngô Thời Nhậm là:
       Thế Chiến Quốc thế Xuân Thu gặp thời thế thế nào vẫn thế  mới là đúng.
      Theo chúng tôi nhận xét, vế đối này mới thật sự là chỉnh, chỉnh hơn vế bên trên.Vì chỉ có 1 chữ "Thời"

- Đối Thơ  
      Nếu Vế Xướng viết theo thơ Ngũ Ngôn (câu 5 chữ) hay Thất Ngôn Đường Luật, Vế Đối phải đối theo hai câu Thực (câu 3;4) và hai câu Luận (câu 5;6)
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ.
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên.
(Dịch nghĩa: Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân. Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là  trước hết)
 “Ruồi “đậu” mâm xôi “đậu”
“Kiến “bò” dĩa thịt “bò”  
                                

Giai Đoạn Sau Thế Kỷ 19

- Đối Bằng Trắc tất cả các đoạn trong câu.
      Sau thế Kỷ 19, chữ Quốc Ngữ chúng ta hoàn toàn theo cú pháp của Phương Tây các dấu (.),(,),(?)...xuất hiện trong câu văn, câu thơ và cả câu đối. Từ đó các câu đối dài, được chia ra làm nhiều đoạn.Chính vì vậy có thêm một nguyên tắc là các chữ cuối các đoạn phải đối Bằng Trắc với chữ cuối của Vế Đối. Trường hợp ngoại lệ đối vối những câu đối quá dài, sẽ không phải theo nguyên tắc này.
Thí dụ
      Nực cười thay: nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà tết!
      Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi!
(Trần Tế Xương)

- Nếu như thế câu đối dưới đây, cả hai vế đều phạm nguyên tắc Bằng Trắc chữ cuối mỗi đoạn và chữ cuối vế, chữ cuối của đoạn thứ nhất của cả hai vế đều cùng bằng trắc với chữ cuối của vế đối. Một văn tài như Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi và vị quan Tàu lại viết câu đối sai?

"Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan"
("Qua cửa quan trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan")
Vế ra câu đối của quan giữ ải Phong Luỹ, Trung Hoa

"Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối"
("Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, mời tiên sinh đối trước")
Câu đối lại của sứ thần Việt, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

      Vế xướng cũng như vế đối của Câu Đối trên không sai nguyên tắc. Vào thời câu đối trên xuất hiện, không có những dấu phết như chúng ta thấy ở trên, sai là do ngày nay khi biên soạn lại, thêm những dấu phết vào.
      Chúng ta lạm dụng dấu phết không đúng chỗ, khiến cho câu đối từ đúng trở thành sai. Việc lạm dụng các dấu chấm, phết, áp dụng cho văn thơ ngày xưa thật sự là một sai lầm, đôi lúc làm lệch ý của người xưa. Vì người xưa đâu có những dấu chấm phết thế này. Những trường hợp này ta thấy nhan nhãn trong các trang web.
Thí dụ như câu đối:
“Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ(Thiên tăng tuế nguyệt niên tăng thọ)
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”(Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường)
(Trời thêm tuổi mới năm thêm thọ Xuân khắp càn khôn phúc khắp nhà)
      Đây là câu đối thơ 7 chữ của Tiền Nhân, không hề có dấu phết. Thế mà người sưu tầm câu này khi đưa vào trang Web lại thêm dấu phết vào làm sai lệch đi.
- Đối Thơ
Cũng giống như Đối Thơ ở phần trên.

                           Những câu đối thú vị
      Trong kho tàng văn học chúng ta không hề thiếu những câu đối rất thú vị. Đối với câu đối Hán Việt, chúng tôi chưa thấy câu đối nào chưa đối được? Nhưng với các câu đối Việt ngữ của chúng ta thì rất nhiều, như vài thí dụ sau:
      1- Vua Tự Đức có 1 câu đối rất chỉnh mà đến nay chưa chắc ai giải được.
Vế đối ra:
Kia mấy cây mía
và vế đối lại cũng của vua Tự Đức là:
Có vài cái vò
      Rất chỉnh, không một sai sót nào. Ngoài chính Ngài đối lại, đến nay chưa có câu nào đối lại cả.

      2 - "Da trắng vỗ bì bạch" (Đoàn Thị Điểm)
 
     Có rất nhiều câu đối lại, nhưng đến nay vẫn không có câu đối nào chỉnh
"Rừng sâu mưa lâm thâm" --
"Quạ vàng đội kim ô" --
"Tay tơ sờ tí ti"
"Con thầy bắt sư tử".

..... 
      Chúng ta thử tìm hiểu tại sao đến nay câu "Da trắng vỗ bì bạch" vẫn chưa có câu đối nào được chấp nhận, mặc dầu đã có rất nhiều người đối.

- Thứ nhất : chỉ có 5 chữ, nhưng lại có hai danh từ Da, Bì, hai tĩnh từ Bạch, Trắng và một động từ Vỗ
- Thứ hai  : đây là câu đối thơ, khi đối, ta phải đối theo hai câu Thực hoặc hai câu Luận của thơ Đường Luật Ngũ Ngôn.
- Thứ ba : nghĩa và ý các chữ của vế xướng.
Nhìn lại các vế đối lại , không một câu nào thoả đủ các điều trên.

      3- Con cá đối nằm trên cối đá 

      Câu đối này tương tợ như câu "Da trắng vỗ bì bạch" cũng là đối thơ Thất Ngôn Đường Luật...chỉ khác là không hề dùng chữ   Việt giải nghĩa chữ Hán Việt, mà lại nói lái.

      Theo chúng tôi được biết là chưa có vế nào đối lại.
      Riêng cá nhân tôi cũng xin góp vui đối lại câu đối này, nhưng không được thanh lắm.
Con cá đối nằm trên cối đá
Cái mông đầm tạ lên mâm đồng

      Nói tóm lại, câu đối tuy dễ mà khó. Chẳng khác nào câu của Tú Bà nói với Kiều : Nghề chơi cũng lắm công phu.
 

Huỳnh Hữu Đức