Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Hình Ảnh Buổi Cơm Thân Mật CHS Tống Phước Hiệp Vĩnh Long


Buổi Cơm Thân Mật Của Các Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp & Thủ Khoa Huân & Nguyễn Thông. Nhân Chị Kim Phượng Về Việt Nam

Đứng:Kim Vân, Kim Đính, Ngọc Nhan, Ngọc, Ánh Hồng
Ngồi: Kim Phượng, Hữu Đức, Kim Hiệp

Ánh Hồng, Khim Phượng, Ông xã Ánh Hồng

Ngọc Nhan, Kim Phượng, Ngọc

Ánh Hồng, Ngọc Nhan, Kim Phượng, Kim Vân
Tạ Thị Ánh Hồng


Ngộ Tình



ngày hôm kia cõi trầm luân tĩnh
xóa can qua khổ ải lụy phiền
thâu đêm niệm sân si ái ố
yêu là dây oan trái tại mình

ngày hôm kìa lần tay bấm quẻ
bói căn duyên nhân quả khó lường
tình vay nóng kiệm lời phổ độ
suối cam lồ lòng dục nhiểu nhương
.
ngày hôm qua kiếp luân hồi nhớ
trước tiền căn viên tịch tham quan
phạm sắc giới tham tình dối bạn
nay hậu sanh đời khổ gian nan
.
sáng sớm nay giữa đường thiên trúc
giác ngộ ra,,xa thẳm bồng lai
đành hồi bước mót tình hỷ xã
chút tình già,,,chay,mặn...còn ai?

Phủ Hiền


Trên Đường Về



Hôm ta về xếp đôi tờ giấy trắng
Xếp làm tư làm tám giữ trên tay
Xếp như gói bóng hình ở lại
Trên vai ta đằm thắm tóc em dài

Sông là để những thuyền hoa về bến
Đời có khi nào con nước xuôi
Có chèo chống một mình qua nước ngược
Thì khóc theo sông bên lỡ bên bồi

Hôm ta về như qua dòng sông cũ
Xếp trên tay tờ giấy trắng em trao
Xếp như gói đời ta ở lại
Với dòng sông bến bắc năm nào

Hôm ta về là hôm ta ở lại
Đường phố xa hạt bụi nhớ thêm gần
Em chắc biết ly café lặng lẽ
Nói dùm ta về một nỗi bâng khuâng.

Lâm Hảo Khôi
(12/11/13)


Thơ Tranh: Bỗng Nhớ


Thơ: Kim Quang
Thơ Tranh: Kim Oanh


Lỡ Hẹn



Hai năm ở trọ nhờ đi học
Một chút tình con thật dễ thương

Ngất ngưởng theo em về xóm nhỏ
Ngày đi hai buổi, đạp chung đường.

Mỗi sáng gọi đò em bước xuống
Chiều về nhường nhịn lối đi lên
Giữa sông áo trắng bay như bướm
Tóc rũ bờ vai sóng dập dềnh.


Guốc mộc em đi khua lốc cốc
Có khi vắng tiếng buồn mênh mang
Đến trường đứng đợi bên hè phố
Nắng dưới hàng cây em chửa sang.


Chiều qua đến bến sông ngày đó
Vắng bóng đò ngang của độ nào
Quay về trường cũ rong rêu quá
Hàng phượng bâng khuâng cũng úa màu.


Lỡ hẹn với em từ dạo ấy
Cùng trường cùng ngõ chẳng duyên trao
Em ơi ngày cũ đâu còn nữa
Thoi thóp buồng tim luống nghẹn ngào.


Dương hồng Thủy
(10/10/2012)


Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Là Em



            
Em về điểm phấn tô son
Tay anh kẻ nhẹ đôi dòng mắt xanh...
Sương Đêm

Tình em ánh mắt long lanh
Chứa bao nguyện ước duyên lành lứa đôi
Khen em đẹp - Em mỉm cười
Nắng ngoài sân bỗng như tươi thắm nhiều...

Thương làm sao dáng mỹ miều
Người yêu anh đó - Anh yêu suốt đời
Núi kia dù có di dời
Bước tình hai đứa khó rời được nhau

Em trao anh lời ngọt ngào
Buồn ly hương cũng xuyến xao tâm lòng
Một ngày nắng đẹp pháo hồng
Ước nguyền trọn ước vợ chồng đẹp duyên

Bao nhiêu năm tháng muộn phiền
Tình em anh giữ của riêng trong lòng
Ngọt ngào thuận vợ thuận chồng
Lòng anh chỉ một bóng hồng . ..LÀ EM

Thy Lan Thảo


Giận Hờn




Thu về vàng lá khắp sân
Quên đi hờn giận còn ngân trong lòng
Ai về cho nhắn đôi dòng
Tình thu ấp ủ vương dòng lệ sa



Lục Lạc

Thơ Tranh: Dáng Thơ


Thơ: Lục Lạc
Thơ Tranh: Kim Oanh


Cùng Em Uống Cà Phê

                        

Cùng em đi uống cà phê
Quán “Văn” tre trúc phủ che quanh mình
Cạnh bàn nhiều cặp thật xinh
Tiếng cười khe khẻ lung linh ánh đèn.

Tay em – tay anh đan xen
Mà run như đá dế mèn ngày xưa
Phải rồi – hôm đó trời mưa
Chờ cho dứt hột – buổi trưa mới về.

Dọc đường nửa tỉnh nửa mê
Bên em – em xỏa tóc thề tung bay
Em về - anh ngây ngất say
Anh về - em có nhớ ai không nào ?

Em cười hồng thắm má đào
Tay trong tay nắm thì thào bên nhau
Trăng đêm e ấp đón chào
Tiển em đầu ngõ – lối vào bến sông.

Chia tay – chẳng dám đèo bồng
Mắt môi em nháy cong vòng bờ mi
Thẩn thờ anh bước chân đi
Giọt cà phê đắng – còn gì trong em ?

Dương hồng Thủy


Ngô Văn Lân - Vị Tiền Hiền Lập Làng Tân Giai


NGÔ-VĂN-LÂN
Vị tiền-hiền đứng lập làng Tân-Giai.
(Thuộc Quận Châu Thành)

          Tìm hiểu nhân vật thời xưa của Vĩnh-Long mà không nhắc đến cụ phó Ngô-Văn-Lân là một điều thiết sót đối với nền sử học sau này.

          Cụ sanh trưởng trong một gia đình nho phong, cụ ra chào đời vào năm 1837 tại Vĩnh-long, lúc bấy giờ thuộc về nhà nước cựu trào, đất đai còn hoang vu chưa phân định từ vùng rõ rệt, làng xã chưa có nhiều, cụ Ngô-văn-Lân là người địa phương mới đứng ra lập làng Tân-giai và khai khẩn đất cát quanh vùng. Đầu tiên những việc làm của cụ là mở lộ, đào kinh, đốn phá cây cối sầm-uất, từ làng này đến làng kia, làm cho sự giao-thông qua lại dễ-dàng. Quy tụ dân chúng về sanh-cơ lập nghiệp trong khu vực vừa mới tân tạo. Chính cụ là vị tiền-hiền có công khai hoang dựng ấp, xây-dựng nên làng Tân-giai trù phú như ngày nay.

          Kẻ hậu sinh ăn trái nhớ kẻ trồng cây, chúng tôi có bổn phận nêu lên những bực hữu công, vì nhớ quê hương dân tộc, vì dãy gấm vóc của tiền nhân ta đã dày công xây đắp, hy-sinh xương máu, giữ từ tấc đất chống xâm lăng, bảo vệ mảnh đất thân yêu đem hạnh phúc cho giống nòi. Cụ Ngô-văn-Lân không màng nguy hiểm, vượt qua bao trở ngại xung phong làm cái công việc khai sơn phá thạch, nối chí người xưa, lưu lại cho đời nhắc nhở.

          Năm 1877 cụ ra làm Phó-tổng cho chánh-phủ tân trào, cụ được nổi tiếng liêm-chánh sở dĩ cụ ra làm việc là muốn dựa vào chức vụ sẵn có mà làm những việc hữu ích cho tổng làng, binh vực quyền lợi cho người dân thấp cồ bé miệng không dám đến nha môn để kêu ca những điều oan ức. Tiếng cụ đồn xa, dân tình đều nức lòng cảm mến, người Pháp lúc bấy giờ bắt đầu nghi ngờ cụ, có lẽ cụ là người ở trong đảng cựu triều đình len lỏi vào để dọ dẫm ; biết như thế nhưng cụ vẫn bình tĩnh, thản thiên như người vô sự, vẫn tiếp tục làm phận sự, lòng cụ đã biểu lộ sự ngay chánh trong trắng, người Pháp phái người theo dõi hành động của cụ luôn, biết rõ con người của cụ đầy khí tiết, đâm ra kính nề và khen thầm người miền Nam như cụ có một tinh thần bất khuất, năng làm hơn nói, gặp việc phải thì nói ngay cho ra lẽ không úp mở, lúc nào cũng tỏ ra con người cương trực và đứng đắn, từ đây chúng càng thêm mến phục qua đức độ của cụ.

          Thật ra, đời cụ ra làm quan không vì danh lợi, mục đích là phụng sự cho quê hương, bênh vực lợi quyền cho dân nghèo, dám đương đầu nhiều trở-lực trên chính trường.

          Tỉnh Vĩnh-long có hai vị Phó tổng được nổi tiếng : một là phó tổng Tống Hữu-Định tục danh là phó mười hai và cụ Ngô-văn-Lân đáng cho người đời tôn sùng nhắc nhở, chúng tôi xin nói thêm cụ Ngô-văn-Lân có người con là ông Ngô-văn-Công cũng nối chí cụ, góp công xây dựng tỉnh nhà. Chính ngôi đình Tân-giai  lúc trước bị ngọn nước sông Cổ-chiên xoáy lở, cụ đứng ra dời qua mé đất liền như chúng ta đã thấy hiện nay. Cụ còn làm công việc đáng ngợi, là khuyến khích kẻ thất học, dẫn đến trường giúp đỡ mọi nhu cầu cho học trò nghèo, cụ còn làm những việc âm đức, tu cầu bồi lộ mở đường xây cất trường học v.v…

          Theo lời các bô-lão kể lại nơi đình Tân-giai có thờ bài vị cụ Phó tổng Ngô-văn-Lân, vị tiền hiền sáng lập làng Tân-giai. Thật ra đất lành trổ sanh cây quí, đất Vĩnh-long từ xưa đến nay lắm bực tài trí đứng ra kiến thiết xây-dựng đình làng, làm những điều công ích. Chúng tôi cần gợi lại hiến quý bạn đọc biết qua sơ lược về ông Ngô-văn-Lân vị tiền hiền trên đất Vĩnh của thời quá khứ.

         Ngày nay mỗi lần cúng tế các kỳ lão và hương chức đều tưởng niệm ông Ngô-văn-Lân một cách kích cẩn.

(Theo Vĩnh-long Xưa và Nay - Xuất bản 1967)

Tác giả HUỲNH MINH
Tống Ngọc Nhan sưu tầm


Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Ảnh Xưa Quảng Cáo Kem Hynos











Đỗ Đình Tiến Sưu Tầm 


Ảnh Xưa Vé Số Tombola

















Đỗ Đình Tiến Sưu Tầm 


Ảnh Xưa - Diêm Quẹt







Đỗ Đình Tiến Sưu Tầm


Thơ Tranh: Vương Buồn



Thơ: Về Chiều
Thơ Tranh: Kim Oanh


Bóng Hình Là Máu Thịt Tôi






ôm hình từ buổi sơ sinh
từ khi tiếng khóc bình minh cuộc đời
bóng hình là một trên đời
đừng ai chia cắt tách rời hai nơi
bóng hình là máu thịt tôi...

Trần Phù Thế
( Từ Tập Thơ Tình Trần Phù Thế)



Mừng Sinh Nhật Huỳnh Hữu Đức - 2010




Huỳnh Hữu Đức