Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Tiễn Đưa - Tác Giả Lê Đức Long - Tiếng Hát Suối Dâu

Cựu Học Sinh Trường Trung Học PleiKu

     

 Nhạc Phẩm: Tiễn Đưa
Tác Giả: Lê Đức Long
Tiếng Hát: Suối Dâu

Tuổi Già

Chúng ta là cựu học sinh của Trường Trung Học Tư Thục Nguyễn Trường Tộ, Tống Phước Hiệp và tôi là người trong thế hệ trước năm 1975. Những người ở thế hệ này có số tuổi nhỏ nhất khoảng bốn mươi, còn đa số phải lớn hơn sáu mươi tuổi. Mỗi chúng ta mang trong lòng kỷ niệm thời đi học, Vĩnh Long một nơi chốn sinh ra và lớn lên. Những kỷ niệm đó được gợi nhớ bằng cách nói ra hay viết lại để trải nỗi lòng. Viết về tuổi trẻ đầy kỷ niệm đẹp có rất nhiều người đã làm, giờ đây đang bước vào tuổi già, liệu kỷ niệm có đằm thắm hơn để ghi lại hay không. 

Các tác giả của một số bài văn, thơ đã đăng trên trang báo, họ hay nhắc nhớ về ngôi trường đã học và Vĩnh Long nơi chốn đã sinh sống lúc thiếu thời. Riêng tôi, giờ đây tôi thích nói đến tuổi về chiều của một đời người.

Tôi có dịp đọc qua một vài bài viết trong các tạp chí hoặc một số sách vở, rất nhiều tác giả nhận định rất hay và nêu lên những ý nghĩ thú vị về tuổi già. Ngoài ra, qua sự tiếp xúc với các anh chị và bạn bè gần xa, họ đã mang đến rất nhiều suy tư hữu ích cho tôi về tuổi già. “Tuổi già” mà tôi muốn nhắc đến, không là sự lặp lại nhàm chán về suy thoái phần cấu tạo thân xác mà là một ước muốn chia sẻ tâm niệm ( think of constantly) cho các bạn về một trường hợp có thực đã trải qua cho tôi và hiện nay tôi đang sống trong hoàn cảnh đó .

Sắp sửa bước vào tuổi lục tuần, đang lúc còn mạnh lành với việc làm hàng ngày, thình lình “tai biến mạch máu não" đã xảy ra cho tôi. Trong cái rủi vẫn còn may là tôi hiện đang làm việc tại một bệnh viện. Một sự may mắn khác là tai nạn xảy ra sau giờ làm việc, nên tôi được đưa đến phòng khẩn cấp kịp thời. Bác sĩ cho biết, sự việc khó lường nếu như tôi bị đột qụy tại bãi đậu xe hay trên đường về nhà.



Các bạn thân mến, tôi như người về từ cõi chết. Sau ngày rời bệnh viện, tôi chấp nhận một vận mệnh đã đến với đời mình là căn bệnh “Aphasia” (trong từ điển Việt Nam không thấy tên danh). Căn bệnh này khiến khả năng nói, nghe, đọc, viết và nhiều vấn đề khác nữa đều bị hạn chế. Thế là sự việc không muốn lại đến. Tôi phải từ giã công việc mình đang làm. Hai năm sau đó tôi đã dồn hết nổ lực, cố gắng tập lại những khả năng trước đây. Nhờ sự giúp đỡ của người trong gia đình và bạn bè là một cứu cánh. Ngoài ra, những vị đã đặc biệt giúp tôi trong việc trị liệu. Họ là những người bạn tốt, đã khuyến khích, đưa bàn tay ra nâng đỡ tôi đứng và vươn cao lên. Tám tháng sau, với cố gắng phi thường, tôi chỉ viết được hai lá thư bằng Anh ngữ, một cám ơn tất cả những người đã cứu sống tôi, còn lá thư kia tôi viết cho các con.

Đây là một thách thức lớn!

Có lẽ các bạn sẽ đặt câu hỏi.Tại sao một người bị hạn chế về khả năng của thể chất lại cố gắng viết về “Tuổi Già” để làm gì ? Bởi vì lúc tôi đang ở ngã rẽ giữa cái chết và sự sống, tôi tìm thấy một tia sáng rất nhỏ nhoi là niềm tin. Niềm tin đó là tôi sẽ được cứu sống. Chính niềm tin này đã giúp cho tôi tìm được sự an bình và từ đó trong tôi hy vọng luôn vươn lên. Chính tia sáng này đã làm tôi không ngừng suy nghĩ. Niềm tin yêu mà tôi có được đó, đã thôi thúc, khuyến khích tôi cố gắng nói cùng các bạn về sự hạnh phúc trong tuổi già.
Có một người đã nói rằng: “Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.”
Một người khác lại nói :

“Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày là qua một ngàỵ” 
“Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày là qua một ngàỵ”
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày là qua một ngàỵ” 

Tôi xin kể câu chuyện sau đây hầu làm sáng tỏ về tuổi già. Có một anh bạn lớn hơn tôi khoảng bảy tám tuổi, gia đình anh không được khá giả và sau 1975 anh lại càng nghèo nàn, cơ cực hơn. May thay anh được sang định cư tại Hoa Kỳ. Đến tuổi anh về hưu cũng là lúc các con đã có công ăn việc làm. Gia đình anh vẫn theo nề nếp Việt Nam, nên các con đều quay quần sống cùng cha mẹ. Thời gian sau, anh quyết định về Việt Nam sống hết chuỗi ngày còn lại. Quê anh ở nơi miền xa , anh xây nhà rộng nên được coi là lớn trong xã, được mọi người trầm trồ và kính nể . Ở quê, trong một ngôi nhà lớn chừng ấy, giàu sang thế ấy, nên một ngày tiệc nhỏ hai ngày tiệc lớn, rượu bia chẳng bao giờ thiếu . Hai năm sau, anh trở bệnh, không thể đi đứng và hai bàn tay cũng bị tê liệt. Tại bệnh viện Pháp ở Việt Nam, họ bó tay sau cả tháng điều trị. Gia đình đưa anh về Mỹ, bác sĩ tìm ra anh chỉ bị tai biến mạch máu rất nhẹ , nhưng vì để lâu quá, nên có nhiều cục máu (clots) làm kẹt và máu rất đặc . Số tiền trị liệu không nhỏ.Thời gian chữa trị xong, một năm sau đó anh được bình phục. 

Trong trưòng hợp khác, tôi có một người bạn, năm nay gần sáu mươi tuổi . Trước 1975 anh hoàn tất Cử nhân Luật, làm việc cho ngân hàng và sau đó phải động viên . Chị vợ là thư ký cùng ngân hàng với anh . Gia đình được định cư theo diện HO . Anh không thể học lại, phải đi làm cố gắng nuôi sống các con. Vợ anh làm nghề may, sau đó được người chị họ giúp chuyển nghề, làm móng tay. Nhờ đó chị khá giả hơn, có nhà to và đầy đủ xe cộ, còn các con nay đã thành công . Anh đã đưa đến kết luận : “Gia đình chỉ biết vợ tôi, còn tôi chỉ là người vai phụ và khi các con đã thành nhân thì tôi chỉ là một bóng mờ.”
Khoảng ba năm trước, anh đem hài cốt của cha từ Mỹ về lại quê nhà . Việc xây cất được hoàn tất khoảng một tháng sau anh mới trở về. Không lâu, nghe tin anh quyết định ly dị. Tôi bàng hoàng sửng sốt. Tôi cảm thấy buồn, không thể quy lỗi về ai , vì anh chị đều đáng thương chỉ cần cả hai mở rộng trái tim thì hay quá !

Câu chuyện đầu của người bạn, chỉ là một thiểu số. Đa số người Việt Nam đến tuổi đã già ngoại trừ người bị bệnh, hầu như ai cũng cố gắng làm việc vì bổn phận lo cho gia đình. Người Tây Phương họ rất ngạc nhiên về người Việt, đó là sự lo lắng bảo bọc gia đinh và nuôi dưỡng con cái, rồi lại tiếp tục lo cho cháu, để cho con cái được rảnh rang làm việc sinh sống . Một đời sống rất đơn giản mà hạnh phúc của họ không đo bằng sự giàu có hay nghèo hèn, mà chỉ là sự bao bọc bởi tình yêu do những thành viên, gồm cha me, anh em, vợ chồng, con cháu. Đây thật là điều quý báu.
Ngày nay vấn đề của gia đình hay nói chung mối tương quan giữa con người đã thay đổi hầu như hoàn toàn, không chỉ ở hải ngoại mà ngay cả tại quê nhà . Người Việt ở hải ngoại, gia đình rất gắn bó khi mới vừa định cư, nhưng đến khi đời sống vật chất ổn định, công ăn việc làm khá tốt hơn , thì ngược lại mỗi người lại nhận thức theo suy nghĩ riêng. Dưới cái nhìn của người sống trong xã hội hoàn toàn mới, về vật chất cũng như tâm linh. Sự yêu thương có thay đổi, lợt lạt hay không còn khắn khít bên nhau, ngay cả những người thân trong gia đình như vợ chồng, cha con, anh em.

Khi rời Việt Nam và đến sinh sống tại một quốc gia Tây Phương, tôi mới hiểu người già nơi đây rất cô đơn . Những thế hệ trước, họ rất gắn bó với gia đình giống như gia đình người Việt của chúng ta. Bây giờ hoàn cảnh xã hội thay đổi rất nhanh về mọi mặt Khoa học, Kỹ thuật, Kinh tế … bởi thế xã hội lại biến chất thành một xã hội cơ giới, và tiêu thụ. Con người trong xã hội không còn thời giờ, chỉ cố gắng làm kiếm nhiều tiền và tiêu thụ hầu thỏa mãn cho cá nhân. Vì thế không tránh khỏi trong con người có sự trái ngược nhau, bên vật chất được nâng cao, thì bên tinh thần lại càng hạ thấp .
Ngày nay những người trẻ có cơ hội, nên ngoài việc bỏ thời gian vào sự nghiệp, họ còn biết thụ hưởng qua sự mua sắm, du lịch, giải trí …Đến lúc già, họ không còn nghĩ đến sự nghiệp, khi sức khỏe yếu kém và bỏ cả việc vui chơi. Bây giờ họ mới nhớ đến tình thân thuộc, vợ chồng, cha mẹ với con cháu, anh chị em, bạn hữu …Vì đó là nhu cầu thiết yếu cho tuổi già . Người Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước, đang lâm vào tình trạng này, không khác mấy với xã hội Tây Phương, có khác chăng người già ở Tây phương sống trong một nước giàu có, được đối xử nhân đạo hơn và nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ hơn.

Trong trưòng hợp khác, tôi có một người bạn, năm nay gần sáu mươi tuổi . Trước 1975 anh hoàn tất Cử nhân Luật, làm việc cho ngân hàng và sau đó phải động viên . Chị vợ là thư ký cùng ngân hàng với anh . Gia đình được định cư theo diện HO . Anh không thể học lại, phải đi làm cố gắng nuôi sống các con. Vợ anh làm nghề may, sau đó được người chị họ giúp chuyển nghề, làm móng tay. Nhờ đó chị khá giả hơn, có nhà to và đầy đủ xe cộ, còn các con nay đã thành công . Anh đã đưa đến kết luận : “Gia đình chỉ biết vợ tôi, còn tôi chỉ là người vai phụ và khi các con đã thành nhân thì tôi chỉ là một bóng mờ.”

Khoảng ba năm trước, anh đem hài cốt của cha từ Mỹ về lại quê nhà . Việc xây cất được hoàn tất khoảng một tháng sau anh mới trở về. Không lâu, nghe tin anh quyết định ly dị. Tôi bàng hoàng sửng sốt. Tôi cảm thấy buồn, không thể quy lỗi về ai , vì anh chị đều đáng thương chỉ cần cả hai mở rộng trái tim thì hay quá !
Câu chuyện đầu của người bạn, chỉ là một thiểu số. Đa số người Việt Nam đến tuổi đã già ngoại trừ người bị bệnh, hầu như ai cũng cố gắng làm việc vì bổn phận lo cho gia đình. Người Tây Phương họ rất ngạc nhiên về người Việt, đó là sự lo lắng bảo bọc gia đinh và nuôi dưỡng con cái, rồi lại tiếp tục lo cho cháu, để cho con cái được rảnh rang làm việc sinh sống . Một đời sống rất đơn giản mà hạnh phúc của họ không đo bằng sự giàu có hay nghèo hèn, mà chỉ là sự bao bọc bởi tình yêu do những thành viên, gồm cha me, anh em, vợ chồng, con cháu. Đây thật là điều quý báu.

Ngày nay vấn đề của gia đình hay nói chung mối tương quan giữa con người đã thay đổi hầu như hoàn toàn, không chỉ ở hải ngoại mà ngay cả tại quê nhà . Người Việt ở hải ngoại, gia đình rất gắn bó khi mới vừa định cư, nhưng đến khi đời sống vật chất ổn định, công ăn việc làm khá tốt hơn , thì ngược lại mỗi người lại nhận thức theo suy nghĩ riêng. Dưới cái nhìn của người sống trong xã hội hoàn toàn mới, về vật chất cũng như tâm linh. Sự yêu thương có thay đổi, lợt lạt hay không còn khắn khít bên nhau, ngay cả những người thân trong gia đình như vợ chồng, cha con, anh em.
Khi rời Việt Nam và đến sinh sống tại một quốc gia Tây Phương, tôi mới hiểu người già nơi đây rất cô đơn . Những thế hệ trước, họ rất gắn bó với gia đình giống như gia đình người Việt của chúng ta. Bây giờ hoàn cảnh xã hội thay đổi rất nhanh về mọi mặt Khoa học, Kỹ thuật, Kinh tế … bởi thế xã hội lại biến chất thành một xã hội cơ giới, và tiêu thụ. Con người trong xã hội không còn thời giờ, chỉ cố gắng làm kiếm nhiều tiền và tiêu thụ hầu thỏa mãn cho cá nhân. Vì thế không tránh khỏi trong con người có sự trái ngược nhau, bên vật chất được nâng cao, thì bên tinh thần lại càng hạ thấp .

Ngày nay những người trẻ có cơ hội, nên ngoài việc bỏ thời gian vào sự nghiệp, họ còn biết thụ hưởng qua sự mua sắm, du lịch, giải trí …Đến lúc già, họ không còn nghĩ đến sự nghiệp, khi sức khỏe yếu kém và bỏ cả việc vui chơi. Bây giờ họ mới nhớ đến tình thân thuộc, vợ chồng, cha mẹ với con cháu, anh chị em, bạn hữu …Vì đó là nhu cầu thiết yếu cho tuổi già . Người Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước, đang lâm vào tình trạng này, không khác mấy với xã hội Tây Phương, có khác chăng người già ở Tây phương sống trong một nước giàu có, được đối xử nhân đạo hơn và nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ hơn.

Câu chuyện đầu của người bạn, chỉ là một thiểu số. Đa số người Việt Nam đến tuổi đã già ngoại trừ người bị bệnh, hầu như ai cũng cố gắng làm việc vì bổn phận lo cho gia đình. Người Tây Phương họ rất ngạc nhiên về người Việt, đó là sự lo lắng bảo bọc gia đinh và nuôi dưỡng con cái, rồi lại tiếp tục lo cho cháu, để cho con cái được rảnh rang làm việc sinh sống . Một đời sống rất đơn giản mà hạnh phúc của họ không đo bằng sự giàu có hay nghèo hèn, mà chỉ là sự bao bọc bởi tình yêu do những thành viên, gồm cha me, anh em, vợ chồng, con cháu. Đây thật là điều quý báu.

Ngày nay vấn đề của gia đình hay nói chung mối tương quan giữa con người đã thay đổi hầu như hoàn toàn, không chỉ ở hải ngoại mà ngay cả tại quê nhà . Người Việt ở hải ngoại, gia đình rất gắn bó khi mới vừa định cư, nhưng đến khi đời sống vật chất ổn định, công ăn việc làm khá tốt hơn , thì ngược lại mỗi người lại nhận thức theo suy nghĩ riêng. Dưới cái nhìn của người sống trong xã hội hoàn toàn mới, về vật chất cũng như tâm linh. Sự yêu thương có thay đổi, lợt lạt hay không còn khắn khít bên nhau, ngay cả những người thân trong gia đình như vợ chồng, cha con, anh em.
Khi rời Việt Nam và đến sinh sống tại một quốc gia Tây Phương, tôi mới hiểu người già nơi đây rất cô đơn . Những thế hệ trước, họ rất gắn bó với gia đình giống như gia đình người Việt của chúng ta. Bây giờ hoàn cảnh xã hội thay đổi rất nhanh về mọi mặt Khoa học, Kỹ thuật, Kinh tế … bởi thế xã hội lại biến chất thành một xã hội cơ giới, và tiêu thụ. Con người trong xã hội không còn thời giờ, chỉ cố gắng làm kiếm nhiều tiền và tiêu thụ hầu thỏa mãn cho cá nhân. Vì thế không tránh khỏi trong con người có sự trái ngược nhau, bên vật chất được nâng cao, thì bên tinh thần lại càng hạ thấp .

Ngày nay những người trẻ có cơ hội, nên ngoài việc bỏ thời gian vào sự nghiệp, họ còn biết thụ hưởng qua sự mua sắm, du lịch, giải trí …Đến lúc già, họ không còn nghĩ đến sự nghiệp, khi sức khỏe yếu kém và bỏ cả việc vui chơi. Bây giờ họ mới nhớ đến tình thân thuộc, vợ chồng, cha mẹ với con cháu, anh chị em, bạn hữu …Vì đó là nhu cầu thiết yếu cho tuổi già . Người Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước, đang lâm vào tình trạng này, không khác mấy với xã hội Tây Phương, có khác chăng người già ở Tây phương sống trong một nước giàu có, được đối xử nhân đạo hơn và nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ hơn.

Khi rời Việt Nam và đến sinh sống tại một quốc gia Tây Phương, tôi mới hiểu người già nơi đây rất cô đơn . Những thế hệ trước, họ rất gắn bó với gia đình giống như gia đình người Việt của chúng ta. Bây giờ hoàn cảnh xã hội thay đổi rất nhanh về mọi mặt Khoa học, Kỹ thuật, Kinh tế … bởi thế xã hội lại biến chất thành một xã hội cơ giới, và tiêu thụ. Con người trong xã hội không còn thời giờ, chỉ cố gắng làm kiếm nhiều tiền và tiêu thụ hầu thỏa mãn cho cá nhân. Vì thế không tránh khỏi trong con người có sự trái ngược nhau, bên vật chất được nâng cao, thì bên tinh thần lại càng hạ thấp.

Ngày nay những người trẻ có cơ hội, nên ngoài việc bỏ thời gian vào sự nghiệp, họ còn biết thụ hưởng qua sự mua sắm, du lịch, giải trí …Đến lúc già, họ không còn nghĩ đến sự nghiệp, khi sức khỏe yếu kém và bỏ cả việc vui chơi. Bây giờ họ mới nhớ đến tình thân thuộc, vợ chồng, cha mẹ với con cháu, anh chị em, bạn hữu …Vì đó là nhu cầu thiết yếu cho tuổi già . Người Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước, đang lâm vào tình trạng này, không khác mấy với xã hội Tây Phương, có khác chăng người già ở Tây phương sống trong một nước giàu có, được đối xử nhân đạo hơn và nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ hơn.

Ngày nay những người trẻ có cơ hội, nên ngoài việc bỏ thời gian vào sự nghiệp, họ còn biết thụ hưởng qua sự mua sắm, du lịch, giải trí …Đến lúc già, họ không còn nghĩ đến sự nghiệp, khi sức khỏe yếu kém và bỏ cả việc vui chơi. Bây giờ họ mới nhớ đến tình thân thuộc, vợ chồng, cha mẹ với con cháu, anh chị em, bạn hữu …Vì đó là nhu cầu thiết yếu cho tuổi già . Người Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước, đang lâm vào tình trạng này, không khác mấy với xã hội Tây Phương, có khác chăng người già ở Tây phương sống trong một nước giàu có, được đối xử nhân đạo hơn và nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ hơn.

Lần nầy bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, tôi viết về“Tuổi Già”. Thời gian tôi đã học, sống và lớn lên ở Việt Nam, hằng ngày bằng ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt trong việc giao tế. Thế mà giờ đây, thật sự khó khăn cho tôi, dù chỉ viết đôi dòng mà phải mất đến hai tuần lễ mà phương tiện trợ giúp là hai cuốn Từ điển:Tiếng Việt Nam và Từ điển Anh - Việt.


Vào độ tuổi trên sáu mươi, lại bị bệnh, có thể coi như trong tình trạng khuyết tật, nhưng lòng tôi không bi quan mà ngược lại ngày mỗi lạc quan hơn . Đó là điều tôi muốn chia sẻ cùng các bạn .
Sau hai năm rưởi sống trong căn bệnh, tôi có dịp ít nói, mà suy nghĩ nhiều, tôi mới hiểu được một điều, lắng nghe, lòng mở rộng thì tuổi già sẽ hạnh phúc hơn . Đây là điều không dễ thực hiện để mở rộng lòng mình, vì đôi khi cửa lòng đã khóa chặt hoặc đến độ tệ hại hơn là chiếc khóa đã bị rỉ sét .

Tôi đã tập để lòng mở ra, sự việc này so ra khó hơn tập nói, nghe, đọc, viết…Tôi đã phải ngẫm nghĩ từng bước một: Trước hết phải tập “Tha Thứ”, kế đến là tập “Biết Ơn” và sau cùng là tập “Khiêm Tốn”.
“Tha Thứ” và “Biết Ơn” là hai mặt của tình cảm . Nếu chúng ta chấp nhận “Tha Thứ” mà không chấp nhận “ Biết Ơn” là điều không hợp lý . Nếu chúng ta chấp nhận “Biết Ơn” mà lại không chấp nhận “Tha Thứ” thì lòng của mình quá hẹp hòi. Tập tính “Khiêm Tốn” rất khó vì đây là điều quan trọng để “mở lòng”. Điều này đã khiến tôi nhớ lại thời sinh viên. Tôi học về “truyền thông” (the communication), lời thầy dạy đến bây giờ tôi vẫn nhớ: “Muốn truyền đạt tốt thì phải nói cho người nghe hiểu và phải hiểu lời người nghe nói.”

Tôi viết rất khó, vì cần suy nghĩ và suy ngẫm từ chính bản thân mình, của một người đã trở về từ cõi chết. Từ người đã chết mà vươn lên, sống dậy. Một sự sống đúng nghĩa và tràn đầy tin yêu. Từ cảm nghĩ này, xem đây là món quà trang trọng gửi đến các bạn trong mùa Xuân mới. Chúc các bạn và gia quyến luôn An Bình.

Tiến Đỗ
Canada 2010


Thơ Tranh: Trì Chú


Thơ: Nam Chi
Thơ Tranh: Kim Oanh

Tống Biệt 送別 - Vương Duy (699- 759)



      Không nhớ hai câu thơ này có phải  là của Cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. "Đời đáng chán hay không đáng chán, cất chén quỳnh riêng hỏi bạn tri âm". Chuyện đời không toại ý, Thi Tiên Lý Bạch một sớm mai xõa tóc, thả thuyền, trăng nước rong chơi (Tuyên Châu Tạ Diểu Lâu Biệt Hiệu Thư Thúc Vân); Thi Phật Vương Duy theo mây về ẩn thân ở chân núi Nam Sơn (Tống Biệt); còn nhà giáo  tôi bây giờ,  mây trắng đẩy đưa đời lữ thứ (Tám Mươi, Ba Phải Tự Trào), tội nghiệp, biết thân biết phận, cam phận cỏ bồng đã ngất ngư rồi, đâu dám nghĩ đến chuyện tự tung, tự tác, mong ước được như tiên, như phật, như các cụ thời xưa? Chỉ là nhớ thương một người bạn, tài hoa, đang bị bệnh tật hành hạ,  nên có đôi dòng lẩn thẩn này để bạn và mọi người thân quí đọc cho vui giây phút thôi. Cầu chúc an lành.  

Phạm Khắc Trí
09/02/2013

送別
             王維

下馬飲君酒 -
問君何斫之
君言不得意
歸臥南山陲
但去莫復問
白雲無盡時。

Tống Biệt 
                  Vương Duy (699- 759)
     
Hạ mã quân ẩm tửu
Vấn quân hà sở chi
Quân ngôn bất đắc ý
Quy ngoạ Nam Sơn thùy
Đản khứ mạc phục vấn 
Bạch vân vô tận thì.


Dịch Thơ: Tống Biệt 
                  
Xuống yên chuốc rượu tiễn,
Hỏi bạn định đi đâu .
Rằng đời không toại ý ,
Theo mây về núi sâu.
Thôi , nói thêm chi nữa ,
Mây trắng đã ngang đầu . 

Phạm Khắc Trí
 09/02/2013

* * *
      Thưa Thầy,
      Nhận được bài Tống Biệt  của Vương Duy cùng các bài dịch của Thầy, Em định dịch góp vui cùng Thầy, nhưng bị chặn lại ở câu cuối "Bạch vân vô tận thì." Có phải đây là " Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất" hay là "Phi điểu khứ bất cùng". Cuối Cùng Em lại chọn  "Tọa khan vân khởi thì". Nên đến nay mới có được bài này.

Tiễn Bạn

Xuống ngựa nâng rượu tiễn
Bạn hiền định về đâu
Anh cho đời đáng rầu
Núi Chung Nam trở lại
Tạm biệt xin đừng hỏi
Mây trắng mãi còn bay
                             Quên Đi




Áo Trắng Ngày Xưa Đó



Tay ươm hoài nỗi nhớ
Nhắc khẻ chuyện tình xa
Áo trắng ngày xưa đó
Hòa thơ trang giấy hoa

Hỏi EM còn giữ được?
Kỷ niệm ngày quen nhau
Anh vẫn luôn ao ước
Tình xưa mãi thắm màu

Áo trắng đẹp trinh nguyên
Nụ cười tươi dịu hiền
Ngây thơ môi hé mộng
Tóc xõa ướp tình riêng

Nơi đây hoài nhắc nhở
Kỷ niệm mãi thân thương
Dấu ái tình dang dở
Thơ hồng ghi đậm chương

Hoàng Dũng 


Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Tạm Biệt




Khép trang về xuôi từ giã tạm
Bọt bèo làm đôi ngã chia ly
Mộng năm xưa cứu vãng được gì
Nhạc nắng mưa phùng lặng lẽ đi

Ví như trời tím còn ôm giữ
Chớm tôi hay Trinh Nữ hoàn cung
Gian nan mấy lội cùng miệt thứ
Chứ rừng nào rời núi ngàn thu

Khách lãng du cũng lần gục ngã
Tại quán buồn phố lạnh mù sương
Đẵm cơn men vạn chén sầu trường
Hoàng hôn tắt đêm đen ngàn hướng

Sông Tương khắc sóng tình giận chút
Giã vờ chi hận trút nghìn đời
Gió điêu ngoa thông rơi ngàn lá
Miên man lùa điệp khúc xa đưa

Bao la tình vào mùa mưa mới
Nhạn nén lòng chôn đợi mùa sau
Hẹn em như tự kiếp thuở nào
Bắc Hương hởi! Anh đào bến đợi

Tạm biệt Pleiku lòng buồn diệu vợi !

Pleiku 9-9-2009
Lê Kim Hiệp


Thương Đời Bất Hạnh



Cơn bão tới cả bầu trời xám xịt
Gió tơi bời mưa ướt lạnh thấu tim
Tiếng mưa rơi dồn dập mãi không ngừng
Nghe xa xót thương người ngoài sương gió

Cuộc sống đã gặp muôn vàn khốn khó
Kiếm miếng cơm vất vả giọt mồ hôi
Có những ngày lặn lội khắp phố phường
Không tìm được dù chỉ là ít ỏi

Nay mưa bão tràn về con phố nhỏ
Ướt sũng đất trời người mở mắt không ra
Mưa gió dập dồn lòng thấy quặn đau
Biết lấy gì lót lòng cơn đói lạnh

Ôi! Thương quá xót đau người bất hạnh
Ban tay này quá nhỏ biết sao kham
Tâm dù muốn mà “lực bất tòng tâm”
Không thể nào dang tay ôm tất cả

Xin thầm nguyện cầu ơn trên ngó lại
Hãy ban cho phước hạnh đến muôn loài
Hãy thương xót người cơ nhỡ lầm than
Hãy chia sẻ tình người lòng nhân ái

10/2013

Thiên Thu


Từ Ngụy Trang Đến Tàng Hình



      Tàng hình là một là đề tài hấp dẫn thu hút nhiều chú ý từ mọi giới không phân biệt kiến thức thấp cao hay già trẻ sang hèn. Nó là một đề tài rất cũ nhưng cũng rất mới, đã từng là yếu tố khiến bọn trẻ dí mắt vào những chuyện thần thoại đông tây từ thuở Tôn Ngộ Không xa xưa đến Harry Potter thời hiện đại. Nó mang đến nhiều tác động tâm lý, là niềm mơ tưởng của tuổi thơ nhưng có thể là nỗi hoang tưởng của tuổi già. Trong thiên nhiên, nó là phản ứng của một số loài vật như con cắc kè hoa trên bộ hay con mực dưới biển

      Chúng biết ngụy trang bằng cách biến đổi màu sắc trùng hợp với màu sắc xung quanh, tàng hình vào môi trường để tấn công hay phòng thủ. Đương nhiên, trong giới ảo thuật tàng hình là những màn trình diễn mua vui hào hứng không bao giờ thiếu. Nghiêm túc hơn, tàng hình và ngụy trang trong quân sự là một vấn đề quan trọng hàng đầu đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu khoa học tốn kém với mục đích duy nhất là "hô biến" không để lại dấu vết, không ồn ào tiếng động.Ngày nay, tàng hình và ngụy trang không còn đóng khung trong chuyện thần thoại, ảo thuật hay quốc phòng mà còn lan tỏa đến ngành xây dựng. Gần đây, chính phủ Hàn Quốc đã phê chuẩn một dự án xây nhà chọc trời "Tower Infinity" gần thủ đô Seoul. Khi hoàn thành tòa nhà sẽ cao 500 m và đứng thứ sáu trên thế giới về độ cao. Đâu có gì ấn tượng về chiều cao! Nhưng cái ấn tượng nằm ở chỗ là tòa nhà khổng lồ này biết tàng hình rồi lại hiện hình, chập chờn lung linh chợt đến chợt đi. Thoạt nghe như chuyện ma, nhưng rất thật. Bồ Tùng Linh có sống lại cũng không thể tưởng tượng những gì xảy ra trước mắt. Nhà thầu xây cất không tiết lộ những chi tiết kỹ thuật nhưng nghe đâu họ sẽ gắn 18 máy ảnh dọc theo chiều cao ở mặt sau toà nhà. Toàn thể mặt trước tòa nhà được trang bị những pa-nô (panel) chi chít đèn màu LED. Những chiếc máy này sẽ chụp quang cảnh xung quanh, nào là nhà cửa cây xanh, nào là bầu trời mây trắng hay đường chân trời le lói ánh hoàng hôn. Tất cả tạo thành một bức ảnh toàn diện (panorama) làm bối cảnh tòa nhà. Bức ảnh vừa chụp lập tức được truyền tới các pa-nô LED. Mặt trước toà nhà giờ đây chỉ là hình ảnh của trời xanh mây trắng hay ánh nắng hanh vàng trùng khớp với màu sắc với bối cảnh phía sau 

    Toà nhà "tàng hình" theo nguyên tắc của con cắc kè hoa hay con mực dưới biển. Pa-nô LED gắn trên các tòa nhà cao tầng làm màn hình tivi hay bảng quảng cáo nhiều màu sắc không có gì mới lạ ở các thành phố hiện đại nhưng pa-nô "cắc kè hoa" làm ngụy trang quang học là một ứng dụng khoa học độc đáo và cũng là chiêu hấp dẫn cho du khách thập phương.

Hình 2: Mô hình toà nhà "Tower Infinity" lúc ẩn lúc hiện
(nguồn: Photonics Online)


      Ý tưởng "ngụy trang quang học" của tòa nhà "Tower Infinity" có lẽ phát xuất từ thí nghiệm của giáo sư Susumu Tachi (Đại học Tokyo, Nhật Bản). Năm 2003, ông thiết lập một hệ thống quang học với máy ảnh đặt sau lưng một người thí nghiệm để chụp bối cảnh xung quanh. Hình ảnh này sẽ được phóng bởi máy chiếu hình (projector) lên mặt trước của người này, được dùng như màn ảnh, khiến cho người này trở nên "trong suốt" (Hình 3). Yêu cầu của thực nghiệm là màn ảnh phải phẳng để hình phóng không bị méo mó. Vì vậy, người được thí nghiệm thường phải mặc chiếc áo choàng phẳng phiu nhưng dù vậy những nếp nhăn của áo làm cho người thí nghiệm không hoàn toàn "trong suốt". Nhóm nghiên cứu của Susumu Tachi không có một bài báo cáo khoa học chính thức nào nhưng ngụy trang quang học đã thu hút giới xây cất cũng như những nhà "tàng hình học" quốc phòng. Ngụy trang quang học có thể thực hiện trên chiếc xe tăng vốn có nhiều mặt phẳng. Pa-nô LED có lẽ quá mong manh cho sự vận chuyển "hầm hố" của xe nhưng việc cài đặt các máy ảnh và máy chiếu hình theo phương pháp của giáo sư Susumu Tachi là việc khả thi.


Hình 3: Người "trong suốt" của giáo sư Susumu Tachi (nguồn: Google)

      Hiệu ứng "cắc kè hoa" còn vài ứng dụng khác. Trên làn da của cắc kè hoa là những tế bào có khả năng biến đổi màu sắc khác nhau. Làn da con mực thì còn cao siêu hơn vì đây là một vật liệu sinh học vừa đổi màu vừa chịu được nước muối. Trước hết có khả năng nào chúng ta mô phỏng được làn da cắc kè hoa? Nhóm nghiên cứu của giáo sư John Reynolds (Đại học Florida, Mỹ) đã tổng hợp được một loại polymer dẫn điện, polythiophene và các polymer dẫn xuất (derivative) bằng cách gắn các nhóm chức (functional group) lên polythiophene. Khi polymer được chế tạo thành điện cực trong bình điện giải thì dưới sự thay đổi điện thế polymer sẽ phản ứng và đổi màu. Hiện tượng này gọi là sự đổi màu điện học (electrochromic). Những nhóm chức có tác dụng cho các màu khác nhau và ba màu cơ bản cần nhất là đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Trộn hai trong ba màu này với độ đậm nhạt khác nhau thì sẽ cho nhiều màu khác.

      Trong ứng dụng thực tế, bình điện giải sẽ được chế tạo thành những ô vuông mỏng và nhỏ (Hình 4) trong đó chứa từng loại polymer có nhóm chức khác nhau để có nhiều màu khác nhau. Việc đổi màu được thực hiện bằng pin gia dụng có điện thế một vài volt. Những ô vuông này sẽ được đặt cạnh nhau trở thành pa-nô như mặt khảm (mosaic) nhiều màu. Cuối cùng các pa-nô sẽ được gắn lên bề mặt của vật cần ngụy trang. Chẳng hạn, khi xe đi vào rừng gam màu xanh là chính, khi xe đi trên sa mạc thì pa-nô được điều chỉnh sang gam màu vàng nhạt. Như vậy, pa-nô mặt khảm có thể xem như làn da cắc kè hoa. Vận tốc đổi màu rất nhanh chỉ trong vòng vài giây, và polymer có thể dùng đổi màu vài mươi ngàn lần. Ta đang có trong tầm tay một dụng cụ ngụy trang màu sắc vô cùng linh động. Nhưng con người vẫn chưa vượt qua được sự thông thái của cắc kè hoa và con mực khi chúng vận dụng cơ chế tự động đổi màu trùng khớp với môi trường chung quanh. Vấn đề đặt ra là thay vì phải dùng người thao tác, có thể nào bắt chước được những con vật trong thiên nhiên để chế tạo bộ cảm ứng biết nhận thức màu của môi trường rồi phát tín hiệu cho các pa-nô tự động chuyển màu mỗi khi có sự thay đổi màu sắc xung quanh?

Hình 4: Mỗi ô vuông là bình điện giải mỏng trong đó polymer là
điện cực đổi màu khi có sự biến chuyển điện thế (Nguồn: Google).

      Vùng ánh sáng khả thị mà mắt chúng ta cảm nhận được qua nhiều màu sắc chỉ là một vùng rất nhỏ trong phổ sóng điện từ. Những vùng khác của phổ kéo dài từ sóng radio đến tia X, tia gamma là những nơi vô hình, vô sắc. Tạm thời ta hãy từ giã vùng sắc màu nhiều thi vị có "màu vàng hoa cúc, lá xanh sân trường, mực tím học trò" để đi vào một vùng khác, vi ba – một vùng quan trọng của phổ sóng điện từ. Vi ba là vùng hoạt động của chiếc điện thoại thông minh (smart phone), của lò vi ba khiêm tốn trong nhà bếp và sóng radar tràn ngập không gian. Trước khi có lò vi ba và điện thoại thông minh, vi ba từ lâu đã được sử dụng trong hệ thống radar dân dụng lẫn quốc phòng. Để định vị một vật thể từ xa, có thể là chiếc máy bay hay con tàu, sóng radar (vi ba) được phát đi và nhận lại sóng phản hồi từ vật thể. Trong quốc phòng vùng vi ba là một đấu trường sôi động cho trò chơi ú tim của kẻ truy người ẩn. Kẻ truy phát sóng truy lùng người ẩn. Người ẩn tìm cách để triệt tiêu hay phân tán sóng phản hồi để làm mình tàng hình trước kẻ truy. Trong cuộc đấu trí này người ẩn hiện đang ở thế thượng phong với những chiếc máy bay hay tàu chiến có thiết kế tàng hình trước những làn sóng radar truy lùng. Những phương pháp lẩn tránh sóng radar lắm lúc đơn giản không ngờ. Chẳng hạn như đám bụi kim loại (chaff) được thả ra từ máy bay làm vật nghi trang (decoy) để đánh lừa radar. 

      Những vòi nước cài sẵn trên tàu phun nước xung quanh tàu tạo nên bức tường nước mù mịt làm phân tán sóng radar từ đối phương. Các loại vật liệu như bột carbon, sợi carbon, polymer dẫn điện hay oxit sắt là vật liệu truyền thống được phủ lên máy bay, chiến hạm, dưới dạng sơn làm thay đổi điện tính và từ tính của bề mặt để hấp thụ radar vi ba. Trước kia đây là những vật liệu "vô danh" thuộc diện cơ mật quốc phòng. Ở những hội nghị khoa học khi có đề tài liên quan đến hấp thụ sóng điện từ người phát biểu phải giả đò ấp úng ngây thơ… Dù vậy cũng không qua được chuyên gia "cáo già" rành rọt quy luật vật lý vì các ông nghe một hiểu mười. Gần đây nhờ ảnh hưởng học thuật nên không khí trao đổi có phần thoải mái hơn và đã có những bài tổng quan tuyệt vời phân tích cặn kẽ cơ chế hấp thụ vi ba của vật liệu carbon. Các chuyên gia cũng không ngần ngại thổ lộ rằng một số nơi của thân và cánh máy bay tàng hình làm từ composite sợi carbon vừa là vật liệu cấu trúc vừa là vật liệu tàng hình.

      Sự phát triển của vật liệu hấp thụ vi ba không ngừng ở đây. Thay vì dùng các vật liệu truyền thống, trong bài viết có tựa đề "Adaptive radar absorbing structure with PIN diode controlled active frequency selective surface" (Cấu trúc hấp thụ radar biết ứng biến có bề mặt chủ động chọn lọc tần số được chế ngự bằng PIN diode) (A. Tennant and B. Chambers, Smart Mater. Struct. 13 (2004) 122) nhóm nghiên cứu của giáo sư Chambers (Đại học Sheffield, Anh Quốc) mô tả mạch điện thông minh chứa những linh kiện điện tử như diode, điện trở, tụ điện trên một pa-nô. Khi sóng tới radar chạm vào pa-nô, mạch điện ứng đáp bằng cách triệt tiêu những làn sóng tới trên một băng tần rộng. Lý thuyết trong bài báo không phức tạp cao siêu, mạch điện pa-nô có thể được chế tạo dễ dàng bằng công nghệ điện tử hiện có. Bài báo cáo chỉ rõ một đột phá, cách tân mà thành phẩm sẽ mang đến nhiều kết quả vô cùng quan trọng.

      Giữa vùng vi ba và ánh sáng khả thị là vùng hồng ngoại. Tia hồng ngoại chuyển tải nhiệt. Mọi vật đều phát ra bức xạ hồng ngoại nhưng lượng bức xạ và bước sóng tùy vào độ phát xạ (emissivity) và nhiệt độ của vật thể. Kẻ truy lùng phát hiện mục tiêu bằng cách lợi dụng nhiệt phát ra từ mục tiêu và sự tương phản của độ phát xạ giữa nó và môi trường xung quanh. Thân nhiệt con người tương ứng với bức xạ hồng ngoại có bước sóng 8 -12 micromét, động cơ của máy bay hay tàu có nhiệt độ 200 – 500 °C tương ứng hồng ngoại ở bước sóng 3 – 5 micromét. Máy dò (detector) hồng ngoại nhìn rất rõ một chiếc tàu trong màn đêm do sự dị biệt nhiệt độ giữa biển, không khí và buồng máy hay hơi nóng bay ra từ ống khói. Mục tiêu và môi trường xung quanh dù có nhiệt độ giống nhau nhưng nếu độ phát xạ khác nhau thì mục tiêu vẫn có thể lồ lộ hiện hình trong máy dò. Trong trò chơi ú tim ở vùng hồng ngoại kẻ truy có phần thắng thế. Những chiếc máy ảnh hay máy dò hồng ngoại ngày càng tinh vi, nhạy cảm, phát hiện cực nhanh lại có thể tạo hình và nhìn xuyên thấu màn đêm. Người ẩn cũng có những kỹ thuật che giấu hay kiềm chế nhiệt nhưng chưa đánh bại được kỹ thuật tiên tiến của kẻ truy lùng. Chẳng hạn, ta có thể tạo lớp phủ che giấu thân nhiệt của một người và có độ phát xạ giống các loài thực vật xung quanh trong một ngày nắng tốt. Nhưng khi trời bất chợt đổ mưa hay đương sự bỏ rừng xanh đi rong chơi ngoài biển thì lớp phủ không còn thích hợp. Kỹ thuật che giấu cần nhiều sự linh động để vượt qua những trở ngại khách quan đạt được vị thế "thiên thời, địa lợi". Kỹ thuật hiện nay vẫn chưa có sự ứng đáp linh động này. Dưới cặp mắt cú vọ của kẻ truy, người ẩn còn ở thế thụ động, che chỗ này lộ chỗ kia, loay hoay tìm phương án tối ưu để tránh những tia nhìn lăm lăm chết người.

      Một thập niên gần đây một loại vật liệu mới có tên là "siêu vật liệu" (metamaterials) xuất hiện. Khác với vật liệu thiên nhiên như thỏi sắt, tấm thủy tinh, plastic, gạch đá, siêu vật liệu là vật liệu nhân tạo có những đặc tính không có trong vật liệu thiên nhiên (Hình 5). Siêu vật liệu có thể có chiết suất thật to hay chiết suất số âm. Siêu vật liệu có khả năng bẻ cong những làn sóng tới (sóng điện từ và sóng âm) và nhờ vậy sóng cứ thế mà đi về phía trước không vọng lại hay phản hồi (Hình 6). Vì vậy, khi máy bay được phủ lên lớp siêu vật liệu, máy bay tàng hình. Khi phủ lên tàu ngầm hay ngư lôi, sonar vô hiệu. Gần đây, một nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công siêu vật liệu có thể kiềm chế nhiệt hồng ngoại. Thật là một vật liệu xuất quỷ nhập thần, một phương thuốc trị bá bệnh. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học chỉ có thể làm tàng hình vật thể rất nhỏ. Thoạt đầu ở micromét (1/1000 mm), rồi milimét đến bây giờ là centimét. Tiến đến kích cỡ con người, chiếc tàu hay máy bay thì còn nhiều gian nan, không chừng bất khả thi. Để chứng minh việc bẻ cong ánh sáng khiến vật tàng hình giáo sư John Howell (Đại học Rochester, Mỹ) thiết kế một thực nghiệm đơn giản dùng hai bồn thủy tinh chứa nước hình chữ L làm tàng hình đứa con 5 tuổi của ông (Hình 7). Tất cả dụng cụ thí nghiệm chỉ tốn $150!


Hình 5: Một siêu vật liệu tiêu biểu với những đơn vị cơ bản (chữ c nhỏ trong chữ C lớn) được sắp xếp có tính chu kỳ (Nguồn: Google). 


Hình 6: Sóng phát từ một nguồn bị bẻ cong bởi siêu vật liệu bao xung quanh cái nón làm cái nón tàng hình (Nguồn: Google) .




Hình 7: Thiết kế thực nghiệm của Howell: Tia sáng bị khúc xạ bởi hai bồn nước hình chữ L tạo ra một không gian tàng hình (màu xám) (Nguồn: J. C. Howell and J. B. Howell, arXiv:1306.0863v3, 10 June 2013).

      Một vật thể phát ra nhiều tín hiệu tự nhiên được thể hiện qua màu sắc, nhiệt độ và hình hài. Kẻ truy tận dụng những quy luật vật lý nắm bắt những tín hiệu đó để truy lùng người ẩn. Ngược lại người ẩn cũng dùng những quy luật vật lý tạo ra "ảo giác" đánh lừa kẻ truy. Từ lâu người viết rất ngưỡng mộ những chiêu tàng hình của danh sư ảo thuật David Copperfield. Việc làm tàng hình một toa xe lửa trên sân khấu hay làm tượng Nữ thần Tự do biến mất trong màn đêm của Copperfield là những màn trình diễn rất khó quên. Nhưng chắc chắn phù phép Copperfield không phải là phương pháp tàng hình áp dụng cho tòa nhà "Tower Infinity" dù rằng cả hai đều là một trò chơi "ảo giác". Trong khi đó các trò ú tim cực kỳ tốn kém, không may, vẫn tiếp diễn ngoạn mục trên chiến trường nhưng các hệ quả ứng dụng đời thường cũng mang lại nhiều niềm vui cho bàn dân thiên hạ.

Trương Văn Tân
Tiết Xuân đầy màu sắc.
(Tháng 10, 2013)
(Từ nguồn diendan.org)



Nhớ Về Hà Tiên

      Đôi nét về Tác Gi:
      Dương Hồng Hưng là cựu Giáo Sinh Sư Phạm Vĩnh Long, lớp 6, khoá 8. Theo học ở Sư Phạm Vĩnh Long một thời gian.
      Sau đó Anh xin chuyển về trường Sư Phạm Long Xuyên. Tuy đã về hưu, nhưng vẫn còn luyến lưu ngành giáo, mong muốn tiếp tục đóng góp cho giáo dục quê mình, Anh được các cựu giáo viên và Phụ huynh học sinh tin tưởng, đề cử làm Chủ Tịch Hội Khuyến Học xã Bình Thuỷ, Châu Phú, An Giang.
(Huỳnh Hữu Đức)

  

Đây biển rộng Hà Tiên.
Muôn thuở cõi đất thiêng.
Xa xăm nghìn thu trước,
Vẫn lưu luyến tình riêng!
Bến Tô Châu xa vắng,
Chiều tà không phai nắng,
Tình im ắng mãi còn,
Lối mòn xưa lạc bước.
Mạc Cửu lưng voi phục,
Lưu luyến chùa Phù Dung,
Đồi xưa từng ghi dấu,
Tình sử nghĩa riêng chung.
Mông lung vào hang động,
Thạch nhũ mãi triền miên
Rung động hồn viễn khách
Lạc vào chốn Phật Tiên.
Ba hòn vẫn nằm yên
Phụ Tử tình chia cắt
Cha vùi thân đáy biển,
Giữ con được bình yên!(*)
Bơ vơ chiều lạc lõng,
Thư giản bến Mũi Nai.
Ôi sóng nước thiên thai,
Xin ai đừng vội bước.
Cả vùng trời non nước,
Sũng ướt cơn mưa chiều,
Lòng ai không xao xuyến,
Khi nhớ về Hà Tiên!
   
Dương Hồng Hưng
(*) Hòn Phụ bị gãy chìm xuống biển vào lúc 3 giờ 45 phút ngày 09-8-2006



   

Gởi Bé Yêu


Cô em bé nhỏ ta yêu mến
Nhõng nhẽo cho anh mãi dỗ dành

Những lần nũng nịu môi cong cớn
Anh có "sương" em nói thật tình
Đâu nhớ tuổi đời nay đã lớn
Vẫn mơ vẫn ước dáng kiều xinh...

Em hờn, em dỗi tay em véo
Khi nhắc đến Hường, Châu, Yến, Oanh
Quên hết cảnh đời, vui trêu ghẹo
Ôm trọn thân ngà trong tay anh...

Má em hồng ửng, mi em chớp
E thẹn làm chi cho dễ thương
Ơi những nụ hôn làm em ngộp
Những lời đả đớt mãi yêu" sương".!!

Ở trong tình ý vui như thế
Sao lại là mơ em gái ơi!
Anh vẫn trọn tình thương gởi bé
Vẫn mơ chung bước sống chung đời

Có lắm đêm buồn không ngủ được
Nhớ đường mưa gió đã trôi qua
Một thuở xuân thì vui đời lính
Để rồi buông súng ...tội tù xa.!!

Rừng thiêng đất Bắc ôi cay độc
Giặc trả đòn thù không tiếc thương
Tuấn kiệt anh hùng ngăn tiếng khóc
Cố thẳng lưng như thuở chiến trường...

Nắng tự do, tuổi đời đã cao
Gặp em hương thắm ý ngọt ngào
Hiểu nhau rồi mến rồi thương nhớ
Lại sợ đường xa dốc ngược cao!

Em ơi! cứ sống hoài trong mộng
Mình cứ thương nhau kệ bước đời
Câu thơ anh viết em tìm đọc
Rồi thấy chữ tình thật đẹp tươi...

Thy Lan Thảo


Ý Nghĩa Của Sự Giác Ngộ Trong Phật Giáo


Giác ngộ là gì?
Giác ngộ là một quá trình chuyển hóa toàn diện của một con người xảy ra ở bốn phương diện, đó là: tri thức, tình cảm, thái độ và cách cư xử.
Theo từ nguyên, Phật (Buddha) có nghĩa là người giác ngộ, người tỉnh thức hoàn toàn khỏi các ràng buộc và chấp thủ của thế gian. Và sự giác ngộ (bodhi) là sự tỉnh thức về các hiện hữu và đời sống bằng con mắt của lý nhân duyên.


Xuất phát từ kinh nghiệm giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha) và bằng những nỗ lực tích cực của bản thân thông qua con đường thiền định và quán chiếu, Đức Phật đã trở thành một bậc giác ngộ tối thượng đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Sau khi tự mình thực chứng con đường giác ngộ, Đức Phật đã hướng dẫn chúng sinh một cách khéo léo và tỉ mỹ những kinh nghiệm giác ngộ của Ngài và con đường đã đưa Ngài đạt đến mục đích!

Giác ngộ đầu tiên là sự chuyển hóa về tri thức: sự ngu muội được thay thế bằng tuệ giác. Kế tiếp là sự chuyển hóa tình cảm: thái độ sợ hãi và lo âu được thay thế bằng sự an tịnh, đau khổ bằng hạnh phúc. Thứ ba là sự chuyển hóa trong thái độ: cố chấp được thay thế bằng cởi mở. Và thứ tư là sự chuyển hóa trong cách cư xử: sự tước đoạt được thay thế bằng sự ban cho, sự lười biếng bằng sự năng động và sự phá hoại bằng sự kiến tạo.
Theo đó, những gì Đức Phật đã giác ngộ và thực hiện được, tất cả mọi người cũng có thể đạt được. Thế nhưng, đạt được bằng cách nào, và câu trả lời đơn giản nhất là hãy mạnh dạn đặt từng bước chân vững chắc lên con đường mà ngày xưa Đức Phật đã đi qua! Ấy chính là con đường nhận chân đau khổ như một thực tại, truy ra nguồn gốc của đau khổ, cảm nhận trạng thái vắng mặt của đau khổ; đồng thời thực hiện con đường thoát khổ đó! Đó cũng chính là con đường dẫn đến sự chấm dứt của khổ đau, từ thế giới của sự sanh đến thế giới vô sanh, từ sự mê muội đến sự tỉnh thức.
Bốn phương diện chuyển hóa ấy vốn phụ thuộc lẫn nhau. Nghĩa là, sự chuyển hóa về tri thức sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về tình cảm, rồi từ đó đưa đến sự thay đổi về thái độ và về cách cư xử để có được một đời sống trong sạch và an tịnh trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động.
Sự giác ngộ trong Phật Giáo không phải là một cái gì huyền bí hay siêu nhiên. Người Phật tử tu tập con đường giác ngộ mục đích làm cho chính bản thân mình được hạnh phúc cũng như mang lại hạnh phúc cho người khác ngay trong hiện tại.

Giác ngộ có thể đạt được hay chứng nghiệm ngay trong đời sống này, quả vị giác ngộ được thực hiện ngay trong đời sống đau khổ này, tại giây phút hiện tại này khi các nỗ lực chân chính của từng cá nhân được đầu tư và thực hiện đúng mức. Người đạt được giác ngộ vẫn sống trong thế giới như mọi người, cũng như có những nhu cầu cần thiết hằng ngày. Có điều, họ không giống như người thế tục ở chỗ, họ hoàn toàn không còn những chấp thủ cá nhân, tính hẹp hòi, ích kỷ mà ngược lại, họ luôn sống với lòng vị tha, không vướng mắc mọi hệ lụy ở đời!

(22/9/2013)
      Hà Nguyên




Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Dòng Sông Đứng Lại-Trần Mộng Tú- Phạm anh Dũng -

    

Thơ: Trần Mộng Tú
Phổ Nhạc: Phạm Anh Dũng
Hình Ảnh: Dòng sông Vĩnh Long Của Biện Công Danh
Thực hiện: Kim Oanh

Thơ Tranh: Mừng Thượng Thọ Anh Phạm Khắc Trí



Thơ: Trầm Vân
Thơ Tranh: Kim Quang



Mạc Cửu



Từ thuở xa xưa Mạc đến rồi
Lưng đồi ghi dấu Cửu tiên gia
Xa xăm muôn dm rời cố quốc
Ngậm ngùi tơ tóc nhớ Ông Cha
Hiếu trung lòng những mong tròn vẹn
Lạc bước ngậm ngùi nơi xứ xa
Xem qua lịch sử nghìn thu ấy
Chính nghĩa vẫn luôn thắng nhược tà

Dương Hồng Hưng

(Trích tập thơ "Hà Tiên Phong Cảnh")


Giọt Nước Mắt Ngà - Nhạc Ngô Thụy Miên

      Mối tình tan vỡ,người thiếu nữ đau buồn , ngồi một mình nhớ kỹ niệm êm đềm trước đây với người yêu nên .ra bờ sông nhắn gởi dòng nước cùng áng mây trôi, mà tủi cho phận mình rồi khóc cho cuộc tình đã qua, đó là những giọt nước mắt ngà ...rơi xuống trong khóe mắt u buồn ...



Nhạc Sĩ: Ngô Thụy Miên
Ca Sĩ: Tuyết Thanh
Nguyễn Thế Bình Thực Hiện


Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Về Miền Trung



Nghe khúc hát “ Thương về miền Trung”
Mà thắt ruột giữa mùa bão lũ
Đâu miền thùy dương, đâu vàng đồng lúa
Lũy tre làng xơ xác ngã bên sông

Mẹ già nua nhặt nhạnh củ trên đồng
Còn sót lại sượng sùng ăn kẻo đói
Người thất thểu tìm con khàn tiếng gọi
Lũ đi qua nhà đổ nát tan tành

Nước bạc trắng xóa hết cả màu xanh
Con trẻ học chẳng còn trường lớp nữa
Trang vở ướt mực nhòe nét chữ
Nước mắt rơi rét mướt những thân gầy

Miền Trung ơi! Người người chung tay
San sẻ bát cơm chung câu tình nghĩa
Ta lại hát về nơi thương quí nhất
Quê ta đây! Khúc ruột nước non nhà.


Hương Ngọc


Thơ Tranh: Chúc Thọ Thầy Phạm Khắc Trí


Thơ và Thơ Tranh: Kim Quang

Chúc Mừng Thượng Thọ Thầy Phạm Khắc Trí


      Hay tin trễ, tháng 9/2013 vừa qua, nhóm CHS Phan Thanh Giản Đoàn Thị Điểm vùng Dallas & Fort Worth TX cùng ái nữ của Thầy Phạm Khắc Trí là cô Phạm Nguyên Diễm, đã tổ chức mừng lễ Thượng thọ bát tuần cho thầy.
      Từ quê nhà, chúng em CHS Phan Thanh Giản Đoàn Thị Điểm kính mừng Thầy hưởng thượng thọ và cùng cầu nguyện cho Thầy & Cô có nhiều niềm vui an hưởng tuổi già, sống lâu với con cháu.

Tám mươi nến hồng – lời nguyện ước
Chấp đôi tay khấn vái trời mây
Mừng ngày sinh nhật của Thầy
Mong sao quý quyến vui vầy ấm êm.

Thầy trò ngăn cách xa xôi quá
Không hoa không bánh để chúc mừng
Lời thơ ngọng nghịu ngập ngừng
Tay run nét chữ rưng rưng nhớ Thầy.

Từ xa cung kính thay lời chúc :
Sức khỏe – tình yêu vẫn ngọt ngào
Cô : hoa thêm thắm tươi màu
Thầy : tùng bách thẳng vươn cao giữa trời.

Vương Thủy Tùng
(Thay mặt nhóm CHS Cái Răng-Cần Thơ)



Mùa Thu Không Trở Lại - Phạm Trọng Cầu - Quang Lý

      Mùa Thu là mùa đẹp nhất và thi vị nhất, cảnh vật dễ lay động lòng người,nhất là với những ai đã yêu và ngưới yêu đã đi xa, những k niệm tràn về, nhưng hình ảnh hôm chia ly là sâu đậm nhất vì đó là lần cuối họ còn nhìn thấy nhau.


Sáng tác: Phạm Trọng Cầu
Ca Sĩ: Quang Lý
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Café Ở Preston



          (Tặng Kim Phượng và Kim Oanh)

Hôm qua phố lạ vai đầy gió
Chiều mưa dính lạnh áo Melbourne
Những đôi mắt đợi - sân ga lớn
Có mắt quen nào ở Preston

Nhà em đèn thắp vàng song cửa
Lửa bếp thầm reo rất thật tình
Café thở khói trên tay ấm
Chuyện cũ nhiều năm khẻ trở mình

Café-chắc biết em từ đó
Buông tháng ngày đi rất uổng đời
Nắng mưa khua động buồn ly tách
Trăm năm còn hết một lần thôi

Café-cầm giữ trên tay nóng
Mới biết mùa đi quá lạnh lùng
Café- sầu có khi nào cạn
Giữa những ly đầy em biết không


Café-uống hết cho tan vỡ
Một bóng chiều qua chạm mái đời
Để em thơ thẩn buồn niên thiếu
Ngồi ở nhà sau nhớ một người

Café-quán có bao lần đợi
Quán có nhau về một sớm mai
Café quán có đời đang mỏi
Quán có người đi đếm tháng ngày

Café không hẹn sao buồn đến
Để sáng nay ngồi như dòng sông
Để sáng nay về như bến bắc
Còn nhớ người quê miệt Vĩnh Long.

Lâm hảo Khôi
(tháng 9/2013)


Không Bao Giờ Thấy Nữa



Không còn nữa thuở nắng vàng chim sẻ
Em hoa tươi đùa giỡn bướm sân trường
Không còn nữa tâm hồn xanh thiếu nữ
Buổi hẹn hò líu quíu bước chân vương

Như giấc mộng các nàng tiên cổ tích
Cuốn mù tăm lông ngỗng mối duyên trời
Đã bay  mất theo chặng đường của tuổi
Đã âm thầm gởi lại chút buồn tôi

Không còn nữa em thơ đời cắp sách
( Đời ly hương mây tím dật dờ bay)
Không còn nữa trái tim người nóng cháy
Yêu chân thành đến chết một người thôi

Tôi xa qúa hay là tôi mất hết
( Thời trăng sao tuyệt lộ đến nơi rồi)
Còn sót lại mắt hồ vương ánh nước
Chút tang thương huyền hoặc gởi riêng tôi

Lâm Hảo Dũng



Vẫn Mãi Là Hạt Bụi



Mưa cuồng buông nặng hạt
Lá bàng hoàng rung rẩy
Đàn chim trong ngơ ngác
Một trời xám sắc mây

Bình minh hay đêm tối
Kiếp người chừng như vội
Hoa khoe hương một sớm
Thời gian hững hờ trôi

Cuộc đời luôn chìm nổi
Vinh nhục mãi kề đôi
Nơi đâu là bờ bến
Một mái chèo chông chênh

Đường trần còn bao dặm
Miệt mài thêm khổ tâm
Cam lồ nào cứu rỗi
Phận bụi vẫn xót thầm.

Quên Đi



Chiều Vàng - Sĩ Phú - Bến Nước Vĩnh Long


 


Nhạc Nguyễn Đăng Khánh 
Tiếng ca: Sĩ Phú
Ảnh chụp: Trương Văn Phú
Thực Hiện: Kim Oanh

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Lạc Bước Đào Nguyên San Diego


      Trước kia ở SàiGòn, có một cuốn truyện của nhà văn Liên Sô được chuyển ngữ sang Tiếng Việt, kể về 2 con sói già sống lẻ loi trên một thảo nguyên hoang vu. Câu chuyện rất cảm động, chan chứa tình yêu thương. Giờ đây, trên đất nước Hoa Kỳ cũng có một đôi sói già từ SaiGon, đang sống đời tị nạn tại Georgia. Sau bao năm oằn lưng làm việc, nay đã về nghỉ, dậm chân tại chỗ, chẳng bao giờ dám nghĩ tới việc đi chơi xa nếu không có sói con dẫn đường. Bởi vậy chỉ khi nào con được cử đi dự hội thảo chuyên ngành ở nơi nào có thắng cảnh nổi tiếng thì bố-mẹ mới tiện dịp đi theo. Ngoài nhiều lần đi thăm các thắng cảnh thuộc miền Bắc, Đông và Nam, đã 2 lần đi thăm miền Tây, trong đó có Palms Spring & Desert vào tháng 11/2009 (ghé Los Angeles và Little SaiGon), Las Vegas 10/2010 (cả Hoover Dam). 

      Riêng lần này là chuyến thăm Ca-Li thứ ba, đến SAN DIEGO, một thành phố giáp ranh giới Mexico. Xem dự báo thời tiết được biết vùng cực nam CA vào tuần lễ giao mùa Đông-Xuân này sẽ lạnh và mưa, như nhiệt độ là 54-58F trong khi ở Atlanta là 78-54F, nên đã ngần ngại không đi. Hơn nữa chuyển về sẽ phải qua Denver, mà phi cơ sẽ phải bay qua vùng áp khí thấp khiến máy bay rung chuyển mạnh, nhất là mùa tornado và twister chưa chấm dứt. Còn một lý do chính yếu nữa: nghĩ rằng San Diego chỉ là một thành phố nhỏ bình thường,ngoại trừ có một Sở Thú nổi tiếng trong đó có con Panda lớn nhất ở Mỹ, mà sói già vốn chẳng thích thú gì đi xem thú vì đã được xem Sở Thú Washington DC ngay từ khi mới sang Mỹ, và ngắm con Panda nho nhỏ xinh xắn ở Atlanta rồi; (à quên, đã gọi là sói già thì chẳng phải đã là một con thú nên lạ gì phải đi xem Sở Thú! )


      Từ Atlanta/GA, đáp máy bay đi Houston/TX. Rồi chuyển máy bay khác, đặt chân xuống phi trường quốc tế San Diego ở gần kề ngay Downtown vào buổi trưa nắng nhạt và gió lạnh. Nhà ga hành khách thật nhộn nhịp, khác hẳn cảnh ở Houston, nơi đổi chuyến bay trước đó vào sáng sớm. Đây San Diego, một thành phố lớn thứ nhì của tiểu bang California, hiện ra xa lạ với cái nhìn ban đầu..
      San Diego_tên cũ San Di-ego_, với San/Santo= Saint+Di= Didacus+ Ego= the self. (Webster's New World Dictionnary). Nhưng sói già muốn chọn tiêu đề cho câu chuyện phiếm này là Lạc bước Đào nguyên, vì chẳng khác gì Lưu Nguyễn hay Từ Thức lạc bước đường trần, ngơ ngác và ngạc nhiên trước cảnh thành phố xa lạ, rất nhộn nhịp và đầy hấp dẫn, trái với trí tưởng tượng lúc trước khi đển đây. (Xin nói thêm, sói già không bao giờ muốn trở thành người viết phóng sự du lịch chuyên nghiệp nên bài viết này chỉ tạm coi là nửa tuỳ bút, nửa kí sự hay cảm nghĩ lẩm cẩm mà thôi).   

      Còn sớm giờ check in khách sạn đã được đặt phòng từ trước (Sheraton, nằm trên một eo biển,gần sát phi trường, bên bờ San Diego Bay), hai sói già có sói con làm tài xế, đáp chiếc Camry thuê (với phí bảo hiểm và thuê xe $104 cho 2 ngày) chạy dọc theo bờ biển về phía bắc. Này đây là hàng mấy chục miles dài, liên tiếp nhau: Mission Beach, Pacific Beach, Bird Rock, La Jolla Cove, Delmar, Solana Beach, Cardiff-By-the-Sea,Encinitas, Carlsbad và Oceanside, nhìn trên bản đồ thấy là nửa đường đi Los Angeles. Nước biển màu xanh đen với mây âm u vì cơn mưa hay giông bão sắp tới. Nhà cửa ven biển phần nhiều có mái đỏ, nho nhỏ, vuông vuông như những ô vuông của cái giá để sách, san sát trên những giãy đồi cao thấp trập trùng; đặc biệt nhiều căn sát bãi cát có tường rào bằng kính trắng trong! Tại La Jolla Cove, có hang động theo thời gian được đào xoáy bởi sóng biển tạo thành một đường hầm tunnel ngắn. Bên ngoài gần đó có một bãi đá gập ghềnh trên lổn nhổn một bày đông đúc những con hải cẩu và chim lạ đang đùa rỡn kêu ầm ĩ bên mấy con sư tử biển to như con bò đang nằm im. Một bãi biển khác đầy những viên đá cuội nhỏ bằng nắm tay hình bàu dục, hình như gốc là những tảng đá lớn, dần dần bị sóng biển bào mòn qua hàng triệu năm(nếu không ngại hành lý nặng, nhặt vài pound về làm cảnh như sò hến cũng đẹp lắm).Cách bãi này không xa, một ngọn đồi cao đưa du khách lái xe vòng vèo lên cao để phóng tầm mắt ngắm đại dương bao la hoặc quay ngược nhìn về phía trong thấy cả một vùng nhà cửa nằm thoai thoải theo từng sườn đồi cao thấp. Nhưng địa điểm này chẳng có gì khác hấp dẫn, vả lại còn thu lệ phí $10/một xe. Ở một bãi biển khác có bức tường dài chắn sóng ven đường được dựng bằng những hòn đá tảng lớn xếp ngay ngắn. Sói già không sợ gió biển thổi mạnh bay người, leo lên đứng trên tường để hình ảnh mình được thu vội vào ống kính với hậu cảnh là một chiếc tàu cruise quốc tế trăng trắng đang từ từ ra khơi. Tại một bán đảo, có một đám du khách người địa phương đang chuẩn bị lửa trại qua đêm lạnh giá bằng cách phá mấy tấm gỗ-pack-hàng-hoá làm củi đốt....Thật là trong cái lạnh lẽo sẽ có cái nóng ấm áp, bên sóng biển van gào luôn luôn có những tĩnh lặng trầm tư, song song với cô đơn có những tâm hồn đồng cảm bên nhau!


     Trên đường trở về hướng thành phố, ba con sói đảo một vòng trên vùng Vịnh San Diego đến Point Loma, nơi có độ cao mấy trăm feet so với mặt biển sát dưới chân và tượng đài Cabrillo nhìn sang Downtown San Diego đang im lìm ở xa xa bên kia bờ vịnh. Cũng nơi này có một nghĩa trang Veteran Hải quân chạy dài theo eo biển, rất đẹp và trang nghiêm. Rồi quay xe, theo con đường phố huyết mạch của hải cảng ven phi trường xuôi bên bờ vịnh xuống phía nam, qua cây cầu Colorado Bridge cong vồng lên thật cao và dài nối với đảo Colorado. Bánh xe vô tình lạc vào một căn cứ hải quân lớn, vì tưởng lầm là một toll gate, nhưng kịp dừng lại trước cổng-không-có-lối-U-turn, đã được mấy chú lính gác biết là du khách nên dù kiểm tra cẩn mật nhưng lịch sự mở cổng cho qua để theo một lối khác vòng ra ngoài. Đây cũng là một ưu điểm của thành phố du lịch San Diego: hầu như du khách đều được chỉ dẫn tận tình, như sẽ còn thấy nhiều nữa khi đi shuttle/bus/trolley rất đông đảo và nhộn nhịp, tạo thành mạng lưới di chuyển được tổ chức rất khoa học, vô cùng thuận tiện. ( Suỵt! cũng nên cảnh giác: vào ngày hôm sau, sói ta bị một cú lừa ngọt sớt bởi một taxi van; nhưng thôi, chuyện nhỏ kể làm chi cho dài giòng.)

      Sau khi vòng vo xem đường phố đảo Colorado, quay trở lại Downtown thì trời đã tối và đổ mưa. Tạm quên sự mệt nhọc và cơn ngái ngủ trong ngày đầu tiên của cuộc hành trình bị kéo dài thêm 3 tiếng do sự chênh lệch múi giờ so với Atlanta, ba con sói vào Nhà hàng ăn The Fish Market kề bên Bảo-tàng-hàng-không-mẫu-hạm-Midway vừa lúc trời đổ mưa. Khỏi phải nói, nơi này rất đông khách.Trong lúc chờ đợi với một cái bip báo hiệu khi có chỗ ngồi, sói già không sợ gió mưa giá buốt lang thang đi xem đài tưởng niệm Bob Hope. Nơi đây có tượng đài lính hải quân đang nghe B.Hope trình diễn rât sinh động vì có phát cả tiếng nói. Cạnh đó, sát với chiến hạm Midway, sừng sững hiện ra một tượng đài thật đẹp, cao chừng 15 ft, thể hiện hình ảnh một thuỷ thủ, sau một chuyến hải hành dài vừa cặp bến, ôm hôn thắm thiết một phụ nữ trẻ đẹp. Tượng đài này đã đựợc dựng theo một tấm ảnh nổi tiếng đã đi vào lịch sử của Hải quân Hoa Kỳ.(Theo Wikipedia: Nhiếp ảnh gia A.Eisenstaedt/Times Square, NY /Aug.14.1945_ ngày Chiến thắng Nhật)

      Ngày thứ ba,thành phố bị mờ ảo qua làn mưa và gió mạnh lạnh cắt da. Chắc là mất hết chuỗi ngày du lịch kỳ này? Đúng như dự báo, thời tiết xấu đã ngăn chặn bước đi của khách du đến xem một số Bảo Tàng, Sở Thú, Tour xem cá voi ngoài biển khơi, hay qua cửa ải đặt chân lên mảnh đất láng giềng Mexico. Để quên sự nóng ruột trông chờ nắng lên, sói già bèn xuống phòng Tập thể dục, đi tread mill cho đỡ phí thì giờ. Xong vào Sauna,nóng quá nên 5 phút bỏ ra ngay, sau đó chỉ một mình ta-với-ta nhào xuống hồ bơi nước lạnh ngoài trời đang có chilly, rồi ngâm mình trong hồ bơi nóng. Eo ơi, với tuổi này mà dám táo bạo đến thế, nhưng cũng cảm thấy hãnh diện chút chút, bởi vì coi như một thử thách về sức khoẻ của một con sói già! (để còn nhiều dịp ngao du nhiều thảo nguyên hoang dã chứ?)


      Ngày thứ tư, đôi sói già đi xem Bảo tàng Midway .Đó là một hàng-không-mẫu-hạm đã về hưu sau thế chiến, bên ngoài trông còn vẻ hùng vĩ, nhưng bên trong có lối đi hẹp và phòng nhỏ, cũ kĩ, tối tăm, ngợp mùi sắt thép. Tuy nhiên ai cũng hối hả đi xem hết các phòng, nhất là phòng chỉ huy của Đội phi cơ, phòng riêng của Đô đốc ,phòng hành quân và nhiều khu sinh hoạt của sĩ quan và thuỷ thủ...nơi nào cũng trưng bầy tượng bằng sáp thể hiện các công việc hay sư sinh hoạt khác nhau. Rồi từ trên boong rộng mênh mông, cao ngang toà nhà hàng chục tầng có trưng bày nhiều phi cơ chiến đấu, ngắm nhìn Downtown thật vô cùng đẹp mắt. San Diego là đây. Một thành phố lớn có vịnh biển san sát tàu thuyền, có cầu cao ngất vắt qua đảo, có nhiều eo biển với khách sạn lớn, có tượng đài Cabrillo đứng sừng sững trên mỏm eo biển chắn một góc nhỏ của vịnh...và bản đồ cho thấy có 3 xa lộ Liên bang chạy xuyên dọc qua trung tâm thành phố. Còn nữa: một công viên Balboa mênh mông bao gồm một khu có nhiều toà dinh thự với kiến trúc hoa văn Spanish cổ kính ở mặt tiền (có đến mấy bảo tàng, nhà hát và một vườn tác phẩm điêu khắc) nằm kề bên một khu lớn khác, là San Diego Zoo nổi tiếng. Có một cái tháp cao nhất, được gọi tên là Symphonie Carillon với hệ thống chuông ngân vang mỗi 15 phút. Đặc biệt trong công viên, có một sân khấu lộ thiên mang tên Spreckels Organ Pavilion với những hàng ghế hình cánh cung và bảng đồng chữ nổi trên tường cho biết nơi đây có một hệ thống âm thanh kì diệu gồm rất nhiều cái ống cao trên 30 feet ẩn mình trong bức tường cao của toà nhà trước sân, được cấu trúc theo kiểu giàn đại phong cầm của nhà thờ lớn Âu châu, hay trong rạp Fox ở Atlanta. Nhưng sói già không có đủ thì giờ vào xem bên trong những công trình kiến trúc cổ điển đó, vì còn phải vội vàng tìm đường ra cổng phía Tây để chứng nghiệm xem lời chỉ dẫn của cuốn sách Frommer's có đúng không khi nhắc đến lời khen của TT Kennedy coi Hwy 163 như đẹp nhất trong số các Hwy, của Hoa Kỳ. Cũng đúng, nhưng từ một nửa thế kỷ qua, hiên nay trên khắp xứ sở vĩ đại này đã hiện ra cả một hệ thống xa lộ tối tân vô cùng đẹp mắt. Từ trên lan can cây cầu Cabrillo Bridge, nhìn ngang xa xa thấy Downtown, nhìn xuống phía dưới sâu hàng trăm feet, thấy mấy mặt đường xa lộ xanh đen óng ả uốn lượn dưới chân mình.


      Xa lộ ngả tấm thân ngà ngọc nữ/ Giữa hai sườn thoai thoải dốc đồi cây. Những giòng xe uốn lượn vụt qua đây/ Nghe chẳng thấy tiếng ồn ào cơ giới/ Hầu như động bị chiều sâu ở dưới/ Hút thanh âm để lại tĩnh vô cùng/ Nhịp thời gian êm ái đập thinh không/ Cho ngọc nữ yên bình trong giấc ngủ/ Giấc ngàn thu, hỡi Tiên Đồng, Ngọc Nữ...
       Ngày thứ năm, sau cả một buổi sáng chờ đợi trời quang mây tạnh, cặp sói già tiếp tục lang thang vào Horton Plaza ở trung tâm Downtown. Cũng Mall lớn, nhưng mặt bằng giới hạn nên phát triển theo chiều cao, bên trong được cấu trúc hơi lạ, với nhiều màu sắc sặc sỡ. Còn gì xem nữa không? Nhiều lắm nhưng tiếc rằng tuần lễ du lịch đã hết. San Diego hay vùng phụ cận có rất nhiều Bảo Tàng thuộc nhiều lãnh vực, như Không gian, Hàng hải, Xe hơi, Hoả xa, Con người, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Mỹ thuật. Ngoài ra có các Tours du ngoạn như Sight Seeing,Harbor, Scenic, Whale Watch, Harbor Cruises, Bay Cruise. Nểu sau này có dịp, chắc du khách vẫn muốn trở lại San Diego.

       Ngày thứ sáu: xin vẫy tay chào San Diego. Ra về trong đầu mang theo bao ấn tượng đẹp. Trái với ý nghĩ ban đầu phân vân không muốn chọn nó để đến thăm, thì sau khi tận mắt nhìn thấy, mới phải nhận rằng thành phố này đẹp thật, lại có nhiều địa điểm lịch sử xứng đáng để xem. Chả trách phi trường tấp nập khách du lịch và có lẽ chẳng sai khi sói già ví von đặt tiêu đề Lạc bước đào nguyên: 
  Lạc bước Đào nguyên được thấy Tiên/ Hai chàng Lưu Nguyễn bén hơi duyên/ Quê hương kỷ niệm phai mờ hết/ Cảnh cũ người xưa cũng đã quên./ Nhưng tiếng dương trần vẫn thiết tha/ Luôn luôn réo gọi kẻ xa nhà /Tình quê sống lại trong tiềm thức/  Hãy trở về mau với chốn xưa.


       Cũng như mấy lần đi du lịch xa, luôn luôn sự trở về Atlanta vẫn là điều khiến sói già háo hức nhất. Nếu San Diego có vịnh biển, cầu bắc qua vịnh, tàu thuyền to nhỏ và  những đồi cao thấp trập trùng san sát nhà cửa nho nhỏ ở phía sau, thì Atlanta có Stone Mountain hùng vĩ với tượng khắc nổi mấy vị tướng trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ trên sườn núi, có công viên lịch sử Olympic và nhiều hồ đẹp ở không xa. Nếu San Diego có Sea World và Whale Watch Tour thì Atlanta có một Aquarium lớn nhất thế giới. Nếu San Diego có Sở Thú nổi tiếng thì ngay bên cạnh Sở Thú Atlanta còn có Cyclorama với khán đài quay vòng trước cảnh chiến trường hoành tráng của cuộc nội chiến. Atlanta còn có hệ thống xe điện ngầm và khu phố nửa chìm nửa nổi Underground. phi trường Atlanta khổng lồ, tối tân, và đứng đầu thế giới về lưu lượng hành khách. Còn gì nữa? Atlanta có: bảo tàng M.L.King, tư thất của tác giả Cuốn Theo Chiều Gió, các bảo tàng mỹ thuật, lịch sử hay khoa học, Fox Theater tráng lệ, giàn nhạc giao hưởng và đoàn vũ Ballet lớn, toà nhà hình trụ tròn Westin Peachtree Plaza 73 tầng mà 2 tầng trên đỉnh tự động quay vòng để ngắm cảnh thành phố, trụ sở CNN, The World of Coca Cola... và ngoài khu Giải trí Six Flags, downtown vừa mới khánh thành một Ferry Wheel cao xấp xỉ cái ở London, Anh quốc...tất cả những nơi này đều nổi tiếng. Cuối cùng: Skyline của Atlanta đẹp hơn San Diego. Mà Atlanta còn là thủ phủ chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục (đặc biệt: Viện Đại học Kỹ thuật GA Tech) của cả một tiểu bang nữa!  Ôi, Atlanta mới đẹp tuyệt vời, đẹp trong tận cùng sâu thẳm của trái tim ta!

ChinhNguyen/H.N.T./Sói Già, GA/USA, 2012-13