Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Tuổi Già

Chúng ta là cựu học sinh của Trường Trung Học Tư Thục Nguyễn Trường Tộ, Tống Phước Hiệp và tôi là người trong thế hệ trước năm 1975. Những người ở thế hệ này có số tuổi nhỏ nhất khoảng bốn mươi, còn đa số phải lớn hơn sáu mươi tuổi. Mỗi chúng ta mang trong lòng kỷ niệm thời đi học, Vĩnh Long một nơi chốn sinh ra và lớn lên. Những kỷ niệm đó được gợi nhớ bằng cách nói ra hay viết lại để trải nỗi lòng. Viết về tuổi trẻ đầy kỷ niệm đẹp có rất nhiều người đã làm, giờ đây đang bước vào tuổi già, liệu kỷ niệm có đằm thắm hơn để ghi lại hay không. 

Các tác giả của một số bài văn, thơ đã đăng trên trang báo, họ hay nhắc nhớ về ngôi trường đã học và Vĩnh Long nơi chốn đã sinh sống lúc thiếu thời. Riêng tôi, giờ đây tôi thích nói đến tuổi về chiều của một đời người.

Tôi có dịp đọc qua một vài bài viết trong các tạp chí hoặc một số sách vở, rất nhiều tác giả nhận định rất hay và nêu lên những ý nghĩ thú vị về tuổi già. Ngoài ra, qua sự tiếp xúc với các anh chị và bạn bè gần xa, họ đã mang đến rất nhiều suy tư hữu ích cho tôi về tuổi già. “Tuổi già” mà tôi muốn nhắc đến, không là sự lặp lại nhàm chán về suy thoái phần cấu tạo thân xác mà là một ước muốn chia sẻ tâm niệm ( think of constantly) cho các bạn về một trường hợp có thực đã trải qua cho tôi và hiện nay tôi đang sống trong hoàn cảnh đó .

Sắp sửa bước vào tuổi lục tuần, đang lúc còn mạnh lành với việc làm hàng ngày, thình lình “tai biến mạch máu não" đã xảy ra cho tôi. Trong cái rủi vẫn còn may là tôi hiện đang làm việc tại một bệnh viện. Một sự may mắn khác là tai nạn xảy ra sau giờ làm việc, nên tôi được đưa đến phòng khẩn cấp kịp thời. Bác sĩ cho biết, sự việc khó lường nếu như tôi bị đột qụy tại bãi đậu xe hay trên đường về nhà.



Các bạn thân mến, tôi như người về từ cõi chết. Sau ngày rời bệnh viện, tôi chấp nhận một vận mệnh đã đến với đời mình là căn bệnh “Aphasia” (trong từ điển Việt Nam không thấy tên danh). Căn bệnh này khiến khả năng nói, nghe, đọc, viết và nhiều vấn đề khác nữa đều bị hạn chế. Thế là sự việc không muốn lại đến. Tôi phải từ giã công việc mình đang làm. Hai năm sau đó tôi đã dồn hết nổ lực, cố gắng tập lại những khả năng trước đây. Nhờ sự giúp đỡ của người trong gia đình và bạn bè là một cứu cánh. Ngoài ra, những vị đã đặc biệt giúp tôi trong việc trị liệu. Họ là những người bạn tốt, đã khuyến khích, đưa bàn tay ra nâng đỡ tôi đứng và vươn cao lên. Tám tháng sau, với cố gắng phi thường, tôi chỉ viết được hai lá thư bằng Anh ngữ, một cám ơn tất cả những người đã cứu sống tôi, còn lá thư kia tôi viết cho các con.

Đây là một thách thức lớn!

Có lẽ các bạn sẽ đặt câu hỏi.Tại sao một người bị hạn chế về khả năng của thể chất lại cố gắng viết về “Tuổi Già” để làm gì ? Bởi vì lúc tôi đang ở ngã rẽ giữa cái chết và sự sống, tôi tìm thấy một tia sáng rất nhỏ nhoi là niềm tin. Niềm tin đó là tôi sẽ được cứu sống. Chính niềm tin này đã giúp cho tôi tìm được sự an bình và từ đó trong tôi hy vọng luôn vươn lên. Chính tia sáng này đã làm tôi không ngừng suy nghĩ. Niềm tin yêu mà tôi có được đó, đã thôi thúc, khuyến khích tôi cố gắng nói cùng các bạn về sự hạnh phúc trong tuổi già.
Có một người đã nói rằng: “Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.”
Một người khác lại nói :

“Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày là qua một ngàỵ” 
“Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày là qua một ngàỵ”
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày là qua một ngàỵ” 

Tôi xin kể câu chuyện sau đây hầu làm sáng tỏ về tuổi già. Có một anh bạn lớn hơn tôi khoảng bảy tám tuổi, gia đình anh không được khá giả và sau 1975 anh lại càng nghèo nàn, cơ cực hơn. May thay anh được sang định cư tại Hoa Kỳ. Đến tuổi anh về hưu cũng là lúc các con đã có công ăn việc làm. Gia đình anh vẫn theo nề nếp Việt Nam, nên các con đều quay quần sống cùng cha mẹ. Thời gian sau, anh quyết định về Việt Nam sống hết chuỗi ngày còn lại. Quê anh ở nơi miền xa , anh xây nhà rộng nên được coi là lớn trong xã, được mọi người trầm trồ và kính nể . Ở quê, trong một ngôi nhà lớn chừng ấy, giàu sang thế ấy, nên một ngày tiệc nhỏ hai ngày tiệc lớn, rượu bia chẳng bao giờ thiếu . Hai năm sau, anh trở bệnh, không thể đi đứng và hai bàn tay cũng bị tê liệt. Tại bệnh viện Pháp ở Việt Nam, họ bó tay sau cả tháng điều trị. Gia đình đưa anh về Mỹ, bác sĩ tìm ra anh chỉ bị tai biến mạch máu rất nhẹ , nhưng vì để lâu quá, nên có nhiều cục máu (clots) làm kẹt và máu rất đặc . Số tiền trị liệu không nhỏ.Thời gian chữa trị xong, một năm sau đó anh được bình phục. 

Trong trưòng hợp khác, tôi có một người bạn, năm nay gần sáu mươi tuổi . Trước 1975 anh hoàn tất Cử nhân Luật, làm việc cho ngân hàng và sau đó phải động viên . Chị vợ là thư ký cùng ngân hàng với anh . Gia đình được định cư theo diện HO . Anh không thể học lại, phải đi làm cố gắng nuôi sống các con. Vợ anh làm nghề may, sau đó được người chị họ giúp chuyển nghề, làm móng tay. Nhờ đó chị khá giả hơn, có nhà to và đầy đủ xe cộ, còn các con nay đã thành công . Anh đã đưa đến kết luận : “Gia đình chỉ biết vợ tôi, còn tôi chỉ là người vai phụ và khi các con đã thành nhân thì tôi chỉ là một bóng mờ.”
Khoảng ba năm trước, anh đem hài cốt của cha từ Mỹ về lại quê nhà . Việc xây cất được hoàn tất khoảng một tháng sau anh mới trở về. Không lâu, nghe tin anh quyết định ly dị. Tôi bàng hoàng sửng sốt. Tôi cảm thấy buồn, không thể quy lỗi về ai , vì anh chị đều đáng thương chỉ cần cả hai mở rộng trái tim thì hay quá !

Câu chuyện đầu của người bạn, chỉ là một thiểu số. Đa số người Việt Nam đến tuổi đã già ngoại trừ người bị bệnh, hầu như ai cũng cố gắng làm việc vì bổn phận lo cho gia đình. Người Tây Phương họ rất ngạc nhiên về người Việt, đó là sự lo lắng bảo bọc gia đinh và nuôi dưỡng con cái, rồi lại tiếp tục lo cho cháu, để cho con cái được rảnh rang làm việc sinh sống . Một đời sống rất đơn giản mà hạnh phúc của họ không đo bằng sự giàu có hay nghèo hèn, mà chỉ là sự bao bọc bởi tình yêu do những thành viên, gồm cha me, anh em, vợ chồng, con cháu. Đây thật là điều quý báu.
Ngày nay vấn đề của gia đình hay nói chung mối tương quan giữa con người đã thay đổi hầu như hoàn toàn, không chỉ ở hải ngoại mà ngay cả tại quê nhà . Người Việt ở hải ngoại, gia đình rất gắn bó khi mới vừa định cư, nhưng đến khi đời sống vật chất ổn định, công ăn việc làm khá tốt hơn , thì ngược lại mỗi người lại nhận thức theo suy nghĩ riêng. Dưới cái nhìn của người sống trong xã hội hoàn toàn mới, về vật chất cũng như tâm linh. Sự yêu thương có thay đổi, lợt lạt hay không còn khắn khít bên nhau, ngay cả những người thân trong gia đình như vợ chồng, cha con, anh em.

Khi rời Việt Nam và đến sinh sống tại một quốc gia Tây Phương, tôi mới hiểu người già nơi đây rất cô đơn . Những thế hệ trước, họ rất gắn bó với gia đình giống như gia đình người Việt của chúng ta. Bây giờ hoàn cảnh xã hội thay đổi rất nhanh về mọi mặt Khoa học, Kỹ thuật, Kinh tế … bởi thế xã hội lại biến chất thành một xã hội cơ giới, và tiêu thụ. Con người trong xã hội không còn thời giờ, chỉ cố gắng làm kiếm nhiều tiền và tiêu thụ hầu thỏa mãn cho cá nhân. Vì thế không tránh khỏi trong con người có sự trái ngược nhau, bên vật chất được nâng cao, thì bên tinh thần lại càng hạ thấp .
Ngày nay những người trẻ có cơ hội, nên ngoài việc bỏ thời gian vào sự nghiệp, họ còn biết thụ hưởng qua sự mua sắm, du lịch, giải trí …Đến lúc già, họ không còn nghĩ đến sự nghiệp, khi sức khỏe yếu kém và bỏ cả việc vui chơi. Bây giờ họ mới nhớ đến tình thân thuộc, vợ chồng, cha mẹ với con cháu, anh chị em, bạn hữu …Vì đó là nhu cầu thiết yếu cho tuổi già . Người Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước, đang lâm vào tình trạng này, không khác mấy với xã hội Tây Phương, có khác chăng người già ở Tây phương sống trong một nước giàu có, được đối xử nhân đạo hơn và nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ hơn.

Trong trưòng hợp khác, tôi có một người bạn, năm nay gần sáu mươi tuổi . Trước 1975 anh hoàn tất Cử nhân Luật, làm việc cho ngân hàng và sau đó phải động viên . Chị vợ là thư ký cùng ngân hàng với anh . Gia đình được định cư theo diện HO . Anh không thể học lại, phải đi làm cố gắng nuôi sống các con. Vợ anh làm nghề may, sau đó được người chị họ giúp chuyển nghề, làm móng tay. Nhờ đó chị khá giả hơn, có nhà to và đầy đủ xe cộ, còn các con nay đã thành công . Anh đã đưa đến kết luận : “Gia đình chỉ biết vợ tôi, còn tôi chỉ là người vai phụ và khi các con đã thành nhân thì tôi chỉ là một bóng mờ.”

Khoảng ba năm trước, anh đem hài cốt của cha từ Mỹ về lại quê nhà . Việc xây cất được hoàn tất khoảng một tháng sau anh mới trở về. Không lâu, nghe tin anh quyết định ly dị. Tôi bàng hoàng sửng sốt. Tôi cảm thấy buồn, không thể quy lỗi về ai , vì anh chị đều đáng thương chỉ cần cả hai mở rộng trái tim thì hay quá !
Câu chuyện đầu của người bạn, chỉ là một thiểu số. Đa số người Việt Nam đến tuổi đã già ngoại trừ người bị bệnh, hầu như ai cũng cố gắng làm việc vì bổn phận lo cho gia đình. Người Tây Phương họ rất ngạc nhiên về người Việt, đó là sự lo lắng bảo bọc gia đinh và nuôi dưỡng con cái, rồi lại tiếp tục lo cho cháu, để cho con cái được rảnh rang làm việc sinh sống . Một đời sống rất đơn giản mà hạnh phúc của họ không đo bằng sự giàu có hay nghèo hèn, mà chỉ là sự bao bọc bởi tình yêu do những thành viên, gồm cha me, anh em, vợ chồng, con cháu. Đây thật là điều quý báu.

Ngày nay vấn đề của gia đình hay nói chung mối tương quan giữa con người đã thay đổi hầu như hoàn toàn, không chỉ ở hải ngoại mà ngay cả tại quê nhà . Người Việt ở hải ngoại, gia đình rất gắn bó khi mới vừa định cư, nhưng đến khi đời sống vật chất ổn định, công ăn việc làm khá tốt hơn , thì ngược lại mỗi người lại nhận thức theo suy nghĩ riêng. Dưới cái nhìn của người sống trong xã hội hoàn toàn mới, về vật chất cũng như tâm linh. Sự yêu thương có thay đổi, lợt lạt hay không còn khắn khít bên nhau, ngay cả những người thân trong gia đình như vợ chồng, cha con, anh em.
Khi rời Việt Nam và đến sinh sống tại một quốc gia Tây Phương, tôi mới hiểu người già nơi đây rất cô đơn . Những thế hệ trước, họ rất gắn bó với gia đình giống như gia đình người Việt của chúng ta. Bây giờ hoàn cảnh xã hội thay đổi rất nhanh về mọi mặt Khoa học, Kỹ thuật, Kinh tế … bởi thế xã hội lại biến chất thành một xã hội cơ giới, và tiêu thụ. Con người trong xã hội không còn thời giờ, chỉ cố gắng làm kiếm nhiều tiền và tiêu thụ hầu thỏa mãn cho cá nhân. Vì thế không tránh khỏi trong con người có sự trái ngược nhau, bên vật chất được nâng cao, thì bên tinh thần lại càng hạ thấp .

Ngày nay những người trẻ có cơ hội, nên ngoài việc bỏ thời gian vào sự nghiệp, họ còn biết thụ hưởng qua sự mua sắm, du lịch, giải trí …Đến lúc già, họ không còn nghĩ đến sự nghiệp, khi sức khỏe yếu kém và bỏ cả việc vui chơi. Bây giờ họ mới nhớ đến tình thân thuộc, vợ chồng, cha mẹ với con cháu, anh chị em, bạn hữu …Vì đó là nhu cầu thiết yếu cho tuổi già . Người Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước, đang lâm vào tình trạng này, không khác mấy với xã hội Tây Phương, có khác chăng người già ở Tây phương sống trong một nước giàu có, được đối xử nhân đạo hơn và nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ hơn.

Câu chuyện đầu của người bạn, chỉ là một thiểu số. Đa số người Việt Nam đến tuổi đã già ngoại trừ người bị bệnh, hầu như ai cũng cố gắng làm việc vì bổn phận lo cho gia đình. Người Tây Phương họ rất ngạc nhiên về người Việt, đó là sự lo lắng bảo bọc gia đinh và nuôi dưỡng con cái, rồi lại tiếp tục lo cho cháu, để cho con cái được rảnh rang làm việc sinh sống . Một đời sống rất đơn giản mà hạnh phúc của họ không đo bằng sự giàu có hay nghèo hèn, mà chỉ là sự bao bọc bởi tình yêu do những thành viên, gồm cha me, anh em, vợ chồng, con cháu. Đây thật là điều quý báu.

Ngày nay vấn đề của gia đình hay nói chung mối tương quan giữa con người đã thay đổi hầu như hoàn toàn, không chỉ ở hải ngoại mà ngay cả tại quê nhà . Người Việt ở hải ngoại, gia đình rất gắn bó khi mới vừa định cư, nhưng đến khi đời sống vật chất ổn định, công ăn việc làm khá tốt hơn , thì ngược lại mỗi người lại nhận thức theo suy nghĩ riêng. Dưới cái nhìn của người sống trong xã hội hoàn toàn mới, về vật chất cũng như tâm linh. Sự yêu thương có thay đổi, lợt lạt hay không còn khắn khít bên nhau, ngay cả những người thân trong gia đình như vợ chồng, cha con, anh em.
Khi rời Việt Nam và đến sinh sống tại một quốc gia Tây Phương, tôi mới hiểu người già nơi đây rất cô đơn . Những thế hệ trước, họ rất gắn bó với gia đình giống như gia đình người Việt của chúng ta. Bây giờ hoàn cảnh xã hội thay đổi rất nhanh về mọi mặt Khoa học, Kỹ thuật, Kinh tế … bởi thế xã hội lại biến chất thành một xã hội cơ giới, và tiêu thụ. Con người trong xã hội không còn thời giờ, chỉ cố gắng làm kiếm nhiều tiền và tiêu thụ hầu thỏa mãn cho cá nhân. Vì thế không tránh khỏi trong con người có sự trái ngược nhau, bên vật chất được nâng cao, thì bên tinh thần lại càng hạ thấp .

Ngày nay những người trẻ có cơ hội, nên ngoài việc bỏ thời gian vào sự nghiệp, họ còn biết thụ hưởng qua sự mua sắm, du lịch, giải trí …Đến lúc già, họ không còn nghĩ đến sự nghiệp, khi sức khỏe yếu kém và bỏ cả việc vui chơi. Bây giờ họ mới nhớ đến tình thân thuộc, vợ chồng, cha mẹ với con cháu, anh chị em, bạn hữu …Vì đó là nhu cầu thiết yếu cho tuổi già . Người Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước, đang lâm vào tình trạng này, không khác mấy với xã hội Tây Phương, có khác chăng người già ở Tây phương sống trong một nước giàu có, được đối xử nhân đạo hơn và nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ hơn.

Khi rời Việt Nam và đến sinh sống tại một quốc gia Tây Phương, tôi mới hiểu người già nơi đây rất cô đơn . Những thế hệ trước, họ rất gắn bó với gia đình giống như gia đình người Việt của chúng ta. Bây giờ hoàn cảnh xã hội thay đổi rất nhanh về mọi mặt Khoa học, Kỹ thuật, Kinh tế … bởi thế xã hội lại biến chất thành một xã hội cơ giới, và tiêu thụ. Con người trong xã hội không còn thời giờ, chỉ cố gắng làm kiếm nhiều tiền và tiêu thụ hầu thỏa mãn cho cá nhân. Vì thế không tránh khỏi trong con người có sự trái ngược nhau, bên vật chất được nâng cao, thì bên tinh thần lại càng hạ thấp.

Ngày nay những người trẻ có cơ hội, nên ngoài việc bỏ thời gian vào sự nghiệp, họ còn biết thụ hưởng qua sự mua sắm, du lịch, giải trí …Đến lúc già, họ không còn nghĩ đến sự nghiệp, khi sức khỏe yếu kém và bỏ cả việc vui chơi. Bây giờ họ mới nhớ đến tình thân thuộc, vợ chồng, cha mẹ với con cháu, anh chị em, bạn hữu …Vì đó là nhu cầu thiết yếu cho tuổi già . Người Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước, đang lâm vào tình trạng này, không khác mấy với xã hội Tây Phương, có khác chăng người già ở Tây phương sống trong một nước giàu có, được đối xử nhân đạo hơn và nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ hơn.

Ngày nay những người trẻ có cơ hội, nên ngoài việc bỏ thời gian vào sự nghiệp, họ còn biết thụ hưởng qua sự mua sắm, du lịch, giải trí …Đến lúc già, họ không còn nghĩ đến sự nghiệp, khi sức khỏe yếu kém và bỏ cả việc vui chơi. Bây giờ họ mới nhớ đến tình thân thuộc, vợ chồng, cha mẹ với con cháu, anh chị em, bạn hữu …Vì đó là nhu cầu thiết yếu cho tuổi già . Người Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước, đang lâm vào tình trạng này, không khác mấy với xã hội Tây Phương, có khác chăng người già ở Tây phương sống trong một nước giàu có, được đối xử nhân đạo hơn và nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ hơn.

Lần nầy bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, tôi viết về“Tuổi Già”. Thời gian tôi đã học, sống và lớn lên ở Việt Nam, hằng ngày bằng ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt trong việc giao tế. Thế mà giờ đây, thật sự khó khăn cho tôi, dù chỉ viết đôi dòng mà phải mất đến hai tuần lễ mà phương tiện trợ giúp là hai cuốn Từ điển:Tiếng Việt Nam và Từ điển Anh - Việt.


Vào độ tuổi trên sáu mươi, lại bị bệnh, có thể coi như trong tình trạng khuyết tật, nhưng lòng tôi không bi quan mà ngược lại ngày mỗi lạc quan hơn . Đó là điều tôi muốn chia sẻ cùng các bạn .
Sau hai năm rưởi sống trong căn bệnh, tôi có dịp ít nói, mà suy nghĩ nhiều, tôi mới hiểu được một điều, lắng nghe, lòng mở rộng thì tuổi già sẽ hạnh phúc hơn . Đây là điều không dễ thực hiện để mở rộng lòng mình, vì đôi khi cửa lòng đã khóa chặt hoặc đến độ tệ hại hơn là chiếc khóa đã bị rỉ sét .

Tôi đã tập để lòng mở ra, sự việc này so ra khó hơn tập nói, nghe, đọc, viết…Tôi đã phải ngẫm nghĩ từng bước một: Trước hết phải tập “Tha Thứ”, kế đến là tập “Biết Ơn” và sau cùng là tập “Khiêm Tốn”.
“Tha Thứ” và “Biết Ơn” là hai mặt của tình cảm . Nếu chúng ta chấp nhận “Tha Thứ” mà không chấp nhận “ Biết Ơn” là điều không hợp lý . Nếu chúng ta chấp nhận “Biết Ơn” mà lại không chấp nhận “Tha Thứ” thì lòng của mình quá hẹp hòi. Tập tính “Khiêm Tốn” rất khó vì đây là điều quan trọng để “mở lòng”. Điều này đã khiến tôi nhớ lại thời sinh viên. Tôi học về “truyền thông” (the communication), lời thầy dạy đến bây giờ tôi vẫn nhớ: “Muốn truyền đạt tốt thì phải nói cho người nghe hiểu và phải hiểu lời người nghe nói.”

Tôi viết rất khó, vì cần suy nghĩ và suy ngẫm từ chính bản thân mình, của một người đã trở về từ cõi chết. Từ người đã chết mà vươn lên, sống dậy. Một sự sống đúng nghĩa và tràn đầy tin yêu. Từ cảm nghĩ này, xem đây là món quà trang trọng gửi đến các bạn trong mùa Xuân mới. Chúc các bạn và gia quyến luôn An Bình.

Tiến Đỗ
Canada 2010


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét